Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh Kawasaki là gì? https://meyeucon.org/23028/benh-kawasaki-la-gi/ https://meyeucon.org/23028/benh-kawasaki-la-gi/#respond Fri, 18 May 2012 00:41:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=23028 Hỏi: Con tôi gần 5 tuổi, bị sốt gần một tuần nay, kèm đỏ mắt, lòng bàn tay, bàn chân đỏ tía, đi khám kết quả ghi là theo dõi bệnh Kawasaki. Mong bác sĩ cho biết rõ về bệnh này?

Kawasaki là tên gọi loại bệnh có đặc trưng là sốt và mọc ban cấp tính, kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

Trả lời: Kawasaki là tên gọi loại bệnh có đặc trưng là sốt và mọc ban cấp tính, kèm viêm lan tỏa hệ mạch máu vừa và nhỏ, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Biểu hiện gồm nhiều triệu chứng, tổn thương nhiều cơ quan: sốt cao liên tục trên 5 ngày. Kết mạc mắt bị viêm nhưng không có nhử mắt. Lòng bàn tay, bàn chân đỏ tía và phù nề mu tay, mu chân.

Từ tuần thứ 2- 3 trẻ bị bong da đầu ngón tay, ngón chân. Môi đỏ sẫm có khi bị rộp. Lưỡi cũng đỏ, khoang họng đỏ. Nổi ban đỏ đa dạng toàn thân. Trẻ có thể bị viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, loạn nhịp tim, từ 2-4 tuần có thể bị giãn mạch vành, nhồi máu cơ tim. Trẻ còn có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, vàng da, ứ mật. Đôi khi có sưng đau đa khớp. Trường hợp nặng thì li bì hay co giật, viêm màng não vô khuẩn.

Xét nghiệm thấy protein niệu, hồng cầu niệu… Trẻ phải nhập viện để điều trị. Chủ yếu là chữa triệu chứng, giảm suy tim; phòng và điều trị biến chứng nhất là biến chứng mạch vành. Bệnh nhi cần được nhập viện điều trị và theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng.

]]>
https://meyeucon.org/23028/benh-kawasaki-la-gi/feed/ 0
Bệnh viêm mạch máu cấp tính (bệnh Kawasaki) tấn công trẻ em https://meyeucon.org/15259/benh-viem-mach-mau-cap-tinh-benh-kawasaki-tan-cong-tre-em/ https://meyeucon.org/15259/benh-viem-mach-mau-cap-tinh-benh-kawasaki-tan-cong-tre-em/#respond Fri, 31 Dec 2010 15:08:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=15259 BV Nhi Đồng 2 (TP HCM) vừa cứu sống bệnh nhi mắc Kawasaki (viêm mạch máu cấp tính) thể không điển hình, khó xác định.

Đây là căn bệnh chưa tìm ra nguyên nhân và trước đây rất hiếm gặp. Tuy nhiên hiện nay, tại BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TPHCM) số trẻ nhập viện khẩn cấp trong tình trạng sốt cao kéo dài, quầng mắt sưng đỏ tấy, lưỡi rộp lên những chấm đỏ như quả dâu tây – biểu hiện của căn bệnh hiếm Kawasaki tăng nhanh.

Bệnh nhi mắc Kawasaki thể không điển hình

Bệnh nhi P.T.H.T, 6 tuổi, ngụ ở quận 2 (TPHCM) nhập BV Nhi Đồng 2 với triệu chứng sốt 7 ngày liên tục, nổi hồng ban, 2 mắt đỏ nhưng không có ghèn, kèm ói 5 lần/ngày, đau bụng. Mạch và huyết áp không ổn định. TS.BS.Trần Thị Mộng Hiệp, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, BV Nhi Đồng 2 cho biết, tình trạng sốc của bé rất nặng khi mạch và huyết áp liên tục giảm.

Bệnh khởi phát cấp tính với những triệu chứng sốt trên 5 ngày, mắt đỏ, phát ban đỏ khắp cơ thể, xét nghiệm cấy máu và làm huyết thanh chẩn đoán thấy dương tính với Mycoplasma pneumoniae, siêu âm tim thấy có tình trạng suy giảm chức năng co bóp của tim nhưng không co giãn mạch vành, không kèm phù, bong rộp ở các đầu chi, nổi hạch cổ, tróc da. Vì vậy khả năng chưa thể chẩn đoán bé bị mắc bệnh Kawasaki.

