Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Ăn gì khi mang thai để con thông minh hơn? https://meyeucon.org/6823/an-gi-khi-mang-thai-de-con-thong-minh-hon/ https://meyeucon.org/6823/an-gi-khi-mang-thai-de-con-thong-minh-hon/#comments Tue, 06 Jan 2015 14:00:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=6823 Trong thời kỳ mang thai, nên ăn những gì để bé yêu của mình mạnh khỏe và thông minh? Đây cũng chính là thắc mắc của nhiều bà mẹ trẻ hiện nay. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong quá trình mang thai để thai nhi phát triển tốt và thông minh các chị em nên bổ sung nhóm thực phẩm sau đây:

Kê, ngô

Chị em biết không, với hàm lượng vitamin cao, folic axit, hạt kê và bắp ngô mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, đồng thời ngăn ngừa những tác động không tốt lên hệ thần kinh khi sinh. Chính vì vậy, để tốt nhất cho sự phát triển trí não và sức khỏe của bé, ngoài các bữa ăn chính hàng ngày chị em nên ăn thêm kê và ngô nhé!

Rong biển, hải sản

Tảo bẹ, rong biển và hải sản có chứa một lượng lớn các chất khoáng ở biển, tương tự những chất khoáng trong máu của con người. Những thực phẩm này là nguồn dồi dào các chất iốt, vitamin K, vitamin B2 (thường có trong thịt, cá, sữa, rau xanh), axit pantotenic, magiê, sắt, canxi… rất tốt cho sức khỏe của chị em và quan trọng hơn là cần cho sự phát triển trí não của thai nhi sau này.

Vừng đen

Hạt vừng đen có chứa omega-3 (một ounce hạt vừng tương đương với khoảng 3 muỗng canh), các hợp chất sesamin và sesamolin, đặc biệt vừng đen là một nguồn cung cấp vitamin E, vitamin B1, sắt, magiê và các khoáng chất khác…đây là những yếu tố quan trong giúp não bộ của bé yêu phát triển bền vững. Chính vì vậy, để tốt cho sự phát triển của thai nhi chị em nên bổ sung vừng đen vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!

Hạt óc chó

Trong hạt óc chó có chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt và vitamin B1, vitamin B2… những vi chất này cũng rất tốt cho các tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.

Táo tàu

Trong táo tàu có chứa một lượng vitamin C rất đáng kể. Bởi vậy, khi chị em ăn thêm một ít táo tàu sẽ giúp thai nhi có sức đề kháng tốt hơn.

Mộc nhĩ

Một số chị em thường thắc mắc rằng, không biết nên ăn gì để giúp lưu thông máu từ mẹ sang thai nhi tốt nhất? Mộc nhĩ chính là lời giải đáp dành cho thắc mắc này, bởi vì trong mộc nhỉ có chứa nhiều sắt và các chất khác giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn rất nhiều.

Táo

Táo không chỉ giàu kẽm và các nguyên tố vi lượng, mà còn giàu chất béo, carbohydrate, các vitamin và chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là chất xơ phong phú có lợi cho các cạnh của vỏ não bào thai phát triển, tốt cho bộ nhớ của bé sau này.

Phụ nữ mang thai nên ăn l-2 quả táo mỗi ngày để bổ sung kẽm. Ngoài táo, hạt hướng dương, nấm, hành tây, chuối, bắp cải và các loại hạt cũng giàu kẽm.

Lòng đỏ trứng, các loại thịt

Hai nhóm thực phẩm có chứa rất nhiều nhiều cholesteron, tuy nhiên đây cũng chính là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này. Chính vì vậy, chị em nên cho chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đủ chất cần theiets cho cơ thể.

Nếu chị em thường xuyên ăn cá thì bé yêu sau này sẽ rất thông minh, bởi vì trong cá có chứa nhiều các axit amin, lecithin, kali, canxi, kẽm và các nguyên tố khác…

]]>
https://meyeucon.org/6823/an-gi-khi-mang-thai-de-con-thong-minh-hon/feed/ 4
Ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/ https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/#comments Fri, 17 Oct 2014 00:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=11098 Muốn thai nhi khỏe mạnh, muốn con giỏi thông minh thì khi mang thai chị em phải có một chế độ dinh dưỡng thật hợp lí và khoa học, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy cần có một chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi? Xin mời các chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trong lĩnh vực này khuyên rằng trong bữa ăn hàng ngày của chị em cần bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính sau:

  • Chất bột: có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai, các loại đậu…
  • Chất đạm (protein): có nhiều trong các loại thịt, cá, sữa, các loại đậu đỗ…
  • Chất béo: mỡ, dầu thực vật, bơ…
  • Vitamin và chất xơ: các loại rau xanh, trái cây…

