Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ bị vảy nến có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao https://meyeucon.org/25671/tre-bi-vay-nen-co-nguy-co-thua-can-hoac-beo-phi-cao/ https://meyeucon.org/25671/tre-bi-vay-nen-co-nguy-co-thua-can-hoac-beo-phi-cao/#respond Wed, 05 Dec 2012 00:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=25671 Theo nghiên cứa của các nhà khoa học Mỹ cho biết, trẻ em bị bệnh vảy nến có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì cao hơn hai lần so với trẻ không mắc bệnh.

Vảy nến có thể gây nguy cơ béo phì ở trẻ.

Tiến sĩ Amy Paller tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago và các cộng sự đã rút ra kết luận trên sau khi tiến hành nghiên cứu trên 615 trẻ em tuổi từ 5-7 ở chín quốc gia thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ em Mỹ bị bệnh vảy nến có nguy cơ bị thừa cân hay béo phì cao hơn bốn lần so với trẻ em khỏe mạnh.

Các chuyên gia tin rằng, mối liên hệ giữa bệnh vảy nến với chứng thừa cân hay béo phì có thể liên quan đến di truyền học. Vì vấn đề di truyền có thể liên quan đến những rối loạn trao đổi chất do bệnh vảy nến đã được chứng minh có liên hệ với cùng một protein vốn kích thích tình trạng kháng insulin và khiến con người thừa cân.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Archives of Dermatology số ra mới nhất.

]]>
https://meyeucon.org/25671/tre-bi-vay-nen-co-nguy-co-thua-can-hoac-beo-phi-cao/feed/ 0
Nhiễm khuẩn da ở trẻ do cầu khuẩn https://meyeucon.org/24040/nhiem-khuan-da-o-tre-do-cau-khuan/ https://meyeucon.org/24040/nhiem-khuan-da-o-tre-do-cau-khuan/#respond Wed, 18 Jul 2012 03:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=24040 Tình trạng nhiễm khuẩn da ở trẻ là do nhiều loại vi khuẩn gây ra nhưng thường gặp nhất chính là cầu khuẩn. Có nhiều loại cầu khuẩn khác nhau, trong đó có liên cầu (streptococcus) và tụ cầu (stapylococcus). Chúng có mặt ở nhiều nơi trong tự nhiên và kể cả ở trên da và niêm mạc của người bình thường (trẻ em và người trưởng thành). Khi ở trong điều kiện thuận lợi thì cầu khuẩn sẽ gây bệnh về da cho người.

Trên bề mặt của da và niêm mạc có rất nhiều loại vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, trong đó đáng lưu ý nhất là các loại cầu khuẩn như liên cầu, tụ cầu. Các loại vi khuẩn này ký sinh ở vùng chân lông, các tuyến tiết chất bã nhờn, tuyến mồ hôi. Vào mùa hè, các điều kiện ở da và niêm mạc rất có lợi cho cầu khuẩn phát triển và gây bệnh.

Các bệnh nhiễm khuẩn da thường gặp do cầu khuẩn

Bệnh da do liên cầu

Chốc loét: Chốc loét có thể tổn thương lan sâu đến trung bì. Bệnh chốc loét hay gặp ở chi dưới của trẻ, ở người lớn thì gặp ở vùng da bị bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Chốc đầu: bệnh gặp chủ yếu ở vùng da đầu của trẻ, cũng có thể gặp ở cổ, mặt, các chi, từ đây, chúng rất dễ lan ra các chỗ khác do mồ hôi, chất tiết bã nhờn. Tổn thương bắt đầu bằng một mụn nước nhỏ, có quầng viêm đỏ. Mụn nước có màu trong, dần dần thành mủ đục. Giai đoạn phỏng nước và nốt mủ rất ngắn, các nốt mụn mủ nhỏ li ti, kích thước đường kính bằng nhau. Trẻ em thường bị chốc đầu thành từng đám và có vảy màu vàng sẫm, vùng có chốc làm cho tóc dính bết lại do tổn thương chốc gây xuất tiết, rớm nước và dưới lớp vẩy da chợt đỏ. Nếu không được điều trị thì chốc sẽ lây lan ra nhiều vùng da khác, nguy hiểm nhất là biến chứng viêm cầu thận cấp gây suy thận.

Bệnh viêm quầng: do liên cầu thường gặp ở trẻ vào mùa nắng nóng. Bệnh có thể gây tử vong nếu gặp ở trẻ sơ sinh, đẻ non, đẻ thiếu tháng hoặc ở người già hoặc bệnh nhân có kèm bệnh khác cũng rất nặng. Đám viêm quầng màu đỏ tươi, đường kính của khu vực viêm quầng có khi lên tới nhiều cm, sưng nề, cộm, ranh giới rõ, có bờ nhô cao. Bệnh viêm quầng có thể biến chứng viêm nội tâm mạc, viêm khớp, màng não.

Hăm kẽ: Bệnh hăm kẽ thường gặp ở trẻ bụ bẫm, có nhiều nếp gấp ở khuỷu tay, khoeo chân, cổ. Tổn thương của bệnh hăm kẽ là nếp gấp sưng đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, nếu cọ sát, nhiễm bẩn, trợt loét chảy nước, chảy mủ, rất đau và rát.

Chốc mép do vi khuẩn liên cầu gây ra. Liên cầu cũng gây nên viêm niêm mạc, điển hình nhất là viêm họng và nếu do liên cầu nhóm A thì nguy cơ trẻ bị biến chứng thấp tim rất có khả năng xảy ra.

