Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Những thực phẩm dễ làm trẻ béo phì https://meyeucon.org/32699/nhung-thuc-pham-de-lam-tre-beo-phi/ https://meyeucon.org/32699/nhung-thuc-pham-de-lam-tre-beo-phi/#comments Wed, 12 Feb 2014 01:00:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=32699 Trẻ khỏe mạnh, ăn uống tốt là điều đa số các bà mẹ đều hướng tới, chính vì thế ưu tiên cho ăn uống được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên có nhiều thực phẩm dễ khiến trẻ béo phì mà không phải mẹ nào cũng biết.

1. Bim bim, mì ăn liền

Ngày nay, trẻ em được thoải mái sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, mì ăn liền, bim bim… Đây đều là những thực phẩm cung cấp rất nhiều năng lượng, có chỉ số đường cao khiến trẻ tăng cân nhanh, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt cho việc phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ. Lợi hại hơn là nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm này mà lười vận động thì chẳng mấy chốc thân hình chúng sẽ béo phì, kéo theo rất nhiều bệnh như: tim mạch, dạ dày…

2. Trái cây sấy khô

Trái cây sấy khô là loại thực phẩm khá hấp dẫn và ngon miệng nên dễ ‘kết thân’ với trẻ nhỏ. Ngoài ra, đa phần trái cây sấy khô đều có vị ngọt nên thường rất phù hợp với khẩu vị của trẻ.

Trên thực tế, trái cây sấy khô có thể có nguy cơ làm trẻ tăng cân nhanh hơn 5-8 lần so với trái cây tươi. Bởi, trái cấy khô đã bị khử nước nên khi chế biến sẽ phải cho thêm đường và một số chất bảo quản khác.

3. Bánh kẹo ngọt

Pizza là thực phẩm chứa nhiều calo
Pizza là thực phẩm chứa nhiều calo

Đa phần trẻ nhỏ thường rất thích ăn bánh kẹo ngọt. Với những trẻ luôn yêu thích và được phép ăn “thả ga” quá nhiều đồ ngọt thì cũng thường là những em bé có cân nặng dư thừa. Bởi vì đồ ăn ngọt thường chứa nhiều dầu mỡ và đường. Điều này vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ, lại khiến cân nặng của trẻ gia tăng nhanh chóng.

4. Salad

Các loại rau trộn hoặc salad khoai tây có thể chứa nhiều calo hơn các mẹ tưởng bởi những thành phần được trộn trong đó, có cả mayonnaise.

Nếu các mẹ muốn làm món salad có chứa ít calo và ít béo hơn cho trẻ thì có thể chọn loại salad có chứa các thành phần protein như: cá thu, trứng hoặc gà và nhiều rau. Khi làm salad tránh dùng khoai tây, bánh mì và những loại nước sốt. Một số chất béo trong salad là có lợi vì nó giúp cơ thể hấp thụ rau tốt hơn, chủ yếu có trong dầu cá như cá hồi, dầu ô liu hoặc bơ.

5. Pizza

Pizza là thức ăn nhanh chứa nhiều calo và thường được khuyên không nên cho bé ăn nhiều. Tuy nhiên, với tần suất ăn vừa phải, pizza lại là món ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bé mà các mẹ không nên bỏ qua.

Khi đặt mua pizza, mẹ nên chọn loại chỉ có nửa lượng pho mát so với loại thông thường và có vỏ mỏng để giảm được 80 calo trên mỗi lát bé ăn nhé. Và nhớ, đừng bao giờ chiều theo ý bé là để bé muốn ăn bao nhiều tùy ý, mẹ hãy giao hẹn với bé thật rõ ràng trước khi đưa bé đi ăn.

6. Bánh Humburger

Humburger là loại thực phẩm chứa rất nhiều năng lượng. Một phần hamburger cũng có khoảng 450-460 kcalo – tùy to hay bé, năng lượng này chiếm 1/4 năng lượng khuyến nghị hằng ngày.

Ngoài ra, humburger có năng lượng cao, nhiều chất béo, nhiều muối nhưng lại ít rau, do vậy không cân đối được các chất dinh dưỡng. Nếu cho bé sử dụng thường xuyên dễ dẫn tới nguy cơ bị thừa cân, béo phì, dễ bị rối loạn mỡ trong máu.

7. Đồ uống có đường

Nhiều chuyên gia về sức khỏe trẻ em luôn coi đây là nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra một số vấn đề về sự gia tăng trọng lượng của trẻ.

Trong khi đó, hầu hết những em bé lại thích uống nước soda và các đồ uống có đường khác. Nhưng dù bé yêu có khoái những đồ uống này thế nào, để bảo vệ an toàn cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ vẫn nên hạn chế các thức uống không lành mạnh này. Thay vào đó, hãy cho trẻ uống thêm sữa, nước lọc và nước ép trái cây.

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống loại nước chứa nhiều đường này
Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống loại nước chứa nhiều đường này

8. Khoai tây chiên giòn

Khoai tây chiên giòn có vị thơm, giòn, rất lôi cuốn trẻ nhỏ, tuy nhiên chúng chứa lượng chất béo rất cao, có thể tới 3,5g trên mỗi khẩu phần. Bởi thế, các mẹ nên hạn chế mua khoai tây chiên giòn cho bé ăn nhé.

