Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 4 cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ https://meyeucon.org/27874/4-cach-phong-chong-suyen-do-gang-suc-o-tre/ https://meyeucon.org/27874/4-cach-phong-chong-suyen-do-gang-suc-o-tre/#respond Wed, 29 May 2013 23:00:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=27874 Hiện nay, nhiều bà mẹ đang băn khoăn là nên tránh, ngăn cản trẻ vui chơi chạy nhảy, tập luyện thể dục thể thao để không lên cơn suyễn; hay vẫn cho trẻ hoạt động bình thường và sẽ tìm cách để trẻ không lên cơn khi gắng sức.

Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp BV Nhi đồng I, việc tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết cho trẻ. Trẻ hen suyễn cần phải vận động nhưng phải biết cách kiểm soát được việc lên cơn khi gắng sức.

Bác sĩ Tuấn cho biết, suyễn do gắng sức rất thường gặp. Có khoảng 70-90% bệnh nhân suyễn có tình trạng này. Khoảng 50% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, 10-14% trẻ bình thường có thể bị lên cơn suyễn khi gắng sức, dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. 9% bệnh nhân suyễn do gắng sức không có tiền sử suyễn hay dị ứng.

Tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng suyễn do gắng sức thường xuất hiện sau 5-20 phút gắng sức, đến mức tối đa sau khi ngưng gắng sức 5-10 phút và sau đó giảm dần, có thể kéo dài một giờ hay lâu hơn. Một số triệu chứng thường gặp là trẻ ho, khò khè, nặng ngực, đau ngực, khó thở, rất mệt mỏi.

Theo bác sĩ Tuấn, cần nghi ngờ trẻ bị suyễn do gắng sức khi có biểu hiện khó thở khi hoạt động thể lực, thường bị ho trong hay sau khi chạy. Ngoài ra, trẻ có thểbị đau ngực, nặng ngực khi gắng sức, trẻ khó theo kịp bạn bè khi chơi thể thao.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo những cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ.

1. Tránh gắng sức khi đang có triệu chứng suyễn

Trẻ hen suyễn chỉ nên gắng sức khi khỏe mạnh, tránh gắng sức khi đang bị nhiễm trùng hô hấp, cảm, ho, sổ mũi… Tránh sử dụng các thuốc dễ làm lên cơn như aspirin, kháng viêm không steriod (Ibuprofen), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp thuốc nhóm ức chế beta.

2. Phòng ngừa bằng thuốc

– Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh bằng đường hít dưới dạng bình hít định liều. Thuốc chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng kỹ thuật. Dùng 10-20 phút trước khi gắng sức.Dùng 2 nhát nếu không dùng buồng đệm, hoặc 4 nhát nếu có buồng đệm. Mỗi nhát cách nhau 1 phút. Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng là sau 5 phút, tác dụng tối đa sau 15 phút, kéo dài 1-2 giờ, có khi đạt được đến 3-4 giờ.

– Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài. Có trong các loại thuốc phòng ngừa suyễn loại “hai trong một” như Seretide, Symbicort. Thuốc này có hiệu quả, thời gian tác dụng kéo dài hơn.

– Thuốc đối kháng Leukotrien (Singulair). Lợi điểm là dùng được bằng đường uống, dùng 1 lần một ngày. Có thể dùng an toàn cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và được cho phép sử dụng ở trẻ nhỏ. Thường uống trước khi gắng sức 3 giờ.

– Điều trị phòng ngừa suyễn lâu dài, dùng các loại corticoid dạng hít.

3. Làm nóng đúng mức trước khi vận động

Khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, sau đó chạy nhanh từng đoạn ngắn khoảng 30 giây rồi nghỉ 60 giây. Có thể lặp lại 2-3 lần.Thời gian khởi động trung bình từ 5-10 phút, người lớn tuổi thường cần khởi động kéo dài hơn. Cường độ gắng sức cần bắt đầu từ cường độ thấp và tăng dần lên từ từ.

4. Chọn lựa môn thể thao phù hợp

Cần lưu ý chọn lựa môn thể thao mà trẻ yêu thích và cảm thấy thoải mái, không bị lên cơn khi chơi.

