Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cách phòng ngừa nhược thị ở trẻ https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/ https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/#respond Fri, 07 Dec 2012 04:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=25720 Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác. Việc phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường về thị lực, nhất là chỉ bị một bên mắt. Vậy biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

Điều trị muộn, khó phục hồi

Chị Lê Thị Hạ (Q.8, TP.HCM) có con bị lé hai mắt từ nhỏ. Nghĩ rằng bị lé là do bẩm sinh nên chị chủ quan bỏ qua. Đến khi học lớp 1, biết con không nhìn thấy chữ trên bảng, chị mới đưa con đi khám và phát hiện bé bị nhược thị do lé với thị lực chỉ 2/10.

Nhược thị có hai loại: nhược thị chức năng (có thể phục hồi, không kèm các bệnh lý thực thể ở mắt) và nhược thị thực thể (không thể phục hồi, có kèm theo các bệnh lý về mắt). Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt, nhưng đôi khi có thể giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh độ kính. Có ba mức độ nhược thị: nhẹ từ 6 – 8/10, trung bình từ 3 – 5/10 và nặng ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 2/10.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị lé ở một mắt, hai mắt hoặc lé luân phiên. Ở Việt Nam có tới 2 – 4% trẻ em bị lé và 50% trong số đó bị nhược thị do cha mẹ thiếu thông tin và không đưa đi khám, điều trị kịp thời.

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác.

Ngoài ra, trẻ bị nhược thị còn do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực. Hoặc môi trường trong suốt của mắt bệnh nhân bị che khuất do bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hay sẹo giác mạc, đục pha lê thể, bệnh tồn tại ống động mạch…

ThS-BS Nguyễn Thanh Thoại – BV Mắt TP.HCM cho biết: “Nếu trẻ bị tật khúc xạ và các bệnh khác mà không đeo kính, điều trị kịp thời thì hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới nhược thị. Có khoảng 36% trẻ bị tật khúc xạ học đường cần điều chỉnh kính, trong đó đa số các em đều mắc bệnh nhược thị. Nếu không điều trị sớm, mắt có thể bị suy nhược, thậm chí mù”.

Cách phòng ngừa

Việc phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường về thị lực, nhất là chỉ bị một bên mắt. Dù có nhìn kém, trẻ cũng dễ dàng thích nghi với tình trạng thị lực đó và chẳng than phiền gì.

Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi trẻ nhức đầu, nhức mắt hoặc tình cờ phát hiện mờ một hoặc hai mắt do tự che mắt. Nhưng nhiều khi bệnh không được phát hiện do không có biểu hiện khác thường nào. Vì vậy, gia đình nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Để phòng ngừa các tật khúc xạ – yếu tố nguy cơ hay gặp nhất đối với trẻ, cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút. Không nên cho trẻ đọc sách, xem ti vi, chơi điện tử quá hai giờ liên tục. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ.

“Trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường. Quá trình phục hồi nhược thị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí; việc can thiệp có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường nếu trẻ quá 10 tuổi. Các yếu tố quyết định thành công là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Sau khi thị lực đạt được tối đa, trẻ vẫn cần được theo dõi cho đến 9 – 10 tuổi theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng nhược thị tái phát” – ThS.BS. Thanh Thoại cho biết thêm.

]]>
https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/feed/ 0
Ngăn ngừa cận thị cho trẻ: ở ngoài trời https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/ https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/#respond Sat, 04 Aug 2012 23:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=24274 Kết quả là, các bé thường xuyên chơi ở ngoài trời vào tuổi lên 8 hoặc 9 thì khi được 15 tuổi, tỷ lệ bị cận thị chỉ bằng một nửa so với các em ít ở ngoài trời.

Các công trình khoa học trước kia đã tìm thấy rằng dành thời gian ở ngoài trời thì tốt cho mắt, nhưng người ta chưa chứng minh được đó là do luyện tập hay là do tiếp xúc với ánh sáng.

Tiến sĩ Cathy Williams, từ Đại học Bristol (Anh), cho biết công trình nghiên cứu mới đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về lợi ích của ánh sáng tự nhiên đối với mắt người.

Ở ngoài trời nhiều sẽ tốt cho mắt của bé

Nó cho thấy có mối liên hệ mạnh mẽ giữa thời gian ở ngoài trời và thị lực tốt, bất kể tiểu sử gia đình, thời gian trẻ đọc sách hay việc trẻ có chạy nhảy hay không.

