Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Món ăn trị còi xương ở trẻ https://meyeucon.org/17635/mon-an-tri-coi-xuong-o-tre/ https://meyeucon.org/17635/mon-an-tri-coi-xuong-o-tre/#comments Wed, 22 Jun 2011 21:14:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=17635 Trẻ còi xương do thiếu canxi, dẫn tới những hệ lụy khác đối với sức khỏe. Biểu hiện khi bị bệnh còi xương, trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi lúc ngủ, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

Món cháo tôm thơm ngon

Nếu trẻ không được chữa trị, bệnh sẽ gây ra biến đổi ở xương (thóp rộng và lâu kín, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra… Trường hợp nặng để lại di chứng chuỗi hạt sườn, dô ức gà, chân vòng kiềng, chữ bát…

Sau đây xin giới thiệu một số món ăn để các bà mẹ có thể chế biến cho con khi trẻ bị còi xương:

Bột chân cua: chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày.

Cháo lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng gà 2 cái, gạo ngon 50g, bột gia vị vừa đủ. Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.

Cháo tôm: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

Cháo táo tàu: táo tàu 5 quả, hà thủ ô 15g, ngưu tất 10g, gạo 50g, đường trắng 20g. Hà thủ ô, ngưu tất ngâm rượu vang 7 ngày sau đó sấy khô tán thành bột. Gạo xay thành bột, táo tàu bỏ hạt giã nhỏ lọc lấy 250ml nước. Cho bột hà thủ ô, ngưu tất, bột gạo vào đun lửa nhỏ, cháo sôi cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 20 – 30 ngày.

Món cháo cá quả bổ dưỡng

Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày).

Rùa hấp: rùa đen 1 con (400g), hành khô 5g, gừng 2g, bột gia vị vừa đủ. Rùa đen rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng. Hành, gừng giã nhỏ cùng với bột gia vị cho vào bụng rùa, đem hấp cách thủy. Cho trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày, có thể cách 2 – 3 ngày ăn 1 ngày.

]]>
https://meyeucon.org/17635/mon-an-tri-coi-xuong-o-tre/feed/ 12
Thừa vitamin D ở trẻ sơ sinh-lợi bất cập hại https://meyeucon.org/17373/thua-vitamin-d-o-tre-so-sinh-loi-bat-cap-hai/ https://meyeucon.org/17373/thua-vitamin-d-o-tre-so-sinh-loi-bat-cap-hai/#comments Wed, 08 Jun 2011 22:27:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=17373 Hỏi: Tôi vừa sinh cháu đầu lòng được 3 tháng, vì tôi không có sữa nên cháu phải dùng sữa ngoài. Qua tìm hiểu, tôi được biết với trẻ không có sữa mẹ cần phải bổ sung vitamin D. Xin hỏi, tôi có thể cho cháu dùng vitamin D hằng ngày được không?


Trả lời: Vitamin D đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, đây có thể được coi là chất chống còi xương. Lý do chính là vitamin D có tác dụng thúc đẩy việc hấp thụ và chuyển hoá canxi và phospho. Thiếu vitamin D gây trở ngại cho việc hình thành xương dẫn đến bệnh còi xương.

Do vậy với các trẻ không có sữa mẹ, nếu sinh ra vào mùa đông ít có cơ hội tắm nắng sẽ dễ dẫn đến thiếu hụt vitamin D, nên cần bổ sung bằng đường uống. Hiện tại có hai loại vitamin D đường uống được dùng bổ sung cho trẻ nhỏ, một loại uống một liều duy nhất cho mỗi 6 tháng và một loại uống duy trì hằng ngày. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý, với các loại sữa công thức hiện nay đã được các nhà sản xuất bổ sung khá nhiều vitamin D, vì vậy các bà mẹ cần tránh tùy tiện cho uống dài ngày các loại thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng, trong đó có chứa vitamin D liều cao hoặc cho trẻ uống cùng lúc các loại thuốc có chứa vitamin D.

Dùng vitamin D liều cao dài ngày gây tích luỹ thuốc, làm tăng calci trong máu, gây mệt mỏi, chán ăn, nôn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp. Ngoài ra còn có thể gây tổn thương thận, tăng huyết áp.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với sự thừa vitamin D. Trẻ em dưới 1 tuổi được cho ăn các hỗn hợp thay thế sữa mẹ có bổ sung vitamin D ở liều không thích hợp với lứa tuổi có thể bị thừa vitamin này. Việc bổ sung thường xuyên vitamin D với liều > 400IU/ngày cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh làm tăng canxi trong máu, thậm chí còn có thể gây suy thận và tử vong. Trẻ nhỏ bị ngộ độc vitamin D sẽ biếng ăn, buồn nôn và ói mửa. Trẻ luôn luôn khát nước và tiểu nhiều.

