Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ đau bụng từng cơn dễ là bị lồng ruột https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/ https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/#respond Wed, 15 Dec 2010 16:05:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=14664 Nhiều phụ huynh thấy trẻ đau bụng lầm tưởng con bị đầy hơi hay đi ngoài bình thường mà không biết đó có thể là triệu chứng của bệnh lồng ruột, một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm.

Theo các bác sỹ chuyên khoa: Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu.

Những cơn đau lặp đi lặp lại – dấu hiệu của lồng ruột

Đang chơi ngoài sân với bạn, bé Bin (ngõ 195, Đội Cấn, Hà Nội) chốc chốc lại chạy vào nhà nhăn nhó kêu đau bụng và bắt mẹ xoa quanh rốn. Chưa đầy 1 phút sau, bé lại hất tay mẹ với vẻ mặt tươi tỉnh: “Con khỏi rồi!” và chạy ào ra chơi tiếp. Sự việc này lặp đi lặp lại gần 10 lần trong 12 giờ đồng hồ khiến mẹ bé Bin lo lắng. Đưa con vào viện khám, các bác sỹ kết luận bé bị lồng ruột, phải nhập viện ngay.

Nằm cùng phòng số 6 khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi trung ương cùng bé Bin còn có gần 10 em khác cũng có dấu hiệu tương tự.

Chị Hoa, mẹ bé Nhím (đường Nguyễn Tam Trinh, Hà Nội) kể: Nhím cũng thi thoảng kêu đau bụng nhưng một lúc lại khỏi ngay nên chị cũng chủ quan. Qua một ngày, bé vẫn bình thường nhưng sang ngày thứ hai, bé kêu đau bụng nhiều hơn, cơn đau lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 45 phút/1 lần. Chị Hoa lúc đó mới đưa con đi khám, rất may là ruột của cháu vẫn chưa đến mức bị hoại tử.

Bác sỹ Hoàng Thanh Sơn, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cả hai bé trên đã được tháo lồng ruột bằng phương pháp áp lực hơi, dưới sự hướng dẫn của máy soi X – quang. Hơi được bơm vào ruột già, với một áp lực vừa phải cho đến khi khối ruột lồng được tháo ra hoàn toàn. Rất may chỉ sau 10 phút thao tác, cả hai bé đều được bác sỹ tháo lồng ruột an toàn.

Cứ 10 trẻ mắc lồng ruột thì 8 trẻ bị hoại tử ruột sau 72 giờ

Bác sỹ Sơn cho biết, trẻ bị lồng ruột được đưa đến viện kịp thời thì việc tháo lồng khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu đến viện quá muộn thì bắt buộc phải phẫu thuật vì ruột đã bị hoại tử.

Cũng theo bác sỹ Sơn, thời gian để trẻ đau càng dài, hai đoạn ruột lồng càng chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị nghẽn, khiến ruột bị tắc gây nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột…

Bác sỹ Thanh Nga, bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo: Nếu không được điều trị kịp thời, khối lồng sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng, nhiễm trùng nặng nề. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.

Một lý do hay gặp ở trẻ bị lồng ruột là trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai mũi họng và nhiễm khuẩn đường ruột hoặc bị tiêu chảy. Đặc biệt là thời điểm giao mùa, sức đề kháng của trẻ yếu nên hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nhận biết trẻ đau vì lồng ruột

Bác sĩ Hoàng Thanh Sơn cho biết, bệnh lồng ruột dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau. Tuy nhiên, với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn xảy ra với một số bé 2 – 3 tuổi.

Với những trẻ đã biết nói, cha mẹ có thể dễ dàng đoán bệnh thông qua việc kêu đau bụng ở trẻ nhưng bệnh lồng ruột lại thường hay gặp ở bé còn bú mẹ, trong độ tuổi từ 4 đến 9 tháng. Rất khó phân biệt trẻ khóc bình thường với khóc do bị lồng ruột.

Theo bác sỹ Nguyễn Văn Lộc, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, khi trẻ bị đau do lồng ruột sẽ có những biểu hiện như: bỏ bú, da tím tái, không chú ý đến xung quanh mà khóc thét từng cơn, có thể ưỡn người hoặc co 2 chân về phía trước do đau bụng dữ dội.