Các môn thường không phù hợp với trẻ suyễn là chạy cự ly dài như marathon, chạy băng đồng, chạy việt dã…, đua xe đạp, đặc biệt là thể dục nhịp điệu. Các môn thể thao hay gây suyễn khi gắng sức như bóng đá, bóng rổ, đua xe đạp, chạy cự ly dài, thể dục nhịp điệu, khúc côn cầu. Môn thể thao mà bệnh nhân suyễn phải rất thận trọng khi chơi là môn lặn, đặc biệt lặn biển vì có thể sẽ gặp nguy hiểm.

Một số môn thể thao phù hợp với trẻ hen suyễn là các môn thể dục nhẹ nhàng, yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn, các môn chơi đồng đội, các môn có những giai đoạn gắng sức ngắn (khoảng 10 giây) kèm giai đoạn nghỉ dài hơn (khoảng 30 giây) nối tiếp nhau như cầu lông, quần vợt. Ngoài ra còn có các môn thích hợp, ít gây suyễn khi gắng sức nhưđi xe đạp chậm, bóng chuyền, bơi lội, cử tạ, golf, bóng chày, bóng bầu dục.

Với môn bơi lội, cần tập bơi trong điều kiện trời ấm, phù hợp và rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn vì được vận động trong môi trường ấm và ẩm. Nếu bơi khi trời lạnh, bơi trong các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có quá nhiều chất sát trùng làm bệnh nhân dễ lên cơn hơn.

Bác sĩ Tuấn cũng khuyến cáo, sau khi vận động thể dục thể thao, cần chú ý làm nguội đúng mức. Trẻ cũng cần tránh những yếu tố gây dị ứng, khởi phát cơn suyễn từ môi trường xung quanh.

]]>
https://meyeucon.org/27874/4-cach-phong-chong-suyen-do-gang-suc-o-tre/feed/ 0
Cách xử trí cơn suyễn của trẻ tại nhà https://meyeucon.org/27816/cach-xu-tri-con-suyen-cua-tre-tai-nha/ https://meyeucon.org/27816/cach-xu-tri-con-suyen-cua-tre-tai-nha/#respond Mon, 27 May 2013 23:00:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=27816 Khi chăm sóc trẻ suyễn tại nhà các bậc phụ huynh cần phải biết cách nhận định và xử trí trong trường hợp trẻ bị lên cơn, phòng tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn suyễn, biết cách tự phòng ngừa bằng thuốc và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.

Bệnh suyễn là bệnh viêm mãn tính của đường thở. Khi lên cơn suyễn, đường thở sẽ phù nề, tăng tiết đàm và co thắt lại làm cho trẻ khò khè, khó thở. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, có tính chất gia đình nhưng hoàn toàn không lây. Hiện nay suyễn vẫn là gánh nặng lớn cho xã hội, chi phí điều trị của hen lớn cả chi phí dành cho bệnh lao và HIV cộng lại.

BS Nguyễn Thái Sơn, Phó trưởng khoa hô hấp, BV Nhi đồng I (TP HCM) cho biết, uớc tính trên thế giới đang có 300 triệu người mắc bệnh, chủ yếu trẻ em. Tại TP HCM, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm 29,1%, tại Hà Nội con số này xấp xỉ 25%.

Trẻ hen suyễn cần điều trị dự phòng bằng thuốc và được xử trí tại nhà đúng cách khi lên cơn.
Trẻ hen suyễn cần điều trị dự phòng bằng thuốc và được xử trí tại nhà đúng cách khi lên cơn.

Theo bác sĩ Sơn, suyễn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất và tinh thần người bệnh. Trẻ bị suyễn sẽ phải giới hạn hoạt động thể lực, đối diện với nguy cơ tử vong, suy hô hấp… khi lên cơn. Suyễn có thể gây một số biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, trẻ chậm phát triển, biến dạng lồng ngực, suy dinh dưỡng, suy hô hấp mãn tính, suy tim mãn… Ngoài ra, suyễn còn ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt, ít nhiều gây ra những mặc cảm cho người bệnh.

“Tỷ lệ trẻ tử vong do suyễn không quá nhiều, chỉ khoảng 25.000 trẻ trong một năm trên toàn thế giới. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối là đa số trường hợp tử vong đều không đáng xảy ra và có thể chủ động phòng tránh được”, bác sĩ Sơn nhấn mạnh.

Nghiên cứu các trường hợp trẻ tử vong cho thấy 36% trẻ có tiền sử suyễn nặng và đến 32% chưa hề nhập viện. Trẻ bị suyễn nhẹ nếu không kiểm soát tốt vẫn có nhiều nguy cơ tử vong.