Tóm lại, vitamin D là một vitamin có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể người đặc biệt là với trẻ em. Tuy vậy, uống nhiều vitamin D quá không tốt cho cơ thể, thậm chí là gây nguy hại. Vì vậy, không được lạm dụng nếu không có sự chỉ định của bác sĩ và tốt nhất hãy nhớ cách đơn giản lấy được vitamin D từ tự nhiên như: phơi nắng và dạo chơi ở ngoài trời nhiều hơn.

]]>
https://meyeucon.org/17373/thua-vitamin-d-o-tre-so-sinh-loi-bat-cap-hai/feed/ 5
Cách phát hiện và phòng tránh trẻ bị còi xương https://meyeucon.org/15140/cach-phat-hien-va-phong-tranh-tre-bi-coi-xuong/ https://meyeucon.org/15140/cach-phat-hien-va-phong-tranh-tre-bi-coi-xuong/#comments Fri, 24 Dec 2010 23:32:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=15140 Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, ở nước ta tỷ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9,4%. Còi xương ở trẻ thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.


Nguyên nhân trẻ bị còi xương

Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời – đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng.

Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Những trẻ dễ bị còi xương là các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều (gây ức chế hấp thu canxi). Trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông cũng dễ bị bệnh này.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3.

Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.

Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu calo, protein, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, “thấp bé nhẹ cân”, còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi.

Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.

Cách phát hiện trẻ bị còi xương

Khi trẻ bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.

– Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ.

Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.

Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.

Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của trẻ kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của trẻ…

Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn.

Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các bé gái.

Còi xương có phòng được không?

Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.

Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.

  • Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
  • Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
  • Vào mùa đông, bạn cần cho con uống mộtd liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc thai được 7 tháng.
]]>
https://meyeucon.org/15140/cach-phat-hien-va-phong-tranh-tre-bi-coi-xuong/feed/ 9
Tắm nắng mỗi ngày để tránh còi xương ở trẻ https://meyeucon.org/15123/tam-nang-moi-ngay-de-tranh-coi-xuong-o-tre/ https://meyeucon.org/15123/tam-nang-moi-ngay-de-tranh-coi-xuong-o-tre/#respond Fri, 24 Dec 2010 22:43:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=15123 Xương mềm, xốp, biến dạng… là những hệ quả xấu của bệnh còi xương ở trẻ. Tuy nhiên, trong vòng 3 năm đầu đời, trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.


Các bác sỹ cho biết, những trẻ dễ bị còi xương là trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi, trẻ không bú mẹ, trẻ quá bụ bẫm hay các bé được cho ăn bột sớm, ăn bột nhiều.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3. Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền – do trong quá trình mang thai.

Trẻ sinh vào mùa đông thiếu ánh sáng, phải mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng… cũng là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Theo các bác sỹ, trong vòng 3 năm đầu đời, trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách. Nhưng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và không quên tắm nắng.

Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.Trẻ sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút.

Cần cho con uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng vào mùa đông. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần.

]]>
https://meyeucon.org/15123/tam-nang-moi-ngay-de-tranh-coi-xuong-o-tre/feed/ 0
Bé hay khóc đêm có bị còi xương không? https://meyeucon.org/11569/be-hay-khoc-dem-co-bi-coi-xuong-khong/ https://meyeucon.org/11569/be-hay-khoc-dem-co-bi-coi-xuong-khong/#comments Fri, 20 Aug 2010 09:26:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=11569 Hỏi: Bé 3 tháng tuổi nặng 6,5kg cao 78cm, lúc sinh bé nặng 3,2kg. 2 tháng đầu bé hay khóc, ít luôn ngủ bắt bế trên tay, giờ vẫn vậy, cứ đặt bé xuống là bé khóc. Em có nên bổ sung can xi cho bé không ạ? Bé em có bị còi xương không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Cân nặng và chiều cao của bé đều đạt chuẩn, thậm chí còn vượt chuẩn. Theo như chị tả thì bé hay khóc và bắt bế, ngủ ít thì chưa đủ các dấu hiệu để xem bé có bị còi xương và thiếu caxi hay không. Với trẻ còi xương có những biểu hiện sau: rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, trán dô, đầu bẹp cá trê…

Trẻ sơ sinh thường quấy khóc ít nhất là tới 3 tháng đầu, nhiều trẻ khóc dạ đề tức là ít ngủ, hay khóc về đêm.

