Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/ https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/#respond Wed, 04 Jun 2014 19:30:18 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9640 Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh, làm cho một số bệnh do muỗi truyền có xu hướng gia tăng, trong đó có viêm não Nhật Bản.

Viêm não Nhật Bản là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh gây viêm nhiễm thần kinh cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Bệnh do virus viêm não Nhật Bản gây bệnh. Trẻ em dưới 15 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là trẻ em từ 2-6 tuổi.

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao

Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao

Phương thức lây truyền

Virut gây bệnh viêm não Nhật Bản-B sống trong thiên nhiên ở các loại chim. Hiện nay, người ta đã phát hiện được có 30 loài muỗi khác nhau thuộc 5 họ Culex, Anopheles, Aedes, Mansonia và Amergeres là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản do virut, trong đó muỗi Culex Tritaeniorhycus loài muỗi truyền bệnh chủ yếu cho trẻ em và gia súc như ngựa, dê, lợn, bò. Khi muỗi hút máu của lợn có chứa virus và sau đó đốt người sẽ truyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.

Biểu hiện của bệnh

Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày. Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao từ 39-40oC. Các triệu chứng đi kèm hay gặp như mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Những ngày sau, bệnh nhân xuất hiện những cơn co giật nửa người hoặc toàn thân theo kiểu động kinh nhiều lần trong ngày, mắt trợn ngược, thở khò khè, nhiều đờm nhớt, nôn mửa và mê man, xuất hiện các dấu hiệu màng não (cứng gáy, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). Trẻ có thể tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch.

Biến chứng

Bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, hơn 50% bệnh nhân có các di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn, tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh gây tử vong từ 10 -20% bệnh nhân.

Điều trị viêm não Nhật Bản

Cho đến nay, bệnh viêm não Nhật Bản B chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị triệu chứng để giảm bớt phần nào các triệu chứng. Điều trị gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, rối loạn nước-điện giải và nhất là chống phù não. Trong trường hợp nặng có rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhân cần điều trị tích cực như thông khí nhân tạo, chống sốc… Phục hồi chức năng về vận động, tâm thần là bước điều trị tiếp theo nhưng kết quả điều trị cũng khá hạn chế.

Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất là bằng cách tiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bản để tạo nên miễn dịch cho trẻ em ở một số nước châu Á, nơi lưu hành dịch bệnh. Tiêm vaccine mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Diệt muỗi, không cho muỗi đốt và mắc màn khi ngủ để tránh không cho bệnh lây truyền.

Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thu dọn rác thải, thả cá diệt bọ gậy là yếu tố không thể thiếu trong phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

Ngoài ra, loại bỏ tập quán nuôi súc vật như lợn gần nhà vì lợn là ổ chứa virut ở miền núi và ở vùng nông thôn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2014/06/05/vieem-nao-nhat-ban-va-nhung-dieu-can-biet/feed/ 0
Chăm sóc cho trẻ trong thời gian mọc răng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/#respond Thu, 28 Feb 2013 13:00:38 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9538 Mọc răng là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Khi mọc răng, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý và sức khoẻ như hơi đau chỗ mọc răng, ngủ không yên, chảy nước miếng, hay cho tay vào miệng, sốt có khi cũng là hậu quả của quá trình nhú răng này, sau đó là những xáo trộn trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ dễ chịu hơn trong thời kỳ mọc răng:

Khi mọc răng, trẻ thường bị đau và khó chịu, trẻ thường quấy khóc và lười ăn, trẻ có thể sút cân nhanh. Nếu trẻ biếng ăn hay bú ít hơn, bạn cần chia nhỏ cữ bú và bữa ăn của trẻ, cho trẻ bú hay ăn nhiều lần trong ngày, mỗi bữa với lương ít hơn và cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ yêu thích. Bạn cần theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên, nếu nhiệt độ của bé dưới 38.5 độ bạn cần lau toàn thân cho bé bằng nước ấm, đừng ấp ủ bé, theo thói quen, các bà mẹ thường đắp chăn hay mặc quần áo dày cho bé, điều này chỉ làm thân nhiệt tăng lên, bạn nên mặc đồ thoáng mát cho bé và không cần dùng thuốc hạ sốt. Khi nhiệt độ của bé trên 38, 5 độ, bạn có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) theo chỉ dẫn (liều lượng 10-15 mg /1 kg cân nặng, mỗi liều uống cách nhau 4-6 giờ, uống tối đa 4 liều trong 1 ngày.

