Trong điều trị biếng ăn kéo dài hay bất kỳ một căn bệnh nào, điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu được nguyên nhân: nếu trẻ biếng ăn do nhiễm khuẩn thì điều trị nhiễm khuẩn; nếu do sai lầm về ăn uống thì thay đổi chế độ ăn và cách chế biến món ăn; còn nếu là nguyên nhân tâm lý thì khích lệ, động viên trẻ trong các bữa ăn.
Hầu hết ở trẻ đều có giai đoạn biếng ăn nên cha mẹ đừng vội lo lắng, đừng vội thúc ép trẻ ăn. Bởi điều này chưa chắc đã đem lại hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược làm cho tình trạng biếng ăn kéo dài lâu hơn. Mẹ chỉ nên thực sự lo lắng khi trẻ có những biểu hiện sau:
Bình thường một bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài trong khoảng từ 15-20 phút, chậm nhất là 30 phút. Nếu thời gian của trẻ kéo dài hơn, lớn hơn 30 phút thì có thể con bạn đang bị biếng ăn. Trái ngược với tình trạng ăn ngon miệng, tinh thần thoải mái trong mỗi bữa ăn thì trẻ biếng ăn thường hay gào khóc, sợ sệt trước mỗi bữa ăn, không chịu há miệng, quay mặt đi, không hợp tác với người cho ăn…
Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ nhịn ăn và hi vọng con sẽ cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn sai mẹ nhé. Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, càng nhịn ăn, trẻ càng biếng ăn hơn vì khi không ăn, men tiêu hóa không được tiết ra, gây ảnh hưởng đến đường ruột cũng như sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn và xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý và lành mạnh cho trẻ. Nếu có thể, mẹ nên thay đổi cách chế biến món ăn và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ khoa nhi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Hãy tìm ra nguyên nhân để lựa chọn phương pháp cải thiện phù hợp cho trẻ.
☛ Đọc thêm: Biếng ăn ở trẻ và những dấu hiệu nhận biết!
Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả đối với sức khỏe và phát triển của trẻ, như:
Khi trẻ không ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, gây chậm tăng cân, chậm lớn, da xanh xao, tóc rụng, móng tay yếu… Thiếu hụt dưỡng chất cũng làm giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
Biếng ăn khiến trẻ thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương khớp, cơ bắp và nội tạng, trẻ sẽ bị chậm phát triển chiều cao và cân nặng so với độ tuổi. Biếng ăn kéo dài có thể khiến trẻ bị thấp còi hoặc béo phì do ăn không cân bằng.
Thiếu hụt các chất bột, đường, protein, chất béo omega-3, vitamin nhóm B… trẻ sẽ bị giảm khả năng tư duy, học tập và ghi nhớ. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể gây ra các vấn đề về hành vi, tâm lý và cảm xúc.
Khi trẻ không ăn sáng hoặc ăn không đủ các bữa trong ngày, dịch vị trong dạ dày sẽ tiết ra liên tục và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Trẻ biếng ăn kéo dài có thể mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sự biếng ăn kéo dài ở trẻ:
Sự thay đổi trong chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Chẳng hạn như chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn đặc hơn, hoặc chuyển từ thức ăn tự nấu sang bột ăn dặm pha sẵn. Điều này có thể gây ra sự biến đổi trong khẩu vị của trẻ và làm cho trẻ khó chấp nhận thức ăn mới.
Môi trường không tốt cũng gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Ví dụ, nếu không có thời gian cố định cho bữa ăn, không có một không gian yên tĩnh và thoải mái để trẻ ăn, hoặc không có sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh và gia đình, trẻ có thể không muốn ăn hoặc cảm thấy không thoải mái khi ăn.
Một số vấn đề sức khỏe có thể là nguyên nhân gây ra sự biếng ăn ở trẻ, chẳng hạn như bệnh lý tiêu hóa, rối loạn tâm thần, tăng động và chậm phát triển…
Lo lắng, sợ hãi hoặc sự thay đổi trong tâm trạng có thể làm cho trẻ biếng ăn. Một sự thay đổi trong môi trường gia đình, như chuyển nhà, cha mẹ cãi nhau hoặc sinh em bé mới, cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và làm cho trẻ không muốn ăn.
Nếu trẻ ăn quá nhiều thức ăn không lành mạnh, uống nhiều đồ ngọt hoặc dùng các thiết bị điện tử trong khi ăn, trẻ có thể hình thành thói quen ăn uống không tốt và trở nên biếng ăn.