Nhóm đã tìm hiểu kết quả kiểm tra mắt của 7.000 trẻ em ở tây nam nước Anh, vào các độ tuổi khi trẻ lên 7, 10, 11, 12 và 15. Họ cũng theo dõi việc trẻ vận động trong hơn một tuần.

Kết quả là, các bé thường xuyên chơi ở ngoài trời vào tuổi lên 8 hoặc 9 thì khi được 15 tuổi, tỷ lệ bị cận thị chỉ bằng một nửa so với các em ít ở ngoài trời.

“Chúng tôi vẫn không chắc chắn tại sao việc ở ngoài trời lại tốt cho mắt trẻ, nhưng trước các lợi ích này, chúng ta nên khuyến khích trẻ dành thời gian ở bên ngoài nhiều hơn, tất nhiên vẫn nên tránh để tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều”, tiến sĩ William nói trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science.

Từ 1/4 đến 1/2 số người trẻ tuổi ở phương Tây và tới 80% người trẻ tuổi ở đông nam Á bị ảnh hưởng bởi tật cận thị. Hơn 1/3 số người trưởng thành mắt tật này phải đeo kính để nhìn rõ vật ở xa – con số này đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua.

Năm ngoái, một công trình nghiên cứu của Anh cũng khẳng định tác dụng của ánh sáng mặt trời trong việc giảm cận thị cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/feed/ 0
Hơn 1/3 trẻ Hà Nội mắc tật khúc xạ học đường https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/ https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/#respond Tue, 26 Apr 2011 19:32:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=16850 Hơn 1/3 trẻ em được khám mắc tật khúc xạ học đường. Đây là kết quả các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội công bố sau khi khám cho hơn 39.000 trẻ em ở 15 quận, huyện của Hà Nội năm 2010-2011. Đa phần trẻ em bị tật do chủ quan và tuỳ tiện của người lớn.

Dự án “Phòng chống mù lòa cho trẻ em TP. Hà Nội” được triển khai trong 3 năm, từ tháng 1.2010 đến tháng 12.2012 với tổng kinh phí hơn 500.000 USD do Bệnh viện Mắt Hà Nội phối hợp với Quỹ Fred Hollows VN tiến hành. Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ 1-14 tuổi và phát hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, chiếm 35,5%.

Bệnh của xã hội hiện đại

Tật khúc xạ không phải bệnh của mắt mà chỉ là thị lực giảm, khả năng nhận biết mọi vật xung quanh yếu. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là: Cận thị, viễn thị, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (lệch khúc xạ).

Quá trình khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch khúc xạ và các loại tật khác. Chỉ có khoảng 20% các em bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền, còn hơn 80% là do lối sống tuỳ tiện, khiến mắt làm việc quá tải như: Chơi game, xem ti vi nhiều và không đúng cự ly, học tập nhiều, hiệu số bàn ghế và ánh sáng không chuẩn…

Cuộc sống càng hiện đại, càng nhiều áp lực thì trẻ càng dễ bị tật khúc xạ. Trẻ em ở thành phố cũng có tỷ lệ tật khúc xạ cao hơn các địa phương khác, học sinh trường điểm bị cận, loạn nhiều hơn trường bình thường.

Theo nghiên cứu năm 2006 của tôi tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78% học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận.

Không thể xem thường

Tuy tật khúc xạ khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nhìn chung các thầy cô, cha mẹ đều không coi trọng vì cho rằng đó không phải bệnh “chết người”. Tuy nhiên, nếu tật bị nặng, nhìn không rõ, sức học của trẻ sẽ giảm sút rõ rệt.

Để nặng hơn sẽ khiến trẻ bị nhược thị, mắt kém hẳn không thể chữa hoặc gây lác mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của trẻ. Khi mắt kém, trẻ em thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi nhức đầu, nhức mắt.

Trên lớp học, do không nhìn rõ bảng nên trẻ thường chép bài sai, không đọc rõ chữ. Khi xem ti vi, trẻ phải nhìn gần, mắt nheo nhiều thì chính xác con bị tật khúc xạ. Vì thế, cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện “kém mắt” của trẻ để kịp thời đi khám hoặc đưa con đi khám định kỳ 3 tháng một lần. Tật khúc xạ rất dễ mắc nên có thể tháng trước trẻ chưa bị nhưng tháng sau mắt đã kém.

