Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ em sinh ra trong mùa thu thường có tỉ lệ mắc dị ứng cao hơn https://meyeucon.org/23697/tre-sinh-vao-mua-thu-co-ti-le-mac-di-ung-cao/ https://meyeucon.org/23697/tre-sinh-vao-mua-thu-co-ti-le-mac-di-ung-cao/#comments Mon, 25 Jun 2012 00:00:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=23697 Đã sinh con ra thì ai cũng mong muốn con mình luôn được khỏe mạnh. Và để đạt được mong muốn đó quả thật không đơn giản một chút nào. Không chỉ cần chăm sóc con thật tốt, họ còn phải lựa chọn thời điểm mang thai, sinh đẻ một cách hợp lý.

Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Mỹ vừa cho biết: trẻ sinh vào mùa thu – một trong những mùa thời tiết nhạy cảm nhất trong năm thường có tỉ lệ mắc chứng dị ứng, viêm xoang, viêm đường hô hấp… cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ sinh vào các mùa khác trong năm.

Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học nhận định, mùa thu là khoảng thời gian trong không khí tồn tại rất nhiều các hạt bụi li ti, phấn hoa và là giai đoạn dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi những đứa trẻ sinh vào khoảng thời gian này, do hệ miễn dịch của trẻ còn non kém và chưa phát triển hoàn thiện, nên dù chỉ là một tác động hay thay đổi rất nhỏ trong không khí cũng có thể khiến cho sức khỏe của đứa trẻ bị ảnh hưởng đáng kể.

Tỉ lệ mắc hen suyễn, dị ứng thông thường ở trẻ nhỏ trong mùa thu vượt mức bình thường trong năm và cao hơn rất nhiều trong vòng 30 năm qua bởi yếu tố ô nhiễm môi trường và việc người dân tự ý sử dụng kháng sinh tràn lan.

]]>
https://meyeucon.org/23697/tre-sinh-vao-mua-thu-co-ti-le-mac-di-ung-cao/feed/ 1
Vấn đề dị ứng thuốc ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/20563/van-de-di-ung-thuoc-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/20563/van-de-di-ung-thuoc-o-tre-nho/#respond Tue, 13 Dec 2011 01:52:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=20563 Cùng một loại thuốc, có người dùng không sao nhưng có người lại bị dị ứng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc đối với trẻ nhỏ.

Khi sử dụng thuốc, cơ thể ta có phản ứng lại với thuốc đó và gây rối loạn bằng biểu hiện bất thường, dị ứng thuốc trầm trọng nhất là sốc thuốc (sốc phản vệ).

Liều thấp cũng gây dị ứng

Có rất nhiều dấu hiệu của dị ứng thuốc. Nếu trẻ bị dị ứng nhẹ sẽ có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, cảm giác buồn nôn, nôn, có khi tiêu chảy… Còn dị ứng thuốc nặng có biểu hiện là trẻ bị tím tái, ngưng thở, huyết áp hạ, tiêu tiểu không tự chủ và có thể dẫn đến tử vong sau ít phút.

Dị ứng thuốc thường xảy ra ở một số người có cơ địa dị ứng. Vì vậy, cùng một loại thuốc có người dùng không sao nhưng có người dùng lại bị dị ứng. Dị ứng thuốc có thể do dược chất, tá dược hoặc tạp chất khi pha hoặc dị ứng thuốc xảy ra khi uống, khi tiêm, khi bôi ngoài da, thậm chí khi nhỏ mắt.

Dị ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng (tức là liều thấp hay liều cao), có thể chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây dị ứng thuốc ở mức độ nặng và có thể gây tử vong.

Cha mẹ cần cẩn thận với các loại thuốc vì chúng có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

Chỉ dùng thuốc khi cần thiết

Khi trẻ đang được điều trị bệnh bằng thuốc, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần phải ngừng ngay thuốc đó và đến bác sĩ khám để cho hướng điều trị thích hợp. Để phòng ngừa dị ứng thuốc thì khi trẻ đã bị dị ứng thuốc nào tuyệt đối không dùng thuốc đó nữa.

