Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nên trộn sữa và bột cho trẻ 6 tháng lười bú https://meyeucon.org/17170/nen-tron-sua-va-bot-cho-tre-6-thang-luoi-bu/ https://meyeucon.org/17170/nen-tron-sua-va-bot-cho-tre-6-thang-luoi-bu/#comments Tue, 24 May 2011 20:47:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=17170 Hỏi: Con gái em mới được 6 tháng 2 ngày, khi sinh cháu được 3 kg, hiện nay được 7,2kg. Cháu đã ăn bột, vì mỗi lần ăn cháu ăn rất ít chỉ khoảng 80ml nên chia làm 6 bữa trong ngày. Cháu vẫn bú mẹ nhưng chỉ được buổi trưa và tối mẹ đi làm về, mẹ cũng ít sữa nên bé không được bú nhiều nhưng không chịu ăn sữa ngoài, mỗi lần ăn chỉ được 30ml, ngày khoảng 3 lần.

Em đã đổi nhiều loại sữa nhưng bé vẫn không chịu ăn. Hiện tại thì em chỉ cho bé ăn hoa quả chín chứ chưa cho ăn váng sữa. Vậy bé nhà em có bị suy dinh dưỡng không ạ. Bác sĩ có thể cho em xin bảng tiêu chuẩn phát triển của bé được không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Hiện nay cân nặng của bé là bình thường, không bị suy dinh dưỡng, nếu cháu không chịu ăn sữa ngoài em có thể trộn sữa bột vào các bữa bột cho bé, kể cả bột nấu với thịt, cá, tôm, trứng. Mỗi 50ml bột trộn thìa trong hộp sữa, trộn lúc bột đã nguội chuẩn bị cho bé ăn. Ở tuổi này cháu ăn được cả váng sữa, sữa chua rồi, em nên cho bé ăn mỗi ngày 1 – 2 hộp sữa chua.

Có thể xem bảng tăng trưởng của trẻ tại » Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ dưới 5 tuổi

]]>
https://meyeucon.org/17170/nen-tron-sua-va-bot-cho-tre-6-thang-luoi-bu/feed/ 28
Trẻ đi ngoài phân lỏng, màu vàng xanh, có phải phân sống? https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/ https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/#comments Fri, 14 Jan 2011 16:27:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=15634 Hỏi: Chào bác sĩ! bé nhà em được gần 6 tháng,cân nặng 6.8kg (lúc sinh 2.8kg), 1 ngày bé ăn 2 bữa bột 80-100ml gồm rau, thịt, dầu ăn và 3 bữa sữa 60-80ml, bú mẹ buổi trưa và tối, em cho bé ăn bột lúc bé được hơn 5 tháng, vừa rồi bé có uống thuốc kháng sinh do viêm họng, em thấy phân của bé lợn cợn hạt sữa, có lúc bị lỏng, phân nát, lúc màu vàng, màu xanh. Bé có phải bị sống phân ko ah? Bé đang uống Neopeptine được 10 ngày, em có nên cho bé uống tiếp ko? Làm sao để bé hết sống phân,em rất mong được bs tư vấn ah! em cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Chào bạn, trước hết với các chỉ số bạn cung cấp, bé nhà bạn hơi chậm cân (cân nặng lý tưởng ở độ tuổi bé là 7,3 kg – 7,8 kg). Về chế độ ăn của ăn của bé, nên tăng cường thêm lượng sữa. Từ lúc bé đi phân lợn cợn, nát có làm bé sụt kí hơn không? Nếu có sụt cân thì bạn nên tư vấn thêm tại các cơ sở y tế, nếu không bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn như đề nghị trên và cho bé ăn thêm sữa chua, bạn không cần dùng thuốc.

Chúc bạn chăm sóc bé tốt

]]>
https://meyeucon.org/15634/tre-di-ngoai-phan-long-mau-vang-xanh-co-phai-phan-song/feed/ 23
Bổ sung canxi cho trẻ thế nào? https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/ https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/#comments Tue, 26 Oct 2010 16:44:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=13347 Hỏi: Con trai em 6 tháng tuổi. Cháu nặng 8,7 kg. Lúc mới sinh trông tóc cháu rất rậm và đậm màu nhưng nay tóc cháu lại thưa và nhạt màu hơn. Tóc cháu cũng mọc rất chậm, em có cắt tóc cho cháu 1 lần từ lúc cháu gần 3 tháng tuổi và tóc cháu mọc không đều. Chỉ có phần đỉnh đầu là tóc mọc tốt, còn lại hầu như tóc không mọc. Em nghe nói các mẹ hay cho con uống vitamin D Aquadetrim. Xin bác sỹ tư vấn em có thể cho con uống được không? Liều lượng thế nào? Cháu có cần bổ sung chất gì nữa không? Cháu bú mẹ hoàn toàn từ lúc sinh. Khoảng 1 tháng nay em đi làm nửa ngày nên cháu mới ăn thêm 2 bình sữa ngoài. Em cho cháu ăn 2 bữa bột ngọt, ăn váng sữa.

