Sức khỏe & Y tế https://meyeucon.org/suckhoe Just another net.meyeucon.org site Wed, 30 Nov 2016 16:16:39 +0700 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chữa bệnh hiệu quả, an toàn bằng cây hẹ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/#respond Mon, 04 Mar 2013 01:30:40 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9547 Cây hẹ là một loại rau gia vị đồng thời là một cây thuốc thường được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và các bài thuốc dân gian của nhân dân ta. Hẹ được trồng khắp nơi để làm gia vị, thức ăn và làm thuốc chữa ho, ăn không ngon, tăng cường tiêu hóa,chữa đầy hơi, ợ hơi… ở khắp mỗi vùng quê.


Cây hẹ hay còn gọi là cửu thái có tên khoa học Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay,mùi hăng, hơi chua, tính ấm, có công dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, hoạt huyết, tiêu độc, tiêu đờm và cầm máu. Theo Tây y, hẹ có công dụng giảm mỡ máu, tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Odorin có trong rau hẹ là một loại kháng sinh mạnh với khá nhiều vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Subtilis… Nhưng bạn cần lưu ý kháng sinh odorin tương đối bền vững, nhưng sẽ mất tác dụng nếu bạn đun sôi. Do vậy, để có công dụng điều trị bệnh bạn không được sắc hoặc đun sôi, mà chỉ dùng hẹ dưới dạng nước ép hoặc hấp chín.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ hẹ bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

Chữa ho, trị cơn suyễn, đờm nhiều, khó thở

Đối với người lớn: Bạn lấy một nắm lá hẹ, giã nát, vắt lấy nước, thêm vào vài hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.
Đối với trẻ em: Bạn lấy một nắm lá hẹ cắt nhỏ, cho thêm đường phèn vào cùng một bát, tiếp đó bạn cho bát vào nồi cơm hấp chín hoặc hoặc đun cách thuỷ. Cho trẻ uống trong từ 2 – 3 lần/ ngày.

Chữa mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy, chín mé

Bạn lấy củ hẹ sao tồn tính, nghiền mịn sau khi sao và trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.

Rôm sảy: bạn lấy khoảng 60 g rễ hẹ sắc lấy nước uống.

Chín mé : Lấy củ và rễ hẹ giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại, thay băng nhiều lần trong ngày.

Cảm mạo, ho do lạnh

Bạn dùng 250 g hẹ , 25 g gừng tươi, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.

Chữa ra mồ hôi trộm

Lấy 200g lá hẹ tươi, 100g thịt rắn . Hấp chín cả lá hẹ và thịt rắn, thêm muối vừa đủ và ăn, bạn nên sử dụng hàng ngày.

Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương

Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

–  Dùng 500 g hẹ tươi giã nát lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày.

–  Rau hẹ xào gan dê: 150 g lá hẹ, 150 g gan dê . Ngoài tác dụng chữa di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.

– Lấy 500 g lươn lọc bỏ xương, cắt khúc nhỏ, xào qua, thêm gừng, tỏi, gia vị, và nước. Khi nước cạn, cho thêm khoảng 300 g rau hẹ cắt khúc, xào chừng 5 phút và ăn nóng.

–  Dùng 20 g hẹ , 90 g gạo, nấu cháo ăn nóng 2 lần mỗi ngày. Bài thuốc này còn có được sử dụng để chữa ăn uống kém, phân sống nát, đau lưng, gối mỏi, chân tay lạnh.

–  Lấy 200 g lá hẹ , 200 g tôm nõn, xào ăn với cơm.

–  240 g lá hẹ , 60 g hồ đào nhục (quả óc chó) , xào với dầu vừng và ít muối. Ăn 1 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Bài thuốc này còn có công dụng chữa nữ giới bị khí hư, lãnh cảm, táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn, .
– Cháo hạt hẹ :15 g hạt hẹ xào chín, cho thêm khoảng 50 g gạo tẻ , nấu cháo ăn hằng ngày.

–  Sấy khô, tán bột, làm thành viên với 30 g lá hẹ , 1,5 g phúc bồn tử , 20 g dây tơ hồng xanh. Sử dụng 3 g mỗi lần, ngày 3 lần.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/03/04/chua-benh-bang-cay-he/feed/ 0
Các phương pháp đơn giản để chấm dứt cơn nấc cụt https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/#respond Thu, 21 Feb 2013 01:30:09 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9534 Bạn thường bị nấc cụt? Nấc cụt  xảy ra do sự co thắt cơ hoành, sau đó là sự đóng nhanh của hai dây thanh âm. Hiện tượng nấc cụt gây không ít phiền toái cho người bệnh mặc dù nấc không gây nguy hiểm đến tính mạng, và tự khỏi sau vài phút. Nhưng cũng có một số trường hợp nấc cụt mạn tính kéo dài, có khi đến một vài tháng nhưng rất hiếm xảy ra.