Nếu được phát hiện sớm, việc chỉnh kính để đưa mắt về “chính thị” không khó. Các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt cũng có những bài tập tương ứng đối với từng loại tật của mắt. Ngoài ra, các nhà trường phải có bàn ghế đúng hiệu số, ánh sáng đảm bảo, uốn nắn học sinh ngồi đúng tư thế, chế độ vui chơi và dinh dưỡng hợp lý.

Ở nhà, bố mẹ nên hướng dẫn các con ngồi học, đọc truyện đúng tư thế, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, không cho con chơi game quá 30 phút, không học quá 45 phút. Khi học lâu cần nhắc con đứng dậy chạy ra môi trường có ánh sáng, nhìn ra xa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi trong ít phút.

]]>
https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/feed/ 0
Điều trị sớm cho trẻ nhược thị https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/ https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/#respond Wed, 20 Apr 2011 11:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=16743 Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, số trẻ mắc bệnh nhược thị thời gian gần đây đang có xu hướng ngày càng tăng. Trung bình một ngày, Phòng phục hồi chức năng, khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 70 lượt trẻ trong độ tuổi từ 5 – 13 tới tập luyện mắt để nâng cao thị lực. Ước tính, tại Việt Nam tỷ lệ nhược thị ở trẻ em có lác cơ năng là 50 – 60%, ở trẻ có tật khúc xạ là 30%. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ rất khó hồi phục thị lực.

Các chuyên gia cảnh báo: Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt, đã được chỉnh kính tối ưu nhưng thị lực vẫn chỉ đạt dưới 8/10 hoặc có sự khác biệt trên hai dòng thị lực giữa hai mắt và không phát hiện tổn thương thực thể nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhược thị của trẻ như: mắt lác, bị tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, sụp mi bẩm sinh, sẹo giác mạc…Việc khám mắt định kỳ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện sớm trẻ bị nhược thị. Điều trị nhược thị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Còn đối với những trường hợp trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị nhược thị thì thời gian tập luyện sẽ kéo dài và cơ hội chữa khỏi bệnh khó khăn hơn nhiều.

Đối với trẻ bị nhược thị sau từ 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống… Tuy nhiên, nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ và tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định, đánh giá của bác sỹ nhãn khoa. Khi thấy trẻ có các biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, nhức mắt khi nhìn… các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt có uy tín để phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp tập nhược thị cho trẻ.

Dự án “Phòng chống mù lòa cho trẻ em thành phố Hà Nội” qua khám, sàng lọc, các bác sỹ phát hiện 13.558 cháu mắc mới các tật khúc xạ cần được chỉnh kính (chiếm 35,5% trên tổng số ca được các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Nội khám trực tiếp). Sau gần một năm chuẩn bị, vào trung tuần tháng 4, với sự hỗ trợ của Quỹ Fred Hollows Việt Nam, Chương trình SiB (Seeing is Belieing) của ngân hàng Standard Chartered tài trợ, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã hoàn tất trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ phòng tập nhược thị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng điều trị của trẻ em khu vực Hà Nội ngày một hiệu quả hơn.

]]>
https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/feed/ 0
Học thêm nhiều dễ cận thị https://meyeucon.org/15131/hoc-them-nhieu-de-can-thi/ https://meyeucon.org/15131/hoc-them-nhieu-de-can-thi/#respond Fri, 24 Dec 2010 23:03:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=15131 Cận thị đang là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em, từ lâu có mối liên hệ với quá trình học tập và ngày càng tăng cao ở các lứa tuổi.


Cận thị vì thiếu sáng

Theo ThS. BS Trần Bá Thanh, Trưởng khoa sức khỏe cộng đồng (Trung tâm Y tế dự phòng, tỉnh Thừa Thiên Huế), thị lực phụ thuộc vào độ chiếu sáng, nếu lớp học thiếu ánh sáng, hoặc độ chiếu sáng không hợp lý sẽ làm học sinh (HS) nhanh mệt mỏi thị lực và dễ bị cận thị. Thiếu ánh sáng lâu dài gây suy giảm miễn dịch và chức năng hệ thần kinh, dẫn tới cận thị.

Qua các nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế, thấy số trường học đạt tiêu chuẩn hoàn toàn về vệ sinh môi trường học tập là 40%; 10% phòng đạt tiêu chuẩn ánh sáng, 25% số phòng học ngược chiều ánh sáng. Cường độ ánh sáng phòng học có 82,5% đạt tiêu chuẩn, nhưng chỉ có 70% số phòng đạt độ rọi đồng đều trong phòng.

