Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bé 2 – 3 tuổi: sự phát triển của các giác quan và khả năng học tập https://meyeucon.org/21404/be-2-3-tuoi-su-phat-trien-cua-cac-giac-quan-va-kha-nang-hoc-tap/ Thu, 23 Feb 2012 01:37:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=21404 Trẻ 2 đến 3 tuổi thường dành phần lớn thời gian để tìm tòi, khám phá những gì xung quanh. Trong thời gian này, bé vận dụng tối đa các giác quan của mình và nhờ đó, các giác quan này sẽ có điều kiện để hoàn thiện hơn.

Thị giác

Lúc 2 tuổi, thị giác của bé phát triển rất tốt. Bé có thể nhìn được mọi thứ trong tầm ngắm giống như mắt người lớn, trong đó có khả năng nhận biết về khoảng cách, bề sâu và sự chuyển động. Khi bé được 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu có cảm giác về màu sắc.

Có một sự trùng hợp thú vị là vào lứa tuổi này bé cũng rất thích ghép hai đồ vật lại với nhau dựa vào màu sắc, kích thước hoặc mục đích sử dụng. Nhờ vậy, bạn có nhiều cơ hội dạy bé biết những màu sắc và các nhóm đồ vật khác nhau.

Tính tò mò

Đối với bé 2 tuổi, tính tò mò có thể xem là một dấu hiệu cho thấy bé thông minh. Tuy nhiên, đôi khi vì tò mò quá mà bé có thể trở nên ngỗ ngược, khó dạy. Bạn cần dạy cho trẻ biết những giới hạn, ví dụ như bé không được lục lọi đồ đạc trong giỏ người khác. Nhưng bạn cũng cần tránh thái độ lúc nào cũng cấm đoán bé trong việc khám phá mọi thứ xung quanh. Trẻ con thường học hỏi bằng cách tự khám phá.

Tập cho bé cách suy nghĩ

Khả năng quan sát là một phần trong quá trình suy nghĩ của bé. Kinh nghiệm dạy cho bé biết cách suy nghĩ. Từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, trí não của bé vẫn còn rất non nớt, song đã bắt đầu biết xử lý các thông tin mà bé thu nhận được, cũng như đã hiểu biết khá nhiều về cách suy luận nguyên nhân – kết quả.

Bạn sẽ thấy thật thú vị khi chứng kiến bé chơi những trò chơi mang tính tưởng tượng vô cùng phong phú.

Cảm xúc của bé

Lúc khoảng 2 tuổi, bé thường cho rằng những đồ vật vô tri giác như bàn ghế, xe cộ, gấu bông… cũng có cảm xúc, suy nghĩ và có hành động như con người. Chính vì vậy mà bé tin chắc rằng khi xe đạp bị ngã, xe đạp cũng bị “đau” giống như bé vậy. Hoặc bé sẽ nói rằng, chú gấu bông ở nhà là “bạn” của bé. Đây là một giai đoạn quan trọng giúp bé học được tình thương yêu, sự đồng cảm đối với thế giới xung quanh mình.

Hình dáng và các bộ phận cơ thể

Những hình thức mà bé tự khám phá cơ thể khi còn nhỏ như chơi bằng tay và đưa hai chân vào miệng đến lúc này đã phát huy được hiệu quả của nó. Lúc 2 tuổi rưỡi, bé bắt đầu biết màu mắt, màu tóc, biết bản thân bé là “cao” hay “lùn”.

Vào khoảng thời gian này, hành vi của bé bắt đầu thể hiện nét đặc trưng của giới. Cụ thể, bé đã bắt đầu để ý nhiều hơn đến bộ phận sinh dục ngoài của mình. Điều này có vẻ là kết quả của việc tập cho bé đi vệ sinh bằng bô. Vì dương vật lộ rõ ra bên ngoài, nên bé trai sẽ thường quan tâm đến bộ phận này hơn; đối với bé gái, có thể bé sẽ để ý đến bộ phận này ở một bé trai khác. Từ 2 tuổi rưỡi hoặc hơn, trẻ con thậm chí còn chỉ cho nhau xem những “chỗ kín” của bản thân mình nữa. Những biểu hiện trên là hoàn toàn bình thường, vì đơn giản đó cũng chỉ là một phần của tính tò mò tự nhiên trẻ con mà thôi.