Liên cầu streptococcus (x) trong máu.

Bệnh da do tụ cầu

Bệnh nhiễm khuẩn da và niêm mạc là một bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng như bệnh mụn nhọt, chốc đầu, lở loét da. Nhiều trường hợp viêm tạo thành nhọt (áp-xe) da đầu bị vỡ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất tiết các chất huyết tương kèm theo vi khuẩn tụ cầu lây lan sang vùng da khác và gây bệnh, đặc biệt là vùng da có nhiều lông như ở đầu, nách, mu (người trưởng thành).

Mụn đầu đinh (đinh râu) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh vì có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn huyết.

Những bệnh do tụ cầu gây nên ở da và niêm mạc có thể là ngoại sinh (môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh) nhưng cũng có thể là do nội sinh (vi khuẩn tụ cầu có ngay trên cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh bởi vì có tới 20 – 30% người lành mang vi khuẩn tụ cầu ở da và niêm mạc đường hô hấp trên). Mùa hè nắng nóng, nếu thiếu nước sinh hoạt kèm theo vệ sinh cá nhân không tốt thì bệnh do tụ cầu và liên cầu càng dễ phát triển và có khi gây thành dịch mang tính chất gia đình.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn da do cầu khuẩn để tránh biến chứng

Như vậy, vào mùa nắng nóng, các loại cầu khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn da và nếu không được điều trị sớm, dứt điểm thì chúng có thể gây nên biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, viêm màng trong tim (liên cầu), gây nhiễm khuẩn huyết (tụ cầu và liên cầu).

Để hạn chế mắc bệnh mùa hè do cầu khuẩn gây ra, nên vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách tắm, rửa hằng ngày với nước sạch, nhất là trẻ nhỏ bụ bẫm có nhiều nếp kẽ, nếp gấp chứa nhiều mồ hôi, bã nhờn. Cần vệ sinh họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Trẻ không nên uống lạnh, nước đá rất dễ gây viêm họng.

Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường sống thật tốt, nhất là vệ sinh môi trường sinh hoạt trong mỗi gia đình. Cần nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là trẻ em bởi vì hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu để phòng các bệnh do cầu khuẩn gây ra (cả liên cầu và cả tụ cầu). Cần lưu ý là khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn da thì nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để tránh lây lan và tránh bị biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/24040/nhiem-khuan-da-o-tre-do-cau-khuan/feed/ 0
Bệnh viêm da lạ khiến 3 em bé tử vong trong tuần qua https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/ https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/#comments Thu, 05 Apr 2012 07:22:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=22039 Sau một thời gian tạm lắng xuống, đến nay, bệnh viêm da lạ lại tái bùng phát ở huyện miền núi Ba Tơ  tỉnh Quảng Ngãi và đã cướp đi sinh mạng của 3 cháu bé trong vòng gần một tuần qua.

Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, chỉ trong vòng tuần qua, xã Ba Điền huyện miền núi Ba Tơ đã có 3 trẻ tử vong do bệnh viêm da lạ gồm: Phạm Thị Vương, Phạm Thị Nhí và Phạm Thị Phin.

Cả ba em được đưa đến bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng suy đa nội tạng, rối loạn chức năng gan. Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã chuyển khẩn cấp các cháu ra Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viện phong – da liễu Quy Hòa (Bình Định) để điều trị, tuy nhiên do bệnh diễn biến quá nặng nên các cháu không qua khỏi.

Chuyên gia Bộ Y tế thăm khám trẻ mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền.

Trong khi các chuyên gia y tế vẫn còn đang tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu nguyên nhân gây ra bệnh viêm da chưa rõ nguyên nhân thì trong 3 tháng đầu năm nay, tại huyện Ba Tơ có gần 60 người mắc căn bệnh này. Ông Phạm Văn Néo, Phó chủ tịch UBND huyện lo ngại: “Bệnh tổn thương da lạ đang tái bùng phát, lan rộng ra nhiều xã trên địa bàn, trong đó ngoài Ba Điền có 54 ca bệnh thì ở xã Ba Ngạc và Ba Tô cũng đã có người mắc căn bệnh này”.

Ngành y tế Quảng Ngãi chỉ đạo Trung tâm y tế huyện Ba Tơ, Trung tâm phong – da liễu tỉnh tăng cường công tác giám sát ca bệnh, phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời. Riêng trường hợp diễn biến nặng đều phải chuyển ngay vào Bệnh viện phong – Da liễu Quy Hòa.

UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng vừa có văn bản hỏa tốc tiếp tục yêu cầu Bộ Y tế khẩn cấp vào cuộc điều tra, tìm nguyên nhân gây bệnh; đồng thời có hướng dẫn phác đồ điều trị nhằm khống chế sự lây lan và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Theo thống kê của UBND xã Ba Điền, từ tháng 4/2010 đến nay, toàn xã đã có 15 trẻ (từ 3 tháng đến 15 tuổi) chết với chung triệu chứng dày sừng, lở loét lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương gan…

Ông Phạm Văn Bút, Chủ tịch UBND xã Ba Điền cho biết: “Trẻ chết do bệnh dày sừng, lở loét bàn tay, bàn chân… nhiều quá khiến nhiều gia đình sợ không cho con đến trường. Nhiều người dân trong xã không dám lên nương rẫy sản xuất, cuộc sống bị ảnh hưởng lớn”.

Ông Bút kiến nghị, các cơ quan chức năng cần sớm tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm da lạ, có phương pháp điều trị kịp thời để không còn trẻ em nào của xã phải tử vong vì căn bệnh này nữa.

