Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em https://meyeucon.org/26048/benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/26048/benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/#respond Sat, 05 Jan 2013 02:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=26048 Trẻ em có hay bị viêm loét dạ dày tá tràng không? Tại sao trẻ lại bị loét dạ dày? Chẩn đoán và điều trị ra sao? Bài viết này chúng tôi xin được giúp các bậc huynh giải đáp những thắc mắc đó.

Trẻ em có hay bị viêm loét dạ dày tá tràng không?

Trước đây, người dân và ngay cả bác sĩ nhi khoa đều cho rằng, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh của người lớn, trẻ con không bị. Trong hơn thập kỉ trở lại đây, nhờ có sự tiến bộ của kĩ thuật nội soi tiêu hóa, nhiều trẻ được phát hiện loét dạ dày, bệnh đã được công nhận là phổ biến ở trẻ em.

Theo y văn, năm 1826, bác sĩ người Đức Karl Theodor Ernst von Siebold lần đầu tiên mô tả ổ loét dạ dày lớn ở một cháu bé 2 ngày tuổi, nghĩa là cháu đã bị bệnh dạ dày ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm loét dạ dày xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ sơ sinh cũng bị.

Khoa Nhi tiêu hóa Bệnh viện Xanh Pôn cũng đã gặp bệnh nhân 3 tuổi có ổ loét dạ dày lâu ngày. Con chị 6 tuổi, nếu nội soi dạ dày thấy có ổ loét, thì cháu cũng nằm trong nhóm bệnh nhi lứa tuổi học đường có tỉ lệ bệnh dạ dày cao.

Nhiều trẻ được phát hiện loét dạ dày.

Tại sao trẻ lại bị loét dạ dày?

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng ở người lớn hầu hết do vi khuẩn H pylori gây nên. Trẻ em không giống thế, chỉ khoảng 30% có nguyên nhân do vi khuẩn.

Một giả thuyết đưa ra là, có thể do chế độ ăn của trẻ không hợp lí. Tuy nhiên, cho đến nay cả ngành tiêu hóa nhi thế giới chưa đưa ra được tiêu chuẩn chế độ ăn như thế nào để trẻ không bị viêm loét dạ dày. Bác sĩ khuyên các bà mẹ đừng ép con ăn quá nhiều, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều loại gia vị gây tình trạng kích thích tăng tiết dịch vị.

Nguyên nhân viêm loét do các thuốc hạ sốt giảm đau cũng được đề cập đến. Nhiều bà mẹ con sốt dưới 38 độ đã sốt ruột tự cho dùng thuốc hạ sốt, thậm chí con kêu đau bụng thì tự cho uống thuốc giảm đau, uống vượt quá liều lượng cho phép… đều là những tác nhân gây loét dạ dày ở trẻ.

Một giả thuyết đang được chú ý nhiều, đó là những căng thẳng trong cuộc sống gây hiện tượng tăng tiết dịch vị làm cho dạ dày trẻ nhanh chóng bị viêm loét. Những stress đáng kể như: bố mẹ li dị, áp lực học hành, những cảm giác mất mát hay thất bại trong cuộc sống, thậm chí là nghiện các trò chơi trực tuyến… Ở những độ tuổi có sự biến đổi tâm lí, rối loạn hành vi cảm xúc cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Con trai chị sinh đầu năm 2006, nếu so với các bạn 6 tuổi sinh giữa năm và cuối năm, thì sẽ có sự chênh lệch đáng kể về ý thức tự giác học tập. Ở lứa tuổi này, đặc điểm tâm lí của trẻ là cái tôi mới bắt đầu hình thành và đang hoàn thiện dần.

Mới học lớp 1, cả ngày học ở trường, tối về chị lại bắt cháu học thêm 3 giờ nữa, như thế cháu sẽ rất căng thẳng và mệt mỏi về chuyện học hành. Chị nói cháu thường bị điểm kém ở lớp, đấy cũng là một áp lực để các bậc phụ huynh và các thầy cô đáng phải suy nghĩ. Nếu một đứa trẻ đến lớp được khen ngợi, được điểm cao sẽ rất vui, sẽ là động lực khích lệ đứa trẻ học tập ngày càng tiến bộ. Ngược lại, nếu trẻ liên tục bị điểm kém, không nhận được sự động viên từ thầy cô và bố mẹ, sẽ rất nguy hiểm.

Con chị vừa mới đi học được vài tháng, có thể cháu đã phải chịu những áp lực nặng nề về chuyện học hành, đấy cũng là nguyên nhân gây tăng tiết dịch làm cho dạ dày có nguy cơ viêm loét. Hơn nữa, theo như lời chị thì cháu rất thông mình và nhanh nhẹn, có những công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm loét dạ dày có sự gia tăng ở những trẻ thông minh, nhạy cảm.