Nếu có điều kiện các mẹ hãy tự làm món ngon này cho bé vì mẹ có thể giảm lượng chất béo trong khoai bằng cách thái hình que, trộn thêm vài thìa dầu oliu và nướng ở trên 200 độ C trong khoảng 20 phút. Ngoài khoai tây, mẹ cũng có thể dùng khoai lang để “đổi vị” cho bé mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng.

9. Kem

Kem là món tráng miệng quen thuộc của trẻ nhỏ. Những loại kem chứa nhiều calo và chất béo thường là kem sô cô la, kem vị kẹo, kem chứa caramen. Chính vì vậy mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều những loại kem này. Hãy cho bé ăn kem chứa lượng chất béo thấp hoặc tốt hơn, nên cho bé ăn sữa chua đông lạnh. Đây là món ăn cung cấp năng lượng và là nguồn canxi phong phú.

]]>
https://meyeucon.org/32699/nhung-thuc-pham-de-lam-tre-beo-phi/feed/ 1
Hầu hết mẹ Việt luôn thích con tròn, mũm mĩm… https://meyeucon.org/29660/hau-het-me-viet-luon-thich-con-tron-mum-mim/ https://meyeucon.org/29660/hau-het-me-viet-luon-thich-con-tron-mum-mim/#respond Tue, 03 Sep 2013 03:10:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=29660 Quan niệm “thích con tròn mũm mĩm” của mẹ Việt khiến nhiều trẻ bị béo phì mà trẻ con muốn giảm cân thì rất “gian nan”.

Hầu hết mẹ Việt từ xưa đến nay luôn có quan niệm thích con tròn, mũm mĩm. Thêm vào đó, cân nặng của con dường như lại chính là thước đo duy nhất để mọi người đánh giá độ chăm con mát tay của mẹ. Chính vì vậy, nhiều chị em thường làm mọi cách để giúp con “ăn nhiều chóng lớn” hoặc nuông chiều theo sở thích ăn uống của con với các món gà rán, nước ngọt có ga hay váng sữa….

Nếu như các chị em có con “còi dí còi dị“ đau đầu để xem làm thế nào cho bé chịu ăn, ăn nhanh và hấp thụ tốt thì các mẹ có con nặng vượt chuẩn có lẽ càng nên lo lắng. Việc giảm cân là một quá trình vô cùng “khắc nghiệt” ngay cả với người lớn chứ đừng nói tới bắt trẻ con phải “nhịn mồm nhịn miệng“ trước món ăn trẻ yêu thích. Khảo sát mới đây của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tình trạng trẻ em béo phì có xu hướng tăng tại Hà Nội và TP HCM. Một vài nơi ở các đô thị lớn, tỷ lệ trẻ béo lên đến 29%, nghĩa là cứ 3 em nhỏ thì có một bé thừa cân. Để nhận biết trẻ có bị béo phì hay không, cha mẹ có thể xem bảng Đánh giá chiều cao – cân nặng từng lứa tuổi của Tổ chức Y tế thế giới.

Bắt bé ăn kiêng và tập thể dục thật nhiều không phải là một phương pháp khoa học an toàn và hiệu quả nhất. Nếu mẹ cứ nói liên tục với bé rằng bé đang quá béo mà bắt buộc phải ăn kiêng theo chế độ mẹ đặt ra sẽ chỉ càng khiến bé thêm tự ti và mất cân bằng với cuộc sống. Chị em nên ngay lập tức thiết lập những thói quen sau khi thấy con mình có dấu hiệu thừa cân:

Đừng để bé chọn thực đơn
Đừng để bé chọn thực đơn

Thói quen 1: Đừng để bé chọn thực đơn

Quả là tai hại cho sức khỏe của cả gia đình khi mẹ để sở thích của một đứa trẻ chỉ huy toàn bộ chế độ ăn uống của cả nhà. Nếu làm vậy sẽ có nhiều khả năng nửa đêm mẹ phải dậy để rán xúc xích cho bé hay nướng bánh mỳ bơ đường theo mè nheo của con.

Nếu mẹ chủ động nấu một bữa ăn lành mạnh chỉ toàn rau, củ, quả bổ ích, trái cây ngũ cốc nguyên hạt hay chỉ có thịt nạc thôi, có thể bé sẽ không thích và không cảm thấy có hứng thú. Nhưng bữa ăn đã được dọn lên và ngoài những thứ có trên mâm sẽ không còn món nào khác cho bé ăn cả. Mẹ hãy cố gắng giải thích rõ ràng điều đó cho bé hiểu. Các cuộc nghiên cứu cho thấy trẻ con có hứng thứ với đồ ăn, chỉ cần bày ra trước mắt bé sẽ hào hứng thử nó. Mẹ hãy cung cấp cho con những bữa ăn dồi dào vitamin thay vì các món béo ngậy theo yêu cầu của trẻ.

Thói quen 2: Tìm cách giảm bớt thời gian xem Tivi

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ rõ ra mối liên kết chặt chẽ giữa việc xem truyền hình với bệnh béo phì ở trẻ nhỏ và các chuyên gia cũng đã khẳng định việc giảm thời lượng xem Tivi có ý nghĩa rất lớn. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo cha mẹ không cho trẻ xem Tivi quá 2 giờ mỗi ngày với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Dưới 2 tuổi tốt nhất không nên xem bất cứ một chương trình truyền hình nào.

Và tất nhiên cách tốt nhất để hạn chế thời gian xem tivi của con là chính cha mẹ cũng chủ động giảm hẳn thời lượng ngồi trước máy vô tuyến của mình.

