Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bé 2 – 3 tuổi: sự phát triển của các giác quan và khả năng học tập https://meyeucon.org/21404/be-2-3-tuoi-su-phat-trien-cua-cac-giac-quan-va-kha-nang-hoc-tap/ Thu, 23 Feb 2012 01:37:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=21404 Trẻ 2 đến 3 tuổi thường dành phần lớn thời gian để tìm tòi, khám phá những gì xung quanh. Trong thời gian này, bé vận dụng tối đa các giác quan của mình và nhờ đó, các giác quan này sẽ có điều kiện để hoàn thiện hơn.

Thị giác

Lúc 2 tuổi, thị giác của bé phát triển rất tốt. Bé có thể nhìn được mọi thứ trong tầm ngắm giống như mắt người lớn, trong đó có khả năng nhận biết về khoảng cách, bề sâu và sự chuyển động. Khi bé được 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu có cảm giác về màu sắc.

Có một sự trùng hợp thú vị là vào lứa tuổi này bé cũng rất thích ghép hai đồ vật lại với nhau dựa vào màu sắc, kích thước hoặc mục đích sử dụng. Nhờ vậy, bạn có nhiều cơ hội dạy bé biết những màu sắc và các nhóm đồ vật khác nhau.

Tính tò mò

Đối với bé 2 tuổi, tính tò mò có thể xem là một dấu hiệu cho thấy bé thông minh. Tuy nhiên, đôi khi vì tò mò quá mà bé có thể trở nên ngỗ ngược, khó dạy. Bạn cần dạy cho trẻ biết những giới hạn, ví dụ như bé không được lục lọi đồ đạc trong giỏ người khác. Nhưng bạn cũng cần tránh thái độ lúc nào cũng cấm đoán bé trong việc khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ con thường học hỏi bằng cách tự khám phá.

Tập cho bé cách suy nghĩ

Khả năng quan sát là một phần trong quá trình suy nghĩ của bé. Kinh nghiệm dạy cho bé biết cách suy nghĩ. Từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, trí não của bé vẫn còn rất non nớt, song đã bắt đầu biết xử lý các thông tin mà bé thu nhận được, cũng như đã hiểu biết khá nhiều về cách suy luận nguyên nhân – kết quả.

Bạn sẽ thấy thật thú vị khi chứng kiến bé chơi những trò chơi mang tính tưởng tượng vô cùng phong phú.

Cảm xúc của bé

Lúc khoảng 2 tuổi, bé thường cho rằng những đồ vật vô tri giác như bàn ghế, xe cộ, gấu bông… cũng có cảm xúc, suy nghĩ và có hành động như con người. Chính vì vậy mà bé tin chắc rằng khi xe đạp bị ngã, xe đạp cũng bị “đau” giống như bé vậy. Hoặc bé sẽ nói rằng, chú gấu bông ở nhà là “bạn” của bé. Đây là một giai đoạn quan trọng giúp bé học được tình thương yêu, sự đồng cảm đối với thế giới xung quanh mình.

Hình dáng và các bộ phận cơ thể

Những hình thức mà bé tự khám phá cơ thể khi còn nhỏ như chơi bằng tay và đưa hai chân vào miệng đến lúc này đã phát huy được hiệu quả của nó. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu biết màu mắt, màu tóc, biết bản thân bé là “cao” hay “lùn”.

Vào khoảng thời gian này, hành vi của bé bắt đầu thể hiện nét đặc trưng của giới. Cụ thể, bé đã bắt đầu để ý nhiều hơn đến bộ phận sinh dục ngoài của mình. Điều này có vẻ là kết quả của việc tập cho bé đi vệ sinh bằng bô. Vì dương vật lộ rõ ra bên ngoài, nên bé trai sẽ thường quan tâm đến bộ phận này hơn; đối với bé gái, có thể bé sẽ để ý đến bộ phận này ở một bé trai khác. Từ 2 tuổi rưỡi hoặc hơn, trẻ con thậm chí còn chỉ cho nhau xem những “chỗ kín” của bản thân mình nữa. Những biểu hiện trên là hoàn toàn bình thường, vì đơn giản đó cũng chỉ là một phần của tính tò mò tự nhiên trẻ con mà thôi.

