Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ gặp nguy hiểm khi bị nhiều giun sán https://meyeucon.org/31034/tre-gap-nguy-hiem-khi-bi-nhieu-giun-san/ https://meyeucon.org/31034/tre-gap-nguy-hiem-khi-bi-nhieu-giun-san/#respond Mon, 04 Nov 2013 09:00:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=31034 Nhiều người dân ở một số vùng nước ta vẫn có thói quen ăn gỏi cá, hải sản sống, nem chua, thịt bò tái, và các loại rau củ tươi, sống. Đây chính là lí do cho giun sán xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em.

Theo thống kê của Viện sốt rét – ký sinh trùng- côn trùng T.Ư, ở nước ta có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc, 20 triệu người nhiễm giun móc. Ước chừng cứ 10 người thì 7-8 người bị giun sán.Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun và nhiễm nhiều loại cùng một lúc.

 

Trẻ có biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao khi nhiễm nhiều giun sán
Trẻ có biểu hiện kém ăn, gầy ốm, xanh xao khi nhiễm nhiều giun sán

 

Nhiễm giun làm mất máu

Khi bé bị nhiễm giun hệ tiêu hóa của bé bị rối loạn, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng bị cản trở. Bên cạnh đó, những chất dinh dưỡng bé hấp thu được còn phải chia cho “những vị khách không mời” này. Vì vậy, bé có nguy cơ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, bé dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm.

Khi bị nhiễm giun, bé thường có các triệu chứng như nhác ăn, xanh xao, gầy ốm, bụng lớn, thường đau bụng vùng quanh rốn, nôn và buồn nôn, có khi nôn ra cả giun.

Trẻ còn có nguy cơ bị viêm nhiễm đường mật do giun chui lên ống mật, chảy máu đường mật, tắc ruột, hoại tử ruột, áp-xe gan, và viêm tụy khi bị nhiễm giun đũa quá nhiều. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giun móc, giun mỏ, giun tóc làm bé bị mất máu nhanh chóng. 0,015-0,2ml là lượng máu một con giun móc có thể hút mỗi ngày. Vì vậy, cơ thể bé sẽ bị mất máu nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu, cơ thể suy sụp, thậm chí tử vong do bé không chỉ nhiễm 1 con mà nhiễm cả hàng trăm con giun móc. Sự mất máu còn và chất dinh dưỡng nặng hơn, cơ thể suy sụp nhanh hơn nếu trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun trên.

Để phòng ngừa giun sán cho bé

Để không bị nhiễm giun sán, bạn không nên ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, cải xoong, gỏi cá, hải sản tươi…, không uống nước lã.

Đối với trẻ em, bạn nên tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện. Cắt móng tay, móng chân cho bé thường xuyên và đi giày dép và tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cũng là một cách để bạn phòng bệnh cho bé.

Tổng vệ sinh môi trường thường xuyên nhằm tiêu diệt trứng và ấu trùng giun trong giai đoạn phát triển ở môi trường bên ngoài nhằm ngăn cản khả năng tái nhiễm của giun qua đường ruột vào cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/31034/tre-gap-nguy-hiem-khi-bi-nhieu-giun-san/feed/ 0
5 thực phẩm nhiều nguy cơ tiềm ẩn giun sán https://meyeucon.org/31037/5-thuc-pham-nhieu-nguy-co-tiem-an-giun-san/ https://meyeucon.org/31037/5-thuc-pham-nhieu-nguy-co-tiem-an-giun-san/#respond Mon, 04 Nov 2013 01:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=31037 Gỏi cá, cua nướng, thịt bò nhúng, tái,…trở thành món ăn khoái khẩu của không ít người dân nước ta. Nhưng, nhiều người không biết rằng chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nó có thể chứa các ký sinh trùng như giun sán và gây bệnh cho người.

Dưới đây là một số thực phẩm là nơi trú ngụ của nhiều loại giun, sán:

Thịt trâu, bò

Ngày nay, không ít người thích món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng thịt bò nhúng, tái có thể nhiễm sán dây bò gây bệnh cho bạn. Sán dây bò có thể sống trong ruột, trong cơ, não, mắt… người từ 50 – 60 năm, nó gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

 Thịt bò nhúng, tái có thể nhiễm sán dây bò gây bệnh.
Thịt bò nhúng, tái có thể nhiễm sán dây bò gây bệnh.

