Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh bệnh lây lan https://meyeucon.org/45495/benh-nhiet-mieng-co-lay-khong-cach-phong-tranh-benh-lay-lan/ https://meyeucon.org/45495/benh-nhiet-mieng-co-lay-khong-cach-phong-tranh-benh-lay-lan/#respond Tue, 07 Jun 2022 09:13:46 +0000 http://meyeucon.org/?p=45495 Nhiệt miệng là bệnh phổ biến mà ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Nhiệt miệng có lây không? Cách phòng tránh lây nhiễm thế nào là điều mà nhiều người rất quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là bệnh nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ ở môi, trong má, lưỡi, nướu,… Chúng có kích thước khoảng 2-8mm, có hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng, xung quanh viền đỏ. Bạn sẽ cảm thấy đau, nhức, khó chịu nhất là khi ăn uống hoặc giao tiếp, điều này làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Bệnh thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, sau đó vết loét se lại và tự khỏi.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Hiện nay, các chuyên gia y tế chưa tìm được ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ nhiệt miệng như:

  • Do chấn thương phần mô mềm trong miệng hoặc xước môi.
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Phản ứng dị ứng với một số loại vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Nhiễm virus Herpes, vi khuẩn và nấm.
  • Căng thẳng, stress.

Nhiệt miệng có lây lan không?

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, các vết nhiệt thường sẽ tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Thế nhưng trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây lan từ người sang người.

Bệnh nhiệt miệng có lây hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn bị nhiệt miệng do nguyên nhân sinh lý thì bệnh không lây. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng do virus Herpes simplex gây ra thì bệnh sẽ lây từ người này sang người khác.

Loại virus Herpes này là virus truyền nhiễm có khả năng lay lan nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét. Khi các vết loét bị vỡ dịch hoặc chảy máu thì tỉ lệ lây lan và nhiễm bệnh càng nhanh. Các vết loét do loại virus này gây ra thường không tự lành sau khoảng 10 ngày. Chính vì điều đó, bạn không nên chủ quan và cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị nhiệt miệng

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được sử dụng để chữa nhiệt miệng khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc kháng sinh để ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn gây hại.
  • Thuốc chống viêm thường được kết hợp với kháng sinh để làm giảm các triệu chứng đau rát, sưng viêm của nhiệt miệng gây ra.
  • Thuốc giảm đau giúp làm giảm đau nhức, làm dịu các vết loét một cách nhanh chóng.
  • Một số loại nước súc miệng chứa triclosan hay diclofenac,…
  • Nếu có những dấu hiệu như nhiễm trùng, sốt thì sẽ được kê thêm thuốc giảm đau, hạ sốt và bạn nên bổ sung thêm vitamin C, B2, PP theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bằng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian dưới đây được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt miệng rất tốt:

  • Dùng mật ong: mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành nhanh các vết thương. Dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết nhiệt, để khoảng 3-5 phút. Sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sau khi ăn.
  • Uống bột sắn: theo đông y, bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, giải độc, hay được dùng đê chữa các bệnh như nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy,… Bạn pha khoảng 10-15g bột sắn dây với nước lọc, khuấy đều rồi uống. Đối với trẻ nhỏ thì nên nấu chín bột để dùng cho trẻ. Nên áp dụng cách này 2 lần/ ngày.
  • Ăn sữa chua: thành phần trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ăn khoảng 2-3 hộp sẽ giúp vết nhiệt mau lành hơn.

Cách phòng tránh nhiệt miệng bị lây lan

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh lây lan từ người sang người.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng hàng ngày và thường xuyên để bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây hại. Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày. Thay bàn chải theo chu kì 3-4 tháng/ lần và sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng.

Không dùng chung đồ cá nhân

Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang bị nhiệt miệng. Các đồ vật như: cốc nước, bàn chải, mỹ phẩm, khẩu trang,… bởi điều nay có thể làm lây lan nhiệt miệng qua đường tiếp xúc gián tiếp.

Không tiếp xúc thân mật

Hạn chế tiếp xúc thân mật (hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng,…) đối với người đang mắc nhiệt miệng vì đây là con đường lây lan trực tiếp và nhanh nhất. Chính vì thế, bạn nên hạn chế hoạt động bày tỏ tình cảm khi bị nhiệt miệng.

Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào vết nhiệt

Bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi chạm vào vết nhiệt. Điều này giúp các vết nhiệt không bị nhiễm khuẩn nặng hơn và có thể ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan khi bạn chẳng may chạm vào người khác.