Trong giai đoạn này trẻ cũng có thể đi ngoài phân lỏng, sệt 3-4 lần/ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, bạn có thể cho trẻ ăn uống bình thường. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài, bạn cần đưa bé đi khám.

Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày, bạn nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng sau khi cho trẻ ăn, dùng khăn mềm lau răng cho bé; hoặc đánh răng cho bé.

Trẻ có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn, bạn có thể cho trẻ ngậm nướu (tốt nhất là nướu đã được làm mát). Khi trẻ ngậm nướu mát sẽ giúp làm mềm lợi và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi trẻ sốt.

Bạn cũng có thể cho trẻ ăn chuối thái lát để lạnh, việc này sẽ giúp bé xoa dịu cơn đau và giảm kích thích ở lợi. Mát xa lợi bé bằng ngón tay của bạn cũng có tác dụng giảm đau cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/28/cham-soc-khi-tre-moc-rang/feed/ 0
Một số đặc điểm cần chú ý với bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ và trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/#respond Tue, 29 Jan 2013 03:30:46 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9499 Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới và cả trẻ em. Khi mắc bệnh, các bộ phận của đường tiết niệu đều có thể bị viêm nhiễm hoặc riêng lẻ hoặc kết hợp, có thể bị nhiễm trùng cấp tính hoặc bị nhiễm trùng mạn tính kéo dài. Sau đây là một số đặc điểm cần chú ý với bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ và trẻ em.

1. Đối với phụ nữ

– Phụ nữ hay bị viêm đường tiết niệu vì niệu đạo của họ rất dễ bị viêm nhiễm do thường đụng chạm, ma sát trong quá trình quan hệ tình dục, khiến cho các vi khuẩn dễ xâm nhập vào. Hơn nữa ở phụ nữ, niệu đạo, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện, do đó dễ bị lây nhiễm bệnh lý từ bộ phận này qua bộ phận kia.

– Phụ nữ mắc bệnh lúc nào cũng muốn tiểu tiện, có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nặng hơn thì bị ra máu.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu cho phụ nữ

– Cần lau sạch và khô bên ngoài lỗ niệu đạo và bộ phận sinh dục sau khi đi tiểu và sau khi tắm.

– Uống nhiều nước, đi tiểu nhiều là tốt

– Sau quan hệ tình dục, phải đi tiểu ngay.

– Sau mỗi lần đi đại tiện, phải rửa sạch và lau khô, trách dùng các vật dụng thô ráp lau vùng đáy chậu vì dễ gây xây xát.

– Phụ nữ khi đang có kinh nguyệt, tránh rửa bộ phận sinh dục bằng các dụng cụ thụt.

Nếu thực hiện tốt những điều trên sẽ hạn chế bị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ.

2. Đối với trẻ em

– Đối với trẻ em, kể cả trẻ còn rất nhỏ đến trẻ lớn đều có thể mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ để phát hiện bệnh sớm.

– Ở bé gái, do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai, có một số do có dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng.

– Trẻ có thể bị sốt nhẹ, sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Trẻ có thể biếng ăn, kém chơi, hay quấy khóc, đôi khi có rối loạn tiêu hoá như nôn hoặc tiêu chảy. Trẻ cũng có thể đái dắt, buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ:

– Khi đóng bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không mỗi khi thay bỉm, tránh làm cho lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu, đặc biệt là trẻ em gái.

– Mỗi khi thấy trẻ em trai đi tiểu khó là phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không bởi vì hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân hay gặp gây viêm đường tiết niệu.

– Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho trẻ đi tiểu.

– Cần cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện để trẻ mau chóng được điều trị, không nên chậm trễ sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/29/mot-so-dac-diem-can-chu-y-voi-benh-viem-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-va-tre-em/feed/ 0
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhu%cc%83ng-luu-y%cc%81-khi-cham-so%cc%81c-tre%cc%89-bi-benh-tim-ba%cc%89m-sinh/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhu%cc%83ng-luu-y%cc%81-khi-cham-so%cc%81c-tre%cc%89-bi-benh-tim-ba%cc%89m-sinh/#respond Mon, 28 Jan 2013 03:30:28 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9495 Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập bình thường như những đứa trẻ khác, nhưng chúng vẫn cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách để có được sức khỏe tốt trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh tim bẩm sinh. Sau đây là một số điều mà những cha mẹ có con bị bệnh tim bẩm sinh nên lưu ý.