Các bậc cha mẹ thường tỏ ra lo lắng khi thấy con họ thủ dâm thường xuyên, nhất là lúc bé làm điều này ở nơi công cộng. Thực ra bạn cần hiểu rằng đối với bé thì điều đó đơn giản là tạo cho bé cảm giác thoải mái chứ không có chuẩn mực đạo đức nào ở đây. Vì thế bạn không nên tỏ ra quá giận giữ, nên giải thích cho bé hiểu rằng việc này chỉ có thể thực hiện ở nhà, không thể làm ở những chỗ đông người. Bạn có thể tìm ra biện pháp để hạn chế bé chứ không thể nghiêm cấm bé hoàn toàn, vì nếu nghiêm khắc quá có thể bạn sẽ thất bại. Nếu quát mắng bé chỉ khiến bé cảm thấy xấu hổ và phản kháng dữ dội hơn thôi.

Khả năng tập trung trí nhớ và trí tưởng tượng

Khi khả năng tập trung và trí nhớ của bé phát triển, hệ thần kinh đã thiết lập được nhiều đường liên hệ hơn, nhằm tạo nền tảng cho quá trình học tập sau này. Bạn sẽ thấy thật thú vị khi chứng kiến bé chơi những trò chơi mang tính tưởng tượng vô cùng phong phú.

Giai đoạn này, bé có khả năng tập trung khá tốt, đồng thời có thể quan tâm đến nhiều kênh thông tin khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bé đang làm gì và bé cảm thấy thích thú với công việc đang làm như thế nào.

Nhờ vào trí nhớ tốt, bé tích lũy được khá nhiều kiến thức. Lúc 2 tuổi, có lẽ bé đã nhận thức được tên đầy đủ của mình. Bé còn thuộc nhiều bài đồng dao, bài hát thiếu nhi nên bé có thể hát mà không cần ai nhắc. Nếu bạn hát cho bé nghe những bài này và bạn giả vờ hát nhầm một vài từ trong bài hát thì chắc chắn bé sẽ nhận ra ngay và phản đối quyết liệt cho đến khi bạn hát lại cho đúng.

Ngoài ra, bé cũng đã hiểu được nhiều khái niệm quan trọng như “trong”, “ngoài”, “xuống”, “lên”, “sau này”, “trước đây”…

Khả năng tưởng tượng khi chơi

Từ 2 tuổi trở đi, bé thường xuyên tham gia các trò chơi tưởng tượng. Bé hiểu rằng, một đồ vật nào đó có thể đại diện cho một đồ vật khác (ví dụ, ngăn bàn có thể được bé coi là giường ngủ của búp bê…). Lúc này, bạn cần chọn những loại đồ chơi phức tạp hơn để tăng cường khả năng tưởng tượng của bé. Tuy nhiên, những đồ chơi đơn giản cũng tốt cho quá trình này.

Bé có thể mở một tiệc trà cho những chú gấu bông và búp bê cùng dự. Bé trai lúc khoảng 2 tuổi cũng thích chơi với thú nhồi bông. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không có gì phải lo lắng cả. Trẻ em thường có nhu cầu chơi với bạn bè và các trò chơi mơ mộng như vậy rất có ích đối với cả bé trai lẫn bé gái. Qua các trò chơi này, bé học được cách ứng xử dịu dàng, cách bày tỏ tình cảm đối với những người xung quanh.