Khi bổ sung dinh dưỡng thì một trong những điều chị em cần chú ý nhất là phải cân đối hài hòa giữa chất bột, chất đạm và chất béo cho cơ thể:

  • Nếu khi mang thai chị em có sức khỏe tốt và đủ chất thì nên không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng vào thời điểm này. Tuy nhiên, nếu chị em có sức khỏe không tốt lắm thì phải cố gắng ăn nhiều hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe cua mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau, củ, quả.
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, mỗi ngày chị em nên uống ít nhất khoảng 2 lít.
  • Để tránh tình trạng sợ ăn, nôn hoặc là buồn nôn chị em nên nhiều bữa trong ngày.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể

  • Canxi: Giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Có nhiều trong sữa, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…
  • Axit folic: Giảm nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh hệ thần kinh và cột sống ở trẻ sơ sinh. Có nhiều trong, súp lơ xanh, măng tây, quả bơ…
  • Sắt: Là thành phần không thể thiếu trong việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Chứa nhiều trong thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, trứng… Chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.
  • Các vitamin: Các vitamin giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, chống loãng xương, tránh việc còi xương ở trẻ, hạn chế tình trạng xuất huyết ở mẹ bầu… Các vitamin chứa nhiều trong các loại rau xanh và hoa quả tươi.
  • Nếu muốn bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thuốc thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!

Chế độ ăn uống nên tránh

  • Không nên uống rượu và đồ uống có cồn.
  • Không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain.
  • Thay đổi thói quen thường xuyên ăn mặn vì khi có thai ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
  • Tránh ăn các loại rau sống không rõ nguồn gốc.
  • Nên tránh các sản phẩm từ sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng;,cá, thịt, trứng còn tái, thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…
  • Hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
  • Ăn ít những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…
]]>
https://meyeucon.org/11098/an-gi-khi-mang-thai-3-thang-dau/feed/ 268
5 loại hạt giúp phát triển các tế bào não của thai nhi https://meyeucon.org/25300/5-loai-hat-giup-phat-trien-cac-te-bao-nao-cua-thai-nhi/ https://meyeucon.org/25300/5-loai-hat-giup-phat-trien-cac-te-bao-nao-cua-thai-nhi/#respond Fri, 02 Nov 2012 05:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=25300 Ngay từ khi mang thai các mẹ nên sử dụng 5 loại hạt vỏ cứng dưới đây, để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời thúc đẩy sự phát triển các tế bào não của thai nhi nhé!

Hạt óc chó

Hạt óc chó được mệnh danh là “hạt trường thọ”, “hạt muôn tuổi” bởi giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh và đặc biệt thúc đẩy quá trình tạo máu và làm liền miệng vết thương.

Hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao.

Vì vậy, không ngạc nhiên khi hạt óc chó luôn nằm trong danh mục thực phẩm mà các bác sỹ khuyên các bà bầu nên sử dụng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Hạt lạc

Trong lạc có hơn 10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người, có một số loại axit amin giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy.

Bên cạnh đó, lớp vỏ mỏng màu hồng nhạt của hạt lạc có tác dụng bổ máu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn lạc trong thời gian mang thai, tuy nhiên chỉ nên luộc, nấu xôi, nấu cháo, không nên sử dụng dầu mỡ để chiên, xào trong quá trình chế biến.

Hạt hạnh nhân

Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân rất phong phú, từ protein, chất béo, đường, vitamin C, vitamin P, các loại vitamin B cho đến các nguyên tố vi lượng như lân, sắt. Hạt hạnh nhân có tác dụng làm giảm lượng cholesterol, phòng trừ bệnh tim mạch, trị ho bình suyễn, thông khí nhuận tràng. Vì vậy, bà bầu ăn hạt hạnh nhân không những tốt cho thai nhi mà còn phòng ngừa được chứng tiện bí thường gặp trong suốt thời gian mang thai.

Hạt dưa, hạt bí

Hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Các loại hạt dưa, hạt bí mà chúng ta vẫn thấy thường ngày như hạt bí đỏ, hạt dưa hấu, hạt hướng dương… không ít thì nhiều đều có tác dụng nhất định đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi. Ngoài ra, các loại hạt này còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu (hạt bí đỏ), giảm cholesterol trong máu (hạt hướng dương).

Trong đó, protid của hạt dưa là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh.