Cách khắc phục tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là một số cách các mẹ có thể tham khảo:
1. Nếu trẻ biếng ăn do bệnh lý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn khi khỏi bệnh.
2. Nếu trẻ biếng ăn do tâm lý, cha mẹ nên tôn trọng cảm xúc của trẻ và không ép buộc hoặc quát mắng trẻ khi ăn. Cha mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, cho trẻ tự cảm nhận và thử nghiệm các món ăn, khen ngợi và động viên trẻ khi ăn hết.
3. Nếu trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cha mẹ nên xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi và khả năng ăn uống của bé. Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ và cân bằng các nhóm thực phẩm quan trọng như ngũ cốc, thịt cá trứng, sữa hoặc sản phẩm từ sữa, rau hoặc trái cây. Cha mẹ cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ thành nhiều bữa trong ngày, đa dạng hóa các món ăn để giảm bớt áp lực mỗi bữa ăn cho trẻ
4. Cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu để đáp ứng nhu cầu về dưỡng chất của trẻ.
☛ Tham khảo thêm: Bé 2 tuổi biếng ăn – cha mẹ phải làm gì?
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân, hậu quả cũng như cách khắc phục tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ. Nếu các bạn muốn tham khảo thêm các thông tin liên quan về cách chăm sóc trẻ hay phương pháp hỗ trợ trẻ biếng ăn thì có thể xem thêm tại website Norikidplus.vn
]]>Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm.
Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.
Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này
Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn.
Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại những vết sẹo lớn.
Đồ chiên, rán, xào sẽ gây nóng cơ thể.
Cam, chanh là hai trong số các loại thực phẩm sẽ gây ra phản ứng có tính a xít, tạo ra nhiều mụn nước khiến bạn càng ngứa nhiều.
Thực phẩm nhiều gia vị gây nóng rát ở vùng ngực và gây viêm, làm cho bạn càng cảm thấy khó chịu trong giai đoạn này.
Cà phê và sô cô la có tính a xít sẽ làm sưng tấy các tổn thương ở da, gây ngứa nhiều.
Đồ nếp như xôi, bánh chưng… có thể làm sưng tấy và mưng mủ nốt thủy đậu.
Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất vì nhục quế có tính đại nhiệt, thuần dương, tác dụng ôn nhiệt trợ hỏa, quá khô táo, làm tổn hại âm chất, rất nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.
Đậu phộng, hạt trái cây và nho khô… chứa một hàm lượng lớn arginine có thể thúc đẩy virus phát triển và khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn.
Người bị bệnh thủy đậu cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, có thể là nước lọc, nhưng tốt nhất là các loại nước ép từ trái cây tươi. Nước trái cây còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Rau tươi và trái cây tươi giàu vitamin A và C, bio-flavonoid. Các vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bổ sung thực phẩm giàu kẽm, magiê, canxi để kích thích hệ miễn dịch. Một số loại rau tốt cho bệnh nhân thủy đậu: cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua.
Những người bị mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch.
]]>1.Triệu chứng của bệnh Thủy đậu ở trẻ em
Khi bắt đầu phát bệnh thủy đậu, trẻ có thể có biểu hiện như:
Ở giai đoạn đầu, trẻ thường bị đau đầu, sốt, khó chịu, quấy khóc (trẻ sơ sinh), đau cơ, chán ăn. Tuy nhiên, có một số trường hợp không có triệu chứng báo động.
Ở giai đoạn tiếp theo mẹ sẽ thấy xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng nhạt và sau 1 – 2 ngày xuất hiện các nốt đậu. Mụn nước mọc ở mặt, ngực sau đó đến lưng, và nhanh chóng sau 24 giờ có thể toàn thân. Phỏng nước chứa dịch mà trong, có thể màu đục nếu như bên trong chứa mủ. Các mụn thủy đậu mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên cùng một vùng da có thể có mụn đỏ rát, mụn nước trong, đục hoặc mụn đã đóng vảy.
Thường thì bệnh kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong giai đoạn cuối, các nốt thủy đậu đóng vảy và bay đi rất nhanh, nếu không bị biến chứng bội nhiễm thì sẽ không để lại sẹo. Sức khỏe của bé cũng phục hồi dần, giảm sốt, hạch sau tai hết, hết đau họng, ăn uống trở lại bình thường.
2. Cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh Thủy đậu.
3. Những lưu ý khi trẻ mắc Thủy đậu
Khi trẻ mắc Thủy đậu. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng sau cần đưa trẻ đến khám ngay tại các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị.
4. Các biến chứng của bệnh Thủy đậu.
Bệnh Thủy đậu ở trẻ nhỏ tuy là bệnh lành tính nhưng lại có thể có rất nhiều các biến chứng và các biến chứng đều vô cùng nguy hiểm như:
Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường, một số trường hợp có thể gây tử vong. Vì vậy khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
]]>Nhiều bố mẹ thắc mắc: Đã có tài liệu nào chứng mình việc ăn xương không bổ xương chưa? Việc trẻ không nên ăn nước hầm xương ống, còn người lớn thì sao?