Một vài lưu ý khi chữa nhiệt miệng

Để bệnh nhanh lành hơn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
  • Uống đủ nước với nhu cầu của cơ thể. Ăn các thực phẩn mềm, loãng.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt vì sẽ làm vết nhiệt bị kích ứng.
  • Không uống các đồ uống có cồn, ga, cafein và các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt , thuốc là.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức.
  • Tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Mong rằng qua bài viết dưới đây, bạn đã có thể giải đáp được câu hỏi “nhiệt miệng có lây không?”. Bên cạnh đó, bạn không nên quá chủ quan và cần theo dõi sức khỏe của mình chặt chẽ. Nếu thấy có bất kì dấu hiệu nào khác thường thì cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/45495/benh-nhiet-mieng-co-lay-khong-cach-phong-tranh-benh-lay-lan/feed/ 0
Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả mà bạn nên biết https://meyeucon.org/45516/cac-cach-chua-nhiet-mieng/ https://meyeucon.org/45516/cac-cach-chua-nhiet-mieng/#respond Tue, 17 May 2022 09:42:03 +0000 http://meyeucon.org/?p=45516 Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính thường gặp mà ai cũng có thể mắc phải, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy có những cách nào chữa nhiệt miệng hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét trên niêm mạc miệng như: nhiệt miệng ở lưỡi, môi, má trong, vòm họng, nướu,… Các vết loét này có kích thước khá nhỏ, nông, đường kính không quá 10mm. Chúng có hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ. Vết loét thường xuất hiện lẻ tẻ khoảng từ 1-5 nốt, không lan rộng ra.

Bệnh khá lành tính và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên khi mắc phải, bạn sẽ cảm thấy đau rát, xót, khó chịu nhất là khi ăn uống hoặc chẳng may chạm vào. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bạn.

Vì sao lại bị nhiệt miệng?

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm chính xác được nguyên nhân gây nhiệt miệng. Thế nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ như:

  • Hệ suy giảm miễn dịch.
  • Nhiễm virus, vi khuẩn và nấm.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
  • Có những vết thương ở niêm mạc miệng.
  • Thiếu vitaim và khoáng chất trong cơ thể.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.

Cách chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng an toàn và hiệu quả

Dùng thuốc Tây y

Thuốc Tây chữa nhiệt miệng giúp bệnh giảm nhanh các triệu chứng, mau lành hơn.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hơp bạn được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây nhiệt miệng là do vi khuẩn, nấm. Thuốc thường được dùng để điều trị nhiệt miệng do bội nhiễm vi khuẩn là:

  • Biseptol (cotrimoxazol).
  • Doxycicllin.
  • Cloxacillin.

Trường hợp được chẩn đoán là do bội nhiễm nấm thì sử dụng các loại thuốc như:

  • Fluconazol.
  • Itracinazol.
  • Nistatin.

Thuốc chống viêm

Thuốc bôi chống viêm để làm giảm sưng viêm tại chỗ thường được chỉ định như:

  • Aceronide.
  • Fluocinonide.
  • Triamcinolone.

Có thể kết hợp với các thuốc làm giảm các triệu chứng đau xót của bệnh gây ra như: benzocaine, lidocain,…

Thuốc giảm đau

Thuốc được để bôi trực tiếp lên vết nhiệt giúp làm giảm đau như: acetonide triamcinolone, fluocinonide.

Bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sử dụng sai thuốc có thể làm khiến nhờn thuốc, vết nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Chữa bằng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y đều từ thảo dược thiên nhiên nên rất lành tính, an toàn cho người sử dụng. Người bệnh nên kiên trì áp dụng, không bỏ giữa chừng vì sẽ không có hiệu quả. Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh

Người bệnh bị nhiệt miệng thường kèm theo đau đầu, táo bón, mất ngủ, thậm chí là sốt (đối với nam giới dễ bị di hoạt tinh, suy nhược). Cách chữa trị chính là tà tâm hỏa, bổ thận thủy, chống viêm thanh nhiệt.

Bạn cần chuẩn bị: Hoàng liên 10g, trúc diệp 10g, hoàng bá 10g; cỏ mực 20g, rau má 20g; cam thảo đất 16g, tang diệp 16g; sài hồ 12g, thục địa 12g; trúc điệp 10g.

Bạn đem tất cả các nguyên liệu trên đi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 tháng chia làm 3 lần.

Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt

Những triệu chứng đi kèm với nhiệt miệng là táo bón, hơi thở có mùi, bụng đầy hơi, nóng trong người. Cách chữa là thanh nhiệt lương huyết, dưỡng tâm tỳ.

Bạn cần chuẩn bị: Cát căn 20g; sinh địa 12g, huyền sâm 12g, liên kiều 12g, chi tử 12g; thiên môn 16g, sâm đại hành 16g, mạch môn 16g; hồng hoa 10g, trần bì 10g, đào nhân 10g. Đem các dược liệu trên mang đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang chia 3 lần.

Áp dụng phương pháp dân gian

Mật ong chữa nhiệt

Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Đồng thời trong thành phần của mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng.

Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vết nhiệt, để khoảng 3-5 phút cho mật ong thẩm thấu. Mỗi ngày nên bôi 2-3 lần sau khi ăn xong và tối trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Uống bột sắn

Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt nhẹ, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan và thường được dùng để chữa các bệnh như mụn nhọt, rôm sẩy, nhiệt miệng. Đây là cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng.

Bạn cần pha khoảng 10-15g bột sắn dây với nước lọc, sau đó khuấy đều và uống trực tiếp. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu bột sắn dây khi chín đặc thì cho trẻ ăn. Kiên trì cách này khoảng 3-4 ngày sẽ chữa khỏi nhiệt miệng.

Dùng dầu dừa

Trong thành phần của dầu dừa có nhiều tính kháng khuẩn, kháng viêm có thể chữa lành nhiều vết thường, nhất là vết nhiệt. Ngoài ra, dầu dừa còn có công dụng làm đẹp cho nhiều bộ phận trên cơ thể như răng, mặt, tóc,…

Bạn cần chuẩn bị dầu dừa nguyên chất rồi bôi trực tiếp lên vết loét. Thực hiện bôi cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sau khi ăn xong và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện cách này nhiều lần thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Đắp bã chè khô

Lá chè khô tưởng chừng là thứ bỏ đi nhưng không phải ai cũng biết nó còn có công dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Thành phần của bã chè khô có chứa chất tanin, có tác dụng làm giảm đau, chống viêm, giảm sưng.

Nước chè sau khi hãm lấy nước uống thì bạn chỉ cần lấy bã đắp trực tiếp lên vết nhiệt. Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày sẽ giúp vết nhiệt se lại và khỏi hẳn.

Những lưu ý khi bị nhiệt miệng

Ngoài những cách chữa trên thì bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để bệnh nhanh lành hơn:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ ngày sau.
  • Hạn chế làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.
  • Uống đủ nước tùy theo nhu cầu của cơ thể, khoảng 1,5-2 lít nước/ ngày. Có thể uống nước ép rau củ, hoa quả để nạp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bổ sung các loại trái cây, thực phẩm có nhiều vitamin C, B, PP,…
  • Hạn chế ăn những đồ cay nóng, chiên xào, đồ ngọt,.. các loại thức uống có chứa ga, cồn, cafein như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân bị stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.

Bài viêt trên đây chúng tôi đã tổng hợp các cách chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả. Mong rằng bạn có thể biết thêm được nhiều các chữa nhiệt miệng phù hợp với tình trạng của mình. Đồng thời bạn cũng không nên chủ quan nếu thấy những dấu hiệu bất thường thì cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/45516/cac-cach-chua-nhiet-mieng/feed/ 0
Các loại thuốc trị nhiệt miệng an toàn https://meyeucon.org/45520/cac-loai-thuoc-tri-nhiet-mieng/ https://meyeucon.org/45520/cac-loai-thuoc-tri-nhiet-mieng/#respond Tue, 17 May 2022 09:41:44 +0000 http://meyeucon.org/?p=45520 Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải vài lần trong đời. Sử dụng thuốc để điều trị nhiệt miệng là cách nhanh và đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để bạn có thể lựa chọn thuốc phù hợp nhất nhé.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện những vết loét nông, nhỏ ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng như lưỡi, trong má, nướu, môi, nướu,… Các vết này có đường khoảng 2-8mm, có hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền đỏ.

Hiện nay các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố gây bệnh như:

  • Do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm.
  • Hệ miễn dịch suy giảm.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể (vitamin B, PP, B2,…)
  • Do thay đổi nội tiết tố.
  • Tổn thương niêm mạc miệng.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.