Một số dấu hiệu của bệnh suyễn là ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Trẻ khò khè, cơn khó thở, nặng ngực xuất hiện hoặc tái phát nặng hơn khi tiếp xúc các yếu tố khởi phát.Trẻ dưới 2 tuổi cần nghĩ đến suyễn khi trẻ khò khè từ 3 lần trở lên, không kể tuổi khởi phát, không kể trẻ có tiền sử dị ứng gia đình, dị ứng bản thân hay không.

Bác sĩ Sơn lưu ý, khi chăm sóc trẻ suyễn tại nhà cần phải biết cách nhận định và xử trí khi trẻ lên cơn, tránh nguyên nhân làm khởi phát cơn suyễn, biết cách tự phòng ngừa bằng thuốc và tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.

Giữ trẻ tránh các yếu tố nguy cơ khởi phát cơn suyễn như lông thú, khói thuốc, mạt nhà, bụi bặm, khói bếp, gián, các loại bình xịt có mùi nồng nặc… Nhà ở cần thường xuyên mở cửa, quét dọn thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ trong thời gian trẻ đi học, tránh dùng thảm trong nhà. Cần tránh cho trẻ hoạt động gắng sức, tránh xúc cảm quá mạnh, lưu ý đề phòng, giữ gìn không để trẻ cảm ho nặng.

Ở trường, cần cho thầy cô giáo biết về tình trạng của trẻ, trẻ vẫn tập thể dục, chơi thể thao bình thường nhưng trước đó 15 phút cần cho trẻ hít giãn phế quản.

Dấu hiệu, cách xử trí cơn suyễn tại nhà

Các dấu hiệu cơn suyễn đang đến là trẻ ho, khò khè, khó thở, quấy khóc, nặng ngực, thức giấc về đêm.

Khi trẻ có các dấu hiệu suyễn, cần cho dùng thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh. Xịt Ventolin MDI 100mcg 2 nhát nếu không dùng buồng đệm, hoặc 4-6 nhát nếu có buồng đệm. Mỗi nhát cách nhau 1 phút. Có thể lăp lại 3 lần xịt, một lần cách nhau 20 phút. Sau khi xịt thuốc cắt cơn, nếu trẻ chuyển biến tốt thì có thể cho trẻ nghỉ ngơi, khám lại. Nếu trẻ không có chuyển biến tốt, vẫn còn thở nhanh, khó thở, nói không nổi, tím tái, cánh mũi phập phồng, co kéo hãm trên ức, thượng đòn, cơ ức đòn chũm…, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.

Tuyệt đối không nên dùng thuốc cắt cơn dạng uống khi trẻ đang lên cơn suyễn.

Điều trị dự phòng bằng thuốctrong các trường hợp:

  • Suyễn không kiểm soát hoặc kiểm soát một phần.
  • Suyễn dai dẳng, có triệu chứng một lần mỗi tuần hoặc hơn, cơn suyễn về đêm 2 lần một tháng.
  • Suyễn từng cơn, nhưng có tiền căn nhập viện vì cơn suyễn khởi phát nặng.
  • Suyễn theo mùa, điều trị dự phòng bắt đầu mùa hoặc khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên và ngưng khi hết mùa với điều kiện lâm sàng ổn định.

Bác sĩ Sơn cho biết, thuốc phòng ngừa thường gồm corticoid dạng hít và thuốc uống. Corticoid dạng hít không gây nghiện, ít tác dụng phụ. Không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ có vẻ đã tốt hơn.

Thuốc ngừa cơn dạng uống, uống một lần mỗi ngày, sử dụng khi trẻ tuân thủ điều trị kém với corticoid dạng hít, khi suyễn nhẹ và gián đoạn, bị suyễn kết hợp với viêm mũi dị ứng, suyễn gắng sức, suyễn khởi phát sau nhiễm siêu vi, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động…

Lưu ý cho trẻ tái khám đúng hẹn, tái khám ngay cả khi cảm thấy trẻ hết bệnh, không lên cơn suyễn. Bác sĩ sẽ theo dõi và xem lại diễn tiến của bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị để có thể tăng, giảm liều hoặc thay thuốc phù hợp.

