Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Hơn 32% học sinh THPT bị tật khúc xạ https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/ https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/#respond Sun, 07 Nov 2010 20:05:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=13626 Ngày 7-11, Sở Y tế TPHCM cho biết đã triển khai dự án “Phòng chống mù lòa trẻ em khu vực thành thị tại TPHCM”.

Dự án do UBND TP phê duyệt với tổng kinh phí hơn 3,8 tỉ đồng. Trong đó, Tổ chức Fred Hollos Foundation (Úc) tài trợ gần 3,3 tỉ đồng. Dự án nhằm giảm tối đa tỉ lệ mù có khả năng phòng tránh được và tổn thương thị lực ở trẻ em. Thời gian thực hiện từ tháng 9-2010 đến tháng 12-2011.

Theo Viện Khoa học và Giáo dục VN, tỉ lệ bị tật khúc xạ của học sinh tiểu học đang là 18,67%, THCS là 23,47% và THPT là 32,68%. Số liệu điều tra quốc gia cũng cho thấy tỉ lệ bị tật khúc xạ tăng từ 2,5% (năm 2002) lên 10%-25% (năm 2007), đặc biệt tập trung ở trẻ em trong độ tuổi đến trường.

]]>
https://meyeucon.org/13626/hon-32-hoc-sinh-thpt-bi-tat-khuc-xa/feed/ 0
Nghiện tivi và những bệnh về mắt https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/ https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/#comments Sun, 10 Oct 2010 13:24:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=13027 Những đôi mắt hồn nhiên ngây thơ của trẻ nhỏ luôn khiến những bậc làm cha mẹ quan tâm và chăm sóc. Trẻ em ở thành phố lớn thường thiếu những nơi vui chơi giải trí, có lẽ chỉ có thể “làm bạn” với chiếc tivi. Nhiều bậc phụ huynh đã thờ ơ, không quan tâm hay không biết cách chăm sóc đôi mắt cho trẻ dẫn đến tình trạng mắt của trẻ nhỏ thường có dấu hiệu “xấu” đi.

Hiện nay trẻ em thường gặp phải các chứng bệnh về thị lực như cận thị, loạn thị, thị lực kém, lác… Những trẻ đã có “tiền sử” không tốt về thị lực do không được chăm sóc kịp thời nên thường có những biểu hiện xấu đi. Chị Hà Thu, phố Liễu Giai, Hà Nội cho biết: “Những ngày hè vừa qua, vì không có chỗ gửi cháu, nên tôi thường để cháu chơi ở nhà. Và điều tôi không ngờ nhất rằng sau một kỳ nghỉ hè thị lực của cháu đã giảm rất nhanh”. Tìm hiểu rõ nguyên nhân, cháu Hà Anh, con chị Hà Thu thường xem tivi, mắt phải hoạt động nhiều. Sau đó, do không có người quan tâm, quản thúc giờ sinh hoạt của cháu, nên cháu tiếp tục đọc sách, đọc truyện tranh… ở ngay cả những nơi thiếu ánh sáng. Chỉ sau vài tháng hè, thị lực của cháu Hà Anh có phần kém đi nhiều.

Không an tâm về sức khỏe của con mình, chị Hà Thu đã đưa cháu đến Bệnh viện Mắt Trung ương để có thể khám và điều trị. Chị Trần Thu Thủy, điều dưỡng trưởng khoa Nhãn nhi, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: “Mắt của trẻ hiện nay thường bị nhược thị do thường xuyên phải nhìn gần để xem tivi, máy tính, chơi game, đọc sách báo tại những nơi thiếu ánh sáng… Việc cháu Hà Anh có thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài khiến cháu bị suy giảm chức năng thị giác. Thường thì đối với nhược thị, rất khó có thể tìm được một loại kính để giúp khả năng nhìn tốt hơn”.

