Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Apr 2024 02:47:02 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 2 chứng bệnh trẻ hay mắc phải trong mùa đông https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/ https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/#respond Thu, 06 Nov 2014 01:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=35173 Mùa thu và mùa đông mang đến nhiều các bệnh nhiễm trùng. Hầu hết những bệnh này có thể tự khỏi và chỉ cần điều trị triệu chứng, nhưng một số có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Hai trong số các bệnh do virus mùa đông phổ biến nhất ở trẻ em là nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và rotavirus viêm dạ dày ruột.

Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông
Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông

RSV gây ra bệnh nhiễm trùng như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng của các túi khí. RSV xảy ra hàng năm và thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với cao điểm của mùa thường là tháng 2 và tháng 3. Các triệu chứng có thể bao gồm xổ mũi, ho khan, sốt, thở khò khè và khó thở. Chứng nhiễm trùng tai thường có thể đi cùng với nhiễm trùng phổi. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này hơn bởi vì chúng có đường hô hấp nhỏ hơn và do đó có thể dẫn đến thở khò khè và suy hô hấp. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 đến 14 ngày, trong đó, các ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu là tồi tệ nhất. Bởi vì đây là một bệnh nhiễm trùng do virus, không có loại thuốc cụ thể nào có thể chữa bệnh này. Chúng ta cần điều trị triệu chứng, và tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể bao gồm nhỏ nước muối vào mũi và hút mũi để thông các đường hô hấp trên, thuốc giãn khí quản (uống hoặc hít) để giúp thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp để đường thở mở ra và làm giảm hiện tượng khó thở, liệu pháp oxy. Ngoài ra, trong một số trường hợp, steroid đường uống để làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp.

Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng tuổi, phải nhập viện trong vài ngày nếu nhiễm trùng của bé là đủ nghiêm trọng để làm giảm ăn hoặc oxy hóa. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn đáng kể. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu trẻ bị khó thở hoặc bỏ ăn. Trẻ sinh non có nhiều khả năng phát triển các bệnh nặng từ RSV vì phổi chưa trưởng thành của chúng. Một số trẻ sinh non có thể được hưởng lợi từ một loại thuốc gọi phòng ngừa – Synagis. Đây là một kháng thể để chống lại virus hợp bào hô hấp, và nó được sử dụng mỗi tháng một lần từ tháng 11 cho đến hết tháng 4. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể thảo luận về các tiêu chí cụ thể để trẻ có thể được trợ giúp bởi thuốc này. Nghiên cứu trên sẽ là tiền đề để cho ra đời một loại vắc xin có thể ngăn ngừa lây nhiễm RSV trong tương lai. Vi rút này được lây truyền qua các dịch bị văng ra khi ho hoặc hắt hơi. Hiện tại, cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của RSV là tránh tiếp xúc với các cá nhân bị bệnh và quan trọng nhất là rửa tay kỹ và thường xuyên.

Rotovirus gây ra nhiễm trùng ở dạ dày và đường ruột, và các triệu chứng chính là nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Ói mửa thường là quan trọng nhất trong 48 giờ đầu tiên của bệnh. Tiêu chảy thường bắt đầu vào ngày thứ hai của bệnh và kéo dài trong sáu đến tám ngày. Sự nguy hiểm của bệnh này là mất nước, nó phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Một lần nữa, bởi vì đây là một bệnh nhiễm virus nên không có thuốc cụ thể để trị được virus. Điều trị triệu chứng là cần thiết trong khi chúng ta chờ đợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Điều trị này bao gồm thay đổi chế độ ăn uống của trẻ em một cách tạm thời để dạ dày có thể nghỉ ngơi. Điều này được thực hiện bằng cách cho chất lỏng và các loại thực phẩm giàu tinh bột loãng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và chỉ cho trẻ dùng một lượng nhỏ một cách thường xuyên. Đôi khi bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ, một đứa trẻ sẽ phải nhập viện để truyền nước trong nhiều ngày cho đến khi chúng có thể tiêu hóa được những chất lỏng trong đường tiêu hóa. Xin vui lòng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn không uống đủ nước để đi tiểu bốn lần mỗi ngày, nếu chúng có nhiều hơn sáu đến tám lần nôn mửa trong một ngày, hoặc bị hôn mê. Rotavirus lây truyền qua nước bọt và phân. Để tránh sự lây lan của nhiễm trùng này không chia sẻ thức ăn hoặc uống với những người khác, và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

