Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nguyên nhân trẻ khóc đêm https://meyeucon.org/42679/nguyen-nhan-tre-khoc-dem/ https://meyeucon.org/42679/nguyen-nhan-tre-khoc-dem/#respond Thu, 18 Jan 2018 15:20:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=42679 Hiện tượng khóc đêm ở trẻ không phải là hiếm gặp, đôi khi vì không thể xác định được nguyên nhân mà làm cho các bậc cha mẹ phải rất khó khăn khi dỗ dành trẻ.

Việc khóc đêm kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ và cả người chăm sóc trẻ.Có rất nhiều nguyên nhân gây trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm rất phổ biến mà các bậc phụ huynh nên tham khảo và áp dụng vào việc quan sát những biểu hiện trẻ để chủ động hạn chế trẻ hay khóc về đêm.

Bị đau và khó chịu khi mọc răng

Khi trẻ được 5 tháng tuổi,trẻ bắt đầu mọc răng và đến giai đoạn được hai tuổi răng sẽ mọc đủ. Trẻ khóc đêm có thể do cảm giác bị đau hay khó chịu khi mọc răng mà quấy khóc. Hãy để ý đến phần gò má, cằm, nướu nếu thấy bị sưng đỏ hay có sốt nhẹ… lúc đó nên nghĩ ngay nguyên nhân mọc răng mà gây đau cho trẻ. Các bác sĩ kiến nghị nên dùng biện pháp chườm lạnh cục bộ để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ, khi răng trẻ mọc dài ra thì giấc ngủ trẻ sẽ về trạng thái cũ.

Quấy khóc do tiểu dầm

Khi tã lót ướt sũng vì nước tiểu, trẻ sẽ ngủ không ngon giấc, lăn qua lăn lại, quấy khóc… Do đó, cần thay tã cho trẻ kịp thời, trước khi ngủ khoảng nửa tiếng đồng hồ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước, nếu không sau khi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 tiếng đồng hồ sau trẻ sẽ đi tiểu từ 3 – 4 lần. Ngoài ra, nếu bạn đã nắm rõ quy luật tiểu đêm của trẻ, bạn cũng có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé, điều này vừa tránh cho bé khó chịu dẫn đến quấy khóc mà cũng vừa bảo đảm giấc ngủ cho cả người lớn.

Bé bị nghẹt mũi

Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm cho biết, khi trẻ bú sữa mũi thường bị nghẹt đặc biệt là những trẻ vừa mới sinh chưa bao lâu hoặc những trẻ bị cảm thì trong xoang mũi có rất nhiều vảy mũi,làm cho bé khó thở bằng mũi, có khi trẻ phải dùng miệng để thở. Không khí khô bên ngoài tác động vào cổ họng làm cho trẻ bị khô họng dẫn đến ho khan và gây cảm giác rất khó chịu. Lúc này, các bậc phụ huynh nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi trẻ, làm mềm vảy mũi, làm sạch bộ phận xoang mũi, từ đó trẻ mới hít thở được dễ dàng và tiếp tục ngủ ngon giấc.

Chú ý nhiệt độ phòng ngủ

Nhiệt độ phòng ngủ của bé phải được điều chỉnh sao cho thích hợp, không nên nóng quá hay lạnh quá, nên mặc áo ấm hơn là đắp mền cho bé vì bé hay đạp bỏ mền khi ngủ sẽ dễ bị cảm lạnh.

Những tác nhân gây dị ứng cho bé

Những tác nhân này có thể làm đường hô hấp của bé bị kích ứng dẫn đến quấy khóc. Những tác nhân gây kích ứng này có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, thuốc xịt côn trùng, mùi nước sơn… Do đó cần phải đảm bảo phòng ngủ bé được thoáng mát, không khí được lưu thông, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng như trên, giữ cho phòng óc được sạch sẽ và không khí trong phòng được trong lành.

Tiếng ồn    

Tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi trẻ đang ngủ có thể đánh thức trẻ, làm trẻ bị giật mình và quấykhóc. Do đó nên cố gắng giữ phòng ngủ được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay âm thanh lớn hay khi lựa chọn phòng ngủ cho bé nên chọn vị trí yên tĩnh để trẻđược ngủ giấc ngủ sâu.

Bé bị cảm sốt

Khi bé bị cảm, bé dễ thức đêm quấy khóc do hô hấp của bé gặp khó khăn, phải kịp thời rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng bệnh… nên cho trẻ uống nhiều nước ấm, uống các loại nước ép trái cây, dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống nghẹt mũi dưới sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, sốt cũng là triệu chứng thường đi kèm khi bé bị cảm, các bậc phụ huynh nên áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, càng sớm càng tốt,tránh tình trạng để trẻ bị sốt quá cao gây giật rất nguy hiểm cho trẻ.

Tiêu hóa không tốt

Bước vào mùa hè, do trẻ ăn các loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Lúc này chúng ta nên để ý bụng của trẻ có bị phình to hay thường đánh rắm mà vẫn không đi tiêu được hay không. Nếu có phải đưa trẻ đến bác sĩ để được hướng dẫn cho trẻ dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và quan trọng hơn là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn là những loại dễ tiêu và thức ăn thức uống phải cho trè dùng ngay khi vừa chế biến xong.

Rời mẹ một cách đột ngột

Do mẹ hay người giữ trẻ đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm bé cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp bé nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh mới.

Những biến đổi trong tâm trạng của người lớn

Nếu như người thân yêu, gần gũi nhất của trẻ, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn, như tức giận, buồn phiền,mất ngủ, lo lắng… cũng rất dễ lây sang trẻ; nếu mối quan hệ gia đình bị xáo trộn, xung đột gia đình hoặc việc chuyển nhà đi nơi khác… cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng, quấy khóc. Do đó, người lớn không nên vì tâm trạng không vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của trẻ và điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ về sau.

Hoạt động quá mức

Do hệ thống thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày có những hoạt động quá sức có thể làm cho não bộ trẻ vẫn còn trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên la khóc khi đang ngủ, hiện tượng này xảy ra giống như trẻ gặp phải ác mộng vậy.Vì thế, ban ngày không nên để trẻ hoạt động vui chơi quá mức làm não bộ đạt mức hưng phấn cực độ nhằm bảo đảm giấc ngủ trẻ được an lành.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ việc quấy khóc của trẻ do các nguyên nhân khách quan khác có thể áp dụng các cách như sau:

Đặt bé nằm trên ngực của mẹ,hai tay choàng lấy người bé, vỗ về nhẹ nhàng giúp bé bình tĩnh lại; hoặc dỗ trẻ bằng cách cho trẻ bú mẹ, nút bình sữa; bế trẻ ở tư thế đứng, cho toàn thân người trẻ áp vào vai và ngực mình; đặt bé nằm xuống nôi, đưa nhẹ nhàng có thể kết hợp hát ru để dỗ bé ngủ trở lạ

]]>
https://meyeucon.org/42679/nguyen-nhan-tre-khoc-dem/feed/ 0
Sự thiếu hụt đội ngũ y bác sĩ ở Anh khiến hàng trăm trẻ bị chết trong khi sinh https://meyeucon.org/34606/su-thieu-hut-doi-ngu-y-bac-si-o-anh-khien-hang-tram-tre-bi-chet-trong-khi-sinh/ https://meyeucon.org/34606/su-thieu-hut-doi-ngu-y-bac-si-o-anh-khien-hang-tram-tre-bi-chet-trong-khi-sinh/#respond Wed, 30 Apr 2014 11:00:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=34606 Anh đứng thứ 3 trong số 35 nước thu nhập cao có tỷ lệ trẻ sơ sinh chết cao nhất, chỉ sau Pháp và Úc.