Theo BS. Hiệp, bệnh nhân bị bệnh Kawasaki thể không điển hình hay không đủ tiêu chuẩn vẫn có nhiều nguy cơ bị biến chứng giãn động mạch vành. Trước một bệnh cảnh phức tạp như trên, dù được dùng các thuốc kháng sinh, vận mạch và truyền dịch nhưng đều không có tác dụng. BV đã tổ chức hội chẩn và quyết định điều trị bệnh nhi theo hướng bệnh Kawasaki, truyền tĩnh mạch Immuno-Globulin. Kết quả, sau 24h điều trị, bệnh nhi đã ổn định mạch, huyết áp và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.

BS. Hiệp cũng cho hay, đây là ca thứ 3 trên trẻ có cơ địa đặc biệt, rối loạn miễn dịch phức tạp gây phản ứng sốc mạnh, chỉ có vài biểu hiện giống bệnh Kawasaki tại BV Nhi Đồng 2. Bệnh Kawasaki là một bệnh sốt và phát ban cấp tính, thường gặp ở trẻ lứa tuổi nhũ nhi và dưới 5 tuổi. Là một hội chứng viêm lan toả hệ thống mạch máu vừa và nhỏ, dễ gây các tổn thương phình hoặc tắc nghẽn động mạch vành (mạch máu nuôi tim). Bệnh cũng là một trong những nguyên nhân của đột tử hoặc suy mạch vành mạn tính ở trẻ em.

BS. Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi Đồng 1 cho biết, trước đây BV chỉ tiếp nhận 10-20 ca thì đến nay BV đã tiếp nhận trên 100 ca mắc bệnh Kawasaki. Hiện nay đáng báo động là nhiều phụ huynh do thiếu hiểu biết nên chủ quan, đưa bệnh nhi đến viện quá muộn nên gây nhiều biến chứng.

Coi chừng biến chứng tim

Theo các bác sĩ, bệnh Kawasaki có triệu chứng rất đặc trưng của nhiễm trùng và dị ứng, chủ yếu là: Sốt cao liên tục trên một tuần, điều trị bằng kháng sinh không đỡ; hai mắt sưng đỏ (viêm kết mạc củng mạc); có biến đổi ở khoang miệng: Môi đỏ, lưỡi đỏ, miệng bong rộp, loét; biến đổi ở đầu chi: Đỏ tím bàn tay, bàn chân, phù nề mu bàn tay, mu bàn chân, bong da ở đầu ngón vào tuần thứ 2, thứ 3, phát ban đỏ đa dạng toàn thân; nổi hạch ở cổ và góc hàm; tổn thương tim mạch (thường sau 2-3 tuần): Loạn nhịp tim, viêm cơ tim có thể gây suy tim, dịch tràn màng ngoài tim, phình, giãn động mạch vành tim; ngoài ra có một số triệu chứng không điển hình khác, như: Rối loạn tiêu hoá (nôn mửa, tiêu chảy…); sưng đau các khớp; viêm phế quản- phổi; giãn túi mật. Xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng, tiểu cầu tăng…

BS. Vũ Minh Phúc, BV Nhi Đồng 1 cho hay: “Tuy ít gây tử vong, nhưng những biến chứng của bệnh lại rất trầm trọng. Vì chưa biết nguyên nhân gây bệnh nên rất khó phòng ngừa. Bởi vậy việc phát hiện, can thiệp bệnh sớm là điều rất cần thiết bởi muộn thì khả năng biến chứng viêm tắc, giãn tĩnh mạch vành rất cao, dẫn đến trụy tim và rất dễ tử vong. Nếu bệnh nhân được điều trị sớm, đúng cách thì thường tiến triển tốt, đặc biệt hạn chế được các biến chứng về tim mạch. Vì vậy, các bà mẹ đang có con nhỏ cần biết các triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời nhằm làm giảm các biến chứng và hậu quả do bệnh gây ra”.

Chưa tìm ra nguyên nhân

Kawasaki là một bệnh viêm mạch máu cấp tính được bác sĩ Tomisaku Kawasaki phát hiện đầu tiên năm 1967. Đến nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh vẫn chưa được khẳng định nhưng thống kê thế giới cho thấy tỷ lệ trẻ em châu Á nhiễm nhiều. Ở Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 50-100/100.000, ở Mỹ khoảng 5-15/100.000 (trẻ em dưới 5 tuổi).