Để tạo được thói quen tốt cho trẻ, mẹ không nên khuyến khích cho con xem tivi sau giờ ăn hay sau giờ học, thay vào đó hãy tạo cho trẻ những hoạt động thể chất bổ ích và lành mạnh hơn, như nhảy và hát theo bài hát yêu thích, đi xe đạp vòng quanh khu phố hay giúp mẹ làm sữa chua.

Thói quen 3: Đừng cố gắng kiểm soát bé ăn từng li từng tí

Không một cha mẹ nào muốn cấm đoán con ăn uống cả. Không ai nỡ hất tay bé ra khỏi đĩa gà rán bé thích hay rít lên khi bé lỡ ăn một miếng socola béo ngậy. Đó chỉ là cách quản lý từng li từng tí một khiến bé thêm đau khổ mà thôi.

Thay vào đó, con đường dễ dàng nhất để nuôi dưỡng một gia đình khỏe mạnh là loại bỏ nguồn cơn của mọi cuộc xung đột. Mẹ hãy thay thế các món chiên rán đầy dầu mỡ bằng bát hoa quả đủ hương vị. Mẹ là người chủ động mua sắm, mẹ là người kiểm soát thực phẩm chính trong gia đình.

Khi đi chợ, thay vì mua bim bim và bánh kẹo mẹ có thể mua các mặt hàng khác lành mạnh hơn như các đồ ăn ít chất béo, thay vì các loại nước uông có ga, soda có đường là các loại nước trái cây nguyên chất 100%. Mẹ hãy chỉ mua những đồ ăn mà mẹ muốn con ăn. Điều này sẽ tăng cường sức khỏe cho gia đình chị em sẽ không phải lo lắng quá nhiều về chuyện ăn vặt của con nữa.

Thói quen 4: Khiến giấc ngủ trở nên quan trọng hơn

Các nghiên cứu cho thấy sự thiếu ngủ có liên quan nhiều đến việc tăng cân. Khi bé ngủ không đủ giấc, những thay đổi trong kích thích tố và chuyển hóa chất làm tăng nguy cơ béo phì.

Cách tốt nhất để nuôi dạy trẻ em khỏe mạnh là hãy tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ quy định kể cả những ngày cuối tuần. Không nên có những ngoại lệ cho thứ bảy và chủ nhật vì sáng thứ hai bé sẽ rất khó để dậy sớm. Mẹ hãy giúp trẻ có được giấc ngủ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn bằng cách loại bỏ mọi phiền nhiễu xung quanh bé bao gồm tivi, điện thoại di động và máy tính. Giúp con hiểu ngủ đủ giấc sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé và cung cấp thêm nguồn năng lượng của một ngày mới cho trẻ.

Thói quen 5: Kiên trì với kế hoạch dinh dưỡng lành mạnh

Cách quan trọng nhất để giúp cho bé và gia đình có một chế độ sinh hoạt lành mạnh và bổ ích là kiên trì với kế hoạch đã đề ra. Chị em hãy tham khảo tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em thường xuyên để đảm bảo các kế hoạch của mình đang được tuân theo một cách khoa học và hữu hiệu nhất. Nếu sau một vài tháng bé không có dấu hiệu khả quan, mẹ hãy xin tư vấn để thay đổi lại chế độ và kế hoạch của mình theo hướng tích cực hơn. Nhưng quan trọng nhất mẹ phải luôn giữ chính kiến và quyết tâm trong kế hoạch của mình dành cho gia đình. Chỉ cần trẻ cảm thấy một chút do dự hay thay đổi của mẹ sẽ dẫn đến bé có khả năng tranh luận và đẩy lùi quyết tâm của mẹ ngay. „Không mua coca là không mua“, chứ đừng chần chừ để bé có thể nằn nì thuyết phục. Nếu mẹ nghiêm khắc và cương quyết bé sẽ chấp nhận được nguyên tắc mẹ đặt ra trong thời gian dài.

Để trẻ em phát triển khỏe mạnh và toàn diện rất cần sự sát sao và chăm sóc của người thân trong gia đình. Cha mẹ hãy là tấm gương và động lực để bé yêu phấn đấu.

]]>
https://meyeucon.org/29660/hau-het-me-viet-luon-thich-con-tron-mum-mim/feed/ 0
Cho trẻ béo phì ăn thế nào là hợp lý https://meyeucon.org/28937/cho-tre-beo-phi-an-the-nao-la-hop-ly/ https://meyeucon.org/28937/cho-tre-beo-phi-an-the-nao-la-hop-ly/#comments Tue, 30 Jul 2013 07:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=28937 Cuộc sống hiện đại ngày nay khiến nhiều bậc cha mẹ cứ cố bắt ép trẻ ăn quá nhiều và hậu quả tất nhiên không khỏi thoát khỏi béo phì. Tình trạng béo phì ở trẻ đang ngày càng phức tạp và không có xu hướng suy giảm. Để ngăn chặn cũng như giúp bé giảm cân các mẹ phải biết đưa ra một chế độ ăn hợp lý cho bé.

Hãy đảm bảo cho bé ăn một lượng thức ăn vừa phải trong bữa chính và cần tổ chức các bữa phụ trong ngày cho bé. Dưới đây là những điều mà các mẹ cần biết để có được một chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì.