Hạt dưa chứa nhiều chất dinh dưỡng như protid, glucid, lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen…

Hạt mắc-ca

Hạt mắc-ca (macadamia) có nguồn gốc từ châu Úc, thoạt nhìn hơi giống quả nhãn nhưng vỏ ngoài rất cứng, dầy ít nhất 3mm và phải dùng dụng cụ chuyên dụng mới tách được vỏ hạt. Bù lại thì nhân hạt mắc-ca rất thơm, mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng.

Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho… nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.

Hiện nay, cây mắc-ca đã được trồng thử nghiệm thành công ở một số nơi trên cả nước như Quảng Bình, Đak Lak, Sơn La, Quảng Ninh, Ba Vì… và có thể tìm mua loại hạt này trên thị trường Việt Nam.

]]>
https://meyeucon.org/25300/5-loai-hat-giup-phat-trien-cac-te-bao-nao-cua-thai-nhi/feed/ 0
Nên làm gì khi mẹ bị động thai? https://meyeucon.org/25236/nen-lam-gi-khi-me-bi-dong-thai/ https://meyeucon.org/25236/nen-lam-gi-khi-me-bi-dong-thai/#respond Mon, 29 Oct 2012 02:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=25236 Trong thai kỳ có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra. Nếu thai phụ không nhận biết sớm để kịp thời thăm khám và chữa trị có thể sẽ rất nguy hiểm. Để hiện tượng động thai sẽ không còn là mối lo lắng, chúng tôi xin mách chị em một số mẹo nhỏ giúp an thai sau đây.

Hiện tại em có thai hơn 4 tháng, trước đó em bị động thai lúc 6 tuần. Hiện tượng là đau bụng nhẹ thúc xuống phần bụng dưới theo cơn khoảng 5 – 10 phút, lạnh sâu vào rốn, xuất hiện những cơn sởn lạnh, nổi gai ốc, ra huyết nhưng rất ít chỉ khoảng 01 giọt, huyết mầu nhạt, hơi nâu hồng.

Trong thai kỳ có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Em đi khám thì bác sĩ bảo đó là hiện tượng động thai, bác sĩ yêu cầu uống thuốc và nghỉ ngơi. Em nghe thấy vậy sợ quá khóc từ trên phòng khám về đến nhà, thậm chí em phải xin nghỉ làm nằm nhà mất 2 tuần. Trộm vía bây giờ em bé nhà em được 33 tuần rồi, các hiện tượng ngày trước đã hết và ổn định dần. Thi thoảng đi khám thì bác sĩ bảo em bé phát triển rất bình thường. Em sẽ chia sẻ với các mẹ những mẹo nhỏ giúp an thai để hiện tượng động thai sẽ không còn là mối lo lắng nữa nhé!

1. Giúp mẹ nhận biết động thai

Em thấy rất nhiều mẹ vẫn chưa phân biệt được hiện tượng động thai và sảy thai khi mang bầu. Khi thấy cơ thể có các biểu hiện khác thường, đặc biệt là hay bị đau bụng. Một số trường hợp nếu thấy những dấu hiệu như: cảm giác hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo… thì mẹ bầu nên phát hiện sớm để đi khám và có biện pháp an thai kịp thời.

Như vậy, động thai là hiện tượng vẫn thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Tuy mức độ nguy hiểm của nó chưa cao nhưng chứa đựng “mầm mống”, “điềm báo trước” của hiện tượng sẩy thai đấy. Vậy nên các mẹ cần chú ý để không có tình trạng đáng tiếc xảy ra.

2. Nên làm gì khi mẹ bị động thai?

Nếu thấy các dấu hiệu trên, phải nằm nghỉ ngơi không xoa bóp bụng và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt các mẹ chú ý không quan hệ vợ chồng trong thời gian này đâu nhé! Ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá, ít dầu mỡ, chú ý đến việc kết hợp giữa rau xanh, hoa quả và tinh bột, không được ăn những loại có chất kích thích, không ăn các thức ăn sống như: rau sống, gỏi cá… để phòng bệnh tả dẫn đến sẩy thai.

Để phòng tránh động thai, mẹ hãy luôn giữ cho mình tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ. Khám thai định kì là biện pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.

3. Món ăn chữa động thai

Sau đây, em sẽ hướng dẫn các mẹ làm 3 món ăn đơn giản mà trong thời gian bị động thai mình đã dùng. Những món ăn đơn giản này rất tốt cho người bị động thai đó, các mẹ thử tham khảo xem.

Món ăn chữa động thai.

* Cháo bầu dục

– Chuẩn bị

+ Bầu dục lợn 1 đôi

+ Gạo tẻ 50g

+ Đỗ trọng 12g

+ Gia vị vừa đủ

– Cách làm

+ Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị.