Tiến sĩ David Richmond – Chủ tịch Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia Anh cho biết hàng trăm trẻ sơ sinh có thể bị chết trong khi sinh ở Sở Y tế mỗi năm là do sự thiếu hụt đội ngũ y bác sĩ. Số liệu cũng chỉ ra mỗi năm có 300 trẻ chết trong khi sinh hoặc ngay sau đó một thời gian ngắn cùng với hơn 1.200 trẻ bị tổn thương về não bộ và các các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác.

Cùng lúc đó, tại phòng thai sản Sở Y tế quốc gia cũng đang trong tình trạng khủng hoảng do thiếu hụt nhân viên và không thể đối phó với sự bùng nổ các ca sinh nở đã trở nên ngày một phức tạp do những người mẹ ngày một lớn tuổi và béo phì hơn.

Tiến sĩ Richmond – đại diện cho 6.000 bác sĩ sản khoa Anh cho biết: “Chúng ta cần nhìn thấy một sự thật rằng thiếu hụt nhân sự đã khiến các bác sĩ phải chịu nhiều áp lực và bận rộn hơn, mặt khác việc các trang thiết bị y tế cũ kỹ cũng có thể là một yếu tố đem lại kết quả xấu”.

Tiến sĩ Richmond cho hay nhiều bà mẹ phải chịu việc “mất con một cách hoàn toàn không đáng có”
Tiến sĩ Richmond cho hay nhiều bà mẹ phải chịu việc “mất con một cách hoàn toàn không đáng có”

Ông cũng chỉ trích tỷ lệ thai chết lưu cao ở Anh (xếp thứ 3 trong số 35 nước có thu nhập cao, chỉ sau Pháp và Úc) – gần 4000 ca/ năm hay khoảng 10 ca/ ngày – như là một mất mát to lớn và phần lớn có thể phòng ngừa mất mát này. Richmond bức xúc nói: “Mặc dù những con số này đã giảm gần đây nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ ở thế kỷ 21 phải chịu việc mất con một cách không đáng có”.

Trong một thập kỷ vừa qua, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở Anh đã tăng 22% và theo số liệu mới nhất vào năm ngoái thì đã có 144 trẻ chết trong khi sinh và hơn 134 trẻ chết một tuần sau khi sinh. Vì thế, cũng theo Richmond, mỗi giờ các bệnh viện cần thêm khoảng 800 bác sĩ để hỗ trợ và can thiệp thường xuyên khi các sự cố phức tạp nảy sinh trong quá trình lâm bồn của người mẹ.

Vấn nạn hàng năm có khoảng 1200 trẻ bị các chấn thương về não bộ được Richmond giải thích là do “thiếu oxy nghiêm trọng”, sẽ liên quan đến việc trẻ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương não và khuyết tật suốt đời: “Đây là những em bé được sinh ra trong điều kiện rất xấu và có thể có nhịp tim đập rất chậm hay miễn cưỡng thở hoặc không phản ứng với sự kích thích từ ngoài”.

Với mỗi trường hợp như vây, Sở Y tế quốc gia phải tốn hàng triệu bảng Anh để bồi thường cho các chi phí đáng kể từ việc phải chăm sóc sức khỏe suốt đời cho trẻ.

Khi được hỏi về nguyên ngân cái chết của trẻ, vị tiến sĩ này cho biết: “Có rất nhiều phụ nữ trải qua kỳ mang thai và sinh nở an toàn nhưng thi thoảng bi kịch vẫn xảy ra. Những bi kịch này thường do nhiều yếu tố và đòi hỏi phải được điều tra kỹ lưỡng để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Điều này tuy ít xảy ra khi những lỗi lầm nhỏ khi tích tụ lại dẫn tới bệnh”.

Ông cũng nói thêm: “Sửa chữa những vấn đề này không phải là dễ. Ngoài ra, có một sự khác biệt nữa: Các trận đánh thường được hủy bỏ bởi những lý do an toàn – tuy nhiên, những ca cấp cứu trong suốt thai kỳ và sinh nở lại không thể hủy bỏ được”.

Cộng thêm với sự thiếu hụt đội ngũ bác sĩ, Đại học Nữ hộ sinh Hoàng gia ước tính Sở y tế quốc gia cần thêm 5.000 nữ hộ sinh để đảm bảo khắc phục được vấn nạn này.

Trái ngược với những nhận định của Richmond, Tiến sĩ Dan Poulter, Bộ trưởng Y tế Anh lại cho biết tỷ lệ tử vong trong khi sinh đang giảm dần: “Tỷ lệ trẻ tử vong trong và sau sinh hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1993 đến nay, tuy nhiên vẫn còn có nhiều chuyện cần phải làm. Sở Y tế là một nơi an toàn để sinh nở với các phản hồi đáng tin tưởng từ phụ nữ và sự tự tin của nhân viên”.

]]>
https://meyeucon.org/34606/su-thieu-hut-doi-ngu-y-bac-si-o-anh-khien-hang-tram-tre-bi-chet-trong-khi-sinh/feed/ 0
Hai quy tắc giúp trẻ tránh bị lạm dụng https://meyeucon.org/34466/hai-quy-tac-giup-tre-tranh-bi-lam-dung/ https://meyeucon.org/34466/hai-quy-tac-giup-tre-tranh-bi-lam-dung/#respond Fri, 25 Apr 2014 01:00:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=34466 Trẻ bị xâm hại tình dục có nguyên nhân phần lớn đến từ cha mẹ như cho con ăn mặc hở hang và đặc biệt không biết cách giáo dục giới tính cho con.

Những câu chuyện thực tế

Trước khi cô bé tròn 3 tuổi, người mẹ này không nghĩ đến chuyện nói với con về tình trạng lạm dục tình dục vì nghĩ rằng bé còn quá nhỏ và mọi chuyện vẫn còn trong tầm kiểm soát của bố mẹ. Ngày bắt đầu bài học giúp con tự bảo vệ bản thân, Rachel nói với con gái Hannah: “Khi con đã mặc đồ lót vào, chỗ đó là dành riêng cho con. Không ai có thể chạm vào đó”. Cô chờ đợi con gái nói “dạ” một cách đơn giản. Vậy nhưng bé lại nói “Nhưng bác Ron đã cho tay vào chỗ đấy của con”, Rachel kể lại câu chuyện của mình trên trang web của NSPCC (một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh).

Trong sự hoài nghi, Rachel và chồng cô hỏi con gái thật cẩn thận về những gì Ron đã làm với cô bé. Gia đình Rachel đã thân thiết với Ron trong 10 năm qua nhưng chưa bao giờ biết rằng người đàn ông 60 tuổi, đã có vợ này, từng ở nhà một mình với Hannah khi gã đến thăm họ. Ron thường tận dụng mọi cơ hội để có được vài phút ở một mình với Hannah và lạm dụng bé. Gã hay rủ Hannah chơi trốn tìm và trốn cùng bé trong phòng ngủ rồi làm chuyện đó, thậm chí trong nhiều lần.

Giờ đây, Ron đang ngồi tù 8 năm vì tội lạm dụng tình dục. Còn Hannah phải mất một thời gian dài sau đó mới có thể hồi phục tâm lý sau một chuỗi dài buổi kiện cáo và ra tòa làm chứng để luật pháp trừng trị kẻ lạm dụng mình.

Giáo dục giới tính cho con cũng là giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân.
Giáo dục giới tính cho con cũng là giúp trẻ biết tự bảo vệ bản thân.

Tại Việt Nam, ngày 21/4, bảo vệ của một trưởng tiểu học ở Khánh Hòa vừa bị khởi tố vì tội dâm ô với hai em học sinh lớp 1 và lớp 2 ngay trong ca trực của mình.

