Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chế độ ăn cho bé từ 4 tháng tuổi https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/#comments Wed, 18 Jan 2023 18:52:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=14892 Hỏi: Bé nhà em được hơn 4 tháng, hiện giờ cháu được 7,1kg. Em cho cháu ăn sữa mẹ và cả sữa ngoài. Hiện giờ chưa có một chế độ ăn rõ ràng, chỉ lúc nào cháu đói thì cho ăn. Nhưng em nhận thấy, ban ngày cháu bú được ít sữa (khoảng 300ml), còn lúc đi ngủ ban đêm, từ 19h-2h, (cháu bú khoảng 400ml). Cháu vừa ngủ vừa bú bình, còn nếu bỏ không cho bú thì cháu khóc không dỗ được. Xin nhờ bác sỹ tư vấn giúp em về chế độ ăn của cháu.

Trả lời: Bé được hơn 4 tháng tuổi, cân nặng 7,1 kg, đối với bé trai hay gái, đây là cân nặng trung bình nhưng chưa phải là tốt, giai đoạn này bé chỉ uống sữa mỗi ngày khoảng 1200 ml sữa, mỗi lần bé bú từ 150 ml đến 180 ml sữa, ngày bú 6-7 lần, sau uống sữa bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiếu nước bé sẽ lười bú, được như vậy bé sẽ phát triển tốt về trí não ,cân nặng và chiều cao.

Đối với tháng tuổi của bé,chỉ nên bú sữa mẹ khi nào thiếu sữa mẹ mới bú sữa ngoài. Đến 6 tháng tuổi thể chất của bé mới sẵn sàng để ăn dặm.. Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh cũng khỏe hơn, thích thú với thức ăn hơn, nên ăn bột từ loảng đến đặc dần, từ ít đến nhiều, từ bột ngọt đến bột mặn như bột cá, thịt v.v… (Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách chọn thực phẩm cho bé ăn dặm)

– Từ tháng thứ 7-8 có thể cho bé ăn dặm thêm bột loãng,khoảng 2/ngày,sau đó tăng dần độ đặc đến khoảng tháng 11 – 12 trở lên đến 1 tuổi ,có thể cho bé ăn cháo đặc nhừ (2-3 chén /ngày), Sữa :180ml- 5- lần/ngày

– Giai đoạn từ 1-2 tuổi, có thể cho bé ăn cháo đặc(1 chén x 3 lần/ngày), Sữa :180-210ml 4 lần/ngày

– Giai đọan 2-3 tuổi, có thể cho bé ăn cơm (3 lần/ngày ), có thể thay thế cơm bằng nuôi ,hủ tiếu, bún, phở … Sữa :200-250ml 4 lần/ngày .

Mẹ cần lưu ý, giai đoạn ăn dặm cho bé rất quan trọng. Cha mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé đa dạng, phong phú, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng để bé nhận đủ những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, cần chế biến món ăn hấp dẫn để bé hứng thú ăn uống. Không nên ép bé ăn quá nhiều, ăn trong thời gian quá lâu… Ăn dặm không đúng cách có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Với sự chăm sóc bé như trên hy vọng con bạn phát triển tốt. Để tham khảo nhiều hơn các thông tin hữu ích về chăm sóc bé yêu, mẹ hãy thường xuyên ghé thăm website Norikidplus.vn để chuẩn bị hành trang tốt nhất trong hành trình nuôi dạy bé.

]]>
https://meyeucon.org/14892/che-do-an-cho-be-tu-4-thang-tuoi/feed/ 67
Để bé luôn khỏe mạnh – Từ 4-5 tháng tuổi https://meyeucon.org/14428/de-be-luon-khoe-manh-tu-4-5-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/14428/de-be-luon-khoe-manh-tu-4-5-thang-tuoi/#comments Mon, 06 Dec 2010 15:10:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=14428 Trong năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là nền tảng để bé phát triển về thể chất và tâm sinh lý toàn diện về lâu dài. Ngoài những mốc phát triển tâm sinh lý quan trọng, đâu là các vấn để và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bé trong năm đầu đời?