1. Dinh dưỡng

Tất cả trẻ em nói chung và trẻ bị bệnh tim bẩm sinh (BTBS) nên được cho ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng với phong phú các loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh và trái cây.

Trẻ mắc bệnh tim thường hay mệt, khó ăn và dễ nôn. Nên cho trẻ ăn từ từ, chia thành nhiều bữa nhỏ. Bố mẹ nên theo dõi sát sự phát triển của trẻ qua cân nặng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

2. Thuốc

Trẻ bị BTBS sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc khác nhau tùy theo loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay tăng giảm liều thuốc vì sẽ khiến bệnh tim trở nên nặng hơn, gây nguy hiểm cho trẻ.

Trong khi dùng thuốc nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, gia đình nên báo ngay cho bác sĩ.

3. Chăm sóc chu đáo, giữ gìn sức khỏe cho trẻ

Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng vùng răng miệng, dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng, súc miệng sau mỗi bữa ăn và đưa trẻ đi khám răng khoa định kỳ (6 tháng/lần). Khi trẻ bị sâu răng hay nhổ răng, cần báo với bác sĩ nha khoa về tình trạng BTBS của trẻ để bác sĩ có hướng xử lý.

Trẻ bị BTBS rất dễ bị ốm, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Nên giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, cho trẻ uống đủ nước khi trời nóng, tránh ở những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá, những người bị bệnh có thể lây cho trẻ.

Không hạn chế hay cấm đoán trẻ bị BTBS vui chơi hay tham gia hoạt động thể dục thể thao. Vận động ở mức vừa phải giúp tăng khả năng hoạt động của tim, tăng cường tâm lý, tinh thần, giúp phát triển thể chất trẻ. Tuy nhiên, không cho trẻ vận động mạnh hay quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức.

4. Khám sức khỏe định kỳ

Trẻ bị BTBS nên được khám định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ. Dù trẻ không có dấu hiệu gì bất thường cũng nên khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với trẻ.

Với những trẻ đã được phẫu thuật điều trị BTBS cũng nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, vì một số BTBS vẫn cần phải theo dõi sau phẫu thuật và khi lớn lên, để hạn chế một số vấn đề khác về sức khỏe có thể xảy ra.

Bố mẹ nên theo dõi và đưa trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho nhiều, nôn mửa, ỉa chảy kéo dài, quấy khóc, khó thở, rên rỉ, co giật hay hôn mê.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhu%cc%83ng-luu-y%cc%81-khi-cham-so%cc%81c-tre%cc%89-bi-benh-tim-ba%cc%89m-sinh/feed/ 0
Những dạng khác nhau của bệnh tim bẩm sinh và hướng điều trị https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhung-dang-khac-nhau-cua-benh-tim-bam-sinh-va%cc%80-huo%cc%81ng-die%cc%80u-tri/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhung-dang-khac-nhau-cua-benh-tim-bam-sinh-va%cc%80-huo%cc%81ng-die%cc%80u-tri/#respond Mon, 28 Jan 2013 01:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9493 Theo thống kê của Hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM, bình quân cứ 1000 trẻ sinh ra còn sống thì có khoảng 8-10 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Đối với các tật tim bẩm sinh nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxy, trẻ chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, vận động và có thể gây tử vong.Bài viết sau sẽ đề cập đến bệnh tim bẩm sinh, các dạng thường gặp và hướng điều trị.

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì?

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) là các dị tật của tim và mạch máu lớn xảy ra trong 2 tháng đầu của thai kỳ, vào lúc hình thành các buồng tim, van tim, các nút thần kinh tự động tạo nhịp tim, hệ thần kinh dẫn truyền của tim và các mạch máu lớn.

Tần xuất mắc khoảng từ 0,7-0,8% , tỷ lệ tử vong khoảng 5 – 10% trong tổng số các trường hợp chung của BTBS.

2. Các dạng thường gặp của BTBS

Thông liên thất

Thường là một phần dị tật gặp trong nhiều hội chứng đặc biệt do những bất thường về nhiễm sắc thể và ở các bà mẹ nghiện rượu trong lúc mang thai.

Thông liên thất chiếm khoảng 30% trường hợp của BTBS. Bệnh này có thể chẩn đoán trước qua siêu âm tim thai, và có thể can thiệp ở bất kỳ độ tuổi nào của trẻ.

Thông liên nhĩ

Thông liên nhĩ chiếm khoảng 10% và thường gặp ở trẻ gái nhiều gấp 2 lần trẻ trai. Lỗ thông ở tâm nhĩ này có thể đóng lại trước khi trẻ được 2 tuổi.

