Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hen và dị ứng khi mang thai https://meyeucon.org/21395/hen-va-di-ung-khi-mang-thai/ Tue, 21 Feb 2012 02:49:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=21395 Có khoảng 4-7% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ bị hen suyễn và khoảng  10%  bị dị ứng. Có cách nào giúp bạn giảm hắt hơi và khò khè mà không ảnh hưởng xấu đến thai nhi?

Hiểu về hen suyễn

– Khái niệm hen suyễn: Suyễn là một bệnh hô hấp nghiêm trọng, trong đó các đường dẫn khí bị thu hẹp. Các triệu chứng gồm thắt ngực, thở khò khè, khó thở và được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường, chẳng hạn các chất gây dị ứng phổ biến, không khí lạnh, tập thể dục, mùi mạnh (chẳng hạn như sơn) và nhiễm trùng. Khi tiếp xúc với một chất kích hoạt, đường dẫn khí sẽ bị viêm, thắt chặt, sản xuất chất nhờn dư thừa, dẫn tới các triệu chứng của hen suyễn.

– Ảnh hưởng của thuốc hen tới thai nhi: Nếu hen suyễn được kiểm soát tốt thì nó không ảnh hưởng tới bào thai. Hầu hết các loại thuốc chữa hen đều an toàn trong thai kỳ. Nhiều phụ nữ mang thai bị hen nhẹ thì chỉ cần sử dụng bình xịt giãn phế quản hít. Thuốc xịt có chứa terbutaline sulfate, metaproterenol và albuterol được xem là an toàn trong thai kỳ. Phụ nữ bị bệnh hen suyễn trung bình (hoặc nặng) có thể cần điều trị với thuốc chống viêm, chẳng hạn cromolyn sodium (Nasalcrom); hoặc hít steroid, chẳng hạn beclomethasone.

Phụ nữ bị suyễn nặng mà không được kiểm soát với các thuốc dạng hít có thể phải dùng steroid đường uống (chẳng hạn prednisone) cho đến khi triệu chứng được kiểm soát. Những loại thuốc này được chứng minh là an toàn đối với thai nhi.

– Tác hại của cơn suyễn khi mang thai: Cơn hen có thể làm giảm nồng độ oxy cho bào thai, tăng nguy cơ thai chậm tăng trưởng và trọng lượng sơ sinh thấp. Nó còn làm tăng tỷ lệ tiền sản giật, thai chết lưu và các vấn đề với nhau thai.

– Phòng tránh hen suyễn: Tương tự dị ứng, cách đầu tiên phòng hen là tránh các yếu tố gây hen. Ngoài ra, nên giảm tiếp xúc với những chất dị ứng phổ biến, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá – yếu tố gây hen suyễn phổ biến.

Bên cạnh đó, cần tiêm phòng cúm khi mang thai.

– Ứng phó nếu bị hen khi chuyển dạ: Hen có thể bùng phát trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát cơn hen bằng thuốc nên bạn không có gì phải lo lắng cả.

Hiểu về dị ứng

– Khái niệm dị ứng: Khi hệ miễn dịch của bạn phát hiện ra những mối đe dọa, chẳng hạn vi khuẩn hoặc virus có hại, nó phản ứng bằng cách giải phóng các hóa chất mạnh như histamine để tấn công và tiêu diệt virus.

Dị ứng phát triển ngay cả khi nó phản ứng với phấn hoa hay lông động vật. Kết quả hình thành nên các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy mũi, khò khè, ngứa…

– Nhận biết dị ứng với thứ gì: Nếu bạn bị nghẹt mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt trong quãng thời gian từ tháng tư tới tháng mười, có lẽ bạn bị dị ứng với nhiều loại phấn hoa bay trong không khí ở những tháng này.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị dị ứng bởi những chất trong nhà. Các thủ phạm thường gặp là bụi, nấm mốc, bọ ve trong bụi, gián, lông vật nuôi. Phần lớn dị ứng này không gây hại cho mẹ hay bé nhưng thường khiến thai phụ khó chịu, nhất là trong 3 tháng đầu và thời gian cuối thai kỳ.