Uống thật nhanh một ly nước

Căng thẳng thần kinh , cười nhiều, cảm xúc mạnh, ăn nhiều món ăn cay và nóng; uống nhiều nước giải khát có hơi; hút thuốc lá là những yếu tố thuận lợi dẫn đến nấc cụt cơn. Nấc cụt dai dẳng có thể do tai biến mạch não, u não gây tổn thương trung tâm điều hòa hô hấp, uống quá nhiều rượu, viêm phổi, hen , phẫu thuật vùng bụng, ăn không tiêu hay sử dụng một số thuốc kéo dài…

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản có thể giúp bạn chấm dứt cơn nấc cụt.

– Làm nghiệm pháp Valsalva : ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh (nhưng không cho hơi ra), làm vài lần sẽ hết nấc.

– Uống và giữ một ít nước chanh phía sau họng trong thời gian ngắn.

– Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ tó ở vị trí đó trong vài phút.

– Uống một thìa cà phê pha với giấm.

– Dùng một que bông gòn xoa nhẹ phần vòm miệng phía sau khoảng 1 phút.

– Súc miệng bằng giấm táo.

– Nín thở thật lâu cho đến khi bạn cảm thấy không chịu được nữa.

– Bạn có thể dùng lời nói làm cho người bị nấc hoảng sợ đột ngột

– Bạn cũng có thể áp vào miệng một bao nilon hoặc bao giấy và thở bằng lượng CO2 bên trong bao đó.

– Bạn có thể uống nhanh một ly nước ở tư thế nghiêng người ra phía trước .

– Bóp mũi, che 2 tai và uống nước qua một ống hút trong 20 giây.

– Nín thở trong 30 giây, ngồi gập người ra trước và uống nước.

– Dùng tay ép dạ dày như để làm ợ hơi ra ở ngay đỉnh cơn nấc cụt.

– Uống thật nhanh một ly nước, tốt nhất là nước lạnh hoặc uống nhiều ngụm nước, dân gian hay có câu nói nam 7 hớp, nữ 9 hớp.

– Nút một miếng chanh tươi.

– Cho một thìa cà phê đường vào miệng và nuốt nhanh, sau đó uống nước.

Riêng với các chứng nấc cụt kéo dài vài chục phút thì bạn phải tìm ra nguyên nhân, nếu không tìm ra nguyên nhân bạn phải đến gặp các thầy thuốc khi cơn nấc cụt kéo dài trên 48 giờ để được điều trị. Có khi bạn phải sử dụng đến các loại thuốc như Primperan (uống từ 1-3 viên/ngày, hay tiêm mạch chậm 1-2 ống), thuốc an thần Chlorpromazine (phenothiazin), viên 25mg, ống 5ml, tiêm 1-2 ống hoặc uống 1-2 viên/ngày. cũng được sử dụng khi gặp nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhưng phải được bác sĩ chỉ định và theo dõi liên tục vì thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/02/21/cac-phuong-phap-don-gian-de-cham-dut-con-nac-cut/feed/ 0
4 biện pháp điều trị viêm họng mà bạn có thể áp dụng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/31/dieu-tri-viem-hong/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/31/dieu-tri-viem-hong/#respond Thu, 31 Jan 2013 01:30:47 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9510 Viêm họng là bệnh khá phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày gây cho bạn cảm giác cực kì khó chịu. Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì nhiều bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa bệnh cao và mang lại hiệu quả khá bất ngờ.

1. Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây y

Tùy nguyên nhân gây viêm họng mà bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp:

– Nếu viêm họng do vi rút: cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau họng, giảm ho kết hợp với chế độ ăn uống, bồi dưỡng hợp lý. Tuyệt đối không được dùng kháng sinh vì không có tác dụng tiêu diệt vi rút.

– Nếu viêm họng do vi khuẩn (thường gặp là liên cầu, tụ cầu): chỉ định điều trị kháng sinh thích hợp.

Các thuốc điều trị viêm họng trên thị trường hiện nay là:

– Thuốc giảm ho: gồm mật ong, glycerol, benzonatat, bạc hà hoặc codein, dextromethorphan, noscapin. Tùy theo ho có đờm hoặc ho khan mà chỉ định các loại thuốc khác nhau.

– Thuốc ngậm: thường là các loại thuốc chứa kháng sinh như lysopain, mybacin… Ngoài ra còn có thể dùng bổ phế, viên ngậm trị viêm họng…

– Thuốc xịt họng và súc họng: có thể súc họng bằng nước muối tự pha chế hoặc nước nóng và xịt họng bằng các thuốc có chứa kháng sinh.