Chuyên viên xã hội học Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ, người từng đứng ra tổ chức nhiều buổi nói chuyện về dạy trẻ cách bảo vệ bản thân, lo lắng cho rằng không chỉ bé gái mà hiện nay cũng có rất nhiều bé trai bị lạm dụng, nhất là ở các hồ bơi. Thống kê ở Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 1.000 trẻ bị xâm hại tình dục. Theo chị, cha mẹ có con nhút nhát có thể lo con khi bị lạm dụng mà không biết tự vệ, nhưng chính những đứa trẻ có vẻ bạo dạn, quảng giao lại đáng lo hơn. Đôi khi các bé bị lạm dụng mà không biết, bởi vốn quen được bố mẹ ở nhà âu yếm, nên không đề phòng khi được người lạ ôm hôn, và bị lạm dụng lúc nào không hay.

Trong một buổi gặp mặt với các vị phụ huynh của Hội quán Các bà mẹ, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia tâm lý Nguyễn Lan Hải nhận xét, trẻ bị xâm hại tình dục có nguyên nhân phần lớn đến từ cha mẹ như cho con ăn mặc hở hang và đặc biệt không biết cách giáo dục giới tính cho con.

Bà cho biết, trong những chuyến công tác về vùng xa, nhóm bác sĩ của bà nhận thấy có rất nhiều trẻ em con nhà nghèo dù đến tuổi đi học vẫn còn ở truồng. Và đó là một trong những lý do khiến trẻ dễ bị lạm dụng. “Chúng tôi đã tặng các em quần lót và dặn các bé, nếu bị ai động vào người, các con hãy túm chặt quần của mình lại”, bà kể lại.

Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang (khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1) trong một buổi nói chuyện với các phụ huynh tại TP HCM cũng cho biết việc giáo dục giới tính cho trẻ phải được thực hiện ngay từ khi trẻ còn mầm non. Nhiều người lớn cứ cho rằng giáo dục giới tính là nói với trẻ về các cơ quan sinh sản, như thế là rất sai lầm. Giáo dục giới tính chính là giáo dục để trẻ sống đúng giới tính của mình, biết bảo vệ bản thân mình và tôn trọng người khác.

Theo bác sĩ Trang, giáo dục giới tính cho trẻ có thể từ những việc rất nhỏ như cho trẻ mặc quần lót trước khi bé đến trường. “Trong rất nhiều trường tiểu học, đến giờ thay quần áo, các em nam và nữ đứng ở cùng một khu vực và thay đồ cùng nhau. Vì thế, việc bé vẫn mặc một chiếc quần lót trên người là điều rất cần thiết”, bác sĩ Trang khuyên.

Chị Thanh Thúy cũng cho biết, sắp tới, Hội quán Các bà mẹ sẽ mua quần lót để tặng cho các bé con nhà nghèo ở những vùng ven TP HCM. Ngoài mục đích giúp trẻ giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, thì đây cũng là một cách để giáo dục giới tính cho trẻ, giúp trẻ tự bảo vệ mình.

Hai quy tắc phụ huynh cần truyền đạt cho con:

Quy tắc quần lót (PANTS rules) mà tổ chức NSPCC kêu gọi các phụ huynh nên dạy cho con của mình:

P – Private (Riêng tư): Nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé, trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

A – Always remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con): Hãy cho trẻ biết rằng cơ thể trẻ thuộc về chính bé. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.

N – No means no (Không là không): Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.

T – Talk (Nói về những điều bí mật khiến con buồn): Cha mẹ giải thích cho con về sự khác biệt giữa những bí mật “tốt” và “xấu”. Những câu như “Đây là bí mật của riêng hai chú cháu mình” thường của những kẻ lạm dụng khiến trẻ con cảm thấy lo lắng và sợ không dám kể cho ai khác nghe. Những bí mật “tốt” có thể là món quà hay bữa tiệc. Những bí mật “xấu” là cái khiến con cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi. Con cần nói ra.

S – Speak up (Lên tiếng): Nói với con khi nào bé cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi, bé nên lên tiếng với người bé tin tưởng, có thể nói với bố mẹ, hay chị gái, cô giáo…

Bác sĩ Lan Hải giới thiệu Quy tắc bàn tay trong giao tiếp mà cha mẹ cần dạy trẻ để giúp trẻ tự bảo vệ mình.

Bàn tay của bé có 5 ngón và cũng được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp.

1. Ôm hôn, dùng với người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột.

2. Nắm tay: Với bạn bè, thầy cô, họ hàng.

3. Bắt tay: Khi gặp người quen.

4. Vẫy tay: Nếu đó là người lạ.

5. Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy nếu những người xa lạ mà bé cảm thấy bất an, tiến lại gần và có cử chỉ thân mật.

Luật bàn tay này không chỉ phù hợp với trẻ mầm non mà với trẻ tiểu học, vị thành niên.

]]>
https://meyeucon.org/34466/hai-quy-tac-giup-tre-tranh-bi-lam-dung/feed/ 0
Để hạn chế tình trạng vứt bỏ trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/34634/de-han-che-tinh-trang-vut-bo-tre-sinh/ https://meyeucon.org/34634/de-han-che-tinh-trang-vut-bo-tre-sinh/#respond Thu, 24 Apr 2014 01:00:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=34634 Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực và đứng thứ 5 thế giới.

Ngày 7/4, Công an quận 8, TP HCM tiếp tục làm rõ vụ một hài nhi bị bỏ trong túi ni-lông tại phường 15, quận 8. Trước đó, trong lúc đi gom rác, một công nhân vệ sinh công ích phát hiện thi thể bé gái sơ sinh này trong túi rác, cổ bị siết bởi một chiếc khăn.

Khá phổ biến

Trước đó, khoảng 17 giờ ngày 31-3, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ tiếp nhận sản phụ N. (SN 1991, tạm trú quận 8) cùng một bé trai sơ sinh nặng 2,9 kg. Chị N. được nhiều người bán hàng rong ở Công viên 30 tháng 4 (quận 1) đưa vào bệnh viện do đẻ rớt tại ghế đá công viên.

Không may mắn như chị N., ngày 24-3, sản phụ T. (SN 1988, ngụ tỉnh Phú Yên) sau khi đẻ rớt bé trai nặng 4 kg tại trạm xe buýt gần chợ Nguyễn Thái Bình (quận 1) đã quấn dây rốn, bọc bé vào bao ni-lông rồi cho vào ba-lô. Một người chạy xe ôm phát hiện, đưa T. vào Bệnh viện Từ Dũ. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cấp cứu nhưng cháu bé đã tử vong do bị ngạt thở.

Cháu bé bị đẻ rớt tại Công viên 30 tháng 4 (quận 1, TP HCM) được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.
Cháu bé bị đẻ rớt tại Công viên 30 tháng 4 (quận 1, TP HCM) được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.

Sau hơn 1 tháng nhận bé Bùi Tuyết Ngân làm con nuôi, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh (ngụ TP HCM) vừa tổ chức đầy tháng cho bé trong sự vui mừng của họ hàng. Bé Ngân – 1 trong 2 bé gái sơ sinh bị bỏ rơi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước vào ngày 5-1 (Báo Người Lao Động ngày 14-1 đã thông tin) – hiện đã cân nặng 5,7 kg.

Theo nhiều bác sĩ, chuyện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khá phổ biến. Một số bà mẹ chọn những giải pháp “tích cực” là bỏ con lại bệnh viện rồi trốn, bỏ ở nhà chùa hoặc một gia đình nào đó để mong nhận được sự giúp đỡ của xã hội; một số khác đã nhẫn tâm tác động vào con mình cho đến chết để dứt nợ đời!

PGS-TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em – Bộ Y tế, khuyến cáo: Ai cũng được tiếp cận dịch vụ y tế bình đẳng, nhất là với các sản phụ đến giai đoạn chuyển dạ, dù mang thai không mong muốn cũng cần phải đến bệnh viện để được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Cần thêm nhiều bài học làm người và giá trị sống

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 300.000 ca nạo phá thai, cao nhất so với các nước trong khu vực và đứng thứ 5 thế giới.