Lúc bé 2 tuổi rưỡi, những trò chơi đòi hỏi tính sáng tạo và trí tưởng tượng chiếm hầu hết thời gian trong ngày của bé. Khả năng phối hợp giữa tay và mắt của bé ngày càng cải thiện hơn. Điều này có nghĩa là bé đã có khả năng sáng tạo những hình ảnh trực quan. Bé thích tô màu tranh vẽ và chế tạo đồ vật. Trong giai đoạn này, cấu trúc đồ vật đối với bé rất quan trọng, vì vậy các hoạt động như dùng tay nhúng màu nước, rồi vẽ hoặc nặn đất sét sẽ có sức thu hút đặc biệt đối với bé.

]]>
Trẻ 2 tuổi có thể nạo VA được không? https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/ https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/#comments Sat, 01 Jan 2011 13:27:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=15288 Hỏi: Con tôi được 2 tuổi, thời tiết năm nay thay đổi nhiều nên cháu hay bị ho, có đờm và sổ mũi, mỗi lần ho thường kéo dài khoảng 1 tuần thì hết ho nhưng vẫn còn có đờm khò khè. Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm VA nên thời tiết thay đổi là dễ bị ho. Cháu được 2 tuổi và chưa biết nói thì có nạo VA được không có nguy hiểm gì không ạ?

Trả lời: VA là viết tắt phổ biến của một thuật ngữ Pháp (Végétation Adénoїde) để chỉ một tổ chức bạch huyết nằm ở vòm họng có vai trò bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (tương tự như amiđan). Vì vậy, khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tổ chức VA này cũng thường bị viêm.

Thường chỉ nạo VA trong một số trường hợp cần thiết mà thôi:

  • VA quá to làm trẻ khó thở.
  • VA quá phát có biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm thanh quản cấp, viêm phổi nhiều lần.
  • Trẻ trên 12 tháng tuổi.
]]>
https://meyeucon.org/15288/tre-2-tuoi-co-the-nao-va-duoc-khong/feed/ 1
Bé 2 tuổi hay bị tiêu chảy khi uống sữa https://meyeucon.org/14829/be-2-tuoi-hay-bi-tieu-chay-khi-uong-sua/ https://meyeucon.org/14829/be-2-tuoi-hay-bi-tieu-chay-khi-uong-sua/#comments Sat, 18 Dec 2010 00:10:15 +0000 https://meyeucon.org/14829/be-2-tuoi-hay-bi-tieu-chay-khi-uong-sua/ Hỏi: Bé 2 tuổi hay bị tiêu chảy khi uống sữa. Vậy em phải làm sao ạ? Cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Nếu bé bị tiêu chảy sau khi uống sữa bạn nên cho bé uống có thể cho bé uống nhiều cữ sữa với số lượng ít hơn 100 ml mỗi cữ hoặc cho bé bú sữa ngay sau khi ăn. Nếu không cải thiện thì nhiều khả năng con bạn bị bất dung nạp lactose. Khi đó bạn có thể dùng sữa không có đường lactose (lactose free) hoặc sữa đậu nành. Nếu vẫn tiếp tục không cải thiện sau 2 ngày thì bạn nên mang bé đến cơ sở y tế khám. Thân ái!

]]>
https://meyeucon.org/14829/be-2-tuoi-hay-bi-tieu-chay-khi-uong-sua/feed/ 2
Bé 2 tuổi nặng 10kg có phải là suy dinh dưỡng? https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/ https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/#comments Sat, 18 Dec 2010 00:09:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=14828 Hỏi: Bé nhà em 2 tuổi nặng 10kg có bị xem là suy dinh dưỡng không?

Trả lời: Bé 2 tuối nặng 10 kg,cân nặng của bé đang ở mức dọa suy dinh dưỡng , bạn cấn đo chiều cao cho bé nữa xem bé có phát triển cân đối không, có bị suy chiều cao không? Do đó bạn nên co chế độ ăn phù hợp với bé.

Trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Cần phải cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường. Đối với bé 2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày.Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như bé khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Vì bé đang nhẹ cân chị có thể cho bé uống thêm sữa Pedia plus đến khi bé đạt được cân nặng tốt thì quay trở lại uống sữa công thức dành cho lứa tuối của bé như: Nuti IQ3…., tránh trường hợp trẻ tăng cân quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Thân ái!

]]>
https://meyeucon.org/14828/be-2-tuoi-nang-10kg-co-phai-la-suy-dinh-duong/feed/ 12
Bé 2 tuổi chiều cao và cân nặng bao nhiêu là cân đối https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/ https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/#comments Wed, 08 Dec 2010 13:39:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=14472 Hỏi: Thưa BS, Bé nhà em 2 tuổi, chiều cao và cân nặng bao nhiêu là cân đối?

Trả lời: Theo chuẩn tăng trưởng mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, bé trai 2 tuổi có cân nặng 12,2kg, bé gái 2 tuổi có cân nặng 11,5kg, là bình thường. Nếu vượt quá 20% cân nặng ở trên thì bé bị thừa cân, nếu thấp hơn 20% cân nặng ở trên, bé bị suy dinh dưỡng.

Chiều cao phải cân đối với mức cân nặng. Ở 2 tuổi, chiều cao bình thường của bé trai là 87 cm, chiều cao của bé gái là 86,4 cm; nếu cả chiều cao và cân nặng đều thấp thì bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; nếu chiều cao và cân nặng đều cao, bé phát triển tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14472/be-2-tuoi-chieu-cao-va-can-nang-bao-nhieu-la-can-doi/feed/ 36
3 tháng đầu đời của con yêu – Tháng thứ 2 https://meyeucon.org/14417/3-thang-dau-doi-cua-con-yeu-thang-thu-2/ https://meyeucon.org/14417/3-thang-dau-doi-cua-con-yeu-thang-thu-2/#comments Mon, 06 Dec 2010 14:31:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=14417 Hãy nhìn toàn bộ chặng đường mà một đứa trẻ trải qua trong những tháng đầu đời. Bắt đầu từ cuộc sống của một sinh linh trong nước với nguồn thức ăn và oxy được truyền trực tiếp vào cơ thể, giờ đây bé phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài với việc học ăn học thở bằng cơ thể mình. Bé cũng phải tập gắn kết với mẹ và bố – những người bé cần nhất, không chỉ để tồn tại mà còn để học hỏi và lớn lên.

Chưa hết, nhiều hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể vẫn chưa được vận hành đầy đủ tại thời điểm bé được sinh ra, như não bộ, hệ thần kinh và mắt vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Trên thực tế, những thay đổi thú vị của bé trong 12 tuần đầu đời là cả một tiến trình không thể tin nổi; những gì bạn quan sát được chỉ là bề nổi mà thôi. Hãy xem điều gì xảy ra với bé cả bên ngoài và bên trong cơ thể bé từ lúc sinh ra đến khi được 3 tháng tuổi.

Cơ thể

Từ 6-8 tuần tuổi, các khớp bị bó chặt ở hông, đầu gối và khuỷu tay của bé đã nới lỏng ra, và tay chân bé đã được thư giãn hơn trước nhiều, lúc này bé có thể dễ dàng nằm thẳng khi bạn đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng. Nếu đã đạt được mốc phát triển này, bé đã sẵn sàng cho những cử động có mục đích và chủ động hơn. Thanh quản của bé cũng đang thay đổi, và bé đã có thể phát ra những âm thanh ê a đáng yêu khi được từ 6-8 tuần tuổi.

Giờ đây, cổ, vai và các cơ chính đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn một chút. Nếu bạn đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc cằm lên và giữ lâu hơn một chút so với trước đó vài tuần.

Ở tuần tuổi thứ 6, bé đã sẵn sàng để có những khoảng thời gian nằm sấp mỗi ngày, bố mẹ hãy cùng tham gia với bé. Nằm sấp là một trong những hoạt động quan trọng đối với bé, giúp phòng tránh tật đầu dẹt (do bé nằm ngửa quá nhiều), tăng cường sức mạnh của cổ, vai và các cơ bắp.