Thời điểm 4 tháng tuổi

– Đây là giai đoạn cuối trong lịch trình tiêm chủng cho bé. Giống như những tháng trước đó, bé sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Bé cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt

– Rất ít trẻ sơ sinh có thể tránh được tình trạng hăm tã. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách thường xuyên thay tã cho bé ngay khi bạn nghĩ tã bị bẩn. Nếu bé có dấu hiệu bị đau rát ở mông thì nên để mông bé thoáng khoảng 15 phút trong thời gian thay tã. Thực hiện điều này khoảng 3 lần mỗi ngày cho đến khi bé đỡ bị đau rát, cùng với việc sử dụng kem chống hăm trước khi cho bé mặc tấm tã tiếp theo. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn thấy tình trạng hăm của bé có vẻ nghiêm trọng.

– “Dính mắt” là triệu chứng thường gặp ở các bé nhỏ tháng, nguyên nhân là do các tuyến lệ chưa được hoàn thiện cho đến khi bé được 6 tháng. “Dính mắt” khiến bé cảm thấy khó chịu vì dường như hai mí mắt cứ lúc nào cũng muốn dính vào nhau. Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch đôi mắt của bé bằng bông gòn và làm dịu đôi mắt bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng từ gốc mắt ra phía ngoài. Nếu các triệu chứng vẫn thuyên giảm, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ vì có thể bé đã bị viêm kết mạc và cần điều trị.

Thời điểm 5 tháng tuổi

– Sẽ là bình thường nếu một em bé khoảng 2 hoặc 3 tháng tuổi đôi lúc nhìn có vẻ như bị lác mắt, nhưng nếu đến 5 tháng tuổi mà bạn vẫn còn thấy dấu hiệu này thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu bé bị lác mắt thì cần được điều trị đúng cách để tầm nhìn lâu dài của bé không bị ảnh hưởng.

– Eczêma là một loại bệnh da liễu rất phổ biến, và nó thường xảy ra với các bé sau 4 tháng tuổi. Căn bệnh này sẽ khiến em bé của bạn bị ngứa da, vì vậy bạn sẽ thấy bé đưa tay gãi, hoặc thấy những vết trầy xước hoặc những vết thương đã liền da từ những vết sẹo mà bé đã gãi. Những vết trầy xước này rất dễ nhiễm trùng, chảy nước và khiến bé bị đau. Tránh để da bé tiếp xúc với xà phòng, kể cả quần áo của bé cũng chỉ nên được giặt bằng chất tẩy nhẹ.

– Em bé của bạn bắt đầu vận động, vì vậy đây là thời điểm thích hợp để bạn bố trí lại các vật dụng trong nhà mình sao cho an toàn. Hãy quan sát mọi thứ xung quanh và xem có vật gì có thể gây nguy hiểm cho con bạn không. Chẳng hạn, bạn nên tìm xem có chiếc tủ nào bé có thể mở được, những vật bé có thể kéo xuống và những lỗ mà bé có thể thọc tay vào

]]>
https://meyeucon.org/14428/de-be-luon-khoe-manh-tu-4-5-thang-tuoi/feed/ 9
Trời lạnh, tắm nắng cho bé thế nào? https://meyeucon.org/13619/troi-lanh-tam-nang-cho-be-the-nao/ https://meyeucon.org/13619/troi-lanh-tam-nang-cho-be-the-nao/#comments Fri, 05 Nov 2010 11:46:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=13619 Hỏi: Bé nhà em được 4 tháng nặng 7,2kg cao 65cm. Mấy ngày hôm nay đêm ngủ cháu hay cựa mình khó chịu và quấy khóc đồng thời sờ đầu cháu thì thấy đổ mồ hôi rất nhiều. Không biết có phải bé nhà em bị thiếu canxi và Vitamin D không? Nếu thiếu thì cần phải uống canxi và vitamin như thế nào? Bác sĩ tư vấn giúp em với. Hàng ngày bà trẻ ở nhà vẫn cho cháu tắm nắng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách tắm nắng cho trẻ vào thời tiết như hiện nay ở miền Bắc nước ta được không?