Nhiều ý kiến cho rằng để hạn chế tình trạng vứt bỏ trẻ sơ sinh, cần tuyên truyền để tránh mang thai ngoài ý muốn; trong trường hợp có thai thì cần sự chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng khi họ không có khả năng nuôi con.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hồn Việt (TP HCM), đánh giá: “Đây là hiện tượng xã hội nhức nhối. Quan hệ tình dục là nhu cầu bình thường của mỗi con người. Tuy nhiên, một bộ phận bà mẹ trẻ không có trách nhiệm với hành vi của mình. Đó là hành vi giết người và xã hội cần lên án”.

Theo bà Tâm, khi những cô gái trẻ thực hiện hành vi bỏ con, giết con thì họ đã thực sự khủng hoảng về giá trị sống và xa hơn là họ thiếu nghiêm trọng kỹ năng sống.

Theo ThS Bùi Việt Thành, nghiên cứu viên xã hội học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, người nhập cư từ các vùng nông thôn đến thị tứ đa số có học vấn thấp, di cư chủ yếu do không kiếm được việc làm, thiếu đất canh tác. Đến với đô thị, áp lực cuộc sống dồn nén; nhà ở, việc làm, thu nhập là 3 nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng cuộc sống của họ thấp, cảm giác tụt hậu mang lại tâm lý bất an, gây nên sự căng thẳng trong cuộc sống. Thiếu nền tảng cho cuộc sống đô thị đã làm cho họ vất vả mưu sinh nên thiếu sự chuẩn bị ứng phó với các rủi ro.

Để giải quyết vấn đề này, cần sự chung tay của toàn xã hội, bắt đầu bằng việc dạy các thế hệ trẻ những bài học sự thật về cuộc sống hiện tại cũng như cách ứng phó để họ tiếp cận cuộc sống dễ dàng hơn. Nâng cao vai trò và hoạt động của các trung tâm xã hội tại các khu vực có nhiều người nhập cư, hỗ trợ và tuyên truyền sâu rộng các tác động của xã hội đến cuộc sống con người…

Tội đồ cũng là nạn nhân

BS Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), cho rằng không thể thông cảm, chia sẻ cho những hành vi giết trẻ sơ sinh là con của chính mình bởi nếu một người có hiểu biết thì đây được coi là hành vi giết người.

Tuy nhiên, trong một số tình huống, có thể thông cảm cho các bà mẹ trẻ bởi họ rơi vào tình thế cùng quẫn do suy nghĩ nông cạn, do không được truyền thông tới nơi tới chốn, thiếu kiến thức và quẫn bức vì không có khả năng về kinh tế, không thể bộc lộ hiện trạng là đã có con… Hiện tuổi dậy thì của trẻ khá sớm trong khi không được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu hiểu biết, kinh nghiệm nên nhiều người thường hành động theo bản năng.

]]>
https://meyeucon.org/34634/de-han-che-tinh-trang-vut-bo-tre-sinh/feed/ 0
Để cha mẹ hiểu rõ về bệnh sởi https://meyeucon.org/34260/de-cha-hieu-ro-ve-benh-soi/ https://meyeucon.org/34260/de-cha-hieu-ro-ve-benh-soi/#comments Tue, 15 Apr 2014 23:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=34260 Có không ít phụ huynh không phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban có sự khác nhau thế nào. Điều này rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ. Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng (BV Bạch Mai) sẽ giúp các mẹ sáng tỏ điều này.

Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội số lượng bệnh nhân nhập viện do sởi khá nhiều. Trong khi đó, bệnh sốt phát ban cũng ghi nhận nhiều ca mắc, nhưng có không ít phụ huynh chưa phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban, đó điều rất nguy hiểm trong việc chăm sóc con nhỏ.

Nhiều cha mẹ hoang mang

Thấy con trai 3 tuổi bị sốt cao, đến ngày thứ 3 thì nổi lấm tấm nhiều nốt đỏ trên da, lo con mình bị sởi, chị Phương thảo (Minh Khai – Hai Bà Trưng) liền đưa con đến bệnh viện khám. Tuy nhiên, bác sỹ khẳng định, con gái chị chỉ bị sốt phát ban thôi vì cháu không có triệu chứng của bệnh sởi, còn các nốt đỏ trên da mấy ngày sẽ bay hết.

Ngược lại, bé Minh Khánh, 2 tuổi, cũng con trai chị Thu Hà (Trung Hòa – Cầu Giấy) bị sởi nhưng gia đình không biết lại tưởng bé chỉ bị sốt phát ban thông thường nên không đưa con đi khám cứ ở nhà điều trị, chỉ cho hạ sốt bằng thuốc Efferalgan. Sốt liên tục mấy ngày không khỏi kèm theo ho, khó thở và các nốt ban đỏ xuất hiện toàn thân dày đặc, chị mới đưa con đến khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai khám thì con chị đã bị bội nhiễm do sởi.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, việc phát hiện và phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi sẽ giúp ích rất nhiều cho phụ huynh trong việc theo dõi và chăm sóc trẻ mắc sởi. Đây cũng là một trong những yếu tố tích cực làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng ở trẻ bị sởi nặng. Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính. Còn sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính.

Để phân biệt rõ hai căn bệnh này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý phụ huynh, hai bệnh đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh. Giai đoạn này, sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.
soi

Tuy nhiên, sau đó, ở giai đoạn phát ban, nếu là phát ban thông thường, thì chỉ là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Còn nếu là phát ban do sởi lại có những đặc trưng như: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho và mắt đỏ.

Nhận biết đúng bệnh là cơ sở để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra

Sự nguy hiểm của bệnh sởi dễ xảy ra với những biến chứng như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não, nhiều khi dẫn đến tử vong. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng nề. Hầu hết trường hợp tử vong khi bị bệnh sởi thường không do virus sởi gây ra mà do những biến chứng.

Sốt phát ban do nhóm siêu vi thông thường hầu hết đều là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý về chế độ dinh dưỡng và cách giữ gìn vệ sinh thân thể thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Ngoài ra, đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y cho con, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều… thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Dũng cho biết thêm, để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ. Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm vaccine và tiêm nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch cho trẻ tới 95%.

Các mẹ có thể tiêm chủng cho con vaccine ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị bằng mũi 3 trong 1 theo thời gian: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vaccine được 3 tháng).

]]>
https://meyeucon.org/34260/de-cha-hieu-ro-ve-benh-soi/feed/ 1
Đừng để tuổi thơ của bé là nỗi ám ảnh kinh hoàng suốt cuộc đời https://meyeucon.org/33977/dung-de-tuoi-tho-cua-be-la-noi-am-anh-kinh-hoang-suot-cuoc-doi/ https://meyeucon.org/33977/dung-de-tuoi-tho-cua-be-la-noi-am-anh-kinh-hoang-suot-cuoc-doi/#respond Tue, 01 Apr 2014 00:00:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=33977 Dư luận vẫn còn bàng hoàng tin chuyện một bé trai 8 tuổi bị bố ruột đánh đến chết. Em chết trong tức tưởi, cô độc. Không ít người thương xót cho số phận bất hạnh của em và lên án ông bố độc ác. Tôi cũng từng có một tuổi thơ bất hạnh, luôn bị ngược đãi, bạo hành nên hơn ai hết tôi hiểu nỗi khổ của một đứa trẻ khi bị bố mẹ ruột bỏ rơi.