2. Mẹo hay trong dân gian chữa bệnh viêm họng

– Tỏi: bản chất tỏi có chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Bạn có thể sử dụng nhiều tỏi trong nấu nướng hoặc ăn tỏi sống. Hiệu quả nhất là giã nhỏ tỏi hoà với một cốc sữa nóng, để 15-30 phút rồi lọc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần như vậy bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

– Chanh và mật ong: pha một thìa mật ong pha với nước chanh ấm, cứ 30 phút uống một lần với từng ngụm nhỏ, như vậy có tác dụng làm dịu các kích ứng ở cổ và giảm viêm nhiễm rất tốt. Hoặc cũng có thể cắt chanh thành lát trộn với muối hạt để ngậm.

– Nước muối: súc miệng bằng nước muối 3-4 lần/ngày có tác dụng rửa sạch họng.

– Quất và mật ong: Ngậm hỗn hợp này 3-4 lần/ngày có tác dụng chữa đau họng, sổ mũi, cảm cúm rất hiệu quả.

– Nước củ cải: ép hoặc giã lấy nước uống có tác dụng rất tốt đối với những người bị khản tiếng, mất tiếng, có thể phối hợp với tỏi để tăng hiệu quả.

– Rau cần tây: cần tây tươi rửa sạch giã nát với ít muối rồi vắt lấy nước cốt súc miệng, có thể ngậm, hoặc nuốt dần. Uống hàng ngày bệnh sẽ hết.

– Đặc biệt, cần uống đủ nước mỗi ngày là điều nên làm để súc họng và đảm bảo họng không bị khô.

3. Thực phẩm có tác dụng chữa viêm họng

Nhiều thực phẩm xung quanh ta có tác dụng chữa được viêm họng và khá dễ tìm, vì vậy bạn có thể áp dụng chúng để làm giảm cơn ho và đau họng nhanh chóng.

– Chuối: Chuối là một trong những loại trái cây sạch và tốt nhất vì có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C, B6 và kali. Nó rất mềm và dễ nuốt nên là lựa chọn tối ưu nhất cho cổ họng đang bị đau rát.

– Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin C, K, bêta caroten… nên được hấp thu tốt và giảm đau họng nếu được nấu chín. Khi đau họng tuyệt đối không được ăn cà rốt sống vì nó rất cứng và có thể làm đau họng nặng nề hơn.

– Lá hành hoặc tía tô: Nên ăn cháo có nhiều hành hoặc tía tô vì nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vùng họng. Bạn cũng có thể giã hoặc nghiền lá tía tô lấy nước uống hoặc kết hợp với vỏ quýt để trị ho, viêm họng.

– Gừng và mật ong: Uống trà gừng nóng hoặc trà với mật ong có tác dụng kháng khuẩn tốt và giảm ho.

– Lòng trắng trứng: Do có chứa albumin nên lòng trắng trứng có giảm viêm và đau họng mà rất ít người biết đến.

4. Thiết bị điều trị viêm họng tại nhà

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy xông khí dung giúp các bậc phụ huynh tự chữa viêm họng cho con tại nhà mà đỡ mất thời gian. Nếu được sử dụng đúng cách thì có tác dụng rất nhanh. Nó đẩy thuốc dưới dạng hơi tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp và thấm sâu vào phế quản nên dễ áp dụng cho trẻ nhỏ vì chúng rất sợ uống thuốc. Tuy nhiên, do lạm dụng máy xông và tự ý pha chế kháng sinh không đúng cách làm cho tình trạng viêm họng của trẻ không giảm mà trầm trọng thêm, dễ gây kháng thuốc, điếc, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể làm trẻ bị suy gan, suy thận, các bệnh về xương…

Vì vậy, khi trẻ bị ho, đau họng tốt nhất nên đưa trẻ đến bác sĩ để đước khám và chỉ định thuốc kháng sinh, sau đó mới về nhà xông để đảm bảo an toàn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/31/dieu-tri-viem-hong/feed/ 0
Điều trị chứng viêm đường tiết niệu ra sao? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/#respond Mon, 28 Jan 2013 02:30:52 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9497 Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ người ta dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu ở thấp gồm niệu đạo, bàng quang. Trong số các bệnh tiết niệu thì bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng hay gặp đứng hàng thứ hai ở người trưởng thành, chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

1. Biến chứng

Mối nguy hiểm chính liên quan với viêm đường tiết niệu là nhiễm trùng có thể lan từ bàng quang lên một hoặc hai thận. Khi vi khuẩn tấn công thận, chúng có thể gây tổn thương thận và làm giảm vĩnh viễn chức năng thận. Ở những người bị bệnh thận, điều này có thể làm tăng nguy cơ suy thận.

Tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng cũng có thể đi vào dòng máu và lan tới các tạng khác. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong như hoại tử túi mật, thấm mật phúc mạc, viêm phúc mạc mật, dò mật vào ống tiêu hóa, áp-xe gan đường mật, viêm tụy cấp, chảy máu đường mật, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, xơ gan do ứ mật lâu ngày… Cũng cần lưu ý nguy cơ tử vong cao lên nếu viêm đường mật có kèm thêm các yếu tố như hạ huyết áp, suy thận cấp, áp-xe gan, xơ gan, người già, chít hẹp đường mật ác tính… cần cân nhắc giải phóng áp lực đường mật sớm ở những bệnh nhân này.

Ngoài ra, viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi có thể đưa đến một số biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp tính có thể đưa đến suy thận, áp-xe quanh thận. Viêm đường tiết niệu cũng có thể đưa đến nhiễm khuẩn huyết là một bệnh cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

2. Điều trị

Kháng sinh là một thuốc đặc hiệu và có ý nghĩa nhất trong giải quyết triệt để bệnh này.

Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác. Ngoài kháng sinh chúng ta cần phải dùng một số thuốc khác có tác dụng giải quyết nguyên nhân như thuốc điều trị sỏi, thuốc sát trùng bề mặt đường tiết niệu.

Thông thường, viêm đường tiết niệu có thể được chữa trị trong 1 hoặc 2 ngày, nếu như nguyên nhân không phải là các biến chứng phức tạp, tuy nhiên bác sỹ luôn yêu cầu bệnh nhân dùng kháng sinh dài ngày hơn thế, thường là 1 đến 2 tuần để chắc chắn viêm nhiễm khỏi hoàn toàn.

Có rất nhiều loại thuốc giảm đau được dùng trong điều trị viêm đường tiết niệu, đôi khi dùng miếng chườm nóng cũng có tác dụng giảm đau.

Người bệnh phải uống nhiều nước để giúp rửa sạch đường tiết niệu khỏi vi khuẩn. Trong thời gian điều trị, tốt nhất nên tránh uống cà-phê, rượu, thức ăn nhiều gia vị cay nóng; những người hút thuốc cần dừng hút thuốc, tốt nhất là nên bỏ thói quen hút thuốc lá.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/28/dieu-tri-chung-viem-duong-tiet-nieu-ra-sao/feed/ 0
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/24/dieu-tri-benh-tri-bang-phuong-phap-nao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/24/dieu-tri-benh-tri-bang-phuong-phap-nao/#respond Thu, 24 Jan 2013 02:30:48 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9461 Trĩ là bệnh phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến sự sống còn nhưng loại bệnh này gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng.

Bệnh nhân bị trĩ cần được thăm khám kỹ lưỡng, cần loại trừ các bệnh tương tự không phải là trĩ, cơ địa, tổng thể bệnh nhân… Trĩ cần được chẩn trị sớm thì kết quả càng khả quan và đỡ tốn kém về tài chính khi bệnh chưa nặng. Để lâu làm bệnh nhân đau đớn, chảy máu, phủ nề viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Mục đích của điều trị là: làm hết đau, hết chảy máu và phù nề do viêm nhiễm. Đồng thời tạo cảm giác thoải mái khi đi cầu (đại tiện). Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh và tổng trạng của bệnh nhân mà có các phương pháp chẩn trị thích hợp. Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị trĩ hiệu quả dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.

1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi

– Trước tiên người bệnh nên đi khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. Tránh rặn nhiều khi đi đại tiện, tránh khuân vác nặng.

– Nên giữ vùng hậu môn sạch, rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dể gây kích thích gây ngứa nhiều hơn.

– Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần , mỗi lần khoảng 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, người bệnh nên đẩy nhẹ nhàng búi trĩ vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.

– Điều chỉnh thói quen ăn uống: tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà; tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu; uống nước đầy đủ; ăn nhiều chất xơ.

-Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

2. Điều trị nội khoa

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa với nhiều loại thuốc và nhiều dạng sử dụng, từ thuốc uống làm tăng sức bền thành mạch, kháng sinh, chống viêm, giảm đau trong cơn đau cấp tính, đến các dạng tọa dược nhét hậu môn, các loại pomade bôi tại chỗ… Đây là điều trị đầu tay, khởi nguồn cho mọi phương pháp điều trị khác.

Theo quan niệm truyền thống: điều trị bằng phương pháp nội khoa chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm.

3. Điều trị ngoại khoa

Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật chích xơ với thuốc gây xơ, đốt lạnh, thắt dây thun, đốt điện lưỡng cực, quang đông bằng hồng ngoại hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân phẫu thuật trĩ vẫn nên dùng thuốc uống để củng cố và làm bền hệ mạch, nhằm tránh tái phát bệnh.