Trả lời: Với các dấu hiệu em mô tả thì có khả năng cháu bị còi xương. Em có thể cho con uống Aquadetrim 3 giọt/ngày x 3 tuần sau đó giảm 2 giọt/ngày cho đến khi bé 2 tuổi.

Ngoài ra cho cháu uống thêm khoảng 300mg canxi và 5 mg kẽm mỗi ngày trong 2 – 3 tuần. Nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng trước 9h mỗi ngày 30 phút. Chế độ ăn hiện tại như vậy là được, cháu có thể ăn được bột mặn rồi, em nên đổi bữa để cháu ăn ngon miệng hơn.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/13347/bo-sung-canxi-cho-tre-the-nao/feed/ 21
Ăn dặm khoa học cho trẻ sinh non https://meyeucon.org/12489/an-dam-khoa-hoc-cho-tre-sinh-non/ https://meyeucon.org/12489/an-dam-khoa-hoc-cho-tre-sinh-non/#comments Mon, 20 Sep 2010 15:24:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=12489 Hỏi: Các bác sỹ cho tôi hỏi. Cháu nhà tôi lúc sinh được 1.4kg, sinh thiếu 01 tháng. Hiện nay 6 tháng mà cháu được có 6 kg (2 tháng gần đây cháu không tăng cân). Từ khi sinh ăn vào rất hay chớ. Các bác sỹ cho tôi hỏi, con tôi như vậy có bị suy dinh dưỡng không và cách chăm sóc các bé sinh non. Tôi xin trân thành cám ơn các bác sỹ.

Trả lời: Theo như cân nặng của cháu thì chưa phải là suy dinh dưỡng. Khi cháu bắt đầu ăn dặm cho nên phải hết sức cẩn thận về thức ăn cho cháu (các thức ăn dặm phải ăn ít một để xem cháu có thích ứng được các loại thức ăn đó hay không, sau đó mới tăng dần dần loại thức ăn đó lên; tỷ lệ về đường – đạm – mỡ phải cân đối theo tỉ lệ 4-1-1).

Rau xanh phải nghiền nát và nấu vào bột, cháu khi bột cháo đã chín để đảm bảo vitamin trong rau. Ngoài ra, phải cho cháu uống thêm những thuốc vitamin như: Pediakid 22 mỗi ngày từ 5 – 10ml x 2 lần trong ngày.

]]>
https://meyeucon.org/12489/an-dam-khoa-hoc-cho-tre-sinh-non/feed/ 1
Xa mẹ 2 phút, trẻ nhũ nhi thấy lo lắng https://meyeucon.org/11703/xa-me-2-phut-tre-nhu-nhi-thay-lo-lang/ https://meyeucon.org/11703/xa-me-2-phut-tre-nhu-nhi-thay-lo-lang/#respond Thu, 26 Aug 2010 07:54:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=11703 Mặc dù chưa thể làm chủ được bản thân khi ở tư thế ngồi nhưng trẻ 6 tháng tuổi hoàn toàn có cảm giác căng thẳng khi trẻ thấy mình không được chú ý.

Mức độ hooc-môn căng thẳng cortisol sẽ được nâng lên khi trẻ bị mẹ lờ đi và một ngày sau đó, trẻ vẫn lo lắng về sự việc có thể lặp lại.

Một đứa trẻ thiếu thốn tình yêu của mẹ chỉ trong 2 phút sẽ thấy lo lắng về sự việc có thể lặp lại ở ngày tiếp theo, nghiên cứu tại Canada chỉ rõ.

Các chuyên gia về sự phát triển của trẻ cho biết sự lặp lại những căng thẳng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhỏ và gây ra những khó khăn cho trẻ trong cuộc sống sau này.

Để khảo sát xem liệu trẻ 6 tháng tuổi có khả năng đoán trước rắc rối không, các nhà nghiên cứu Canada đã mời 30 bà mẹ cùng con của họ đến phòng thí nghiệm và chia họ thành 2 nhóm.