]]>
https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/feed/ 0
Chị em nên thận trọng với viêm ruột thừa khi mang thai https://meyeucon.org/25652/chi-em-nen-than-trong-voi-viem-ruot-thua-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/25652/chi-em-nen-than-trong-voi-viem-ruot-thua-khi-mang-thai/#respond Mon, 03 Dec 2012 02:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=25652 Viêm ruột thừa lúc mang thai tuy ít gặp nhưng gây ra nhiều hậu quả và biện chứng nặng nề. Những biến chứng có thể gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, apxe ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, sảy thai, đẻ non (nếu viêm phúc mạc RT tỷ lệ đẻ non có thể 27%). Chính vì vậy, mẹ bầu hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng bất ổn nhé.

Vợ chồng Hoàn mới cưới nhau được gần 4 tháng. Chẳng hiểu sao mấy hôm gần đây lúc nào Hoàn cũng thấy mệt mỏi trong người, chán ăn và chỉ buồn ngủ. Cô có thể ngủ bất cứ lúc nào, thậm chí có hôm đang ngồi xem phim cùng bố mẹ chồng mà cô cũng ngủ gật. Tối hôm ấy ngồi vào bàn ăn cơm, nhìn thấy món thịt gà quay thơm phức, nóng hổi, Hoàn cảm thấy lợm lợm cổ họng rồi chạy vào nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo. Thấy nghi nghi, Hoàn liền chạy ra hiệu thuốc mua que thử thai. Kết quả là họ đã có tin vui, chẳng bao lâu gia đình cô sẽ chào đón thêm một thành viên mới.

Vài ngày sau, trong khi cô đang làm việc ở cơ quan, cơn buồn nôn kéo đến liên tục khiến cô cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Đầu hâm hấp sốt, môi khô, lưỡi bẩn, cô nghĩ có lẽ mình bị cảm lạnh. Cố gắng ngồi thêm một chút nữa cho hết giờ làm việc nhưng bụng cô đau âm ỉ. Uống nước ấm, xoa dầu nhưng không thấy hiệu quả. Vừa khó chịu lại vừa lo lắng cho đứa con mới thành hình của mình cô bèn gọi chồng đến đón và đưa đi bệnh viện khám.

Hãy đi khám ngay nếu bạn cảm thấy có những triệu chứng bất ổn.

Cả hai vợ chồng cô sửng sốt khi nghe bác sĩ kết luận cô bị viêm ruột thừa, cần phải phẫu thuật sớm. Chính vì triệu chứng gần như nghén nên cô không phân biệt được, may mà đến khám kịp thời, nếu không phát hiện sớm thì chưa biết hậu quả sẽ thế nào. Chỉ nghĩ đến đây thôi cô đã thấy sợ toát mồ hôi rồi.

Hoàn là một trong rất nhiều trường hợp khi mang thai bị viêm ruột thừa. Chính vì vậy, khi chuẩn bị sinh em bé hoặc đang mang thai chị em nên tìm hiểu về các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm ruột thừa để kịp thời phát hiện ra sớm, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Sau đây Hanhphucgiadinh.vn xin giới thiệu với chị em biểu hiện lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai và những ảnh hưởng của viêm ruột thừa với mẹ và thai nhi.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ

Lúc này tử cung còn nhỏ, chưa có nhiều thay đổi về giải phẫu, nhưng do có thai nên có một số rối loạn cơ năng như triệu chứng nghén làm che mất triệu chứng của viêm ruột thừa.