Ngoài ra, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết. Nếu chưa biết rõ về liều lượng, cách dùng và tác dụng phụ của thuốc thì nên đến bác sĩ khám để được tư vấn. Bên cạnh đó, phụ huynh phải thông báo ngay các thuốc bị dị ứng khi đến khám hoặc mua thuốc ở nhà thuốc cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để tránh dùng loại thuốc đó.

Cách sơ cứu khi trẻ bị dị ứng thuốc

Khi trẻ em có biểu hiện ngứa, nổi mẩn đỏ, khó thở và trụy mạch sau khi uống thuốc, các bậc phụ huynh cần ngưng ngay thuốc đang sử dụng hoặc dị nguyên gây sốc, cho nạn nhân nằm đầu phẳng, dùng dây ga-rô buộc phía trên nơi tiêm thuốc (nếu được) và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

]]>
https://meyeucon.org/20563/van-de-di-ung-thuoc-o-tre-nho/feed/ 0
Cách xử trí với bé bị phát ban do tã https://meyeucon.org/20170/cach-xu-tri-voi-be-bi-phat-ban-do-ta/ https://meyeucon.org/20170/cach-xu-tri-voi-be-bi-phat-ban-do-ta/#comments Mon, 21 Nov 2011 00:48:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=20170 Nếu như bé bị phát ban khi sử dụng các loại tã thì bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng đó cho con. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể.

Dầu ô liu

Thoa một chút ít dầu ô liu trên da của bé có thể giúp ngăn ngừa phát ban vì nó là rào chắn để phân hay nước tiểu của trẻ không nhem nhuốc trên da vùng này. Để an toàn hơn, bạn có thể pha một vài muỗng cà phê dầu ôliu và kết hợp với một muỗng cà phê nước. Bạn có thể thêm vào trong dung dịch dầu ô liu một chút vitamin E hoặc hoa oải hương cho trẻ nếu bạn thích vì nó cũng vẫn khá an toàn.

Dầu dừa

Cũng giống như dầu ô liu, dầu dừa có thể sử dụng để điều trị phát ban cho trẻ. Đây là một phương pháp điều trị thay thế tuyệt vời để tiêu diệt các loại nấm men gây phát ban da. Từ lâu nó cũng nổi tiếng là một loại thuốc tự nhiên và hiệu quả điều trị nấm men, bệnh ghẻ, bệnh tưa miệng, phát ban nấm và vi khuẩn khác.

Bạn có thể sử dụng dầu dừa để điều trị chứng phát ban ở trẻ

Do đó, trước khi dùng đến các loại thuốc theo toa hoặc các loại kem kháng nấm, bạn hãy thử dùng một ít dầu dừa bằng cách rửa sạch cơ thể trẻ sơ sinh và thay tã để loại bỏ sự ẩm ướt. Sau đó, chờ cho cơ thể trẻ khô tự nhiên rồi thoa dầu dừa cho bé.

Thuốc kháng axít

Tình trạng phát ban tã thường gây ra bởi nước tiểu hoặc phân ở vùng cơ thể phía dưới của bé có quá nhiều axit. Do đó, những loại thuốc kháng axít giúp làm việc để trung hòa các axit này, làm dịu và chữa lành phát ban cho vùng da của bé. Bạn có thể thoa các thuốc kháng axít trực tiếp hoặc trộn một phần thuốc kháng này với một phần ôxít kẽm.

Chiết xuất hạt bưởi

Chiết xuất hạt giống của quả bưởi có thể được sử dụng như một chất tẩy rửa da và có nhiều đặc tính chống vi trùng. Nó cũng được chứng minh giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu khuẩn cũng như nấm men – đây là nguyên nhân gây phát ban tã.

Chiết xuất hạt bưởi khá mạnh mẽ nên tuyệt đối cha mẹ trẻ không nên áp dụng thoa trực tiếp lên da của trẻ. Để sử dụng chiết xuất hạt bưởi, bạn hãy pha loãng tinh dầu hạt bưởi với một chút nước và rửa cho trẻ sơ sinh khi thay tã.