– Hạn chế không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên– rán), nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây đóng gói, kem… Để đảm bảo bé vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loải thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương nhưng ít đường và chất béo hơn.

beophi

– Phải đảm bảo bữa sáng cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng: bữa sáng có lượng đường thấp, chất xơ nhiều là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ em. Thời gian ăn uống tốt nhất là khoảng 7– 8h. trước khi ăn sáng, uống một cốc nước ấm sẽ có lợi cho cơ thể. Trong buổi sáng cần tránh cho trẻ ăn uống những thực phẩm lạnh. Thành phần các món ăn tốt nhất là“Ngũ cốc + protein + rau củ quả”.

– Rau xanh và hoa quả tất nhiên cũng tốt cho trẻ nhưng nên cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng nó. Bởi cái gì thái quá cũng không tốt cho sức khỏe.

– Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý là không nên dùng thức ăn để khen thưởng bé. Bạn có thể dùng đồ chơi, những cuộc đi chơi, dã ngoại hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thích thú thay vì lôi kéo bé vào chuyện ăn uống.

– Phải kiềm soát trẻ ăn một cách cẩn thận, không cho trẻ ăn uống tự do, các đồ ăn vặt khoái khẩu cũng nên hạn chế.

– Béo phì ở trẻ trên 2 tuổi có thể nhờ bác sĩ tư vấn về các loại sữa ít béo để vẫn có thể cung cấp đủ chất mà vẫn giúp cải thiện tình trạng thừa cân của trẻ.

Trẻ em béo phì một phần cũng vì do thói quen uống nước ngọt do đó cần hạn chế tối đa nước ngọt trong thực đơn hằng ngày của trẻ.

Muốn giảm cân cho trẻ tất nhiên phải giảm khẩu phần ăn nhưng bạn chú ý nên giảm một lượng nhỏ và giảm từ từ. Bởi không nạp đủ năng lượng và thay đổi quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển của bé.
Ngoài một chế độ ăn hợp lý thì các mẹ cũng nên thường xuyên tổ chức những cuộc đi chơi, dã ngoại, khuyến khích trẻ chơi thể thao nhé.

]]>
https://meyeucon.org/28937/cho-tre-beo-phi-an-the-nao-la-hop-ly/feed/ 1
Trẻ suy dinh dưỡng vẫn có thể béo phì https://meyeucon.org/28190/tre-suy-dinh-duong-van-co-the-beo-phi/ https://meyeucon.org/28190/tre-suy-dinh-duong-van-co-the-beo-phi/#respond Tue, 11 Jun 2013 06:00:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=28190 Nhiều trường hợp trẻ trông bụ bẫm nhưng khi đi khám dinh dưỡng cha mẹ mới bàng hoàng nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng. Điều này tưởng như vô lý nhưng hoàn toàn là sự thật. Theo khoa học, béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng và thường được gọi là thừa cân béo phì để phân biệt với nhóm suy dinh dưỡng thực sự. Trong trường hợp này, nhìn bên ngoài trẻ có thể trạng béo tốt, nhưng rất có thể trẻ đang bị thiếu canci, thiếu vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương…

Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất như: ăn quá nhiều cơm, bánh mỳ, hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt… Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường.

beo

Để con phát triển cân đối

– Để phòng trường hợp này, các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu. Nhu cầu ở đây không phải là sở thích của trẻ mà là nhu cầu của lứa tuổi để cho trẻ ăn bao nhiêu gam chất đạm, bao nhiêu gam chất béo, bao nhiêu gam chất bột đường…

– Với trẻ đã béo rồi thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn, điều chỉnh xuống mức tiêu chuẩn. Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi…để trẻ tiêu bớt năng lượng.

– Cha mẹ cũng cần chú ý, giảm bớt những loại thực phẩm giàu chất béo, chất bột đường xuống nhưng vẫn phải cho trẻ uống sữa đầy đủ, vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khoáng chất tốt nhất. Ngoài ra, để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng 15 phút mỗi ngày. Vào mùa đông trời ít nắng, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D3.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi

– Trẻ sẽ cần 28g chất đạm trong một ngày. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, lươn, lạc, vừng, đậu đỗ…

– 30-40g chất béo một ngày. Chất béo có nhiều trong: mỡ gà, mỡ lợn…

– Về khoáng chất: Lứa tuổi này cần được cung cấp đủ canxi và phốt pho theo tỷ lệ canxi/phốt pho là 1/1,5. Trong đó canxi cần khoảng 400 – 500mg/ngày. Ngoài ra cũng cần bổ sung 6-7mg sắt/ngày cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn nhiều các loại thức ăn như: tôm, cua, ốc, cá… để bổ sung canxi và ngũ cốc để bổ sung phốt pho.

– Cần cung cấp thêm vitamin D cho trẻ hằng ngày bằng cách tắm nắng khoảng 30 phút/ngày. Mùa hè nên tắm nắng vào khoảng 7-8 giờ sáng, mùa đông nên từ 15 đến 17 giờ. Mùa đông ít nắng có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D3. Trẻ cần vitamin D khoảng 400UI/ngày. Bạn có thể cho trẻ ăn: bú sữa mẹ, ăn lòng đỏ trứng và gan.

– Ngoài ra, mỗi ngày trẻ cần khoảng 400 mcg vitamin A, 30-60 mg vitamin C có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, rau cải…

]]>
https://meyeucon.org/28190/tre-suy-dinh-duong-van-co-the-beo-phi/feed/ 0
Một số nguyên tắc điều trị béo phì ở trẻ https://meyeucon.org/27569/mot-so-nguyen-tac-dieu-tri-beo-phi-o-tre/ https://meyeucon.org/27569/mot-so-nguyen-tac-dieu-tri-beo-phi-o-tre/#respond Fri, 10 May 2013 01:00:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=27569 Béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh cao huyết áp, tim mạch, xương khớp… Chính vì vậy, trẻ béo phì cần được điều trị kịp thời, nhiều trường hợp cần có sự theo dõi của chuyên gia dinh dưỡng.