Các bậc cha mẹ thường tỏ ra lo lắng khi thấy con họ thủ dâm thường xuyên, nhất là lúc bé làm điều này ở nơi công cộng. Thực ra bạn cần hiểu rằng đối với bé thì điều đó đơn giản là tạo cho bé cảm giác thoải mái chứ không có chuẩn mực đạo đức nào ở đây. Vì thế bạn không nên tỏ ra quá giận giữ, nên giải thích cho bé hiểu rằng việc này chỉ có thể thực hiện ở nhà, không thể làm ở những chỗ đông người. Bạn có thể tìm ra biện pháp để hạn chế bé chứ không thể nghiêm cấm bé hoàn toàn, vì nếu nghiêm khắc quá có thể bạn sẽ thất bại. Nếu quát mắng bé chỉ khiến bé cảm thấy xấu hổ và phản kháng dữ dội hơn thôi.

Khả năng tập trung trí nhớ và trí tưởng tượng

Khi khả năng tập trung và trí nhớ của bé phát triển, hệ thần kinh đã thiết lập được nhiều đường liên hệ hơn, nhằm tạo nền tảng cho quá trình học tập sau này. Bạn sẽ thấy thật thú vị khi chứng kiến bé chơi những trò chơi mang tính tưởng tượng vô cùng phong phú.

Giai đoạn này, bé có khả năng tập trung khá tốt, đồng thời có thể quan tâm đến nhiều kênh thông tin khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào việc bé đang làm gì và bé cảm thấy thích thú với công việc đang làm như thế nào.

Nhờ vào trí nhớ tốt, bé tích lũy được khá nhiều kiến thức. Lúc 2 tuổi, có lẽ bé đã nhận thức được tên đầy đủ của mình. Bé còn thuộc nhiều bài đồng dao, bài hát thiếu nhi nên bé có thể hát mà không cần ai nhắc. Nếu bạn hát cho bé nghe những bài này và bạn giả vờ hát nhầm một vài từ trong bài hát thì chắc chắn bé sẽ nhận ra ngay và phản đối quyết liệt cho đến khi bạn hát lại cho đúng.

Ngoài ra, bé cũng đã hiểu được nhiều khái niệm quan trọng như “trong”, “ngoài”, “xuống”, “lên”, “sau này”, “trước đây”…

Khả năng tưởng tượng khi chơi

Từ 2 tuổi trở đi, bé thường xuyên tham gia các trò chơi tưởng tượng. Bé hiểu rằng, một đồ vật nào đó có thể đại diện cho một đồ vật khác (ví dụ, ngăn bàn có thể được bé coi là giường ngủ của búp bê…). Lúc này, bạn cần chọn những loại đồ chơi phức tạp hơn để tăng cường khả năng tưởng tượng của bé. Tuy nhiên, những đồ chơi đơn giản cũng tốt cho quá trình này.

Bé có thể mở một tiệc trà cho những chú gấu bông và búp bê cùng dự. Bé trai lúc khoảng 2 tuổi cũng thích chơi với thú nhồi bông. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không có gì phải lo lắng cả. Trẻ em thường có nhu cầu chơi với bạn bè và các trò chơi mơ mộng như vậy rất có ích đối với cả bé trai lẫn bé gái. Qua các trò chơi này, bé học được cách ứng xử dịu dàng, cách bày tỏ tình cảm đối với những người xung quanh.

Lúc bé 2 tuổi rưỡi, những trò chơi đòi hỏi tính sáng tạo và trí tưởng tượng chiếm hầu hết thời gian trong ngày của bé. Khả năng phối hợp giữa tay và mắt của bé ngày càng cải thiện hơn. Điều này có nghĩa là bé đã có khả năng sáng tạo những hình ảnh trực quan. Bé thích tô màu tranh vẽ và chế tạo đồ vật. Trong giai đoạn này, cấu trúc đồ vật đối với bé rất quan trọng, vì vậy các hoạt động như dùng tay nhúng màu nước, rồi vẽ hoặc nặn đất sét sẽ có sức thu hút đặc biệt đối với bé.