Sử dụng lợi khuẩn Probiotics

Phát ban tã thường xảy ra sau khi trẻ bị một cơn tiêu chảy hoặc đau bụng. Vì thế, bạn nên bổ sung cho trẻ khuẩn sữa có lợi trong chế độ ăn uống hàng ngày. Probiotics có chứa vi sinh vật sống có lợi trong hệ thống tiêu hóa nên sẽ giúp chống lại vi khuẩn và nấm men khác trong cơ thể trẻ.

Probiotics có thể được mua tại cửa hàng thực phẩm y tế địa phương của bạn. Nhưng nó không trực tiếp làm giảm các triệu chứng này và không áp dụng thoa cho khu vực tã. Nói đúng hơn, bạn nên cho bé ăn. Bạn có thể lấy chút khuẩn sữa này để mang lây lan trên núm núi đôi của bạn nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ.

Không khí khô, thoáng mát

Đây một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để điều trị phát ban tã cho con. Hãy tắm rửa cho bé bằng nước ấm sạch sẽ mỗi ngày và cho phép chúng khô tự nhiên.

Cho phép trẻ có tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt sẽ hỗ trợ trong việc chữa bệnh như nấm men và vi khuẩn khác. Bởi vì không khí khô ráo, thoáng mát là kẻ thù không đợi trời chung của vi khuẩn hoặc nấm men.

Kiểm tra tã của trẻ

Nếu bạn đang sử dụng tã dùng một lần, hãy thử chuyển đổi các nhãn hiệu khác xem sao vì một số em bé rất nhạy cảm với tã. Bạn cũng có thể thử chuyển sang dùng tã vải cho con để an toàn tuyệt đối với trẻ. Bạn nên chọn chất liệu tã vải thoáng mát để tạo sự thoải mái tối ưu cho con, lại ngăn chặn phát ban da.

Thuốc Lotrimin, Desitin, Aquaphor

Mặc dù đây không phải là các biện pháp khắc phục hoặc điều trị phát ban da tự nhiên cho trẻ nhưng nếu sau khi cha mẹ trẻ đã thử tất cả các phương pháp trên mà tình trạng phát ban của trẻ vẫn không thể chữa trị thì hãy sử dụng những biện pháp này để điều trị cho con nhé.

Những thuốc có tên như Lotrimin, Desitin, Aquaphor là một loại thuốc kháng nấm và hiệu quả để điều trị chứng phát ban nấm men.

]]>
https://meyeucon.org/20170/cach-xu-tri-voi-be-bi-phat-ban-do-ta/feed/ 3
Dị ứng trứng gà ở tuổi ăn dặm https://meyeucon.org/17405/di-ung-trung-ga-o-tuoi-an-dam/ https://meyeucon.org/17405/di-ung-trung-ga-o-tuoi-an-dam/#respond Sun, 12 Jun 2011 22:39:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=17405 Thông thường, khi nói đến dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ mọi ngưới sẽ nghĩ đến các món ăn như hải sản, tôm, cá. Tuy nhiên, dị ứng trứng gà là một hiện tượng khá phổ biến đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm.

Dị ứng trứng gà thường xuất hiện khi bé bước vào tuổi ăn dặm. Nó cũng có thể kéo dài cho đến khi bé lên 5.

Dị ứng trứng gà khá phổ biến ở trẻ bắt đầu ăn dặm

Dấu hiệu

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ sau khi bé ăn trứng. Một số ít trường hợp, dấu hiệu dị ứng xuất hiện vài ngày sau đó:

– Làn da quanh miệng bé chuyển đỏ, nổi phát ban và có dấu hiệu sưng phù.

– Bé bị nôn trớ, tiêu chảy, xuất hiện những cơn đau vùng bụng.

– Một số dấu hiệu khác có thể gặp ở bé là: Bé chảy nước mũi; mắt bé đỏ và mọng nước; bé thở khò khè kèm theo những cơn ho.

Phần lớn bé bị dị ứng trứng gà xuất hiện các dấu hiệu như trên. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, bé có thể bị sưng phù miệng và cổ họng; bé khó thở, dẫn tới hiện tượng thiếu oxy vào phổi. Nó cũng có thể khiến bé bị tụt huyết áp, chóng mặt, thậm chí bị shock.