]]>
https://meyeucon.org/27816/cach-xu-tri-con-suyen-cua-tre-tai-nha/feed/ 0
Trẻ xem tivi nhiều có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao https://meyeucon.org/26703/tre-xem-tivi-nhieu-co-nguy-co-mac-benh-hen-suyen-cao/ https://meyeucon.org/26703/tre-xem-tivi-nhieu-co-nguy-co-mac-benh-hen-suyen-cao/#respond Sat, 09 Mar 2013 23:00:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=26703 Theo các nhà nghiên cứu Anh cảnh báo, nếu mỗi ngày trẻ nhỏ xem tivi nhiều hơn 2 giờ, sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao gấp đôi so với những trẻ xem tivi dưới 2 tiếng/ngày.

Mối liên quan giữa hen suyễn và xem tivi ở trẻ nhỏ là do sự lười vận động.
Mối liên quan giữa hen suyễn và xem tivi ở trẻ nhỏ là do sự lười vận động.

Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu chỉ rõ mối liên quan giữa việc xem tivi với các bệnh ở phổi. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng tin rằng những phát hiện này là nhằm vào những đứa trẻ thụ động hơn là bản chất của việc xem tivi. Điều này có nghĩa rằng những trẻ hoạt bát, ưa vậng động sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.

Trong nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Thorax, các nhà nghiên cứu trường ĐH Glasgow đã phỏng vấn cha mẹ của 3.000 trẻ về tiền sử bệnh hen khi trẻ ở giai đoạn 3- 7 tuổi. Cũng có nhiều trường hợp mắc hen trước tuổi lên 2 nhưng nghiên cứu này chỉ tìm hiểu những trẻ chưa từng bị hen suyễn cho tới khi lên 3 tuổi; về thói quen xem tivi của trẻ.

Kết quả cho thấy những trẻ xem tivi nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn tới hơn 80% so với những trẻ xem tivi dưới 2 tiếng/ngày.

]]>
https://meyeucon.org/26703/tre-xem-tivi-nhieu-co-nguy-co-mac-benh-hen-suyen-cao/feed/ 0
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suyễn https://meyeucon.org/25596/mot-so-luu-y-khi-cham-soc-tre-bi-suyen/ https://meyeucon.org/25596/mot-so-luu-y-khi-cham-soc-tre-bi-suyen/#respond Sun, 25 Nov 2012 02:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=25596 Hiện nay, suyễn là một trong những bệnh mạn tính hàng đầu của trẻ em, phát hiện không khó nhưng lại rất dễ chẩn đoán nhầm. Vì vậy các bặc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi chăm sóc trẻ bị suyễn.

Tình trạng viêm này làm cho đường thở nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc các chất kích thích, đường hô hấp (chủ yếu là phế quản) sẽ bị co thắt, phù nề, tiết đầy chất nhầy, đưa đến tình trạng tắc nghẽn đường thở khiến cho các bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.

Trẻ bị suyễn nên tránh vận động mạnh.

BS Nguyễn Thái Sơn – Khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết việc chẩn đoán trẻ bị suyễn thường dễ dàng, nhất là khi trẻ có tiền sử ho tái đi tái lại nhiều lần vào ban đêm, khò khè, khó thở, nặng ngực. Hoặc trẻ có các dấu hiệu khác chuẩn bị lên cơn suyễn như: Ngứa mắt, nhảy mũi, thức giấc về đêm và nếu bệnh trở nặng, cơ thể trẻ sẽ bị tím tái, quấy khóc và nói không nổi. Các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây khi chăm sóc trẻ bị suyễn.