Tất cả các phòng học khảo sát đều lắp đèn điện, nhưng chỉ có 15% có 2 bóng đèn/phòng, 15% bố trí đèn sai quy cách, gắn đèn vào tường phòng học. Nhiều lớp học có cửa sổ, nhưng lại bị cây cối hoặc vật cản che khuất. Nhìn chung, chỉ có 1/20 (5%) phòng đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Còn nhiều yếu tố bất lợi khác nữa như tư thế ngồi học sai (cúi gầm, nhìn gần, nằm, quỳ học, nhìn gần liên tục, đọc sách truyện quá nhiều, dùng máy vi tính, chơi trò chơi điện tử quá mức…) đều ảnh hưởng đến cận thị. Bàn ghế học nếu bàn cao, ghế thấp sẽ làm khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, buộc mắt phải điều tiết nhiều. Nếu bàn thấp, ghế cao HS phải cúi xuống để viết, máu đổ dồn vào hố mắt, đẩy thuỷ tinh thể phồng lên.

Việc học vào sáng sớm và chiều tối, hoặc nằm học cũng là những nguyên nhân gây cận thị. Nếu các thầy cô, cha mẹ ít quan tâm, nhắc nhở, HS sẽ thành thói quen và cận thị là khó tránh.

Học thêm nhiều dễ bị cận thị

Ths. BS Trần Bá Thanh cho biết thêm, thói quen ít ra ngoài trời dẫn tới nguy cơ cận thị cao gấp 9 lần so với HS hay sinh hoạt ngoài trời. Ngoài thời gian học ở trường, ở nhà, các em còn học thêm bên ngoài.

Thời gian rảnh thường dành xem tivi, chơi máy tính, trò chơi điện tử… mà không vui chơi giải trí, hoạt động thể lực. Điều này gây căng thẳng thần kinh dẫn đến nguy cơ cận thị. Ở nhóm HS học thêm (khảo sát ở tỉnh Thừa Thiên Huế) tỷ lệ cận thị (4,4%) cao hơn nhóm không đi học thêm (1,4%).

Tỉ lệ cận thị tăng theo cấp học, ở cấp THPT cao nhất (11,6%), Tiểu học thấp nhất (5,6%). Tỷ lệ cận thị lứa tuổi 16 là 9,25%; tuổi 17 là 9,54% và 9,91% ở lứa tuổi 18. HS nữ cận thị cao hơn nam (do HS nữ dành cho học và ở trong nhà nhiều hơn HS nam).

Những HS không tập thể dục có tỷ lệ cận thị cao hơn so với HS có tập thể dục, chơi thể thao bởi khi hoạt động ngoài trời có không gian rộng lớn, hoạt động cơ bắp nhiều, giảm gánh nặng thị giác, giảm điều tiết mắt nên giảm gia tăng cận thị.

Phòng cận thị học đường

Theo Ths. BS Trần Bá Thanh, cận thị học đường ảnh hưởng đến quá trình học tập, sự phát triển trong tương lai. Các sinh hoạt hàng ngày sẽ chậm chạp, dễ gây ra các tai nạn, một số các ngành nghề không chọn người mắt kém. Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị là bong võng mạc gây ra mù.

Để phòng tránh cận thị, việc đầu tiên cần tăng cường ánh sáng tự nhiên trong lớp học, giúp HS giảm mệt mỏi, ức chế. Nếu cần, bổ sung ánh sáng nhân tạo bằng bóng đèn tóc (4 bóng/ phòng loại 150W-200W), đèn treo cách mặt bàn 2,8m, đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều ở các vị trí, không sấp bóng và chói loá, độ rọi không dưới 100 lux và không quá 500 lux. Tránh không cho ánh sáng chiếu vào mắt. Góc học tập ở nhà cũng phải đủ ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo). Bàn ghế phải phù hợp với kích thước của cơ thể HS, giúp trẻ có tư thế ngồi thoải mái, ngồi học được lâu, hạn chế các tật về mắt.

Thầy cô, cha mẹ cần khuyến khích HS tham gia thể dục, thể thao ngoài trời, nơi có không gian rộng lớn để hoạt động cơ gắp, giảm gánh nặng thị giác, giảm điều tiết mắt. Các thầy cô giáo chú ý giáo dục uốn nắn học sinh tư thế ngồi học đúng, khi đọc, viết phải giữ đúng khoảng cách từ mắt đến chữ là 35- 40cm.