– Cách phòng ngừa dị ứng: Nên tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ví dụ, nếu bạn dị ứng với phấn hoa thì bạn nên đóng cửa sổ, tránh tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng, khi số lượng phấn hoa ở mức cao nhất.

Nếu các triệu chứng xuất hiện từ các nguồn bên trong ngôi nhà, bạn nên đeo khẩu trang khi quét nhà (hay hút bụi), không nuôi vật nuôi, bọc gối và đệm bằng nilon để tránh bụi và cởi bỏ lớp bọc này mỗi lần bạn đi ngủ. Bọ vẹ trong bụi phát triển nhanh trong ngôi nhà ẩm ướt. Để kiểm soát nên dùng máy hút ẩm để giữ cho độ ẩm trong nhà dưới 50%.

Nếu bị nghẹt (chảy) mũi, nên dùng thuốc xịt mũi để vệ sinh mũi. Tuy nhiên nếu dị ứng nghiêm trọng (gây khó khăn cho ăn, ngủ) thì bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc, chẳng hạn một số loại thuốc chống dị ứng là an toàn cho 6 tháng cuối của thai kỳ. Đó thường là các loại thuốc kháng histamine và giúp thông mũi. Nhiều bác sĩ tin rằng Clorpheniramin (thành phần hoạt động trong Chlor-Trimeton) là một trong các thuốc kháng histamin an toàn nhất.

Nếu bạn cần một loại thuốc thông mũi, nhiều bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc xịt mũi hoặc thuốc nhỏ giọt như Afrin. Thuốc xịt mũi chứa cromolyn natri (Nasalcrom) cũng an toàn.

]]>
Cách dùng thuốc chữa hen phế quản ở phụ nữ mang thai? https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/ https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/#comments Tue, 27 Sep 2011 01:31:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=19237 Hỏi: Tôi đang mang thai 13 tuần, nhưng lại có bệnh hen. Xin hỏi bệnh của tôi có ảnh hưởng đến thai nhi không và tôi có sử dụng thuốc chữa hen được không?

Trả lời: Hen phế quản là do tình trạng viêm và phù nề lòng phế quản, sự co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản vì vậy dẫn đến khó thở. Hen là một bệnh được biết từ thời cổ đại, bệnh có thể biểu hiện thành những cơn hen cấp hay mạn tính. Hen là một bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ có thai. Biểu hiện của bệnh là cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, bệnh nhân biểu hiện nói hổn hển, độ bão hoà ôxy giảm, nhịp tim nhanh, bệnh nhân có cơn co rút cơ hô hấp và thường ho nhiều về buổi tối. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ còn bú mẹ hoặc từ lúc còn nhỏ và phụ nữ mang thai.

Mang thai ảnh hưởng đến tình trạng hen: Tình trạng thai nghén ảnh hưởng đến bệnh hen do ảnh hưởng của sự thay đổi hormon như: cortison, estradiol, progesterol; giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch. Ở những người hen phế quản khi mang thai có đến 1/3 số bệnh nhân cải thiện được bệnh, 1/3 bệnh diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh không thay đổi. Vì vậy với phụ nữ mắc bệnh hen cần kiểm soát tốt bệnh khi mang thai.

Tình trạng hen ảnh hưởng đến thai nhi: Tình trạng viêm, điều trị corticoid, người mẹ thiếu ôxy, ảnh hưởng đến rau thai và giới tính của thai. Bệnh hen phế quản ở phụ nữ mang thai nếu không kiểm soát hen tốt, do tình trạng thiếu ôxy mạn tính, sẽ gây nhiều hậu quả như đẻ non, thai nhẹ cân dưới 2,5 kg, đẻ mổ, thai dị dạng, tăng tỷ lệ chết chu sinh, đái tháo đường thai kỳ. Phụ nữ mang thai mắc bệnh hen có thể sử dụng các thuốc:  salbutamol dạng xịt, salbutamol dạng uống ngừng trước 48 giờ khi đẻ, các thuốc corticoid dạng xịt tại chỗ rất tốt, không gây hại cho trẻ. Trong một số trường hợp hen nặng có thể sử dụng thuốc bằng đường toàn thân như prednisone đường uống.