Nguyên nhân

Bé bị dị ứng trứng thường do phản ứng của hệ miễn dịch với các loại protein có trong trứng gà (nhất là lòng đỏ).

Bé cũng có thể bị dị ứng với những sản phẩm có nguồn gốc từ trứng gà. Những chất hóa học (có một lượng nhỏ) trong trứng gà cũng khiến bé có cơ địa mẫn cảm xuất hiện dấu hiệu dị ứng.

Một số bé quá nhạy cảm, làn da bé cũng nhanh chóng bị dị ứng ngay khi vừa tiếp xúc với mùi vị trứng.

Chẩn đoán

Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng trứng gà, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử dị ứng thực phẩm ở bé; thời gian bé ăn trứng gà (hoặc những loại thực phẩm khác); thời điểm bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc tiền sử dị ứng trứng gà với các thành viên khác trong gia đình. Bác sĩ cũng có thể xem xét tình trạng hen suyễn hoặc chàm ở bé (nếu có).

Điều trị

Trước tiên, bạn nên tạm thời cho bé ngưng dùng trứng gà. Những sản phẩm từ trứng gà có thể an toàn cho bé hoặc không. Bạn nên thảo luận với bác sĩ dinh dưỡng để tìm những loại thực phẩm có nguồn gốc từ trứng gà nhưng không gây dị ứng cho bé.

Tùy trường hợp, bác sĩ có thể dùng thuốc hoặc điều trị những dấu hiệu khó chịu của dị ứng cho bé. Một số bé được yêu cầu cách ly với trứng gà ít nhất khi đã được một tuổi; một số bé khác chỉ được sử dụng trứng gà khi đã lên 2-3 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/17405/di-ung-trung-ga-o-tuoi-an-dam/feed/ 0
Ăn dặm sau 6 tháng tránh dị ứng cho trẻ https://meyeucon.org/16705/an-dam-sau-6-thang-tranh-di-ung-cho-tre/ https://meyeucon.org/16705/an-dam-sau-6-thang-tranh-di-ung-cho-tre/#comments Wed, 13 Apr 2011 21:43:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=16705 Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn phải những thực phẩm không hợp với cơ thể. Các dấu hiệu dị ứng này thường có xu hướng ngày càng tăng lên nếu cơ thể lại tiếp xúc với những thực phẩm đó trong những lần sau.

Một số thực phẩm như: lòng trắng trứng sống hoặc chưa chín hẳn, sữa (hay gặp là sữa bò), đậu phộng, thịt bò, cá biển, hải sản tươi sống… bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng cho trẻ.

Cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn bất kể loại thức ăn có chứa hạt, vì các loại thức ăn này sẽ dễ làm trẻ nghẹt thở.

Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng một loại thực phẩm nào đó thì tốt nhất là cho trẻ ngưng sử dụng thực phẩm đó. Sau một vài tháng có thể thử sử dụng lại với số lượng ít và theo dõi các dấu hiệu dị ứng. Nếu sau 2 – 3 lần thử như vậy mà không có dấu hiệu thì nên loại thực phẩm đó khỏi danh sách nghi ngờ, vì lần dị ứng đầu tiên có thể là do trùng lặp với thực phẩm khác hoặc nguyên nhân khác.

Nếu trẻ có những biểu hiện bị dị ứng thức ăn thì hãy gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Nên bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả (không ăn đậu)…

]]>
https://meyeucon.org/16705/an-dam-sau-6-thang-tranh-di-ung-cho-tre/feed/ 2
Phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/16298/phong-tranh-di-ung-thuc-an-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/16298/phong-tranh-di-ung-thuc-an-o-tre-nho/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:46:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=16298 Dị ứng thức ăn không phải chỉ là vấn đề của riêng người lớn bởi một tỷ lệ tương đương dị ứng thức ăn cũng xảy ra ở trẻ em. Việc không phải hoàn toàn do sự tiếp xúc đa dạng với các yếu tố môi trường gây ra dị ứng thức ăn đã lý giải cho việc dị ứng thức ăn thậm chí xảy ra cả với trẻ dưới 1 tuổi, độ tuổi mà ít tiếp xúc nhiều với các dị nguyên. Người ta thấy tỷ lệ dị ứng thức ăn ở trẻ có phần cao hơn ở người lớn. Nếu tỷ lệ dị ứng thức ăn ở người lớn vào khoảng 3,7% thì ở trẻ em có phần lớn hơn, khoảng 5-6% ở trẻ em dưới 1 tuổi và thiếu niên.