Chẩn đoán và điều trị ra sao?

Ngày nay, nhờ kĩ thuật nội soi tiêu hóa có nhiều tiến bộ, nên việc chẩn đoán loét dạ dày tá tràng không còn khó khăn như trước. Trẻ sẽ được soi dạ dày bằng ống soi nhỏ, mềm, được gây mê để trẻ không hề có cảm giác đau và sợ, sau khi soi xong trẻ tỉnh táo bình thường.

Trường hợp trẻ có viêm loét, sẽ được bác sĩ lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn H pylori và các xét nghiệm cần thiết khác để điều trị hợp lí nhất.

Chị có thể đưa cháu đến khoa Nhi tiêu hóa BV Xanh Pôn để được khám và điều trị, ở đây có phòng nội soi tiêu hóa chuyên biệt dành cho trẻ em và có gây mê, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho chị.

]]>
https://meyeucon.org/26048/benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/feed/ 0
Một số biểu hiện của bệnh loét dạ dày ở trẻ https://meyeucon.org/25655/mot-so-bieu-hien-cua-benh-loet-da-day-o-tre/ https://meyeucon.org/25655/mot-so-bieu-hien-cua-benh-loet-da-day-o-tre/#respond Mon, 03 Dec 2012 02:00:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=25655 Loét dạ dày tá tràng là bệnh rất ít gặp ở trẻ, tuy nhiên, trong thời gian gần đây bệnh đang có xu hướng tăng lên. Vậy biểu hiện của bệnh loét dạ dày ở trẻ như thế nào?

Bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.

Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai (Hà Nội), nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ là do stress. Ở trẻ lớn hay gặp sau chấn thương hoặc các tình trạng đe dọa cuộc sống, các chấn thương tinh thần. Học hành quá tải, sự lo lắng quá nhiều, thậm chí cả những trường hợp do cha mẹ ép ăn quá nhiều cũng là một trong các nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng ở trẻ, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngoài ra cũng có trường hợp loét do thuốc, thường gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.

Loét dạ dày tá tràng là bệnh ít gặp ở trẻ em.

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh loét dạ dày ở trẻ:

1. Đau bụng

Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Một số kêu đau ở thượng vị nhưng một số lại đau ở quanh rốn. Nhiều trường hợp gia đình cho là đau bụng giun nên đã tẩy giun nhiều lần nhưng vẫn không đỡ.

Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn hay thường vào một số thời điểm trong ngày như gần trưa, hoặc chiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn hoặc thời điểm nhất định trong ngày.

Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

2. Nôn

Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn và có thể xuất huyết tiêu hóa.

3. Thiếu máu

Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.

]]>
https://meyeucon.org/25655/mot-so-bieu-hien-cua-benh-loet-da-day-o-tre/feed/ 0
Trẻ cũng có thể bị đau dạ dày https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/ https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/#respond Thu, 21 Apr 2011 09:41:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=16792 Cứ đến bữa ăn là bé Tuấn Anh (2 tuổi ở đường Chiến Thắng, Hà Đông) kêu đau bụng. Lúc đầu, bố mẹ tưởng con giả vờ để trốn ăn, nên cứ kè kè cây roi bên cạnh là cu cậu vẫn vươn cổ nuốt…

“Đến cả tháng trời như thế, cứ đến bữa ăn là kêu đau, rồi có hôm ăn xong là cu cậu nằm vật xuống, ôm bụng kêu đau, nôn vọt ra lại đỡ đau liền… nên mình đã đưa con tới phòng khám tư khám. Bác sĩ ghi đau dạ dày, nhưng hiện tại chỉ kê men tiêu hoá và thuốc làm mềm phân (do bé táo bón, đi ngoài như phân dê) 10 ngày, sau tình trạng không khắc phục sẽ phải nội soi dạ dày để kiểm tra”, chị Hải, mẹ bé Tuấn Anh nói.

Trẻ em cũng bị đau dạ dày

Chị Hải cho biết, khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị rất ngạc nhiên, còn “chất vấn” lại bác sĩ, bé mới ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm sao đau dạ dày. Nhưng bác sĩ không giải thích gì, chỉ dặn 10 ngày đến khám lại, không đỡ đi nội soi.