Tình trạng viêm của hen phế quản và phù nề trong lòng phế quản, do đó  điều trị thường phải sử dụng thuốc chống viêm. Thuốc chống viêm loại steroid và loại không có steroid. Thuốc chống viêm không steroid không sử dụng trong điều trị, vì thuốc này gây ức chế prostaglandine gây ra cơn hen phế quản. Thuốc chống viêm steroid được sử dụng cho phụ nữ mang thai có cơn hen cấp tính như là methylprednison, prednisone hoặc prednisolone đường uống.

Điều trị hen cơ bản để đạt được mục đích: dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, duy trì các hoạt động bình thường, duy trì tốt chức năng hô hấp và đảm bảo được chất lượng sống tốt. Điều trị cơ bản bao gồm thuốc chống lại tình trạng viêm sử dụng corticoid dạng xịt và thuốc làm giãn phế quản tác dụng kéo dài.

]]>
https://meyeucon.org/19237/cach-dung-thuoc-chua-hen-phe-quan-o-phu-nu-mang-thai/feed/ 3
Hen phế quản khi mang thai, làm cách nào? https://meyeucon.org/15327/hen-phe-quan-khi-mang-thai-lam-cach-nao/ https://meyeucon.org/15327/hen-phe-quan-khi-mang-thai-lam-cach-nao/#respond Sun, 02 Jan 2011 17:21:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=15327 Hỏi: Vợ chồng tôi đã cưới được gần 3 năm, cũng vì lý do sức khỏe của vợ không được tốt nên đến giờ này chúng tôi mới quyết định có con, vợ tôi đã mang thai được hơn hai tháng nhưng luôn bị mệt. Cô ấy vừa bị hen phế quản vừa bị viêm xoang, nên hay bị khó thở về đêm và hắt-xì nhiều vào buổi sáng, liên tục ngạt mũi phải thở bằng miệng. Không biết sức khỏe của người mẹ như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Xin Bác Sĩ cho lời khuyên.

Trả lời: Vấn đề hen suyễn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ. Thông thường mẹ bị hen sẽ bị thiếu oxy, vì vậy bé cũng bị thiếu oxy mãn tính dẫn đến suy dinh dưỡng trong bào thai ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bé. Ở đây người mẹ có thể lên cơn hen ác tính bất kỳ lúc nào và nhất là khi chuyển dạ sinh, nên ngay từ bây giờ anh phải đưa vợ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chăm sóc, tư vấn theo dõi cho đến khi sinh nở.

]]>
https://meyeucon.org/15327/hen-phe-quan-khi-mang-thai-lam-cach-nao/feed/ 0
Hen phế quản có nên mang thai? https://meyeucon.org/15079/hen-phe-quan-co-nen-mang-thai/ https://meyeucon.org/15079/hen-phe-quan-co-nen-mang-thai/#comments Wed, 22 Dec 2010 23:02:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=15079 Hỏi: Năm nay tôi 28 tuổi, mới xây dựng gia đình. Điều tôi băn khoăn là hiện nay tôi bị hen phế quản. Mỗi lần khó thở tôi phải dùng bình xịt ventolin. Tôi dự định sẽ mang thai, nhưng người nói bệnh sẽ nặng lên, người nói không sao. Xin quý báo tư vấn.

