Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ vẫn mắc lao dù đã tiêm phòng https://meyeucon.org/16355/tre-van-mac-lao-du-da-tiem-phong/ https://meyeucon.org/16355/tre-van-mac-lao-du-da-tiem-phong/#comments Sun, 03 Apr 2011 13:50:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=16355 Theo các bác sĩ, hiệu quả của việc tiêm phòng lao chỉ là 60-70% do số bệnh nhân mắc lao không được kiểm soát trong cộng đồng là rất lớn. Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh nhất do miễn dịch kém và tiếp xúc với người thân bị bệnh.

BS. Hoàng Thanh Vân, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Các bệnh phổi TƯ cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận thêm 4-5 bệnh nhân mắc lao mới. Phần lớn bệnh nhân đến khám và nhập viện trong tình trạng đã quá nặng, do bệnh viện tuyến dưới chuyển lên.

Tại Phòng Hồi sức tích cực của bệnh viện Các bệnh phổi TƯ, tất cả bệnh nhân đều trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp, sốt cao liên tục… trong đó có trường hợp của bệnh nhi Nguyễn Quang H. (6 tháng tuổi, Thanh Hóa). “Nghĩ con đã tiêm mũi phòng lao rồi nên khi cháu có triệu chứng (ho, sốt,…) tôi tưởng con bị viêm phổi. Đến khi điều trị ở bệnh viện huyện nhiều lần không đỡ, đưa cháu lên viện Nhi TƯ khám mới biết cháu bị lao”, chị Thu – mẹ bé H. nghẹn ngào kể. Khi biết rõ bệnh của con, mẹ của chị cũng đi khám và phát hiện bị lao nên buộc phải cách ly để chữa bệnh.

Theo các bác sĩ, sở dĩ có tình trạng này là vì hiệu quả của tiêm phòng lao chỉ đạt 60-70% do số bệnh nhân mắc lao không được kiểm soát trong cộng đồng là rất lớn. Trong khi đó, trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị vi rút lao tấn công nhất do miễn dịch kém và nguồn truyền bệnh chủ yếu từ bố mẹ, ông bà….

“Vì thế, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, phải tiêm phòng đầy đủ sau đẻ (càng sớm càng tốt) cho trẻ”, BS. Vân khuyến cáo.

]]>
https://meyeucon.org/16355/tre-van-mac-lao-du-da-tiem-phong/feed/ 4
Phòng lao ở trẻ https://meyeucon.org/12530/phong-lao-o-tre/ https://meyeucon.org/12530/phong-lao-o-tre/#respond Wed, 22 Sep 2010 08:09:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=12530 Hỏi: Con gái tôi mới sinh em bé được 2 tuần. Có người khuyên cho cháu đi tiêm phòng lao. Có người lại khuyên không cần thiết vì cháu còn quá bé. Tôi không biết nên như thế nào?

Trả lời: Lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ở trẻ nhỏ có thể mắc lao màng não rất nguy hiểm. Vì vậy nên tiêm vaccine phòng lao cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh để góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh lao.

Vaccine để tiêm phòng lao là BCG. Phần lớn trẻ em đều có phản ứng tại chỗ tiêm như: Xuất hiện nốt nhỏ và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước bằng đầu bút chì. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều đó chứng tỏ trẻ đã có miễn dịch.

]]>
https://meyeucon.org/12530/phong-lao-o-tre/feed/ 0
Bệnh lao ở trẻ em và cách điều trị https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/ https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/#comments Wed, 11 Aug 2010 11:02:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=11211 Hỏi: Thưa Bác sĩ! Bé nhà tôi chỉ mới được 6 tháng tuổi mà đã bị nhiễm lao phổi do mẹ bị mà không biết nên đã tiếp xúc thường xuyên, kể từ ngày phát hiện bệnh mặc dù sống chung nhà nhưng cách ly không cho mẹ gần bé. Vậy cho hỏi với bệnh của bé có điều trị khỏi không? Vì sao sau khi sinh đã chích ngừa Lao rồi mà bé vẫn bị thâm nhiễm? Bác sĩ có chế độ dinh dưỡng nào cho em bé không chỉ giúp dùm tôi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời: Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70% và chủ yếu lây qua đường hô hấp.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng.

Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em: Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu; Lao cấp tính như lao màng não và lao kê; Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi; Lao ngoài phổi khác.

Lao sơ nhiễm

– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.

– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.

– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;

– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi

Thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!

Lao sơ nhiễm

– Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ.

– Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót.

– Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ, bao gồm:

– Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch;

– Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi: thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở các vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Để phòng bệnh, sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao.

Trẻ em được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG có thể tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây. Và đã có miễn dịch rồi cũng hết sức hạn chế không để trẻ cùng sống hay tiếp xúc với người ho khạc ra vi trùng lao, đồng thời tránh các bệnh truyền nhiễm khác làm suy sụp miễn dịch lao. Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.

Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

Bạn nên đưa bé đi khám để có chẩn đoán và điều trị chính xác!

]]>
https://meyeucon.org/11211/benh-lao-o-tre-em-va-cach-dieu-tri/feed/ 2
Bệnh lao ở trẻ em, triệu chứng điển hình và di chứng https://meyeucon.org/11209/benh-lao-o-tre-em-trieu-chung-dien-hinh-va-di-chung/ https://meyeucon.org/11209/benh-lao-o-tre-em-trieu-chung-dien-hinh-va-di-chung/#respond Wed, 11 Aug 2010 10:57:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=11209 Thông thường bệnh lao trẻ em được phân thành bốn loại cần phải điều trị là:

  • Lao sơ nhiễm hay còn gọi là lao khởi đầu
  • Lao cấp tính: có lao màng não và lao kê
  • Lao hô hấp sau sơ nhiễm: gồm lao phổi và lao màng phổi
  • Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu – sinh dục, lao ruột…

Trẻ bị sơ nhiễm lao thường có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều, thỉnh thoảng có sốt cao. Ngoài ra còn có thể có ho khan, khạc đàm, đau ngực, khó thở. Tùy theo trẻ mắc loại lao gì mà bệnh cảnh còn có thêm những triệu chứng điển hình khác.

Lao khởi đầu (lao sơ nhiễm)

Thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ từ dưới 14 tuổi, nhưng thông thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao thường trẻ không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng của cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi… Một số trường hợp diễn tiến nhẹ và tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là hai biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao, dễ đưa đến tử vong nếu không biết và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ không chủng ngừa BCG, trước 2 tuổi.

Lao màng não

Xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, báo hiệu với triệu chứng sốt nhẹ, thay đổi tính nết. Sau đó một tuần sốt 380C, nhức đầu, ói mửa, khám thấy có cứng cổ và đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, hôn mê, lé mắt, động kinh, sụp mí mắt. Nếu chẩn đoán chậm đưa đến di chứng nặng như di chứng tâm thần (thiểu năng trí tuệ, rối loạn tính tình, động kinh); yếu liệt nửa người, tay chân co rút, mù mắt, điếc…

Lao kê

Là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.

Lao đường hô hấp

Lao màng phổi và phổi thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ. Thường có triệu chứng ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân, ăn uống kém…

Lao ngoài phổi

Thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như lao cột sống: giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng; lao xương, khớp: trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da; lao hệ niệu: trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn – nếu là bé trai; lao hạch: nổi hạch thường từng chùm, dính nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu; lao ruột: đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.

Chẩn đoán và điều trị lao ở trẻ em

Ở trẻ em việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao thường khó hơn so với người lớn. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đàm. Đối với lao sơ nhiễm trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán.

Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn. Tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.

Lời khuyên cho các bậc phụ huynh

Các bậc phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm phòng văcxin BCG theo chương trình tiêm chủng mở rộng; phát hiện và điều trị sớm những người trong gia đình bị bệnh lao, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao; giữ gìn sức khỏe cho trẻ, cho trẻ ăn đủ chất để chống suy dinh dưỡng; giữ gìn môi trường sống tốt, nhà cửa thoáng đãng, sạch sẽ…

Trong gia đình có người bị lao thì cách ly trẻ, không nên tiếp xúc gần gũi (hôn hít) với trẻ… Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm…) cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).