Trứng và sữa có thể gây dị ứng

Xét về mặt cách thức thì thành phần chủ đạo gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân huỷ bởi các men phân cắt protein như protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Vì thế mà các protein này cứ thế lọt nguyên xi qua lớp màng nhầy hệ tiêu hoá, vào tế bào ruột thậm chí là vào máu. Sự đi vào toàn vẹn này là cơ sở gây ra một đáp ứng với vật “lạ” của hệ miễn dịch. Các phân tử protein thực phẩm này kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu rồi chúng lại tiếp tục được gắn với các dưỡng bào, những tế bào có rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE. Sự kết hợp mang tính đồng loạt, mạnh mẽ này đã làm vỡ một số lượng lớn những tế bào dưỡng bào, giải phóng ra một nồng độ cao các chất trung gian hoá học, đặc biệt là các histamin. Những chất trung gian này bắt đầu gây ra những biến đổi cơ thể, là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở; kích thích khiến gây ngứa dữ dội mà gãi không thể hết.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu như ở người lớn, ta thường thấy hay gặp dị ứng với tôm, cá thì với trẻ em phần nhiều là dị ứng với sữa bò, trứng và đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Tỷ lệ trẻ bị dị ứng với sữa bò là 2,5%; trứng 1,3%; lạc 0,8%; đậu nành 0,4%. Người ta đã chiết xuất được một số glycoprotein cụ thể gây dị ứng như Ara h1, Ara h2 và Ara h3 trong lạc; Gal d1, Gal d2, và Gal d3 trong trứng gà; Gly m1 trong đậu nành; Gad c1 trong cá; Pen a1 trong tôm. Các phản ứng dị ứng với các thực phẩm không chứa protein hoặc ít protein là hiếm khi xảy ra.

Có một điều thú vị là dị ứng thức ăn là dị ứng với thực phẩm đưa vào đường tiêu hoá nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở da và những yếu tố gây nặng bệnh lại nằm ở đường hô hấp. Có đến 80% trẻ bị dị ứng có biểu hiện ở da, 20% có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp, 20% có biểu hiện ở hệ tiêu hoá, các triệu chứng khác chỉ chiếm vài phần trăm. Dị ứng thức ăn nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến những hệ lụy không thể khắc phục được.

Những dấu hiệu nguy hiểm

Biểu hiện của dị ứng thức ăn khá nhanh. Chỉ từ vài phút đến khoảng 2h sau khi cho trẻ ăn thực phẩm có chứa các dị nguyên gây dị ứng. Chúng là những biểu hiện nổi ở bề mặt cơ thể, dễ thấy, dễ quan sát. Ở mức độ nhẹ, trẻ có biểu hiện sưng môi, ngứa miệng lưỡi, ngứa hầu họng. Ở mức độ vừa, trẻ sẽ bị ngứa khắp mình mẩy, nổi nốt đỏ kích thước lấm tấm hoặc có thể nổi thành những ban đỏ kích thước lớn, mắt có thể sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt. Ở mức độ nặng, trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở và sốc dị ứng. Khi rơi vào trường hợp nặng cần xử trí nhanh chóng, nếu không có thể dẫn tới tử vong.
Trứng, sữa cũng có thể gây dị ứng.

Các biểu hiện ở mức độ nặng như sau: tiêu chảy liên tục, khó thở đến tím tái, sốc phản vệ dữ dội. Khi có một hay tổ hợp các biểu hiện trên thì cần khẩn trương cấp cứu, đưa đến trạm y tế gần nhất trước khi đến bệnh viện có chuyên khoa.