Bên cạnh nhược thị, trẻ cũng rất dễ mắc phải những bệnh thường gặp khác như lệch góc nhìn, những tật khúc xạ về mắt… Những tật khúc xạ về mắt thường không cần can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật là mổ, mà quan trọng là những bài tập cho mắt để nâng cao thị lực cho trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt cũng sẽ góp phần điều trị các tật khúc xạ cho trẻ em. Theo chị Trần Thu Thủy, trẻ em ở các vùng nông thôn sẽ ít mắc phải những tật khúc xạ về mắt do các em có một không gian sống rộng rãi, thoải mái, từ đó mắt thường được nhìn rộng, nhìn xa, sẽ điều tiết tốt hơn. Trẻ em nông thôn cũng ít nhu cầu và điều kiện để tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với những trang thiết bị điện tử có thể gây các tật khúc xạ về mắt như tivi, màn hình máy vi tính, chơi game…

Xã hội ngày càng phát triển, những thiết bị điện tử phục vụ cho truyền hình, nhu cầu giải trí của con người cũng ngày càng đi lên. Trẻ em ngày nay cũng chẳng có thêm những sự lựa chọn cho việc vui chơi giải trí. Các em có thể sẽ “làm bạn” với những chiếc tivi, những chương trình game… một thời gian dài mà không hề biết chán. Từ khi trẻ mới vài tháng tuổi, nhiều gia đình đã chọn phương án cho con em mình xem truyền hình với mục đích cho con ăn ngoan, không nghịch ngợm chạy nhảy. Lớn hơn thì do lo ngại xã hội phát triển lắm cạm bẫy, nên những bậc làm cha làm mẹ tiếp tục để con em mình xem truyền hình trong nhà cho yên tâm. Họ không quan tâm và biết rằng ngoài các bệnh về mắt khi xem tivi quá nhiều, trẻ thường hay bị ảnh hưởng tới thể chất. Các em tập trung xem tivi, sẽ ít có cơ hội vận động thể chất, có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Hay do chỉ mải mê xem tivi, trẻ sẽ ít có những giao tiếp với xã hội bên ngoài. Một số em ngay từ khi mới bước chân đi học đã có hiện tượng mắt luôn trong tình trạng bị mỏi mệt, suy giảm thị lực… Chị Thủy cho biết thêm, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi xem tivi, các em lớn hơn thì nên hạn chế thời gian xem khoảng 1-2h/ngày. Không nên dùng truyền hình để có thể cho trẻ ăn hay hạn chế sự hiếu động, vì như thế vô tình các bậc phụ huynh đã tạo cho con em mình những thói quen không tốt.

Vai trò của phụ huynh đối với sức khỏe, thị lực của con em mình là rất quan trọng. Nên thường xuyên theo dõi thời gian biểu của con, không để trẻ tiếp xúc với tivi nhiều, ngồi máy tính lâu, hay đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng và gần mắt. Đôi mắt luôn là cửa sổ tâm hồn, và là một phần không thể thiếu đưa trẻ cảm nhận, hòa nhập với xã hội, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn về đôi mắt cho trẻ, tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc do phát hiện muộn nên khó thể điều trị.

]]>
https://meyeucon.org/13027/nghien-tivi-va-nhung-benh-ve-mat/feed/ 1
Trẻ bị loạn thị, phải làm thế nào? https://meyeucon.org/11227/tre-bi-loan-thi-phai-lam-the-nao/ https://meyeucon.org/11227/tre-bi-loan-thi-phai-lam-the-nao/#comments Wed, 11 Aug 2010 11:45:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=11227 Hỏi: Cháu gái nhà tôi 3 tuổi, lâu nay cháu sinh hoạt bình thường, nhưng gần đây tôi phát hiện thấy mỗi khi xem ti vi cháu thường nhìn gườm gườm vào ti vi. Tôi có đưa cháu đi khám, bác sĩ chẩn đoán cháu bị loạn thị, bác sĩ yêu cầu phải cho cháu đeo kính thường xuyên. Tôi lo lắng, muốn hỏi thêm bác sĩ là, có cách nào ngoài việc phải đeo kính không?

Trả lời: Loạn thị xảy ra khi giác mạc không phải là một hình cầu hoàn hảo, gây mờ do ánh sáng hội tụ không cân đối. Tật loạn thị thường gặp, xảy ra khi hình dạng và độ cong của giác mạc không đều, thay vì là hình cầu hoàn hảo thì là hình quả trứng. Người loạn thị thấy mờ, đôi khi kèm theo biến dạng hình ảnh ở mọi khoảng cách. Người loạn thị có thể kèm theo cận hoặc viễn thị. Trẻ được chẩn đoán loạn thị thì cần đeo kính thường xuyên để tránh dẫn đến nhược thị. Loạn thị thường không giảm theo tuổi. Khi trên 18 tuổi, có thể phẫu thuật để điều trị vĩnh viễn loạn thị.