]]>
Bé 3 tuổi lười ăn và cách cải thiện tình hình https://meyeucon.org/19968/be-3-tuoi-luoi-an-va-cach-cai-thien-tinh-hinh/ https://meyeucon.org/19968/be-3-tuoi-luoi-an-va-cach-cai-thien-tinh-hinh/#comments Thu, 10 Nov 2011 11:40:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=19968 Hỏi: Xin chào mẹ yêu con! Con trai tôi hiện tại được 38 tháng, cháu chỉ cân nặng có 12,5 kg, cao 99 cm, cháu rất lười ăn và ăn rất chậm, một bữa chỉ được nửa bát cơm. Đặc biệt cháu không chịu ăn thịt, chỉ ăn cơm với nước canh, mặc dù tôi cũng cố gắng chế biến nhiều món ngon khác nhau, băm, xay nhỏ… nhưng cứ nhìn thấy thịt là cháu nhè ra, rau cũng ăn rất ít, cháu chỉ thích uống sữa. Mặc dù tôi cũng cho cháu đi khám dinh dưỡng, uống nhiều loại thuốc bổ, men tiêu hóa, vi sinh…. nhưng tình trạng ăn uống vẫn không cải thiện. Khi ngủ cháu thường hay mơ và giấc ngủ không sâu thỉnh thoảng lại kêu khóc đòi bình để ngậm. Vậy tôi nên làm gì để cải thiện tình hình của cháu mong MYC tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Việc cải thiện tình hình ăn uống cho trẻ là một trong những vấn đề hết sức đau đầu với các bậc cha mẹ trẻ, nhất là đối với con đầu lòng vì chúng ta không bao giờ biết được trẻ thích gì và vì sao lại vậy. Để điều chỉnh chế độ ăn uống tốt hơn thì không có cách nào khác là sự kiên nhẫn của bố mẹ và thường xuyên theo dõi thái độ cũng như thói quen ăn uống của con để ghi nhận và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bé, mỗi bé một kiểu do vậy chúng ta chỉ có thể theo thói quen và kinh nghiệm thôi. Ngoài ra một điều quan trọng nữa là luyện cho bé tự giác tự ăn cũng là một trong những mẹo kích thích giúp trẻ hứng thú với ăn uống hơn (nhất là con bạn đã 3 tuổi rồi).

Đối với bé của bạn thì thiếu khoảng 2,5 – 3 kg so với tháng tuổi và chiều cao. Trong trường hợp bé thích sữa thì bạn có thể nấu súp sữa với thực phẩm thập cẩm xay nhuyễn, sánh hơn sữa chút ít và cho bé uống bằng cốc cũng được hoặc cho vào chai cho bú khi bé ngủ mơ màng. Nếu 1 ngày 1 bữa như vậy dần sẽ cải thiện tình hình, nên ăn sữa chua có Probio hàng ngày giúp kích thích tiêu hóa. Ngoài ra gia đình nên để bé ngồi ăn cùng người lớn cho “tâm hồn ăn uống” của bé phát triển, miễn là làm sao giúp bé có hứng thú nhất khi ăn, bạn thử xem nhé.

Chúc bạn thành công

]]>
https://meyeucon.org/19968/be-3-tuoi-luoi-an-va-cach-cai-thien-tinh-hinh/feed/ 5
Trẻ 3 tuổi mà không chịu ăn thịt cá, xin tư vấn https://meyeucon.org/14622/tre-3-tuoi-ma-khong-chiu-an-thit-ca-xin-tu-van/ https://meyeucon.org/14622/tre-3-tuoi-ma-khong-chiu-an-thit-ca-xin-tu-van/#respond Mon, 13 Dec 2010 00:02:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=14622 Hỏi: Chào bác sĩ! Bé nhà em 3 tuổi.Bé rất lười ăn,đặc biệt là cực kì lười ăn thịt cá,toàn ăn cơm với tí canh.Dù ép thế nào thì bé cũng chỉ ăn được vài miếng,rồi sau đó sẽ nhả bã hoặc nhè ra. Hậu quả là bé ngày càng còi,ko tăng cân,và sức đề kháng cũng kém,hay ốm đau. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp em xem em có thể làm gì để cải thiện tình trạng này được ko ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Bé 3 tuổi rất lười ăn, bé ngày càng còi, không tăng cân, bạn không nói rõ chiều cao và cân nặng của bé để xem bé có phát triển cân đối không?

Lứa tuổi của bé cần 3 bữa ăn chính với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và 2-3 bữa phụ bằng các thức ăn như: trái chuối, củ khoai, bánh, chè, sữa, phomai, bánh plan,trái cây……Điều đó đặc biệt cần thiết đối với các trẻ suy dinh dưỡng, trẻ lười ăn đến bữa không ăn được nhiều.

Đây là lứa tuổi nạp canxi chủ yếu cho suốt cuộc đời, cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi như: sữa, yaourt, cá nhỏ cả xương, tôm tép, cua, đậu hũ, rau xanh đậm…Mỗi ngày nên cho bé uống từ khoảng 600 ml sữa để cung cấp đủ nhu cầu Calci va các chất khoáng vi lượng cho trẻ.