Bị nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?

Nhiệt miệng là bệnh lý khá phổ biến đối với chúng ta. Bệnh khá lành tính, nhiều khi bệnh tự phát rồi khỏi mà không cần phải điều trị. Nhiệt miệng thường kéo dài khoảng 1-2 tuần tùy vào cơ địa của mỗi người. Bệnh thường hiếm gây ra những biến chứng nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh rất lâu khỏi và có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Các loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả, an toàn

Dưới đây là một số loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn mà bạn có thể tham khảo.

Gel chữa nhiệt Urgo

Gel chữa nhiệt miệng Urgo được sản xuất tại Pháp, sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi sự an toàn, lành tính và có hương cam dùng được cho trẻ nhỏ.

Thành phần của gel gồm: dẫn xuất Cellulose, Alcohol, Acid Carboxylics và Acid Mineral, chất làm ngọt, hương cam, nước cất.

Sản phẩm có công dụng

  • Bảo vệ vết loét do nhiệt miệng gây ra.
  • Giảm các triệu chứng đau xót.
  • Làm lành vết loét nhanh chóng.

Cách dùng: Bạn dùng gel chấm trực tiếp lên vết loét, dùng que gạt trải đều lớp màng gel rồi để khô trong khoảng 10 giây. Sử dụng gel tối đa 4 lần/ngày, nên thoa trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ưu, nhược điểm của sản phẩm:

  • Ưu điểm: Bảo vệ được vết nhiệt trong 4 tiếng sau khi bôi, ngăn vết loét lan rộng, giúp vết nhiệt mau lành, giảm xót.
  • Nhược điểm: Thuốc có tính kháng khuẩn yếu nên không dùng được khi bị nhiễm khuẩn nặng, có thể gây kích ứng khoang miệng và tổn thương tế bào hạt.

Thuốc mỡ chữa nhiệt miệng Oracortia

Thuốc mỡ bôi nhiệt có nguồn gốc từ Thái Lan được nhiều người dùng. Thuốc hiện được bày bán tại dưới dạng gói thuốc mỡ nhỏ 1g màu xanh.

Thành phần của thuốc bao gồm: Triamcinolone acetonide – một loại glucocorticoid có chứa Flo, có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng các chất gây viêm. Khi bôi ngoài da hoặc niêm mạc, Triamcinolon có tác dụng giảm triệu chứng nóng rát, sưng đau.

Công dụng

  • Giảm đau rát ở các vết loét.
  • Giảm lở loét, khu trú viêm nhiễm ở phần nhiệt miệng.

Cách dùng: Bạn sử dụng một lượng thuốc vừa đủ bôi trực tiếp lên vết nhiệt, đợi vài phút cho thuốc thẩm thấu hoàn toàn.

Đánh giá ưu nhược điểm:

  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh, hiệu quả, chỉ cần bôi trong thời gian ngắn là bệnh mau khỏi.
  • Nhược điểm: Có thể gây ra nhiều tác dụng như teo da, mỏng da và ban đỏ khi dùng kéo dài.

Viên sủi Sensa Cools

Sản phẩm có thành phần: Chiết xuất chanh, chiết xuất Alyxia stellata, vỏ quế, vitamin C, đường.

Công dụng

  • Thanh nhiệt, giải độc và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng nóng trong người, nhiệt miệng…

Cách dùng: Bạn pha bột với nước rồi khuấy đều rồi uống ngay sau khi pha, không nên để lâu tránh biến chất. Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi thì uống 1 gói/ lần, mỗi ngày uống 2-3 lần. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 1/2 gói, mỗi ngày 2-3 lần.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Sử dụng thuận tiện, thuốc có vị chua nhẹ nên rất dễ uống, không gây kích ứng ở khoang miệng.
  • Nhược điểm: Không dùng được khi bị nhiễm khuẩn nặng, nếu để lâu không dùng ngay sẽ dễ biến chất mất tác dụng thuốc.

Viên uống nhiệt miệng PV

Sản phẩm do công ty cổ phần Dược Phúc Vinh nghiên cứu và sản xuất, được bào chế ở dạng viên nén nên sử dụng rất thuận tiện

Thành phần: Hoàng bá, Hoàng cầm, Cam thảo, Tế tân, Huyền sâm, Sinh địa, Liên kiều,… Các vị dược liệu có tác dụng chính là sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, thúc đẩy tiêu sưng.