Nhà tôi có 6 anh em, em trai Út của tôi bị hội chứng Down. Một đàn con thơ nheo nhóc, cha mẹ tôi vắt kiệt sức lực cũng không kiếm đủ tiền nuôi con. Chúng tôi lớn lên trong sự đói khát, thiếu thốn. Khi tôi lên 6 tuổi, mẹ tôi đành phải để lũ con nhỏ ở nhà, lên thành phố tất tả mưu sinh. Một năm mẹ chỉ về nhà một lần, ở với các con được vài ngày Tết rồi lại đi lên thành phố. Từ ngày mẹ tôi đi làm ăn xa, bố tôi đổ đốn, sa vào rượu chè bê tha. Tuổi thơ tôi và các anh chị của mình luôn hứng chịu đòn roi của bố. Không biết bao nhiêu lần, chân tay tôi tứa máu, những vết sẹo chằng chịt, chồng chéo lên nhau.

 

Hãy cho con một tuổi thơ êm đềm
Hãy cho con một tuổi thơ êm đềm

Trong một lần say rượu, bố tôi nằm ngủ dưới đất, trúng gió và mất. Mẹ tôi về đưa các con lên thành phố. Ba người anh chị đầu của tôi khi ấy đã ở tuổi thiếu niên, người thì đi phụ rửa xe, người bưng bê hủ tiếu cho người ta. Còn người chị thứ Tư, tôi và đứa em trai Út còn nhỏ, không ai nhận vào làm. Vì việc buôn thúng bán bưng bấp bênh, bữa đói bữa no nên mẹ đành gửi chị Tư và tôi cho người dì nuôi. Dì tôi không có con, chồng đi lấy vợ nhỏ. Mẹ để chúng tôi làm con nuôi của dì.

Thời gian đầu, dì đối xử với chị em tôi rất tốt. Nhưng một thời gian sau, dì thay đổi, dễ cáu giận, luôn tìm lí do chửi bới, la mắng hai chị em tôi. Dì sắm một cái tủ kính nhỏ, đặt ở ngoài đường và mỗi tối bắt chị em tôi ra đường bán thuốc lá. Mỗi khi hai chị em tôi làm việc gì không vừa ý, dì sợ dọa nạt, chửi bới chúng tôi sẽ chạy trốn nên dì thường làm bộ nói ngọt, dỗ dành chúng tôi vào nhà, đóng cửa lại, đánh tới tấp. Những khi chị em tôi bán chậm, không có tiền đưa cho dì thế nào về nhà, dì cũng lấy móc sắt phơi áo đánh không thương tiếc. Mặc cho chị em tôi khóc lóc, van xin, dì vẫn không tha. Mỗi lần kết thúc trận đòn, từ phần mông đến khắp đùi của chị em tôi tứa máu.

Không những đánh đòn, dì còn thường xuyên bỏ đói chúng tôi. Mỗi bữa, dì chỉ cho chúng tôi ăn lưng chén cơm với nước mắm. Chị Tư ở tuổi 12, tôi đã lên 8 tuổi. Lứa tuổi luôn thèm ăn nhưng phải chịu cảnh đói khát. Hôm nào đổi món thì có rau muống luộc, đầu cá khô. Một lần nhà mất cục xà bông tắm, dì nghi ngờ chị em tôi lấy cắp nên đánh hai chị em mỗi người 30 móc sắt. Dì hết căn vặn đến tra hỏi xem hai chị em tôi giấu cục xà bông tắm ở đâu? Ấm ức vì bị đổ oan, chị Tư đi mua một bịch thuốc ngủ về chia cho cả tôi uống. Hai chị em ngủ li bì đến khi tỉnh lại thì đang nằm trong bệnh viện. Mẹ thấy chị em tôi tỉnh lại liền òa khức tức tưởi.

Sau lần uống thuốc ngủ chết hụt ấy, mẹ dẫn chị em tôi về nuôi, chăm sóc. Mẹ nấu một gánh xôi. Từ 2-3 giờ sáng, chị em tôi đã phải dậy sớm phụ mẹ nấu, dọn hàng ra bán. Tuy cực nhọc, vất vả nhưng chúng tôi không còn hứng chịu đòn roi vô cớ, không phải sống trong nơm nớp lo sợ. Ban ngày, tôi và chị thay phiên nhau giữ em Út, phụ mẹ bán xôi. Gánh xôi của mẹ vừa rẻ, vừa ngon nên người mua kéo đến ngày một đông. Buôn bán có tiền, mẹ cho chị em tôi đi học bổ túc.

Dù quãng thời gian ở với bố và dì bị hành hạ, đánh đập không kéo dài nhưng đến khi lớn lên, mỗi lần nghĩ lại, tôi không khỏi bàng hoàng sợ hãi. Thậm chí có những đêm trong giấc ngủ mộng mị, tôi vẫn thấy người dì độc ác, vung móc sắt đánh tới tấp vào người mình hay cảnh bố say rượu rượt tôi chạy khắp xóm. Tôi muốn viết ra câu chuyện này để nhắn gửi đến những người làm cha, làm mẹ, dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến đâu cũng đừng bỏ rơi con cái của mình. Hãy yêu thương, quan tâm và chăm sóc những núm ruột của mình. Trẻ nhỏ luôn non nớt, yếu đuối cả sức khỏe lẫn tinh thần, nếu không có ai bảo vệ, chúng sẽ dễ dàng đối mặt với hiểm nguy. Nếu những ngày tháng tuổi thơ phải hứng chịu sự ngược đãi, bất công, cả cuộc đời sau này của trẻ sẽ chịu những tổn thương, ám ảnh mà thời gian không dễ gì xóa mờ được.

]]>
https://meyeucon.org/33977/dung-de-tuoi-tho-cua-be-la-noi-am-anh-kinh-hoang-suot-cuoc-doi/feed/ 0
Tầm quan trọng của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh https://meyeucon.org/33887/tam-quan-trong-cua-sang-loc-truoc-sinh-va-sang-loc-so-sinh/ https://meyeucon.org/33887/tam-quan-trong-cua-sang-loc-truoc-sinh-va-sang-loc-so-sinh/#respond Fri, 28 Mar 2014 23:00:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=33887 Sàng lọc trước sinh (SLTS) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) là biện pháp kiểm tra đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện những dị tật mà trẻ có thể mắc phải trong thời gian thai kỳ hoặc sau khi sinh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, trong chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2020, chương trình SLTS và SLSS được coi là nội dung ưu tiên hàng đầu.

Loại bỏ 95% ca bất thường

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là 1,73%. Như vậy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu trẻ chào đời với một dị tật bẩm sinh. Còn theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), mỗi năm, ước tính nước ta có khoảng 1 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó khoảng 22-30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Nếu thai phụ được SLTS kết hợp với SLSS sẽ loại bỏ được 95% những dị tật bất thường và cho ra đời những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Cụ thể là sẽ phát hiện được khoảng 1.700 trẻ bị thalamemia (tan máu bẩm sinh thể nặng); 1.400 trẻ bị bệnh down; 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 200 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh; 10.000 -20.000 trẻ bị thiếu men G6PD và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Khi mang thai, các bà mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và tư vấn thông tin cần thiết trong quá trình dưỡng thai
Khi mang thai, các bà mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và tư vấn thông tin cần thiết trong quá trình dưỡng thai

Đánh giá của các bác sĩ chuyên ngành cho thấy, một số bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai đoạn bào thai và sơ sinh có thể giúp cho trẻ phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất, trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế, số bà mẹ mang thai đến kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế khá cao nhưng hầu như bỏ qua thời kỳ sàng lọc, can thiệp và phát hiện sớm đối với các dị tật thai nhi. Mặt khác, việc triển khai lấy mẫu máu gót chân trẻ sau khi sinh 24 giờ tại các bệnh viện để phát hiện dị tật lại không nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều bà mẹ. Bởi họ cho rằng, trẻ mới sinh còn non yếu, nếu bị lấy máu sẽ rất đau đớn. Nhưng họ không biết rằng, SLTS và SLSS sẽ giúp ngành y tế can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật, giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, việc SLTS sẽ giúp các cặp vợ chồng biết chính xác 80-90% thai nhi của mình khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường. Bên cạnh đó, việc SLSS bằng phương pháp lấy máu gót chân trẻ sau sinh 24 giờ có thể tầm soát được bệnh suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành), bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ) và bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu).