]]>
https://meyeucon.org/11209/benh-lao-o-tre-em-trieu-chung-dien-hinh-va-di-chung/feed/ 0
Phòng ngừa bệnh lao ở trẻ em https://meyeucon.org/7871/phong-ngua-benh-lao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/7871/phong-ngua-benh-lao-o-tre-em/#respond Tue, 13 Jul 2010 09:04:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=7871 Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em – nhất là các cháu sơ sinh – dễ bị lây bệnh nên cần phải tiêm phòng cho các cháu bằng vaccin BCG (vi khuẩn mang tên người tìm ra chúng là Calmette và Guérin). Các cháu có thể bị lây từ một người không biết mình có bệnh hoặc một người có bệnh nhưng lại tưởng là mình đã khỏi rồi.

Giai đoạn bị lây bệnh đầu tiên của một cháu bé chưa tiêm phòng BK gọi là sơ nhiễm có thể không có triệu chứng gì nổi bật, phải thử nghiệm mới biết được (căn cứ vào kết quả thử nghiệm âm tính hay dương tính). Tuy vậy, cũng có những trẻ có những biểu hiện như: sốt, tình trạng sức khỏe toàn thân suy sụp, xuống cân, gầy ốm. Kết quả chụp Xquang cho thấy có những điểm bất thường ở phổi như sự xuất hiện các hạch ở quanh khí quản và ở phổi. Đối với các cháu mới sinh, bệnh lao màng não là một bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Khi thấy một đứa trẻ bị sơ nhiễm lao, người ta thường để ý tìm xem người nào đã lây bệnh sang cháu và thường phát hiện ra ngay trong gia đình hoặc người thường tiếp xúc với cháu.

Việc chữa trị cho một cháu bé bị sơ nhiễm lao rất đơn giản: cho cháu uống thuốc kháng sinh loại chống lao trong thời gian từ 6 – 9 tháng.

Những phản ứng thử với thuốc thử lao:

Những phản ứng của cơ thể cháu bé đối với thuốc thử lao cho thấy: cơ thể cháu đã tiếp xúc với trùng BK hoặc cháu đã được tiêm vaccin BCG phòng lao rồi. Người ta tiêm vào dưới da các cháu một lượng nhỏ các vi trùng lao (BK) đã bị chết, rồi quan sát trạng thái da ở chỗ tiêm.

Nếu cơ thể không bị nhiễm BK và cháu chưa tiêm phòng vaccin BCG thì không có phản ứng gì ở da: kết quả âm tính.

Nếu cơ thể đã tiếp xúc với BK hoặc đã chích ngừa vaccin BCG thì da có phản ứng: kết quả dương tính.

Có nhiều cách thử nghiệm: làm trầy một diện tích rất nhỏ da của cháu bé rồi nhỏ một giọt thuốc thử lao lên vết trầy; đắp một lớp pommát (thuốc mỡ) thử lao lên da; dùng kim chích tiêm vào dưới da một lượng nhỏ thuốc thử.

Việc nhận định kết quả của việc thử nghiệm không phải ai cũng làm được, vì phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy các bà mẹ cần đưa cháu tới bác sĩ hoặc nơi có chuyên môn để bác sĩ hoặc các chuyên viên làm việc. Cần phải đưa cháu tới đúng hẹn, thường là 2 – 4 ngày sau khi thử. Kết quả dương tính thường có các dấu hiệu như: chỗ chích thử có một vùng đỏ bao quanh, dưới da có một cục sờ thấy cứng hoặc quanh chỗ chích có nhiều điểm nhỏ hơi phồng, màu đỏ.

Có thể có nhiều dấu hiệu tương tự làm người ta lầm là kết quả dương tính. Bởi vậy, muốn chắc chắn, người ta thường tiến hành nhiều cách thử nghiệm, từng đợt cách nhau một khoảng thời gian.

Kết quả dương tính cho biết đứa trẻ đã tiếp xúc với BK (nếu trước đó, cháu không được tiêm phòng vaccin BCG).

Nếu kết quả dương tính rất rõ rệt thì cháu vừa bị nhiễm BK trong thời gian gần đây. Nếu kết quả dương tính không rõ rệt thì khó xác định được thời gian nhiễm bệnh. Bởi vậy, người ta thường thử ít nhất mỗi năm một lần cho các cháu để dự đoán sự tiến triển của bệnh bằng cách so sánh các kết quả của mỗi lần thử với nhau.