Nếu bé không thích ăn thịt, bạn có thể cho bé ăn cá, tôm cua, nghêu, sò, lươn , ếch v.v… vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé, bạn nên nấu những thực phẩm trên với rau lá các loại cho bé ăn rất tốt. Thân ái chào bạn.

]]>
https://meyeucon.org/14622/tre-3-tuoi-ma-khong-chiu-an-thit-ca-xin-tu-van/feed/ 0
Dinh dưỡng cho trẻ trên 3 tuổi https://meyeucon.org/14469/dinh-duong-cho-tre-tren-3-tuoi/ https://meyeucon.org/14469/dinh-duong-cho-tre-tren-3-tuoi/#respond Wed, 08 Dec 2010 13:28:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=14469 Hỏi: Xin bác sĩ tư vấn cho em chế độ ăn cho bé 3 tuổi. Bé nhà em là bé trai 38 tháng, cháu cao 94 cm nặng 17kg và bé bắt đầu ăn cơm. Xin bác sĩ cho em biết ở độ tuổi của bé ăn khối lượng thức ăn và số lượng bữa ăn như thế nào là phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng. Bé nhà em có chiều cao như vậy thì có thấp không ạ. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Theo mô tả thì cân nặng của bé tốt nhưng chiều cao chưa đạt so với tuổi và so với cân nặng. Chiều cao bé nếu đạt 102 -103cm thì sẽ cân đối với cân nặng của bé. Ở tuổi này bé ăn cơm bình thường, có thể cùng ăn với gia đình. Ngoài 3 bữa ăn chung với gia đình, nên chọn loại thức ăn hướng về thực phẩm biển và các loại sản phẩm chế biến từ đậu nành, rau cải…. Ngoài ra bé nên được bổ sung từ 600-800ml sữa, nên chọn loại sữa giúp phát triển chiều cao tối đa.

]]>
https://meyeucon.org/14469/dinh-duong-cho-tre-tren-3-tuoi/feed/ 0
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có ảnh hưởng tới trí tuệ? https://meyeucon.org/13303/tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-co-anh-huong-toi-tri-tue/ https://meyeucon.org/13303/tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-co-anh-huong-toi-tri-tue/#respond Sat, 23 Oct 2010 12:10:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=13303 Hỏi: Cháu nhà em 3 tuổi, bị đánh giá là chậm phát triển ngôn ngữ. Nếu sau nàu cháu nói được bình thường thì về mặt phát triển trí tuệ có bị chậm phát triển theo không?

Trả lời: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ tối ưu nằm trong khoảng 2-3 tuổi. Nếu sau giai đoạn này trẻ có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ thì ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ ở các giai đoạn sau, bởi vì ngôn ngữ là vỏ tư duy giúp trẻ hình thành các khái niệm. Trên cơ sở các khái niệm, trẻ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ tăng cường tối đa kích hoạt ngôn ngữ và sau 3 tuổi, trẻ dần dần phát triển ngôn ngữ nói giống như trẻ bình thường (trước 5-6 tuổi) thì mức độ ảnh hưởng có thể không đáng kể. Khó có thể nói mức độ ảnh hưởng cụ thể lên con của chị như thế nào. Tốt nhất chị nên tìm gặp các chuyên gia tâm lý trẻ em để được thăm khám, chẩn đoán và được hướng dẫn các phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

]]>
https://meyeucon.org/13303/tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-co-anh-huong-toi-tri-tue/feed/ 0
Trẻ 3 tuổi và phương pháp giáo dục tư duy https://meyeucon.org/13069/tre-3-tuoi-va-phuong-phap-giao-duc-tu-duy/ https://meyeucon.org/13069/tre-3-tuoi-va-phuong-phap-giao-duc-tu-duy/#comments Tue, 12 Oct 2010 07:59:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=13069 Hỏi: Con trai tôi gần 3 tuổi, rất hiếu động, nghịch. Tôi không biết ở tuổi này thì chơi trò chơi gì giúp cháu thông minh hơn (cháu rất hay khóc và đòi mọi thứ xung quanh)? Ngoài ra cháu rất ích kỷ, có đồ chơi là không cho bạn cùng chơi, không cho những người cháu không thích vào nhà.