  • Sốt: Sốt không cao, nhiệt độ >= 380C, liên tục.
  • Mạch nhanh (>100 lần / phút).
  • Buồn nôn và nôn: Rất dễ nhầm với triệu chứng nghén.
  • Đau bụng: Lúc đầu đau quanh rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, không dữ dội đột ngột.
  • Không ra máu âm đạo.
  • Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn.
  • Khám bụng: nắn vùng hố chậu phải bệnh nhân rất đau và có phản ứng rõ.

Trong 6 tháng cuối thai kì

Giai đoạn này tử cung to, ruột thừa bị đẩy lên cao và ra ngoài sát thành bụng nên các triệu chứng không điển hình.

  • Sốt: Thai phụ sốt cao từ 38,50 – 390C
  • Mạch nhanh (>100 lần / phút)
  • Đau bụng: Vị trí đau cao hơn bình thường, có khi đau ở vùng hạ sườn phải, đau tăng dần và ngày càng nặng nề hơn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bụng chướng, bí trung đại tiện, có thể ỉa chảy.
  • Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng rõ, môi khô, lưỡi bẩn.
  • Khám: Có thể có cơn co tử cung do tử cung bị kích thích, nắn bên phải thai phụ rất đau đặc biệt là khi nằm nghiêng sang trái.
  • Khám sản khoa: Không thấy ra máu âm đạo, không có dấu hiệu chuyển dạ đẻ.

Ảnh hưởng của viêm ruột thừa đối với mẹ và thai nhi

Đối với mẹ:

  • Nếu được chuẩn đoán sớm, kịp thời phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa (mổ mở hoặc nội soi) thường mang lại kết quả tốt cho mẹ và thai.
  • Nếu chuẩn đoán muộn, viêm ruột thừa cấp sẽ chuyển thành apxe ruột thừa, vỡ mủ dễ gây tử vong cho mẹ, hoặc gây vô sinh thứ phát.

Đối với thai nhi:

  • Viêm ruột thừa thường dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc nhiễm trùng sơ sinh lúc đẻ.
  • Viêm ruột thừa lúc mang thai tuy ít gặp nhưng gây ra nhiều hậu quả và biện chứng nặng nề. Những biến chứng có thể gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, apxe ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, sảy thai, đẻ non (nếu viêm phúc mạc RT tỷ lệ đẻ non có thể 27%).
  • Quản lý thai, khám thai định kỳ phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi.
]]>
https://meyeucon.org/25652/chi-em-nen-than-trong-voi-viem-ruot-thua-khi-mang-thai/feed/ 0
Chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/ https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/#respond Mon, 23 Apr 2012 02:17:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=22533 Loạn khuẩn đường ruột rất phổ biến ở trẻ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh là việc làm cần thiết để phòng tránh tình trạng này. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh vì loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa.

Nguyên nhân

Thông thường sau khi sinh, từ 10 đến 20 giờ, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường, kết hợp việc được cho ăn uống nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hoá gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại đó là loại vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại.

Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí gọi là loạn khuẩn đường ruột.

Khi dùng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidal, viêm phổi… thì kháng sinh lại tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và hợp vệ sinh là việc làm cần thiết để phòng tránh chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ

Điều trị

Các chế phẩm vi sinh

Để điều trị loạn khuẩn đường ruột có thể dùng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ)… Trong 1 vài tuần bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài cho uống chế phẩm vi sinh thì cần cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ ăn

Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (free lactose).

Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm… nên thay mỡ bằng dầu ăn. Tránh không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ. Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước táo ép, hồng xiêm xay, chuối xay. Chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống. Nên cho trẻ ăn thêm 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày.

Tác dụng của sữa chua đậu nành

Do dễ hấp thu và giữ được sự cân bằng vi khuẩn, sữa chua đậu nành có thể giúp những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, sau 30 ngày dùng sữa chua loại này, hơn 90% bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) tăng 0,5-3 kg trọng lượng.

– Trẻ em 13-20 tháng tuổi dùng 150 ml, thời gian như trên. Các bữa ăn khác của trẻ vẫn được duy trì bình thường.

Có thể chế biến sữa chua này từ hạt đậu tương hoặc bột đậu tương sống.