Công dụng

  • Sử dụng để chữa nhiệt miệng, đau răng, chảy máu, sưng lợi.
  • Dùng khi viêm họng kéo dài.
  • Khử được mùi hôi trong khoang miệng.

Cách dùng: Người lớn dùng 3 viên/ lần, ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Đối với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 2 viên/ lần, ngày uống 3 lần sau ăn.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên nên có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng.
  • Nhược điểm: Cần dùng trong thời gian dài và thận trọng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người dương hư, tỳ vị hư hàn.

Thuốc nhiệt miệng Nhất Nhất

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và có nguồn gốc từ Việt Nam. Sản phẩm được nhiều người tin dùng bởi có hiệu quả rất cao.

Thành phần: Hoàng liên, Cam thảo, Tri mẫu, Huyền Sâm, Sinh địa, Mẫu đơn bì, Bạch thược… với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng.

Công dụng

  • Sử dụng trong trường hợp nhiệt miệng, đau răng, chảy máu chân răng, sưng lợi.
  • Có thể chữa được viêm họng, hôi miệng.

Cách dùng: Người lớn uống 2 viên x 2 lần, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi uống 1 viên x 2-3 lần.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Thuốc có thành phần từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn và không gây kích ứng.
  • Nhược điểm: Hiệu quả điều trị nhiệt miệng không cao. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bệnh thể hàn.

Xịt nhiệt miệng Traful

Sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, thuốc có dạng xịt nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Xịt nhiệt miệng Traful dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Thành phần: Nước Azulene, tinh dầu bạc hà, benzethonium clorua, glycerin, propylene glycol, polyxytylen dầu thầu dầu…

Công dụng

  • Trị các vết nhiệt miệng, bỏng rát lưỡi, nấm miệng.
  • Tạo lớp màng bao bọc vết thương, giảm đau.
  • Giảm triệu chứng viêm, sưng tấy nướu và lợi.

Cách dùng: Xịt trực tiếp thuốc lên vùng bị nhiệt miệng, mỗi ngày xịt 3 – 4 lần.

Ưu, nhược điểm

  • Ưu điểm: Xịt họng làm dịu, giảm đau ngay tức thì, không gây kích ứng khoang miệng.
  • Nhược điểm: Khả năng sát khuẩn nhẹ, không có hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng hay có bội nhiễm vi khuẩn, không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng

Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc có thể gây ra một số rủi ro nhất định. Vì thế mà bạn cần lưu ý mốt vào điều sau để hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Bạn không tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Sử dụng đúng liều lượng, không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau.
  • Bạn nên kiểm tra kỹ nhãn mác, hạn dùng và không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu hư hỏng. Nên bảo quản thuốc tại nơi có nhiệt độ phòng, nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
  • Đọc kỹ thành phần thuốc xem bạn có bi dị ứng với thành phần nào không. Trường hợp nếu có những dấu hiệu nào bất thường hoặc tình trạng nhiệt mãi kéo dài thì cần ngưng sử dụng và đến bác sĩ để thăm khám.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng nước muối khoảng 3-4 lần/ ngày. Nên sử dụng bàn chải mềm để tránh làm xước niêm mạc miệng.
  • Uống đủ nước tuỳ vào nhu cầu của cơ thể.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
  •  Bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn các thực phẩm mềm, mát để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể và không nên ăn những thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn biết thêm được nhiều loại thuốc chữa nhiệt an toàn, hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và chọn lựa những loại thuốc phù hợp với thể trạng của mình để bệnh mau lành hơn.

]]>
https://meyeucon.org/45520/cac-loai-thuoc-tri-nhiet-mieng/feed/ 0
Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì? https://meyeucon.org/45518/nhiet-mieng-nen-an-uong-kieng-gi/ https://meyeucon.org/45518/nhiet-mieng-nen-an-uong-kieng-gi/#respond Tue, 17 May 2022 09:41:15 +0000 http://meyeucon.org/?p=45518 Nhiệt miệng là bệnh lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Thế nhưng chế độ ăn uống khi bị nhiệt miệng cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lành bệnh. Vậy người bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì và kiêng gì là điều mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc ăn uống khi nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả hơn. Bạn cần chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Nên ăn thức ăn có tính mát: Các loại thức ăn như rau xanh, trái cây,… có khả năng thanh nhiệt, giải độc rất phù hợp cho những người bị nhiệt miệng. Đồng thời chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
  • Thức ăn mềm, không cay nóng: Bạn nên chọn ăn những thức ăn mềm, uống nhiều nước để tránh chạm vào vết nhiệt gây đau và giúp người bệnh dễ dàng nhai thức ăn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh thức ăn có gai vị cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi chúng sẽ làm quá trình điều trị kéo dài, bệnh lâu khỏi hơn.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin: Bổ sung vitamin cho cơ thể là điều rất cần thiết để bệnh nhanh lành hơn và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin B, PP, sắt, kẽm,… hoặc bổ sung các loại thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Thực phẩm nhiều vitmain C

Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiệt miệng. Chính vì điều đó, bạn nên ăn nhiều các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như ổi, bưởi, đu đủ, dâu tây, cà chua,… Tuy nhiên, cam và canh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin c nhưng bạn nên hạn chế sử dụng bởi chúng có chứa nhiều acid citric sẽ làm cho bạn thấy đau xót ở vết loét.

Bổ sung vitamin B2

Co thể thiếu vitamin B2 cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng, nứt nẻ, rụng tóc,… Vì vậy bạn cần bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như: hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười, cá hồi, cá ngừ,…

Thực phẩm giàu Kẽm

Kẽm là nguyên tố vi lưởng ất quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể, người bị thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Bổ sung Kẽm giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường quá trình tổng hợp các dưỡng chất cần thiết để làm lành nhanh vết nhiệt. Bạn cần bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm như cua, thịt bò, đậu phộng, trứng,…

Thực phẩm nhiều chất Sắt

Cũng giống như kẽm, sắt cũng là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tạo ra các hồng cầu trong máu. Ngoài ra, sắt còn giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bởi vậy bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm có chứa chất sắt như thịt gà, súp lơ xanh,… để giúp bệnh mau lành hơn.

Đồ ăn giàu chất xơ

Chất xơ có tác dụng hạn chế các tổn thương và tăng sinh thêm các tế bào mới, điều này sẽ nhanh chóng hồi phục các vết loét do nhiệt miệng gây ra. Bạn hãy tăng cường thêm các chất xơ trong bữa ăn gia đình bằng cách ăn các loại thức ăn như: cà chua, súp lơ xanh, rau bina, rau ngót, kiwi, dâu tây,…

Bị nhiệt miệng nên uống nước gì?

Nước cà chua

Trong thành phần của quả cà chua có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kali, natri, vitamin C, A, B, E… có công dụng làm chậm quá trình lão hõa, ngăn ngừa ung thư vú và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nước ép cà chua có vị chua nhẹ, giúp giải nhiệt nên nhiều người thường sử dụng để chữa nhiệt miệng. Bạn nên uống khoảng 2-4 ly nước ép để giảm nhiệt nhanh chóng.

Nước bột sắn

Bột sắn dây có khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, thường được dùng để chữa các bệnh mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu,…

Bạn có thể pha 10-15g bột sắn dây với nước lọc, khuấy đều rồi thưởng thức. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 cốc sắn dây để đảm bảo tác dụng điều trị. Đối với trẻ nhỏ, bạn cần phải nấu bột sắn dây cho chín rồi mới cho trẻ ăn.

Nước rau diếp cá

Rau diếp cá có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cho cơ thể. Chính vì thế mà nhiều người lựa chọn rau diếp cá để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

Bạn chuẩn bị rau diếp cá đã rửa sạch, đem đi xay nhuyễn rồi lấy phần nước cốt, lọc bả bã. Bạn uống trực tiếp rau diếp khoảng 2-3 lần/ ngày. Thực hiện cách này liên tục cho đến khi vết nhiệt khỏi hẳn. Ngoài ra, bạn cũng có thể luộc lá diếp cá lấy nước để uống hàng ngày.

Nước khế chua

Thành phần trong quá khế có chứa nhiều khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có chứa những chất như glucid, protid, acid oxaclic, canxi, natri, kali,… có tác dụng chữa ho, mẩn ngứa, táo bón và điều trị đái tháo đường.

Bạn nên rửa sạch khế rồi cắt thành từng múi nhỏ. Cho khế vào nồi nước đun sôi, để lửa nhỏ khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy nước khế để súc miệng nhiều lần trong ngày. Áp dụng cách này khoảng 3-4 ngày để giúp vết nhiệt hồi phục nhanh chóng.

Nước cam

Trong quả cam có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, E, và các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, magie,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Không những vậy chúng còn có khả năng hình thành tế bào mới, giúp các vết nhiệt nhanh chóng phục hồi.