Nếu đưa trẻ đến bệnh viện quá trễ (sau 10 ngày) thì khả năng biến chứng viêm tắc và giãn mạch vành khá cao. Tỷ lệ tử vong chiếm 0,1-1% thường xảy ra trong 2 tháng đầu của bệnh. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy tỉ lệ tái phát của bệnh là 7/1.000 ca khỏi. Trẻ mắc bệnh Kawasaki thì phải tái khám suốt đời. Kawasaki thường xảy ra cho trẻ dưới 5 tuổi, đôi khi cũng đến với người lớn nhưng hiếm.

]]>
https://meyeucon.org/15259/benh-viem-mach-mau-cap-tinh-benh-kawasaki-tan-cong-tre-em/feed/ 0
Cảnh báo bệnh lạ Kawashaki ở trẻ em https://meyeucon.org/7425/canh-bao-benh-la-kawashaki-o-tre-em/ https://meyeucon.org/7425/canh-bao-benh-la-kawashaki-o-tre-em/#respond Mon, 12 Jul 2010 03:44:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=7425 Có rất nhiều trẻ em ở TPHCM phải nhập viện do một căn bệnh lạ là Kawashaki. Bệnh rất dễ bị biến chứng dẫn đến suy tim.

Biểu hiện ban đầu ở trẻ nhiễm bệnh là sốt cao, cả người phát ban, da ở tay và chân bị tróc… Bệnh rất dễ bị biến chứng dẫn đến suy tim. Bé Huỳnh Nhật Văn, 9 tuổi ở Bình Phước là một bệnh nhi nhập viện tại Khoa tim mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM trong tình trạng sốt cao, cả người phát ban đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, da chân, da tay bị bong tróc.

Biểu hiện ban đầu của bệnh Kawashaki là sốt cao

Chị Bùi Thị Mộng Huyền, mẹ của bé Văn, lo lắng: ” Ở nhà tôi thấy cháu sốt phát ban nên ra tiệm thuốc bắc mua thuốc uống tiêu ban. Sau khi uống, chân tay bé bị phù, đỏ lên, người nhà nói nên tránh gió nên không đưa bé đi khám. Ba ngày sau, cháu sưng chân, đỏ mắt và không thấy hạ sốt nên mới cho cháu đến bệnh viện”.

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh Kawashaki, đây là bệnh do một bác sĩ người Nhật có tên Kawashaki phát hiện ra. Biểu hiện bệnh thường bắt đầu với sốt cao 39 – 40 độ C, kéo dài 3-4 ngày, uống thuốc hạ sốt không khỏi, toàn thân phát ban, mắt đỏ… nhiều trẻ còn bị nổi hạch. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng lên tim mạch, làm tim to, nhịp tim nhanh. Nhưng nguy hiểm nhất là biến chứng làm viêm tắc và giãn mạch vành, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tử vong. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh Kawashaki cũng có thể bị sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột… Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho biết: “Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh Kawashaki, chỉ thấy một số triệu chứng hiện ra trên đứa bé và bác sĩ khám, điều trị thôi. Các bác sĩ dự đoán, nguyên nhân gây bệnh Kawashaki có thể liên quan tới một số bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng, một số cơ chế liên quan tới miễn dịch… Tuy vậy, cho tới nay, tất cả các nguyên nhân trên đều chỉ là phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học cụ thể”.

Có rất nhiều bệnh gây sốt cao và phát ban ở trẻ nhỏ. Vì vậy, khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao liên tục trong khoảng từ 4 – 5 ngày, các bậc phụ huynh phải đưa trẻ đi khám ngay, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

]]>
https://meyeucon.org/7425/canh-bao-benh-la-kawashaki-o-tre-em/feed/ 0
Cảnh giác với bệnh Kawasaki https://meyeucon.org/7430/canh-giac-voi-benh-kawasaki/ https://meyeucon.org/7430/canh-giac-voi-benh-kawasaki/#respond Sat, 12 Jun 2010 03:46:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=7430 Kawasaki là một bệnh sốt và mọc ban cấp tính, thường gặp ở trẻ đang bú và trẻ dưới 5 tuổi. Là một hội chứng viêm lan toả hệ thống mạch máu vừa và nhỏ, dễ gây các tổn thương phình hoặc tắc nghẽn động mạch vành tim và cũng là một trong những nguyên nhân của đột tử hoặc suy mạch vành mạn tính ở trẻ em.