Trường hợp của chị Lan ở thành phố Vinh, Nghệ An cũng tương tự. Con gái chị 7 tuổi nhưng rất hay kêu đau bụng vùng quanh rốn, khi đau, khi không như người giả vờ. Chị đã tẩy giun cho con, cho con uống men tiêu hoá cả tuần mà không đỡ. Rất đỗi lo lắng, chị đã cất công đưa con ra tận bệnh viện Nhi TƯ khám. Tại đây, bác sĩ không chẩn là rối loạn tiêu hóa như chị tưởng, mà cho bé nội soi dạ dày (gây mê) để xác định tình trạng viêm dạ dày, chị mới “ngã ngửa” vì luôn nghĩ bệnh dạ dày chỉ gặp ở người lớn.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, đau dạ dày trẻ em không phải ít gặp mà là phổ biến và đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều người vẫn quan niệm rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày.

Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Quang Duật, khoa Tiêu hoá Viện 103 cho biết, mọi đối tượng từ em bé đến người trưởng thành đều có thể bị viêm dạ dày. Dù chế độ ăn của trẻ ổn định, nhưng những yếu tố về tâm lý như bị ép ăn, bị mắng mỏ… gây ảnh hưởng rất nhiều đến dạ dày.

“Chính vì đau không thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng đau rồi lúc sau lại khỏi, rồi bé hay kêu đau vào thời điểm “nhạy cảm” là đang ăn cơm, khiến nhiều phụ huynh lầm tưởng con giả vờ đau để trốn ăn”, TS Dũng nói.

Bé đau dạ dày vì stress

BS Dũng cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau dạ dày nhưng ở trẻ, yếu tố tâm lý bị ảnh hưởng nhiều nhất. “Đa phần cha mẹ các bé khi đưa đến khoa khám được chẩn đau dạ dày đều không hiểu vì sao con bé thế đã bị viêm dạ dày. Nhưng qua thực tế thăm khám các bé bị đau dạ dày, phần lớn các bé bị yếu tố tâm lý như ép ăn, ép học, áp lực điểm 10 nặng nề”, TS Dũng nói.

Như trường hợp của bé Tuấn Anh, lúc nào cũng bị cha mẹ “nhồi nhét” ăn bằng đủ kiểu từ đi ăn rong, quát mắng đến roi vọt. “Chỉ vì con mình còi hơn các bạn nhiều quá, có thời gian tôi không ép thì bé sút cân rõ rệt, sốt ruột quá lại phải “nhồi, ép”, chỉ nghĩ để con lên cân, chứ không nghĩ lại gây hậu quả nặng nề như vậy”, chị Hải nói.

Theo TS Dũng, viêm dạ dày ở trẻ em thường khó nhận biết vì dấu hiệu không điển hình như ở người lớn. Người lớn thường có dấu hiệu đau vùng thượng vị, đau âm ỉ, có trường hợp đau cồn cào, nóng rát không theo một quy luật thời gian nào cả, đau liên tục, kèm theo là triệu chứng đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu, ợ hơi. Còn ở trẻ em, kiểu đau như giả vờ, khi đau khi không. Vừa kêu đau, lúc sau mải chơi, mải xem lại hết đau. Vì thế, cha mẹ cần quan sát kỹ sắc thái của trẻ để nhận biết cơn đau của con, kịp thời đưa đi khám để kịp thời được phát hiện, điều trị.

Tuy nhiên, căn bệnh đau dạ dày ở trẻ phát hiện sớm điều trị nội khoa sẽ ổn định trong thời gian ngắn, vì thế, cha mẹ không nên quá lo lắng. Còn để càng lâu, viêm càng nặng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Đã có trường hợp trẻ phải đi cấp cứu vì xuất huyết dạ dày, khi đó sẽ rất nguy hiểm.

“Điều trị ổn định chỉ cần thời gian một vài tháng, nhưng để phòng đau dạ dày ở trẻ thì cha mẹ cần hết sức chú ý trong cách cho con ăn, cách dạy con học. Không nên tạo những áp lực căng thẳng cho trẻ, khiến trẻ vì sợ mà ăn, vì sợ mà căng thẳng học hành. Phải loại bỏ được những yếu tố tâm lý xấu tác động mới phòng được nguy cơ tái lại ở trẻ bị đau dạ dày. Ngoài ra, ở trẻ bị đau dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ”, TS Dũng nói.

Ngoài ra, TS Dũng cũng đưa ra lời khuyên với các bà mẹ có con biếng ăn, không nên quá căng thẳng, vội vàng để ép bé ăn. Vì ép ăn không chỉ gây áp lực khiến bé bị đau dạ dày, mà lâu dần, bé sẽ mất cảm giác thèm ăn. Khi đó, tình trạng biếng ăn càng nghiêm trọng hơn, càng khó khắc phục hơn.