Làm từ hạt đậu tương: Đậu hạt 100-150 g, đường 50-70 g, men Lactobacillus 20 g, nước 1 lít. Chọn những hạt đâu tương chắc và tốt, ngâm nước ấm 20-30oC trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ rồi xay nước (có thể xay bằng máy sinh tố, máy xay thịt quay tay hoặc cối đá). Sau đó lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào. Đun sôi dịch sữa, để nguội 30-40oC rồi cho men (đã đánh nhuyễn) vào. Đổ sữa vào cốc sạch, cho vào tủ ấm ở nhiệt độ 40-50oC trong 2 giờ (nếu không có tủ ấm có thể ủ trong nước ấm 40-50oC). Khi mặt sữa đông mịn, đều là được.

Làm từ bột đậu tương sống: Bột đậu tương sống từ 60 – 65g, đường từ 50 – 70g, men Lactobacillus 20g, nước 1 lít.

Hòa tan bột đậu tương trong nước ấm 30-35oC rồi lọc qua phin mỏng. Các bước tiếp theo được thực hiện giống như cách trên.

Sản phẩm đạt yêu cầu có màu trắng, đông mịn, đông đều từ đáy cốc lên mặt sữa, vị hơi chua, béo ngậy. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.

Phòng tránh loạn khuẩn đường ruột cho trẻ

Để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ, cho trẻ ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ ôi thiu.

Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt khiến bệnh của bé càng nặng thêm.

]]>
https://meyeucon.org/22533/chung-loan-khuan-duong-ruot-o-tre/feed/ 0
Viêm ruột thừa khi mang thai có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/21585/viem-ruot-thua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/21585/viem-ruot-thua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/#respond Tue, 06 Mar 2012 03:39:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=21585 Người mang thai thường bị viêm ruột thừa (VRT) ở mức độ nặng hơn người bình thường vì tình trạng thai nghén làm tổn thương ruột thừa diễn biến nhanh, dễ dẫn đến thủng hơn ở người bình thường và gây ra viêm phúc mạc toàn thể. Ngược lại, VRT có thể ảnh hưởng tới thai làm sảy thai hoặc đẻ non.

Hội chứng VRT khi mang thai còn nhỏ cũng giống như ở người bình thường, khám thấy hố chậu phải (HCP) đau và có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5 độ C đến 38 độ C, buồn nôn, thử máu số lượng bạch cầu tăng…

Khó khám VRT ở thai phụ

Viêm ruôt thừa (VRT) thường nặng vì tình trạng thai nghén làm tổn thương ruột thừa diễn biến nhanh, dễ đưa đến thủng hơn ở người bình thường và gây ra viêm phúc mạc toàn thể. Ngược lại, VRT có thể ảnh hưởng tới thai là sảy thai hoặc đẻ non. Hội chứng VRT khi thai còn nhỏ cũng giống như ở người bình thường, khám thấy hố chậu phải (HCP) đau và có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5 độ C – 38 độ C, buồn nôn, thử máu số lượng bạch cầu tăng… Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai thường khó khám vì tử cung to đẩy mạnh tràng và ruột thừa lệch khỏi vị trí bình thường do đó điểm đau không điển hình nữa. Để dễ dàng phát hiện, người ta cho bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ HCP, khi ấn vào bệnh nhân kêu đau nếu ruột thừa bị viêm hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa nếu bị viêm bệnh nhân sẽ đau nhói ở HCP. Khi thai đã lớn điểm đau có thể ở cao dưới góc gan phải hoặc ở thượng vị quanh rốn.

Cần lưu ý ở 3 tháng đầu mang thai, hiện tượng nôn do VRT có thể nhầm với nôn do ốm nghén. Chuẩn đoán VRT ở phụ nữ mới có thai đặt ra nhiều nghi vấn cần phân biệt với một trường hợp viêm phần phụ phải, chửa ngoài dạ con, nang buồng trứng xoắn hoặc doạ sảy thai. Thường ở cuối thai kỳ bệnh cảnh dễ nhầm lẫn vì VRT ở thời kỳ này không gây co cứng phản ứng thành bụng mà lại gây co và đau tử cung phía phải, khiến có thể nghĩ đến một trường hợp xuất huyết sau rau hoặc sản phụ chuyển dạ đẻ. Đáng lo ngại là VRT lại xảy ra đồng thời với một biến cố về sản khoa kể trên. Việc chuẩn đoán và xử lý sẽ trở nên khó khăn và phức tạp.