Vì những biến chứng nặng nói chung là ít gặp trong dị ứng thức ăn nên vấn đề trọng tâm với các bà mẹ chính là nuôi dưỡng trẻ như thế nào để vừa đảm bảo về dinh dưỡng lại vừa không để dị ứng thức ăn xảy ra. Kiêng quá thì sẽ thiếu hụt dinh dưỡng nhưng không cẩn thận thì lại ăn “cũng bằng không”

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng?

Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi bị dị ứng thức ăn cao nhất. Sự kết hợp ăn kiêng với một chế độ bù dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung là một giải pháp an toàn.

Mặc dầu vậy, nhiều đứa trẻ khi lớn lên có khả năng dung nạp các thực phẩm vốn đã từng gây ra dị ứng khi còn nhỏ. Hiện tượng này thường xảy ra với trứng, sữa, đậu nành. Có khoảng 85% trẻ em dung nạp được với trứng và sữa sau 3-5 năm, và khoảng 50% trẻ hết các phản ứng dị ứng ở độ tuổi 8-12 tuổi. Những đứa trẻ này tiếp tục sẽ hết dị ứng thức ăn khi lớn lên. Do vậy, chúng ta sẽ cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm này ở độ tuổi đến trường để nhanh chóng trả lại cho trẻ một chế độ ăn cân bằng và đa dạng

Vì tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ liên quan nhiều đến di truyền nên những gia đình có thành viên gần có cơ địa dị ứng hoặc mắc những bệnh dị ứng thì đứa trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc một hoặc nhiều các bệnh liên quan đến dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen dị ứng, eczema và dị ứng thức ăn. Trong tình huống này, khi mang thai, bà mẹ không nên ăn nhiều lạc và đậu nành nhằm hạn chế khả năng dị ứng cho trẻ trong độ tuổi bú mẹ.

Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng.

Mặc dầu sữa mẹ chứa ít protein “nguyên xi” trong chế độ ăn nhưng bà mẹ cho con bú nên hạn chế những thực phẩm mà có thể gây dị ứng cho trẻ nhằm làm an toàn hoá sữa mẹ.

Và cuối cùng, vì sữa mẹ ít gây dị ứng, sữa mẹ lại có những chất có tác dụng làm điều biến miễn dịch nên có giá trị trong điều hoà dị ứng. Vì thế một lời khuyên không bao giờ là cũ: Hãy cho trẻ bú mẹ trong thời gian tối thiểu 1 tuổi để giúp lành mạnh hoá hệ miễn dịch của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/16298/phong-tranh-di-ung-thuc-an-o-tre-nho/feed/ 0
Thận trọng với thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao cho trẻ https://meyeucon.org/15398/than-trong-voi-thuc-pham-co-nguy-co-di-ung-cao-cho-tre/ https://meyeucon.org/15398/than-trong-voi-thuc-pham-co-nguy-co-di-ung-cao-cho-tre/#respond Thu, 06 Jan 2011 12:11:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=15398 Tỉ lệ trẻ thường bị dị ứng thức ăn chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần tỉnh táo để phát hiện ra phản ứng dị ứng ở con mình nếu chẳng may trẻ mắc phải.


Hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa được ổn định như người lớn cho nên chưa thể ăn các loại thức ăn như người lớn được. Cha mẹ nên quan tâm và để ý các phản ứng nếu có mỗi khi cho con ăn bất kì loại thức ăn lạ nào.

Thường là sau 12 tháng, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ mới tương đối hoàn thiện. Lúc này cha mẹ mới nên cho con ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng nhất như lòng trắng trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, lạc, mật ong… Các loại thức ăn này có tính kích thích cao hơn các loại thức ăn khác nên nguy cơ dị ứng thường xảy ra ở một số người.

Nếu cho trẻ em ăn các loại hạt, cha mẹ nên cắt nhỏ tùy theo khả năng của con để tránh con bị hóc và nghẹt thở.