Ở nhóm thứ nhất, những em bé được đặt vào trong ghế dành cho trẻ ngồi ô tô và các bà mẹ sẽ chơi và nói chuyện với trẻ bình thường. Trong quá trình này, người mẹ sẽ nhìn qua đầu trẻ với gương mặt không chút biểu cảm trong 2 phút. Ngày tiếp theo, người mẹ sẽ đưa trẻ trở lại phòng thí nghiệm. Nồng độ cortisol sẽ được đo nhiều lần trong ngày. Nồng độ cortisol đã tăng vọt khi trẻ bị mẹ lờ đi và rồi giảm dần, trước khi tăng trở lại lúc bé được đưa đến phòng thí nghiệm, dù trẻ không hề bị lờ đi chút nào vào ngày thứ 2 này.

Phát hiện này cho thấy việc quay trở lại phòng thí nghiệm đã khiến những em bé bị lờ đi cảm thấy lo ngại.

Ở nhóm thứ 2, trẻ cũng sẽ cùng trải qua 1 quá trình nhưng không hề bị lờ đi một giây phút nào và mức độ hormone của trẻ không hề thay đổi.

Nhà nghiên cứu, BS David Haley, ĐH Toronto, cho biết: “Các kết quả này cho thấy trẻ nhũ nhi đã có phản ứng căng thẳng dựa trên những mong đợi của trẻ đối với bố mẹ”.

Theo GS Jay Belsky, trường Birbeck, ĐH London, các yếu tố như trầm cảm có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ của người mẹ với đứa trẻ và sẽ làm gia tăng nồng độ cortisol nhanh chóng cũng như lặp lại.

]]>
https://meyeucon.org/11703/xa-me-2-phut-tre-nhu-nhi-thay-lo-lang/feed/ 0
Trò chơi giàu màu sắc, âm thanh thích hợp với trẻ 6 tháng tuổi https://meyeucon.org/11596/tro-choi-giau-mau-sac-am-thanh-thich-hop-voi-tre-6-thang-tuoi/ https://meyeucon.org/11596/tro-choi-giau-mau-sac-am-thanh-thich-hop-voi-tre-6-thang-tuoi/#respond Sat, 21 Aug 2010 04:34:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=11596 Hỏi: Con tôi được 6 tháng tuổi, những món đồ chơi nào cũng như phương pháp chơi với bé như thế nào để bé có thể phát triển được trí thông minh ? Bé bị suy dinh dưỡng về thể chất thì trí thông minh cũng kém hơn những trẻ bình thường khác?

Trả lời: Với trẻ dưới 1 tuổi, thường những trò chơi giàu âm thanh, màu sắc sặc sỡ sẽ làm trẻ thích. Trẻ rất thích nghe nói chuyện với người lớn mặc dù trẻ chưa nói được nhưng có thể hiểu những gì cha mẹ nói thông qua ngôn ngữ cử chỉ. Ở thời điểm này, những trò chơi giàu ngôn ngữ, âm nhạc, hình ảnh đều có tác dụng tốt.

Người lớn nên lưu ý, không để trẻ bị suy dinh dưỡng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/11596/tro-choi-giau-mau-sac-am-thanh-thich-hop-voi-tre-6-thang-tuoi/feed/ 0
Trẻ 5,5 tháng đã ăn hoa quả được chưa? https://meyeucon.org/11525/tre-55-thang-da-an-hoa-qua-duoc-chua/ https://meyeucon.org/11525/tre-55-thang-da-an-hoa-qua-duoc-chua/#comments Thu, 19 Aug 2010 14:53:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=11525 Hỏi: Tôi thấy trên sách báo nói là có thể cho trẻ ăn chuối, đu đủ nạo, nhưng tôi thấy khi nạo ra chuối vẫn rất sậm sựt, không mịn, vậy như thế trẻ 5,5 tháng có ăn được không ạ? Hay tôi phải say bằng máy say cho con ạ? Nhiều người cũng bảo là nên hấp hoa quả trước khi xay và cho con ăn, như vậy có đúng không ạ? Lượng ăn hoa quả 1 ngày của trẻ 5,5-6 tháng là bao nhiêu? Ví dụ như chuối thì ăn được bao nhiêu ạ? Xin cám ơn bác sỹ….

Trả lời: Trẻ đến 6 tháng tuổi mới nên cho bé ăn dặm và ăn hoa quả hay uống nước ép trái cây. Tất cả các loại trái cây người lớn ăn được thì đều cho bé ăn được. Nên cho bé ăn hoa quả sau khi ăn bữa chính khoảng 20 phút. Với chuối và đu đủ chị có thể dễ dàng nạo bằng thìa, nạo ít một ở những chỗ chín nhất và nạc nhất thì sẽ rất mịn chứ không cần phải xay máy. Vì hoa quả chỉ là bữa phụ của bé nên chỉ cho ăn vừa phải thôi, ví dụ chỉ cho cháu ăn 1/3 -1/2 quả chuối, ăn 1 góc nhỏ miếng đu đủ là được. Vì ngoài qua quả trẻ có thể ăn thêm váng sữa hoặc sữa chua… Khi trẻ lớn hơn thì lượng ăn có thể tăng dần lên.