Trả lời: Cân nặng và chiều cao của cháu đều vượt chuẩn. Cháu ngủ không thẳng giấc và đầu ra nhiều mồ hôi trộm có thể cháu đang thiếu canxi. Chị có thể cho cháu uống viatmin D3 liều 2 giọt/ngày và canxi. Nếu đúng cháu còi xương thì còn phải uống thêm kẽm nữa. Chị hãy quan sát xem cháu có các dấu hiệu còi xương như: ngủ không thẳng giấc, ra nhiều mồ hôi trộm, tóc mọc chậm, đầu bẹt cá trê, trán dô… không?

Tắm nắng cho trẻ trong thời tiết này cần lưu ý kẻo sáng sớm trời lạnh trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Chị có thể cho cháu tắm nắng muộn hơn và thời gian tắm ít hơn. Khoảng 15 phút vào lúc 8.30 sáng trở đi. Những hôm trời lạnh quá thì không cho trẻ ra ngoài trời nữa. Lưu ý khi tắm nắng nhớ cho trẻ đội mũ để nắng không xuyên tới đầu của trẻ không tốt cho hệ thần kinh của bé.

]]>
https://meyeucon.org/13619/troi-lanh-tam-nang-cho-be-the-nao/feed/ 11
Trẻ 4,5 tháng không chịu ăn sữa ngoài https://meyeucon.org/11078/tre-45-thang-khong-chiu-an-sua-ngoai/ https://meyeucon.org/11078/tre-45-thang-khong-chiu-an-sua-ngoai/#respond Mon, 09 Aug 2010 08:09:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=11078 Hỏi: Con tôi đã 4 tháng rưỡi nhưng không chịu ăn sữa ngoài, chỉ bú mẹ. Làm sao để trẻ có thể ăn thêm ngoài vì tôi phải đi làm rồi?

Trả lời: Nếu cháu bé tăng cân tốt, thì không cần ép cháu ăn thêm sữa ngoài. Chị có thể tranh thủ thời gian về cho cháu bú. Còn nếu chị ở xa thì trước khi đi làm, chị có thể vắt sữa để lại hoặc có thể thay được một bữa bột loãng trong ngày.

Để tập cho cháu ăn sữa ngoài, chị có thể thử cho bé bú khi đói, khi ngủ. Ban đầu chỉ cho bú ít, khi cháu chịu bú bình thì có thể tăng dần lượng bú. Lưu ý là đôi khi loại núm vú cao su hay silicon cũng ảnh hưởng tới việc bú của trẻ, chị cần thử các loại núm vú khác nhau. Ngoài ra là cả loại sữa cũng có thể khiến bé không thích bú, cũng cần phải thử hoặc khéo léo cho bé bú.

]]>
https://meyeucon.org/11078/tre-45-thang-khong-chiu-an-sua-ngoai/feed/ 0
Trẻ 4 tháng tuổi có nên ăn cơm nhai? https://meyeucon.org/11071/tre-4-thang-tuoi-co-nen-an-com-nhai/ https://meyeucon.org/11071/tre-4-thang-tuoi-co-nen-an-com-nhai/#comments Mon, 09 Aug 2010 07:53:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=11071 Hỏi: Con tôi 4 tháng, mẹ chồng tôi bảo phải cho ăn cơm nhai hoặc cháo cho cứng người. Tôi đọc báo thấy như thế là không nên, nhưng nhìn các cháu ở quê mới 4 tháng đã ăn cơm nhai mà vẫn khỏe mạnh béo tốt. Vậy nên hiểu như thế nào ạ?

Giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ vẫn phải bú sữa vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh

Trả lời: Khi trẻ được 4 tháng, hệ tiêu hoá của cháu chưa hoàn chỉnh. Cháu vẫn nên được tiếp tục bú mẹ hoàn toàn tới khi 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng mới nên cho cháu ăn bổ sung. Và cũng không nên cho cháu ăn cơm nhai hoặc cháo vào lúc này, cháu chưa tiêu hoá được. Nên bắt đầu ăn bổ sung bằng bột loãng, sau đó tăng dần theo tuổi của cháu.

]]>
https://meyeucon.org/11071/tre-4-thang-tuoi-co-nen-an-com-nhai/feed/ 6
Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi https://meyeucon.org/10816/su-phat-trien-cua-be-4-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/10816/su-phat-trien-cua-be-4-thang-tuoi/#comments Wed, 04 Aug 2010 06:08:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=10816 Bé 4 tháng tuổi rất thích mở to miệng cười và ngắm nhìn mọi người xung quanh, nhất là khi có ai hỏi chuyện bé.

Giai đoạn này, bé có xu hướng quan tâm đến những âm thanh, hình ảnh từ bên ngoài môi trường (đôi khi nhiều hơn cả việc được bạn cho bú).

Nếu bé có thói quen lười ăn nơi đông người, bạn thử cho bé tập trung bú trong phòng ít ánh sáng, yên tĩnh hoặc bạn có thể dùng một chiếc khăn mỏng, che khuất tầm nhìn của bé để khuyến khích bé không lơ là bú mẹ.

Những lúc rỗi rãi, bạn nên trò chuyện, cười đùa với bé nhiều hơn. Nếu bạn khẽ nhăn mũi, chun miệng hoặc nhìn “chằm chằm” vào bé, bé sẽ nhanh chóng học và bắt chước theo điệu bộ này từ bạn. Đổi lại, khi bé chóp chép miệng tạo thành âm thanh, bạn cũng có thể làm lại như thế với bé để gây sự chú ý.

Thời điểm này, bạn có thể sử dụng những câu hội thoại dài hơn khi giao tiếp với bé để giúp bé làm quen sâu hơn với ngôn ngữ. Bạn thử chọn một cuốn sách tranh có hình minh họa thật đẹp và bắt đầu đọc cho bé.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

4 tháng tuổi, nhiều bé có thể ngủ liền một giấc dài khoảng 6-8 giờ đồng hồ mỗi đêm. Nhiều bé vẫn có xu hướng tỉnh giấc giữa chừng vì nhu cầu bú đêm nhưng bé cũng rất dễ ngủ ngoan lại ngay sau đó.

Bạn nên lưu ý một số điểm sau để xây dựng lịch trình ngủ giấc liền mạch về ban đêm cho bé.

– Xây dựng giờ ngủ cố định cho bé: Đến giờ ngủ, bạn có thể đọc sách, hát ru cho bé. Điều này sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện tự nhiên cho mỗi lần đi ngủ của bé. Hơn nữa, việc ngủ đúng giờ còn phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể bé ngay từ khi còn nhỏ.

– Bạn nên đặt bé ngủ an toàn trên cũi hoặc giường. Bạn cũng có thể thắp một ngọn đèn nhỏ để bé không hoảng hốt nếu bỗng nhiên phải thức giấc giữa chừng mà không có cha mẹ bên cạnh.

– Khi bé chợt thức giấc, bạn nên dỗ dành bé một chút để xem có phải bé khó ngủ là vì đói không. Nếu bé đói, bạn nên cho bé bú trong không gian yên tĩnh và ánh đèn nhạt để bé có thể quay lại ngủ nhanh sau đó. Giai đoạn này, bạn có thể áp dụng chế độ cắt giảm tần suất bú đêm ở bé mà vẫn đảm bảo đủ lượng sữa cho bé mỗi ngày.

Chăm bé ăn

Sữa mẹ và sữa bình vẫn là nguồn dưỡng chất chính của bé ít nhất khi bé bước vào tuổi ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi). Giai đoạn tăng trưởng này ở bé, bạn cũng không cần thiết phải bổ sung thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác cho bé. Bởi vì lúc này hệ miễn dịch của bé còn yếu; hệ xương, đặc biệt là xương hàm của bé chưa đủ cứng cáp để nhai hoặc nuốt thức ăn dặm. Vì vậy, việc cho ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ với hệ tiêu hóa và tình trạng dị ứng thức ăn ở bé.