Bên cạnh đó, ở những động vặt ăn cỏ như dê, cừu, trâu, bò,… là kí chủ chính của sán lá gan lớn, sán này có thể gây bệnh ở người. Có khoảng 31 đến 98% trâu, bò nhiễm sán lá gan lớn. Người mắc sán lá gan thường có các triệu chứng cấp tính, gây đau bụng ở mạn sườn phải, tổn thương gan, đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng, đã có trường hợp vỡ gan (ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định).

Bệnh cảnh lâm sàng của sán lá gan lớn khá phức tạp và khó chẩn đoán vì ấu trùng sán có thể di chuyển ra ngoài gan, sán non có thể cư trú ở khớp, não, đại tràng, dưới da….

Thịt lợn

Món tiết canh tiềm ảnh nhiều nguy cơ.
Món tiết canh tiềm ảnh nhiều nguy cơ.

Tỷ lệ nhiễm sán dây và ấu trùng sán lợn thường cao ở những vùng trung du và miền núi. Ở nước ta, có 50 tỉnh, thành có người nhiễm sán dây. Tỷ lệ nhiễm dao động khoảng từ 0,5-12%. Bạn có thể bị nhiễm sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn, gan lợn không được nấu chín, tiết canh.

Sán dây lợn là loại sán nguy hiểm nhất trong tất cả các loại giun sán do khi xâm nhập vào cơ thể, sán thường kí sinh ở mắt và não người và có thể dẫn đến tử vong.

Có 24 tỉnh, thành ở nước ta phát hiện có sán lá gan nhỏ. Tỷ lệ người bệnh mắc nhiều ở Hòa Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình và Hà Nội, đây là những vùng người dân có thói quen ăn gỏi cá.

Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2009 tại Ba vì (Hà Nội), tỷ lệ người nhiễm sán lá gan nhỏ ở đây là gần 28%, tại Kỳ Sơn (Hòa Bình) là hơn 32%…

Bạn rất dễ bị nhiễm sán lá ruột nhỏ, sán lá gan… khi bạn có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá). Khi xét nghiệm cá đã chế biến làm gỏi, 95% ấu trùng sán vẫn còn sống. 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ ở 13 loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra.

Cua

Lào Cai, Sơn La,Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang… trở thành dịch tễ của sán lá phổi. Nhóm nguy cơ cao, có khả năng mắc bệnh tập trung ở nhóm thường ăn cua nướng. Theo kết quả điều tra dịch tễ của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng TƯ thì 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi.

Bạn cho là cua nướng chín thì sán đã chết. Nhưng, 65% ấu trùng sán lá phổi vẫn còn sống khi cua nướng vàng vỏ và 23% là tỷ lệ ấu trùng sán vẫn còn sống ở cua nướng cháy vỏ.

Bên cạnh đó, ấu trùng của sán còn được tìm thấy ở đầu gai trên lươn và nhái.

Rau sống

Giun sán có thể kí sinh ở cả rau thủy sinh và rau trồng trên cạn
Giun sán có thể kí sinh ở cả rau thủy sinh và rau trồng trên cạn

Một số loại rau thủy sinh như: ngổ, rau cần, rau muống, cải xoong… thường có chưa ấu trùng của sán lá gan lớn. Nhưng, không chỉ kí sinh ở các loại rau sống dưới nước mà giun sán còn kí sinh cả ở những rau trồng trên cạn do được tưới bằng nước thải sinh hoạt.

Do đó, muốn giảm nguy cơ mắc bệnh giun sán, bạn không chỉ phải kiêng ăn sống các loại rau thuỷ sinh, mà bạn còn phải nấu chính các loại rau trồng trên cạn.

]]>
https://meyeucon.org/31037/5-thuc-pham-nhieu-nguy-co-tiem-an-giun-san/feed/ 0
Giun, sán ở trẻ em: phòng chống bằng cách nào? https://meyeucon.org/20756/giun-san-o-tre-em-phong-chong-bang-cach-nao/ https://meyeucon.org/20756/giun-san-o-tre-em-phong-chong-bang-cach-nao/#respond Thu, 22 Mar 2012 23:41:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=20756 Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu… Ngoài ra, tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ cũng có thể bị suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển hay gây ra tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do sự có mặt của giun.

Ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ. Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm. Giun có thể chui vào ống mật làm tắc ống mật và đi vào mạch máu, qua gan, phổi… Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.

Tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ để phòng nhiễm giun, sán.

Các loại giun phổ biến ở Việt Nam là giun đũa, giun móc, giun kim, giun lươn. Còn các loại sán phổ biến là: sán lá gan, sán phổi, sán lợn, sán bò… Tùy theo điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân mà trẻ bị mắc bệnh hay không nên nguy cơ nhiễm giun của trẻ thành phố và nông thôn là như nhau. Chẳng hạn, trẻ ở thành phố thường bị mắc giun kim nhiều hơn so với trẻ ở nông thôn vì trứng giun kim bay theo bụi, mà thành phố thì nhiều bụi bặm hơn. Còn với giun đũa, trẻ có thể bị lây nhiễm qua trứng ở rau sống hoặc từ đất bẩn. Trẻ em nông thôn hay bò lê la trên đất nên khả năng bị nhiễm giun đũa cao hơn so với trẻ em ở thành phố.

Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán là thiếu vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống và tập quán dùng phân tươi bón rau… Do đó, để phòng bệnh, nên giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, nhất là đối với trẻ em. Cụ thể là: rửa tay sạch trước khi ăn, cắt ngắn móng tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ; tập cho trẻ thói quen rửa tay chân sạch sẽ; thức ăn cho trẻ phải luôn nấu chín; nước uống phải được đun sôi để nguội. Nếu cho trẻ ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy… Đồng thời, không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, không để trẻ mặc quần bị thủng. Quần áo của trẻ bị nhiễm giun cũng phải được phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun.

Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Ngoài ra, còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian, như hạt bí ngô (nấu hoặc rang) hoặc dương xỉ đực, nước sắc hạt cau… Tất cả mọi người trong gia đình, kể cả người lớn, cũng phải chữa trị giun, sán cùng lúc với trẻ thì bệnh mới hết triệt để. Trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, thì cần kiểm tra để phát hiện trẻ còn mắc bệnh nào khác hay không để có cách chữa trị phù hợp.

Theo báo cáo tổng hợp từ các quốc gia khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia có số người bị nhiễm giun, sán cao nhất; đặc biệt là ở trẻ em. Ước tính trung bình trong mỗi người Việt Nam có 8 giun đũa, 17 giun móc và 32 giun tóc sống ký sinh.

]]>
https://meyeucon.org/20756/giun-san-o-tre-em-phong-chong-bang-cach-nao/feed/ 0
Trẻ hay mút tay dễ bị nhiễm giun kim https://meyeucon.org/16861/tre-hay-mut-tay-de-bi-nhiem-giun-kim/ https://meyeucon.org/16861/tre-hay-mut-tay-de-bi-nhiem-giun-kim/#respond Tue, 26 Apr 2011 21:07:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=16861 Giun kim là kí sinh trùng trong đường ruột của con người. Trẻ em khi bị nhiễm giun kim thường cảm thấy rất khó chịu và trong trường hợp nặng, nhiễm giun kim cũng có thể gây ra viêm ruột thừa.

Trứng giun kim có thể tồn tại trên bề mặt của quần áo, chăn mền và đồ chơi trong khoảng 2 – 3 tuần. Trong thời gian này những quả trứng giun được truyền đi và xâm nhập vào cơ thể trẻ em, cư trú trong ruột cho đến khi chúng nở.

Trẻ hay mút tay dễ bị nhiễm giun kim

Khi những con giun cái trưởng thành trong ruột kết, chúng di chuyển xuống vùng hậu môn và đẻ trứng. Điều này thường xảy ra vào ban đêm khiến trẻ thấy ngứa và khó chịu ở hậu môn. Trẻ có thể đưa tay xuống gãi và trứng giun lại truyền sang móng tay và dễ lây sang các thành viên khác trong gia đình. Những trẻ có thói quen mút tay càng có nguy cơ bị nhiễm cao.

Trẻ bị giun kim thường có triệu chứng như cảm giác ngứa dữ dội xung quanh các khu vực hậu môn và âm đạo. Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng khác bao gồm chán ăn, giảm cân, mất ngủ và cáu kỉnh. Trong trường hợp nặng, nhiễm giun kim cũng có thể gây ra viêm ruột thừa.