]]>
https://meyeucon.org/16792/tre-cung-co-the-bi-dau-da-day/feed/ 0
Mớm cơm lây viêm dạ dày cho trẻ https://meyeucon.org/14732/mom-com-lay-viem-da-day-cho-tre/ https://meyeucon.org/14732/mom-com-lay-viem-da-day-cho-tre/#respond Thu, 16 Dec 2010 14:48:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=14732 Việc nhai mớm cơm của người lớn cho trẻ dễ khiến trẻ lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi khuẩn gây bệnh. Bệnh viêm dạ dày trước tiên sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của trẻ. Về lâu dài, đây chính là tiền thân của bệnh lý ung thư dạ dày nếu không được điều trị dứt điểm.

Dễ nhầm với các bệnh tiêu hóa khác

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm dạ dày như do nấm, virus, do bệnh nhân dùng thuốc điều trị một bệnh khác có ảnh hưởng đến dạ dày. Nhưng nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính là vi khuẩn Helicobacter pylori. Bệnh có thể xảy ra nếu trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc do vệ sinh ăn uống kém.

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Mạnh Thân, Bệnh viện Xanh Pôn, khi bị viêm dạ dày, trẻ thường gặp các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, đau bụng âm ỉ, rối loạn tiêu hóa, Nôn và buồn nôn… Ngoài ra, trẻ cũng có thể có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa như Nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi, thậm chí có những biểu hiện của thiếu máu như Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt, mệt mỏi, kém ăn, gầy yếu, kém phát triển.

Trong đó, đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất; đa số là đau lâm râm vùng bụng trên rốn kéo dài và tái phát. Theo một nghiên cứu đối với các bệnh nhi viêm dạ dày thì hơn 90% trẻ viêm dạ dày có triệu chứng đau bụng tái phát. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, cha mẹ lại rất hay nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác của trẻ như đau bụng giun, rối loạn tiêu hóa, từ đó dẫn đến những xử trí sai.

Việc điều trị không đúng làm cho bệnh không khỏi mà nguy hiểm hơn, bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng nặng lên.

Dễ dẫn đến ung thư

Viêm loét dạ dày gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, làm trẻ không ăn uống được do Nôn trớ hoặc chậm tăng cân, đau bụng tái diễn và kéo dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt khác. Về lâu dài, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tiến triển mạn tính sẽ khiến cho dạ dày bị loét đi loét lại, gây ra loạn sản tế bào, tiền thân của bệnh ung thư dạ dày sau này. Vì vậy, khi trẻ có các triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng và điều trị dứt điểm.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, do bệnh lây theo đường ăn uống nên để đề phòng viêm dạ dày ở trẻ, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn… Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn có trong nước bọt, lợi và chân răng của con người. Vì thế, người lớn không nên nhá cơm cho trẻ ăn. Bởi người lớn có thể mắc vi khuẩn Hp mà không biết, khi nhai thức ăn rồi mớm cho trẻ ăn, họ sẽ làm bé bị lây bệnh.

Các chuyên gia cũng lưu ý các bậc cha mẹ phải điều trị cho con đủ liều, đúng theo yêu cầu của bác sĩ để tránh hiện tượng nhờn thuốc. Khi trẻ bị bệnh, nên cho trẻ ăn uống theo chế độ bồi dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu (tránh dầu mỡ nhiều và các chất có chứa cồn), không nên uống nước ngọt; không ăn các thức ăn không tốt cho niêm mạc dạ dày như dứa, mít, chuối…

]]>
https://meyeucon.org/14732/mom-com-lay-viem-da-day-cho-tre/feed/ 0
Trẻ mắc bệnh đau dạ dày gia tăng https://meyeucon.org/14066/tre-mac-benh-dau-da-day-gia-tang/ https://meyeucon.org/14066/tre-mac-benh-dau-da-day-gia-tang/#comments Fri, 26 Nov 2010 10:46:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=14066 Các nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi T.Ư cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị bệnh dạ dày đang gia tăng. Mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận và điều trị cho khoảng 200 bệnh nhi bị các bệnh liên quan đến dạ dày. Đáng báo động là tình trạng trẻ em bị bệnh dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (Hp) rất cao.

Đau dạ dày do stress và nhiễm vi khuẩn

Nằm trên giường bệnh, cậu bé Nguyễn Quốc Thắng (11 tuổi, ở Hà Nội) nhăn mặt, tay ôm bụng vì những cơn đau dội đến liên tục. Chị Lê Bích Liễu, mẹ Thắng cho biết, từ 1 tuần nay, Thắng liên tục đau đầu, chóng mặt, choáng váng, da xanh nhợt nhạt.