Bác sĩ Trần Hải Yến
Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt, TP.HCM

]]>
https://meyeucon.org/11227/tre-bi-loan-thi-phai-lam-the-nao/feed/ 2
Cận thị, viễn thị, loạn thị: Ba tật khúc xạ của mắt https://meyeucon.org/11219/can-thi-vien-thi-loan-thi-ba-tat-khuc-xa-cua-mat/ https://meyeucon.org/11219/can-thi-vien-thi-loan-thi-ba-tat-khuc-xa-cua-mat/#respond Wed, 11 Aug 2010 11:30:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=11219 Cận, viễn, loạn thị là các tật khúc xạ của mắt. Khi mắt nhìn một vật thì ánh sáng từ vật đó sẽ xuyên qua không khí, qua các môi trường trong suốt của mắt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính ) đến võng mạc cảm thụ ánh sáng.

Các môi trường trong suốt này có các chỉ số khúc xạ khác nhau, nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa: Khúc xạ con mắt như một thấu kính hình cầu có đường kính 5,7mm, tiêu cự sau F , = 22,9mm, công suất hội tụ + 58,2 đi-ốp.

Các loại tật khúc xạ của mắt

Mắt chính thị

Là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh cuả một vật ở vô cực (quang sinh lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét.

Mắt cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Có 2 loại cận thị

Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số nầy vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.

Cận thị bệnh lí: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ có thể 20 – 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

Mắt viễn thị

Là mắt có có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Trong quá trình phát triển cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

Mắt loạn thị

Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học nầy không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạ lường chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như nhiều kính trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

Các triệu chứng tật khúc xạ của mắt

Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ. Hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi thấy các triệu chứng: nhìn chữ trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, kèm với hay than nhức mỏi mắt, nhìn mờ là rất có thể trẻ đã bị tật khúc xạ, cần phải cho trẻ đi khám ngay.

Điều trị

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tật khúc xạ

Đeo kính gọng

Là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn nhất. Nó được chỉ định cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, việc xác định chính xác tật khúc xạ của trẻ phaỉ nhờ vào các phương pháp khám khúc xạ khách quan. Bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có khoa Mắt để được khám chính xác. Tại đó, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc liệt điều tiết (trẻ sẽ mờ vài ngày) sau đó sẽ dùng phương pháp soi bóng đồng tử để xác định tật khúc xa. Phương pháp này có giá trị đặc biệt ở trẻ em, người câm, người không trả lời chính xác.

Mang kính tiếp xúc (contactlens)

Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, không muốn hoặc không có chỉ định mổ, có thể mang kính tiếp xúc.

Phẫu thuật

Được chỉ định cho những trường hợp vì lí do nghề nghiệp hay lí do gì đó mà không muốn mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Hiện nay phương pháp mổ bằng laser (LASIK) cho kết quả rất tốt.Tuy phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ lớn hơn 18 tuổi khi mà độ khúc xạ của trẻ ổn định.

Dự phòng tật khúc xa cho trẻ em

  • Đọc sách phaỉ đủ ánh sáng. Không nên để chói mắt.
  • Không được ngồi quá gần màn hình tivi, xem tivi quá lâu.
  • Nên vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời haì hoà với việc học tập.
  • Thức ăn hằng ngày phải đủ dinh dưởng gồm thịt, cá, dầu, các loaị đậu, hoa quả, rau xanh

Cận, viễn, loạn thị là các tật khúc xạ của mắt. Khi mắt nhìn một vật thì ánh sáng từ vật đó sẽ xuyên qua không khí, qua các môi trường trong suốt của mắt (giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính ) đến võng mạc cảm thụ ánh sáng. Các môi trường trong suốt này có các chỉ số khúc xạ khác nhau, nhưng chúng ta có thể đơn giản hóa: Khúc xạ con mắt như một thấu kính hình cầu có đường kính 5,7mm, tiêu cự sau F ,  = 22,9mm, công suất hội tụ  + 58,2 đi-ốp.

I. Mắt chính thị

Là mắt có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt. Khi đó ảnh cuả một vật ở vô cực (quang sinh lí là 5m) sẽ hội tụ đúng trên võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc. Lúc đó người ta sẽ thấy ảnh rõ nét.

II. Mắt cận thị

Là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận thị có tiểm sau trước võng mạc. Ảnh sẽ mờ đi.

Image

Có 2 loại cận thị

  • Cận thị trục (cận thị đơn thuần) như đã nói trên, là sự mất quân bình giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó. Nhưng 2 chỉ số nầy vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học, nhỏ hơn 6 độ, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
  • Cận thị bệnh lí: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Cận trên 6 độ có thể 20 – 30 độ. Có những tổn thương, hư biến ở mắt, có tính di truyền.