3 tháng sau mới kiểm tra kết quả và cháu bé phải có kết quả dương tính. Nếu kết quả âm tính thì việc tiêm ngừa vừa rồi chưa đạt yêu cầu, phải tiêm ngừa lại. Việc chích ngừa vaccin BCG cần thực hiện càng sớm càng tốt. Vì vậy, người ta thường chích cho các cháu ngay khi mới sinh.

Tất cả mọi trẻ em đều có thể chích ngừa bệnh lao bằng vaccin BCG, trừ trường hợp đang bị bệnh nào đó hoặc vừa tiêm ngừa một bệnh khác thì phải tạm hoãn lại một thời gian.

Việc chích ngừa vaccin BCG không làm cho cháu bé bị sốt hoặc có phản ứng gì khác ngoại trừ hiện tượng sau vài tuần, chỗ chích có một cái vảy nhỏ, ở dưới vảy có một cục cứng, chung quanh vảy có một vùng đỏ. Nếu chích dưới da ở cánh tay, có thể nổi hạch ở nách. Có trường hợp hạch sưng to, có mủ nhưng thường sẽ khỏi nhanh.

Việc chích vaccin BCG phòng lao đã tỏ ra rất hữu hiệu, kể cả đối với các dạng lao nguy hiểm như lao màng não. Tuy vậy, việc chích phòng phải thực hiện cẩn thận và có quá trình theo dõi về sau.

Ðúng là sau khi đã chích ngừa, nếu kết quả dương tính không rõ rệt chứng tỏ khả năng miễn nhiễm yếu, cần phải chích lại. Thật ra, khả năng miễn nhiễm này cũng yếu đi theo thời gian. Bởi vậy, thường các cháu phải thử lao mỗi năm một lần để thấy nếu cần thì chích ngừa lại.

Thời gian và những nhận xét, theo dõi của mỗi lần chích ngừa cần phải được ghi đầy đủ vào sổ y bạ của các cháu.

Chương trình phòng chống lao Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/7871/phong-ngua-benh-lao-o-tre-em/feed/ 0
Bệnh lao hạch ở trẻ em https://meyeucon.org/11217/benh-lao-hach-o-tre-em/ https://meyeucon.org/11217/benh-lao-hach-o-tre-em/#respond Fri, 14 May 2010 11:19:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=11217 Bệnh thường gặp ở vùng cổ, xuất hiện nhiều ở trẻ em. Các hạch viêm thông thường (do thương tổn răng, miệng, mũi… ) là nơi vi khuẩn lao dễ dàng xâm nhập, khu trú và dẫn đến lao hạch.

Đường xâm nhập của trực khuẩn lao có thể do nhiễm khuẩn lao toàn cơ thể (như trong lao phổi), gây viêm hạch nhiều chỗ. Trực khuẩn lao có thể xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết qua thương tổn lao ở niêm mạc miệng, hoặc từ một tổn thương thông thường do sang chấn, nhiễm khuẩn. Trực khuẩn lao qua niêm mạc miệng đi vào đường bạch huyết (lao hạch tiên phát), có khi xâm nhập hệ thống bạch huyết qua niêm mạc miệng mà không để lại dấu vết gì.

Biểu hiện của bệnh

– Thể viêm hạch thông thường: Không viêm quanh hạch, thường ở vùng dưới hàm hay cạnh cổ có một hay nhiều hạch sưng to, cứng, không đau, di động dưới da. Có thể hạch chỉ dừng ở giai đoạn này hay chuyển sang giai đoạn viêm quanh hạch.