Các bạn mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 1-2 cốc nước cam để chữa nhiệt miệng tốt nhất. Tuy nhiên bạn không nên uống quá nhiều nước cam trước khi đi ngủ vì chúng rất lợi tiểu, khiến bạn phải đi tiểu đêm.

Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì?

Thức ăn cay nóng

Các loại thức ăn có chứa nhiều gia vị cay nóng như tỏi, ớt, tiêu,… sẽ khiến người bệnh bị đau, xót, nhức sẽ khiến vết loét nặng hơn. Chính vì thế, bạn nên hạn chế các món ăn này để vết nhiệt hồi phục nhanh hơn.

Đồ ăn mặn

Những người đang mắc nhiệt miệng không nên ăn các món ăn mặn bởi chúng có thể khiến bạn bị xót, đau khi thức ăn chẳng may chạm vào vết nhiệt. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế ăn các món chứa nhiều muối trong các món ăn hàng ngày.

Đồ nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thường cứng, giòn nên chúng ta cần phải nhai kỹ hơn. Điều này có thể sẽ khiến thức ăn dễ chạm vào vết nhiệt gây đau cho người bệnh. Đồng thời, đồ chiên rán có tính nóng cũng sẽ khiến bạn bị nóng trong, bệnh sẽ lâu khỏi hơn.

Đồ ăn chứa nhiều đường

Nếu bạn ăn đồ ăn có chứa quá nhiều đường sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong khoang miệng. Tình trạng này sẽ làm cho vết loét trong miệng lâu lành hơn, bệnh tiến triển nặng hơn.

Đồ uống có gas, chứa cồn, cafein

Những người bị nhiệt miệng không nên uống các loại đồ uống có ga, cồn, cafein như rượu, bia, nước ngọt, cafe,… bởi chúng sẽ gây kích thích vết nhiệt, khiến chúng tiến triển nặng hơn. Ngoài ra trong cafe có chứa acid salicylic sẽ làm kích ứng niêm mạc miệng và làm tăng thời gian điều trị nhiệt miệng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các món mà người nhiệt miệng nên ăn, uống và cần phải kiêng trong thời gian mắc bệnh. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhanh chóng đẩy lùi nhiệt miệng.

]]>
https://meyeucon.org/45518/nhiet-mieng-nen-an-uong-kieng-gi/feed/ 0
Cách chữa và phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ https://meyeucon.org/45332/benh-nhiet-mieng-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/45332/benh-nhiet-mieng-o-tre-nho/#respond Sat, 02 Apr 2022 01:04:23 +0000 http://meyeucon.org/?p=45332 Bệnh nhiệt miệng ở trẻ nhỏ sẽ khiến cho trẻ luôn cảm thấy đau đớn, ăn không ngon, ngủ không yên. Điều này là nỗi lo lắng lớn đối với nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ mắc nhiệt miệng. Vậy cách chữa và phòng tránh bệnh tái phát thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhiệt miệng vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên có một số yếu tố sau rất dễ gây ra nhiệt miệng:

  • Vô tình làm tổn thương niêm mạc miệng (chẳng may cắn phải má, môi)
  • Nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm.
  • Thiếu vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
  • Do căng thẳng, stress.

Biểu hiện nhiệt miệng ở trẻ

Cha mẹ có thể quan sát thấy bằng mắt thường khi trẻ bị nhiệt miệng như:

  • Trong niêm mạc miệng xuất hiện một vài đốm trắng nhỏ, kích thước khoảng 1-2mm và lan rộng ra 8-10mm.
  • Sau một vài ngày, đốm nước vỡ ra và tạo thành vết loét, chúng có hình tròn hoặc bầu dục, xung quanh có viền đỏ.
  • Vết nhiệt thường xuất hiện ở môi, nướu, má trong, lưỡi,…

Bên cạnh đó, trẻ có những dấu hiệu bất thường như:

  • Trẻ nhỏ chảy dãi nhiều hơn, hay đưa tay lên miệng.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ ăn do đau hoặc khó chịu.
  • Trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon.
  • Thân nhiệt của trẻ cao hơn so với bình thường hoặc trẻ có thể sốt nhẹ.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà an toàn

Cha mẹ có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng cho trẻ dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách chữa nhiệt miệng lành tính, an toàn mà ai cũng có thể áp dụng được. Nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm rất tốt giúp làm giảm đau, lành nhanh vết nhiệt miệng. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối thường xuyên làm ngăn ngừa các bệnh về răng miệng.