Trẻ cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.
Trẻ cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.

Bác sĩ Hoàng Thanh Thủy, Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng I cho biết, nguyên nhân của tình trạng trẻ béo phì có thể là do di truyền, do cân nặng lúc sinh của trẻ quá lớn, do trẻ háu ăn, thường xuyên ăn các thức ăn giàu năng lượng, ít hoạt động thể lực…

Theo bác sĩ Thủy, trẻ nhỏ béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì khi lớn lên, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, là nguyên nhân gây các bệnh khó thở, cao huyết áp, đột quỵ, khó thở, bệnh tim, bệnh xương khớp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ. Béo phì cũng góp phần kìm hãm tăng trưởng ở tuổi dậy thì, tổn thương về tâm lý.

Trẻ béo phì cần được điều trị kịp thời, nhiều trường hợp cần có sự theo dõi của chuyên gia dinh dưỡng. Mục tiêu nhằm giảm tốc độ tăng tăng cân hoặc tránh tăng cân thêm, đảm bảo tăng trưởng chiều cao.

Bác sĩ Thủy đưa ra một số nguyên tắc điều trị béo phì

  • Xác định cân nặng cần có, thường xuyên theo dõi cân nặng
  • Áp dụng các nguyên tắc ăn uống hợp lý. Trong chế độ ăn uống, trẻ nên ăn thịt nạc, cá, hải sản, đậu hũ, uống sữa không béo, không đường. Nên ăn thức ăn có nhiều chất xơ như rau củ, trái cây ít ngọt. Cụ thể, nên hạn chế cho bé ăn các loại quả quá ngọt như xoài, chuối… mà nên cho bé ăn những loại quả ít ngọt hơn như thanh long, dưa hấu, đu đủ…

Hạn chế ăn da, óc, tim, gan, cật, thay các món chiên, quay, xào bằng các món luộc, hấp, kho. Trẻ cần được cho ăn nhiều vào buổi sáng, giảm về chiều, buổi tối hạn chế ăn trước khi đi ngủ. Tránh ăn khi xem ti vi, chơi game. Khi ăn, có thể cho bé ăn bằng chén đĩa nhỏ, nhìn chén đầy, thỏa mãn thị giác trẻ.

Bên cạnh đó, cần lưu ý cho trẻ ăn đều đặn, không bỏ bữa, chỉ ăn khi thật sự đói, nên ăn chậm, nhai kỹ. Cũng không nên để bé quá đói, vì nếu bị quá đói bé sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

  • Không dùng thuốc giảm béo khi không có chỉ định
  • Kiên trì điều trị
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất hợp lý
  • Tăng hoạt động thể lực, năng động. Xây dựng các thói quen hoạt động tốt như giảm thời gian nằm, ngồi lâu. Hạn chế hoạt động tĩnh như ngồi xem ti vi, chơi game quá lâu. Khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động, tham gia ít nhất một môn thể thao.

Bác sĩ Thủy lưu ý, cần tính toán mức nạp và mức tiêu hao năng lượng hợp lý. Chẳng hạn muốn tiêu hao mức năng lượng 100 kcal cần hoạt động nặng như đá bóng 15 phút hoặc hoạt động vừa như đánh cầu 25 phút, cũng có thể đi bộ 40 phút. Dựa trên điều này, cha mẹ có thể đưa ra điều kiện với trẻ, chẳng hạn nếu trẻ đòi uống một lon nước ngọt có năng lượng hơn 100 kcal, phải trẻ cần phải hoạt động tiêu hao năng lượng bù lại, tức là phải đi bộ 1 tiếng.

Việc điều trị béo phì cần sự phối hợp gia đình và nhà trường. 50-60% lượng thực phẩm của trẻ ăn tại gia đình, trẻ ảnh hưởng bởi thói quen và lối sống của gia đình. Vì thế, gia đình cần sự cộng tác và hiểu biết. Ở nhiều gia đình, bố mẹ không cho con ăn nhưng ông bà thương cháu nên lén cho ăn, kết quả là cân nặng của trẻ càng ngày càng tăng.

Nhà trường cần tổ chức giờ chơi, vận động thể dục thể thao thường xuyên, tổ chức ăn uống phù hợp với nhu cầu theo từng lứa tuổi. Thầy cô giáo cần dạy cho trẻ thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/27569/mot-so-nguyen-tac-dieu-tri-beo-phi-o-tre/feed/ 0
Việc ăn uống của trẻ béo phì https://meyeucon.org/22517/viec-an-uong-cua-tre-beo-phi/ https://meyeucon.org/22517/viec-an-uong-cua-tre-beo-phi/#respond Sat, 21 Apr 2012 22:34:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=22517 Có nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi cố cho bé ăn thật no trong bữa chính (để giảm sự ăn vặt của bé); nhưng chính việc này lại dễ dẫn đến tình trạng béo phì của bé.

Các bé không thể chứa nổi một lượng thức ăn lớn trong hai bữa chính. Vì thế, bạn nên cân bằng lượng thức ăn cho mỗi bữa của bé (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ) một cách hợp lý.