Đối với thông liên nhĩ lỗ nhỏ có thể không điều trị mà chỉ cần theo dõi bằng siêu âm hàng năm. Thông liên nhĩ lỗ vừa thì nên can thiệp ngoại khoa để đóng lỗ thông, trẻ trai có thể mổ lúc 5 tuổi, trẻ gái tốt nhất sau tuổi thiếu niên.

Còn ống động mạch

Trường hợp này không thể chẩn đoán được trước sinh và chiếm khoảng 10% số ca BTBS.

Còn ống động mạch cần can thiệp bằng các ống thông tim hoặc mổ tim cắt đóng ống, khả năng phẫu thuật thành công cao.

Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot này bao gồm: thông liên thất, động mạch chủ lệch sang phía thất phải, hẹp đ­ường ra của thất phải và phì đại thất phải.
Bệnh này thường gặp 10-15% các bệnh tim bẩm sinh nói chung và có thể chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm.

Phương pháp xử lí tốt nhất là điều trị triệt để chữa các loại dị tật trong tim, thường được chỉ định với trẻ em trên 2 tuổi.

Thông sàn nhĩ thất

Trước đây gọi thông sàn nhĩ thất là “ống nhĩ thất”, gặp khoảng 4%. Biểu hiện lâm sàng và tiến triển tự nhiên của bệnh tùy thuộc vào mức độ nặng của thông liên thất hoặc thông liên nhĩ.

Thông sàn nhĩ thất có thể chẩn đoán sớm trước sinh qua siêu âm. Tốt nhất trẻ được phát hiện bệnh nên được mổ trước 6 tháng tuổi để tránh tăng áp lực động mạch phổi, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tim là bệnh nguy hiểm nhưng có thể can thiệp với kết quả tốt nếu được phát hiện sớm. Thông qua khám thai định kỳ và sàng lọc trước sinh, và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em, chúng ta có thể phát hiện được các tình trạng có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh để có kế hoạch theo dõi và xử trí. Hãy giành cho trẻ một tương lai tốt nhất!

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/nhung-dang-khac-nhau-cua-benh-tim-bam-sinh-va%cc%80-huo%cc%81ng-die%cc%80u-tri/feed/ 0
4 điều bạn nên biết về bệnh Kawasaky https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/13/benh-kawasak/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/13/benh-kawasak/#respond Thu, 13 Dec 2012 03:30:30 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9227 Bệnh Kawasaki bệnh này thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nó xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng các chủng tộc người châu Á thì có tần xuất cao hơn. Nhưng nó thuộc loại bệnh hiếm gặp. Tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm khoảng 0,1-1% mà một nửa số tử vong này xảy ra trong vòng 2 tháng đầu của bệnh. Vậy biểu hiện của bệnh ra sao, biến chứng và cách chữa trị như thế nào?


1. Khái niệm

Bệnh Kawasaki là một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể đi kèm với các triệu chứng: sốt phát ban, sưng tấy bàn chân và bàn tay, đỏ mắt, kích thích ở màng nhầy vùng miệng, môi, và cổ họng. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Triệu chứng

Bệnh Kawasaki điển hình có 3 giai đoạn với các đặc điểm nổi bật như sau:

– Giai đoạn 1: bệnh nhân sốt cấp tính, trung bình khoảng 10 ngày, thân thể bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, phù chi hoặc có biểu hiện nội ban, viêm kết mạc.

– Giai đoạn 2 (giai đoạn bán cấp) thường kéo dài khoảng 2 tuần biểu hiện bởi tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da và bệnh nhân dần dần hạ sốt.

– Giai đoạn 3 là giai đoạn hồi phục với sự mất dần các triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn này thường kéo dài. Sau khi hồi phục, thể trạng bệnh nhân bị suy yếu cần được bồi dưỡng.

3. Biến chứng

Bệnh Kawasaki thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân. Tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm khoảng 0,1-1% mà một nửa số tử vong này xảy ra trong vòng 2 tháng đầu của bệnh. Những biến chứng mà bệnh này có thể gây ra là:

  • Viêm cơ tim
  • Vấn đề về van tim( hở van hai lá )
  • Nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • Viêm mạch máu, thường là động mạch vành cung cấp máu nuôi tim.