Bệnh Kawashaki có thể dẫn tới suy tim ở trẻ

Bệnh được các bác sĩ người Nhật Bản là Tomisaka Kawasaki mô tả lần đầu tiên năm 1967 với một tên gọi khá dài: “Hội chứng da-niêm mạc kèm sưng hạch limpho và bong da đầu ngón đặc trưng ở trẻ nhỏ”. Năm 1971, BS Kawasaki chính thức công bố căn bệnh này, nhưng mãi đến 1974 căn bệnh mới được thế giới biết đến. Từ đó đến nay bệnh được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có xu hướng ngày càng tăng với sự thống nhất về bộ mặt lâm sàng và dịch tễ học của bệnh. Ngày nay bệnh được chính thức mang tên của BS Kawasaki.

Bệnh Kawasaki có triệu chứng chủ yếu rất đặc trưng của nhiễm trùng và dị ứng, là: sốt cao liên tục trên một tuần, điều trị bằng kháng sinh không đỡ, hai mắt sưng đỏ (viêm kết mạc củng mạc) có biến đổi ở khoang miệng: Môi đỏ, lưỡi đỏ, miệng bong rộp, loét, biến đổi ở đầu chi: Ðỏ tím bàn tay, bàn chân, phù nề mu bàn tay, mu bàn chân, bong da ở đầu ngón vào tuần thứ 2, thứ 3, mọc ban đỏ đa dạng toàn thân, nổi hạch ở cổ và góc hàm, tổn thương tim mạch (thường sau 2-3 tuần); loạn nhịp tim, viêm cơ tim có suy tim, dịch tràn màng ngoài tim, phình, giãn động mạch vành tim… ngoài ra có một số triệu chứng không điển hình khác, như: rối loạn tiêu hoá (nôn mửa, tiêu chảy…) sưng đau các khớp, viêm phế quản-phổi, giãn túi mật. Xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng, tiểu cầu tăng…

Ðể tự nhiên bệnh có thể thuyên giảm sau 2-3 tuần, sau đó hồi phục dần sau vài tháng, nhưng có đến 1/3 dẫn đến phình, giãn, tắc nghẽn động mạch vành, suy động mạch vành mạn tính và có thể đưa đến nhồi máu cơ tim, một số bị đột tử trong thời kỳ hồi phục.

Cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được căn nguyên của bệnh. Các nhà y học nghĩ nhiều đến nguyên nhân của bệnh là do ô nhiễm môi trường và nhiễm khuẩn, cụ thể là do ngộ độc các kim loại nặng, hoá chất tổng hợp, nước rửa chén, hoá chất lau thảm và ô nhiễm môi sinh hoặc do độc tố của liên cầu khuẩn gây phản ứng quá mức của cơ thể…

Trong điều trị, người ta đều thống nhất là điều trị bằng aspirin (uống 50mg/kg cơ thể/ngày trong 2-3 tuần) và gamma globulin (tiêm tĩnh mạch 200mg-400mg/kg cơ thể/ngày trong 4 ngày, sau đó tiếp tục duy trì aspirin).

Tỷ lệ mắc bệnh Kawasaki cộng đồng khá cao, cao gấp hàng trăm lần bệnh thấp tim. ở Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 50-100/100.000, ở Mỹ khoảng 5-15/100.000 (trẻ em dưới 5 tuổi). Tuy ít gây tử vong, nhưng những biến chứng của bệnh lại rất trầm trọng. Nếu bệnh nhân được điều trị sớm, đúng cách thì thường tiến triển tốt, đặc biệt hạn chế được các biến chứng về tim mạch. Vì vậy việc mọi người nhất là các bà mẹ đang có con nhỏ cần biết triệu chứng của bệnh để phát hiện bệnh sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời; các thầy thuốc cũng cần nắm vững cách chuẩn đoán, điều trị làm giảm biến chứng và hậu quả do bệnh gây ra.

]]>
https://meyeucon.org/7430/canh-giac-voi-benh-kawasaki/feed/ 0