– Thể viêm hạch và viêm quanh hạch: Các hạch sưng to và tụ lại thành một khối, nhiều cục dính vào sâu và vào da do viêm quanh hạch. Lúc đầu hạch cứng, không đau, sau mềm và chuyển sáng. Da trở nên loét, rò chảy mủ màu xanh nhạt, không dính, trong mủ có bã đậu lổn nhổn. Lỗ rò có bờ tím, bong ra, có thể bội nhiễm gây viêm hạch lan tỏa. Sau khi khối tổ chức hạch đã bị loại trừ hết, lỗ rò khó để lại những sẹo lồi, sùi trắng hoặc những dây chằng xơ. Trong quá trình viêm hạch lao, nói chung sức khỏe bình thường trừ trường hợp bị bội nhiễm hay kèm theo tổn thương lao phổi, xương…

– Thể khối u: Là viêm hạch lao phì đại. Thể này ít gặp, khối u thường ở cổ, ít được chú ý, thấy một hay vài hạch nổi to, sau dính thành một khối không đau, di động, sờ chắc và không có viêm quanh hạch. Khối u to dần, có thể bằng quả cam, chiếm gần hết vùng bên cổ. Các hạch khác (dưới hàm, mang tai…) cũng bị phì đại. U ở một bên nhưng có khi cả hai bên làm cho cổ như bạnh ra.

Điều trị lao hạch

Về điều trị, cần chú ý chăm sóc sức khỏe, nhất là đối với trẻ em, tránh để viêm hạch mạn tính tạo điều kiện cho trực khuẩn lao xâm nhập. Cần vệ sinh răng miệng, nhổ hoặc chữa răng sâu. Khi đã được chẩn đoán xác định là lao hạch, cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa lao, phối hợp với nâng đỡ thể trạng bằng chế độ ăn uống tốt, nghỉ ngơi hợp lý.

Có thể cắt bỏ hạch đối với trường hợp u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú, di động. Lao hạch ở trẻ em thường khỏi nếu được điều trị toàn thân, lý liệu pháp, giữ vệ sinh. Không nên cắt bỏ hạch sớm ở trẻ em vì hạch có vai trò bảo vệ chống sự xâm nhập của trực khuẩn lao.

Ở giai đoạn hạch áp xe lạnh sắp vỡ mủ, có thể hút mủ ra, dùng thuốc kháng sinh và tiếp tục dùng rimifon vài tháng dù không còn biểu hiện bệnh.

BS Võ Thu Nga, Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/11217/benh-lao-hach-o-tre-em/feed/ 0
Bệnh lao phổi ở Việt Nam: Tăng nhanh ở nhóm trẻ https://meyeucon.org/11214/co-ban-ve-benh-lao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/11214/co-ban-ve-benh-lao-o-tre-em/#respond Wed, 05 May 2010 11:03:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=11214 Trong hai ngày (4-5/5), Bộ Y tế tổ chức Hội nghị lần thứ 18 Ban điều phối Liên minh các đối tác phòng chống lao toàn cầu tại Hà Nội.

Hội nghị có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược phòng chống bệnh lao hiệu quả trên phạm vi toàn cầu.

Mỗi năm có khoảng 3.000 ca lao kháng thuốc

Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, sự ra đời và hoạt động tích cực của Liên minh phòng chống lao toàn cầu đã đáp ứng tính cấp bách về việc ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này, tạo ra sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân. Đồng thời, chia sẻ trách nhiệm không biên giới trong việc ngăn chặn và khống chế bệnh lao.

Tiêm phòng cho trẻ sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lao

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc BV Phổi TƯ, Chủ nhiệm chương trình chống lao Việt Nam, tuổi bệnh nhân lao trong những năm gần đây có nhiều thay đổi. Tỷ lệ lao phổi tăng ở nhóm tuổi trẻ và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Phân tích sâu về xu hướng cho thấy, mặc dù có giảm hàng năm ở nhóm tuổi trung niên (đặc biệt ở nữ giới) nhưng lại có hai nhóm tuổi tăng ở mức đáng lo ngại: Thanh thiếu niên và người già. TS Sỹ cho rằng, điều này có thể chi phối đến tình hình dịch vì luôn có một số lượng nguồn lây “tiềm tàng” ở nhóm trẻ tuổi. Bệnh sẽ kéo dài trong cuộc đời họ nếu không được chữa khỏi. “Bệnh lao ở Việt Nam có xu hướng trẻ hóa một phần do liên quan đến lối sống hoặc nhiễm HIV của một bộ phận thanh thiếu niên”- TS Sỹ nhấn mạnh.