Trước đây, các món ăn như trứng, đậu phộng, hạt cây, cá và động vật có vỏ thường được cảnh báo không dành cho trẻ dưới 3 tuổi để tránh nguy cơ bị dị ứng. Nhưng gần đây, Viện Nhi khoa Mỹ đã có kết luận rằng không có căn cứ khoa học nào chứng tỏ trẻ em dưới 3 tuổi không được ăn các loại thực phẩm trên. Theo nghiên cứu của Viện này thì nếu gia đình bạn không có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì ngay khi con được một tuổi, cha mẹ có thể cho con ăn những loại thức ăn trên.

Còn nếu trong gia đình bạn có tiền sử dị ứng thực phẩm thì bạn nên tham khảo lời khuyên sau của các chuyên gia: Cho con bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời, bắt đầu cho con ăn thức ăn đặc sau 6 tháng. Tới khi con được hơn 1 tuổi thì mới nên cho con ăn các sản phẩm của đậu nành, sau 2 tuổi mới ăn trứng và sữa bò, sau 3 tuổi thì có thể cho ăn đậu phộng, hạt cây và hải sản.

Nói như vậy không có nghĩa là dị ứng thức ăn ở trẻ thường xuyên xảy ra. Tỉ lệ trẻ thường bị dị ứng thức ăn chỉ chiếm 6%. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần tỉnh táo để phát hiện ra phản ứng dị ứng ở con mình nếu chẳng may trẻ mắc phải.

Những triệu chứng dị ứng thực phẩm thường gặp ở trẻ bao gồm:

Phát ban; Ói mửa; Thở khò khè; Chảy nước mũi; Sưng môi và mặt; Ngứa vùng mắt

Nếu để lâu, các triệu chứng trên có thể trở nên trầm trọng và nặng hơn, có dấu hiệu như: Khó thở; Ngứa miệng và cổ họng; Nhạt, xanh da; Tim đập chậm

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Phát hiện và được chữa trị kịp thời, trẻ sẽ không mất sức và sớm bình phục.

]]>
https://meyeucon.org/15398/than-trong-voi-thuc-pham-co-nguy-co-di-ung-cao-cho-tre/feed/ 0
Hiện tượng không dung nạp sữa là gì? https://meyeucon.org/14940/hien-tuong-khong-dung-nap-sua-la-gi/ https://meyeucon.org/14940/hien-tuong-khong-dung-nap-sua-la-gi/#respond Sun, 19 Dec 2010 23:06:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=14940 Hỏi: Không dung nạp sữa là gì? Biểu hiện của hiện tượng này như thế nào?

Trả lời: Không dung nạp sữa là một hiện tượng bao gồm bất dung nạp đường lactose và dị ứng với các loại đạm casine và lactoglobuline trong sữa bò. Bất dung nạp lactose là hiện tượng đường lactose (đường chính trong sữa) không tiêu hóa được ở ruột non do thiếu men lactase, do đó đi xuống ruột già và bị lên men bởi các vi khuẩn ở đây gây ra hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, tiêu lỏng toé nước, phân có mùi chua, làm hăm đỏ hậu môn. Hiện tượng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau cử sữa. Dị ứng đạm sữa bò là một phản ứng dị ứng, nghĩa là qua cơ chế miễn dịch của cơ thể đối với đạm sữa bò. Gọi là dị ứng vì không phải tất cả mọi người đều phản ứng với đạm sữa bò. Hiện tượng này có thể biểu hiện rất đa dạng từ nổi mẫn đỏ, chàm, nôn ói, khò khè, chậm tăng cân cho đến những biểu hiện rất nặng như: ói máu, tiêu máu, sốc thậm chí tử vong.

Có nhiều trường hợp các bậc cha mẹ không hiểu hoặc không biết hiện tượng này khiến cho các triệu chứng ban đầu bị coi thường, gây nên những nguy hiểm cho bé. Nếu không được phát hiện xử trí kịp thời có thể dẫn tới hậu quả trẻ bị phát triển dị ứng đa thức ăn, chàm, thiếu máu, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, suy dinh dưỡng… Ngay kể cả sữa mẹ cũng có thể gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ sơ sinh do chế độ ăn uống của người mẹ. Đôi khi, chỉ cần mẹ ăn trứng hoặc uống sữa là trẻ cũng xuất hiện các dấu hiệu của dị ứng do hấp thụ một phần các chất này qua sữa mẹ. Để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng khi bú mẹ, người mẹ cần loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi bữa ăn.