  • Không nuôi thú vật (chó, mèo…) trong nhà.
  • Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
  • Không để chất nặng mùi trong nhà như: Thuốc xịt phòng, xịt mũi côn trùng, nhang khói hay các chất gây dị ứng như: Phấn hoa, lông thú, chất có mùi nồng…
  • Duy trì không khí sạch, thoáng ở xung quanh trẻ, thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, gối mền.
    Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn là đồ hộp, bột ngọt, lòng trắng trứng.
  • Trẻ bị suyễn nên tránh vận động mạnh, chơi những môn thể thao hoạt động với cường độ cao và kéo dài như: Thể dục nhịp điệu, chạy marathon, đua xe đường trường hoặc những môn thể thao mang tính đối kháng mạnh.
  • Tái khám đúng hẹn theo chỉ dẫn của bác sĩ, từ một đến sáu tháng ngay cả khi thấy “hết bệnh”. Điều này giúp bác sĩ tiện theo dõi và xem tiến triển bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và qua đó tăng giảm liều thay thuốc phù hợp với hiện trạng của trẻ.
]]>
https://meyeucon.org/25596/mot-so-luu-y-khi-cham-soc-tre-bi-suyen/feed/ 0
Ngày càng nhiều trẻ bị hen phế quản https://meyeucon.org/17065/ngay-cang-nhieu-tre-bi-hen-phe-quan/ https://meyeucon.org/17065/ngay-cang-nhieu-tre-bi-hen-phe-quan/#respond Sun, 15 May 2011 19:27:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=17065 Theo TS Đào Minh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi T.Ư – bệnh nhi hen phế quản chiếm khoảng gần 5% lượt các cháu đến BV khám do các bệnh hô hấp chung. Cứ 10 bệnh nhi hen, lại có 1 cháu phải nhập viện vì các cơn hen phế quản nặng. Nếu có một biểu đồ về bệnh nhi hen thì có thể thấy rõ, hen phế quản trẻ em đang ngày càng gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai nhận định: Bệnh hen tăng theo tốc độ đô thị hóa. Sự đô thị hóa đã phá vỡ môi trường sống tự nhiên. Trên các ngôi nhà cao tầng, con người sử dụng nhiều hóa chất hơn, từ việc lau nhà đến sơn tường, đều có hóa chất. Không chỉ vậy, trong thức ăn cũng có các chất bảo quản. Tất cả những tác động đó đều góp phần tích tụ các yếu tố dẫn đến bị hen cao hơn.

Trước kia, bệnh nhân hen ở miền Bắc thường có suy nghĩ vào sống trong phía nam, TPHCM sẽ khỏi hen vì tránh được những cơn gió lùa của mùa đông bắc. Nhưng nay nếu làm thế, bệnh hen của họ có thể sẽ nặng hơn, vì các yếu tố nguy cơ dẫn đến hen ở đô thị còn cao hơn. Theo kết quả điều tra khoa học mới đây, khoảng 10 – 15% trẻ lứa tuổi 13 – 14 ở Hà Nội có biểu hiện khò khè – một trong những dấu hiệu bệnh hen. Trong khi đó, con số này ở trẻ cùng độ tuổi tại TPHCM lên tới 20%.

Bệnh hen ở trẻ dưới 12 tuổi còn gọi là hen sữa, khoảng 1/3 trường hợp sẽ tự khỏi 1/3 phải điều trị mới khỏi, và 1/3 điều trị cũng không khỏi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của TS Nguyễn Tiến Dũng, nếu tuân thủ phác đồ điều trị – trong 1 năm đầu đến khám 3 tháng/lần, từ năm sau mỗi năm/lần nếu không có cơn hen nặng – thì tỉ lệ khỏi có thể lên tới 80%. Sau lứa tuổi 13, nếu trẻ vẫn còn bị hen thì có thể trở thành mạn tính.

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta còn khoảng 65% bệnh nhân hen chưa được dự phòng dài hạn – nhằm phòng ngừa các cơn hen cấp tính, dẫn đến phải nhập viện. Với bệnh nhi hen, con số này cũng không được cải thiện hơn. Theo TS Dũng, những chú ý có thể tránh cho các cháu nguy cơ khỏi phát cơn hen trong sinh hoạt hàng ngày rất đơn giản và hiệu quả. Tránh tiếp xúc với khói bếp, khói thuốc lá, đặc biệt là khói hương thắp – đặc biệt ở những gia đình đặt bàn thờ gần giường ngủ của các cháu. Không để các cháu lau giá sách, tránh tiếp xúc với bụi, lông chó mèo, nấm mốc, côn trùng (gián). Không nên sử dụng xịt phòng, thậm chí khi tắm nên bật quạt thông gió để không khí lưu thông dễ dàng.

Hiện mỗi năm có khoảng 3- 4 nghìn người tử vong do căn bệnh này. Hiện nay đã có 20 BV đa khoa tỉnh thành lập và đưa vào hoạt động các phòng tư vấn hen phế quản: Hà Nội và Hà Tây cũ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Bình Dương, Tiền Giang, Gia Lai.