Nhiều độc giả cho rằng họ đã đọc qua rất nhiều tài liệu cho rằng nước hầm xương rất tốt, nhưng cũng nhiều nhận định ngược lại. Vậy vấn đề khoa học này, đâu là đúng?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Dân gian vẫn thường ninh xương ống để lấy nước ngọt ăn. Tuy nhiên, thực tế thì trong nước xương có các khoáng chất vô cơ, khi hấp thu thì chuyển thành chất khoáng hữu cơ. Trong nước ninh xương có nhiều chất béo, vì vậy trẻ em không nên ăn; hoặc nếu ăn thì trước đó nên được gạn bớt phần béo đi. Một điều nữa, không nên chỉ ninh xương ống, mà có thể ninh xương gà, xương lợn để các loại nước ngọt này đa dạng hơn.
Vấn đề ở tủy xương
Bác sĩ Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên Bộ Y tế cho biết: tủy xương có thành phần gì gây cản trở khả năng hấp thu canxi vào cơ thể trẻ thì cho đến nay vẫn chưa có chứng cứ khoa học chứng minh. Chỉ có thể phỏng đoán: Trong tủy xương chứa một loại mỡ mà khả năng ống tiêu hóa của trẻ chưa vẹn toàn nên khó tiêu.
Điều mẹ cần chú ý không lạm dụng dùng nhiều nước hầm xương. Đặc biệt, khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa thì không cho dùng nước hầm xương.
Mẹ cũng nên biết: Trong phần cứng của xương có khoáng chất, nhưng trong cá, tôm cũng có các chất khoáng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là nên ăn thực phẩm đa dạng để bổ sung các chất khoáng chứ không nhất thiết là chỉ tập trung vào nước xương.
]]>1. Tinh bột: 6 phần mỗi ngày
Tinh bột có chứa chất sơ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, có chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc làm sẵn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.
Đối với bé từ 3 đến 5 tuổi, một phần tinh bột bằng:
2. Hoa quả và rau xanh: 5 phần mỗi ngày
Hoa quả và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, như vitamin A, C và Kali. Ngoài ra, hầu hết các loại hoa quả đều chứa chất chống ooxxi hóa, các chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh về tim mạch.
Đối với bé từ 3 đến 5 tuổi, một phần hoa quả và rau xanh bằng:
3. Sản phẩm từ sữa: 2 phần mỗi ngày
Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều canxi giúp răng và xương bé chắc khỏe. Sản phẩm từ sữa còn cung cấp nhiều đạm, đó là sản phẩm thay thế khi con trẻ không thích ăn thịt.
Đối với bé từ 3 đến 5 tuổi, một phần sản phẩm từ sữa bằng:
4. Thịt: 2 phần mỗi ngày.
Thịt, cá cung cấp chất đạm ngoài ra còn có đậu khô, trứng và các loại hạt chứa dầu. Những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B.
Bé từ 3 đến 5 tuổi nên ăn 0,14kg thịt mỗi ngày và các loại thực phẩm giàu đạm khác.
Đối với bé từ 3 đến 5 tuổi, 1 phần thực phẩm giàu đạm bằng:
Viêm họng cấp ở trẻ em có nguy hiểm không? (Ảnh minh họa)
Cần đưa bé tới bác sĩ khám khi nhận thấy có những biểu hiện nặng. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ có những biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp, cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện những quy tắc điều trị sau:
Đưa trẻ đi bác sĩ nếu hiện tượng nấc cụt của trẻ kéo dài
– Trẻ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, chân tay tê mỏi: Cũng giống như dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác, đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp.
– Trẻ bị nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn và hay quấy khóc: Sau khoảng 1-2 ngày phát bệnh, trẻ bị chảy nước mũi trong và loãng, cổ họng sưng đau. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ sốt nghiêm trọng ở 38 độ C, trẻ từ 3-6 tháng tuổi sốt nghiêm trọng ở 38,3 độ C, còn trẻ 6 tháng bị viêm họng thì mức độ sốt nghiêm trọng hơn với 39 độ C.
– Khi bị sốt cao, trẻ sẽ có biểu hiện nhức đầu, ớn lạnh và người đau mỏi, cổ họng sưng khiến trẻ nuốt đau.
– Sưng hạch ở cổ.
– Bé bị viêm họng ho nhiều: Ở giai đoạn đầu khi bệnh mới xuất hiện, trẻ có cảm giác khô và nóng ở cổ họng, khát nước, khi nói và ăn sẽ có cảm giác đau rát. Có khi nhiễm khuẩn ở cổ họng đến mức không ăn, uống được gì.