]]>
https://meyeucon.org/15131/hoc-them-nhieu-de-can-thi/feed/ 0
Phòng tránh bệnh học đường: Nguy cơ tăng cao https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/ https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/#respond Thu, 09 Dec 2010 22:25:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=14522 Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê tình hình bệnh tật của học sinh trên phạm vi toàn quốc. Nhưng qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học tiến hành ở các địa phương, tỷ lệ mắc tật cận thị, rối nhiễu tâm lý, cong vẹo cột sống… ở học sinh Việt Nam tăng lên ở mức báo động.

Trong thời gian 10 năm (từ năm 1998 đến 2009), tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ ở các bậc học tăng khoảng 2 lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60% . Ở các địa phương khác, tỷ lệ học sinh bị cận thị cũng rất cao. Nghiên cứu của Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh thành phố là 38,8%.

Cần có các biện pháp tránh nguy cơ bệnh học đường cho trẻ

Nghiên cứu của Đại học Y Thái Nguyên năm 2007 trên 8.527 học sinh tại 16 trường học các cấp từ tiểu học đến trung học cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 11,52%.

Năm 2008, Bệnh viện Mắt TƯ đã điều tra về tật khúc xạ ở học sinh phổ thông ở 3 tỉnh Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng trên tổng số 2.280 học sinh cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh là 26,4%. Trong đó, tiểu học là 18,67%, trung học cơ sở là 23,47%, trung học phổ thông là 32,68%, tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh thành thị là 26,9%, nông thôn là 14,4%.

Bệnh rối loạn cảm xúc

Rối loạn tâm thần xếp hàng thứ 10 trong mô hình bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. Một khảo sát năm 1998 – 1999 của BV Nhi TƯ tại 2 phường nội thành Hà Nội cho thấy 10% trẻ có rối loạn cảm xúc và 4,9 – 8,7% có các biểu hiện rối loạn tâm thần khác. Năm 2000, trong một điều tra sức khoẻ bệnh tật của trẻ em tại 10 vùng khác nhau đại diện cho toàn quốc thấy, tỷ lệ chung của một số biểu hiện rối loạn tâm thần là 2,24%, trong đó chủ yếu là rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc.

Nguyên nhân làm cho số lượng học sinh mắc bệnh học đường gia tăng là do chế độ học tập căng thẳng, quá tải, yếu tố vệ sinh trong học tập chưa thật sự được cải thiện, hoạt động chăm sóc sức khoẻ và dự phòng bệnh tật trong nhà trường vẫn còn nhiều hạn chế.

Do áp lực của chương trình trong các nhà trường và kỳ vọng của gia đình, học sinh phải dành phần lớn thời gian trong ngày cho học tập: Học chính khoá, ngoại khoá ở trường, học thêm ở các địa điểm tổ chức dạy thêm, học và làm bài tập ở nhà.

Song song với gánh nặng học tập, điều kiện học tập của học sinh ở trường, ở nhà còn có nhiều bất cập. Chiếu sáng không đảm bảo, bàn ghế không phù hợp… càng làm tăng thêm gánh nặng đối với cơ thể non yếu của các em.

Các nhà khoa học thế giới cho rằng, sức khoẻ trẻ em hôm nay phản ánh khuynh hướng sức khoẻ của mỗi dân tộc trong tương lai. Với tình hình bệnh tật học đường như đã nêu ở trên, chúng ta không khó để hình dung sức khoẻ của dân tộc ta trong thời gian tới như thế nào. Vì vậy, phòng chống bệnh tật học đường là một vấn đề cấp bách.

]]>
https://meyeucon.org/14522/phong-tranh-benh-hoc-duong-nguy-co-tang-cao/feed/ 0
Hơn 32% học sinh THPT bị tật khúc xạ https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/ https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/#respond Sun, 07 Nov 2010 20:05:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=13626 Ngày 7-11, Sở Y tế TPHCM cho biết đã triển khai dự án “Phòng chống mù lòa trẻ em khu vực thành thị tại TPHCM”.

Dự án do UBND TP phê duyệt với tổng kinh phí hơn 3,8 tỉ đồng. Trong đó, Tổ chức Fred Hollos Foundation (Úc) tài trợ gần 3,3 tỉ đồng. Dự án nhằm giảm tối đa tỉ lệ mù có khả năng phòng tránh được và tổn thương thị lực ở trẻ em. Thời gian thực hiện từ tháng 9-2010 đến tháng 12-2011.