Trả lời: Hen phế quản là bệnh có liên quan tới hormon. Bệnh thường nặng thêm trước lúc có kinh do nồng độ progesteron giảm. Thai nghén là một tình trạng sinh lý, trong đó nhiều bệnh lý mạn tính bị biến đổi do các yếu tố hormon. Các thống kê trên bệnh nhân cho thấy khi mang thai, 30% trường hợp hen phế quản nặng lên, 30% vẫn như cũ và khoảng 30% tốt hơn. Tuy nhiên sản phụ dễ bị tăng huyết áp và dễ bị tiểu đường. Về phía thai nhi hay bị sinh non, thiếu cân lúc sinh và yếu tố di truyền trong hen phế quản là thường gặp. Cách điều trị hen phế quản ở sản phụ cũng không có gì khác biệt so với người bình thường. Phải kiểm soát cơn hen bằng cách dùng thuốc corticoid dạng hít hoặc toàn thân để điều trị. Tốt nhất khi mang thai bạn nên tuân thủ khám thai định kỳ, nếu có tăng huyết áp hoặc tiểu đường cần phải kiểm soát ngay. Việc điều trị hen do bác sĩ chuyên khoa hô hấp chỉ định. Chúc bạn sớm có con theo ý muốn.

BS. Vũ Hồng Ngọc

]]>
https://meyeucon.org/15079/hen-phe-quan-co-nen-mang-thai/feed/ 1
Phòng tránh hen suyễn khi mang thai https://meyeucon.org/14815/phong-tranh-hen-suyen-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/14815/phong-tranh-hen-suyen-khi-mang-thai/#respond Thu, 16 Dec 2010 23:15:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=14815 Hen suyễn là chứng bệnh về hô hấp có liên quan đến khả năng miễn dịch và điều kiện sống của thai phụ.


Nguyên nhân

Hen suyễn thường xuất hiện ở nhóm thai phụ có cơ địa dị ứng với các loại đồ vật: Len dạ, phấn hoa, thức ăn, lông chó (hoặc mèo), các loại hóa chất hoặc do thay đổi thời tiết…

Một số thai phụ mắc phải chứng bệnh này mà không có nguyên nhân cụ thể.

Mối nguy từ hen suyễn

Các loại thuốc điều trị hen suyễn vẫn chưa thực sự hiệu quả vì giới chuyên môn lo ngại ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển của thai nhi.

Cũng có ý kiến cho rằng, chứng hen nhẹ không hề gây hại cho sức khỏe bà mẹ và em bé.

Những phụ nữ bị hen suyễn trong thời gian mang thai có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng chuyển dạ sớm – Kết quả của một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học New Mexico.

Cụ thể, Giáo sư Ludmila Bakhireva và các cộng sự đã chỉ ra rằng, nhóm bà mẹ mắc hen suyễn có dấu hiệu chuyển dạ sớm hơn 11,6% so với nhóm các bà mẹ không mắc chứng bệnh này.

Ngoài ra, những bé có mẹ mắc hen suyễn còn có nguy cơ bị nhẹ cân hơn 6.2% so với nhóm bé không có mẹ mắc chứng bệnh này.

Bên cạnh đó, những bà mẹ mắc hen có xu hướng tiếp nhận được ít oxy cho cơ thể. Do đó, nếu chứng bệnh này không được kiểm soát, nó sẽ ngăn cản sự lưu thông của máu lên não và có thể gây nên hội chứng tiền sản giật cho thai phụ.

Phương pháp phòng tránh

Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ mắc hen suyễn nên đi khám theo định kỳ, tối thiểu 3 tháng một lần.

Nếu thai phụ mắc chứng hen mãn tính, tần suất khám thai nên duy trì đều đặn hơn, khoảng 1 tháng một lần.