Những lưu ý an toàn cho bé

– Bé có thể bị ngã: Bé đã cử động được khá nhiều; do đó, bạn không nên đặt bé trên giường hoặc trên bàn một mình. Nếu bạn bận việc, tốt nhất, bạn nên đặt bé trong cũi hoặc trên mặt phẳng đảm bảo độ an toàn và không làm bé ngã.

– Bé có thể bi bỏng: Bé có khả năng cầm, nắm hoặc tóm lấy đồ vật trong cự ly gần; vì vậy, bạn nên tránh những cốc nước nóng, những loại đồ chơi chất liệu kém an toàn xung quanh bé.

– Loại trừ những đồ vật nhỏ: Thói quen cầm đồ vật và cho vào miệng đã được nhiều bé thực hành ở giai đoạn này. Bạn nên dọn dẹp những đồ vật nhỏ xung quanh chỗ bé nằm để phòng tránh nguy cơ hóc cho bé.

– Lưu ý với ghế ngồi trên xe ôtô: Bạn không nên đặt bé theo kiểu nửa nằm nửa ngồi trên ghế ôtô riêng hoặc taxi. Bởi vì hệ xương cổ của bé lúc này còn khá yếu, cộng với chuyển động của ôtô có thể gây chấn thương cho bé. Kiểu ngồi một mình trên ghế ôtô chỉ thích hợp khi bé lớn hơn. Nên chuẩn bị ghế riêng cho bé hoặc bạn bế bé khi đi taxi.

– Lưu ý với trang phục: Bạn tuyệt đối tránh để bé “chật cứng” trong những bộ quần áo gò bó vì điều này có thể làm bé ngạt thở.

]]>
https://meyeucon.org/10816/su-phat-trien-cua-be-4-thang-tuoi/feed/ 52
Bé 4 tháng tuổi – Phát triển cơ thể & vận động https://meyeucon.org/10763/be-4-thang-tuoi-phat-trien-co-the-van-dong/ https://meyeucon.org/10763/be-4-thang-tuoi-phat-trien-co-the-van-dong/#comments Wed, 04 Aug 2010 02:13:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=10763 Trong tháng thứ 4, bé có một sự phát triển rất vượt trội về khả năng kiểm soát những cử động của đầu và các chi. Sau khi bé lật lại nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên, chống đỡ bằng hai cánh tay để nâng ngực lên và quay đầu. Bé sẽ giữ yên ở tư thế này trong giây lát.


Sự phát triển của đôi chân

Chân của bé thẳng ra hơn sau mỗi tuần trôi qua. Bé có thể duỗi thẳng chân ra khi được ẵm đưa lên, và bé cố gắng nhấn bàn chân xuống bề mặt phẳng. Bé thậm chí có thể đưa chân bước khi được ẳm ở tư thế đứng thẳng, đôi khi bé làm động tác này như một phản xạ tự nhiên. Lúc này, bố mẹ có thể giúp đỡ để tăng khả năng tập đứng của bé. Cho bé mang tất và mặc tã. Đặt bé nằm ngửa. Giữ lưng và một bên sườn của bé, sau đó nhẹ nhàng đỡ bé dậy ở tư thế ngồi, bố mẹ phải chắc chắn cổ của bé có một lực đỡ đủ để chống đỡ được đầu. Tiếp theo đỡ bé lên ở tư thế đứng cân bằng và giữ hai bàn chân bé sát sàn nhà. Bố mẹ nên chú tâm khi tập cho bé vì có thể bé sẽ té khi nhấc một chân lên.