Việc đau bụng thường diễn ra từng cơn, kéo dài khoảng 15-20 phút. Bên cạnh triệu trứng đau bụng, trẻ thường bị nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng. Sau khi nôn trẻ rất mệt, nằm li bì hoặc kích thích vật vã, thở khò khè… Trẻ cũng có thể đại tiện ra máu và thường lẫn với chất nhầy màu đỏ hoặc nâu, có khi cả máu đen. Khi thấy trẻ có những biểu hiện này cần đưa ngay đến bệnh viện chụp X quang, siêu âm để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bác sỹ Lộc cũng lưu ý, lồng ruột là chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu phát hiện chậm trễ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy cấp do người lớn lầm tưởng trẻ bị đầy bụng hoặc đi ngoài thông thường.

]]>
https://meyeucon.org/14664/tre-dau-bung-tung-con-de-la-bi-long-ruot/feed/ 0
Lồng ruột, bệnh thường gặp ở trẻ https://meyeucon.org/11781/long-ruot-benh-thuong-gap-o-tre/ https://meyeucon.org/11781/long-ruot-benh-thuong-gap-o-tre/#respond Fri, 27 Aug 2010 06:35:10 +0000 https://meyeucon.org/?p=11781 Lồng ruột là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em và việc phát hiện sớm bệnh giúp công việc điều trị nhẹ nhàng hơn là chỉ tháo lồng bằng hơi mà không cần phải phẫu thuật. Vậy, bệnh lồng ruột có những biểu hiện gì và nguy hiểm ra sao?


Bệnh Lồng ruột là gì ?

Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý, một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột chứa lồng, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này khiến tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, sau đó dịch và phân trong lòng ruột xì ra ổ bụng gây nên viêm màng bụng. Đây là một tình trạng nhiễm trùng nặng nề, có thể đưa dẫn đến tử vong. Thống kê cho thấy 2,5% khối lồng bị hoại tử trước 48 giờ và 82% hoại tử sau 72 giờ.

Làm thế nào để nhận biết con bạn bị bệnh lồng ruột ?

Cháu bé sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đau bụng và khóc thét từng cơn
  • Nôn ói nhiều lần
  • Đi tiêu ra phân lẫn máu (nếu muộn hơn), thường là tiêu máu đỏ bầm lẫn nhày

Khi thấy cháu có một trong những triệu chứng trên phải mang cháu đến bệnh viện chuyên khoa khám ngay.

Bác sĩ sẽ làm gì để chẩn đoán bệnh lồng ruột ?

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám cẩn thận, bác sĩ sẽ cho cháu đi siêu âm bụng tổng quát.

Biến chứng của Lồng ruột là gì?

Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể dẫn đến các những biến chứng như:

  • Tắc ruột
  • Hoại tử gây ra thủng ruột làm phân dò ra ngoài ổ bụng và đưa đến viêm màng bụng
  • Sốc nhiễm trùng, có thể dẫn đến tử vong

Điều trị bệnh lồng ruột như thế nào ?

1.Trường hợp bé được đưa đến sớm và chưa có biến chứng

  • Bé sẽ được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi: bơm hơi vào ruột với áp lực cho phép để đẩy khối lồng ra lại.
  • Phương pháp này an toàn và tỉ lệ thành công là trên 90%.
  • Khi thất bại với tháo lồng bằng hơi thì bé sẽ được mổ để tháo khối lồng ra bằng tay

2.Trường hợp bé đến trễ đã có biến chứng

  • Cháu bé sẽ được hồi sức và mổ tháo lồng bằng tay
  • Đánh giá tình trạng của đoạn ruột bị hoại tử, sau đó cắt nối ruột hoặc đưa ruột ra ngoài tùy tình trạng ổ bụng của bé sạch hay dơ

Bs.Thanh Nga

Bạn có biết?

  • Bệnh lồng ruột thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi.
  • Bệnh lồng ruột phần lớn thường xảy ra bất thình lình ở những trẻ em khỏe mạnh, bụ bẫm, ở bé trai nhiều hơn bé gái

Theo nhiều bác sĩ ngoại khoa, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi đột ngột dễ gây bệnh lồng ruột. Để ngăn chặn yếu tố nguy cơ gây bệnh lồng ruột, khi cho trẻ ăn dặm, lúc chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ từ với liều lượng tăng dần.