Tuy nhiên, cần phân biệt khóc dạ đề với khóc khác: do đói khát, do khó chịu trong người, do đau bụng, do lồng ruột…

Có thể phân biệt khóc dạ đề với khóc khác dựa vào tiếng khóc của trẻ. Chẳng hạn trẻ khóc do đói thì khi mẹ cho bú trẻ sẽ nín, khóc do đau bụng thì tiếng khóc the thé, tiếp theo có đoạn ngừng ngắn kèm theo ngừng thở ngắn rồi liên tiếp tiếng khóc lặp đi lặp lại. Kèm theo trẻ có tái nhợt, vã mồ hôi và bế dỗ cho bú cũng không đỡ. Còn khóc dạ đề là một quá trình lặp lại vào ngày hôm sau như tính chu kỳ. Muộn nhất là sau 12 tuần thì kết thúc khóc dạ đề.

Vì vậy chị có thể tham khảo để khắc phục chứng khóc đêm ở bé. Chị nên cho bé sưởi nắng mỗi sáng sớm khoảng 20 phút để tránh thiếu vitamin D gây còi xương. Thời gian tốt nhất là từ 7 giờ – 9 giờ sáng vì lúc này nắng mới lên nên chưa gay gắt.

]]>
https://meyeucon.org/11569/be-hay-khoc-dem-co-bi-coi-xuong-khong/feed/ 1
Sử dụng vitamin D phòng bệnh còi xương cho trẻ em https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/#comments Mon, 09 Aug 2010 07:27:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=11060 Hỏi: Tôi có con nhỏ 1 năm tuổi. Nhân một lần cháu bị ho, tôi cho cháu đi khám và được biết cháu còn bị còi xương nữa, mặc dù trông cháu cũng không bé lắm. Khi có thai, tôi vẫn ăn uống bình thường mà sao cháu vẫn bị còi xương. Vậy bệnh còi xương có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh này ra sao?

Trả lời: Còi xương là một bệnh loạn dưỡng xương có liên quan tới rối loạn chuyển hoá canxi và phospho do thiếu vitamin D, là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Còi xương là một bệnh toàn thân, không những chỉ ảnh hưởng tới hệ xương mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác: hệ thần kinh, cơ, máu… Ngoài ra trẻ bị còi xương rất hay mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi…

Vitamin D là một yếu tố cần thiết để cơ thể hấp thu đủ canxi. Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột, gây tình trạng canxi ở máu giảm làm tăng tiết hormon cận giáp sẽ dẫn tới hậu quả: Giảm tái hấp thu phosphat ở thận, làm giảm phosphat máu gây ra các dấu hiệu rối loạn chức năng của hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi… và huy động canxi ở xương vào máu gây loãng xương.

Có hai nguồn chủ yếu cung cấp vitamin D cho cơ thể:

– Ngoại sinh:

Các thức ăn chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng từ 20 – 40 đơn vị/ngày(10 đơn vị/1 lít sữa bò, trên 50 đơn vị/1 lít sữa mẹ). Chỉ có dầu gan cá là giàu vitamin D. Nguồn vitamin D này được hấp thu ở hỗng tràng, hồi tràng nhờ có vai trò của mật.

– Nội sinh:

Đây là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu cho cơ thể. Vitamin D được tổng hợp từ chất 7-Dehydrocholesteron ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol (vitamin D3). Mức độ tổng hợp rất khác nhau tuỳ theo điều kiện khí hậu, mức độ ô nhiễm không khí, mức độ chiếu nắng của mặt trời và sắc tố trên da. Với mức độ chiếu sáng của chúng, cơ thể ta có thể tổng hợp đủ nhu cầu vitamin D cho cơ thể (50-100 đơn vị vitamin D/ngày). Vì vậy cho trẻ tắm nắng hàng ngày là cần thiết để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D.

Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, với người mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần phải tắm nắng, nghĩa là cần có thời gian hoạt động ngoài trời, có chế độ ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai nên ăn thêm các thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống thêm dầu cá hoặc có thể bổ sung vitamin D bằng thuốc.