4. Điều trị bệnh Kawasaky

Việc điều trị bằng kháng sinh có vẻ ít tác dụng, tuy nhiên trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh nhân bị sốt, có thể dùng liều cao gamma globulin tiêm đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với liều duy nhất có khả năng hạ sốt, giảm viêm và giảm hiện tượng phình mạch.

Tuy nhiên, hướng điều trị này cần được cân nhắc bổ sung theo hướng chống viêm, giảm tự miễn nếu triệu chứng sốt kéo dài trên 10 ngày.
Có thể xem xét dùng aspirin liều cao điều trị trong giai đoạn cấp, sau đó áp dụng liều thấp dần trong vòng 2 tháng

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/13/benh-kawasak/feed/ 0
Lồng ruột và cách xử trí https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/10/lo%cc%80ng-ruot-va-cach-xu-tri/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/10/lo%cc%80ng-ruot-va-cach-xu-tri/#respond Mon, 10 Dec 2012 01:30:20 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9192 Đối với trẻ nhỏ, bất cứ bệnh tật gì xảy ra đều có thể nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhất là đối với trẻ còn bú mẹ. Lồng ruột là một trong số các bệnh đó. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó khăn cho tiêu hóa của trẻ mà còn dẫn đến nguyên nhân hoại tử ruột. Lồng ruột thường gặp ở trẻ em 4-9 tháng tuổi, nhiều nhất là 5-6 tháng do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệch nhau.

1. Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận, gây nên sự thắt nghẹt các mạch máu nuôi ruột khiến đoạn ruột bên dưới bị tổn thương và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nặng và có thể dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân gây lồng ruột

Hiện nay, phần lớn các trường hợp lồng ruột chưa xác định được nguyên nhân (gần 90%). Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho rằng, lồng ruột có thể do nhiều nguyên nhân khác như:

  • Do kích thước ruột non và ruột già của trẻ quá chênh lệch nhau.
  • Từ 4-9 tháng tuổi là thời kỳ trẻ chuyển sang ăn dặm nên nhu động ruột co bóp bất thường.
  • Trong một số ít trường hợp, lồng ruột là do các u bướu, polype trong lòng ruột.
  • Trẻ bị nhiễm virus hoặc vi trùng, sau đợt dịch cúm hoặc tiêu chảy làm nhu động ruột tăng dẫn đến tăng nguy cơ bị lồng ruột.

3. Làm thế nào để nhận biết trẻ bị lồng ruột?

Bệnh thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái và thường gặp ở những trẻ bụ bẫm. Trẻ đang bú bình thường đột nhiên khóc thét lên, đau bụng, bỏ bú, da tím tái, có thể kèm theo nôn nhiều lần báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau, lúc này bạn nên nghĩ ngay đến bệnh lồng ruột. Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi ngoài phân có nhầy lẫn máu đỏ tươi. Đối với những trẻ đang bị sốt, ho hay nhiễm virus, việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột và có nguy cơ tái phát, dẫn đến hoại tử ruột.

Vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường kể trên phải đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa khám ngay.

4. Xử trí và dự phòng bệnh lồng ruột cho trẻ như thế nào?

Khi nghi ngờ trẻ bị lồng ruột và đưa đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm, nhất là siêu âm, chụp X-quang để chẩn đoán chính xác và tiến hành điều trị cho trẻ kịp thời.

Đối với trẻ được đưa đến sớm trước 6 tiếng, cần tháo khối ruột lồng bằng cách bơm hơi qua hậu môn hoặc thụt thuốc cản quang dưới hướng dẫn của máy chiếu X-quang. Dưới áp lực của hơi hoặc thuốc, khối ruột lồng sẽ được tháo dần. Có thể điều trị lồng ruột bằng nhiều phương pháp khác nhau như tháo lồng bằng thụt Baryt đại tràng, tháo lồng bằng thụt nước muối sinh lý vào đại tràng, phẫu thuật tháo lồng bằng tay, phẫu thuật cắt nối ruột, điều trị bằng phẫu thuật nội soi…

Đối với trẻ được đưa đến quá muộn phải phẫu thuật ngay mới tháo được khối ruột lồng. Tuy nhiên quá trình điều trị này rất lâu dài và phức tạp, trẻ có thể bị nhiễm độc, nhiễm trùng và dẫn đến tử vong do suy kiệt.