Các mẹ sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối loãng với tỉ lệ 0,9%. Cho trẻ súc miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sẽ thấy vết loét nhanh lành hơn.

Ăn sữa chua

Trong thành phần của sữa chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe của con người. Ăn sữa chua hàng ngày giúp làm cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm đau tại vết loét do nhiệt miệng gây ra. Các mẹ nên cho trẻ ăn từ 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.

Uống bột sắn chữa nhiệt

Theo Đông y, bột sắn có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc làm mát cơ thể. Chúng thường được sử dụng để chữa các bệnh như mụn nhọt, rôm sảy, nhiệt miệng,…

Các mẹ nên cho trẻ uống bột sắn dây hòa tan với nước đun sôi để nguội, trẻ nên uống 2 lần/ ngày. Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên nấu bột sắn dây với nước sôi đến khi sánh mịn để cho trẻ ăn.

Lưu ý: Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không được áp dụng cách này. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cho thêm đường vào bột sắn vì sẽ làm mất tác dụng chữa nhiệt.

Uống nước rau má

Trong thành phần của rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids có tác dụng làm lành nhanh vết thương, trị nhiệt miệng hiệu quả. Ngoài ra, chất oxy hóa có trong rau má sẽ giúp làm se vết loét nhanh chóng.

Cha mẹ cần chuẩn bị một nắm rau má đã rửa sạch. Sau đó đem đi xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt cho trẻ uống trực tiếp. Thực hiện cách này trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, rau má có tính hàn nên các mẹ chỉ dùng một lượng vừa đủ, không dùng quá 40gr/ ngày (tương đương với một cốc nước rau má). Bên cạnh đó cũng không dùng liên tục trong vòng 1 tháng bởi có thể khiến trẻ sẽ bị đầy bụng và tiêu chảy.

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Đây là phương pháp dân gian chữa nhiệt miệng được nhiều người biết đến nhất. Theo nghiên cứu, mật ong có chứa defensin-1 giúp làm giảm đau, ức chế vi khuẩn và làm lành nhanh vết thương. Bên cạnh đó, trong mật ong có nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Hơn thế nữa, vị ngọt của mật ong rất dễ dàng cho trẻ sử dụng.

Mẹ sử dụng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết nhiệt cho trẻ. Để cho mật ong thẩm thấu khoảng 2-3 phút rồi cho trẻ súc miệng lại với nước ấm. Mẹ nên áp dụng cách này cho trẻ sau khi ăn xong hoặc trước khi đi ngủ, thực hiện khoảnh 2-3 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và không nên pha nước mật ong cho trẻ uống bởi có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Phòng nhiệt miệng tái phát ở trẻ

Để tránh nhiệt miệng tái phát lại nhiều lần, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều cần thiết để bảo vệ khoang miệng khỏi virus, vi khuẩn gây hại. Nên cho trẻ đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ vi khuẩn. Cho trẻ sử dụng bàn chải có đầu lông mền và chú ý thay bàn chải đánh răng định kỳ 3-4 tháng/ lần.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin để cơ thể tăng cường sức khỏe. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có tính mát như rau xanh, cà chua, cam, hoa quả tươi,… Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu cơ thể để giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là các loại nước uống nhiều vitamin C (nước cam, chanh, ổi, bưởi,…) sẽ giúp vết nhiệt mau lành hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc miệng như: đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm có gia vị cay nóng,…

Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Cha mẹ nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi của trẻ hợp lý, cho trẻ vui chơi, tập thể dục nhẹ nhàng. Hạn chế cho trẻ thức khuya, tránh làm trẻ căng thẳng, stress.

Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Các trường hợp nhiệt miệng ở trẻ em thường không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên có vài trường hợp nhiệt miệng nặng hơn thì bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

  • Sốt cao.
  • Vết nhiệt không se lại mà ngày càng lan rộng hơn.
  • Nổi hạch bạch huyết.
  • Đau tức vùng bụng.
  • Đi đại tiện ra lẫn máu hoặc chất nhầy.

Khi đến khám, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng nhiệt miệng cùng với các biểu hiện đi kèm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của trẻ. Chình vì thế, các mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ chặt chẽ để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

]]>
https://meyeucon.org/45332/benh-nhiet-mieng-o-tre-nho/feed/ 0