Với trĩ nội độ 2 và độ 3 mà búi trĩ còn nhỏ thì có thể sử dụng các thủ thuật như chích xơ hay đốt bằng hồng ngoại…

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/24/dieu-tri-benh-tri-bang-phuong-phap-nao/feed/ 0
Phòng và chữa trị bệnh thấp khớp ra sao? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/23/phong-va-chua-tri-benh-thap-khop-ra-sao/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/23/phong-va-chua-tri-benh-thap-khop-ra-sao/#respond Wed, 23 Jan 2013 01:30:29 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9444 Thấp khớp là một bệnh rất phổ biến hiện nay, xuất hiện ở cả trẻ em cho tới người già, từ phụ nữ tới nam giới và gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Vì vậy việc tìm hiểu cách phòng và chữa trị bệnh sẽ giúp giảm được nhiều thiểu tối đa những hậu quả đó.

1. Phòng bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp có thể phòng ngừa bằng việc:

Cân bằng chế độ dinh dưỡng: can-xi rất cần thiết cho sự phát triển và tồn tại lâu dài của xương. Vì vậy, chúng ta cần bổ xung lượng can-xi cần thiết cho cơ thể. Sữa là thành phần dinh dưỡng chứa nhiều can-xi. Cần uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để giúp cho hệ xương vững chắc. Các loại quả như dưa lê, cà chua bổ xung nhiều vitamin C cho cơ thể.

– Cẩn thận với bệnh cảm, phòng ngừa không cho bị viêm họng, xoang, đường hô hấp trên: nên điều trị dứt điểm các chứng ho, viêm họng, viêm xoang. Tránh để lâu, vi-rút gây bệnh có thể sẽ sinh sản nhiều phản ứng, biến chứng sang bệnh thấp khớp.

– Chế độ làm việc hợp lý: cải thiện chế độ làm việc hợp lý là lời khuyên dành cho những người làm việc văn phòng, trong điều kiện môi trường lạnh. Bạn nên mang tất dài giữ ấm hai đầu gối là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Trong quá trình làm việc, bạn không nên dừng một chỗ quá lâu để tránh sức chịu đựng của các khớp gối, thường xuyên đổi tư thế ngồi hoặc đứng để cơ thể được thả lỏng thoải mái. Khi làm nội trợ, chúng ta không nên ngâm tay thường xuyên trong nước lạnh, nên dùng găng tay dầy khi tiếp xúc với nước.

– Hạn chế béo phì: béo phì vẫn được coi là nguy cơ gây nên bệnh thấp khớp. Bệnh nhân nên giảm cân để bớt sức nặng dồn trên các khớp.

Ngoài ra để dự phòng bệnh nên có sự tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng với kiểm tra tổng quát có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Chữa trị bệnh thấp khớp

Thấp khớp là một bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, có khi suốt cả cuộc đời người bệnh. Phải kết hợp nhiều biện pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý chỉnh hình, tái giáo dục lao động nghề nghiệp. Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và điều dưỡng liệu pháp.

Việc dùng thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh của từng bệnh nhân, vì vậy để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, bạn nên đi khám chuyên khoa và cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định thuốc của bác sĩ.

Điều trị bằng thuốc chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm đau. Trường hợp bệnh nặng, có khả năng bị tàn tật do khớp đã bị hủy hoại nặng, cần phải mổ để thay thế bằng các khớp nhân tạo (khớp hông, khớp đầu gối).

Điều trị vật lý là một yêu cầu bắt buộc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các di chứng, nhằm tái tạo khả năng lao động nghề nghiệp cho người bệnh. Điều trị vật lý bao gồm điều trị bằng laser, suối nước khoáng, vận động chủ động và thụ động.

Nên giữ ấm chân, nên đi giày, tất khi trời lạnh. Không nên ngâm chân trong nước lạnh lâu. Có thể ngâm chân vào nước muối ấm 15 phút mỗi lần trước khi đi ngủ.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/23/phong-va-chua-tri-benh-thap-khop-ra-sao/feed/ 0
Cần xử trí như thế nào với trường hợp bị nhồi máu cơ tim? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/#respond Tue, 22 Jan 2013 03:30:09 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9440 Nếu đã từng chứng kiến người thân hoặc bạn bè đồng nghiệp trải qua cơn nhồi máu cơ tim, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự nguy hiểm căn bệnh này vì sự xuất hiện đột ngột và có thể làm bệnh nhân tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Nhồi máu cơ tim là do các mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng cơ tim chết đi và không hồi phục. Hiện nay, nhồi máu cơ tim không chỉ xảy ra ở người già mà còn gặp rất nhiều ở người trẻ với 2 triệu chứng điển hình là đau ngực và khó thở. Tuy nhiên, bạn có thể cứu được bệnh nhân qua cơn nguy kịch nếu xử lý ban đầu nhanh chóng và đúng cách, hạn chế được tỷ lệ tử vong. Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ những thao tác ban đầu cần xử trí đối với bệnh nhân khi lên cơn nhồi máu cơ tim.