– Giới hạn bé với những loại thức ăn nhiều dầu mỡ (chiên – rán), nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây đóng gói, kem… Thay vào đó, bạn có thể chọn những loại đồ ăn có thành phần dinh dưỡng tương đương nhưng hàm lượng chất ngọt, chất béo ít hơn.

– Kể cả những loại thức ăn có tính an toàn hơn như rau xanh hay hoa quả, bạn cũng không nên cho bé sử dụng quá nhiều. Cái gì thái quá cũng không tốt cho sức khỏe.

– Không nên dùng thức ăn để khen thưởng bé. Bạn có thể dùng đồ chơi, những cuộc đi chơi, dã ngoại hoặc bất kỳ hoạt động nào khiến bé thích thú thay vì lôi kéo bé vào chuyện ăn uống.

– Không nên ép bé phải ăn hết thức ăn trong bát. Điều này chỉ khích lệ bé ăn quá nhu cầu cần thiết mà thôi.

– Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo cho bé trên 2 tuổi.

– Khuyến khích bé ăn những loại thức ăn tươi thay vì đồ hộp tiện dụng.

– Bạn nên động viên chồng và người thân trong gia đình hỗ trợ bé giảm cân. Thói quen ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên trong gia đình sẽ rất hữu ích với bé.

– Hạn chế cho bé dùng những loại nước ngọt, kẹo hoặc những món tráng miệng nhiều đường.

– Bạn cũng không nên cho bé béo phì sử dụng thức ăn mặn.

– Không nên để bé ăn uống tự do. Kể cả những loại đồ uống, thức ăn vặt trong ngày, bạn cũng nên giới hạn cho bé.

– Bạn chỉ nên cắt giảm khẩu phần cho bé một cách từ từ. Không nạp đủ năng lượng sẽ gây hại cho quá trình phát triển của bé.

– Bạn nên bố trí thời gian cho bữa chính và bữa phụ của bé hợp lý để bé không bị đói đến mức bé phải ăn ngấu nghiến sau đó.

– Nên làm mẫu cho bé. Bạn không thể trở thành chuyên gia giúp bé ăn uống điều độ nếu bản thân bạn cũng đang thừa cân. Nên nhớ, các bé rất thích bắt chước theo người lớn. Nếu bạn ăn vặt suốt ngày, bạn không thể yêu cầu bé phải ăn uống khoa học được.

– Tuyệt đối tránh bắt bé phải ăn kiêng.

– Bạn nên cho bé dùng bữa cùng gia đình càng nhiều càng tốt.

– Không nên quát mắng hoặc phê phán chuyện ăn uống của bé. Bạn nên để bé được thoải mái và vui vẻ khi ăn.

– Hạn chế những loại đồ ăn chứa chất béo tiềm ẩn như bơ, phomat, dầu ăn, mayonnaise…

– Khuyến khích bé hứng thú khi ăn rau xanh, hoa quả, các loại thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.

– Hai loại đồ uống hữu ích nhất cho bé thừa cân là sữa và nước lọc. Nước hoa quả đóng hộp thường chứa nhiều kalo nên không tốt cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/22517/viec-an-uong-cua-tre-beo-phi/feed/ 0
Bệnh béo phì ở trẻ em do gene gây ra? https://meyeucon.org/22214/benh-beo-phi-o-tre-em-do-gene-gay-ra/ https://meyeucon.org/22214/benh-beo-phi-o-tre-em-do-gene-gay-ra/#respond Wed, 11 Apr 2012 17:51:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=22214 Hôm 8/4 vừa qua, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Genetics, các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện ra 2 gene mới làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em.

Bệnh béo phì ở trẻ em do gene gây ra?

Trước đây, các chuyên gia mới chỉ xác định được loại gene có liên quan tới chứng béo phì ở người lớn. Còn ở trẻ em, cho đến nghiên cứu này, họ nhận thấy điều kiện môi trường chỉ là một phần nhỏ nguyên nhân.

Grant và nhóm đồng nghiệp đã phân tích nguồn thông tin di truyền thu thập từ 14 cuộc nghiên cứu ở Mỹ, Canada, Châu Âu và Úc. Ngoài ra, họ cũng tiến hành quét bộ gene của 5.530 trẻ béo phì và 8.300 trẻ không bị béo phì.

Béo phì ở trẻ em là do gene?

Kết quả cho thấy, gene OLFM4 trên nhiễm sắc thể 13 và gene HOXB5 trên nhiễm sắc thể 17 là 2 gene có những dấu hiệu di truyền liên kết với hiện tượng béo phì của trẻ em.

“Mặc dù chưa hiểu được chính xác vai trò của loại gene này trong việc làm tăng nguy cơ béo phì, nhưng chúng tôi biết rõ phạm vi hoạt động của nó là trong ruột”, Bác sĩ Struan Grant đến từ Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ) khẳng định.

Trong khi người ta luôn đổ lỗi cho các yếu tố như sử dụng thực phẩm không có lợi cho sức khỏe hay thiếu hoạt động thể chất là nguyên nhân chính góp phần gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em, nghiên cứu này đã cung cấp một cái nhìn hoàn toàn khác, góp phần quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị cho trẻ, dựa trên hệ gene của chúng, Grant nói thêm.