Một nguyên nhân nữa làm cho tình hình dịch tễ bệnh lao ở Việt Nam chậm thay đổi, theo TS Sỹ đó là tình hình lao phổi đa kháng thuốc chưa được kiểm soát tốt. Theo điều tra kháng thuốc trên toàn quốc, tỷ lệ lao đa kháng thuốc (MDR) trong lao phổi mới xuất hiện hàng năm là 2,7% và trong số lao điều trị lại là 19%. Như vậy, mỗi năm có khoảng 3.000 trường hợp MDR. Con số này nếu không được quản lý tốt sẽ là nguồn lây dai dẳng trong cộng đồng.

Theo đánh giá của BV Phổi TƯ, tình hình lao phổi đang có xu thế dịch tễ phức tạp, trong đó xu hướng tăng các bệnh lao ngoài phổi, lao phổi smear, lao tái phát và điều trị lại.

Dịch vụ khám ban đầu còn nhiều hạn chế

Liên minh phòng chống lao được thành lập sau cuộc họp của Ủy ban đặc biệt đầu tiên về dịch tễ bệnh lao tại London (Anh) vào tháng 3/1998. Sáng kiến phòng chống lao đã đưa ra tuyên bố Amsterdam về phòng chống lao vào tháng 3/2000. Sáng kiến này kêu gọi hành động từ các đoàn đại biểu cấp Bộ trưởng của 20 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam xếp thứ 12 trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu, với khoảng 150.000 bệnh nhân lao các thể xuất hiện hàng năm và khoảng 12.000 ca đồng nhiễm lao/HIV.

Trăn trở với công tác phòng chống lao, TS Sỹ đánh giá, hiện rất thiếu cán bộ làm công tác chống lao vì nguy cơ lây nhiễm cao, thu nhập thấp; Thuốc uống chống lao trôi nổi trên thị trường không thể quản lý nổi; Người dân vẫn có thói quen tự chữa bệnh mà không cần điều trị theo đúng phác đồ làm tăng tỷ lệ kháng thuốc; Hiện có khoảng 20.000 phạm nhân có tỷ lệ mắc lao và lao kháng thuốc cao hơn nhiều ngoài cộng đồng. Qua điều tra dịch tễ cho thấy, một số lượng bệnh nhân lao tìm kiếm dịch vụ khám ban đầu tại các cơ sở y tế tư nhân, các bệnh viện ngoài hệ thống chống lao mà chưa được chẩn đoán, điều trị tốt.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam là quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao trên thế giới, mặc dù Chính phủ, Bộ Y tế đã dành nhiều sự quan tâm và ủng hộ cho công cuộc phòng chống. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam khẳng định tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ những hoạt động phòng chống lao của Ngành y tế và Chương trình chống lao ở Việt Nam. Gần đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Khám chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Chính phủ cũng tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác y tế nói chung và công tác phòng chống các bệnh xã hội, trong đó có bệnh lao. Các hoạt động này nhằm nâng cao năng lực của y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở, đảm bảo cho công tác chống lao hoạt động hiệu quả.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cam kết ủng hộ hoạt động phòng chống lao của ngành y tế và Chương trình chống lao quốc gia. Cam kết ủng hộ các hoạt động của Liên minh phòng chống lao toàn cầu tại Việt Nam. “Chúng tôi kêu gọi sự ủng hộ nhiều hơn nữa từ cộng đồng quốc tế, Liên minh toàn cầu cho hoạt động phòng chống lao ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đặc biệt các nước có tình hình bệnh lao, lao kháng thuốc và lao/HIV cao” – Phó Thủ tướng nói.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho rằng, Liên minh phòng chống lao toàn cầu ra đời tuy chưa lâu nhưng đã thể hiện sự cam kết và quyết tâm của cộng đồng quốc tế ngăn chặn bệnh lao. Bộ Y tế Việt Nam và Chương trình chống lao Việt Nam hoàn toàn ủng hộ các tôn chỉ mục đích của Liên minh này.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, công cuộc phòng chống lao trên toàn cầu còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là với các quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao như Việt Nam. Càng nặng nề hơn khi đại dịch HIV chưa được ngăn chặn và tình trạng lao kháng đa thuốc vẫn chưa được kiểm soát. Đói nghèo đồng hành với bệnh lao, đó cũng là một trở ngại lớn.