Để phòng bệnh lồng ruột cho trẻ, các bậc cha mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ, tránh để trẻ bị tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
  • Khi trẻ mới ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ, bạn nên cho trẻ ăn lỏng, ăn theo chế độ tăng dần từ lượng đến độ sánh đặc.
  • Không cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều đạm dẫn đến khó tiêu.
]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/12/10/lo%cc%80ng-ruot-va-cach-xu-tri/feed/ 0
Bệnh ho gà ở trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/25/benh-ho-ga-o-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/25/benh-ho-ga-o-tre-em/#respond Sun, 25 Nov 2012 03:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9084 Khi thời tiết thay đổi thất thường, vừa nắng nóng, vừa lạnh, mưa như những ngày vừa qua sẽ khiến cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi, đặc biệt là trẻ em, tuổi nhỏ chưa biết cách bảo vệ bản thân và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Một trong những bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nặng cho trẻ em là ho gà.

1. Khái niệm

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do trực khuẩn ho gà gây ra (Bordetella pertussis).

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện chính của bệnh là những cơn ho đặc biệt.

Ho gà là bệnh lây do tiếp xúc với chất nhầy của đường hô hấp trên (những giọt nhỏ chất nhầy trong không khí bắn từ mũi, họng người bệnh khi ho, hắt hơi), chủ yếu là từ những người tại gia đình (70%), tại trường học (25 – 50%). Dịch ho gà thường xảy ra theo chu kỳ 3 – 5 năm, thường gặp vào mùa đông – xuân, không khí ẩm ướt là điều kiện thuận lợi.

2. Triệu chứng

Triệu chứng của ho gà đặc trưng qua 4 giai đoạn

Giai đoạn ủ bệnh

Từ 7 đến 14 ngày, trẻ thường không có dấu hiệu gì để xác định là bị nhiễm vi khuẩn ho gà.

Giai đoạn xuất tiết

Kéo dài 1 đến 2 tuần, trẻ ho nhiều, ho chủ yếu về đêm. Có thể có sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng (các triệu chứng như trẻ bị viêm họng, bị cảm).

Giai đoạn kịch phát

Các cơn ho xuất hiện một cách tự nhiên hay do có kích thích nhỏ (chơi đùa, cười, khóc, sặc hoặc ngáp). Trẻ có các dấu hiệu chính sau:

• Ho rũ rượi, thành cơn, càng về sau càng yếu và giảm dần. Ho nhiều làm trẻ thở yếu dần có lúc như ngừng thở, mặt tím tái, mắt đỏ, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mắt nước mũi.

• Thở rít vào xuất hiện cuối cơn ho hoặc xen kẽ sau mỗi tiếng ho, trẻ thở rít vào nghe như tiếng gà rít.
Ở các trẻ sơ sinh và trẻ quá nhỏ, trẻ sẽ có những cơn ngưng thở ngắn thay cho hiện tượng rít khi hít vào.

• Khạc đàm
Sau kết thúc cơn ho thì trẻ khạc đàm trắng, màu trong, dính như lòng trắng trứng (trong đàm có trực khuẩn ho gà)

• Sau mỗi cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, có thể nôn, vã mồ hôi, mạch nhanh, thở nhanh.

• Một số dấu hiệu khác có thể có như chảy máu cam, sốt nhẹ, bầm tím quanh mi mắt dưới.

Giai đoạn phục hồi

Kéo dài trong 1 đến 2 tuần, các cơn ho ngắn lại và số cơn cũng giảm, tình trạng trẻ tốt dần lên, ăn được và vui chơi bình thường. Ở một số trẻ xuất hiện những cơn ho phản xạ kéo dài, tồn tại tới vài tháng.

3. Điều trị

Sau khi được chẩn đoán xác định là bị ho gà, trẻ sẽ được điều trị, và tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh và tuổi, mà trẻ có thể được điều trị nội hay ngoại trú. Trẻ được điều trị càng sớm thì càng có ít nguy cơ bị biến chứng. Bà mẹ nên lưu ý những điều sau:

• Nên cho trẻ ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày, từng ít một.

• Khi trẻ ho phải bồng trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên.

• Nếu trẻ ngưng thở, tím tái phải móc đờm giải và tiến hành hô hấp nhân tạo miệng – miệng ngay, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

• Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, bụi.

4. Phòng ngừa

Nếu không được phát hiện và điều trị, ho gà có thể gây nhiều biến chứng nặng như viêm phổi, xẹp phổi, co giật, liệt, loét hàm lưỡi, tụ máu dưới kết mạc, bầm tím mi mắt, và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.

Bệnh ho gà có thể phòng ngừa được nếu phát hiện và cách ly sớm cho những trẻ nghi ngờ bị ho gà trong giai đoạn xuất tiết; chủng ngừa vaccine cho trẻ để tạo miễn dịch chủ động.