III. Mắt viễn thị

Là mắt có có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc. Nhìn vật thấy mờ, không rõ nét.

Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Trong quá trình phát triển cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành chính thị. Nếu sự phát triển này không trọn vẹn sẽ gây nên viễn thị.

IV. Mắt loạn thị

Là mắt có hệ quang học không phải là lưỡng chất cầu. Nghĩa là bề mặt giác mạc không phải đồng nhất hình cầu mà có những kinh tuyến với các đường kính khác nhau. Do đó ảnh của một điểm qua hệ quang học nầy không phải một điểm mà là một đường thẳng. Như vậy sự khác nhau giữa viễn thị và loạn thị là sự khác nhau về khúc xạ. Mắt Viễn thị là mắt có khúc xạ lường chất cầu. Còn mắt loạn thị không phải cầu mà có thể coi như  nhiều  kính trụ chồng lên nhau. Mắt loạn thị có thể đi cùng với cận và viễn thị. Điều chỉnh kính cho mắt loạn thị phức tạp hơn so với mắt cận và viễn.

B. Triệu chứng

Triệu chứng chung của tật khúc xạ là nhìn xa không rõ. Hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi thấy các triệu chứng: nhìn chữ trên bảng không rõ, hay nheo mắt, cầm sách đọc quá gần, hay đỏ mắt, kèm với hay than nhức mỏi mắt, nhìn mờ là rất có thể trẻ đã bị tật khúc xạ, cần phải cho trẻ đi khám ngay.

C. Điều trị

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tật khúc xạ

  • Cách 1: Đeo kính gọng : là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn nhất. Nó được chỉ định cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên đối với trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi, việc xác định chính xác tật khúc xạ của trẻ phaỉ nhờ vào các phương pháp khám khúc xạ khách quan. Bạn nên đưa trẻ đến các bệnh viện có khoa Mắt để được khám chính xác. Tại đó, bác sĩ sẽ  nhỏ thuốc liệt điều tiết (trẻ sẽ mờ vài ngày) sau đó sẽ dùng phương pháp soi bóng đồng tử để xác định tật khúc xa. Phương pháp này có giá trị đặc biệt ở trẻ em, người câm, người không trả lời chính xác.
  • Cách 2: Mang kính tiếp xúc (contactlens): Trong trường hợp không muốn mang kính gọng, không muốn hoặc không có chỉ định mổ, có thể mang kính tiếp xúc.
  • Cách 3: Phẫu thuật : Được chỉ định cho những trường hợp vì lí do nghề nghiệp hay lí do gì đó mà không muốn mang kính gọng hoặc kính tiếp xúc. Hiện nay phương pháp mổ bằng laser (LASIK) cho kết quả rất tốt.Tuy phương pháp này chỉ được áp dụng cho trẻ lớn hơn 18 tuổi khi mà độ khúc xạ của trẻ ổn định.

D. Dự phòng tật khúc xa chọ trẻ em

  • Đọc sách phaỉ đủ ánh sáng. Không nên để chói mắt.
  • Không được ngồi quá gần màn hình tivi, xem tivi quá lâu.
  • Nên vui chơi giải trí, thể dục ngoài trời haì hoà với việc học tập.

Thức ăn hằng ngày phải đủ dinh dưởng gồm thịt, cá, dầu, các loaị đậu, hoa quả, rau xanh

]]>
https://meyeucon.org/11219/can-thi-vien-thi-loan-thi-ba-tat-khuc-xa-cua-mat/feed/ 0
Tật khúc xạ ở trẻ em, làm sao tránh? https://meyeucon.org/11230/tat-khuc-xa-o-tre-em-lam-sao-tranh/ https://meyeucon.org/11230/tat-khuc-xa-o-tre-em-lam-sao-tranh/#respond Sun, 30 May 2010 11:55:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=11230 Mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém. Trong lớp học, trẻ mắt kém không nhìn rõ trên bảng, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Đây là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, cần nhận biết và có biện pháp khắc phục sớm.


Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em

Cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng. Cận thị có thể là bẩm sinh hay mắc phải. Điều chỉnh mắt cận thị là đeo kính phân kỳ để giúp cho ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc và khi đó vật sẽ được nhìn rõ.