+ Gạo tẻ xay thành bột.

+ Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa.

+ Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được.

+ Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.

* Cháo cá chép

– Chuẩn bị

+ Cá chép 1 con (khoảng 500g)

+Gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.

– Cách làm

+ Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút.

+ Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ.

+ Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

* Nước lá sen

– Chuẩn bị

+ Lá sen 100g

+ Đường đỏ 30g

– Cách làm

+ Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã.

+ Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh bình an!

]]>
https://meyeucon.org/25236/nen-lam-gi-khi-me-bi-dong-thai/feed/ 0
Dầu cá cho mẹ bầu giúp trẻ ít bị chàm hơn khi ra đời https://meyeucon.org/21145/dau-ca-cho-me-bau-giup-tre-it-bi-cham-hon-khi-ra-doi/ Wed, 01 Feb 2012 16:02:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=21145 Theo một nghiên cứu mới đây ở Anh thì những bà mẹ có uống omega 3 lúc mang bầu thì nguy cơ bị chàm ở trẻ sau khi chào đời giảm đến 36%.

Theo The Mirror, nghiên cứu có sự tham gia của gần 2.400 phụ nữ. Kết quả cho thấy, dầu cá có thể giảm nguy cơ trẻ bị bệnh eczema (hay còn gọi là bệnh chàm) một cách đáng kinh ngạc. Không những thế, nguy cơ dị ứng với trứng gà của trẻ cũng giảm đến 50%.

Omega 3 được cung cấp cho mẹ bầu có thể giúp giảm nguy cơ trẻ bị chàm khi chào đời

Axít béo omega 3 chủ yếu có trong cá và hải sản, được cho là có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, nếu phụ nữ mang thai không ăn đủ cá và hải sản thì nên uống bổ sung.

Tiến sĩ Alex Richardson, Đại học Oxford (Anh) cho biết, việc bổ sung axít béo omega 3 cũng có thể giảm một cách đáng kể nguy cơ đẻ non và trẻ sinh ra nhẹ cân

Một phần năm số trẻ tại Anh mắc bệnh chàm. Bệnh ở trẻ có nhiều dạng, nhẹ thì chỉ là một vùng da bị ngứa, khô hoặc da bị sưng đỏ, nặng hơn thì da nứt nẻ, đau và chảy máu.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người bị dị ứng. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng nên tăng cường sử dụng dầu thực vật, giàu axít béo omega 6 để hạn chế một phần nào đó nguy cơ.

]]>
Những loại thực phẩm nên kiêng khi ốm nghén https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/ https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/#comments Thu, 29 Dec 2011 01:50:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=20772 Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, có đến 90% phụ nữ trong giai đoạn mang thai phải chịu đựng cảm giác khó chịu do ốm nghén hoành hành. Ốm nghén diễn ra phổ biến trong ba tháng đầu thai kì và không có loại thuốc đặc trị để chữa khỏi. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn hàng ngày cũng giúp các mẹ bầu hạn chế phần lớn những cơn ói, nôn.

Dưới đây là những loại thực phẩm bà bầu nên tránh khi ốm nghén:

Khoai tây chiên

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Mayo, các loại thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên có thể ảnh hưởng đến dạ dày bạn, gây cảm giác buồn nôn. Thực phẩm nhiều mỡ thường rất khó tiêu hóa, làm mất nhiều thời gian di chuyển qua hệ tiêu hóa xuống dạ dày càng làm bạn có cảm giác buồn nôn.

Ốm nghén không thể chữa khỏi nhưng có thể hạn chế qua chế độ ăn hằng ngày.

Ford-Martin và Aron còn cho biết thêm rằng, các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ thường có mùi nặng, hay gây nôn, ói. Bên cạnh koai tây chiêm, bà bầu trong thời gian ốm nghén cũng không nên ăn những loại bánh nhiều mỡ như bánh mì kẹp thịt, bánh hành tây…

Gia vị cay, hạt tiêu

Gia vị cay, hạt tiêu là một trong những thủ phạm hàng đầu gây chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai, theo nghiên cứu của hai tiến sĩ Paula Ford-Martin và Elisabeth A. Aron – tác giả cuốn sách “những điều cần biết về mang thai”. Hạt tiêu được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm ăn sẵn bao gồm cả nước sốt salsa và nước tương. Những thực phẩm này còn là thủ phạm hàng đầu gây bệnh dạ dày nếu ăn chúng với mức độ nhiều và liên tục.