Thấy con xanh xao, nên gia đình đưa Thắng đến Bệnh viện Huyết học và Truyền máu T.Ư, vì nghĩ con thiếu máu. Qua thăm khám, bác sĩ xác định Thắng bị thiếu máu nên truyền máu và cho chuyển sang Bệnh viện Nhi T.Ư kiểm tra tổng thể. Tại đây các bác sĩ xác định Thắng bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét hành tá tràng.

Thắng là trường hợp may mắn hơn nhiều so với bệnh nhi N.V.T (ở Bắc Ninh) vì đến bệnh viện điều trị sớm. Bệnh nhi T. nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì bị xuất huyết dạ dày với khối lượng máu lên tới 1 lít.

Trước đó nửa tháng, khi thấy con kêu đau bụng âm ỉ, gia đình nghĩ bé bị đau bụng giun nên cho uống thuốc tẩy giun. Tuy nhiên, những cơn đau không giảm mà tăng dần lên, khi thấy T. đau quằn quại, gia đình vội đưa đến Bệnh viện Nhi T.Ư. Các xét nghiệm cho thấy, bé T. bị xuất huyết dạ dày nặng.

Trẻ bị đau dạ dày do stress (căng thẳng), lo âu không phải là hiếm gặp. Chị H.M.H. (Hà Nội) cho biết, thấy các bạn cùng lớp con học thêm nhiều nên chị cũng cho con là bé M.A.T. (10 tuổi) học thêm mấy môn.

Đã học thì phải ăn để đảm bảo sức khỏe, chị H. nghĩ như vậy. Vì thế, một ngày T. hết ăn lại học, học lại ăn. Nhiều khi hai ca học gần nhau nên hai mẹ con lại ra quán ăn rồi vào lớp. Nỗi ám ảnh ăn và học khiến bé T. bị stress.

Chị H. cho biết, nhiều khi phải dọa nạt, quát mắng để bé ăn cho hết suất. Bác sĩ Bùi Thu Hương – Phụ trách Khoa Tiêu hóa cho biết, khi bị stress, trẻ có nguy cơ bị ợ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tức là a-xít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Út- Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, vi khuẩn gây bệnh dạ dày ở trẻ em cũng giống như ở người lớn, là loại vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), thường phát tán trong môi trường, sau đó bằng nhiều cách xâm nhập vào thực phẩm rồi vào cơ thể con người gây bệnh.

Theo nghiên cứu của thạc sĩ Út, có tới 70% số trẻ bị bệnh do vi khuẩn Hp, tức là do ăn uống những thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn có trong nước bọt, lợi và chân răng của con người. Các bác sĩ cảnh báo, việc người lớn không biết bản thân mắc vi khuẩn Hp mà nhai thức ăn rồi mớm cho trẻ ăn cũng dễ dàng làm bé bị lây bệnh.

Bác sĩ Bùi Thu Hương cho biết, phụ huynh thúc ép trẻ học hành, ăn đủ khẩu phần tạo cảm giác căng thẳng, ăn không ngon, học không vào đầu đối với trẻ, khiến trẻ luôn rơi vào trạng thái lo lắng thái quá dễ dàng dẫn tới những cơn đau bụng tăng dần. Đây là biểu hiện ban đầu của bệnh dạ dày.

Dễ bị bỏ qua

Hiện nay, đau dạ dày là bệnh đứng đầu trong các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không nghĩ trẻ có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày vì nghĩ chỉ người lớn mới mắc bệnh này.

Bác sĩ Hương cho biết, một số trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện đau bụng âm ỉ, có khi kéo dài đến vài tháng. Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ có các cơn đau cấp tính như đau bụng dữ dội, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Ở trẻ em, thường cơn đau diễn ra khắp bụng chứ không chỉ đau vùng thượng vị như người lớn nên cha mẹ thường không nghĩ tới việc con mình đau dạ dày.

TS Nguyễn Việt Hà – Khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho hay, theo các nghiên cứu trên thế giới, ở trẻ em tỷ lệ nhiễm Hp có chỉ định làm nội soi chiếm 17 – 68%. Tại Việt Nam, trẻ nhiễm Hp chiếm 50% trong số các trẻ có chỉ định làm nội soi. Còn lại là các bệnh lý dạ dày tá tràng không do nhiễm Hp.

Theo TS Hà, triệu chứng lâm sàng bệnh lý dạ dày tá tràng ở trẻ em thường không rõ ràng. Chủ yếu là đau bụng tái diễn, nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng khó tiêu. Một số trẻ có biểu hiện loét dạ dày tá tràng sẽ có đau bụng vùng thượng vị khi đói, đau về đêm làm trẻ thức giấc, thiếu máu, nôn ra máu. Mọi trẻ em đều có thể mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Với bệnh lý do nhiễm Hp, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn ở trẻ em tăng dần theo tuổi.