Khi các cơ bắp trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn, hệ thần kinh cũng phát triển cao hơn, và một số phản xạ nguyên thủy bắt đầu mờ nhạt dần, chẳng hạn phản xạ nắm tay lại sẽ mất dần sau 6 tuần tuổi.

Giác quan

Khi được 2 tháng tuổi, đôi mắt của bé bắt đầu hoạt động phối hợp cùng nhau, Bé cũng bắt đầu chú ý vào những đặc điểm trên khuôn mặt bạn hơn là tập trung vào các nét phác của khuôn mặt, và cũng biết dõi theo các vật thể chuyển động theo cả chiều dọc cũng như chiều ngang. Trong khoảng 6-8 tuần tuổi, bé cũng đã phân biệt được rằng vật thể đang chuyển động về phía mình hay về phía ngược lại. Lúc này, đầu của bé đã vững hơn, và thị giác ngoại biên của bé cũng được mở rộng, bé có thể nhìn được nhiều hơn xung quanh mình.

Não bộ

Nhưng đôi khi những sự tập trung quá lại phản tác dụng, trẻ sơ sinh rất dễ bị choáng ngợp bởi quá nhiều kích thích. Khi em bé 1 tháng tuổi của bạn chưa biết làm thế nào để nhìn đi chỗ khác khi bé mệt mỏi với việc cứ nhìn mãi vào một vật thể nào đó, hoặc để trấn tĩnh khi xung quanh quá nhộn nhịp ồn ào. (Do đó, các bé ở độ tuổi này có thể trở nên gắt gỏng vào lúc chiều muộn – bé có thể được xoa dịu bằng sự yên tĩnh).

Trong khi bé có thể cần thời gian lâu một chút để có thể học được bài học nêu trên, bé đã phát triển một số kỹ năng xã hội quan trọng. Bé bắt đầu có những phản ứng với xung quanh, chẳng hạn bé cảm thấy phấn khích và thở nhanh hơn khi bạn bế bé lên, Khi được 6-8 tuần tuổi, bé bắt đầu kiểm soát được nụ cười của mình, đáp lại bạn bằng một nụ cười toàn lợi khi bạn trò chuyện hoặc vui cười với bé. Bé có thể biết cười sớm hơn, nhưng nụ cười kết hợp cả mắt và miệng, hoặc nụ cười khi ai đó nói chuyện với bé và khi bé tè dầm… xuất hiện vào khoảng 2 tháng tuổi.

Lúc này, bé cũng bắt đầu thử nghiệm giọng nói của mình với những tiếng ê a. Ban đầu là những tiếng ư à bộc phát, sau đó bé sẽ nhanh chóng bắt được nhịp và cố gắng phát ra những tiếng kêu có mục đích. Vào khoảng 2 tháng tuổi, bé sẽ học cách đối thoại: bé nói, sau đó mẹ đáp lại.

Đây cũng là lúc bé bắt đầu đáp lại những chăm sóc mà bố mẹ dành cho bé, bằng cách khiến bố mẹ cảm thấy hạnh phúc. Thực sự là mọi bậc cha mẹ đều cảm thấy hạnh phúc và được đền đáp khi em bé của họ mỉm cười và bắt đầu ê a.

]]>
https://meyeucon.org/14417/3-thang-dau-doi-cua-con-yeu-thang-thu-2/feed/ 1
Làm gì để giúp trẻ nhanh nói https://meyeucon.org/13299/lam-gi-de-giup-tre-nhanh-noi/ https://meyeucon.org/13299/lam-gi-de-giup-tre-nhanh-noi/#respond Sat, 23 Oct 2010 11:27:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=13299 Hỏi: Con trai tôi vừa tròn 2 tuổi. Cháu chỉ biết nói được mỗi từ “ạ”, nhưng có thể hiểu được và làm theo lời bố mẹ nói, như con đi lấy cho mẹ cái remote, hoặc con bật quạt. Anh chị có thể tư vấn cho tôi nên mua đồ chơi loại nào và ở đâu để cải thiện tình trạng chậm nói của con?