Ford-Martin và Aron khuyên bạn nên trung thành với một số loại thức ăn tự nhiên như cà chua, rau hơn là sử dụng salsa và nước tương trong thời kì ốm nghén. Tỏi và hành tây là những loại thực phẩm có thể bổ sung được gia vị cay và giúp bạn giảm bớt triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén.

Thực phẩm giàu chất béo

Kem pho mát có nhiều chất béo, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn ói ở bà bầu thời kì ốm nghén. Theo các bác sĩ đại học Mayo, thực phẩm giàu chất béo là nguyên nhân chủ yếu làm phức tạp thêm căn bệnh ốm nghén vì vậy, bà bầu nên tránh những loại thực phẩm này trong suốt ba tháng đầu mang thai. Loại thực phẩm này mất rất nhiều thời gian để tiêu hóa trong dạ dày của bạn làm bạn càng có cảm giác khó chịu.

Bà bầu nên tránh những loại thực phẩm giàu chất béo như bánh bơ đậu phộng, váng sữa, sữa nguyên pho mát… để giảm bớt triệu chứng ốm nghén. Bạn có thể bổ sung thêm các dạng thực phẩm giàu chất xơ vào cơ thể như bánh quy khô, bánh mì nướng, ngũ cốc… để giảm triệu chứng buồn nôn

]]>
https://meyeucon.org/20772/nhung-loai-thuc-pham-nen-kieng-khi-om-nghen/feed/ 1
Khắc phục cảm giác khó chịu bằng ăn uống trong thai kỳ https://meyeucon.org/19805/khac-phuc-cam-giac-kho-chiu-bang-an-uong-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/19805/khac-phuc-cam-giac-kho-chiu-bang-an-uong-trong-thai-ky/#comments Thu, 03 Nov 2011 22:40:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=19805 Trong quá trình mang thai, bạn được mọi người khuyên rằng phải ăn càng nhiều càng tốt, bạn đang ăn cho 2 người đấy… nhưng vấn đề ở chỗ không phải ai cũng dễ dàng nạp được nhiều thức ăn. Những cảm giác buồn nôn, ghê cổ, ợ nóng hay chậm tiêu có thể xảy ra đối với bạn và công việc “nạp năng lượng” lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây để khắc phục những cảm giác khó chịu đó nhé.

Các loại hoa quả tươi vừa giàu vitamin, vừa giúp chống táo bón

1. Buồn nôn và ói mửa

Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng thông thường trong 3 tháng đầu. Bạn nên ăn phần thức ăn nhỏ trong ngày (mỗi 2 tiếng hoặc lâu hơn). Tuy nhiên, bạn tránh rơi vào thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt vì làm như thế sẽ sớm dẫn tới mất cân bằng trong ăn uống của bạn.

2. Cảm giác thèm ăn và ghê cổ

Trong thai kỳ, cảm giác thèm ăn dữ dội thường đi liền cảm giác ghê cổ đối với một số thực phẩm nhất định. Bạn có thể “chiều” mình bằng những món thích nhất, trong khi bạn tránh xa những thứ làm bạn ghê cổ, với điều kiện cần duy trì ăn uống và tránh thiếu hụt dinh dưỡng.

3. Ợ nóng

Ợ nóng là một vấn đề tiêu hóa thường thấy với phụ nữ mang thai. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được ợ nóng:

  • Không bao giờ để dạ dày trống rỗng: ví dụ có thể ăn phần nhỏ thường xuyên hơn.
  • Tránh xa các thực phẩm axit.
  • Tránh sợi thực vật như tỏi tây, măng tây, rau khô và hoa quả khô.
  • Tránh cafe, chè, hạt tiêu, mù tạt và các loại gia vị. .

4. Chậm tiêu, táo bón

Táo bón là một vấn đề thường xuyên ở phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để tránh nó:

  • Tiêu thụ một lượng lớn hoa quả tươi và rau quả như táo và mận.
  • Ăn các loại thực phẩm nhuận tràng nhẹ cho bữa sáng (lúa mì, nước cam).
  • Uống nhiều nước.
]]>
https://meyeucon.org/19805/khac-phuc-cam-giac-kho-chiu-bang-an-uong-trong-thai-ky/feed/ 2
Những thực phẩm bổ sung axit folic cho bà bầu https://meyeucon.org/19596/nhung-thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau/ https://meyeucon.org/19596/nhung-thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau/#comments Thu, 20 Oct 2011 20:22:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=19596 Axit folic có vai trò rất quan trọng đối với thai nhi giúp ngăn ngừa các dị tật về ống dây thần kinh đồng thời cả vấn đề thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, ngoài biện pháp sử dụng các loại thuốc bổ giàu axit folic thì bạn có thể tận dụng những nguồn axit folic phong phú từ thực phẩm bởi đây là cách tự nhiên hơn và bổ dưỡng hơn. Vậy hãy lưu ý các thực phẩm giúp bổ sung axit folic cho mẹ bầu sau đây nhé.