]]>
https://meyeucon.org/17065/ngay-cang-nhieu-tre-bi-hen-phe-quan/feed/ 0
Ngăn ngừa hen suyễn ở trẻ không khó https://meyeucon.org/16990/ngan-ngua-hen-suyen-o-tre-khong-kho/ https://meyeucon.org/16990/ngan-ngua-hen-suyen-o-tre-khong-kho/#respond Sat, 07 May 2011 20:55:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=16990 Không phải ngẫu nhiên mà cứ vào tuần đầu tiên của tháng 5 hằng năm là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lại nhắc nhở chúng ta hãy nâng cao ý thức phòng tránh hen suyễn bởi ngay một nước được tiếng hiện đại như Mỹ mà trong số hơn 300 triệu dân cũng đang có khoảng 22 triệu người mắc và mỗi năm, hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong cùng 2 triệu lần cấp cứu, 500.000 trường hợp nhập viện.

Ở nước ta, tuy chưa có số liệu điều tra toàn quốc nhưng số người mắc bệnh này chiếm khoảng 5% dân số. Điều đáng lo ngại nữa là tỉ lệ trẻ em nước ta mắc hen suyễn khá cao và theo chiều hướng tăng dần. Theo Bộ Y tế, tỉ lệ trẻ em mắc hen suyễn năm 2000 là 8%-9%; năm 2004 là 10%. Tại TPHCM, theo Tổ chức Y tế ISAAC (chuyên nghiên cứu hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu), vào năm 2004 đã có đến 29,1% trẻ em bị hen suyễn (thuộc loại cao nhất của châu Á).
Theo GS-TSKH Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen – Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, một nghiên cứu mới đây thực hiện trên 3.000 dân ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ người đã từng bị khò khè hoặc thở rít là 15,3%; khò khè hoặc thở rít trong 12 tháng qua là 9,3%.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có đến gần 50% người dân Hà Nội không biết về nguyên nhân gây hen, không biết hen có thể chữa khỏi, 55% không biết các biện pháp phòng ngừa cơn hen, 75% không biết về các thuốc điều trị hen và 78% không biết hen có thể kiểm soát được. Hiểu biết về hen của cán bộ y tế cũng rất thấp khi chỉ có 42,3% biết về các dấu hiệu của hen; 54,5% không biết phương pháp theo dõi tình trạng kiểm soát hen; hơn 40% không biết sử dụng thuốc dãn phế quản khi có cơn hen cấp.

Những con số nêu trên tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nhưng đã đủ để thấy hen suyễn là một gánh nặng ở nước ta. Theo PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM, hen suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng lại có thể kiểm soát được, giúp bệnh nhân có một cuộc sống gần như bình thường. Chính điều này nên thông điệp của ngày Hen toàn cầu năm 2011 được WHO đưa ra là “Bạn có thể kiểm soát được bệnh hen suyễn” nhằm kêu gọi cộng đồng hãy chú ý hơn nữa các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa hen suyễn.

Hen suyễn có tính gia đình nên nếu cha mẹ từng bị thì trẻ có nhiều nguy cơ mắc bệnh. Những lời khuyên sau đây của các chuyên gia thực sự là không quá khó để chúng ta phòng ngừa ngay trong mỗi gia đình: Không khói thuốc lá, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc lá (quần áo, đầu tóc còn vương khói thuốc cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ); ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện; giảm các yếu tố làm tăng cơn hen trong nhà như bụi, nấm mốc, gián, lông động vật; tránh để trẻ tiếp xúc với nước hoa, keo xịt tóc, sơn hoặc các chất tẩy rửa gia dụng; theo dõi cân nặng của trẻ (tăng cân quá mức trong vài năm đầu đời khiến tỉ lệ mắc suyễn cao hơn).

]]>
https://meyeucon.org/16990/ngan-ngua-hen-suyen-o-tre-khong-kho/feed/ 0
Mẹ mang thai thiếu sắt, con gặp nguy cơ hen suyễn https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/ https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/#comments Mon, 04 Apr 2011 21:01:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=16492 Thêm một lý do để tăng cường các nguồn bổ sung sắt, đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai, khi các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rằng việc thiếu chất sắt trong thời kỳ mang thai có thể tác động trực tiếp đối với hệ hô hấp của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Kết quả nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí Annals of Allergy, Asthma & Immunology số ra tháng Ba.

Tiến sỹ Elizabeth Triche, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi phát hiện thấy mối liên hệ giữa việc thiếu máu ở phụ nữ mang thai với các triệu chứng thở khò khè và hen suyễn ở trẻ sơ sinh.”