Trả lời: 3 tuổi, não bộ đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là não trước. Đây là vùng não phụ trách tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Cho đến thời điểm trước 3 tuổi, việc giáo dục chủ yếu tập trung vào việc dạy trẻ quan sát, ghi nhớ là chủ yếu, song từ 3 tuổi trở đi cần phải chuyển dần sang giáo dục tư duy, tức là khuyến khích trẻ tự suy nghĩ.

Vào thời kì này, phải cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi sự vận dụng đầu óc suy nghĩ. Thích hợp nhất những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tạo ra những cách chơi, cách khám phá mới, tạo ra đồ vật mới. Ví dụ như bộ đồ chơi gồm các miếng gỗ dẹt hình tam giác, hình tròn, hình vuông bằng các màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng…) là rất bổ ích. Trẻ thường thích bộ đồ chơi này vì nó có thể xếp thành vô vàn những hình thù khác nhau, tạo ra “thế giới” theo cách suy nghĩ và kinh nghiệm của trẻ. Những miếng gỗ này có thể kích thích tư duy của trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tập trung chú ý, suy nghĩ và tưởng tượng, sáng tạo… Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xếp thành tàu, xe, chim, vườn thú, công viên…

Trẻ 3 tuổi có đồ chơi thường giấu đi không cho bạn mượn, không cho những người trẻ không thích vào nhà… Đây là những biểu hiện thiếu kỹ năng tương tác nhóm, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề. Cha mẹ hãy tham gia các khoá học về phương pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội để biết cách chơi trò đóng vai, giải quyết tình huống, hợp tác nhóm sẽ giúp trẻ điều chỉnh hành vi tốt hơn.

]]>
https://meyeucon.org/13069/tre-3-tuoi-va-phuong-phap-giao-duc-tu-duy/feed/ 1
Có thể cho trẻ ăn hoa quả thay rau? https://meyeucon.org/10481/co-the-cho-tre-an-hoa-qua-thay-rau/ https://meyeucon.org/10481/co-the-cho-tre-an-hoa-qua-thay-rau/#respond Mon, 02 Aug 2010 08:16:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=10481 Hỏi: Bé trai gần 3 tuổi của tôi không chịu ăn rau. Tôi có thể thay thế rau bằng hoa quả được không?

Rau xanh chứa nhiều chất xơ cần thiết cho trẻ

Trả lời: Theo tôi, không nên thay thế rau bằng hoa quả. Vì trong rau có rất nhiều các chất xơ cần thiết cho sự tiêu hóa và nhu động ruột của trẻ, đồng thời, nó còn có nhiều loại muối khoáng mà hoa quả không có.

]]>
https://meyeucon.org/10481/co-the-cho-tre-an-hoa-qua-thay-rau/feed/ 0
Trẻ 3 tuổi khó lên cân, có lý do gì không? https://meyeucon.org/9823/tre-3-tuoi-kho-len-can-co-ly-do-gi-khong/ https://meyeucon.org/9823/tre-3-tuoi-kho-len-can-co-ly-do-gi-khong/#comments Wed, 28 Jul 2010 08:52:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=9823 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Rất vui vì bác sĩ đã tham gia trả lời trực tuyến. Con trai tôi tròn 3 tuổi, cao 94 cm, nặng 13,5 kg thì có ổn không? Mỗi ngày cháu ăn 3 tô cháo và khoảng 700 ml sữa, ngoài ra còn trái cây, mức độ hoạt động cũng chỉ như những trẻ khác, đi ngoài rất tốt nhưng sao rất khó lên cân? Ngoài ra khi có sự khủng hoảng tâm lý như bố mẹ đi công tác vắng hay thay người giúp việc là cháu lại nôn ói. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Trả lời: Con trai của chị 3 tuổi, với mức cao là 94 cm và nặng 13,5 kg, là hoàn toàn bình thường. Trẻ bình thường lúc 1 tuổi chỉ cao 75 cm. Sau đó, mỗi một năm trẻ chỉ lên được 5 cm và tăng 1,5 kg, vì vậy cân nặng và chiều cao của cháu là tốt. Chế độ ăn của trẻ 3 tuổi hiện nay không phải là cháo mà phải là cơm và sữa, như vậy là đủ. Một bát cơm có năng lượng nhiều hơn rất nhiều so với 1 tô cháo. Ở tuổi này trẻ cần phải phát triển các cơ nhai, do đó trẻ phải tập ăn cơm.