Viêm ruột thừa ở người mang thai thường nặng vì tình trạng thai nghén làm tổn thương ruột thừa diễn biến nhanh.

VRT vẫn có thể giữ thai

Điều khác biệt là ngay sau khi đẻ sản phụ vẫn có thể bị VRT. Nếu VRT xảy ra sau khi đẻ bỏ qua hoặc chuẩn đoán chậm, do cơ thành bụng bị nhẽo phản ứng không rõ khi khám khiến bệnh dễ tiến triển thành nặng. Hiện nay ghi hình siêu âm do các thầy thuốc có kính nghiệm thực hiện giúp ích nhiều cho chuẩn đoán VRT. Ở phụ nữ có thai, ghi hình siêu âm còn giúp phát hiện được những biến cố về sản khoa. Tất cả VRT cấp tính phát hiện trong 36 giờ đầu dù diễn biến thế nào cả khi có vẻ lành tính đều phải mổ. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi người dù là trẻ sơ sinh hoặc trẻ lớn đến người trưởng thành, người già và đặc biệt đối với phụ nữ có thai do khi bị VRT thường dễ có nhiều biến chứng. Một nguyên tắc quan trọng khác về chuẩn đoán và điều trị bệnh VRT ở phụ nữ có thai là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc ngoại khoa và sản phụ khoa. Sau khi đã mổ cắt ruột thừa viêm, thai phụ cần nằm nghỉ tại giường và được cho dùng các loại thuốc an thai trong trường hợp còn giữ được thai.

]]>
https://meyeucon.org/21585/viem-ruot-thua-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0
Những loại ký sinh trùng đường ruột ở trẻ https://meyeucon.org/20172/nhung-loai-ky-sinh-trung-duong-ruot-o-tre/ https://meyeucon.org/20172/nhung-loai-ky-sinh-trung-duong-ruot-o-tre/#respond Wed, 23 Nov 2011 15:24:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=20172 Phần lớn ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột của trẻ qua đường miệng. Việc cho trẻ ăn uống không vệ sinh hoặc trẻ ngậm những thứ mất vệ sinh chính là nguyên nhân đưa trứng ký sinh trùng vào cơ thể của trẻ.

Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng

Amip

A-míp là một sinh vật đơn bào sống trong nước hoặc trong thức ăn bẩn, xâm nhập được vào cơ thể người rồi sống bám vào ruột khiến người bệnh đi tiêu chảy, nhiều khi đi ra phân có máu. Trong ruột già của người có khoảng 6-7 loài amip sống ký sinh, trong đó Entamoeba histolytica là tác nhân gây bệnh quan trọng. Khi vào cơ thể sẽ gây ra các tổn thương (lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da…

Điều trị amip chủ yếu bằng Emetin (là alkaloid chiết xuất từ cây Ipeca), nhóm Imidazole (Metronidazole, Tinidazole, Ornidazole-Thuốc khuếch tán, thâm nhập sâu vào bên trong và phá huỷ hay ức chế sự tổng hợp AND của ký sinh trùng), nhóm di-iodohydroxyquinolin (là những thuốc trị amíp bằng cách tiếp xúc. Thuốc này không dùng cho trẻ còn bú.

Giardiasis

Giardiasis là một loại ký sinh trùng cực nhỏ cư trú trong ruột. Trẻ dễ bị tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng này. Giardiasis có khả năng sinh sôi nảy nở trong ruột và trẻ cần được điều trị bởi một loại thuốc đặc biệt, theo chỉ định của bác sĩ.