]]>
https://meyeucon.org/22214/benh-beo-phi-o-tre-em-do-gene-gay-ra/feed/ 0
Béo phì ở trẻ: những dấu hiệu để nhận biết https://meyeucon.org/21336/beo-phi-o-tre-nhung-dau-hieu-de-nhan-biet/ Fri, 17 Feb 2012 01:19:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=21336 Những năm gần đây, chứng thừa cân và béo phì ở trẻ đã nổi lên như một vấn đề đáng báo động của xã hội. Việc điều trị cho trẻ hết béo phì là rất khó khăn và đôi khi không thể thành công. Do vậy, phòng ngừa béo phì chính là việc làm mang đến lợi ích về nhiều mặt cho cả gia đình và xã hội chúng ta.

Bụng mỡ rung rinh thì đã trễ

Việc phòng ngừa béo phì phải được cảnh giác từ sớm thì mới có tác dụng. Không nên để tới khi nhìn thấy trẻ có bụng mỡ rung rinh rồi thì đã trễ. Mặc dù việc đánh giá béo phì dựa vào sự cân đối giữa cân nặng và chiều cao của trẻ (không phải dựa vào cân nặng theo tuổi của biểu đồ tăng trưởng) nhưng chính việc theo dõi cân nặng hằng tháng của trẻ mới là điều quan trọng nhất.

Trẻ thường xuyên tham gia hoạt động vui chơi, thể dục thể thao sẽ giảm thiểu nguy cơ béo phì.

5 dấu hiệu béo phì ở trẻ

Thực ra, trước khi trẻ bị béo phì luôn có những dấu hiệu rất cụ thể. Tuy nhiên, do không biết và đôi khi không chú ý nên những dấu hiệu này dễ bị bỏ qua. Những dấu hiệu cụ thể đó là:

Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm

Nuôi con ai cũng thích con ăn nhanh, ăn nhiều và đòi ăn thêm… Có quá nhiều đứa trẻ mà cha mẹ dỗ dành kiểu gì cũng không chịu ăn nên nếu gặp trẻ đòi ăn thì hẳn nhiên là sẽ dễ dàng được đáp ứng. Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì bạn nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.

Thích ăn những món ngọt, béo

Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt… hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

Không chịu ăn rau

Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

Thức khuya, ăn tối muộn

Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.

Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục

Tất cả những nguyên nhân gây béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hằng tháng của trẻ đạt được nhiều hơn sự phát triển bình thường. Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200 – 300 g. Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức này trong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ béo phì rất cao. Đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sẽ cao vọt lên dạng thẳng đứng là hình ảnh rõ rệt nhất về khả năng dư cân.

]]>
Có cần nỗ lực để con “mũm mĩm”? https://meyeucon.org/18508/co-can-no-luc-de-con-mum-mim/ https://meyeucon.org/18508/co-can-no-luc-de-con-mum-mim/#respond Thu, 18 Aug 2011 01:53:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=18508 Nếu bạn làm một cuộc trắc nghiệm với các bà mẹ Việt Nam với chỉ duy nhất 1 câu hỏi: “Bạn thích bé gầy hay mập mạp?”, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả là 99,9% bà mẹ trả lời rằng: “Đương nhiên, tôi thích con mập mạp”. Với các bà mẹ phương Tây, câu trả lời thường ngược lại. Tại sao lại như vậy?

Buổi chiều Chủ Nhật, khu sân chơi của một chung cư ở Q.7, TP. HCM, rộn rã tiếng trẻ con nô đùa. Ở một góc sân, hai bà mẹ của hai em bé, một mảnh mai, một mũm mĩm, đang nói chuyện với nhau:– Chị chăm sóc con giỏi thế? Nhìn cô bé chắc như cục bột mà em phát thèm. Chẳng bù cho con em. Gầy như que củi.– Người mẹ có em bé mảnh mai nói.Với nét mặt hào hứng vì được khen, người mẹ kia đáp:

– Để cu cậu mũm mĩm, chị gian nan lắm đấy. Chị phải ép con ăn suốt ngày, ăn đủ thứ. Nhìn con thế này ai cũng thích, mình cũng vui lòng.

Người mẹ có con mảnh mai lắng nghe một cách chăm chú. Trời sắp tối, họ chia tay nhau với lời hứa hẹn: “Tối mai em sang, chị truyền kinh nghiệm nuôi con cho nhé”.

Hãy cho bé ăn uống đầy đủ, khoa học chứ đừng ép con ăn vô tội vạ.

Chẳng biết từ bao giờ, các bà mẹ Việt Nam lại thích con mũm mĩm đến thế?

Suy cho cùng, sự khác nhau về sở thích “mình hạc xương mai” hay mũm mĩm phụ thuộc vào quan niệm về cái đẹp của từng đất nước và từng người.

Ở các nước phương Tây, nền công nghiệp phát triển và thói quen sử dụng các thức ăn đã khiến tình trạng béo phì gia tăng. Kéo theo điều đó, sức khỏe, khả năng làm việc, hoạt động và cơ hội của người béo phì cũng hạn chế. Thực tế trên khiến hầu hết các bậc cha mẹ lo sợ nên họ không thích vẻ đẹp mũm mĩm và cho rằng mảnh mai mới là vẻ đẹp đáng mơ ước.

Ở Việt Nam, hầu hết các bà mẹ đều thích con mũm mĩm. Sự khác nhau này có nguyên nhân sâu xa từ cuộc sống khó khăn của nhiều gia đình trước đó. Sự thiếu thốn đã khiến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tăng cao, đặc biệt là trẻ em ở nông thôn. Năm 2009, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam vẫn còn khá cao.