Theo Viện Khoa học và Giáo dục VN, tỉ lệ bị tật khúc xạ của học sinh tiểu học đang là 18,67%, THCS là 23,47% và THPT là 32,68%. Số liệu điều tra quốc gia cũng cho thấy tỉ lệ bị tật khúc xạ tăng từ 2,5% (năm 2002) lên 10%-25% (năm 2007), đặc biệt tập trung ở trẻ em trong độ tuổi đến trường.

]]>
https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/feed/ 0
Nghiện tivi và những bệnh về mắt https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/ https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/#comments Sun, 10 Oct 2010 13:24:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=13027 Những đôi mắt hồn nhiên ngây thơ của trẻ nhỏ luôn khiến những bậc làm cha mẹ quan tâm và chăm sóc. Trẻ em ở thành phố lớn thường thiếu những nơi vui chơi giải trí, có lẽ chỉ có thể “làm bạn” với chiếc tivi. Nhiều bậc phụ huynh đã thờ ơ, không quan tâm hay không biết cách chăm sóc đôi mắt cho trẻ dẫn đến tình trạng mắt của trẻ nhỏ thường có dấu hiệu “xấu” đi.

Hiện nay trẻ em thường gặp phải các chứng bệnh về thị lực như cận thị, loạn thị, thị lực kém, lác… Những trẻ đã có “tiền sử” không tốt về thị lực do không được chăm sóc kịp thời nên thường có những biểu hiện xấu đi. Chị Hà Thu, phố Liễu Giai, Hà Nội cho biết: “Những ngày hè vừa qua, vì không có chỗ gửi cháu, nên tôi thường để cháu chơi ở nhà. Và điều tôi không ngờ nhất rằng sau một kỳ nghỉ hè thị lực của cháu đã giảm rất nhanh”. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, cháu Hà Anh, con chị Hà Thu thường xem tivi, mắt phải hoạt động nhiều. Sau đó, do không có người quan tâm, quản thúc giờ sinh hoạt của cháu, nên cháu tiếp tục đọc sách, đọc truyện tranh… ở ngay cả những nơi thiếu ánh sáng. Chỉ sau vài tháng hè, thị lực của cháu Hà Anh có phần kém đi nhiều.

Không an tâm về sức khỏe của con mình, chị Hà Thu đã đưa cháu đến Bệnh viện Mắt Trung ương để có thể khám và điều trị. Chị Trần Thu Thủy, điều dưỡng trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: “Mắt của trẻ hiện nay thường bị nhược thị do thường xuyên phải nhìn gần để xem tivi, máy tính, chơi game, đọc sách báo tại những nơi thiếu ánh sáng… Việc cháu Hà Anh có thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài khiến cháu bị suy giảm chức năng thị giác. Thường thì đối với nhược thị, rất khó có thể tìm được một loại kính để giúp khả năng nhìn tốt hơn”.

Bên cạnh nhược thị, trẻ cũng rất dễ mắc phải những bệnh thường gặp khác như lệch góc nhìn, những tật khúc xạ về mắt… Những tật khúc xạ về mắt thường không cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật là mổ, mà quan trọng là những bài tập cho mắt để nâng cao thị lực cho trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt cũng sẽ góp phần điều trị các tật khúc xạ cho trẻ em. Theo chị Trần Thu Thủy, trẻ em ở các vùng nông thôn sẽ ít mắc phải những tật khúc xạ về mắt do các em có một không gian sống rộng rãi, thoải mái, từ đó mắt thường được nhìn rộng, nhìn xa, sẽ điều tiết tốt hơn. Trẻ em nông thôn cũng ít nhu cầu và điều kiện để tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với những trang thiết bị điện tử có thể gây các tật khúc xạ về mắt như tivi, màn hình máy vi tính, chơi game…