Tiến sỹ Triche và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu đối với 597 gia đình, trước đây đã từng tham gia một thí nghiệm về hen suyễn trong thời kỳ mang thai (AIP). Kết quả cho thấy có khoảng 12% các bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai. Trong số con cái của họ có 22% bị tái phát triệu chứng thở khò khè khi được một tuổi và 17% bị hen suyễn chủ động khi được 6 tuổi.

Các nhà khoa học cho rằng: “Thông điệp đối với các bà mẹ là hãy uống đủ các chất sắt bổ sung và con cái của bạn có thể sẽ thở dễ dàng hơn. Chúng tôi nhận thấy tác động của chứng thiếu máu đối với sức khỏe hô hấp của trẻ nhỏ thậm chí mạnh hơn và kéo dài hơn đối với những phụ nữ bị hen suyễn, thiếu máu khi mang thai.”

Bệnh hen suyễn là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Khoảng 8% phụ nữ ở độ tuổi mang thai bị mắc bệnh hen suyễn. Tại Mỹ, khoảng 9% phụ nữ mang thai nói chung và 27% phụ nữ mang thai ở các gia đình có thu nhập thấp bị thiếu máu. Có tới 95% chứng thiếu máu khi mang thai là do thiếu sắt.

]]>
https://meyeucon.org/16492/me-mang-thai-thieu-sat-con-gap-nguy-co-hen-suyen/feed/ 1
Trẻ tiếp xúc sớm với vi khuẩn làm giảm nguy cơ hen suyễn https://meyeucon.org/16290/tre-tiep-xuc-som-voi-vi-khuan-lam-giam-nguy-co-hen-suyen/ https://meyeucon.org/16290/tre-tiep-xuc-som-voi-vi-khuan-lam-giam-nguy-co-hen-suyen/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:30:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=16290 Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy trẻ em nên tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn sớm và điều này giúp trẻ phòng tránh hiệu quả bệnh hen suyễn.

Nghiên cứu trên, được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine, cho biết những đứa trẻ ở nông thôn ít bị hen suyễn hơn những đứa trẻ sống ở thành phố.

Giáo sư, tiến sỹ Peter Sly, thuộc Viện nghiên cứu nhi khoa Queensland, cho biết các nhà khoa học đã tính toán lượng vi khuẩn và nấm lấy ra từ bụi trong phòng ngủ của trẻ và cho rằng trẻ em nên giành thêm thời gian chơi đùa ngoài trời.

Ông chỉ rõ việc tiếp xúc với các sản phẩm vi khuẩn, đặc biệt là từ động vật và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, sẽ giúp rèn luyện hệ miễn dịch với những gì cần bỏ qua trong môi trường và giúp cơ thể bảo vệ trước sự phát triển của bệnh dị ứng và hen suyễn.

Ngược lại, những đứa trẻ ở thành phố không được tiếp xúc với những loại vi khuẩn như vậy.

Tuy nhiên, tiến sỹ Sly cho rằng phát hiện trên không có nghĩa là sống ở tất cả các khu vực ở nông thôn đều có lợi cho sức khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/16290/tre-tiep-xuc-som-voi-vi-khuan-lam-giam-nguy-co-hen-suyen/feed/ 0
Trẻ bị ho hen, xin BS tư vấn cách điều trị chăm sóc https://meyeucon.org/15595/tre-bi-ho-hen-xin-bs-tu-van-cach-dieu-tri-cham-soc/ https://meyeucon.org/15595/tre-bi-ho-hen-xin-bs-tu-van-cach-dieu-tri-cham-soc/#respond Thu, 13 Jan 2011 21:13:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=15595 Hỏi: Bé gái nhà em 7 tháng tuổi. Vừa qua, cháu bị khò khè, ho nhiều, chảy nước mũi hơn 2 tuần liền, cứ tái khám bác sĩ 3 ngày thay thuốc khác. Bác sĩ bảo cháu bị hen nên phải uống thuốc lâu mới khỏi. Xin các bác sĩ cho tôi biết rõ thêm về bệnh hen này ạ, các triệu chứng, nguy cơ nhiễm bệnh,các hậu quả của bệnh và cách phòng và chữa bệnh này hiệu quả? Các phương pháp như sử dụng mật ong hay bài thuốc dân gian nào hiệu quả? Xin cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Nếu bác sĩ đã chuẩn đoán con chị bị hen thì chị nên khám, điều trị và theo dõi tại các bệnh viện vì bệnh suyễn cần phải theo dõi tốt. Ngày nay, bệnh suyễn có thể điều trị nếu bạn biết cách chăm sóc và theo dõi trẻ tốt.