Theo các chuyên gia Bộ Y tế, triệu chứng của bệnh là dày sừng, khô da ở bàn chân, bàn tay, đầu và kẽ ngón, nhất là vùng tỳ đè và rìa lòng bàn tay, bàn chân. Sau vài ngày tổn thương, lòng bàn tay, bàn chân bong tróc ở giữa để lại viền vảy khô xung quanh. Người bệnh biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, sốt và có cảm giác tê bì ở bàn tay bàn chân. Xét nghiệm cận lâm sàng cho kết quả men gan trong máu tăng cao.

Bộ Y tế khuyến cáo cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh như thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ; tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi làm việc ở nương rẫy. Tránh tiếp xúc với các hóa chất, đặc biệt thuốc trừ sâu diệt cỏ; sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách khi phải làm việc trên nương rẫy.

]]>
https://meyeucon.org/22039/benh-viem-da-la-khien-3-em-be-tu-vong-trong-tuan-qua/feed/ 1
Chăm sóc làn da bé yêu https://meyeucon.org/21478/cham-soc-lan-da-be-yeu/ Wed, 29 Feb 2012 04:41:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=21478 Làn da của các bé rất nhạy cảm vì vậy bạn cần chăm sóc làn da mỏng manh của bé yêu một cách tốt nhất. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp thực hiện tốt điều đó.

Lưu ý cần biết

Da của bé yêu rất nhạy cảm, chính vì thế trước khi sử bất cứ loại kem bôi hay phấn rôm cũng như quần áo bạn cần phải chắc chắn rằng chúng không gây kích ứng và tổn thương cho da bé.

Khi lựa chọn quần áo cho trẻ, bạn nên chọn loại được làm từ chất liệu cotton vừa mềm, mịn lại có độ thấm hút tốt hơn.

Việc chăm sóc và vệ sinh cho da bé là điều rất cần thiết, tuy nhiên nó không có nghĩa là bé cần được thường xuyên tắm rửa hàng ngày. Mà trái lại việc tắm rửa thường xuyên cho bé còn khiến cho da bé trở nên khô hơn, mất đi độ ẩm tự nhiên.

Lưu ý trong khi tắm bạn cũng nên dùng các loại khăn mềm, được làm từ vải sợi để tắm cho bé yêu.

Một trong những điểm rất quan trọng khi chăm sóc cho da bé là hãy bảo vệ trẻ khói tác hại của ánh nắng mặt trời.

Đừng quên mặc áo dài tay (hoặc là áo chống nắng) cho bé khi đi trời nắng, thêm vào đó bạn cũng nên thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tấn công từ tia cực tím UVA và UVB nguy hiểm từ ánh nắng mặt trời.

Cũng xin nói thêm rằng, UVA và UVB cũng chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nên chứng ung thư da, bạn cũng nên lưu ý, hạn chế cho trẻ ra nắng vào thời điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều vì đây là thời điểm tia cực tím từ mặt trời hoạt động mạnh nhất và dễ gây nên những tổn hại cho làn da bé.

Cần phải cẩn trọng với bất cứ chế phẩm nào muốn dùng trên da của bé

Các chứng bệnh thường gặp

Rôm sảy

Rôm sảy là một hiện tượng rất thường gặp đối với da của bé. Khi bị rôm da trẻ sẽ nổi lên những nốt nhỏ màu hồng, thường nằm dọc cơ thể. Bệnh này xuất hiện do nhiệt độ và độ ẩm cao cùng với tuyến mồ hôi chưa phát triển. Không mặc cho bé quá nhiều quần áo hay ở phòng có nhiệt độ cao. Mặc cho bé những bộ đồ rộng, thoáng. Vệ sinh làn da bé thật sạch sẽ và khô ráo.

Mụn

Những nốt hồng li ti trên mặt. Khi sinh ra, trẻ vẫn còn giữ lại những hormone của mẹ trong một thời gian ngắn vì vậy mà mụn có thể xuất hiện. Các đốm mụn này thường sẽ tự “bay” trong một vài tuần đầu tiên. Nếu không, bạn cần hỏi ngay chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Chàm bội nhiễm

Da có vẩy, tấy đỏ. Chứng viêm da do dị ứng hay còn gọi là eczêma là trạng thái đã được xác định về mặt di truyền học nên gần như không thể chữa khỏi.

Cách tốt nhất là luôn giữ cho làn da của bé được sạch sẽ và khô ráo. Có thể nói chuyện với bác sĩ khoa nhi hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm dành cho da nhạy cảm được chỉ định đặc biệt cho trẻ.

]]>
Nhờ ghép tủy, em bé Việt Nam đầu tiên khỏi bệnh lột da ếch https://meyeucon.org/20926/nho-ghep-tuy-em-be-viet-nam-dau-tien-khoi-benh-lot-da-ech/ https://meyeucon.org/20926/nho-ghep-tuy-em-be-viet-nam-dau-tien-khoi-benh-lot-da-ech/#respond Sat, 07 Jan 2012 03:47:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=20926 Bé Việt Anh (5 tuổi, Vĩnh Phúc) – bệnh nhi đầu tiên được ghép tế bào gốc từ tủy xương để chữa bệnh ly thượng bì bóng nước bẩm sinh – đã xuất viện chiều 6/1. Các nốt lở loét trên người em đã gần như hết sạch, bé ăn uống tốt, tăng cân đều.

Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, sau hơn 3 tháng được ghép tế bào gốc, Việt Anh đã hoàn toàn tỉnh táo, tự đi lại được. Đặc biệt, các vét loét cũ trên cơ thể đã lành, chỉ còn vài nốt ở những vị trí bé hay va chạm nhiều khi chơi đùa, chạy nhảy thì đang lên da non. Sau khi xuất viện, bé sẽ tiếp tục uống thuốc chống đào thải và khám định kỳ.

Các vết lở loét trên người bé Việt Anh đã gần như khỏi hoàn toàn.


Trước đó, mang trong mình căn bệnh nan y từ khi mới lọt lòng, toàn thân cậu bé là những bọng nước, có những vết mới còn đỏ, có những chỗ da đã lành, đóng vảy lại hoặc đã bong. Chỉ cần va chạm nhẹ, da cũng đã có thể bị lột (vì triệu chứng lột da này mà bệnh còn được gọi là “lột da ếch”).

Giữa tháng 9, em đã được lên bàn mổ của Viện Nhi trung ương để ghép tế bào gốc từ tủy xương lấy của người chị gái 10 tuổi. Đây là ca đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện kỹ thuật này, và Viện Nhi trung ương trở thành trung tâm thứ 2 trên thế giới điều trị căn bệnh nan y bằng phương pháp ghép tủy.

Sau thành công của ca ghép đó, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục thực hiện ca ghép thứ hai cho bé Tú, 30 tháng tuổi. Người cho tủy là chị gái mới 5 tuổi. Theo đánh giá ban đầu của các bác sĩ, tình trạng của bé Tú nặng hơn bé Việt Anh. Bé bị nhiều nốt lở loét ở cả 2 mắt, ảnh hưởng đến thị lực rất nhiều, thậm chí có thể gây mù nếu không được chữa trị sớm.

Giáo sư Liêm cho biết, hiện trường hợp thứ 2 này đang được diệt tủy và chuẩn bị những bước cuối cùng để ghép. Tiên lượng ca ghép cũng sẽ thành công tốt đẹp.

“Chúng tôi sẽ cố gắng đưa phẫu thuật ghép tủy điều trị ly thượng bì bẩm sinh thành một hoạt động thường quy. Hiện việc điều trị cho bệnh nhi mắc bệnh nan y này bằng ghép tuỷ cũng mới chỉ được thực hiện ở một trường đại học của Mỹ, với chi phí lên tới 1 triệu đô la một ca bệnh. Trong khi đó, chi phí điều trị tại Việt Nam chỉ là 20.000-30.000 đô la (rẻ hơn đến 50 lần)”, giáo sư Liêm nói.

Điều khó khăn duy nhất hiện nay là chỉ một số thể bệnh nhất định mới có thể áp dụng cách chữa này. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế chăm sóc vẫn là biện pháp quan trọng, để giảm đau đớn và biến chứng gây tàn phế.

]]>
https://meyeucon.org/20926/nho-ghep-tuy-em-be-viet-nam-dau-tien-khoi-benh-lot-da-ech/feed/ 0
Bệnh ngoài da ở trẻ https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/ https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/#comments Fri, 15 Jul 2011 12:50:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=17909 Da trẻ em rất mềm và nhạy cảm, vì vậy những vết tấy đỏ hoặc sưng trên da của trẻ sẽ khiến cho bố mẹ lo lắng vì không biết đó là nhiễm trùng, dị ứng hay vì thời tiết quá nóng gây ra, cách chữa trị thế nào…

Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để nhận biết một số bệnh trẻ thường gặp nhất. Tuy nhiên, cần nhớ là phải luôn đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị chính xác.

1. Bệnh ecpet mảng tròn

Côn trùng không là thủ phạm gây ra những vòng trên da này. Nguyên nhân có thể da bị nhiễm trùng do một loại nấm sống trên lớp da chết, tóc và mô móng tay. Lúc đầu, mảng da này đỏ, tróc vẩy hoặc phồng lên, sau đó phát triển thành những vòng tròn đỏ ngứa với những đường viền bỏng giộp xung quanh. Các vòng tròn này có thể lây qua việc tiếp xúc da hay dùng chung vật dụng như khăn, dụng cụ thể thao với người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều có thể trị lành với những loại kem chống nấm.

2. Hội chứng má đỏ

Là bệnh lây nhiễm nhưng nhẹ và có thể lành sau 1 vài tuần. Ban đầu, bệnh có những triệu chứng như cúm, sau đó xuất hiện những nốt đỏ trên mặt và cơ thể. Bệnh thường lây khi ho hoặc ngáy, thời điểm dễ lây nhất là 1 tuần trước khi những vết đỏ này xuất hiện. Có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, sử dụng thuốc giảm đau (không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, cần quan sát các dấu hiệu khác có thể chỉ ra những bệnh nặng hơn.

3. Bệnh thủy đậu

Đây là loại bệnh rất dễ lây với biểu hiện là những vết đỏ ngứa bỏng giộp trên khắp cơ thể. Bệnh thường không gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ. Đặc biệt, nếu đã bị 1 lần thì thường sẽ không bị nữa. Hầu hết trẻ chỉ cần điều trị ở nhà như nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt hay những triệu chứng khác như bệnh cúm.

4. Bệnh chóc lở

Cũng là bệnh lây nhiễm làm xuất hiện những vết bỏng giộp đỏ và gây đau nhức. Chúng có thể vỡ, rỉ nước và tạo thành một lớp vỏ có màu nâu vàng. Bệnh làm trẻ đau khắp nơi trên cơ thể nhưng thường xuất hiện xung quanh miệng và mũi. Đường lây của bệnh chủ yếu qua việc tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ như khăn, đồ chơi. Việc trẻ gãi sẽ làm lây sang những phần khác trên cơ thể. Một số chất kháng sinh dạng thoa có thể chữa được bệnh này nhưng cũng cần uống một số kháng sinh dạng viên.