Trả lời: Cháu 2 tuổi mới chỉ biết nói từ “ạ” là chậm ngôn ngữ so với độ tuổi. Khi được 18 tháng, trẻ đã nói được các từ đơn như ông, bà, bố, mẹ… Chính vì vậy gia đình cần quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho bé. Việc cải thiện tình trạng chậm nói của con phụ thuộc rất lớn vào cách dạy trẻ. Gia đình nên làm một số bài tập sau: Đưa các hình ảnh đơn giản về con vật, đồ vật… và dạy cho bé từng từ một, gọi tên từng đồ vật một; giúp bé gọi tên các bộ phận trên cơ thể, chỉ vào các hình để bé gọi tên, đặt tên. Điều quan trọng là cha mẹ nên tăng cường giao tiếp, trò chuyện với con bất cứ khi nào, tăng cơ hội cho trẻ giao tiếp với các bạn khác… Trao đổi với giáo viên để giúp trẻ giao tiếp thường xuyên. Tuy nhiên, gia đình cũng không nên nôn nóng, thất vọng khi trẻ chưa làm được như mình muốn mà hãy động viên, khen thưởng, khích lệ trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/13299/lam-gi-de-giup-tre-nhanh-noi/feed/ 0
Táo bón ở trẻ em, dấu hiệu bệnh gì? https://meyeucon.org/12574/tao-bon-o-tre-em-dau-hieu-benh-gi/ https://meyeucon.org/12574/tao-bon-o-tre-em-dau-hieu-benh-gi/#respond Thu, 23 Sep 2010 08:45:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=12574 Hỏi: Con tôi 2 tuổi, khoảng hơn một tháng nay cháu bị táo bón, thường 3-4 ngày cháu mới đi ngoài một lần, phân rắn như đất. Mỗi lần cháu đi ngoài tôi phải dùng ống bơm vào hậu môn mới đi được. Mong bác sĩ hướng dẫn cách chữa bệnh này?

Trả lời: Táo bón là tình trạng khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu, phân rắn, khó bài xuất phân. Bình thường khoảng cách giữa hai lần đi ngoài tùy theo lứa tuổi, chẳng hạn trẻ 1- 6 tháng tuổi đi ngoài 2- 3 lần/ngày, trẻ hơn 2 tuổi đi ngoài 1-2 lần/ngày, trẻ lớn thì 1 lần/ngày như người lớn. Nếu khoảng cách giữa 2 lần đi ngoài dài hơn bình thường trên 3 ngày là biểu hiện của bệnh táo bón. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh táo bón như: rối loạn tiêu hoá, tắc nghẽn ruột, do nội tiết, rối loạn chuyển hoá, do yếu tố thần kinh. Bạn nên đưa cháu đi khám bệnh để được bác sĩ định bệnh và chỉ định điều trị đúng. Để phòng bệnh bạn nên cho cháu ăn nhiều rau, hoa quả, khoai lang, đậu và phải chú ý cho cháu uống nhiều nước. Hằng ngày, bạn phải nhắc nhở cháu đi ngoài vào một giờ nhất định, tốt nhất là buổi sáng.