Bánh mỳ, ngũ cốc giàu axit folic

Thực phẩm làm từ ngũ cốc giàu axit folic (axit folic được bổ sung vào hạt sau khi chế biến) có gấp đôi số lượng axit folic thường thấy trong nhiều thực phẩm không được bổ sung.

Một lát bánh mỳ bổ sung axit folic chứa 60mcg axit folic. Khi sử dụng các sản phẩm được bổ sung axit folic, cố gắng ăn cùng một loại thức ăn giàu folate (như súp lơ xanh hoặc thêm rau lá xanh sậm vào bánh sandwich) để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.

Trứng

Một món trứng tráng gồm 3 quả trứng có khoảng 1/4 lượng axit folic mà bạn cần. Ngoài ra, trứng còn cung cấp protein và một loạt các vitamin và khoáng chất khác cần thiết trong thai kì.

Rau có lá xanh sậm

Các folate (dạng tự nhiên của axit folic) bắt nguồn từ lá rau. Rau bina (chân vịt) đứng hàng đầu trong các loại rau về hàm lượng folate. Ngoài ra thì rau diếp, rau xà lách cũng dồi dào chất này.

Họ nhà cam quýt

Uống một ly nước cam ép là một cách tốt để hấp thụ axit folic. Các quả có múi như: dứa, bưởi cũng là nguồn cung cấp folate.

Các loại quả mọng

Những quả này có chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong các loại trái cây bất kỳ, thậm chí có chứa khoảng 20% folate bạn cần trong một ngày. Chúng cũng làm tăng lượng chất xơ và được coi là đồ ăn nhẹ  vì ít calorie.

Các loại đậu, đỗ

Một nửa bát đỗ nấu chín chứa tới 115 mcg axit folic. Bạn có thể mua đỗ khô và nấu chín nhưng nếu dùng đỗ ngâm đóng hộp cũng không sao vì chúng có cùng một hàm lượng axit folic.

Súp lơ xanh

Một bát soup súp lơ xanh có tới 104mcg axit folic (khoảng ¼ nhu cầu axit folic hàng ngày). Ngoài ra, súp lơ xanh còn giàu canxi, vitamin C, chất xơ và sắt.

Hạt hướng dương

Trong số các loại thực phẩm có hạt có axit folic thì hạt hướng dương nằm trong danh sách các loại hạt có hàm lượng folate cao nhất. Hạt hướng dương là đặc biệt giàu folate, nhưng bạn cũng có thể chọn các loại hạt khác như hạt vừng hay quả óc chó để thay thế hạt hướng dương nếu muốn.

Quả bơ

Khi nói đến dinh dưỡng trước khi mang thai, quả bơ là nguồn chất tuyệt hảo. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folate. Nhưng không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega 3 (chất béo lành mành, tốt cho tim của mẹ và não của bé).

Nước cà chua

Một cốc nước ép cà chua có 48mcg axit folic. Ngoài ra, nước ép cà chua còn giúp cơ thể hấp thu sắt tối đa, nhất là khi bạn đang dùng viên bổ sung sắt. Nếu nước ép cà chua không phải món ăn ưa thích của bạn thì một bát soup cà chua được xem là thay thế hoàn hảo.

]]>
https://meyeucon.org/19596/nhung-thuc-pham-bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau/feed/ 7
Ăn uống cho bà bầu và những điều cần biết https://meyeucon.org/19075/an-uong-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-biet/ https://meyeucon.org/19075/an-uong-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-biet/#respond Sat, 17 Sep 2011 10:52:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=19075 Ăn uống dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định tới sức khỏe và trí tuệ của bé yêu sau này. Ngoài những lưu ý chung hết sức quan trọng, bà bầu cũng cần biết “chọn” cho mình những thực phẩm giàu dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ vitamin trong quá trình mang thai. Chúng tôi xin cung cấp những thông tin hữu ích sau đây, giúp cho các mẹ bầu có thêm những kiến thức bổ ích về dinh dưỡng.

Những lưu ý chung về ăn uống

– Bà bầu nên có một chế độ ăn uống với thức ăn thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, đậu và đặc biệt là đậu nành.

– Các mẹ bầu nên chú ý giới hạn những sản phẩm động vật, nếu ăn thì nên chọn thịt nạc, thịt ức gà (không da), sữa ít béo. Những loại thực phẩm này rất giàu vitamin A,D,E đặc biệt có lợi cho bào thai.