Nhìn chung, khi có hiện tượng có liên quan tới biểu hiện bất dung nạp sữa thì cần đưa bé đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và loại bỏ các thức ăn gây dị ứng (sữa hoặc các sản phẩm từ sữa) ra khỏi bữa ăn hàng ngày của bé.

]]>
https://meyeucon.org/14940/hien-tuong-khong-dung-nap-sua-la-gi/feed/ 0
Cần xét nghiệm để biết nguyên nhân dị ứng của trẻ https://meyeucon.org/14937/can-xet-nghiem-de-biet-nguyen-nhan-di-ung-cua-tre/ https://meyeucon.org/14937/can-xet-nghiem-de-biet-nguyen-nhan-di-ung-cua-tre/#respond Sun, 19 Dec 2010 22:55:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=14937 Hỏi: Con trai tôi 40 tháng tuổi, phát triển bình thường như chuẩn. Bé rất thích uống sữa, đã uống sữa Grow 4 tháng qua và không có biểu hiện gì. Tuy nhiên 2 tuần gần đây bé lại bị nổi mề đay, chủ yếu ở lưng và cổ, không quá ngứa. Bé có tiền sử bị chàm (do tôi bị viêm mũi dị ứng) nên nhà rất giữ gìn trong ăn uống, hạn chế ăn trứng và thịt gà… Cho hỏi bé có dị ứng sữa không (có thể đợt sữa này có vấn đề), bé có cần đi xét nghiệm máu không vì gia đình khó đoán được nguyên nhân dị ứng của bé. Cảm ơn

Trả lời: Cháu đã 40 tháng tuổi phát triển bình thường và đã uống sữa từ lâu mà không bị gì cả, chỉ mới 2 tuần nay mới bị nổi mề đay ở lưng và cổ thì chưa chắc đó là do dị ứng sữa, mà có thể do nhiều nguyên nhân khác. Muốn biết chắc chắn chị không nên tự ý đi thử máu mà nên đưa cháu đến bệnh viện để khám và làm những xét nghiệm chuyên biệt về miễn dịch để chẩn đoán.

]]>
https://meyeucon.org/14937/can-xet-nghiem-de-biet-nguyen-nhan-di-ung-cua-tre/feed/ 0
Tập cho bé uống sữa bò mà không dị ứng https://meyeucon.org/14936/tap-cho-be-uong-sua-bo-ma-khong-di-ung/ https://meyeucon.org/14936/tap-cho-be-uong-sua-bo-ma-khong-di-ung/#respond Sun, 19 Dec 2010 22:54:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=14936 Hỏi: Con gái tôi năm nay được 30 tháng, hồi cháu được 4 tháng thì bị ói ra máu đi bệnh viện khám, bác sĩ nói cháu bị dị ứng đạm sữa bò và phải uống sữa đậu nành vĩnh viễn. Xin hỏi bác sĩ trường hợp con tôi sau này có thể uống lại sữa bò được không (cháu rất hay ói), làm sao để tập lại cho cháu uống sữa bò? Xin cảm ơn

Trả lời: Ói ra máu có rất nhiều nguyên nhân chưa chắc đã phải là do dị ứng sữa bò. Nhưng nếu con chị đã được bác sĩ chẩn đoán chắc chắn là do dị ứng đạm sữa bò và yêu cầu uống sữa đậu nành vĩnh viễn mà nay chị muốn cho cháu dùng lại sữa bò thì phải tập dần dần, cho cháu thử mỗi ngày một ít. Nếu không có biểu hiện gì lạ thì mới có thể uống tiếp được.

]]>
https://meyeucon.org/14936/tap-cho-be-uong-sua-bo-ma-khong-di-ung/feed/ 0