Hiện nay, vaccine ho gà được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi. Theo lịch tiêm chủng mở rộng mới nhất đang được áp dụng (QĐ 845/BYT ngày 17/03/2010) thì trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vaccine tổng hợp 5 trong 1 DPT-VGB-Hib để phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm não mô cầu/viêm phổi vào các thời điểm: đủ 2 tháng, đủ 3 tháng và đủ 4 tháng tuổi.

Một trẻ được coi là tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vaccine ho gà là phải tiêm đủ 3 liều vaccine phối hợp và 1 liều DTP nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/25/benh-ho-ga-o-tre-em/feed/ 0
Đái tháo đường ở trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/23/dai-thao-duong-o-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/23/dai-thao-duong-o-tre-em/#respond Fri, 23 Nov 2012 02:30:49 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9072 Đái tháo đường(ĐTĐ)  là căn bệnh nguy hiểm không chỉ đối với người lớn, giờ đây trẻ em bị ĐTĐ ngày càng tăng về số lượng, nặng về hậu quả và biến chứng. Bài viết này sẽ giúp cho các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về ĐTĐ trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa.

1. Các thể ĐTĐ

ĐTĐ tuýp 1 liên quan đến tự miễn.

ĐTĐ tuýp 2 liên quan đến di truyền và môi trường trong đó sự ăn uống quá độ làm gia tăng đường huyết, kích thích tế bào tụy tăng tiết insuline gây mập phì do các tế bào của cơ thể đón nhận nhiều insuline và sử dụng nhiều đường để tạo năng lượng và dự trữ chất béo. Khi tế bào tụy mất đáp ứng với những kích thích gây nên do tăng đường huyết, tế bào mất khả năng sử dụng glucose.

Trước đây, ĐTĐ tuýp 1 là loại thường gặp ở trẻ em (chiếm 90% – 95% trẻ dưới 16 tuổi), nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ tuýp 2 ở trẻ em tăng một cách đáng báo động có liên quan đến béo phì trẻ em.

2. Nguyên nhân

• Do yếu tố di truyền: trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ, hoặc do người mẹ bị ĐTĐ thai nghén.

• Béo phì ở trẻ: là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường ở trẻ và nguy hiểm hơn, đặc biệt là ĐTĐ tuýp 2.

• Thừa dinh dưỡng: kinh tế đất nước ngày càng phát triển, số con trong mỗi gia đình ít hơn tạo điều kiện để bố mẹ quan tâm chăm sóc con cái hơn. Đặc biệt là ở các gia đình khá giả (ở thành phố), trẻ được cho ăn nhiều chất béo, nhiều đường, các thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp,…dẫn đến dư năng lượng, kết hợp với ít hoạt động thể lực (suốt ngày ngồi trong nhà xem tivi, chơi đồ chơi, không tập thể dục) tạo điều kiện cho sự xuất hiện của béo phì và ĐTĐ ở trẻ em.

3. Dấu hiệu nhận biết sớm ĐTĐ ở trẻ em

Các triệu chứng chính của ĐTĐ trẻ em cơ bản cũng giống như người lớn, khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

• Khát nước nhiều, uống nước liên tục.

• Đi tiểu thường xuyên (hãy để ý xem trẻ có thường xuyên dậy để đi tiểu vào ban đêm không)

• Nhanh đói bụng dù trẻ được ăn nhiều

• Sụt cân

• Nhìn mờ

• Mệt mỏi, khó tập trung suy nghĩ, đau đầu.

• Nôn mửa, có thể đau bụng

4. Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không nên kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải luôn kiểm soát đường máu ở mức ổn định.

Các bác sĩ đã khuyến cáo, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và việc tập thể dục của trẻ. Một khi trẻ có nguy cơ béo phì (trẻ béo ú, di chuyển khó khăn, cân nặng lớn hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi) thì nên đến bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng của bệnh ĐTĐ, nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.