Cha mẹ có thể chống ngứa cho trẻ bằng thuốc mỡ. Trẻ nhỏ thường không thể chịu đựng nỗi đau trực tràng do nhiễm trùng, vì vậy nên cho trẻ ngồi ngâm hậu môn trong chậu nước ấm.

Mặc dù nhiễm giun kim ở trẻ em có thể dễ dàng điều trị, nhưng tốt nhất cha mẹ nên giữ vệ sinh để phòng ngừa cho con. Cần giữ vệ sinh cho trẻ cẩn thận, kể cả giường chiếu, chăn màn, đồ chơi… cũng cần giặt sạch qua nước nóng. Tập cho trẻ ghi nhớ các thói quen lành mạnh là rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nào xuất hiện, nên đưa con đến bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/16861/tre-hay-mut-tay-de-bi-nhiem-giun-kim/feed/ 0
Hơn 70% trẻ em nhiễm bệnh giun sán https://meyeucon.org/16383/hon-70-tre-em-nhiem-benh-giun-san/ https://meyeucon.org/16383/hon-70-tre-em-nhiem-benh-giun-san/#respond Sun, 03 Apr 2011 15:09:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=16383 Mặc dù ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể của người dân những năm gần đây đã được nâng cao, song bệnh giun sán vẫn rất phổ biến không chỉ với trẻ em mà cả người lớn.

Trẻ 2-5 tuổi nhiễm cao nhất

Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống bệnh sốt rét và giun sán do Bộ Y tế vừa tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra thực trạng đáng cảnh báo về tình trạng nhiễm giun sán ở người dân nước ta. Theo đó, tổng hợp số liệu điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương giai đoạn 2006-2010 cho thấy, tỷ lệ nhiễm chung các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng tại đồng bằng sông Hồng là hơn 58%, sau đó đến vùng Trung du và miền núi phía Bắc (khoảng hơn 65%) và thấp nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long (khoảng 12-14%). Trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao nhất là trẻ em từ 2-5 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 2-5 tuổi tại Nghệ An lên đến 78%, Thanh Hóa hơn 76%… Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ tuổi sinh sản ở Yên Bái cũng lên đến 76%, Sơn La 68%, Hà Nội hơn 20%.

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương nhấn mạnh, mặc dù ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể của người dân đã được nâng cao song bệnh giun sán truyền qua đất vẫn rất phổ biến không chỉ với trẻ em mà cả người lớn. Nguyên nhân chính là do điều kiện khí hậu nước ta rất thích hợp cho các loại ký sinh trùng đường ruột phát triển và đi vào cơ thể người thông qua thói quen ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt tại một số địa phương người dân vẫn ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và rau thủy sinh không nấu chín… Đáng lưu ý, nhiễm sán lá gan còn phổ biến ở trên 40 địa phương. Chỉ tính riêng bệnh sán dây lợn, trung bình mỗi năm viện đã tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân, trong đó 84% có tổn thương não với các triệu chứng động kinh, liệt, mù mắt, tăng áp lực nội sọ, nguy cơ tử vong cao.

Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm giun truyền qua đất rất có hại tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Còn với trẻ em, nhiễm giun làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, học hành sa sút, sức đề kháng giảm và vì thế dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh

Theo các bác sĩ Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, để phòng bệnh do giun sán truyền qua đất thì biện pháp đơn giản và hiệu quả duy nhất là giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh ăn uống, nhất là đối với trẻ em. Cụ thể, mọi người dân cần duy trì thói quen rửa tay sạch trước khi ăn, cắt ngắn móng tay, lau dọn nhà cửa sạch sẽ; tập cho trẻ thói quen rửa tay chân sạch sẽ; thức ăn cho trẻ phải luôn nấu chín; nước uống phải được đun sôi để nguội. Nếu cho trẻ ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy…