Viễn thị ngược lại với cận thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnh của vật rơi vào phía sau của võng mạc. Người bị viễn thị nhìn xa rõ hơn nhìn gần. Điều chỉnh mắt viễn thị bằng đeo kính hội tụ để kéo ảnh của vật về đúng trên võng mạc. Cần lưu ý là mắt viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm.

Loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau. Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N, chữ B đọc thành chữ H, chữ I đọc thành chữ T… Loạn thị có thể là đơn thuần hoặc phối hợp với cận thị hay viễn thị. Điều chỉnh mắt loạn thị bằng cách đeo kính trụ.

Lệch khúc xạ là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt, có thể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễn nhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thị đơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn.

Hậu quả không thể xem thường

Nhìn chung, mắt có tật khúc xạ là mắt có thị lực kém và trẻ thường biểu hiện bằng nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có thể có nhức đầu, nhức mắt… Trong lớp học trẻ không nhìn rõ trên bảng, hay cúi đầu lại gần sách để nhìn cho rõ, hay chép nhầm bài, đọc nhầm chữ thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Những trường hợp này cần được phát hiện sớm và gửi đi khám bác sĩ mắt để có phương hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra trẻ phải tuân thủ đầy đủ chế độ vệ sinh học đường như tư thế ngồi học, bàn ghế, bảng đen, ánh sáng phòng học, chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý để không bị mắc phải cận thị học đường hoặc nếu có bị những tật khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn.

Lác mắt không chỉ là vấn đề thẩm mỹ

Lác là một bệnh mắt thường gặp ở trẻ em và là một vấn đề xã hội vì có tới 4% trẻ em sinh ra hằng năm bị lác. Lác mắt là hiện tượng lệch trục nhãn cầu biểu hiện bằng độ lác khi quan sát thấy. Đây không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác hai mắt đi kèm. Lác có thể là lác trong (khi nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (khi nhãn cầu lệch ra ngoài) hay lác đứng (khi nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ bị nhìn hai hình. Lúc đó não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời và sẽ không có được thị giác hai mắt.

Triệu chứng của lác ở trẻ em thường được phát hiện bởi bố mẹ trẻ. Bất cứ trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên xuất hiện lác cần phải coi là nghiêm trọng và phải được đưa đi khám ngay.

Điều trị lác có 3 bước liên quan chặt chẽ với nhau là: Điều trị nhược thị, điều trị thẳng trục nhãn cầu để hết lác và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Mắt bị lác thường có tật khúc xạ đi kèm và gây trầm trọng thêm tình trạng nhược thị cũng như các rối loạn thị giác hai mắt nên bất cứ trẻ lác nào có tật khúc xạ đi kèm đều phải bắt buộc đeo kính. Thời gian điều trị lác càng sớm càng tốt, điều trị sớm không những rút ngắn thời gian điều trị mà còn tăng cường hiệu quả điều trị và nâng cao cơ hội phục hồi thị giác hai mắt. Các phương pháp điều trị khác nhau như: đeo kính, bịt mắt tập chỉnh quang, điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật… là tùy theo chỉ định của thầy thuốc với từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra trẻ sau khi điều trị khỏi lác vẫn cần phải theo dõi lâu dài và duy trì kết quả điều trị đã đạt được.

Nhược thị và khiếm thị

Nhược thị là hiện tượng mắt kém ở một hoặc hai bên do các nguyên nhân khác nhau như: lác mắt, do tật khúc xạ hay một số bệnh lý tại mắt. Tuy nhiên nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng. Các phương pháp điều trị nhược thị có thể là đeo kính, bịt mắt lành, tập chỉnh quang hay phẫu thuật… tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Khác với nhược thị, khiếm thị là một tình trạng khiếm khuyết về chức năng của cơ quan thị giác gây ra bởi các bệnh mắt bẩm sinh, di truyền hay mắc phải, do chấn thương mắt trong cuộc sống… mà không thể điều trị khỏi được bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, bằng thuốc hay bằng phẫu thuật. Phương pháp điều trị đối với trẻ bị khiếm thị là sử dụng các phương tiện trợ thị thích hợp giúp cho trẻ có thể tận dụng một cách hữu ích nhất phần thị lực còn lại để có thể hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

]]>
https://meyeucon.org/11230/tat-khuc-xa-o-tre-em-lam-sao-tranh/feed/ 0
Trẻ bị cận, loạn thị không điều trị sớm có thể bị mù https://meyeucon.org/2119/tre-bi-can-loan-thi-khong-dieu-tri-som-co-the-bi-mu/ https://meyeucon.org/2119/tre-bi-can-loan-thi-khong-dieu-tri-som-co-the-bi-mu/#comments Fri, 16 Apr 2010 10:25:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=2119 Hiện nay, trung bình một ngày tại khoa Mắt trẻ em – bệnh viện Mắt T.Ư có hơn 150 ca khám về tật khúc xạ.

http://img.news.zing.vn/img/182/t182984.jpg

Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó, đối tượng mắc là trẻ dưới 10 tuổi đang có xu hướng gia tăng mạnh. Đây là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam.