Viêm loét dạ dày tá tràng làm trẻ không ăn uống được do nôn trớ hoặc chậm tăng cân. Đau bụng tái diễn và kéo dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt bình thường của trẻ. Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa sau này.

Hơn 50% bệnh nhi kháng thuốc

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy có tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em mắc bệnh lý dạ dày do nhiễm Hp. Tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ em Việt Nam rất cao, cụ thể là 50,9% với thuốc Clarithromycin và 65,3% với thuốc Metronidazole. Đây là hai thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh viêm dạ dày tá tràng do nhiễm Hp.

]]>
https://meyeucon.org/14066/tre-mac-benh-dau-da-day-gia-tang/feed/ 7
Chữa đau dạ dày bằng màng mề gà https://meyeucon.org/11086/chua-dau-da-day-bang-mang-me-ga/ https://meyeucon.org/11086/chua-dau-da-day-bang-mang-me-ga/#respond Tue, 03 Aug 2010 10:17:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=11086 Màng mề gà (kê nội kim) là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc khi phơi khô chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Khi dùng đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được, bảo quản nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.

Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, chữa cam tích trẻ em, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, ăn vào muốn nôn, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, sỏi tiết niệu, tiểu rắt, tiểu và đại tiện ra máu, mụn nhọt…

Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.

Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g. Cách chế biến: Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.

Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ. Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.

Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.

Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.

Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.

]]>
https://meyeucon.org/11086/chua-dau-da-day-bang-mang-me-ga/feed/ 0
Trẻ em cũng có thể bị đau dạ dày https://meyeucon.org/189/tre-em-cung-co-the-bi-dau-da-day/ https://meyeucon.org/189/tre-em-cung-co-the-bi-dau-da-day/#comments Fri, 19 Mar 2010 16:04:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=189 Điều này nghe thật lạ nhưng sự thật hiện nay số lượng bệnh nhi bị đau dạ dày đang có xu hướng tăng bởi những nguyên nhân không thể ngờ như: bị ép ăn, áp lực học hành…

Hiện nay, bệnh đau dạ dày không còn là bệnh hiếm gặp ở trẻ em.

Nhầm với đau bụng giun

Là người nhiều năm gắn bó với công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, BS. Bùi Thu Hương, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Nhi Trung ương cho biết: trẻ đau dạ dày không còn là hiện tượng hiếm gặp tại khoa, một số trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện đau bụng âm ỉ trong vài tháng liền. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhi lại xuất hiện các cơn đau bụng đột ngột, đau quằn quại thậm chí nôn ra máu. Nhiều trẻ bị đi ngoài phân đen. Tuy nhiên, trẻ thường bị đau khắp bụng, trong khi người lớn bị bệnh dạ dày thường đau vùng thượng vị. Chính vì thế, cha mẹ thường bỏ qua bệnh đau dạ dày ở trẻ nhỏ.

Cháu Trần Vân Thanh,13 tuổi (ở Đô Lương, Nghệ An) là một ví dụ. Cháu thường xuyên bị đau bụng, mẹ cháu nghĩ con bị đau bụng giun nên mua thuốc tẩy giun về cho uống. Uống thuốc rồi, cơn đau bụng không những không khỏi mà còn đau bụng với tần suất nhiều, dữ dội và kéo dài hơn. Chỉ đến khi cháu nôn ra máu, gia đình mới vội đưa đến BV Bạch Mai cấp cứu. Tại đây, BS kết luận cháu bị đau dạ dày đã biến chứng xuất huyết. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết, nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em, chiếm tỷ lệ tương đối nhiều trong các bệnh tiêu hóa nói chung. Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-14. Tuy nhiên, khoa Nhi, BV Bạch Mai đã từng gặp trường hợp trẻ mới 4 tuổi đã bị đau dạ dày. Điều đáng lo ngại là cha mẹ thường lầm tưởng bệnh đau dạ dày ở trẻ với bệnh đau bụng do giun sán. Họ chỉ đưa trẻ đi khám tại BV khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, cơn đau dữ dội, kéo dài hoặc có biến chứng xuất huyết dạ dày.

Ép ăn, thủ phạm gây bệnh

PGS.TS Dũng giải thích, trẻ bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn H.Pylori. Song chỉ có 30-50% trẻ mang vi khuẩn H.Pylori trở thành bệnh nhân đau dạ dày. Nhưng nếu trẻ bị sức ép do áp lực học hành hoặc bị cha mẹ ép ăn quá mức sẽ là nguyên nhân khiến bệnh phát tác. Đây chính là thủ phạm làm bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng ở trẻ em.