]]>
https://meyeucon.org/11781/long-ruot-benh-thuong-gap-o-tre/feed/ 0
Nhận biết bệnh lồng ruột ở trẻ còn bú https://meyeucon.org/11785/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-con-bu/ https://meyeucon.org/11785/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-con-bu/#comments Sat, 03 Jul 2010 06:41:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=11785 Hỏi: Con tôi 6 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ và rất bụ bẫm, vừa qua mấy chị bạn đến thăm nói với tôi là phải chú ý đề phòng bệnh lồng ruột cho cháu. Tôi phải làm sao để đề phòng bệnh lồng ruột cho cháu, thưa bác sĩ? Xin bác sĩ cung cấp thêm một số thông tin về bệnh lồng ruột. Xin cám ơn.

Trả lời: Bệnh lồng ruột hay gặp ở trẻ còn bú. Bệnh xảy ra khi một đoạn ruột chui vào lòng đoạn ruột khác kế cận nó, gây nghẹt và hoại tử ruột.

Bệnh rất cần phát hiện sớm và xử lý kịp thời mới cứu được trẻ. Triệu chứng của một ca lồng ruột thường là: trẻ bỏ bú, đột ngột ưỡn người, khóc thét, nôn vọt: nôn ra sữa, nước mật có thể có cả phân, giãy giụa, tím tái, đi ngoài ra máu, mũi (đàm, nhớt), bụng trướng căng. Các triệu chứng trên có thể đỡ dần rồi lại tái diễn. Trẻ mệt lả, ngủ thiếp đi. Khám thấy mạch nhanh, trẻ lờ đờ, có thể có biểu hiện sốc; sờ thấy khối lồng như đoạn dồi ở vùng bụng. Thăm trực tràng: rỗng, có máu mũi, hoặc máu tươi theo tay là rõ lồng ruột; nếu sờ thấy khối lồng là trường hợp lồng ruột đã để quá muộn. Cần chú ý khi phát hiện các triệu chứng trên đây phải khẩn trương đưa cháu đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Về điều trị, có hai phương pháp hay dùng là bơm hơi tháo lồng và phẫu thuật tháo lồng đều phải thực hiện tại cơ sở có điều kiện phẫu thuật. Chúng ta cần chú ý rằng: bệnh lồng ruột vẫn có thể gặp ở trẻ lớn và người lớn, nhưng thường diễn biến bán cấp hoặc mạn tính. Biểu hiện là đau dữ dội, đau tái đi tái lại nhiều lần ở ổ bụng nhất là vùng hố chậu phải; có khi nôn, ít gặp tắc ruột hay đi ngoài ra máu. Phải điều trị bằng phẫu thuật tháo lồng.

BS. Nguyễn Minh Hiền

]]>
https://meyeucon.org/11785/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-con-bu/feed/ 5
Lồng ruột cấp: Cần phát hiện và điều trị sớm https://meyeucon.org/11780/long-ruot-cap-can-phat-hien-va-dieu-tri-som/ https://meyeucon.org/11780/long-ruot-cap-can-phat-hien-va-dieu-tri-som/#comments Thu, 13 May 2010 06:21:08 +0000 https://meyeucon.org/?p=11780 Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trường hợp phát hiện muộn sẽ rất khó điều trị, thậm chí có thể làm cho trẻ tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ em, trong đó, trẻ dưới 24 tháng tuổi, bụ bẫm chiếm đa số.


Dấu hiệu khi trẻ bị lồng ruột:

– Trẻ bị đau bụng từng cơn. Khi đang sinh hoạt bình thường đột nhiên trẻ đau bụng, khóc thét dữ dội, bỏ ăn, bỏ bú. Sau cơn đau, trẻ có thể bú lại bình thường nhưng cơn đau sẽ trở lại sau đó.

– Tiếp theo là trẻ nôn ói nhiều, lúc đầu là nôn ra dịch trắng sau đó chuyển qua màu vàng hoặc xanh.

– Sau đó, trẻ đi ngoài ra phân có máu. Dấu hiệu này lại dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ.

Nguyên nhân gây lồng ruột

Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột ở trẻ nhỏ gồm có nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tự phát. Lồng ruột không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng gọi là lồng ruột vô căn hay lồng ruột tự phát. Lồng ruột tự phát chiếm khoảng 75%-90% số ca lồng ruột. Nhiều người cho rằng trong lúc vui đùa, người lớn tung hứng trẻ, khiến trẻ bị lồng ruột. Nhưng đây không phải là nguyên nhân chính. Một số nghiên cứu khác cho rằng ở trẻ nhỏ có sự mất cân đối về kích thước giữa hồi tràng và van hồi manh tràng nên dễ xảy ra lồng ruột hay viêm hạch mạc treo cũng có liên quan đến cơ chế lồng ruột. Viêm hạch mạc treo lại có liên quan đến nhiễm siêu vi. Do đó, mùa nhiễm siêu vi đường hô hấp thì lồng ruột lại xảy ra nhiều hơn.