BS. Bùi Thị Thu Hương

]]>
https://meyeucon.org/12574/tao-bon-o-tre-em-dau-hieu-benh-gi/feed/ 0
Trẻ chỉ ăn bột và cháo, không ăn thức ăn khác https://meyeucon.org/12364/tre-chi-an-bot-va-chao-khong-an-thuc-an-khac/ https://meyeucon.org/12364/tre-chi-an-bot-va-chao-khong-an-thuc-an-khac/#comments Fri, 17 Sep 2010 15:04:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=12364 Hỏi: Con trai tôi được 2 tuổi, cháu chỉ ăn bột và cháo. Ngoài ra các thức ăn khác như cơm, thịt… Cháu chỉ nhai rồi nhè ra chứ không chịu nuốt. Chế độ ăn hàng ngày của cháu chính là bột và nước hầm xương, thịt, cá, cua, trai, rau, trứng. Tôi muốn hỏi chuyên gia chế độ ăn như vậy có hợp lý không và làm thế nào để con tôi ăn được các loại thức ăn khác mà không nhè ra? Hiện tại cháu được 13,7kg.

Trả lời: Cháu 2 tuổi đạt được 13,7 kg, theo phán đoán của tôi cháu phát triển bình thường (tôi chưa biết chiều cao của cháu). Việc nuôi dưỡng của cháu bằng bột và nước hầm xương, thịt, cá… sẽ cung cấp các thành phần cơ bản của khẩu phần ăn cho cháu.

Tuy vậy vẫn còn thiếu các chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa của cháu. Do đó chị cần có biện pháp để cung cấp đầy đủ các thành phần trong khẩu phần ăn dành cho cháu bằng các giải pháp như: dùng rau nghiền, thịt nghiền (dạng xay nhỏ) và chế biến dưới các hình thức khác nhau (nấu dạng súp, canh, bột….) để thay đổi cảm giác của cháu khi ăn.

]]>
https://meyeucon.org/12364/tre-chi-an-bot-va-chao-khong-an-thuc-an-khac/feed/ 1
Dạy bé lên 2 https://meyeucon.org/12164/day-be-len-2/ https://meyeucon.org/12164/day-be-len-2/#respond Sat, 11 Sep 2010 13:12:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=12164 Quá trình vừa học vừa chơi luôn có ích cho bé dù ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn tạo một lịch học dày đặc và ép bé phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Các kỹ năng rèn luyện thể chất, năng khiếu như hội họa, nhào nặn đất, các trò chơi xếp hình… rất phù hợp với bé lên 2.

Gợi ý từ Patti Wollman – chuyên viên Nhi Khoa Hoa Kỳ đăng tải trên trang Ivillage.

Bé cần luyện tập để tăng độ dẻo dai cho cơ bắp và học kỹ năng điều khiển đôi bàn tay qua các trò chơi với cát, nặn hình bằng đất sét… Nhờ đó, bé sẽ “đủ sức” để cầm bút chì vẽ một bức tranh hoặc tô theo bảng chữ cái trên một tờ giấy trắng.

Tiếp đến bạn có thể dạy bé những bài hát ngắn để bé làm quen với từ vựng thông qua nhịp điệu của ca khúc thay vì bạn buộc bé phải tiếp thu bảng chữ cái theo cách khô cứng và ít thú vị.

Bạn cũng nên tăng cường các hoạt động đọc sách cho bé. Những ngôn từ của cha mẹ sẽ tác động lên não bé một cách trực tiếp và được lưu trữ rất lâu ở khu vực ghi nhớ. Những trò chơi xếp hoặc lắp ráp hình cũng có tác dụng xây dựng tư duy logic cho bé.

Bạn nên xem các hoạt động hàng ngày này như một chương trình giảng dạy tại gia trước khi bé đi học thực sự. Bởi vì chúng cung cấp cho bé những kỹ năng ngôn ngữ, số đếm, xử lý tình huống… theo cách vui vẻ. Bé cần được học hỏi qua những hoạt động thú vị chứ không phải ngồi yên trên ghế và nói theo bạn như một con vẹt.

Nếu bé nhà bạn thuộc nhóm “thần đồng” nghĩa là những bé phát triển lòng say mê với việc học tập từ rất sớm, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để lên lịch học phù hợp với bé.

]]>
https://meyeucon.org/12164/day-be-len-2/feed/ 0