“Thậm chí, nhiều cha mẹ đọc sách hướng dẫn và áp dụng một cách máy móc cho chế độ ăn của con mình. Chẳng hạn, một ngày phải ăn 3 bữa chính, 2 bữa phụ, 2 lần ăn hoa quả, uống sinh tố và uống sữa. Lịch ăn của các cháu từ khi đi học về đến khi đi ngủ… kín mít. Chính vì thế, nhiều trẻ cứ đến bữa ăn là stress. Khi đó, trẻ có nguy cơ bị ợ, gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, tức là a-xít trong dạ dày trào lên thực quản gây ợ nóng, trào lên họng sẽ gây ho. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây viêm loét dạ dày”- TS Dũng lo ngại.

Con trai chị Hoa (Bạch Đằng, Hà Nội) là một trường hợp điển hình. Thời gian gần đây, cậu con trai 6 tuổi hay kêu đau bụng trước bữa ăn. Cho rằng con lấy cớ đau bụng… để trốn ăn, chị Hoa càng ra sức ép con ăn nhiều hơn. Cách đây mấy hôm, khi chị vừa đưa bát cơm với “chỉ thị” phải ăn hết (mặc dù cách đó khoảng 1giờ, cháu đã được mẹ “tẩm bổ” một cốc sữa và cái bánh ngọt), cu Tí bỗng ôm bụng vật vã. Chị càng bực mình nên quát con. Chỉ đến khi thấy cu Tí nôn ói, vã mồ hôi, mặt tái mét, chị sợ quá mới đưa con đi khám. Chị tá hỏa khi bác sĩ cho biết cu Tí bị đau dạ dày và chính sự ép ăn thái quá của cha mẹ là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng.

Trước sự gia tăng của căn bệnh này ở trẻ, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ, không nên ép trẻ ăn bằng được mà cần khuyến khích để tạo cảm giác thèm ăn. Khi thấy trẻ bị đau bụng thường xuyên, cần đưa đến cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

]]>
https://meyeucon.org/189/tre-em-cung-co-the-bi-dau-da-day/feed/ 10
Viêm dạ dày ruột cấp tính do virut ở trẻ em https://meyeucon.org/11092/viem-da-day-ruot-cap-tinh-do-virut-o-tre-em/ https://meyeucon.org/11092/viem-da-day-ruot-cap-tinh-do-virut-o-tre-em/#respond Sun, 14 Mar 2010 10:29:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11092 Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiều bệnh do vi khuẩn, virut gây ra, trong đó bệnh viêm dạ dày ruột do Rotavirus là bệnh hay gặp.

Đây là những virut gây ra hội chứng tiêu chảy cấp, có thể dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và còn làm cho dịch bệnh lây lan. Làm thế nào để có thể phòng ngừa được căn bệnh này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết về bệnh.

Viêm dạ dày ruột cấp tính do virut ở trẻ em

Trong các loại virut hay gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thì nguyên nhân do Rotavirus thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và có thể gây thành dịch nếu các biện pháp phòng bệnh lây lan không được thực hiện tốt.

Biểu hiện bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sốt và nôn kèm theo tiêu chảy. Nhiều trường hợp mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Rotavirus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gặp ở nước đang phát triển hay phát triển. Trẻ từ 2- 3 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất, virut này thường gây tiêu chảy nặng hơn ở trẻ em so với những tác nhân đường ruột khác. Bệnh thường kéo dài từ 4 – 6 ngày và tỷ lệ tử vong cao. Người ta ước tính tại các nước đang phát triển, hằng năm có đến gần 900.000 trường hợp tử vong do Rotavirus gây ra.

Virut Rota thuộc họ Reoviridae, gây bệnh cho trẻ chủ yếu là nhóm A nhưng ở người lớn thì hay gặp nhóm B và nhóm C thì ít gặp. Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường phân – miệng qua tiếp xúc hoặc hô hấp. Mặc dù Rotavirus không nhân lên ở đường hô hấp nhưng có thể tìm thấy chúng ở chất tiết đường hô hấp. Trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như nước sông, nước ao hồ có rất nhiều virut này, do vậy ở vùng không có nước sạch nếu phải dùng nguồn nước này cho sinh hoạt thì sẽ tạo thuận lợi cho virut xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Đối với những người bị bệnh, trong suốt quá trình cấp tính của bệnh và sau đó virut tiếp tục được đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Điều trị và phòng bệnh như thế nào?