Có nhiều phương pháp điều trị lồng ruột như tháo lồng bằng bơm hơi đại tràng, tháo lồng bằng thụt Baryt đại tràng, tháo lồng bằng thụt nước muối sinh lý vào đại tràng, phẫu thuật tháo lồng bằng tay, phẫu thuật cắt nối ruột, điều trị bằng phẫu thuật nội soi… Trường hợp bệnh nhi được đưa đến bệnh viện quá muộn, tình trạng bệnh nghiêm trọng thì phải phẫu thuật. Điều trị trường hợp này rất phức tạp, thời gian điều trị lâu dài. Có những trường hợp phát hiện quá muộn, bệnh nhi bị nhiễm độc, nhiễm trùng nên tử vong.

Vì vậy, khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của lồng ruột, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm, nhất là siêu âm, chụp Xquang để chẩn đoán chính xác, tiến hành điều trị cho trẻ kịp thời.

Bác sĩ Trần Văn Dễ

]]>
https://meyeucon.org/11780/long-ruot-cap-can-phat-hien-va-dieu-tri-som/feed/ 1
Nhận biết bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/2792/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/2792/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-nho/#respond Fri, 23 Apr 2010 09:32:17 +0000 https://meyeucon.org/?p=2792 Hỏi: Con trai tôi đã 6 tháng, cháu nặng 10kg. Tôi được biết trẻ bụ bẫm rất dễ bị lồng ruột. Xin hỏi bác sĩ như thế có đúng không? Cách nhận biết?

Trả lời: Thông thường, lồng ruột hay gặp ở trẻ đang bú mẹ, lứa tuổi từ 4-12 tháng và hay gặp ở bé trai, bé bụ bẫm.

Trẻ 5-6 tháng tuổi dễ bị lồng ruột. Khi bị lồng ruột, các mạch máu nuôi ruột dễ bị tắc nghẽn, không nuôi được đoạn lồng ruột dễ dẫn đến hoại tử. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ khóc thét, ưỡn người, bỏ bú, sau đó trẻ vẫn có thể ăn lại nhưng có dấu hiệu buồn nôn, nôn, da tím tái dần. Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt, trẻ bắt đầu đi ngoài phân có lẫn máu tươi, sức khỏe giảm sút rõ rệt: da khô, mạch chậm, người lạnh.

Khi thấy con mình có các dấu hiệu trên, bạn hãy đưa con tới ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế để khám. Nếu đúng là ồng ruột thì việc điều trị sớm rất quan trọng bằng cách tháo lồng qua bơm hơi. Nhưng nếu để muộn quá 24 giờ, rất có thể bác sĩ phải cắt đoạn ruột vì ruột bị hoại tử, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ

Theo ThS. Lê Hưng – Sức Khoẻ & Đời Sống

]]>
https://meyeucon.org/2792/nhan-biet-benh-long-ruot-o-tre-nho/feed/ 0
Nhận biết trẻ bị lồng ruột https://meyeucon.org/11784/nhan-biet-tre-bi-long-ruot/ https://meyeucon.org/11784/nhan-biet-tre-bi-long-ruot/#comments Thu, 01 Apr 2010 06:39:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=11784 Hỏi: Con trai tôi được 3 tháng tuổi, cháu rất háu ăn. Tôi nghe nói những trẻ trai, bụ bẫm rất dễ bị lồng ruột. Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu trẻ bị lồng ruột.

Trả lời: Lồng ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ đang bú mẹ, trẻ bụ bẫm, trẻ có nhu động ruột mạnh. Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học làm cản trở lưu thông của đường tiêu hóa và cản trở tuần hoàn mạch máu ruột tạo thành một chuỗi biến chứng nguy kịch (hoại tử ruột và thủng, sốc nhiễm khuẩn) nếu không kịp thời chẩn đoán và xử trí.