Mặt khác, do trẻ em thường hiếu động, chơi những trò chơi tiếp xúc nhiều với đất và bụi bẩn, hay ngồi xuống đất, mút tay, ngậm các loại đồ chơi, chơi với chó, mèo trong nhà… nên các bậc phụ huynh cần chú ý hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh. Không để trẻ nằm, bò trườn dưới đất, quần áo của trẻ nên phơi ở những nơi nhiều nắng để diệt bớt trứng giun. Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Biểu hiện chung ở trẻ bị nhiễm giun là hay đau bụng vùng quanh rốn, buồn nôn có khi nôn ra cả thức ăn nên nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như vậy cần cho trẻ đi khám và tẩy giun để điều trị dứt điểm. Nếu trẻ đã tẩy giun rồi mà vẫn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, thì cần đến cơ sở y tế khám để phát hiện xem trẻ còn mắc bệnh nào khác hay không và có biện pháp chữa trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/16383/hon-70-tre-em-nhiem-benh-giun-san/feed/ 0
Trẻ em nhiễm giun truyền qua đất chiếm tỉ lệ cao https://meyeucon.org/16378/tre-em-nhiem-giun-truyen-qua-dat-chiem-ti-le-cao/ https://meyeucon.org/16378/tre-em-nhiem-giun-truyen-qua-dat-chiem-ti-le-cao/#respond Sun, 03 Apr 2011 15:04:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=16378 Phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nhiễm giun truyền qua đất sẽ ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai: Gây thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi; có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân; tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Theo báo cáo tổng hợp số liệu điều tra từ năm 2006-2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỉ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng cao, tại đồng bằng sông Hồng là hơn 58%; trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12%-14%.

Trong đó, nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ từ 2-5 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có tỉ lệ cao. Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ 2-5 tuổi tại Nghệ An lên đến 78%, Thanh Hóa hơn 76%…; tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở phụ nữ trong tuổi sinh sản rất cao, Yên Bái 76%, Sơn La 68%, Hà Nội hơn 20%.

Phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nhiễm giun truyền qua đất sẽ ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai: Gây thiếu máu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi; có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân; tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

]]>
https://meyeucon.org/16378/tre-em-nhiem-giun-truyen-qua-dat-chiem-ti-le-cao/feed/ 0
Tẩy giun cho bé và những lưu ý https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/ https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/#comments Fri, 26 Nov 2010 22:13:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=14092 Trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm giun. Theo ước tính, tỷ lệ nhiễm giun của trẻ em Việt Nam chiếm khoảng 44%, trong đó chủ yếu nhiễm các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Do các bé nhỏ rất hiếu động, thích khám phá mọi thứ xung quanh mình, thường hay chơi đùa, đi chân đất, bò lê trên sàn nhà, lại hay mút tay, nhặt thức ăn rơi vãi dưới đất. Tất cả những điều này đã tạo một cơ hội vô cùng thuận lợi cho những vị khách không mời đến ký sinh trên cơ thể của bé.

Khi đã vào được cơ thể trẻ, giun sẽ tranh giành những chất dinh dưỡng của trẻ, lâu dần làm cho trẻ xanh xao, chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Một số loại giun có thể gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập. Trong vài tình huống nguy hiểm hơn, giun có thể gây ra những biến chứng như giun chui ống mật, giun chui ống tụy, tắc ruột, viêm nhiễm tiết niệu – sinh dục. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe các bé.

Các loại thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ bắt đầu tẩy giun định kỳ khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Trong trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Hiên nay trên thị trường có rất nhiều thuốc tẩy giun để các bạn lựa chọn sử dụng cho con em mình, trong đó một số thuốc được sản xuất với tiêu chí giúp trẻ dễ uống nên có vị ngọt và thơm, được sử dụng để tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng một lần, tiêu diệt các loại giun thường gặp như giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Về cơ bản, thuốc tẩy giun có 3 loại:

Mebendazole

Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hóa cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hóa của giun. Thuốc có dạng viên nén 500mg, viên nén 100 mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Đối với các thuốc có hàm lượng 500 mg, các bà mẹ chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất. Đối với loại hàm lượng 100 mg mỗi viên, mẹ cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.

Albendazole

Albendazole có tác dụng diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200 mg và 400 mg. Khi dùng loại này, mẹ sẽ cho uống một lần duy nhất 1 viên 400 mg. Đối với viên có hàm lượng 200 mg, mẹ cho uống 2 viên cùng lúc

Pyrantel

Thuốc làm tê liệt thần kinh các loại giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125 mg và 250 mg, liều dùng là 10 mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống 1 liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun

Như trên đã nói, tẩy giun định kỳ chỉ nên bắt đầu thực hiện khi trẻ được 2 tuổi trở lên. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi dùng thuốc là trẻ có thể đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, những triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Trong một số ít trường hợp trẻ có thể có phản ứng với thuốc bằng các triệu chứng dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay. Khi đó, mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý phù hợp.