– Không nên tiêu thụ nhiều dầu cá và thức ăn từ cá vì bà bầu rất dễ nhiễm thủy ngân từ loại thực phẩm này, mà thủy ngân lại cực kỳ độc hại cho thai nhi. Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên bổ sung khoảng 350-400gram cả mỗi tuần là đủ.

– Đừng tham ăn quá nhiều trứng đặc biệt là lòng trắng trứng. Bạn chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần và nên ăn nhiều lòng đỏ hơn.

Những loại vitamin cần thiết trong thai kỳ

Axit folic

Axit folic rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và tủy sống của thai nhi. Axit folic (hay còn gọi là folate) có nhiều trong cơm, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu, chuối, bông cải xanh và sữa. Vì nhu cầu về lượng dưỡng chất này khi mang thai cần là 400-600mcg nên phụ nữ cần bổ sung axit folic ngay cả lúc trước khi mang thai.

Sắt

Mang thai là thời gian cơ thể cần bổ sung lượng sắt nhiều nhất. Sắt giúp tạo ra nguồn máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển hoàn thiện. Bạn nên bổ sung sắt vào cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt mỗi ngày như thịt bò, thịt gia cầm, đậu nành, rau bina, khoai tây. Bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin chứa sắt từ tuần thai thứ 20 trở đi.

Xem thêm: Tại sao cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Canxi

Canxi có tác dụng xây dựng xương và răng cho thai nhi, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật cho mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên uống sữa giàu canxi thường xuyên và bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào chế độ ăn hàng ngày như hạnh nhân, hạt mè, đậu nành, rau lá xanh, cá hồi đông lạnh, bông cải xanh.

Vitamin C

Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất collagen tốt cho sụn, cơ, mạch máu và xương thai nhi. Vitamin C cũng có tác dụng chữa lành các khiếm khuyết ở mô thai nhi. Bà bầu không bổ sung đủ loại dưỡng chất này sẽ có nguy cơ bị vỡ ối sớm và sinh non. Bạn nên biết rằng vitamin C không có sẵn trong người mà cần bổ sung mỗi ngày từ chế độ ăn uống. Những loại thực phẩm giàu vitamin C là cam, xoài, đu đủ, dưa đỏ, dâu tây, bông cải xanh, nước ép trái cây…

Vitamin D

Nguồn vitamin D dồi dào nhất cho tất cả chúng ta là từ mặt trời. Vitamin D rất quan trọng với sức khỏe răng, cấu trúc xương và khả năng hấp thụ canxi. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D từ những loại thực phẩm như cá mòi đóng hộp, sữa, nước cam, lòng đỏ trứng gà.

DHA

DHA rất cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung loại dưỡng chất này mỗi ngày. Những thực phẩm giàu DHA bao gồm: dầu cá hồi, dầu cá cơm, trứng gà.

Ăn uống hợp lý rất có lợi cho sức khỏe của bạn

Nên bổ sung và nên tránh

Bà bầu cần bổ sung những gì?

– Mỗi ngày, thai phụ nên bổ sung khoảng 400 gram thực phẩm động vật tươi bao gồm thịt gia cầm, thịt bò, cừu, dê hoặc cá. Nên thay đổi món ăn các ngày trong tuần để không bị ngán như thứ 2 ăn cá, thứ 3 ăn thịt gà, thứ 4 ăn thịt lợn… Tất cả những loại thực phẩm bạn bổ sung hàng ngày đều đảm bảo tươi sống và cần được nấu chín. Cần tránh tuyệt đối việc ăn đồ tái sống và những loại cá chứa nồng độ thủy ngân cao.

– Cần đảm bảo mỗi ngày bổ sung đủ 2 ly sữa tươi, sữa bà bầu hoặc sữa chua, kefir…

– Thường xuyên ăn trứng đặc biệt là trứng gà luộc. Lòng đỏ trong trứng gà rất giàu các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng không nên bổ sung quá liều lượng mà một tuần chỉ cần 3-4 quả là đủ.

– Bà bầu cũng cần đảm bảo ăn đủ hải sản 2 lần /tuần.

– Đảm bảo mỗi tuần ăn một lần nội tạng động vật sạch được nuôi từ đồng cỏ như gan, tim của bò, cừu. Thực phẩm này đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao.

– Hàng ngày hãy đừng quên ăn những món canh hầm từ xương bò, gà, lợn… Chúng cũng rất giàu dinh dưỡng đấy.

– Bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn với rau xanh, trái cây, mật ong nguyên chất và các loại hạt, đậu.