Giun kim

Giun kim có tên khoa học là Enterobius vermicularis, màu trắng, dài 10 mm, có thể lây từ người này sang người khác. Giun kim sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở hậu môn gây ngứa hậu môn. Khi trẻ gãi, giun qua tay lên miệng gây tái nhiễm giun rất nhanh.Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đái dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.

Ngoài ra, khi trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân. Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng. Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này. Giun kim cũng gây rối loạn tiêu hoá: Trẻ thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ. Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…

Có thể dùng một trong các thuốc sau đây để điều trị và dùng liều nhắc lại sau 2 và 4 tuần: Albendazol, mebendazol có thể uống trong bữa ăn hoặc vào bất cứ lúc nào. Điều trị giun kim cho trẻ em cần phải phối hợp với vệ sinh hậu môn cho trẻ.

Giun móc

Giun móc ký sinh chủ yếu ở tá tràng, ngoài ra có thể ở phần đầu ruột non. Giun móc cắn sâu răng móc vào niêm mạc ruột để hút máu và để khỏi bị tống ra ngoài. Trung bình mỗi ngày, một con giun móc có thể hút từ 0,03 – 0,2ml máu. Trẻ em nhiễm giun móc chiếm khoảng 10%. Ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da và qua đường miệng. Trẻ nhiễm giun móc thường đau bụng vùng trên rốn, có thể có phân đen, thiếu máu từ từ, da xanh niêm mạc nhợt. Trường hợp nhiễm nặng dễ gây thiếu máu nặng, suy tim và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Điều trị điều trị giun kết hợp với điều trị thiếu máu. Thuốc: Mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.

Giun tóc

Do loại Trichiuris Trichiura dài 4 – 5cm sống ở đại tràng. Lây nhiễm do thức ăn, đồ uống sống, bẩn chứa trứng giun.

Điều trị giun tóc bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.

Giun đũa

Giun đũa (ascaris lumbricoides) là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất. Trẻ em bị nhiễm giun đũa chiếm từ 80-90%. Giun trưởng thành có kích thước 20 – 40cm x 3 – 6mm, sống được trên 1 năm.

Giun đũa sống ở ruột non của người. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gây ô nhiễm đất, nước. Qua nước, thức ăn, tay bẩn ấu trùng vào cơ thể và trở thành giun trưởng thành. Giun có thể sinh sản tới hàng trăm con trong ruột gây tắc ruột hoặc di chuyển vào đường mật gây áp-xe gan. Trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn ra giun, đi ngoài ra giun, bụng ỏng, gầy yếu. Nếu trẻ đau bụng dữ dội và kéo dài thường là biến chứng của giun như giun chui đường mật, tắc ruột…

Những tác hại do giun đũa gây ra là do chúng đã chiếm thức ăn, chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A ở ruột để phát triển và sinh sản. Chúng còn bài tiết ra chất Askaron, nếu thường xuyên sẽ gây nhiễm độc cho cơ thể. Trong ống tiêu hóa, giun đũa luôn kích thích, làm tổn thương vùng niêm mạc ruột dưới dạng phì đại hoặc mất tế bào. Giun đũa cũng gây rối loạn tiêu hóa và làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa mỡ, đạm tại ruột dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng…

Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị giun đũa: albendazol, levamisol, pyrantel pamoat, mebendazol, piperazin. Nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc thường đi kèm với nhau nên có thể điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat.

Giun lươn

Là loại Strongyloides stercoralis, loại giun này nhỏ dài 2 – 3cm, sống ở đoạn đầu ruột non, ít gặp hơn giun đũa và giun móc; ký sinh nhiều năm trong cơ thể vật chủ. Ấu trùng theo phân ra ngoài và lây nhiễm cho con người qua da khi tắm nước bẩn hoặc đi chân đất trong bùn.

Thường không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ có các biểu hiện đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, táo lỏng xen kẽ từng đợt. Cần chú ý khi có sự lan tỏa của ấu trùng vào trong mọi phủ tạng là biến chứng nặng, thường xảy ra ở người suy giảm miễn dịch và thường gây tử vong.