Xã hội ngày càng phát triển, những thiết bị điện tử phục vụ cho truyền hình, nhu cầu giải trí của con người cũng ngày càng đi lên. Trẻ em ngày nay cũng chẳng có thêm những sự lựa chọn cho việc vui chơi giải trí. Các em có thể sẽ “làm bạn” với những chiếc tivi, những chương trình game… một thời gian dài mà không hề biết chán. Từ khi trẻ mới vài tháng tuổi, nhiều gia đình đã chọn phương án cho con em mình xem truyền hình với mục đích cho con ăn ngoan, không nghịch ngợm chạy nhảy. Lớn hơn thì do lo ngại xã hội phát triển lắm cạm bẫy, nên những bậc làm cha làm mẹ tiếp tục để con em mình xem truyền hình trong nhà cho yên tâm. Họ không quan tâm và biết rằng ngoài các bệnh về mắt khi xem tivi quá nhiều, trẻ thường hay bị ảnh hưởng tới thể chất. Các em tập trung xem tivi, sẽ ít có cơ hội vận động thể chất, có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Hay do chỉ mải mê xem tivi, trẻ sẽ ít có những giao tiếp với xã hội bên ngoài. Một số em ngay từ khi mới bước chân đi học đã có hiện tượng mắt luôn trong tình trạng bị mỏi mệt, suy giảm thị lực… Chị Thủy cho biết thêm, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi xem tivi, các em lớn hơn thì nên hạn chế thời gian xem khoảng 1-2h/ngày. Không nên dùng truyền hình để có thể cho trẻ ăn hay hạn chế sự hiếu động, vì như thế vô tình các bậc phụ huynh đã tạo cho con em mình những thói quen không tốt.

Vai trò của phụ huynh đối với sức khỏe, thị lực của con em mình là rất quan trọng. Nên thường xuyên theo dõi thời gian biểu của con, không để trẻ tiếp xúc với tivi nhiều, ngồi máy tính lâu, hay đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng và gần mắt. Đôi mắt luôn là cửa sổ tâm hồn, và là một phần không thể thiếu đưa trẻ cảm nhận, hòa nhập với xã hội, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn về đôi mắt cho trẻ, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc do phát hiện muộn nên khó thể điều trị.

]]>
https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/feed/ 1
Phát hiện gene gây cận thị https://meyeucon.org/12268/phat-hien-gene-gay-can-thi/ https://meyeucon.org/12268/phat-hien-gene-gay-can-thi/#respond Tue, 14 Sep 2010 12:26:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=12268 Với việc phát hiện ra gene gây cận thị ở mắt người, các nhà khoa học tiến một bước quan rọng trong việc ngăn ngừa, điều trị chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ em châu Á này.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu y học Queensland, Australia đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với 13.000 trẻ song sinh và phát hiện ra một gene quan trọng gây ra chứng cận thị ở mắt người.

ABC dẫn lời giáo sư David Mackey thuộc Viện nghiên cứu mắt Lions: “Có khoảng ba triệu người Australia mắc phải chứng rối loạn này. Nhưng đáng nói là đã có hẳn một dịch bệnh mang tên cận thị diễn ra tại châu Á. Đặc biệt, tại Singapore, Đài Loan, Hong Kong, và những thành phố phát triển của Trung Quốc, đa số các trẻ em đều phải khoác lên mình một cặp kính sau khi rời trung học”.

Giáo sư Mackey khẳng định thêm rằng việc xác định được loại gene gây bệnh cận thị này tạo ra một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị cận thị. Nó có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các loại thuốc để can thiệp vào quá trình phát triển của chứng cận thị.

Ngoài ra, đó còn là cơ sở để có thể nghiên cứu về những phương pháp điều trị mới, thích hợp và hiệu quả hơn, như mọi người nên đeo kính vào những thời điểm nào hay nên đọc với thời lượng bao nhiêu trong ngày.

]]>
https://meyeucon.org/12268/phat-hien-gene-gay-can-thi/feed/ 0
Coi chừng trẻ gặp biến chứng cơ, xương https://meyeucon.org/11757/coi-chung-tre-gap-bien-chung-co-xuong/ https://meyeucon.org/11757/coi-chung-tre-gap-bien-chung-co-xuong/#respond Thu, 26 Aug 2010 14:58:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=11757 Phụ huynh đua nhau chống dị tật khúc xạ cho con bằng các loại giá đỡ cằm, áo giáp, đèn chống cận thị… Hiệu quả chưa biết nhưng nguy cơ ảnh hưởng xương, cơ, khớp trẻ là có thật!