Cũng có một số trẻ khi bố mẹ đi vắng hoặc thay đổi người giúp việc gây stress về tâm lý cho trẻ. Nếu như muốn đổi người giúp việc thì hãy để cho người mới làm quen dần trong một vài ngày, không đổi một cách vội vã. Với bố mẹ khi đi công tác, cố gắng một trong 2 người đi, không nên đi cùng một lúc. Trong trường hợp đặc biệt cần cả 2 người đi, nên có lời giải thích cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/9823/tre-3-tuoi-kho-len-can-co-ly-do-gi-khong/feed/ 8
Dạy con từ thuở còn thơ https://meyeucon.org/143/day-con-tu-thuo-con-tho/ https://meyeucon.org/143/day-con-tu-thuo-con-tho/#respond Thu, 18 Mar 2010 16:21:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=143 Từ khi lên 3, bé đã bắt đầu hình thành những tính cách riêng của mình. Bố mẹ hãy giúp bé hoàn thiện một nhân cách sống tích cực nhé!

Dạy con sống hòa thuận, yêu thương mọi người

Sự quan tâm, yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa những người trong cùng gia đình sẽ giúp bé hình thành một cách sống tích cực. Một không khí gia đình đầm ấm, trên kính dưới nhường… Tất cả những điều đó giúp bé hình thành sự tự tin, tinh thần trách nhiệm và sống có tình cảm.

Một gia đình luôn cãi vã, thậm chí là đánh chửi nhau hàng ngày như cơm bữa, khiến bé sẽ cảm thấy e dè, mất tự tin, sợ sệt. Thậm chí, điều đó còn khiến bé sau này có thể trở nên hung hãn bạo lực.

Bố mẹ dù có nhiều bận rộn, lo toan, nhưng không nên vì thế mà cáu bẳn, bực tức, nóng giận trước mặt con trẻ. Hãy ân cần, kiên nhẫn bảo ban để bé được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển trong một gia đình yêu thương, khoan dung và bình đẳn tự do.

Rèn cho con thói quen sống kỷ luật

Ngay từ khi còn bé, bố mẹ hãy xây dựng cho bé những thói quen kỷ luật: ăn, ngủ, đi học,… đúng giờ. Không nên chiều theo những mong muốn, ý thích của con sẽ tạo cho con những thói xấu như muốn gì được nấy, mè nheo…

Xây dựng tính độc lập

Hiện nay, hầu hết bé nào cũng được coi là “cái rốn của vũ trụ” nên được bố mẹ và cả gia đình cưng chiều, bao bọc hết mức. Mọi chuyện trong sinh hoạt, thậm chí là những chuyện nhỏ nhất, bố mẹ đều tranh làm hộ. Điều này sẽ khiến bé ỉ lại, lười biếng, dần dần sẽ sinh tính bướng bỉnh, ngang ngược.
Bố mẹ không nên quá coi trọng vào việc “Con chỉ cần học”, mọi việc khác bố mẹ làm cho cả. Do đó, ngay từ khi bé có thể làm được việc gì, bố mẹ hãy “nhường” cho bé, giúp bé có thể nuôi dưỡng tính độc lập, không dựa dẫm vào người lớn.

Cho bé tự ăn là một thói quen tốt

Bảo vệ lòng tự trọng, tăng cường sự tự tin

Cho dù con còn nhỏ, bố mẹ cũng không nên áp đặt mọi suy nghĩ, hành động của bé phải nhất nhất nghe theo lời người lớn. Bé cũng có những tính cách riêng, nguyện vọng, sở thích riêng.

Tốt nhất, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ với con để biết được con cần gì, muốn gì và thích làm gì. Từ đó, giải thích và hướng dẫn bé nên làm thế nào là đúng, thế nào là sai. Bố mẹ không nên chửi mắng, chì chiết hay nhạo báng, châm chọc con. Dù con có những tiến bộ nhỏ nhất, bố mẹ nên khuyến khích động viên con để tăng thêm sự tự tin, lòng tự trọng với bé.

Thường xuyên cho bé giao tiếp

Không nên cấm cung con ở trong nhà. Thường xuyên cho bé chơi với các bạn cùng lứa tuổi, tiếp xúc tới người lớn hơn để bé trở nên mạnh dạn, không sợ sệt mỗi khi ra ngoài.
Điều này cũng giúp bé hình thành một cách nói chuyện hoạt bát, vui vẻ, rất có ích cho cuộc sống của bé sau này. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cũng không nên quá nghiêm khắc, trách mắng con, để con luôn tự tin, nhanh nhẹn và yêu đời.

]]>
https://meyeucon.org/143/day-con-tu-thuo-con-tho/feed/ 0