Có thể điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole, nhưng thibendazole mới là thuốc điều trị đặc hiệu.

Sán xơ mít

Gồm Taenia saginata và Taenia solium, đây là loại giun dẹt có đốt, đường kính 2 – 3mm, sán trưởng thành sống ở ruột non, mỗi đốt chứa trứng ra ngoài được bò hoặc lợn ăn phát triển thành nang sán.

Người ăn thịt lợn hoặc bò này không được nấu chín sẽ mắc bệnh. Biểu hiện đau bụng mơ hồ, không rõ ràng, chán ăn hoặc ăn không biết no. Điều trị bằng nicosamid hoặc praziquantel.

Sán máng

Do loài sán dẹt Schistosoma gây ra, xâm nhập cơ thể qua da khi người hoạt động dưới nước. Sán máng và trứng sán ký sinh và gây tổn thương ở ruột, gan, phổi, tim, não, thận, bàng quang… có khi gây tử vong. Trẻ em bị nhiễm sán là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Điều trị bằng praziquantel, nếu không đáp ứng có thể dùng oxamniquin.

Sán lá gan lớn

Do nhiễm loài sán Fasciola hepatica. Biểu hiện lâm sàng chia làm 3 giai đoạn, biểu hiện cấp tính là giai đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng sẽ là sốt, đau vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to, chức năng gan bị tổn thương; giai đoạn tiềm tàng biểu hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đây là lúc sán cư trú trong đường mật; giai đoạn tắc nghẽn là hậu quả của viêm và phì đại đường mật.

Thuốc điều trị là Egaten.

Sán lá gan nhỏ

Con trưởng thành sống ở đường mật, đôi khi sống trong ống tụy. Trứng nở trong nước hoặc được ốc ăn vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thâm nhập vào cá, đóng nang, người ăn phải loại cá này chưa nấu chín (chủ yếu do tập quán ăn gỏi cá) sẽ mắc bệnh. Biểu hiện lâm sàng âm thầm và không đặc hiệu với sốt, đau bụng và tiêu chảy. Nếu để lâu dài không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng viêm đường mật, xơ quanh khoảng cửa, có thể xuất hiện ung thư biểu mô đường mật.

Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Trẻ mắc sán lá gan cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng.

Biện pháp phòng tránh ký sinh trùng đường ruột ở trẻ

– Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn sống, các món gỏi… Các loại thịt tái, trứng ốp lết còn sống… theo quan niệm của nhiều người thì đó là những thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em, nhưng thực ra nó chứa mầm bệnh giun sán rất cao, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.

– Bạn nên chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ, thường xuyên cắt móng tay, tập cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh…

– Nên sổ (tẩy) giun, sán định kỳ cho trẻ.

Lưu ý

Không tự ý sử dụng thuốc, cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi cho trẻ điều trị ký sinh trùng đường ruột.

]]>
https://meyeucon.org/20172/nhung-loai-ky-sinh-trung-duong-ruot-o-tre/feed/ 0
Bệnh đường ruột do trùng roi thìa https://meyeucon.org/16869/benh-duong-ruot-do-trung-roi-thia/ https://meyeucon.org/16869/benh-duong-ruot-do-trung-roi-thia/#respond Thu, 28 Apr 2011 18:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=16869 Trùng roi thìa Giardia intestinalis ít gặp nhưng có khả năng gây bệnh đường ruột, đặc biệt là đối với trẻ em. Biểu hiện lâm sàng thường thấy như đau bụng, đi tiêu lỏng, đôi khi xen kẽ với táo bón. Trong những trường hợp nặng, phân thải có thể có chất nhầy máu. Cần quan tâm đến căn bệnh đường ruột này.