Với con: về mặt dinh dưỡng tốt nhất là cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn sam cần đảm bảo đủ chất. Tận dụng các yếu tố thiên nhiên, có chế độ cho trẻ chơi ngoài trời với thời gian thích hợp, nên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, ngồi chỗ có ánh nắng mặt trời, không có gió lùa, bỏ bớt quần áo và tã lót và cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng ngay từ tháng đầu sau đẻ. Bổ sung vitamin D khi cần thiết, theo chỉ định của bác sĩ.

TS. Đinh Văn Thức – Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/11060/su-dung-vitamin-d-phong-benh-coi-xuong-cho-tre-em/feed/ 9
Chữa còi xương bằng Đông y https://meyeucon.org/9457/chua-coi-xuong-bang-dong-y/ https://meyeucon.org/9457/chua-coi-xuong-bang-dong-y/#respond Mon, 26 Jul 2010 03:20:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=9457 Ngoài việc bổ sung vitamin D và cho trẻ phơi nắng, bạn còn có thể dùng một số bài thuốc Đông y để giúp con chữa còi xương.

Còi xương ở trẻ em là do thiếu vitamin D. Khi mắc bệnh này, thần kinh trẻ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi không phụ thuộc vào thời tiết. Bị còi xương nặng, trẻ sẽ yếu cơ, biến dạng xương đầu, lồng ngực, tay chân và cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số bài thuốc Đông y trị bệnh còi xương ở trẻ, nếu kiên trì thực hiện sẽ cho kết quả tốt.

Trẻ em chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân: Lấy 50 gr hoàng tinh, 100 gr mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh, dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần, có tác dụng bổ gan, thận.

Hạt sen cũng được dùng trong các bài thuốc chữa còi xương.

Trẻ em thiếu canxi, chiều cao không đạt chuẩn, dậy thì muộn: Dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100 gr. Mang tất cả các loại xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.

Hoặc: Dùng 30 gr ngũ gia bì, táo tàu 5 quả, 15 gr nhân hạnh đào, đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo, hạnh nhân. Hoặc dùng 6 gr hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12 gr sơn tra, sắc kỹ cho trẻ uống ngày hai lần.

BS Nguyễn Thu Hiền

]]>
https://meyeucon.org/9457/chua-coi-xuong-bang-dong-y/feed/ 0
Phòng ngừa còi xương – Cách gì? https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/ https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/#comments Sat, 17 Jul 2010 05:04:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=10406 Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Tỷ lệ còi xương ở trẻ dưới 3 tuổi ở nước ta là 9,4% (theo Bệnh viện Nhi Trung ương).

Theo số liệu thống kê tại Trung tâm Khám tư vấn Viện Dinh dưỡng năm 2007 thì bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất tại trung tâm, chiếm tới gần một nửa số trẻ, đạt tỷ lệ 45,5%, đáng lo là bệnh còi xương có xu hướng không giảm qua nhiều năm theo số liệu thống kê từ năm 2003 tại trung tâm và thậm chí năm 2007 còn đạt tỷ lệ cao hơn những năm trước.

Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D lại vẫn tồn tại qua nhiều năm nay và có xu hướng tăng lên?

Nguồn vitamin D của con người

Có 2 nguồn: ngoại sinh và nội sinh

Ngoại sinh: từ thức ăn. Nguồn này chỉ cung cấp rất ít vitamin D, khoảng 20-40UI/ngày (10UI/1 lít sữa bò, < 50 UI/lít sữa mẹ). Từ đó cho thấy nồng độ vitamin D trong sữa mẹ cao hơn hẳn và cũng dễ hấp thu hơn sữa bò, vì vậy tỷ lệ trẻ còi xương ở trẻ bú mẹ thấp hơn hẳn trẻ bú sữa ngoài.

Nội sinh: Khi da được tiếp xúc với tia cực tím, ví dụ ánh sáng mặt trời thì 7-dehydro cholesterol ở trong da sẽ chuyển đổi thành vitamin D3.

Nguyên nhân còi xương

Thiếu ánh nắng mặt trời: đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc nắng sớm sẽ hay bị ốm. Điều này rất đáng buồn vì nước ta là nước nhiệt đới, hầu như quanh năm ánh sáng thừa thãi vậy mà tỷ lệ còi xương vẫn cao chỉ vì thiếu hiểu biết không cho con trẻ phơi nắng.

Các bà mẹ cần lưu ý trẻ 2 tuần tuổi đã cần được tắm nắng: tốt nhất là vào buổi sáng sớm (trước 8 giờ) nếu không có thời gian thì buổi chiều muộn. Trung bình yêu cầu 2 tiếng/tuần hay 10-15 phút/ngày tùy vào khả năng của trẻ và mức độ phát triển xương vận động (nếu trẻ ít ốm hoặc trẻ có biểu hiện của chớm còi xương có thể tắm nắng lâu hơn).

Sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ: ăn sữa bò ở trẻ dưới 1 tuổi: là lứa tuổi nhu cầu vitamin D đang rất cao và nguồn dự trữ canxi hay thiếu hụt ở trẻ đẻ nhẹ cân, đẻ non, vì vậy ở những trẻ này rất thiếu vitamin D dẫn đến còi xương. Hoặc những trẻ ăn quá nhiều chất bột, đạm (thịt) gây tình trạng toan chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu. Hoặc do trong chế độ ăn dặm hằng ngày không cho hoặc cho quá ít dầu/mỡ dẫn đến không có dung môi hòa tan để hấp thu được vitamin D.

Các yếu tố thuận lợi khác: tuổi (càng nhỏ càng dễ bị còi xương), đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh nhiễm khuẩn, trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng:

Các biểu hiện ở hệ thần kinh: Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm); Trẻ kích thích khó ngủ, hay giật mình; Rụng tóc gáy (do trẻ ra mồ hôi nhiều); Đối với còi xương cấp có thể gặp: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ canxi máu; Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, chậm biết bò.

Các biểu hiện ở xương: Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh; Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn; Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn; Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong.

Toàn thân: nếu không được điều trị, trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng, da xanh thiếu máu, lách to.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Phosphatase kiềm tăng (bình thường 40-140UI/l). Phosphatase kiềm về bình thường khi còi xương điều trị khỏi.

Canxi máu: bình thường hoặc giảm (hay gặp trong còi xương cấp, nếu canxi ion giảm dưới 0,75mmol/l có thể gây co giật).

Phospho máu: giảm nhẹ.

25 (OH) cholecalciferol giảm dưới 25nmol/l (bình thường 25-105nmol/l).

X-Quang xương:

Xương chi: Xương mất chất vôi. Đầu xương to bè. Đường cốt hóa nham nhở, lõm. Điểm cốt hóa chậm.

Xương lồng ngực: có hình nút chai.

Điều trị

Nên theo đơn thuốc điều trị của bác sĩ chuyên khoa, vì vitamin D rất dễ bị quá liều gây ngộ độc thần kinh nguy hiểm cho trẻ.

Điều trị bằng vitamin D: ergocalciferol, cholecalciferol kéo dài từ 4-6 tuần (đặc biệt có bệnh cấp tính hoặc nhiễm khuẩn). Sterogyl (ergocalciferol tan trong cồn) 1 giọt chứa 400UI vitamin D. Infadin (ergocalciferol tan trong dầu) 1 giọt chứa 800UI vitamin D. Vitamin D 200.000UI 1 liều duy nhất. Dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị phối hợp: uống thêm các loại vitamin, muối canxi.

Nếu có co giật do thiếu canxi: calcium gluconat truyền tĩnh mạch.

Ths.BS. Phan Bích Nga

(Phó Giám đốc TT Khám tư vấn Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng)

]]>
https://meyeucon.org/10406/phong-ngua-coi-xuong-cach-gi/feed/ 15
Thóp trẻ thở “phập phồng” có nguy hại? https://meyeucon.org/7172/thop-tre-tho-phap-phong-co-nguy-hai/ https://meyeucon.org/7172/thop-tre-tho-phap-phong-co-nguy-hai/#respond Sat, 10 Jul 2010 08:47:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=7172 Một số bà mẹ thắc mắc sờ tay lên thóp thở của trẻ thấy phập phồng có ảnh hưởng tới sức khỏe? Thóp thở bao nhiêu là phù hợp, thóp thở rộng có cần khám, chữa?

Phải gọi là thóp không thở

Theo TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW, con người ta thở bằng phổi, trao đổi oxy tại phổi. Còn từ thóp thở là không đúng, mà phải gọi là thóp không thở. Các em bé sinh ra có hai thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm. Thóp là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ.

Thóp và các khe khớp giúp hộp sọ tăng thể tích khi não bé phát triển. Bình thường thóp sau liền ngay sau đẻ, nhưng có thể kéo dài đến tháng thứ 3 sau đẻ ở các bé đủ tháng. Thóp trước thường liền từ 12 tháng đến 15 tháng.