Hy vọng sau bài viết này, các bà mẹ có thể an tâm thực hiện việc tẩy giun cho bé yêu của mình

]]>
https://meyeucon.org/14092/tay-giun-cho-be-va-nhung-luu-y/feed/ 1
Mối nguy hiểm do nhiễm giun đũa https://meyeucon.org/13563/moi-nguy-hiem-do-nhiem-giun-dua/ https://meyeucon.org/13563/moi-nguy-hiem-do-nhiem-giun-dua/#comments Thu, 04 Nov 2010 13:48:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=13563 Giun đũa (ascaris lumbricoides) là loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người nhiễm giun đũa. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở những nơi kém vệ sinh hoặc dùng phân người bón cây. Nhiễm giun đũa nặng thường gặp ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn.

Vòng phát triển gây bệnh của giun đũa.

Chu trình gây bệnh của giun đũa

Giun đũa sống ở đoạn trên của ruột. Sau khi thụ tinh, giun cái đẻ ra một lượng trứng lớn, theo phân thải ra ngoài. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người, do trứng phải lưu lại trong đất khoảng 2 – 3 tuần mới có khả năng gây bệnh. Trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun có trong thức ăn và nước uống. Trong ruột non, trứng nở ra các ấu trùng chuyển động, xâm nhập thành ruột non và di chuyển tới tim phải qua các tiểu tĩnh mạch mạc treo và mạch bạch huyết mạc treo. Từ tim, các ấu trùng đi vào phổi, chui qua thành phế nang và di trú ngược theo hệ thống phế quản lên họng, xuống thực quản và vào lại ruột non. Giun trưởng thành có kích thước 20 – 40cmx3 – 6mm, sống được trên 1 năm. Trứng bắt đầu được sản sinh sau 60 – 75 ngày kể từ khi ăn phải trứng gây bệnh.

Làm sao biết người bị nhiễm giun đũa?

Các ấu trùng giun đũa có khả năng kích thích dị ứng trong phổi gây tổn thương mao mạch và phế nang, làm cho bệnh nhân bị sốt nhẹ, ho khan, đờm lẫn máu, thở khò khè, khó thở và đau sau xương ức. Một số bệnh nhân có nổi mẩn ngoài da và nghe thấy ran trong phổi. Có khi ấu trùng di trú lạc vào não, thận, mắt, tuỷ sống… gây các triệu chứng liên quan đến các cơ quan này. Với số lượng nhỏ giun trưởng thành trong ruột thường không gây triệu chứng. Nhưng khi nhiễm giun nặng, có các triệu chứng kiểu loét dạ dày tá tràng hoặc cảm giác khó chịu trước hoặc sau bữa ăn ở bụng. Người nhiễm giun có thể khạc hay nôn ra giun qua mũi, miệng. Nhiều khi giun chui vào ống mật chủ, ống tuỵ, ruột thừa, túi thừa của ruột và các chỗ khác, gây viêm đường mật, viêm túi mật, áp-xe gan do vi khuẩn, viêm tuỵ hoặc hoàng đản tắc mật. Trường hợp nhiễm giun rất nặng, các búi giun có thể gây tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột. Nếu bệnh nhân bị bệnh thương hàn, giun có thể xuyên thủng thành ruột bị mỏng. Nhiễm giun vừa phải đến nặng làm cho trẻ em bị chậm lớn. Vì vậy, điều trị định kỳ bằng albendazol cho trẻ em có tác dụng cải thiện sự phát triển cho trẻ.

Giai đoạn ấu trùng ở phổi bệnh nhân có ho thoảng qua, khó thở, thở rít, nổi mẩn ngoài da, tăng bạch cầu ái toan và thâm nhiễm phổi thoảng qua. Giai đoạn giun ở ruột: bệnh nhân có cảm giác khó chịu không rõ ràng ở thượng vị, đôi khi nôn, trướng bụng. Có thể thấy trứng giun trong phân, giun chui ra hậu môn, mũi hoặc miệng.