Bệnh hen thường có yếu tố gia đình, nghĩa là trong gia đình hoặc họ hàng có người bị hen, viêm mũi dị ứng hoặc chàm thể tạng thì trẻ có thể mắc bệnh hen.

Các yếu tố sau đây có thể khởi phát cơn hen như lạnh, khói thuốc lá, khói xe, bụi bặm, phấn hoa, lông súc vật, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Triệu chứng hen: Trẻ đột ngột khó thở, khò khè hoặc cò cử. Khi thở các khoảng gian sườn co rút, các khối cơ hai bên cổ cũng co rút, trẻ thở rất mệt nhọc, lời nói ngắt quãng, ngồi chồm ra phía trước. Nếu bạn không phát hiện kịp thời để đưa cháu đến bệnh viện thì cháu có thể vô cơn nặng, suy hô hấp và có thể tử vong. Điều trị tốt nhất là bạn nên đưa cháu đến các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị theo dõi và quản lý tốt.

Các phương pháp dùng mật ong hay những bài thuốc dân gian khác thường chỉ dùng để điều trị cảm ho thông thường chứ không thể điều trị hen suyễn được.

Chúc bạn thành công trong việc chăm sóc con bạn,

]]>
https://meyeucon.org/15595/tre-bi-ho-hen-xin-bs-tu-van-cach-dieu-tri-cham-soc/feed/ 0
Cảnh báo nguy cơ hen suyễn đối với trẻ em đi bơi https://meyeucon.org/15540/canh-bao-nguy-co-hen-suyen-doi-voi-tre-em-di-boi/ https://meyeucon.org/15540/canh-bao-nguy-co-hen-suyen-doi-voi-tre-em-di-boi/#respond Tue, 11 Jan 2011 11:47:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=15540 Cơ quan Môi trường Liên bang (UBA) của Đức đã khuyến cáo các bậc phụ huynh không cho con trẻ trong gia đình có tiền sử dị ứng đến các bể bơi trong nhà do nguy cơ mắc hen suyễn.

UBA cho biết nguy cơ tiềm ẩn nằm ở chất nitrogen trichloride (hay còn gọi là trichloramine) được sinh ra khi nước được khử trùng bằng clo tương tác với nước tiểu, mồ hôi và các chất hữu cơ khác.

Theo khuyến cáo trên, hiện chưa thể khẳng định chắc chắc hoàn toàn rằng mô phổi có bị tổn hại ở giai đoạn đầu đời và dẫn tới hen suyễn hay không do vẫn chưa thu thập đầy đủ thông tin về các ảnh hưởng của chất trichloramine.

Do đó, các bậc cha mẹ có trẻ dưới hai tuổi trong gia đình có tiền sử dị ứng nên kiềm chế việc cho con đi bơi, đây là biện pháp phòng ngừa có tới khi nghi ngờ trên được xác định.

Chủ tịch UBA Jochen Flasbarth cũng đề nghị những người đi bơi thực hiện đầy đủ các quy tắc vệ sinh cơ bản trong khi các chủ bể bơi phải làm mọi thứ có thể để giảm thiểu nguy cơ trên, ví dụ như sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến nhất.

Chủ tịch Flasbarth nói: “Bơi lội có lợi cho sức khỏe của trẻ em và người lớn. Nhưng để có được lợi ích này, mọi người phải tắm sạch trước khi xuống bể bơi đển ngăn những tác nhân gây hại cho sức khỏe gia tăng do trichloramine.”

Một nghiên cứu do các nhà khoa học ở Bỉ thực hiện công bố năm 2006 cho thấy tỷ lệ mắc hen suyễn và chứng thở khò khè ở trẻ từ 13-14 tuổi có thể tăng đáng kể nếu chúng sử dụng bể bơi trong nhà.

Trước đó, một nghiên cứu được thực hiện trong các bể bơi của Anh vào năm 2003 đã chỉ ra tỷ lệ protein có trichloramine cao trong máu những người đi bơi trẻ tuổi và thậm chí ở cả những bậc cha mẹ ngồi trên thành bể và không bơi./.

]]>
https://meyeucon.org/15540/canh-bao-nguy-co-hen-suyen-doi-voi-tre-em-di-boi/feed/ 0