Quý III của thai kỳ khi thai lớn, người mẹ càng nên đi khám nhiều hơn để ngăn ngừa các biến chứng xấu như thai nhỏ quá hoặc thai bị thiếu oxy…

Thai phụ tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc ảnh hưởng lớn đến bé. Với bà mẹ mắc hen có thói quen hút thuốc (hoặc sống trong môi trường nhiều khói thuốc), thai nhi dễ phải đối mặt với những nguy cơ dị tật phổi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai phụ nên tránh những tác nhân gây hen suyễn như các loại lông chó, mèo trong nhà hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Đồng thời, người mẹ nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và trong lành. Cách ly hoàn toàn với khu vực ô nhiễm, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Thai phụ nên tránh tiếp xúc với nhóm người bị cảm cúm bởi vì các dấu hiệu của cảm cúm có thể bao gồm tình trạng ho và đau họng – khiến chứng bệnh hen suyễn càng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

Thai phụ nên duy trì một chế độ vận động hợp lý. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, vận động đều đặn có thể làm dịu được các cơn hen. Tuy nhiên, người mẹ nên kiểm soát chế độ luyện tập hoặc giảm cường độ vận động nếu chứng bệnh này có chiều hướng xấu đi.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, việc thiếu vitamin C kết hợp với tình trạng ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ mắc hen suyễn ở thai phụ. Vì vậy, thai phụ nên tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin C trong khẩu ăn hàng ngày như các loại rau màu xanh sẫm, các loại quả họ cam, chanh… Ngoài ra, thai phụ mắc hen suyễn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Omega 3 như cá, hạt hướng dương, vừng… Axit omega 3 có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm tự nhiên, rất hữu ích để cải thiện cơn hen và hỗ trợ hệ hô hấp.

Điều trị

Bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào tình trạng bệnh riêng của mỗi thai phụ. Đơn thuốc sẽ dựa trên tiền sử, tiến triển thực tế của bệnh, sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng. Thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm được nhiều bác sĩ sử dụng như phương thức chống hen.

Kiểm tra tình trạng hen suyễn trong quá trình chuyển dạ: Bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ điều trị hen suyễn trước đó để quyết định xem liệu có nên tiếp tục cho thai phụ dùng thuốc trong quá trình chuyển dạ hay không. Sau đó, thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và đưa ra quyết định cuối cùng nếu tình trạng hen suyễn ở thai phụ có dấu hiệu trầm trọng hơn. Một số loại thuốc đang dùng tỏ ra không hiệu quả, do đó, bác sĩ có thể đổi loại thuốc đặc biệt để khống chế hen suyễn trong quá trình chuyển dạ.

* Lưu ý: Việc kê đơn và sử dụng thuốc hoàn toàn phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

]]>
https://meyeucon.org/14815/phong-tranh-hen-suyen-khi-mang-thai/feed/ 0
Phụ nữ bị bệnh hen suyễn có nên mang thai? https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/ https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/#comments Thu, 16 Dec 2010 22:50:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=14811 Các nhà khoa học, nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo: phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan…không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn thì có nên có thai?


Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mãn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi, tuỳ từng loại mà có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Các loại hen suyễn

Hen suyễn gồm có một số loại sau:

Hen suyễn dị ứng: Xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với một số loại như phấn hoa, hay vảy da của thú vật. Người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay gia đình bị bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô và những bệnh ngoài da như ngứa, nổi ban đỏ…

Hen suyễn do vận động thể lực: Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực, hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hai ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này.

Hen suyễn về đêm: Là loại hen suyễn thường chỉ xảy ra về đêm đặc biệt thời gian điển từ 2 – 4 giờ sáng.

Hen suyễn trong thai kỳ: Thai phụ bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, 1/3 sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, 1/3 vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn.

– Hen suyễn do nghề nghiệp: Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói bụi hay môi trường hoá chất độc hại…

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới thai nhi

– Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn.

– Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: chứng tổng hợp huyết áp cao, âm đạo chảy máu, nôn mửa…

– Nếu phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.

Hướng dẫn về kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai

Trong y học hiện nay đã có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc dự phòng như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm dân gian như:

Một số bài thuốc từ thực phẩm dùng trong hen suyễn:

– Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.

– Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

– Hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.

– Trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.

– Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

– Nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đối với phụ nữ mang thai: Theo các ý kiến của Bác sĩ Mitchell P. Dombrowski, bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG – The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì hen suyễn có khả năng gây nguy hiểm trên 4 – 8% phụ nữ mang thai.

Để điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai, các chuyên gia đã khuyến cáo cần phải: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Đặc biệt, việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Sau đây là một số mức độ và loại thuốc chuyên biệt:

– Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần nhưng không cần dùng đều đặn hàng ngày.

– Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc dùng corticosteroid liều trung bình hoặc corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Tất cả các loại thuốc nêu trên đều phải do bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng một cách chặt chẽ, không tự ý mua về uống.

Ngoài ra, tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thí nghiệm và khảo sát đã có phát hiện thú vị về chế độ ăn của bà mẹ lúc mang thai và bệnh hen suyễn: trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn.

Lời khuyên cho bạn

Khi phụ nữ mắc bệnh mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Nếu bị hen suyễn mãn tính thì tốt nhất không nên mang thai. Với những thai phụ bị hen suyễn khi mang thai không chỉ cần hạn chế khả năng bệnh phát tác một cách tích cực mà còn phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi xem có phát sinh triệu trứng nào không. Một khi xuất hiện hiện tượng bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/feed/ 1
Chứng hen suyễn có ảnh hưởng tới thai nhi? https://meyeucon.org/2684/chung-hen-suyen-co-anh-huong-toi-thai-nhi/ https://meyeucon.org/2684/chung-hen-suyen-co-anh-huong-toi-thai-nhi/#respond Thu, 22 Apr 2010 11:11:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=2684 Bạn bị hen suyễn trong thời gian mang thai và lo lắng không biết nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe thai nhi và sức khỏe của cả bạn nữa.

Ảnh hưởng từ chứng hen suyễn

Thật không may, chưa có cách nào đoán định được hen suyễn ảnh hưởng thế nào tới bà bầu. Khoảng ¼ bà bầu có tình trạng hen suyễn càng xấu đi và số khác thì không có sự thay đổi nào nếu được nghỉ ngơi hợp lí.

Nếu như tình trạng hen suyễn được kiểm soát thì nó không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi nhưng thai nhi cần nhiều ôxy từ bạn để duy trì sự sống. Vì thế, cần nhanh chóng kiểm soát tình trạng hen suyễn của bạn để quá trình cung cấp ôxy cho bé không bị gián đoạn.

Sử dụng thuốc điều trị hen suyễn có an toàn cho bà bầu?

Theo một số chuyên gia nghiên cứu thì nó không có hại cho thai nhi. Thực tế thì việc bị hen suyễn nghiêm trọng và những cơn hen kéo dài trong thai kì ảnh hưởng tới thai nhi nhiều hơn là việc sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng đó.

Nếu bạn sử dụng lọ xịt mũi để điều trị cơn hen thì có rất ít thuốc vào máu và ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu như bạn uống thuốc thì có thể thuốc sẽ được thai nhi hấp thụ nhưng chỉ với lượng rất nhỏ.

Khi bạn sử dụng liều cao để điều trị hen suyễn thì cần tham vấn bác sĩ, được bác sĩ hướng dẫn trực tiếp.

Điều gì xảy ra khi cơn hen lên vào lúc bạn lâm bồn?

Điều này thật không mong muốn nó xảy ra. Bác sĩ sẽ dùng kẹp fooc-xep để trợ giúp cho bạn.

Bạn có thể cho bé bú mẹ không?

Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy thuốc điều trị hen suyễn sẽ ảnh hưởng tới bé yêu và bạn hoàn toàn yên tâm khi cho bé bú.

Bé yêu có bị hen giống bạn không?

Có thể, đặc biệt nếu chồng bạn cũng cùng bị như bạn. Sữa mẹ có thể giúp bé chống lại căn bệnh nay nhưng trường hợp đó cũng rất hiếm.

]]>
https://meyeucon.org/2684/chung-hen-suyen-co-anh-huong-toi-thai-nhi/feed/ 0