1. Đối với bệnh nhân đã có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó

Nhồi máu cơ tim không phải là bệnh chữa khỏi hoàn toàn mà có thể tái phát nếu tồn tại các yếu tố nguy cơ. Đối với bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim cần lưu ý:

– Hạn chế các nguy cơ, từ bỏ các thói quen xấu có thể làm bệnh tái phát như hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều chất béo…

– Tuân thủ nghiêm ngặt và uống thuốc đều đặn, đúng liệu trình như bác sĩ đã kê đơn. Việc làm này có thể hạn chế sự xuất hiện của các triệu chứng và các đợt tái phát cấp.

– Luôn mang thuốc bên mình phòng trường hợp lên cơn đau thắt ngực đột ngột.

2. Xử trí ban đầu tại nhà

Nếu người bệnh đang làm việc hoặc hoạt động bình thường mà lên cơn đau ngực, cần dừng ngay các hoạt động và nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, uống thuốc giảm đau ngực đã được bác sĩ chỉ định (có thể dùng risordan hay nitroglycerine ngậm hoặc xịt dưới lưỡi). Sau 30 phút nếu tình trạng trên không đỡ, cần đưa ngay đến bệnh viện gần nhất bằng phương tiện nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.

3. Cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Khi bệnh nhân cấp cứu được nhập viện, bệnh nhân sẽ được làm một số xét nghiệm như chụp động mạch vành, điện tâm đồ… để xác định chính xác nhồi máu cơ tim và lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Hiện nay có 2 phương pháp khẩn trương điều trị nhồi máu cơ tim là “tái tưới máu” bằng can thiệp phẫu thuật hay nong động mạch vành hoặc điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết. Can thiệp này chỉ có tác dụng tối ưu trong vòng 12 giờ đầu sau khi bệnh nhân được nhập viện.

Vì vậy, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim cần được đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tại đây, hãy nói rõ với bác sĩ về cơn đau thắt ngực mà bạn đang chịu đựng. Bạn cảm thấy đau như thế nào, xuất hiện ra sao, cường độ, mức độ đau như thế nào, có triệu chứng nào đi kèm hay không? Bạn từng bị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim trước đây chưa, đã dùng thuốc gì?… Điều này giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời.

4. Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi sau nhồi máu cơ tim

Thông thường, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có thể trở về với cuộc sống và hoạt động bình thường sau 1 tháng điều trị. Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập đều đặn.

– Nên hoạt động thể lực 30 phút mỗi ngày với các động tác vừa sức, nên đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe, tránh chạy nhanh hoặc tập tạ, tập xà… vì có thể dẫn đến đau thắt ngực trở lại do tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Nếu thấy đau ngực cần dừng ngay đến khi khỏe mạnh trở lại.

– Không hút thuốc, không uống rượu, hạn chế thức ăn có chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, phomat… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, chế độ ăn nên hạn chế muối.

Tuy nhiên, người bệnh nên thường xuyên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/22/can-xu-tri-nhu-the-nao-voi-truong-hop-bi-nhoi-mau-co-tim/feed/ 0
Nên ăn những gì khi bị thiếu máu? https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/20/nen-an-nhung-gi-khi-bi-thieu-mau/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/20/nen-an-nhung-gi-khi-bi-thieu-mau/#respond Sun, 20 Jan 2013 02:30:26 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9416 Hiện nay, thiếu máu đang là căn bệnh đe dọa đến sức khỏe của nhiều người đặc biệt là đối với người trưởng thành. Việc bổ sung thực phẩm có lợi cho bệnh được xem là dễ dàng và hợp lý nhất hỗ trợ cho người bị bệnh thiếu máu. Những người mắc bệnh thiếu máu sẽ có ít năng lượng để đáp ứng cho các hoạt động thông thường hàng ngày trong cuộc sống do suy giảm lượng ô-xy cung cấp cho các tế bào. Vì vậy người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, tập trung vào các thực phẩm sau:

Thịt

Chọn lựa tốt là thịt bò, heo và gan động vật bởi vì đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt này vì chúng chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây bất lợi cho “sức khỏe” của hệ tim mạch.

Hải sản

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt nên vẫn được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12.

Mật ong

Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và man-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

Những thực phẩm xanh

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Do đó, cần dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu loại chất sắt này trở nên dễ dàng hơn.