Sức mạnh của cổ

Cơ thể của bé đang dần tập trung nhiều sức mạnh ở cổ. Bây giờ cổ đã chống đỡ được đầu nên bé có thể quan sát thêm thế giới bên ngoài. Bé vẫn còn cần bố mẹ đỡ sau lưng khi bé ngồi, nhưng bé đang cố gắng học cách để điều khiển được đầu của mình. Để giúp bé tăng sức mạnh ở cổ, đặt bé trong lòng và kéo bé ra xa bạn vài cm. Cổ bé có thể nâng đỡ đầu mà không phải tựa vào bạn. Sau đó nhẹ nhàng đặt bé trong lòng để đầu bé có thể tựa vào bạn.

Vẫy cánh tay

Trong khi chân và cổ của bé đang phát triển và trở nên mạnh hơn thì cánh tay của bé cũng vậy. Bé thích vẫy cả hai cánh tay cùng một lúc, huơ hai cánh tay lên xuống, nhưng bây giờ bé đang luyện tập để điều khiển những hành động chính xác hơn. Muốn giúp cho bé mau biết điều khiển hai cánh tay, hãy dành cho bé thật nhiều cơ hội di chuyển và vẫy cánh tay. Tư thế tốt nhất là đặt bé ngồi tựa vào lòng hoặc nằm ngửa. Khi bé giơ cánh tay thì bắt chước làm theo cử động của bé, sau đó nhẹ nhàng di chuyển một cánh tay và nhìn xem bé sẽ làm gì với cánh tay còn lại.

]]>
https://meyeucon.org/10763/be-4-thang-tuoi-phat-trien-co-the-van-dong/feed/ 3
Bé 4 tháng tuổi – Phát triển giác quan https://meyeucon.org/10759/be-4-thang-tuoi-phat-trien-giac-quan/ https://meyeucon.org/10759/be-4-thang-tuoi-phat-trien-giac-quan/#comments Wed, 04 Aug 2010 02:08:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=10759 Ở độ tuổi này, bé bắt đầu biết nhận thức xung quanh. Bé quan sát và lắng nghe rất chăm chú.

Ghi nhớ bằng mùi hương:

Khi bé tiếp xúc với mọi người trong gia đình hãy ôm bé sát vào lòng. Khi bé tiếp xúc những đồ vật hãy đưa sát lên mặt bé có thể ngửi được mùi hương của từng người, từng đồ vật.

Nói cho bé nghe tên của mỗi người, mỗi vật, sau đó quay đi chỗ khác và sau đó cho bé ngửi lại mùi hương. Hãy để bé ngửi mùi của những đồ vật đa dạng và quan sát phản ứng của bé. Bố mẹ nên cho bé ngửi những mùi hương từ trái cây như chanh, chuối, hoặc một ít phô mai, bơ và những thực phẩm khác. Nhưng hãy bảo đảm bé không thể bỏ được những thứ ấy vào miệng.

Lắng nghe:

Hãy ghi lại những âm thanh bé tạo ra và một số âm thanh, lời nói của bạn lúc chơi đùa với bé. Sau đó mở lại đoạn âm thanh để bé nghe. Bé sẽ lắng nghe một cách chăm chú những âm thanh của riêng mình.

Thị lực:

Hãy chơi trò chơi “ánh sáng” với bé. Để bé trong lòng, ngồi trong bóng tối đối diện một bức tường. Chiếu ánh sáng của ngọn đèn lên tường và xem bé chú ý đến ánh sáng đó. Từ từ xoay tròn ngọn đèn để cho bé có thể dõi theo cái bóng đang nhảy múa trên tường.

Ngôn ngữ không lời:

Khi bé phát triển khả năng phát âm bé cũng bắt đầu bắt chước điệu bộ và âm thanh của bố mẹ khi nói với bé bằng cách huơ đôi tay và đôi chân. Sau và trước khi phát âm, lập lại âm điệu của bố mẹ và sớm làm điều bộ diễn tả theo, đây chính là một tương tác xã hội rất rõ rệt giữa bé và người chăm sóc. Giao tiếp nhiều nâng cao khả năng nhận thức của bé và tình cảm giữa bé với bố mẹ.