]]>
https://meyeucon.org/11214/co-ban-ve-benh-lao-o-tre-em/feed/ 0
Phòng chống bệnh lao cho trẻ https://meyeucon.org/943/phong-chong-benh-lao-cho-tre/ https://meyeucon.org/943/phong-chong-benh-lao-cho-tre/#respond Mon, 29 Mar 2010 10:08:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=943 Bệnh lao hiện nay là một trong những bệnh hàng đầu gây tử vong và nhiều người mắc nhất là ở các nước đang phát triển. Ở trẻ em, bệnh thường nặng có thể dẫn đến tử vong nếu mắc các thể lao nặng như lao kê và lao màng não. Phần lớn bệnh lao ở trẻ em là thể lao phổi BK (+).

Tiêm vaccin phòng lao cho trẻ sơ sinh

Tại các nước đang phát triển lưu hành độ nhiễm lao của trẻ em không chủng BCG ở lứa tuổi 14 là trên 20% và ở lứa tuổi 10 là từ 10-20%. Trẻ bị lao thường có nguồn lao từ người thân (trong các gia đình nghèo, điều kiện sống chật chội và ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch suy giảm) chiếm đến 70%, chủ yếu lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị lây bệnh ở trường học, ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.

http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/04/bebidauhong400.jpg

Thường gặp các thể lao sau ở trẻ em:

  • Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu
  • Lao cấp tính như lao màng não và lao kê
  • Lao hô hấp sau sơ nhiễm lao phổi và lao màng phổi
  • Lao ngoài phổi khác.

Lao khởi đầu hay lao sơ nhiễm

Có thể xảy ra từ 0-14 tuổi, nhưng không thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và không có chủng BCG. Biến chứng tại chỗ và ở xa càng nặng nếu trẻ càng nhỏ. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa. Có trường hợp có biểu hiện ở niêm mạc và ngoài da như: hồng ban nốt nổi 2-3 đợt hay viêm kết giác mạc. Triệu chứng của lao sơ nhiễm rất mơ hồ, giống như biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp nên khó chẩn đoán, dễ bị bỏ sót. Trẻ có thể tự khỏi, nếu lao sơ nhiễm tiến triển nhẹ và sức đề kháng của trẻ cao.

Lao cấp tính

Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Vi khuẩn lan truyền theo đường máu từ tổn thương ban đầu, xảy ra ở các lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ nhỏ không tiêm vaccin BCG, dưới 2 tuổi, 5-10% ở trẻ nhỏ và trẻ càng lớn thì tần suất càng ít.

Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm ở trẻ nhỏ

Lao màng phổi (hiếm gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, thường xảy ra ở trẻ lớn, 6 tháng sau sơ nhiễm lao), với triệu chứng mệt, sút cân, ho, đau tức ngực, Xquang phổi cho thấy tràn dịch; Lao phổi, với triệu chứng sốt nhẹ về chiều, mệt, chán ăn, sút cân, tức ngực, ho có đờm hay có máu.

Lao ngoài phổi, thường gặp lao hạch ngoại vi, lao xương khớp, lao màng bụng và lao niệu, sinh dục.

Về lao kháng thuốc ở trẻ, hiện chưa xác định là có hay chưa, nhưng tình trạng một số trẻ ở vùng sâu, vùng xa không tuân theo cách chữa trị lao bài bản nên đã xảy ra vi khuẩn lao kháng thuốc với chính bản thân trẻ đó. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là do đại dịch HIV/AIDS ngày càng gia tăng sẽ tạo điều kiện để lao kháng thuốc phát triển.

Chẩn đoán: Bệnh lao ở trẻ em rất khó vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, trong khi lứa tuổi thường bị lao lại dưới 5 tuổi “chưa biết nói, không biết khạc đờm”.

Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).

Phòng bệnh: Sau khi sinh 3 ngày trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Các bậc cha mẹ cần tránh để trẻ bị suy dinh dưỡng và nếu trong gia đình có người bị lao thì phải cách ly trẻ khỏi nguồn lây.

BS. Nguyễn Chiến Thắng – Theo Sức Khỏe & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/943/phong-chong-benh-lao-cho-tre/feed/ 0