Trong thời kỳ di trú của ấu trùng, chụp Xquang lồng ngực có thể thấy các tổn thương xâm nhiễm lan toả, không rõ nét. Nếu tắc ruột, chụp bụng không chuẩn bị cho thấy các mức hơi và những hình của giun trong các quai ruột giãn, siêu âm cũng có thể cho thấy hình ảnh ruột giãn và khối giun. Giai đoạn nhiễm giun ở phổi, ấu trùng giun có thể tìm thấy trong đờm. Giai đoạn nhiễm giun ở ruột, tìm thấy trứng giun trong phân.

Điều trị và phòng bệnh

Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị giun đũa: albendazol, levamisol, pyrantel pamoat, mebendazol, piperazin.

Nhiễm giun đũa, giun móc và giun tóc thường đi kèm với nhau nên có thể điều trị đồng thời bằng albendazol, mebendazol hoặc oxantel, pyrantel pamoat.

Bệnh nhân nhiễm giun mà cần phẫu thuật phải chú ý rằng các thuốc gây mê có thể kích thích giun tăng vận động nên bệnh nhân nhiễm giun cần được tẩy giun trước khi làm phẫu thuật.

Trường hợp tắc ruột do giun hoặc giun chui ống mật, có thể tránh phẫu thuật bằng cách hút dịch dạ dày qua ống thông mũi, sau đó bơm liều thuốc tẩy giun qua ống. Nếu giun chui ống mật, có thể lấy giun qua ống nội soi dưới siêu âm và điều trị dung dịch albendazol hoặc piperazin bơm vào ống mật chủ kết hợp với điều trị toàn thân cũng có tác dụng.

Cách phòng bệnh giun đũa tốt nhất là không ăn rau sống, không uống nước lã. Không nên dùng phân tươi bón ruộng hay bón cho cây trồng, nhất là rau xanh. Xử lý tốt phân, nước rác. Thực hiện rửa tay xà phòng trước khi ăn uống. Không để móng tay dài dễ dính, bám đất cát và lây nhiễm trứng giun.

]]>
https://meyeucon.org/13563/moi-nguy-hiem-do-nhiem-giun-dua/feed/ 1
Tẩy giun cho bé: chuyện không nhỏ https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/ https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/#respond Sat, 02 Oct 2010 12:51:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=12882 Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế giới, Việt Nam là một trong những nước hiện có số dân nhiễm giun, sán cao nhất tại khu vực châu Á (khoảng 75% người Việt Nam mắc các bệnh lý về giun sán, tương đương 60 triệu người), đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi 2-12.

Điều đó cũng có nghĩa trẻ em là đối tượng đang bị ảnh hưởng nhiều nhất đến thể chất, tinh thần do chính loài vật ký sinh tưởng chừng “vô hình” này.

Các loại giun đường ruột phổ biến ở Việt Nam

Đó là các loại: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Nguyên nhân nhiễm giun rất đơn giản, hầu hết qua các sinh hoạt hàng ngày:

+ Giun đũa và giun tóc: nhiễm do nuốt trứng. Trứng giun từ người bị nhiễm theo phân ra ngoài, có trong đất, nước, rau xanh… dễ dàng lây nhiễm vào cơ thể người khác trong gia đình, tập thể, cộng đồng do thói quen sinh hoạt kém vệ sinh (tay dơ bị dính đất lại cầm thức ăn, mút tay, uống nước không nấu chín, ăn rau sống không rửa kỹ…).

+ Giun kim: nhiễm do nuốt trứng. Giun kim cái thường bò ra rìa hậu môn để đẻ trứng vào ban đêm gây cảm giác ngứa khó chịu, khi trẻ gãi trứng giun kim sẽ bám vào ngón tay, móng tay và nhiễm vào cơ thể khi bé mút tay, ngậm tay, cầm thức ăn, ngậm đồ chơi… Ngoài ra, trứng giun kim nhẹ có thể bay lên không khí, khi ta quét nhà sẽ hít phải trứng qua đường hô hấp.

+ Giun móc: nhiễm qua da. Ấu trùng giun móc tồn tại trong đất, khi tay chân tiếp xúc trực tiếp với đất như đi chân đất, chơi đùa trên đất, làm ruộng, rẫy, nhổ cỏ… mà không mang găng đi ủng, ấu trùng sẽ chui qua da và nhiễm vào cơ thể người.