Hoa quả không nên hấp, thậm chí không cho bé ăn hoa quả để lâu trong tủ lạnh vì quá trình này làm mất đi độ tươi ngon và hao hụt chất dinh dưỡng, vitamin từ qua quả.

]]>
https://meyeucon.org/11525/tre-55-thang-da-an-hoa-qua-duoc-chua/feed/ 1
Bệnh lao ở trẻ em và cách điều trị https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/ https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/#comments Wed, 11 Aug 2010 11:02:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11211 Hỏi: Thưa Bác sĩ! Bé nhà tôi chỉ mới được 6 tháng tuổi mà đã bị nhiễm lao phổi do mẹ bị mà không biết nên đã tiếp xúc thường xuyên, kể từ ngày phát hiện bệnh mặc dù sống chung nhà nhưng cách ly không cho mẹ gần bé. Vậy cho hỏi với bệnh của bé có điều trị khỏi không? Vì sao sau khi sinh đã chích ngừa Lao rồi mà bé vẫn bị thâm nhiễm? Bác sĩ có chế độ dinh dưỡng nào cho em bé không chỉ giúp dùm tôi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời: Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng.

Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; Lao cấp tính như lao màng não và lao kê; Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi; Lao ngoài phổi khác.

Lao sơ nhiễm

– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.

– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.

– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;

– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi

Thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!

Lao sơ nhiễm

– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.

– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.

– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;

– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi: thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!

]]>
https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/feed/ 2
Trẻ ăn nhiều bột, hay bị đi ngoài phân sống https://meyeucon.org/10125/tre-an-nhieu-bot-hay-bi-di-ngoai-phan-song/ https://meyeucon.org/10125/tre-an-nhieu-bot-hay-bi-di-ngoai-phan-song/#comments Sat, 31 Jul 2010 03:35:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=10125 Hỏi: Con tôi được gần 6 tháng tuổi, nuôi bột hoàn toàn, hay bị đi ngoài phân sống. Liệu có phải do cháu ăn nhiều quá nên không tiêu hóa hết không? Hiện cháu ăn một bữa bột mặn, một bữa bột ngọt, mỗi lần khoảng gần một bát ăn cơm, ăn khoảng 4 bữa sữa ngày, 150ml/lần.

Trả lời: Cháu nhà chị được 6 tháng tuổi, nuôi bột hoàn toàn có thể ăn được 2 bữa bột và 4 bữa sữa là bình thường. Trong trường hợp con chị hay bị đi ngoài phân sống có thể do cháu bị rối loạn hấp thu các thành phần trong thức ăn như đường, đạm sữa. Vì vậy, chị có thể giảm bớt bột thay bằng sữa xem tình hình phân của cháu có cải thiện không. Trong trường hợp không cải thiện, cần phải đi khám.

]]>
https://meyeucon.org/10125/tre-an-nhieu-bot-hay-bi-di-ngoai-phan-song/feed/ 2
Bé từ 6-7 tháng nên ăn bao nhiêu bột 1 bữa? https://meyeucon.org/8929/be-tu-6-7-thang-nen-an-bao-nhieu-bot-1-bua/ https://meyeucon.org/8929/be-tu-6-7-thang-nen-an-bao-nhieu-bot-1-bua/#comments Tue, 20 Jul 2010 14:28:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=8929 Hỏi: Bé nhà tôi lười ăn, mỗi khi ăn thường khóc. Bé chơi ngoan, không có biểu hiện bệnh tật gì. Tôi muốn hỏi bé từ 6-7 tháng nên ăn khoảng bao nhiêu bột 1 bữa. Tôi thường cho cháu ăn 1 bát con. Như thế đã đủ chưa ạ?

Trả lời: Cháu 6-7 tháng cần ăn 2-3 bữa bột một ngày và uống 600ml sữa (kể cả sữa mẹ), mỗi bữa bột là 1 bát con bao gồm: Bột gạo: 20g, thịt (cá, tôm): 20g, dầu (mỡ): 5ml, rau xanh: 10g.

Nếu bé lười ăn chị có thể chia nhỏ bữa ăn hơn, thường xuyên thay đổi thực đơn trong ngày, chỉ cho bú mẹ khi đã ăn bột, không ép khi trẻ không muốn ăn, bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/8929/be-tu-6-7-thang-nen-an-bao-nhieu-bot-1-bua/feed/ 21