“Trăm hoa đua nở”

Đánh trúng tâm lý muốn phòng ngừa cận thị, cong vẹo cột sống cho con của phụ huynh, các Cty đã tung ra thị trường những dụng cụ chống cận thị, cong vẹo cột sống với lời quảng cáo “chống hình thành cận thị, cong vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế một cách hiệu quả nhất”; hay “giảm mệt mỏi thị lực, sửa lại chứng cận thị giả”; “đèn chống cận được trang bị thêm một mạch điện riêng có tác dụng điều chỉnh tần số dòng điện từ, giúp mắt không bị mỏi, nhức, chống cận thị”…

Giá bán của giá đỡ cằm chống cận thị, cong vẹo cột sống khoảng từ 60.000-100.000 đồng/chiếc; “áo giáp” phòng chống vẹo cột sống, cận thị từ 200.000-400.000 đồng/áo; đèn chống cận nội từ 90.000-160.000 đồng/chiếc, đèn nhập ngoại khoảng 600.000-900.000 đồng/chiếc… Tuy giá bán khá cao nhưng nhiều người không tiếc tiền mua cho con với hi vọng đây là một cái “vòng kim cô” giữ trẻ ở khoảng cách an toàn nhất cho mắt và cột sống.

Thế nhưng, thực tế khi nhiều người mua ép trẻ vào “khuôn” của các dụng cụ này lại không có được hiệu quả như mong muốn. Lí do là những dụng cụ này khi được “nẹp” vào người trẻ gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ mất đi sự tự nhiên, ảnh hưởng đến quá trình học tập, tiếp thu bài.

Chị Phương (Thanh Xuân, Hà Nội) kể, mỗi lần hai đứa trẻ nhà chị chuẩn bị ngồi vào học lại căng thẳng vô cùng khi nhìn thấy giá và áo chống cận. Cả hai nhất định không chịu “chui” vào vì thấy vướng và… sợ. Cả buổi tập viết chữ, ba mẹ con cứ đánh vật với nhau và đánh vật với mấy dụng cụ này nên chữ viết không ra hồn. “Tôi tháo bỏ đi thì thấy chúng thoải mái hơn, viết chữ cũng đẹp hơn. Có điều, tôi phải mất nhiều thời gian uốn chỉnh mỗi khi chúng cúi sát hoặc ngồi sai tư thế”-chị Phương chia sẻ.

Đề phòng biến chứng!

Trẻ bước vào độ tuổi đi học vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Đeo những thiết bị này vào là can thiệp, tác động lên quá trình phát triển của trẻ. Nếu dùng giá đỡ lâu ngày sẽ hạn chế sự phát triển của cằm, cổ, có thể khiến trẻ bị bệnh cứng cổ. Đối với “áo giáp”, loại áo này chỉ dùng trong trường hợp bó bột khi gãy cột sống, phải theo chỉ định của bác sĩ. Vì thế, sử dụng tùy tiện-nhất là đối với trẻ nhỏ đang phát triển, sẽ khiến trẻ mắc các bệnh về cột sống-bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trí Đức, Hà Nội cảnh báo.

Việc dùng các loại đèn để chống cận thị cũng không phải là biện pháp tốt bởi nếu như dùng loại đèn có ánh sáng không đúng trẻ vẫn mắc tật khúc xạ bình thường. Ánh sáng tốt nhất là loại ánh sáng có màu của trời nắng không mây, nhưng không phải loại đèn nào cũng có được ánh sáng này. Vì thế, điều quan trọng là chọn được loại đèn phù hợp cho trẻ. Và cũng không có chiếc đèn nào có thể chống cận thị cho học sinh-bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội cho biết.

Theo các bác sĩ, nên cho trẻ dùng loại đèn có cần cao 45cm, máng che khuất bóng đèn và quay được theo các hướng; cần đèn có thể điều chỉnh được độ cao. Tốt nhất nên dùng loại bóng dài, độ rọi sáng từ 300-500 Lux để đảm bảo độ sáng vừa đủ.

Phụ thuộc dụng cụ chống cận là sai lầm!

Đây là lời cảnh báo của bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật khúc xạ ở trẻ như thiếu dinh dưỡng, di truyền, tư thế ngồi học không đúng (nhìn quá gần) và thiếu ánh sáng. Nếu như cha mẹ quá phụ thuộc vào dụng cụ chống cận mà không rèn thói quen nhìn đúng khoảng cách cho trẻ là hoàn toàn sai lầm. Trẻ có thể ngồi ở khoảng cách tốt nhưng thường xuyên xem ti vi, đọc sách báo ở tư thế gần cũng có thể bị cận thị. Có thể phòng tránh dị tật khúc xạ cho trẻ bằng bổ sung đủ chất dinh dưỡng, học hành điều độ; kiểm soát tư thế ngồi học, xem ti vi của trẻ…

]]>
https://meyeucon.org/11757/coi-chung-tre-gap-bien-chung-co-xuong/feed/ 0