Khẩn trương vào cuộc

Với mục tiêu phát hiện, can thiệp và điều trị sớm bệnh tật, rối loạn chuyển hóa di truyền ngay trong bào thai và sơ sinh, giảm người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, năm 2013, Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội triển khai Đề án tầm soát, phát hiện một số tật, bệnh bẩm sinh thông qua sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại 29/29 quận, huyện, thị xã trên toàn thành phố.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết, trẻ sinh ra không may bị tật nguyền hoặc thiểu năng trí tuệ không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Do đó, mục tiêu của đề án không chỉ giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền, chuyển hóa trước và sau sinh mà còn tránh được những hậu quả nặng nề từ những căn bệnh khác để lại khi trẻ sinh ra, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Để triển khai, thực hiện hiệu quả, trong 8 tháng năm 2013, Chi Cục DS-KHHGĐ Hà Nội đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản trung ương tổ chức tập huấn 2 lớp kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân, đồng thời cùng Bệnh viện Phụ sản trung ương đào tạo 51 cán bộ siêu âm SLTS cơ bản và nâng cao, thực hiện công tác xét nghiệm mẫu máu gót chân trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, tổ chức 29 lớp tập huấn tuyên truyền viên cấp xã, phường, thị trấn về SLTS và SLSS. Với Đề án tầm soát các dị tật bẩm sinh và các mô hình nâng cao chất lượng giống nòi, Chi Cục DS-KHHGĐ Hà Nội đã nâng tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám SLTS lên 40,36%; số trẻ được SLSS đạt 20,21%.

Để nâng cao chất lượng SLTS và SLSS, cần tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trực tiếp cho phụ nữ mang thai, sản phụ và đối tượng liên quan. Mục tiêu của Chi Cục DS-KHHGĐ Hà Nội là đến cuối năm 2015 sẽ có 98% bà mẹ có thai được tuyên truyền, tư vấn về SLTS và SLSS; 95% phụ nữ có thai được SLTS; 90% số trẻ sơ sinh được SLSS. Chắc chắn rằng, khi mục tiêu này thực hiện thành công thì sẽ giảm được nỗi đau về những đứa bé sinh ra với hình hài, trí tuệ bị khuyết tật.

]]>
https://meyeucon.org/33887/tam-quan-trong-cua-sang-loc-truoc-sinh-va-sang-loc-so-sinh/feed/ 0
Đừng để con làm mồi ngon mời mọc “yêu râu xanh” https://meyeucon.org/33878/dung-de-con-lam-moi-ngon-moi-moc-yeu-rau-xanh/ https://meyeucon.org/33878/dung-de-con-lam-moi-ngon-moi-moc-yeu-rau-xanh/#respond Fri, 28 Mar 2014 16:00:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=33878 Đừng cho con gái mặc váy ngắn hớ hênh để làm mồi ngon mời mọc “yêu râu xanh”, sử dụng Luật bàn tay trong giao tiếp là những gợi ý của BS nhi khoa, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Lan Hải để dạy trẻ phòng tránh xâm hại, tự bảo vệ mình.

“Mặc váy ngắn mới đẹp!”

LTS: Yeutretho giới thiệu loạt bài dạy con về giới tính cho trẻ mầm non và tiểu học. Mời bạn gửi câu hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm của riêng mình qua email: mevietdaycon@gmail.com. Bài viết được đăng được hưởng nhuận bút theo quy định.

Một số bé gái mới 3,4 tuổi nhưng đòi mẹ mua những bộ đồ ôm sát, váy ngắn ôm mông khoe đường cong cơ thể. Cha mẹ và người lớn xung quanh không những không định hướng cho bé quần áo phù hợp với lứa tuổi mà con xuýt xoa khen con xinh đẹp, sành điệu, vỗ tay hay tán thưởng khi con giả vờ làm người mẫu, ngoáy mông đi lại trong nhà.

Một số bé gái thích mặc những bộ đồ bó sát, váy ngắn như người lớn và thích thú khi được chú ý.
Một số bé gái thích mặc những bộ đồ bó sát, váy ngắn như người lớn và thích thú khi được chú ý.

Nhiều bà mẹ khác lại thích con gái nhỏ của mình mặc những bộ đồ múa, thể dục thẫm mỹ, thường xuyên chở con từ lớp học múa về nhà với trang phục đó. Cả mẹ và con đều rất tự hào khi đi trên đường được nhiều người chú ý, nhìn ngắm. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, người lớn không định hướng kịp thời, các cô bé sẽ có xu hướng quan tâm quá nhiều vào vẻ bên ngoài, cho rằng điều quan trọng nhất đối với con gái là phải sexy, thu hút.

Tuy nhiên, theo bác sĩ nhi khoa, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Lan Hải, còn có một nguy cơ khác từ việc cho con mặc váy ngắn, ôm sát: Cha mẹ vô tình “gợi ý” con mình cho “yêu râu xanh”.

Các bé bây giờ được chăm sóc tốt, ăn mặc đẹp, trông mũm mỉm, mịn màng, rất dễ dàng lọt vào tầm ngắm của kẻ xấu. Nhiều bé mới 8, 9 tuổi đã dậy thì, cao ráo, chân dài, mẹ lại thích con mặc váy ngắn cho trẻ trung. Bác sĩ chia sẻ câu chuyện một bé gái mặc váy ngắn đi sửa xe đạp, người sửa xe ngồi dưới nhìn lên thấy cô bé nảy sinh lòng ham muốn, nhờ cô bé vào nhà “giúp chú một chút” để giở trò đồi bại. “Đó là những trường hợp rất đau xót. Vì thế, có những bà mẹ thà để con mình ăn mặc già đi xấu đi một chút, còn hơn là mồi ngon để bị lạm dụng.”

Một nguyên nhân khác vô tình khiến con tự nộp mình cho “yêu râu xanh” mà các bậc cha mẹ thường không để ý là không bồi đắp ở con lòng tự trọng, trân quý giá trị của bản thân, thể hiện tình yêu thương với con. Những đứa trẻ không được quan tâm, không thường xuyên nghe những lời khen ngợi, ngọt ngào của cha mẹ sẽ có xu hướng không yêu bản thân mình. Lúc đó, một chàng trai khen xinh đẹp, một ông già tỏ ra quan tâm tặng quà bánh… cũng có thể dụ dỗ cô bé nhẹ dạ.

Luật bàn tay dạy con tự bảo vệ mình

Luật bàn tay là một bài tập - trò chơi hay để dạy con về khoảng cách an toàn khi giao tiếp
Luật bàn tay là một bài tập – trò chơi hay để dạy con về khoảng cách an toàn khi giao tiếp

Trao đổi với phụ huynh trong hội thảo Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non do Hội quán các bà mẹ tổ chức ngày 17/8 vừa qua, BS Lan Hải nhận định trẻ con ở thành phố kỹ năng tự bảo vệ rất kém, lỗi chính là ở người lớn chưa dạy cho con. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách ngăn cấm gay gắt con trước những rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ vì sao và những hậu quả có thể xảy ra. Cha mẹ luôn muốn làm hộ con mọi việc và cho rằng mình có thể bảo vệ con trước mọi nguy hiểm.