Khi nền kinh tế phát triển hơn, nhiều gia đình không còn lo lắng về bữa cơm hàng ngày, nhưng ám ảnh đó vẫn đeo bám các bậc cha mẹ. Cho nên mối quan tâm lớn nhất của họ là tập trung vào bữa ăn cho con càng nhiều càng tốt để tránh tình trạng con bị suy dinh dưỡng.

Mặt khác, trong nếp nghĩ của không ít người, mảnh mai đồng nghĩa với yếu ớt, bệnh tật, kém thông minh. Một số người khác lại quan niệm mảnh mai là nghèo khó và nuôi con vụng. Để chứng minh con khỏe, thông minh và được chăm sóc tốt nhất, họ đã ra sức vỗ béo cho con.

Ở phương Tây, người ta thể hiện tình thương yêu với con bằng cách tạo cơ hội cho con phát huy tính tự do, độc lập, vận động ngay từ khi còn nhỏ.

Ngược lại, hầu hết người Việt Nam thương con theo kiểu bao bọc, chăm sóc con từng ly từng tý, chiều chuộng, dành mọi điều kiện tốt nhất cho con, bắt đầu từ những món ăn ngon nhất trong mâm cơm gia đình.

Từ những suy nghĩ đó, kèm theo sự hiểu biết còn hạn chế về chế độ dinh dưỡng, nhiều bậc phụ huynh liên tục nạp năng lượng cho bé quá mức cần thiết.

Các bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo, tình trạng vỗ béo cho con bằng cách áp dụng thực đơn dinh dưỡng thiếu khoa học sẽ sớm đẩy bé đến tình trạng thừa cân, béo phì, một vấn đề nguy hiểm và khó điều trị hơn cả suy dinh dưỡng. Nếu lâm vào tình trạng này, bé không những mặc cảm, mất tự tin về ngoại hình mà còn có nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp…

Một số nghiên cứu còn cho thấy, béo phì có thể là nguyên nhân khiến bé dậy thì sớm.

Muốn bé khỏe mạnh, các bậc cha mẹ nên thay đổi nếp nghĩ và cách chăm sóc con của mình để không lặp lại tình trạng béo phì mà nhiều nước phương Tây đang lo sợ mỗi ngày. Hãy cho bé ăn uống đầy đủ, khoa học chứ đừng ép con ăn vô tội vạ.

]]>
https://meyeucon.org/18508/co-can-no-luc-de-con-mum-mim/feed/ 0
Con béo phì có thể do mẹ mang bầu hay bị căng thẳng https://meyeucon.org/18484/con-beo-phi-co-the-do-me-mang-bau-hay-bi-cang-thang/ https://meyeucon.org/18484/con-beo-phi-co-the-do-me-mang-bau-hay-bi-cang-thang/#respond Thu, 11 Aug 2011 16:17:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=18484 Một nghiên cứu được tiến hành mới đây trên loài chuột đã chỉ ra rằng: người phụ nữ hay căng thẳng trong thời gian mang thai cũng như đang cho con bú thì những đứa con của họ có nhiều nguy cơ bị béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột đang mang thai ăn một chế độ ăn nghèo protein (dễ bị stress), và kết quả là những con chuột con mà chúng sinh ra phát triển nhanh hơn hẳn những chú chuột con khác sau khi cai sữa. Sau hai tháng, những con chuột con này bắt đầu phát triển mỡ bụng và bệnh tiền tiểu đường do hàm lượng đường máu cao một cách bất thường.Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, sự căng thẳng ở chuột mẹ tác động đến lượng neuropeptide Y- một chất truyền dẫn thần kinh. Neuropeptide Y kích thích sự ngon miệng và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tế bào mỡ. Stress có thể làm thay đổi gen của những con chuột con, từ đó làm tăng hoạt động của neuropeptide Y, và lần lượt, tăng số lượng tế bào chất béo trong cơ thể.

Bà bầu hay căng thẳng có thể sinh ra những đứa trẻ bị béo phì sau này.

Nhà nghiên cứu Ruijun Han thuộc Đại học Minnesota cho biết, yếu tố quyết định nguy cơ béo phì của một người phụ thuộc vào số lượng tế bào mỡ mà người đó có trước khi bước vào độ tuổi thanh thiếu niên (13-19 tuổi). “Do đó, sự can thiệp ngay từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ cũng như suốt thời thơ ấu là rất cần thiết để phòng chống nguy cơ béo phì”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần phải thực hiện thêm một số nghiên cứu nữa để xem xét xem liệu tình trạng căng thẳng như thế có để lại những tác động tương tự ở người hay không. Ngoài ra, nghiên cứu này vẫn chưa được đăng tải trên một tạp chí khoa học mà sẽ được đem ra trình bày tại hội nghị Sinh học Thử nghiệm 2011 diễn ra tại Washington, D.C tuần này.

Giáo sư Zofia Zukowska thuộc Đại học Georgetown cho biết, những con chuột được đem ra thử nghiệm chỉ phải đối mặt với stress do chế độ ăn uống nghèo nàn protein, trong khi đó con người phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề xã hội gây ra căng thẳng.

Hiện các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch cho những nghiên cứu trong tương lai nhằm so sánh ảnh hưởng của stress tâm lý và stress dinh dưỡng với phụ nữ mang thai.

]]>
https://meyeucon.org/18484/con-beo-phi-co-the-do-me-mang-bau-hay-bi-cang-thang/feed/ 0