Rau quả

Rau xanh là những loại thực phẩm có chứa chất sắt non-heme. Lượng chất sắt mà cơ thể hấp thu từ những nguồn thực phẩm này là vô cùng lớn, phụ thuộc vào sự đa dạng của các loại thực phẩm mà bạn đã dùng. Cơ thể không thể hấp thu chất sắt non-heme mà cần phải có sự trợ giúp của vitamin C. Những loại trái cây lại rất giàu vitamin C nên sẽ giúp cơ thể hấp thu được chất sắt trong rau xanh. Chính vì vậy, nên tập trung ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu chất sắt mà cơ thể cần trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Những loại rau có nhiều chất sắt là rau bina, đậu ve và khoai lang.

Sữa

Trong sữa chứ rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt sữa dồi dào vitamin, trong đó có vitamin B12 rất có lợi cho người thiếu máu.

Chú ý tăng cường những loại thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày bên cạnh việc tiêu thụ nhiều những thứ giàu vitamin C chính là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/20/nen-an-nhung-gi-khi-bi-thieu-mau/feed/ 0
Việc nên làm khi bị nhiệt miệng https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/13/viec-nen-lam-khi-bi-nhiet-mieng/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/13/viec-nen-lam-khi-bi-nhiet-mieng/#respond Sun, 13 Jan 2013 03:30:16 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9400 Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt từ mùa lạnh sang nóng thì bệnh nhiệt miệng lại phổ biến và hành hạ không ít người vì gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu, ăn mất ngon, có khi dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gầy sút do các ổ hoại tử dần trở thành vết loét trong khoang miệng, làm người bệnh kém ăn và không hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Nếu người thân bị nhiệt miệng, bạn có thể làm gì để giúp họ giảm đau và mau lành? Hãy cùng chúng tôi tham khảo một số mẹo nhỏ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng

Để giảm bớt nhiệt miệng gây đau đớn, cần xác định đúng căn nguyên gây bệnh để điều trị tận gốc. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng giúp bạn hạn chế được tình trạng này. Người bị nhiệt miệng cần tăng cường ăn nhiều rau quả, trái cây để bổ sung các yếu tố vi lượng, các loại vitamin C, PP, B2… Mướp đắng, dưa chuột, bí đao, rau má, mồng tơi, chè đậu đen, bột sắn dây… là những thực phẩm có tính mát nên tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Nên hạn chế ăn các đồ cay, nóng như tiêu, gừng, tỏi, ớt, các thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ… vì có thể làm cho ổ loét nặng thêm.

Uống nước chè tươi hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau.

2. Chế độ sinh hoạt

– Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, sáng sớm khi thức dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên cẩn thận khi đánh răng, không để bàn chải cọ xát vào vết loét nhiều lần làm chúng dễ lan rộng.

– Súc miệng bằng nước muối hoặc thảo mộc tự nhiên (như nước lô hội, dầu trà…) đều đặn mỗi ngày 3 lần sau khi đánh răng giúp nhiệt miệng nhanh khỏi và không gây đau rát.

– Giữ tinh thần luôn thoải mái, yêu đời, tránh stress, căng thẳng vì stress chính là kẻ thù nguy hiểm của bệnh nhiệt miệng, làm cho bệnh dai dẳng và lâu lành.

3. Một vài mẹo nhỏ cho người bị nhiệt miệng

– Sữa chua: Sữa chua được biết đến với các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa, ngoài ra chúng giúp cân bằng các vi khuẩn trong miệng. Ăn sữa chua giúp các vi sinh vật tập trung đến ổ loét, kiểm soát các vết loét cũ, khống chế không để hình thành vết loét mới và nhanh liền hơn.

– Rau ngót, rau diếp cá hoặc cỏ mực: chỉ hái lá, rửa thật sạch, giã hoặc ép lấy nước cốt dùng uống ngày 2-3 lần, hòa thêm ít mật ong cho dễ uống. Có thể lấy nước rau ngót hoặc cỏ mực bôi trực tiếp vào vết loét giúp giảm đau, nhanh lành.

– Khế chua: rửa sạch 2-3 quả, khế càng chua càng tốt, giã nát, cho vào nồi và đổ nước sôi ngập rồi đun sôi thêm một lúc, sau đó để nguội và ngậm hàng ngày. Khế chua có tác dụng tân sinh dịch để điều trị vết loét.

– Tỏi hoặc đu đủ: thái lát mỏng và đắp trực tiếp lên chỗ loét, do có chứa chất kháng sinh nên thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

– Mật ong hoặc dầu đinh hương: do có tính sát khuẩn mạnh nên có thể dùng để chấm và bôi trực tiếp lên vết thương giúp giảm đau và nhanh lành.