5. Mụn cóc

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc với virut papilloma, một loại virut lây nhiễm ở người. Những mụn trên có thể lây từ người qua người khi dùng chung đồ dùng của người bệnh. Phòng chống lây nhiễm bằng cách đừng bóc chúng ra hay che lại bằng băng dán, hãy luôn giữ khô ráo. Trong hầu hết các trường hợp chúng vô hại, không đau và có thể tự biến mất. Nếu chúng vẫn còn thì bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật laser hay dùng chất hóa học.

6. Chứng nổi rôm

Đó là hậu quả của việc tắc ống dẫn mồ hôi. Những nốt nóng gây cảm giác kim châm này giống như những đồng tiền nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Chúng xuất hiện trên đầu, cổ hoặc vai của trẻ, thường là do bố mẹ cho trẻ mặc quá ấm và cũng có thể xảy ra với trẻ khi thời tiết quá nóng. Nên cho bé mặc nhẹ, thoáng dù bàn tay hay ngón chân của chúng có vẻ lạnh- một tình trạng không đáng ngại.

7. Viêm da do tiếp xúc

Đó là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với thực phẩm, xà phòng hay dầu của một số cây có độc… Những vết đỏ sẽ nổi lên trong vòng 48 tiếng sau khi tiếp xúc. Nếu nhẹ sẽ gây đỏ da hoặc những vết sưng đỏ nhỏ; nặng có thể gây phồng da, bỏng giộp lớn trên da. Bệnh thường có thể tự biến mất khi không còn tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bạn nên giữ con tránh xa loại cây sơn độc.

8. Tay chân miệng

Đây là bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và mùa thu, bắt đầu với biểu hiện sốt. Sau đó, bé sẽ thấy đau miệng, xuất hiện những vết đỏ (nhưng không ngứa), phồng da ở bàn tay, bàn chân, có khi ở mông hoặc ở chân.

Bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với đồ vật của người bệnh. Do đó, nên rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với bệnh này. Cách điều trị tại nhà là dùng ibuprofen hoặc paracetamol, không dùng aspirin với trẻ dưới 16 tuổi và nên uống nước, ăn nhiều thức ăn lỏng, dinh dưỡng, dễ tiêu, lỏng.

9. Chàm bội nhiễm

Bệnh kinh niên gây ra khô da, ngứa và nhiều vết đỏ. Khi đã lớn hơn, một số trẻ có biểu hiện nhẹ đi nhưng cũng có trẻ bị nặng hơn. Ở các trường hợp nặng, những nốt đỏ không lây nhiễm có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây bệnh là do không vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên bệnh cũng có thể do dị ứng của bản thân, suyễn và hệ thống miễn nhiễm quá nhạy.

10. Mề đay

Bệnh thường xuất hiện với những lớp da đỏ, ngứa, nóng hoặc nhức. Những lớp đỏ này có ở khắp nơi trên cơ thể và kéo dài trong vài phút hoặc vài ngày. Bệnh có thể là dấu hiệu nghiêm trọng nếu kết hợp với việc khó thở. Bác sĩ có thể cho con bạn dùng thuốc như aspirin (không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi), hay penicillin. Hãy hạn chế dùng những thực phẩm như trứng, quả hạch, sò ốc, gia vị thực phẩm. Thân nhiệt cao và nhiễm bệnh như đau cổ họng cũng có thể xuất hiện những vết đỏ này.

11. Bệnh tinh hồng nhiệt

Là bệnh nhiễm trùng cổ họng với lớp đỏ tấy. Triệu chứng là đau họng, sốt, đau đầu, đau bụng và tuyến cổ sưng phồng. Sau 1- 2 ngày, lớp da đỏ này có bề mặt như giấy nhám và sẽ nhạt dần sau 7 đến 14 ngày. Rửa tay sạch sẽ có thể giúp giảm được sự lây lan của bệnh. Nên gặp bác sĩ nếu con bạn bị bệnh này. Cách điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh.

12. Bệnh ban đào

Là bệnh lây nhiễm nhẹ và thường có ở trẻ em từ 6 tháng – 2 tuổi, ít xuất hiện ở trẻ sau 4 tuổi. Bệnh có các triệu chứng như bệnh về hô hấp, sốt cao trong hơn 7 ngày. Sốt sẽ đột nhiên kết thúc và theo sau là những vết đỏ nhỏ hồng – cũng có thể hơi phồng lên 1 chút. Phụ huynh có thể dùng paracetamol để trị sốt và nhớ không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/17909/benh-ngoai-da-o-tre/feed/ 3
Ngứa, ghẻ ở trẻ em https://meyeucon.org/17095/ngua-ghe-o-tre-em/ https://meyeucon.org/17095/ngua-ghe-o-tre-em/#comments Thu, 19 May 2011 14:50:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=17095 Hỏi: Con tôi được 2 tuổi, 3 tháng, gần đây cháu có hiện tượng ngứa, càng gãi càng ngứa và lan rộng. Mặc dù tôi đã cho cháu đi khám và bôi thuốc nhưng bệnh cứ tái phát liên tục. Làm thế nào để điều trị dứt điểm?

Trả lời: Như bạn nói thì rất có thể cháu mắc bệnh ghẻ. Bệnh ghẻ do virus ký sinh trùng gây nên, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy khó chịu.