Trùng roi thìa trong ruột

Bệnh lý do trùng roi thìa gây nên

Mọi lứa tuổi kể cả nam và nữ đều có thể bị nhiễm trùng roi thìa. Chúng có khả năng lây lan mạnh qua đường tiêu hóa theo thức ăn, nước uống, rau sống, bàn tay và đồ chơi trẻ em nhiễm bẩn… mang mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể con người. Khi trùng roi thìa ký sinh ở đường tiêu hóa sẽ gây bệnh cho người. Tuy nhiên, tùy theo số lượng trùng roi thìa và đặc điểm của từng người bệnh mà có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ở người trưởng thành, có khoảng 50% các trường hợp bị nhiễm trùng roi thìa thường ít hoặc không có biểu hiện bệnh lý lâm sàng, vì vậy đây là nguồn bệnh nguy hiểm. Trẻ em bị nhiễm trùng roi thìa đều có biểu hiện triệu chứng ít hoặc nhiều.

Trùng roi thìa thường bám chặt vào niêm mạc ruột và luôn luôn hoạt động, thay đổi vị trí nên thường xuyên kích thích các đầu mút thần kinh ở ruột. Hậu quả dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch, rối loạn nhu động ruột và dẫn đến viêm ruột. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường thấy đau bụng, đi tiêu chảy, đôi khi xen kẽ bị táo bón… Trường hợp nặng có thể thấy phân có chất nhầy lẫn máu.

Do bị viêm ruột và do số lượng trùng roi thìa rất lớn, có thể có hàng triệu trùng roi thìa trên 1cm2 diện tích niêm mạc ruột nên chúng phủ kín niêm mạc ruột, ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở ruột. Sự hấp thu chất mỡ, các loại vitamin A, D, E, K… hòa tan trong mỡ cần thiết cho sự phát triển hệ cơ, xương ở cơ thể trẻ em bị hạn chế. Hậu quả dẫn đến trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi cọc, gây sút cân, đau bụng, đi tiêu chảy có tính chất chu kỳ, phân có mỡ… Ngoài ra, các sản phẩm chuyển hóa của trùng roi thìa có tác dụng độc đối với hệ thần kinh, gây nên mất ngủ, biếng ăn ở trẻ em. Đôi khi trùng roi thìa còn gây ra bệnh lý viêm đường dẫn mật và túi mật.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Khi bị nhiễm trùng roi thìa, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng khó phân biệt với các bệnh khác, nhất là đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy cần căn cứ vào việc chẩn đoán ký sinh trùng học như: Xét nghiệm phân có thể dễ dàng phát hiện thể kén của trùng roi thìa, đôi khi có thể thấy cả thể hoạt động. Thể kén và thể hoạt động thường gặp trong phân lỏng, còn phân đóng cục chỉ phát hiện được thể kén. Xét nghiệm dịch tá tràng có thể thấy thể hoạt động của trùng roi thìa. Hiện nay, việc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch bằng phương pháp Elisa (Enzyme-linked immunosorbent assay) đã được áp dụng để chẩn đoán phát hiện kháng nguyên của trùng roi thìa. Ngoài ra, một số phòng xét nghiệm sinh học phân tử cũng có thể thực hiện được chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) để phát hiện trùng roi thìa.

Điều trị bệnh trùng roi thìa bằng các loại thuốc đặc hiệu như: quinacrin, metronidazol. Kết hợp với thuốc đặc hiệu, cần điều trị toàn diện bằng việc bổ sung thêm các loại viatamin A, D, E, K…

Phòng chống bệnh trùng roi thìa

Biện pháp phòng chống bệnh trùng roi thìa cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa, cụ thể là: Phát hiện những người bị nhiễm trùng roi thìa, kể cả người bệnh và người lành mang trùng để điều trị. Vệ sinh ăn uống như thức ăn phải được bảo vệ không để ruồi, nhặng, gián và các loài côn trùng truyền bệnh khác làm ô nhiễm thức ăn. Giữ gìn đồ chơi và bàn tay của trẻ em sạch sẽ vì trẻ em thường hay mút tay và ngậm đồ chơi. Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Quản lý tốt nguồn phân thải của người đúng nguyên tắc vệ sinh, phải tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để nâng cao ý thức cho cộng đồng, không được phóng uế bừa bãi ra môi trường sống.

]]>
https://meyeucon.org/16869/benh-duong-ruot-do-trung-roi-thia/feed/ 0