Tác hại khôn lường

Vật ký sinh này sống trong cơ thể bé, nên nếu không để ý và quan sát kỹ, bạn sẽ không cảm thấy được sự tồn tại của chúng. Tuy nhiên, những gì chúng gây ra cho bé và cả người lớn, thực sự nguy hiểm và đáng lưu ý!

Sau khi xâm nhập, các loại giun sẽ trưởng thành ở trong ruột, sống bằng cách “chiếm đoạt” các chất dinh dưỡng của người như giun đũa, giun kim hoặc hút máu bệnh nhân như giun móc, giun tóc dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu. Ngoại trừ giun kim, tuổi thọ chỉ 3 tháng, các loại giun còn lại có thể sống 1 – 2 năm đến trên 5 năm trong cơ thể người.

Chu trình tái nhiễm giun giữa môi trường xung quanh

Như vậy, nếu không phòng ngừa và tẩy giun kịp thời, bao nhiêu thức ăn ngon, chất bổ dưỡng bạn dành cho bé hay cho gia đình sẽ bị loài ký sinh này “chiếm đoạt”. Không chỉ gây ra những tác hại lâu dài, nhiễm giun còn có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính cho sức khỏe của con người. Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, giun chui ống mật, viêm tắc đường mật, tụy và nặng hơn là sỏi mật. Giun kim, giun tóc có thể gây viêm ruột thừa, viêm đường tiểu, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm tiền liệt tuyến. Nhiễm giun móc dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và nặng hơn là suy tim và những hậu quả nặng nề khôn lường.

Phòng ngừa nhiễm giun cho bé

Tác hại của giun rất lớn, vì vậy nếu chỉ “chăm chăm” tẩy giun cho trẻ, thì biện pháp phòng ngừa và chữa trị vẫn chưa đủ. Điều quan trọng nhất là cần phải có sự phối hợp của cả nhà, thậm chí của cả nhà trường. Bởi chỉ cần một thành viên trong gia đình hay tập thể bị nhiễm giun, thì nguy cơ lây cho những người còn lại, đặc biệt ở các bé là rất cao.

Hiểu được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền phòng chống nhiễm giun, Chuyên đề Mẹ & Con – Báo Giáo Dục & Đào Tạo TP. HCM đã kết hợp với ban giám hiệu các trường tổ chức Hội thảo “Cả nhà tẩy giun – bé thông minh, khỏe mạnh” năm 2010, dưới sự tài trợ của hãng Dược phẩm Janssen Cilag.

Trong buổi hội thảo này, bác sĩ Lê Văn Nhân – Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM trò chuyện và trao đổi về các tác hại của nhiễm giun đối với sức khỏe cũng như cách phòng ngừa và tẩy giun hiệu quả cho bé và gia đình. Đối tượng tham dự là học sinh tại các trường tiểu học, THCS và quý phụ huynh của một số trường mầm non tại TP.HCM. Chương trình Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo quý phụ huynh, học sinh và quý thầy cô của các trường, bởi lẽ đây là một hoạt động bổ ích, có ý nghĩa và đóng góp vào công tác giáo dục sức khỏe học đường nói riêng cũng như giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nói chung.

]]>
https://meyeucon.org/12882/tay-giun-cho-be-chuyen-khong-nho/feed/ 0
Tẩy giun cho trẻ lúc nào? https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/ https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/#comments Mon, 27 Sep 2010 07:07:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=12750 Hỏi: Một số người khuyên tôi nên tẩy giun khi cháu được 2 tuổi. Xin bác sĩ cho biết, tôi có nên cho cháu uống thuốc tẩy giun hay không? Và nếu tẩy thì dùng thuốc gì, vào thời điểm nào là tốt nhất cho cháu?

Trả lời: Rất đơn giản. Khi trong phân của trẻ có trứng giun (giun móc, giun đũa, giun tóc, giun kim…) thì đều được tẩy ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Còn nếu trong phân không có trứng giun thì không cần phải tẩy. Cho nên phải đưa trẻ đến phòng xét nghiệm vi sinh để xét nghiệm phân, có kết quả trứng giun thì bác sĩ sẽ tư vấn để dùng thuốc thích hợp cho cháu.

]]>
https://meyeucon.org/12750/tay-giun-cho-tre-luc-nao/feed/ 4