Thóp hẹp so với tuổi nhưng vòng đầu bình thường cũng phải chú ý vì khi thóp liền sớm thì não khó phát triển được. Nếu cho con uống nhiều canxi quá thì nên dừng, nhưng thóp bé mà vòng đầu nhỏ so với tuổi thì chúng ta cần phải tìm nguyên nhân gây não bé. Lúc đó bạn cũng phải đưa trẻ đến khám bác sĩ.

Thóp phập phồng – bệnh còi xương

TS Tú nhấn mạnh, hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé. Thóp phập phồng có thể gặp ở các bé có thóp rộng. Thóp quá rộng, đầu quá to là bệnh lý, thường hay gặp sau xuất huyết màng não, viêm màng não mủ.

Thóp còn có thể căng phồng liên tục gặp trong trường hợp áp lực trong sọ tăng, cần đi khám bác sĩ vì là triệu chứng của nhiều bệnh, cần khám để tìm các triệu chứng kèm theo để chẩn đoán bệnh. Thóp có thể bị lõm thường gặp trong tình trạng mất nước, gặp trong trường hợp bé bị ỉa chảy nhiều nước, nôn nhiều… Cần bổ sung thêm nước cho bé như ORS và phải đi khám bác sĩ.

Thóp rộng so với tuổi thường gặp trong bệnh còi xương. Phải tìm thêm các dấu hiệu khác của còi xương để chẩn đoán. Cần khám bác sĩ để bổ sung vitamin D và canxi. Phòng còi xương nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ, trong 10 – 15 phút.

Không tắm nắng sau 9 giờ sáng vì có nhiều tia cực tím, có hại cho trẻ, không để trẻ nhìn về phía mặt trời. Không cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi trẻ đến tuổi ăn dặm, cho trẻ ăn đầy đủ các chất trong ô vuông thức ăn. Bảo vệ thóp không có gì đặc biệt. Chú ý không để vật nhọn chạm vào thóp bé.

Vậy thóp thở phập phồng có nguy hại không?

Thóp phập phồng không đáng lo nhưng nên đi khám bác sĩ vì có thể thóp của bé nhà bạn bị rộng quá so với tuổi, cần phải bổ sung thêm vitamin D và canxi. Mùa hè để hở để cho da đầu thoáng, không ứ mồ hôi, gội đầu cho bé bằng xà phòng gội dành cho em bé, tránh hiện tuợng “cứt trâu”. Mùa đông nên đội mũ khi trời lạnh tránh hiện tượng mất nhiệt qua da đầu.

]]>
https://meyeucon.org/7172/thop-tre-tho-phap-phong-co-nguy-hai/feed/ 0
Trẻ 10 tháng nặng 8kg có bị còi xương? https://meyeucon.org/6163/tre-10-thang-nang-8kg-co-bi-coi-xuong/ https://meyeucon.org/6163/tre-10-thang-nang-8kg-co-bi-coi-xuong/#respond Wed, 30 Jun 2010 06:19:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=6163 Hỏi: Bé nhà em được 10 tháng nhưng chỉ cân nặng gần 8 kg. Bé ngoan, năng động và chuẩn bị biết đi. Bé ăn mỗi ngày 4 lần cháo xay và bú thêm sữa mẹ, ăn sữa chua, ít bú sữa ngoài. Thưa bác sỹ, bé có bị còi xương không? Em phải làm gì để bé phát triển hơn?

Trả lời: Nếu cháu là bé trai thì cháu thiếu 1,2 kg so với chuẩn, còn là cháu gái thì chỉ thiếu 0,5kg thôi, các thông tin bạn đưa không đầy đủ nên tôi không biết cháu có còi xương hay không? Nhưng nếu cháu đã chuẩn bị biết đi, thì khả năng còi xương cũng ít, cân nặng và chiều cao không có giá trị để chẩn đoán bệnh còi xương, nhiều cháu thừa cân vẫn còi xương, ngược lại có cháu bị suy dinh dưỡng nhưng lại không bị còi xương.

Muốn biết chính xác bạn nên đưa cháu đi khám BS để được chẩn đoán và điều trị. Nếu muốn bé tăng cân hơn, bạn cần cho cháu ăn đủ 3 bát bột hoặc cháo /1 ngày , mỗi bát cháo (bột) gồm: 20 – 30g gạo, 30g thit (cá , tôm ), 5ml dầu (mỡ), 10g rau xanh. Nếu mẹ thiếu sữa trẻ cần 500ml sữa, ăn thêm trái cây 2 – 3 lần/ngày.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia – aFamily

]]>
https://meyeucon.org/6163/tre-10-thang-nang-8kg-co-bi-coi-xuong/feed/ 0