– Nếu trẻ bị viêm họng kèm theo sốt cao thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và tìm ra nguyên nhân gây viêm họng.
– Trẻ bị viêm họng nên cơ thể dễ bị mất nước. Các mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Nếu trẻ bị viêm họng do thời tiết thì có thể sẽ nhanh chóng khỏi khi cơ thể được bổ sung đầy đủ nước.
– Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi, nảy nở và khiến cho trẻ bị viêm họng nặng hơn.
– Hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, ăn kem và cần phải súc miệng ngay sau khi ăn thức ăn để răng miệng sạch sẽ.
– Cho trẻ uống thuốc theo đơn bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc vì có thể khiến bệnh nặng hơn.
Sự thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa cũng dễ khiến trẻ bị viêm phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, do dị ứng với phấn hoa, hít phải các chất kích thích như khói thuốc, sợi bông hoặc len…
Biểu hiện của bệnh là trẻ gặp khó khăn khi thở, hơi thở nặng nhọc, giọng khò khè, ho nhiều và xuất hiện đờm. Khi thấy đờm của trẻ có màu vàng trắng tức là trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Lúc này, người lớn không nên khiến trẻ cáu kỉnh vì khi đó trẻ sẽ hét to, việc hô hấp sẽ gặp khó khăn.
Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm.
Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước và rau tươi. Trẻ bị viêm phế quản thường tiêu hóa kém nên cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, vì thế, khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và nấu dạng lỏng để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nếu trong quá trình điều trị mà trẻ xuất hiện nhiều đờm,người lớn nên khuyên trẻ nhổ ra ngoài chứ không được nuốt. Nên để trẻ nằm nghiêng để dễ thở và cũng thuận lợi cho quá trình đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
Người lớn nên chú ý, tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy nước mát để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng.
Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Đặc biệt, khi trong nhà có trẻ bị viêm phế quản thì người lớn tuyệt đối không được hút thuốc vì điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
Khi bé bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi…nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Mẹ cần mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay, chân
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất.
Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.
Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái.
Chi tiết: Bệnh viêm họng cấp
Chi tiết: Viêm họng hạt ở trẻ
Chi tiết: Viêm họng mủ
Và nếu ăn sữa chua đúng thời điểm thì loại thực phẩm này còn phát huy tác dụng gấp nhiều lần, rât có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Ăn sữa chua buổi xế chiều
Đặc biệt đối với những người làm việc văn phòng, thường xuyên phải tiếp xúc với bức xạ máy tính thì bổ sung sữa chua vào lúc xế chiều là một việc làm rất có lợi cho cơ thể.
Các men tiêu hóa tốt có trong sữa chua sẽ giúp đường ruột hoạt động mạnh mẽ, hấp thụ thức ăn còn sót lại của bữa trưa giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh tình trạng lờ đờ uể oải vào cuối ngày.
Ăn sữa chua buổi tối
Khoảng thời gian từ 12h đêm đến hừng sáng là lúc cơ thể tụt canxi đến mức thấp nhất, chính vì vậy bổ sung sữa chua vào buổi tối rất có lợi cho việc hấp thụ canxi của cơ thể vào ban đêm.
Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, không ăn sữa chua buổi tối là bạn đã bỏ qua thời điểm vàng giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì thế, sau khi ăn tối khoảng 2h bạn nên bổ sung thêm 1 phần sữa chua để bù đắp canxi cho cơ thể trong khi ngủ.
Không giống như sữa, acid lactic có trong sữa chua có khả năng giữ lại canxi tốt hơn cả, chính vì thế bổ sung sữa chua trước khi đi ngủ là cách tối ưu để cung cấp canxi cho bản thân.
Một số lưu ý trong cách cho trẻ ăn sữa chua:
– Nếu ăn sữa chua trước khi ngủ thì cần đánh răng kĩ càng, do sữa chua chứa nhiều axit sẽ dễ dàng gây sâu răng.
– Không ăn sữa chua khi đói vì sẽ kích thích đường ruột khiến cho dinh dưỡng chưa được hấp thụ đã bị đào thải ra ngoài.
– Cách ăn sữa chua bằng thìa inox thay vì thìa nhựa tuy không gây mất chất nhưng vẫn là một cách ăn không thông minh vì nó ảnh hưởng đến vị chuẩn của sữa chua.
Trường đại học Oxford đã thực hiện một nghiên cứu nhỏ cho thấy tất cả tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đều cảm thấy, khi ăn bằng thìa nhựa (với kích thước không lớn hơn thìa café) hương vị của sữa chua ngọt và thơm hơn khi ăn bằng thìa inox. Vì vậy, khi cho trẻ ăn sữa chua, bố mẹ nên chọn thìa nhựa.
]]>