Tuy nhiên, cha mẹ không thể theo con cả đời, điều cha mẹ cần làm là giúp con nhận biết, phòng tránh những nguy hiểm.
Cha mẹ có thể sử dụng Luật bàn tay như một trò chơi để dạy con về khoảnh cách đúng mực trong giao tiếp, giúp con biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh, đồng thời cảnh giác và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.

Vòng tròn giao tiếp là vòng tròn có 5 hình tròn đồng tâm. Vòng tròn nhỏ trong cùng thể hiện mối quan hệ thân thiết, ruột thịt của trẻ như cha mẹ: trẻ có thể ngồi gần, ôm chặt, để người thân bế ẵm (cha mẹ ôm con và con vòng tay ôm cha mẹ, nói với con rằng chỉ ôm ấp âu yếm những người thân của mình như cha mẹ, ông bà thôi).

Ở vòng tròn thứ 2 (tiếp theo vòng tròn trong cùng), trẻ có thể nắm tay. Đó là những người họ hàng, thầy cô, bạn bè. Trẻ có thể bắt tay với người quen trong vòng thứ 3 và vẫy tay với những người không quen biết ở vòng thứ 4.

Ở vòng tròn ngoài cùng, trẻ sẽ xua tay với những người xa lạ và “đáng ngại” nếu họ đến gần trẻ và có những hành động thân mật. “Đáng ngại” ở đây không hẳn là mặt mũi đáng sợ hay râu ria dữ dằn mà còn nằm ở cảm nhận vốn rất nhạy bén của trẻ. Nếu con cảm thấy sợ hãi hay bất an, cùng với xua tay không cho người lạ lại gần, dạy con hét to và bỏ chạy.

Hãy cùng con luyện tập luật bàn tay nhiều lần để bé thực hành và ghi nhớ. Chẳng hạn, cha mẹ hỏi trẻ: Nếu chú hàng xóm muốn ôm con con đồng ý không? Một người lạ lại bế hay dắt tay con, con cảm thấy rất sợ, con sẽ làm gì?

Một cách hay khác để dạy các bé mầm non về việc nhận diện và ứng xử với những nguy cơ như người lạ, kẻ xấu đến nhà là sử dụng các bài hát dân gian, chẳng hạn như: Cốc cốc cốc/ Ai gọi đó/Tôi là thỏ/ Nếu là thỏ thì cho xem tai/ Nếu là nai thì cho xem gạc; Dê con xinh xắn/ Mau mở cửa ra/ Mẹ đã về nhà/ Cho con bú nhé. Từ đó, cha mẹ có thể dạy con về việc khi có người lạ đến nhà bấm chuông, con cần quan sát đó là ai, trừ những người thân trong nhà còn lại con không tự ý mở cửa.

Theo bác sĩ Lan Hải, cho con chơi đóng vai là một phương pháp tuyệt vời để con tự trải nghiệm những hoàn cảnh khó khăn và tìm cách xử trí. Cha mẹ có thể chơi với con trò chơi này hàng ngày, đặt ra các tình huống khác nhau như có người đến trường nói bố/ mẹ vào viện nên đón con giúp, người lạ theo dõi con hay khi con ở nhà một mình gặp sự cố nào đó…

Thêm vào đó, những tai nạn, câu chuyện (như bị bắt cóc, lạm dụng…) trên truyền thông đều có thể trở thành chủ đề thảo luận với con, giúp con hiểu vì sao lại như thế, trong tình huống đó nên làm gì, làm sao để tránh… Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể cho con tham gia các khóa học võ ngắn hạn, huấn luyện trẻ những tư thế cơ bản để ứng phó trong tình huống nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/33878/dung-de-con-lam-moi-ngon-moi-moc-yeu-rau-xanh/feed/ 0
Để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân https://meyeucon.org/33791/de-tre-co-the-tu-bao-ve-ban-than/ https://meyeucon.org/33791/de-tre-co-the-tu-bao-ve-ban-than/#respond Wed, 26 Mar 2014 11:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=33791 Thạc sĩ tâm lý trẻ Phạm Minh Thúy cho biết: “nếu bé được cha mẹ giáo dục tốt thì trong một số trường hợp trẻ vẫn có thể tự bảo vệ bản thân trước khi xảy ra những chuyện quá muộn màng”.

Gần đây có rất nhiều vụ trẻ em mất tích hoặc bị bắt cóc đã khiến không ít cha mẹ lo lắng đứng ngồi không yên. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ tâm lý trẻ Phạm Minh Thúy (Trung tâm dạy kỹ năng sống KID), “nếu bé được cha mẹ giáo dục tốt thì trong một số trường hợp trẻ vẫn có thể tự bảo vệ bản thân trước khi xảy ra những chuyện quá muộn màng”.

Bé 2-3 tuổi không thể phân biệt người lạ nào là vô hại và người lạ nào cần phải cảnh giác. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu dạy bé cần giữ khoảng cách an toàn với người lạ bằng cách đưa cho bé những gợi ý phù hợp khi đối phó với người mình không quen biết.

Đến 4 tuổi, bé đã hiểu sâu sắc hơn về người lạ và bạn có thể tiếp tục dạy bé làm thế nào để giữ an toàn cho bản thân. Tất nhiên, bé vẫn còn quá non nớt nếu bạn để lại bé một mình giữa đám đông bởi bé chưa đủ khả năng nhận thức và phán đoán tốt.

Khi bạn bắt đầu nói về người lạ với con, đừng hù dọa bé bằng những vụ giật gân như bắt cóc, giết người mà bạn biết trên các phương tiện truyền thông. Có thể mối bận tâm của bạn là có cơ sở nhưng đừng làm cho bé hoảng hốt.

Trẻ có thể tránh được nguy cơ bị bắt cóc nhờ được cha mẹ dạy những bài học cảnh giác.
Trẻ có thể tránh được nguy cơ bị bắt cóc nhờ được cha mẹ dạy những bài học cảnh giác.

Theo Thạc sĩ tâm lý trẻ em Phạm Minh Thúy, đồng thời là giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ cho biết, có những nguyên tắc cơ bản trong việc dạy con tự bảo vệ mà cha mẹ, thầy cô cần lưu ý như sau:

Dạy bé bảo vệ mình trước người lạ

Dạy bé không cho ai xâm phạm thân thể: Bé từ 2 tuổi có thể hiếu phần lớn các bộ phận trên cơ thể. Do đó, không quá khó để bạn dạy con không cho ai chạm vào vùng kín và sờ toàn bộ cơ thể.

Dạy bé về người lạ cần cảnh giác: Thông thường, bé 3-4 tuổi có thể nhớ được những người thân và có những người mà bé không biết. Bạn có thể lấy ví dụ về những người cả mẹ và bé không quen khi đi siêu thị hay ở công viên. Để tránh làm bé hoảng sợ, cần nhấn mạnh người lạ là người mà mình chưa biết là tốt hay xấu nên vẫn phải giữ khoảng cách như không đi theo họ, không ăn thứ gì mà họ đưa cho…

Quy tắc đối phó với người lạ: Cung cấp cho bé nhà bạn một số tình huống ứng xử nếu chẳng may bé phải tiếp xúc với người lạ có ý đồ xấu hoặc bị lạc (chẳng hạn, nếu bé bị lạc trong siêu thị, hãy dạy bé đi đến quầy thanh toán, nói cho nhân viên biết bé bị lạc và ở nguyên chỗ đó cho đến khi được mẹ đón).

Chỉ ra những người bé có thể tin cậy được: Bên cạnh bố mẹ, còn có ông bà hoặc những người bé có thể nhờ cậy như cô giáo hoặc những người mặc trang phục cảnh sát. Cũng nên dạy bé làm sao để nhận ra một nhân viên trong cửa hàng khi cần giúp đỡ.