– Củ cải: gọt vỏ, rửa sạch, giã rồi vắt lấy nước, hòa thêm một chút nước sôi dùng súc miệng ngày 3 lần cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng khá hiệu quả.

4. Điều trị bằng thuốc cho những người bị nhiệt miệng

Đối với những người bị nhiệt nặng, dai dẳng cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị bằng thuốc càng sớm càng tốt. Các loại kháng sinh phối hợp dạng bột được sử dụng rộng rãi hiện nay là: Sulfamethoxazon, Trimethoprim, Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn… Cần kiên trì bôi thuốc thường xuyên cho đến khi lành hẳn và tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát.

Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ xem loại thuốc đó có phù hợp với mình không trước khi sử dụng để hạn chế nguy cơ dị ứng thuốc.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/13/viec-nen-lam-khi-bi-nhiet-mieng/feed/ 0
Suy nhược thần kinh và các vấn đề về dinh dưỡng, sinh hoạt https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/06/suy-nhuoc-than-kinh-va-cac-van-de-ve-dinh-duong-sinh-hoat/ https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/06/suy-nhuoc-than-kinh-va-cac-van-de-ve-dinh-duong-sinh-hoat/#respond Sun, 06 Jan 2013 01:30:58 +0000 http://net.meyeucon.org/suckhoe/?p=9342 Suy nhược thần kinh dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều có ảnh hưởng nhiều đến đời sống và tinh thần người bệnh, muốn điều trị không chỉ có dùng thuốc và các liệu pháp tâm lý mà bên cạnh đó còn phải kết hợp với một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

Hạt sen có tác dụng an thần, giúp bạn ngủ ngon hơn.

Dinh dưỡng hợp lý

Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và lượng kalo trong ngày, bổ sung khoáng chất và vitamine, đặc biệt là vitamine nhóm B (có nhiều trong gạo, mì, ngủ cốc, bơ, sữa, gà, cá…) và magie (có nhiều trong rau mùng tơi, rau muống, rau dền, hạt bí, hạnh nhân…), đây là 2 chất cần thiết giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện tốt hoạt động của hệ thần kinh.

Nên ăn những thức ăn cung cấp tryptophan, giúp an thần, ngủ ngon hơn, thực phẩm bổ sung tryptophan như: chuối, đậu phộng, hạt sen, thịt gà… Tránh những loại thức ăn có nhiều chất béo, những món ăn nhiều dầu mỡ vì chúng làm hạn chế quá trình tổng hợp tryptophan, không nên dùng các chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá…

Ngoài ra, có thể dùng thực phẩm như những bài thuốc để hổ trợ thêm cho việc điều trị bệnh, một vài bài thuốc rất có ích như:

– Trứng chim cút ninh với hạt sen, long nhãn: 4 quả trứng chim cút luộc chín, 15g hạt sen và 10g long nhãn ninh trong 30 phút, thêm đường phèn vừa đủ.

– Canh táo đỏ với hành củ: 20g táo đỏ rửa sạch, 6 củ hành rửa sạch thái nhỏ, đun sôi táo sau đó cho hành vào nấu chín.

– Thịt gà ác hấp cách thủy: 150g thịt gà ác rửa sạch thái mỏng, 10g nhân sâm tán nhỏ cùng với 3g nhung hươu, cho 3 loại vào bát và chế nước vừa đủ, hấp cách thủy trong 3h, ăn nhiều lần trong ngày.

– Tim lợn nấu hạt sen: 1 quả tim lợn rửa sạch thái miếng, 40g hạt sen, 20g bá tử nhân nấu cùng 1lit nước, ninh nhừ và nêm gia vị.

– Những món ăn như: nộm củ cải, canh bách hợp với rau cần, canh rau cải nấu hạt sen, canh khoai tây… là những món dễ làm và củng rất tốt cho những người suy nhược thần kinh.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Giấc ngủ là quan trọng nhất đối với người suy nhược thần kinh: ngủ đều đặn và đúng giờ, khi ngủ nên tắt đèn để tránh kích thích hệ thần kinh, với người suy nhược ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý.

Thể dục thể thao: vận động vào sáng sớm giúp thư giản thần kinh, kết hợp những trò thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, tenis vào buổi chiều củng mang lại hiệu quả tốt.

Tránh áp lực công việc, phân bố giờ giấc hợp lý, nên xen kẽ giữa công việc và vui chơi giải trí, kết hợp với chế độ dinh dưỡng sẽ mang lại sức khỏe tốt và sự thoải mái, thư giản cho hệ thần kinh.

]]>
https://meyeucon.org/suckhoe/2013/01/06/suy-nhuoc-than-kinh-va-cac-van-de-ve-dinh-duong-sinh-hoat/feed/ 0