Bà bầu nên tránh những gì?

– Khi mang thai, bạn nên cẩn trọng với tất cả những loại thuốc bổ sung vào cơ thể kể cả những loại viên uống vitamin.

– Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc.

– Bà bầu cũng cần bỏ thói quen uống rượu bia để tránh nhiễm triệu chứng rượu bào thai.

– Nên tránh lạm dụng những thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp như khoai tây chiên, thịt chế biến sẵn, đồ đông lạnh…

– Nên hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại kể cả những loại chất tẩy rửa.

– Caffein trong cà phê, trà (bao gồm cả trà xanh) và nước uống đóng chai đều nên hạn chế.

]]>
https://meyeucon.org/19075/an-uong-cho-ba-bau-va-nhung-dieu-can-biet/feed/ 0
Khi mang thai nên ăn gì? https://meyeucon.org/17699/khi-mang-thai-nen-an-gi/ https://meyeucon.org/17699/khi-mang-thai-nen-an-gi/#comments Sat, 25 Jun 2011 21:23:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=17699 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Tôi lần đầu tiên mang thai và cũng như nhiều bà mẹ khác, tôi có rất nhiều băn khoăn về chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Vậy xin hỏi bác sĩ chúng tôi nên ăn gì khi mang thai? Và có phải lưu ý thêm những gì trong chế độ ăn uống đó không? Cảm ơn bác sĩ.

Khi mang thai nên ăn gì? Câu hỏi quen thuộc của bà bầu

Trả lời: Đúng là chế độ ăn uống trong thai kỳ là rất cần thiết, nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng bởi chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể bảo đảm ăn đủ, ăn đúng và ăn thông minh. Vậy cụ thể sẽ như thế nào?

Ăn đủ

Ăn nhiều và không có chọn lọc sẽ gây nhiều tác hại hơn là lợi ích bởi giai đoạn cuối thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng huyết áp… Giữ cân nặng tăng vừa phải và con đủ cân, đủ tuổi sẽ dễ dàng hơn của bạn lúc sinh cũng như sức khỏe của con sau này. Nếu bạn quá gầy thì nên có sự chuẩn bị trước khi mang thai để tăng cân hơn 1 chút. Nếu bạn béo thì có thể hạn chế đi một chút. Vậy hãy nhớ tới cụm từ “ăn đủ” để bảo đảm bạn giữ một mức tăng hợp lý.

Ăn đúng

Hãy nhớ tới 4 nhóm thức ăn quan trọng:

  • Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
  • Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
  • Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
  • Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Cho dù thế nào bạn cũng phải có sự cân đối trong ăn uống giữa 4 nhóm này, không nên chỉ vì thích ăn thịt mà bỏ rau, không nên quá kiêng chất béo vì sợ tăng cân. Ngoài ra hãy cố gắng uống nhiều nước để lượng nước ối dồi dào, giúp nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất. Việc bạn “ăn đúng” đã gần như bảo đảm cho sức khỏe của bạn trong suốt thời kỳ mang thai rồi đấy.

Ăn thông minh

Đây chính là vi chất cần thiết cho bé yêu của bạn trong suốt thai kỳ. Cho dù bạn ăn đủ, ăn đúng đã rất tốt rồi, nhưng ăn thông minh lại có vai trò cho tương lai nhiều hơn. Bạn hãy nhớ một số vi chất quan trọng trong thai kỳ sau đây:

– Axit Folic: Là một dạng vitamin B, rất cần thiết cho sự phát triển ống thần kinh và có nhiều trong rau, đậu đặc biệt là ngũ cốc.

– Canxi: Hãy nhớ tới sữa và các chế phẩm từ sữa khi bạn muốn bổ sung canxi, ngoài ra các loại rau củ cũng là nguồn canxi dồi dào cho bạn.

– Sắt: Rất cần thiết để tạo máu và có nhiều trong thịt, gan động vật, cá, các loại đậu, rau

– Choline: Có lẽ bạn ít nghe tới dưỡng chất này, nó giúp cho bé sau này có trí tuệ phát triển và có nhiều trong gan, trứng gà, thịt gà

– Các vitamin khác: Ngoài ra các loại vitamin khác đều cần thiết, nhưng cơ bản đã được bổ sung thông qua dinh dưỡng hàng ngày.

Thông thường khi mang thai, vitamin thường được bổ sung qua thuốc bổ, tuy nhiên hãy chú ý một chút tới các thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng nói trên để lựa chọn ăn một cách thông minh nhé.

]]>
https://meyeucon.org/17699/khi-mang-thai-nen-an-gi/feed/ 14