Khi trẻ bị ĐTĐ, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tránh được các biến chứng và có một cuộc sống hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Trên 50% trường hợp ĐTĐ tuýp 2 là có thể phòng ngừa được. Thay đổi lối sống, tập các thói quen lành mạnh, thường xuyên tập thể dục và có một chế độ dinh dưỡng hợp lí ngay từ bây giờ chính là cách để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình khỏi bệnh tật.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/23/dai-thao-duong-o-tre-em/feed/ 0
Bệnh động kinh ở trẻ em https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/21/benh-dong-kinh-o-tre-em/ https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/21/benh-dong-kinh-o-tre-em/#respond Wed, 21 Nov 2012 01:30:04 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9033 Với nhiều bậc phụ huynh, chăm sóc trẻ lớn lên khỏe mạnh là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhất là các bệnh về thần kinh. Trong các bệnh mãn tính của não, động kinh vẫn là nhóm bệnh phức tạp và phổ biến, đứng hàng thứ hai sau các nhiễm trùng thần kinh.

1. Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ

 Cơn toàn thể

Trẻ bị co giật toàn thân, cơn co giật cơ ngắn và đối xứng 2 bên, bị té ngã; cứng người, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, dãn đồng tử, có thể cắn lưỡi, thở hổn hển, ngưng thở, đái dầm, sùi bọt mép; mất ý thức một thời gian ngắn: mắt bất động, nhìn xa xăm, mơ màng, ngừng ngắt quãng các hoạt động đang làm.

Cơn cục bộ

Bao gồm có các biểu hiện sau:

+ Trẻ co giật ở một phần cơ thể: co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt hoặc nửa người.

+ Trẻ rối loạn cảm xúc, hành vi: Đang học trong lớp bỗng trẻ đứng dậy đi đi lại lại hoặc bỏ chạy ra ngoài, miệng có các động tác tự động (nhai, nuốt, liếm, ngoạm), động tác tay (gãi, cọ xát, lục tìm đồ vật, cài mở nút áo), thay đổi sắc mặt… Cơn này kéo dài 5-10 phút (có khi 30 phút), khi hết cơn trẻ trở lại bình thường.

Cơn vắng ý thức thoáng qua

Trẻ ngưng hoạt động trong chốc lát, bị ảo giác, không nhìn thấy, ù tai, không biết chuyện gì xảy ra xung quanh. Cơn này chỉ kéo dài vài giây.

2. Nguyên nhân phát sinh bệnh động kinh ở trẻ

Động kinh ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

– Mẹ bị chấn thương, ngộ độc khi mang thai.

– Trẻ bị sinh non, bị ngạt khi sinh, có can thiệp gây tai biến.

– Nhiễm trùng hệ thần kinh như: tiền sử viêm não, viêm màng não, chấn thương, u não, các bệnh lý về não…

– Suy hô hấp nặng, sốt cao co giật nhiều lần.

– Do bệnh bẩm sinh, thế hệ trước có người bị thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

– Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.

3. Xử trí khi trẻ bị động kinh

Khi trẻ lên cơn động kinh, bà mẹ nên đưa trẻ vào nơi an toàn, tránh để con va chạm vào thành, tường… Đặt đầu trẻ nghiêng qua một bên để đờm nhớt (nếu có) chảy ra. Nới rộng quần áo cho trẻ, chèn miệng bằng khăn hoặc vật mềm, không giữ tay chân bé khi đang co giật, tránh đông người đứng xung quanh.

Tránh giật tóc hoặc kéo tay chân trẻ, không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ để tránh gây biến chứng hoặc nghẹt thở. Cơn co giật thường diễn ra trong 5-10 phút, sau cơn giật trẻ thường ngủ, để trẻ yên tĩnh, nếu trên 15 phút thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Khi đã xác định trẻ bị động kinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ điều trị và làm các xét nghiệm như: siêu âm não, CT Scanner sọ não, MRI sọ não … để tìm tổn thương thực thể ở não bộ (nếu có) và điều trị tận gốc.

4. Cách phòng tránh và chăm sóc

– Gia đình là nơi gần gũi và thân thuộc nhất với trẻ nên đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị động kinh, luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ, không để trẻ bị căng thẳng, khi tâm hồn trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì bệnh động kinh sẽ thưa dần.

– Trông nom giáo dục trẻ cẩn thận, tránh các nguy hiểm có thể xảy ra khi lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như khi ra đường, chạy xe, bơi lội…

– Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất đường, đạm và chất béo, không dùng các chất kích thích như: cà phê, rượu bia, thuốc lá…

Lưu ý không có chế độ dinh dưỡng riêng biệt nào cho trẻ động kinh.

– Cho trẻ uống thuốc đúng và đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nên báo cho thầy cô giáo, bạn bè biết tình trạng bệnh, để có thể có thái độ thông cảm, giúp đỡ trẻ đúng mức.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2012/11/21/benh-dong-kinh-o-tre-em/feed/ 0