Độ tuổi trẻ hay bị lồng ruột là từ 4 – 9 tháng nhưng cũng có khi trẻ lớn cũng bị lồng ruột. Dấu hiệu dễ nhận là trẻ khóc thét, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái. Khi khóc trẻ ưỡn người, nôn. Khoảng 6 – 12 tiếng sau, trẻ đi ngoài phân có máu tươi, mệt mỏi, da xanh nhợt, người lạnh.

Đa phần các trường hợp lồng ruột đều tháo được bằng phương pháp bơm hơi tháo lồng. Những trường hợp lồng ruột tới trễ hoặc lồng quá chặt thì phải mổ để tháo lồng bằng tay. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, bạn hãy đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để khám.

]]>
https://meyeucon.org/11784/nhan-biet-tre-bi-long-ruot/feed/ 1
Lồng ruột ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/11788/long-ruot-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/11788/long-ruot-o-tre-nho/#respond Tue, 09 Feb 2010 07:17:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=11788 Lồng ruột là do một đoạn ruột non chui vào một đoạn ruột già. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị đau bụng từng cơn, bỏ ăn. Nếu để quá 24 giờ, trẻ có thể bị hoại tử ruột, dẫn đến tử vong.


Lồng ruột là gì?

Trong quá trình phát triển của bào thai, đoạn đầu của ruột già bao gồm manh tràng và đại tràng được cố định vào thành bụng, còn ruột non thì không. Nhưng trong trường hợp manh tràng và đại tràng không được cố định, không dính vào thành bụng, cộng với nhu động quá mạnh của ruột khiến cho ruột non chui vào lòng ruột già sẽ gây ra lồng ruột.

Nếu búi lồng lớn, ruột non và cả những mạch máu nuôi dưỡng đi kèm cũng chui vào đoạn ruột già, khiến ruột bị tắc, các mạch máu nghẽn lại, đoạn ruột lồng sẽ bị hoại tử.

Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, hay gặp nhất ở lứa tuổi 4 – 9 tháng. Đặc biệt ở trẻ khoẻ mạnh, bụ bẫm, ham ăn do nhu động ruột mạnh nên càng dễ bị lồng ruột. Ngay cả trong trường hợp cha mẹ, người trông trẻ nô đùa với trẻ làm trẻ cười quá nhiều, hoặc tung trẻ lên cao, rung lắc mạnh… cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột. Tuy nhiên, tới 90% trẻ bị lồng ruột lần đầu tiên không rõ nguyên nhân. Có một số giả thiết cho rằng kích thước của ruột có sự mất cân đối hoặc do quá sản tế bào lympho, trẻ có polip, bị viêm đường hô hấp trên và viêm ruột cũng có thể khiến trẻ bị lồng ruột.

Biểu hiện của lồng ruột

Những biểu hiện sớm nhất thường thấy ở trẻ bị lồng ruột là trẻ đau bụng từng cơn, nôn, bỏ bú. Bệnh thường xảy ra đột ngột khiến trẻ đang khỏe mạnh, chơi đùa bình thường bỗng khóc thét lên, có khi khóc lặng người đi, ưỡn người. Khi hết cơn đau, trẻ lại bú bình thường. Nhưng khoảng 10-20 phút sau, một cơn đau bụng khác lại đến… Cứ như vậy nhiều lần khiến trẻ mệt lả, nằm lịm đi, vã mồ hôi, da xanh tái.

Cùng với đau bụng, trẻ bị nôn, xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên vì khi trẻ bị lồng ruột sẽ gây ra tắc ruột hoặc bán tắc. Lúc đầu trẻ nôn ra dịch màu xanh ve, nếu để lâu trẻ sẽ nôn ra dịch ruột màu vàng. Do nôn nhiều, trẻ lại không ăn uống được nên cơ thể bị mất nước, dẫn đến rối loạn các chất điện giải, làm cho trẻ rất mệt.

Khi có những biểu hiện trên mà trẻ vẫn không được đưa đến bệnh viện để chữa trị thì khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ sẽ đi ngoài ra máu tươi có lẫn chút nhầy, có khi còn lẫn cục máu đông. Đó là dấu hiệu muộn của lồng ruột. Tuy nhiên, đi đại tiện ra máu cũng có thể xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ do lồng ruột quá chặt. Khi thấy trẻ đại tiện ra máu, nhiều người tưởng trẻ bị kiết lỵ nên cho uống thuốc chữa kiết lỵ nhưng chỉ làm cho bệnh nặng thêm. Nếu cứ để tình trạng đó khoảng 24 giờ không xử trí gì thì trẻ sẽ nôn liên tục, bụng trướng dần lên, và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào lồng ruột cũng có những biểu hiện trên. Nếu nghi ngờ trẻ bị lồng ruột (trẻ khóc thét, bỏ bú, nôn) thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để chụp X-quang và siêu âm thì mới có thể chẩn đoán chính xác.