Để điều trị, trước hết bạn cần vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, diệt khuẩn quần áo, chăn màn trong gia đình và đồ dùng như quần áo của con. Việc bệnh ghẻ tái phát liên quan nhiều tới môi trường sống, nếu gia đình bạn rộng, nhiều quần áo chăn màn thì nên sử dụng thuốc xịt để đảm bảo diệt virus.

Đồng thời bạn cũng nên đưa cháu đến ngay bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị, tránh việc tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/17095/ngua-ghe-o-tre-em/feed/ 1
Các bệnh ngoài da ở trẻ khi vào hè https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/ https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/#comments Sun, 15 May 2011 19:35:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=17067 Mùa hè đang đến, ngoài các nguy cơ về bệnh dịch truyền nhiễm thì các bậc phụ huynh không thể bỏ qua các bệnh ngoài da rất thường gặp ở trẻ. Các bệnh này tuy không nguy hiểm, nhưng gây khó chịu cho trẻ và ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày chưa kể đến các nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.

Tắm cho bé thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da trẻ em thường gặp

– Cháy nắng: trẻ chơi nắng, tắm nắng… quá lâu, da sẽ bị tia tử ngoại UV trong ánh sáng làm cháy nắng, “bỏng nắng”. Nhẹ thì chỉ bị đỏ da, đau rát khó chịu; nặng hơn da bị bỏng, phồng rộp và bong tróc…

– Rôm sảy: thông thường, những mụn hồng rôm sảy hay nổi trên vùng lưng, đầu, trán, ngực của trẻ, là những nơi da có nhiều nang tuyến mồ hôi. Vì bị ngứa trẻ phải gãi, cào nhiều khiến vùng da có rôm sảy có thể bị sây sát, nhiễm trùng gây chốc lở, nhọt mủ…

– Chốc, nhọt, đồng đanh: là những bệnh nhiễm khuẩn ngoài da có thể gặp ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất ở lứa tuổi mẫu giáo. Biểu hiện ban đầu của chốc là những dát đỏ sung huyết nhanh chóng tạo thành những bọng nước, sau đó vỡ ra đóng vảy. Nếu xảy ra ở da đầu, mủ làm dính các sợi tóc lại với nhau, gọi là chốc đầu. Còn nhọt là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh gây nổi cục cứng, sưng, nóng, đỏ, đau, có thể gây sốt, viêm hạch kế cận…

– Hăm da, viêm da: có các triệu chứng đỏ da từ nhẹ đến đáng kể, làm ngứa cơ thể, sưng và nổi mụn nước. Trường hợp nhẹ là hăm da, hăm kẽ ở trẻ sơ sinh, nhưng trẻ em từ 2-10 tuổi có thể bị viêm da dị ứng thường gặp ở mặt gập của tay chân như cổ, cổ tay, cổ chân, nách, bẹn. Rối loạn này cải thiện dần theo tuổi.

Cách phòng ngừa

– Giữ cho trẻ mát bằng cách uống nhiều nước, mặc thoáng mát, không để trẻ chơi ngoài nắng nóng, khi ra nắng cần đội mũ rộng vành.

– Vệ sinh thân thể hằng ngày để da trẻ luôn sạch, thoáng mát, không thấm ẩm mồ hôi khiến mầm bệnh khó phát triển.

– Tắm cho trẻ hằng ngày, việc tắm rửa mùa hè có hai tác dụng: giải nhiệt, làm trẻ mát mẻ và quan trọng hơn là vệ sinh da, chống những bệnh ngoài da mùa hè nêu trên. Nhiều bậc phụ huynh thường dùng các thảo dược cổ truyền ngày xưa để lại, như nấu nước pha lá khổ qua, lá trầu, lá muồng trâu… để tắm trẻ.

Hiện nay các bậc phụ huynh có thể dùng các chế phẩm có chứa nhiều hoạt chất thiên nhiên chiết từ thảo dược như cao trầu không, cao hạt ngô, cao kim ngân hoa và đặc biệt có chứa alpha-terpineol chiết từ tinh dầu tràm hoang dại, tiện dụng và thích hợp với làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/17067/cac-benh-ngoai-da-o-tre-khi-vao-he/feed/ 2
Phòng bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè https://meyeucon.org/10500/phong-benh-ngoai-da-thuong-gap-trong-mua-he/ https://meyeucon.org/10500/phong-benh-ngoai-da-thuong-gap-trong-mua-he/#respond Wed, 30 Jun 2010 09:45:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=10500 Da là một tổ chức bao phủ gần hết toàn bộ cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, lỗ hậu môn và da luôn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do vậy mỗi khi môi trường bị ô nhiễm, khí hậu nóng bức thì da là một trong các cơ quan của con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Bệnh của da có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở trẻ em và người cao tuổi dễ mắc bệnh về da hơn do trẻ em thì sức đề kháng của cơ thể chưa được hoàn thiện và người cao tuổi thì sức đề kháng càng ngày càng bị suy giảm.

Trẻ dễ mắc các bệnh da liễu do sức đề kháng chưa hoàn thiện

Điểm mặt bệnh da mùa hè

Rôm sảy là bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em trong những ngày hè nóng nực, đặc biệt là những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được.