Hãy đặt bé vào lòng, nắm tay hoặc chân bé vẫy theo nhịp và làm các động tác theo lời bài hát. Lập lại một vài lần sau đó hát mà không nắm tay bé, xem thử bé có tự vẫy tay theo nhạc không.

Nhận thức mới:

Các em bé ở tháng tuổi này đặc biệt chú ý đến người chăm sóc mình. Bố mẹ sẽ nhận ra điều này vì khi bố mẹ rời bé đi ra ngoài bé thường giận dỗi và khóc thét lên, bé tỏ ra rất phấn khích khi bố mẹ vào phòng, và mắt bé luôn dõi theo bố mẹ khi bố mẹ di chuyển trong phòng.

Hãy chú ý xem bé thường quan sát bố mẹ như thế nào, “đi theo” bố mẹ đến mọi góc trong phòng bằng ánh mắt. Cố gắng chơi trò chơi “hú hà” với bé thật nhiều. Di chuyển ra sau bàn ghế rồi sau đó xuất hiện bất ngờ để làm cho bé ngạc nhiên. Bạn có thể di chuyển khắp phòng để bé chú ý nhiều đến trò chơi và đoán hướng đi của bạn.

Giao tiếp bằng mắt:

Khả năng liên lạc bằng mắt của  bé với bố mẹ đang phát triển. Bé có thể nhìn chằm chằm vào bố mẹ một khoảng thời gian dài mà không cần phải tập trung chú ý. Ánh mắt bé không chỉ là một cái nhìn, thông điệp cảm xúc chứa đựng trong ánh mắt ấy quan trọng hơn. Bé sẽ cười, “nói” và làm nhiều động tác trên cơ thể hơn khi bé gửi đi những thông điệp từ ánh mắt.

Khi mắt bé bắt gặp mắt bố mẹ, hãy nói chuyện với bé để việc giao tiếp không gián đoạn lâu. Di chuyển đầu nhè nhẹ, mở to mắt, chớp mắt và cười để giữ cho bé sự tập trung, kích thích vào ánh nhìn của bé.

]]>
https://meyeucon.org/10759/be-4-thang-tuoi-phat-trien-giac-quan/feed/ 1
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi tập ăn bột https://meyeucon.org/7056/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-tap-an-bot/ https://meyeucon.org/7056/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-tap-an-bot/#comments Fri, 09 Jul 2010 15:43:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=7056 Hỏi: Thưa bác sĩ, con trai tôi được 4 tháng rưỡi, hiện cháu ăn sữa ngoài, chưa ăn bột. 4 tháng tôi có tập cho cháu ăn bột, ngày 1 bữa, sau vài hôm thì thấy cháu bị rối loạn tiêu hóa, ngày đi khoảng 5 lần (đi có rặn) phân có nhầy, lổn nhổn, có mùi chua, có khi lại tanh hoặc khắm. Tôi đã cho cháu uống men tiêu hóa Lactomin Plus và một loại thuốc hình như là Latofos của Pháp giúp đông phân. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cần cho con uống thuốc gì?

Trả lời: Theo Tổ chức Y tế thế giới lứa tuổi thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Thường thì đường tiêu hóa cần 3 cho tới 5 ngày để thích nghi với thức ăn mới. Sau thời gian này mới cần dùng thêm thuốc tùy theo tình trạng bệnh. có thể con bạn chưa đủ lớn để ăn được tinh bột.

Bạn nên tạm ngưng cho bé ăn bột vài ngày. Nếu tình trạng có cải thiện thì nên đợi đến bé tròn 6 tháng hãy tập ăn dặm trở lại. Bạn cũng có thề dùng thêm Neopeptine 4 giọt trong cữ bột nếu phải cho bé tiếp tục ăn dặm trong thời gian này. Các loại men tiêu hóa mà bạn kể không phải là men tiêu hóa thật sự mà là các vi khuẩn sống có lợi cho sức khỏe (probiotic) và các vi khuẩn này thường ít cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/7056/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-khi-tap-an-bot/feed/ 8