Tránh những cảnh báo đáng sợ: Đừng luôn dọa bé về bắt cóc hay “mẹ mìn” để tránh bé bị ám ảnh thái quá.

Lặp lại: Các bé mẫu giáo học hỏi thông qua sự lặp lại. Vì thế, bạn nên nhấn mạnh các quy tắc bất kỳ khi nào có cơ hội; chẳng hạn, khi đi vườn bách thú – nơi có đông người.

Cuối cùng, dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà hãy gọi anh chị hoặc người lớn hơn, hay gọi điện cho cha mẹ để thông báo.

Khi bị lạc đường, nên gọi điện về cho gia đình hoặc đến các cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ. Cha mẹ cần lưu số điện thoại, địa chỉ của gia đình vào sổ tay, sách vở và cặp sách của trẻ. Nên dạy các bé từ 6 tuổi trở lên cách sử dụng điện thoại.

Hai tình huống cha mẹ nào cũng cần dạy bé

Theo Thạc sĩ Phạm Minh Thùy, có hai tình huống cha mẹ bắt buộc phải dạy cho bé từ khi con 2 tuổi để giảm thiểu khả năng trẻ bị bắt cóc, đó là:

“Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”

=> Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.

“Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”

=> Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ.

Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.

Những điều khác cần dạy bé

Dạy bé cách tìm thấy mẹ: bắt đầu bằng dạy bé học tên đầy đủ của bé, của cha mẹ, cộng với địa chỉ và số điện thoại nhà.

Cho bé một thẻ an toàn trong túi: Thẻ ghi tất cả các thông tin cần thiết, bỏ vào túi của bé đề phòng bé bị lạc.

]]>
https://meyeucon.org/33791/de-tre-co-the-tu-bao-ve-ban-than/feed/ 0
Mỗi ngày, con chúng ta vẫn chẳng được an toàn https://meyeucon.org/33703/moi-ngay-con-chung-ta-van-chang-duoc-an-toan/ https://meyeucon.org/33703/moi-ngay-con-chung-ta-van-chang-duoc-an-toan/#respond Sun, 23 Mar 2014 00:00:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=33703 Mỗi ngày, tin tức bạo hành trẻ em, bắt cóc, đánh đập trẻ tràn ngập trên mặt báo, nhưng bố mẹ vẫn phải đưa con đến trường, giao cho cô giáo mầm non đến tối mịt mới về.

Mỗi đêm, khi con ngồi học bài, mẹ rùng mình nghĩ bàn tay này, đôi mắt kia sẽ ra sao khi con rơi vào tay lũ buôn người. Quay quắt lo, nhưng mẹ chẳng biết làm sao ngoài việc theo con từng giây từng phút. Người ta bảo nuôi con là phải giúp con tự lập, tự lo liệu lấy việc của mình, tự cọ xát với cuộc sống để trưởng thành. Nhưng, mẹ làm sao yên tâm buông tay, khi quanh tuổi thơ của con bây giờ là thập diện mai phục? Mà thật ra, mẹ cũng đâu theo con được hết, mình mẹ làm sao bài binh bố trận cho đầy?

Bạo hành trẻ em tràn ngập trên mặt báo, bố mẹ làm sao để che chở cho con?
Bạo hành trẻ em tràn ngập trên mặt báo, bố mẹ làm sao để che chở cho con?

Công ước quốc tế về Quyền trẻ em nói rằng “trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi”. Nhìn 18 năm thơ dại trong đời người ấy, thấy sao dài dằng dặc khi quanh mình đầy những ma trận hãi hùng. Trẻ em mới sinh ra ở bệnh viện được một ngày tuổi đã bị đánh cắp. Người ta hô hào về an ninh bệnh viện, về thủ tục ra vào viện, nhưng một đứa trẻ vẫn bị ẵm đi mất ngay giữa thanh thiên bạch nhật, chỉ mấy phút sau khi bà ngoại rời mắt khỏi hai mẹ con. Sữa không an toàn vẫn bán cho trẻ uống, vắc xin không an toàn vẫn tiêm và trẻ… chết, đồ chơi không an toàn vẫn đầy ắp ngoài chợ… Những năm tháng đầu đời sao mà mong manh và nguy hiểm! Làm sao cha mẹ bảo vệ được con trước những rủi ro nhiều đến thế, có tính hệ thống đến thế?

Hôm qua, bé Na ốm. Con bé mới 12 tháng tuổi mà mẹ nó đã gửi nó lăn lóc ở nhà một bà hàng xóm. Bà giữ đến bốn đứa sàn sàn như nó, buổi trưa trời nóng, con bé lăn ra ngủ ngay trên nền gạch, quần áo phong phanh, quạt chạy vù vù, bà bảo: “Nhà mới lau, sạch lắm, ngủ vậy cho mát”. Con bé ho, chảy mũi, mấy ngày không đỡ, mẹ nó mới đưa đi khám, bác sĩ bảo viêm phổi mất rồi, phải uống chừng này thuốc, mỗi ngày phải đưa cháu lên chích thuốc. Mẹ nó bồng con về, lòng đầy lo nghĩ: ai đi làm, ai đưa con đi chích thuốc? Mẹ nó chẳng hề biết cái buổi trưa và nền gạch men lạnh ngắt trong nhà bà giữ trẻ. Mấy ngày sau, con bé đỡ sốt, lại thấy nó lăn lê trên nền gạch ấy, bà giữ trẻ bảo hết bệnh rồi thì đi học thôi…

Một đứa bé bị bố đánh bằng điếu cày vào đầu, đã chết trong bệnh viện
Một đứa bé bị bố đánh bằng điếu cày vào đầu, đã chết trong bệnh viện

Trẻ đến trường, tưởng đâu là nơi chốn an toàn, nhưng không! Trẻ bị giúi đầu vào thùng nước, bị bóp mũi, bị đánh, bị đạp. Không chỉ các bảo mẫu trường mầm non mới bạo hành trẻ. Khi con học tiểu học, mỗi ngày đến trường con đều căng thẳng vì nhà vệ sinh: trường bắt mặc váy đồng phục, mà con thì bé quá làm sao vén váy cho gọn, cho khỏi ướt, nhà vệ sinh thì dơ bẩn, cô giáo, bạn bè thì chế giễu. Giải pháp của con là nhịn uống để khỏi tiểu. Mấy tháng trời mẹ mới phát hiện điều đó, may còn kịp, để lâu bệnh tật đến đâu?

Tai nạn rình rập các em trên mỗi quãng đường
Tai nạn rình rập các em trên mỗi quãng đường

Một đứa bé bị bố đánh bằng điếu cày vào đầu, đã chết trong bệnh viện. Hóa ra ở nhà cũng chưa chắc đã an toàn. Bao nhiêu đứa bé bị những ông bố vô lương tâm vứt oạch xuống đất, đá vào bụng, đạp chân vào ngực? Bao nhiêu đứa bé ở nhà bị hàng xóm, thậm chí người thân lạm dụng tình dục? Bao nhiêu đứa trẻ bị dụ dỗ, bị lừa đảo từ internet? Môi trường gia đình cũng đang bị tệ nạn xã hội thâm nhập, và khi không còn an toàn nữa, nó trở thành loại cạm bẫy kinh khủng nhất, tàn ác nhất với trẻ em: cạm bẫy ở nơi người ta ít phòng bị nhất. Hãy nhìn những đứa trẻ bị chính cha mẹ đem bán cho bọn buôn người, đổi lấy khoản tiền rẻ mạt, sẽ thấy cạm bẫy trong gia đình có khi còn chưa được nhận diện hết, nhưng mặt ngầm của nó, vết hằn của nó trong ký ức tuổi thơ khủng khiếp chừng nào.

]]>
https://meyeucon.org/33703/moi-ngay-con-chung-ta-van-chang-duoc-an-toan/feed/ 0