Viêm da do nhiễm khuẩn cũng rất hay gặp đó là viêm da do liên cầu (Streptococcus) hoặc do tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng. Loại viêm da này thường gặp ở trẻ nhiều hơn. Có thể bị nhiễm khuẩn da bởi liên cầu hoặc tụ cầu ở một vùng nào đó (da đầu, trán…) hoặc có thể rải rác toàn thân. Bệnh da do nhiễm khuẩn cũng gây ngứa, các nốt da bị viêm thường có mụn mủ. Đối với viêm da do liên cầu thì các mụn mủ thường rất nhỏ bằng đầu đinh ghim nhưng đối với mụn mủ do tụ cầu thì to hơn, thực chất các mụn mủ này là các ổ áp-xe, nếu ở da đầu thì người ta hay gọi là chốc đầu. Viêm da do tụ cầu đáng ngại nhất là loại viêm da do tụ cầu vàng (S. aureus) bởi vì vi khuẩn này có độc lực cao, sức đề kháng rất mạnh và kháng lại hầu hết các loại kháng sinh ngay cả các loại kháng sinh thế hệ mới.

Viêm da dị ứng hay còn gọi là viêm da cơ địa gặp ở một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng điển hình là loại bệnh chàm (exsema). Bệnh chàm thường có gây ngứa, có thể là chàm mạn tính hoặc chàm cấp tính. Hầu hết bệnh chàm thường có tiến triển thành chàm mạn tính. Đối với bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau như chàm tiếp xúc (do da thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên), chàm tiết bã (do cơ địa tăng tiết bã nhờn), chàm vi khuẩn (bệnh chàm có kèm theo bội nhiễm vi khuẩn) hay chàm thể tạng. Vùng da thường xuất hiện bệnh chàm là má, cánh mũi, cằm, nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Biểu hiện của bệnh chàm điển hình nhất là ngứa, nổi ban đỏ, nổi mụn nước nhỏ li ti. Các mụn nước có thể tự khô rồi tróc vảy hoặc vỡ một cách tự nhiên hoặc do ngứa mà người bệnh không kiềm chế được phải gãi làm xây xước da và vỡ các mụn nước của chàm. Nếu người bệnh không kiềm chế được (hoặc không kiềm chế được trẻ) để người bệnh gãi nhiều sẽ gây chảy máu và bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ.

Viêm da ứ trệ, bệnh da loại này hay gặp ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Biểu hiện của bệnh là có các đám da đỏ ở vùng cổ chân, da thường thô, ráp, ngứa nhiều, da vùng bị bệnh thường bị dày lên, ngứa và xuất hiện mụn nước. Nếu gãi làm vỡ các mụn nước sẽ bị nhiễm khuẩn tạo thành các mụn mủ. Một bệnh khác của da làm cho cả người bệnh và người tiếp xúc thấy ái ngại đó là bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến là một bệnh đáng lo ngại nhất của da. Người ta gọi bệnh vảy nến bởi vì vảy có màu trắng đục, bóng giống màu của nến. Một số bệnh vảy nến thuộc loại nặng như vảy nến thể khớp hoặc bệnh vảy nến đỏ da toàn thân. Bệnh vảy nến ít nguy hiểm nhưng làm cho người bệnh khó chịu và những người xung quanh thấy ái ngại khi tiếp xúc vì nhìn thấy vảy có nhiều tầng chồng lên nhau, dễ bong ra nhất là khi cạo ra có các mảnh vụn trắng như phấn. Hơn nữa vảy tạo ra rất nhanh, bong lớp này thì xuất hiện lớp khác ngay.

Bệnh hắc lào, bệnh này do một loại nấm gây ra và có khả năng lây lan mạnh cho các vùng da khác trong cơ thể và lây cả cho người khác nếu ngủ chung giường, mặc chung quần áo, chăn màn, dùng chung khăn tắm… Ngoài ra người ta cũng thường thấy một số khác bệnh của da như bệnh tổ đỉa, viêm nang lông, lang ben…

Phòng bệnh ngoài da như thế nào?

Bệnh ngoài da có nhiều loại khác nhau, có loại biết được căn nguyên nhưng có những loại bệnh chưa xác định được căn nguyên. Việc phòng bệnh cho da nói chung là cần vệ sinh da sạch sẽ hằng ngày như tắm, gội. Mỗi lứa tuổi cũng có các biện pháp vệ sinh da khác nhau.

  • Không nên dùng các loại xà phòng có độ tẩy cao và đã từng gây dị ứng khi tiếp xúc các lần dùng trước đó.
  • Môi trường sống cần trong sạch, ít bụi.
  • Không ăn các loại thức ăn mà đã từng bị dị ứng vì nó.
  • Không mặc quần áo chung, không dùng khăn chung và khi biết người có bệnh về da có khả năng lây cho người khác thì không nên nằm chung giường, chiếu, đắp chung chăn.
  • Khi nghi ngờ bị bệnh về da nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được bệnh, tình trạng của bệnh cũng như sẽ có chỉ định điều trị thích đáng và bác sĩ khám bệnh sẽ hướng dẫn phương pháp phòng ngừa thích hợp cho từng người.
  • Phòng bệnh rôm sảy cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, tốt nhất là chất liệu cotton. Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát, tắm gội thường xuyên và ăn uống đồ mát như bột sắn, đỗ đen…
]]>
https://meyeucon.org/10500/phong-benh-ngoai-da-thuong-gap-trong-mua-he/feed/ 0
Không nên tắm lá, chanh cho trẻ nhỏ https://meyeucon.org/10506/khong-nen-tam-la-chanh-cho-tre-nho/ https://meyeucon.org/10506/khong-nen-tam-la-chanh-cho-tre-nho/#comments Fri, 25 Jun 2010 09:55:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=10506 Cháu Huy, 1 tháng tuổi (Hà Nội) nhập viện vì sốt cao, da nổi nhiều mụn kê. Bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm khuẩn ngoài da nặng, có nguy cơ nhiễm khuẩn máu. Nguyên do bố mẹ dùng lá sài đất, hạt kê và chân vịt tắm cho cháu.