Điều trị lồng ruột

Khi trẻ có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lồng ruột thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để việc xử trí được đơn giản và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu trẻ bị lồng ruột được phát hiện sớm thì có thể áp dụng phương pháp tháo lồng: bơm hơi qua hậu môn để đẩy chỗ ruột lồng ra.

Ngoài ra, có thể dùng chất cản quang hoặc dùng nước muối sinh lý 9%o để tháo lồng dưới sự kiểm tra của siêu âm, máy chiếu X-quang. Tuy vậy, nhiều trường hợp vẫn phải phẫu thuật tháo lồng do chỗ lồng quá chặt hoặc do trẻ đến viện muộn (quá 6 tiếng). Còn nếu sau 24 tiếng, khi khối ruột lồng đã bị hoại tử, thủng ruột, viêm phúc mạc, thì phải phẫu thuật cắt đại tràng ngoài ổ bụng hoặc cắt nửa đại tràng phải. Sau khi mổ, trẻ phải được chăm sóc tốt, ủ ấm, truyền dịch. Nếu trẻ không được chăm sóc và hồi sức sau mổ tốt, trẻ có thể bị tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.

Bạn có biết?

  • Bệnh lồng ruột thường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi.
  • Bệnh lồng ruột phần lớn thường xảy ra bất thình lình ở những trẻ em khỏe mạnh, bụ bẫm, ở bé trai nhiều hơn bé gái

Theo nhiều bác sĩ ngoại khoa, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi đột ngột dễ gây bệnh lồng ruột. Để ngăn chặn yếu tố nguy cơ gây bệnh lồng ruột, khi cho trẻ ăn dặm, lúc chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ các bà mẹ nên cho trẻ ăn từ từ với liều lượng tăng dần.

]]>
https://meyeucon.org/11788/long-ruot-o-tre-nho/feed/ 0
Phòng bệnh lồng ruột cho trẻ https://meyeucon.org/11790/phong-benh-long-ruot-cho-tre/ https://meyeucon.org/11790/phong-benh-long-ruot-cho-tre/#respond Wed, 27 Jan 2010 07:27:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=11790 Hỏi: Nghe các bác sỹ nói trẻ bị lồng ruột cũng rất nguy hiểm. Vậy xin hỏi bác sỹ là biểu hiện ban đầu của bệnh như thế nào và làm sao để phòng bệnh?

Trả lời: Số trẻ mắc bệnh lồng ruột đang có xu hướng tăng cao. Bệnhthường gặp nhiều ở trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi và nhiều nhất ở trẻ 9 tháng tuổi. Bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái.

Tuy nhiên, vẫn gặp một số trẻ em từ 2 – 3 tuổi bị lồng ruột. Bệnh lồng ruột có thể xảy ra bất ngờ khi một khúc ruột bên trên di chuyển rồi chui vào khúc ruột phía dướilàm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

Biểu hiện của bệnh là trẻ khóc thét đột ngột, nôn hết thức ăn, khoảng 5 – 6 giờ sau sẽ thấy đi ngoài ra máu. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện điều trị sớm các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tháo lồng bằng áp lực hơi.

Kết quả điều trị cho thấy gần như 100% trường hợp đều thành công trong 24 giờ đầu. Nhưng nếu đưa trẻ đến bệnh viện muộn sẽ bị tắc ruột, ứ đọng gây nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải trầm trọng, nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột… và phải phẫu thuật.

Với những trẻ đã bị thủng ruột, các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ cả đoạn ruột. Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ bị tái phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

Hiện vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh lồng ruột, do vậy cũng chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy do chế độ ăn dặm, thay đổi sữa đột ngột đã làm nhu động ruột của trẻ thay đổi dễ gây bệnh lồng ruột.

Để phòng bệnh, khi cho trẻ ăn dặm hay khi chuyển đổi sữa theo độ tuổi của trẻ, các bà mẹ nên cho trẻ ăn ít một rồităng dần theo nhu cầu cơ thể của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/11790/phong-benh-long-ruot-cho-tre/feed/ 0