Đây là bệnh do virut gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hơn nữa đây là bệnh có các dấu hiệu cấp tính ở dạ dày ruột nên khi có dấu hiệu bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế. Mọi trường hợp tiêu chảy đều phải truyền dịch đầy đủ, tránh những biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch do giảm lượng tuần hoàn trong cơ thể vì thiếu nước. Thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Phòng bệnh: không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ hoặc người đang mang bệnh. Người ta cũng tiến hành cho trẻ sơ sinh thiếu cân và trẻ có hệ thống miễn dịch kém uống globulin miễn dịch. Các nghiên cứu cũng nhận thấy nếu trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ trong 2 năm đầu có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh.

Nhìn chung biện pháp phòng ngừa là ăn chín, uống nước đun sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các chất thải của bệnh nhân cần được xử lý tốt, tránh xâm nhập vào môi trường.

]]>
https://meyeucon.org/11092/viem-da-day-ruot-cap-tinh-do-virut-o-tre-em/feed/ 0
Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em https://meyeucon.org/11089/che-do-an-trong-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/11089/che-do-an-trong-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/#respond Wed, 10 Mar 2010 10:23:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=11089 Dạ dày là cơ quan tiêu hóa. Khi thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết dịch vị do cơ chế thần kinh và hormon. Dạ dày co bóp để nghiền và nhào trộn thức ăn với dịch vị và vận chuyển thức ăn xuống ruột. Dịch vị dạ dày chủ yếu là men tiêu hóa pepsin, HCL và các chất nhầy. Chất nhầy có tính kiềm, bao phủ niêm mạc dạ dày. Khi bài tiết chất nhầy giảm dễ gây viêm loét dạ dày.


Viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP). Đường lây truyền phổ biến là đường miệng – miệng và đường phân-miệng qua người và ruồi nhặng.

Bệnh hay gặp ở trẻ lớn. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau liên quan đến bữa ăn, nôn, buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, chán ăn và có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Nội soi tiêu hóa và mô bệnh học cho thấy tổn thương niêm mạc dạ dày. Thuốc điều trị là kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn HP phối hợp với các thuốc trung hòa acid hoặc ức chế tăng tiết acid dịch vị.

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Chế độ ăn nhằm mục đích:

  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Giảm tiết acid dịch vị.
  • Nương nhẹ chức năng dạ dày ruột.
  • Đề phòng thiếu dinh dưỡng.

Nguyên tắc ăn uống

Khẩu phần có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để trẻ bắt kịp đà tăng trưởng.

Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị.

  • Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
  • Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
  • Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
  • Ít xơ sợi: rau củ non.
  • Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
  • Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.

Hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
  • Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
  • Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
  • Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Rượu, chè, cà phê đặc.

Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Ăn điều độ, không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no.
  • Không ăn thức ăn quay, rán.
  • Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40o-50oC.

Chế độ ăn hợp lý

– Nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.

– Số bữa ăn 5-6 lần/ngày.

Chế độ cháo súp

  • Sáng: Cháo đậu xanh: 1 bát to (gạo 50g + đậu xanh 20g + đường 10g).
  • Trưa: Súp khoai thịt: 1 bát to (khoai tây 100g + su hào 50g + thịt gà 50g + dầu 5g).
  • Giữa trưa: Sữa đậu nành: 200ml (sữa 200ml + đường 10g); bánh quy 50g.
  • Chiều: Cháo trứng: 1 bát to (gạo 50g + trứng gà 1 quả + dầu 10g).
  • Tối: Chè bột sắn: 200ml (bột sắn 20g + đường 10g).
  • Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng: 1.240 kcal, protid: 41g, lipid: 32g, glucid: 197g.

Chế độ cơm

  • Sáng: Cơm nếp đậu chấm vừng (gạo nếp 50g + đậu xanh 20g + vừng 10g).
  • Trưa: Cơm nát: 2 lưng bát (gạo tẻ: 100g), trứng gà luộc: 1 quả; canh khoai tây thịt (khoai tây 80g + thịt gà 25g); hoa quả 100g.
  • Giữa trưa: Sữa đậu nành: 200ml, (sữa 200ml, đường 10g); bánh quy 50g.
  • Chiều tối: Cơm nát: 2 lưng bát (gạo tẻ 100g); đậu phụ om (đậu phụ 100g + dầu 10g); canh bí thịt (bí xanh 100g + thịt lợn nạc 25g + dầu 5g); hoa quả 100g.
  • Giá trị dinh dưỡng: Năng lượng 1.800kcal, protid 60g, lipit: 45g, glucid 290g.
]]>
https://meyeucon.org/11089/che-do-an-trong-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em/feed/ 0