Tắm cho trẻ thường xuyên là rất tốt

Bé Nguyễn Thanh Thảo, 2 tuổi ở quận Hoàng Mai, Hà Nội nhập viện trong tình trạng sốt cao, bỏ bú, một số vùng da bị lở loét. Kết quả khám cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn da và đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Nguyên nhân là vì gia đình muốn cô con gái cưng sau này có làn da trắng trẻo, mịn màng nên mua nước dừa nguyên chất về tắm cho bé. Được vài ngày, da bé nổi vài nốt li ti, mọi người cho là do kê nóng và tiếp tục tắm. Đến khi bé bỏ bú, sốt cao, cả nhà mới vội đưa bé đi cấp cứu.

Theo, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, tắm nước dừa chỉ làm da thêm bẩn vì lượng đường nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Trong khi đó, da của trẻ nhỏ rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, gây nhiễm trùng.

Có không ít trẻ nhỏ bị chàm sữa (bệnh xảy ra nhiều ở trẻ 3-6 tháng), ngoài việc tắm lá, có gia đình còn lấy tôm hoặc nhai bã trầu xát vào, khiến bé bị tổn thương nặng nề.

Không chỉ tại Bạch Mai, tại Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thường xuyên tiếp nhận trẻ bị viêm da do tắm lá. Tiến sĩ Khu Thị Khánh Dung, phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nơi đây cũng tiếp nhận không ít trường hợp bị dị ứng dẫn tới tróc và bỏng da toàn thân do trẻ được tắm một số loại lá cây như rẻ quạt, nước gừng hay dùng lá khế chữa dị ứng.

Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng quốc gia cũng cho biết, rất nhiều người có thói quen dùng chanh tắm cho trẻ. Thực tế, axit chanh có tác dụng sát trùng tốt, có thể dùng để gội đầu, tắm ở người lớn. Nhưng với da trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, chanh lại không có lợi. Khi kỳ cọ, chất axit trong chanh có thể làm bong tróc các mảnh da non, gây xót và tẩy mạnh làm ảnh hưởng đến quá trình lên da non, nhất là nếu pha quá nhiều chanh và chậu nước tắm.

Hơn nữa, trẻ nhỏ hay dụi mắt, mặt, đầu nên nếu móng tay trẻ sắc, gây xước da, tắm chanh quá đặc sẽ làm bé đau. Việc tắm chanh quá đặc, tắm xong mà không tráng lại nước sạch, chà sát trực tiếp cả miếng chanh lên da khi tắm, gội đầu… là những quan niệm sai lầm. Làn da mỏng manh, non nớt của bé sẽ bị ảnh hưởng, tổn thương dù chất axit trong chanh chỉ tẩy rất nhẹ.

Mắc bệnh ngoài da, tắm lá sẽ nguy hiểm

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội khẳng định, quan niệm “khi trẻ bị rôm sảy hay kê phải tắm các loại lá mới hết” là rất nguy hiểm. Vì đây chỉ là những biểu hiện của viêm da nhẹ, có thể tự khỏi, nếu dùng những loại lá như sài đất, chân vịt, rẻ quạt… có khi làm bệnh nặng hơn. Bởi các loại lá, quả có khi mọc ở những bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, côn trùng hay cả thuốc bảo vệ thực vật… rửa rất khó sạch nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn da rất cao. Thậm chí ngay cả việc đun sôi cũng không có tác dụng diệt khuẩn trong lá.

Hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp nhưng vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, trẻ bị rôm sảy, trốc lở, mụn nhọt, côn trùng đốt tăng cao nên biến chứng do tắm lá cũng nhiều hơn: có trẻ bị bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng chống viêm da cho trẻ

Thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Hằng ngày, vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé bằng nước sạch hoặc xà phòng diệt khuẩn. Tuyệt đối không nên tự ý dùng nước lá tắm để chữa các bệnh ngoài da cho trẻ. Mùa hè, nên hạn chế dùng tã và phải thay thường xuyên.

Mặt khác, cần cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây khi trẻ biết ăn. Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Mặc khác, những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể vì dễ lây bệnh cho trẻ. Đặc biệt, môi trường sống của trẻ cần sạch sẽ, thoáng mát.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, phó trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Tắm lá không có khả năng làm mát

Việc tắm lá (tắm thuốc) trong đông y cũng phải có chỉ định rõ ràng đối với từng bệnh hoặc đối tượng nào không được tắm. Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh tắm lá có khả năng làm mát da hay toàn bộ cơ thể mà đó chỉ là những kinh nghiệm dân gian lưu truyền. Việc tắm lá phải rất cẩn trọng, tuyệt đối không nên tắm lá tươi vì rất dễ gây kích ứng cho da.

Đối với da bình thường, không nên tắm lá, còn nếu do rôm sảy thì lấy quả mướp đắng, rửa sạch, đun sôi để nguội lấy nước tắm, do chốc lở, mụn nhọt thì lấy 20 gam lá đào tươi, rửa sạch đun nước tắm. Tuyệt đối không lấy nước dừa tắm cho trẻ vì không có tài liệu nào hướng dẫn như vậy.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch hội Đông y Việt Nam

]]>
https://meyeucon.org/10506/khong-nen-tam-la-chanh-cho-tre-nho/feed/ 1