Tầm nhìn hạn chế

Theo chỉ định của bác sĩ, chị Nguyễn Thị Hoa (ở Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) đưa cô con gái 3 tuổi đi tập chức năng phục hồi mắt. Chị buồn rầu kể, lúc con 2 tuổi, gia đình đã thấy mắt cháu có dấu hiệu bị lé nhưng không đưa con đi khám ngay vì nghĩ sau này lớn lên cháu sẽ khỏi. Nhưng đến khi gần 3 tuổi, mắt cháu càng bị lé nặng hơn, những đồ vật để gần nhiều khi cũng không thể nhìn thấy. Lúc này chị Hoa mới đưa con đến gặp bác sĩ thì được biết cháu bị loạn thị, khả năng nhìn chỉ còn 4/10. Trường hợp của anh Trần Văn Long (H.Hải Hậu, Nam Định) còn đen đủi hơn khi cô con gái đã 7 tuổi nhưng vẫn chưa một ngày cắp sách đến trường. Cháu phải mổ mắt vì độ chênh lệch giữa hai mắt quá lớn. Cũng chỉ đến khi bác sĩ khám mới phát hiện bé Hải có một mắt bình thường, còn một mắt cận 12 đi-ốp. Bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật gấp.

Bác sĩ Hoàng Cương, bệnh viện Mắt T.Ư nhấn mạnh, nguyên nhân gây các bệnh tật khúc xạ ở trẻ nhỏ ngoài yếu tố bẩm sinh, di truyền, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, còn do tầm nhìn của trẻ bị hạn chế vì cuộc sống ngày càng đô thị hóa. “Cha mẹ cứ tưởng trẻ ngồi hàng giờ ngoan ngoãn trước màn hình là tốt mà không biết rằng trẻ suốt ngày bị nhốt trong nhà, xem ti-vi quá nhiều, không có không gian rộng để vui chơi, ngắm nhìn đã làm tăng nguy cơ bị cận, loạn thị dù chưa đến tuổi đi học”, bác sĩ Cương nói.

Không điều trị sớm có thể mù

Theo BS. Lê Thúy Quỳnh (khoa Mắt trẻ em, bệnh viện Mắt T.Ư), trẻ dưới 18  tuổi không có chỉ định phẫu thuật chữa tật khúc xạ. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp do phát hiện muộn, độ chênh lệch giữa hai mắt vượt quá 5 đi-ốp nên vẫn phải tiến hành mổ. Nếu để trẻ đeo kính với độ lệch lớn sẽ gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nhức đầu kéo dài.

Nhiều trẻ mắt không có độ lệch khúc xạ lớn, nhưng do không phát hiện sớm để điều trị nên dẫn đến hậu quả khôn lường. Lý giải điều này bác sĩ Quỳnh cho biết: “Hệ thống thị giác của trẻ chưa hoàn thiện, do đó nếu có tật khúc xạ mà không đeo kính sớm, hình ảnh võng mạc sẽ không rõ nét, ngăn trở quá trình phát triển bình thường của mắt, có thể dẫn tới nhược thị và lé, thậm chí là mù lòa. Quá trình phục hồi nhược thị cũng sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc nếu trẻ quá 10 tuổi”.

Các bác sĩ khuyến cáo, nên cho trẻ đi kiểm tra thị lực ngay tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi thấy các biểu hiện lạ ở mắt như lác, trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ, kết quả học tập giảm sút. Nếu phát hiện bị tật khúc xạ cần cho đeo kính phù hợp và tái khám định kỳ để theo dõi và xử lý biến chứng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, mắt cách mặt chữ khoảng 30cm; phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn học để phía đối diện với tay cầm bút; bố trí thời gian học và vui chơi ngoài trời hợp lý; không đọc sách, xem ti-vi, chơi vi tính quá 2 giờ liên tục; không đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/2119/tre-bi-can-loan-thi-khong-dieu-tri-som-co-the-bi-mu/feed/ 2