Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Các dạng viêm âm đạo thường gặp trong những tháng mang bầu https://meyeucon.org/26980/cac-dang-viem-am-dao-thuong-gap-trong-thai-ky/ https://meyeucon.org/26980/cac-dang-viem-am-dao-thuong-gap-trong-thai-ky/#respond Wed, 03 Apr 2013 03:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=26980 Có rất nhiều chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai, phát hiện bản thân bị viêm âm đạo nên cảm thấy rất lo lắng và buồn phiền. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm âm đạo trong thời kỳ mang thai? Viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển củathai nhi không ?

Các dạng viêm âm đạo

ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương cho biết, viêm âm đạo với những triệu chứng: khí hư ra nhiều và có mùi tanh, ngứa rát âm hộ – âm đạo, đặc biệt là sau khi giao hợp.

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai. Việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn khá đơn giản, bệnh có thể hết sau khoảng một-hai tuần dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt tại chỗ mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng tái phát khi có điều kiện thuận lợi.

 

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ mang thai.
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ mang thai.

Bên cạnh tác nhân vi khuẩn, trùng roi cũng gây viêm âm đạo. Đây là một loại ký sinh trùng có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục và gây viêm nhiễm cho cả nam lẫn nữ. Tương tự với viêm do vi khuẩn, viêm do nhiễm trùng roi cũng khiến thai phụ dễ bị sẩy thai, sinh non. Khí hư ra nhiều, lỏng, có bọt và mùi hôi là những triệu chứng của bệnh này. Người bệnh bị ngứa, rát nhiều ở vùng âm đạo, âm hộ; bị đau rát khi giao hợp hoặc đi tiểu.

Khi điều trị, điều quan trọng là cần có sự phối hợp của cả thai phụ và người chồng, vì bệnh có thể lây ngược lại nếu chỉ điều trị một phía. Trong thời gian điều trị, cần tuyệt đối không giao hợp để hạn chế tối đa cơ hội lây truyền.

Ngoài ra, viêm âm đạo còn có thể do nhiễm nấm. Bệnh có thể đã xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt khi mang thai, điều kiện môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết ra nhiều, lượng đường trong máu biến đổi… là cơ hội để nấm phát triển. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi nhưng gây ngứa rát, khó chịu cho mẹ. Vì vậy, nếu thấy huyết trắng ra nhiều, ngứa rát vùng âm đạo, thai phụ nên đi khám để được điều trị sớm. Thông thường, nếu ở những tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc đặt, sau đó có thể dùng thuốc uống. Bệnh này khó điều trị dứt hẳn, dễ bị tái phát khi môi trường âm đạo bị biến đổi hoặc điều kiện vệ sinh kém.

Vệ sinh đúng cách

Ngoài nguyên nhân từ việc thay đổi nội tiết trong cơ thể, viêm âm đạo do nấm, do vi khuẩn thường bắt nguồn từ những thói quen xấu của phụ nữ. Nhiều phụ nữ thường có xu hướng vệ sinh quá mức như thụt rửa sâu hay bơm dung dịch vệ sinh vào âm đạo. Điều này sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày tưởng để giữ sạch vùng âm đạo, song vô tình lại khiến cho quần lót dày lên, kém khô thoáng và làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo.

ThS-BS Dung Hạnh lưu ý, cách tốt nhất là nên vệ sinh thông thường, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh hàng ngày; thường xuyên thay quần lót, mặc quần áo sạch, giữ cho “vùng kín” khô ráo. Phụ nữ có thai vẫn có thể tắm ngâm bồn nhưng phải dùng nước sạch. Không nên mặc quần chật, ẩm ướt và kém vệ sinh.

Nếu thấy khí hư ra nhiều cần đi khám chuyên khoa sớm. Uống hoặc đặt thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc theo toa cũ để uống hoặc mua thuốc theo truyền miệng.

]]>
https://meyeucon.org/26980/cac-dang-viem-am-dao-thuong-gap-trong-thai-ky/feed/ 0
Đừng coi thường các bệnh phụ khoa khi mang thai! https://meyeucon.org/22711/dung-coi-thuong-cac-benh-phu-khoa-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/22711/dung-coi-thuong-cac-benh-phu-khoa-khi-mang-thai/#respond Wed, 02 May 2012 12:14:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=22711 … nếu như ở nước ngoài, yêu cầu khám phụ khoa là bắt buộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, thì ở nước ta, nhiều người chỉ quan tâm đến việc siêu âm thai nhi, chứ chưa chú ý tới việc khám sức khỏe của bản thân và chăm sóc vùng kín. Thậm chí, một số trường hợp bị bệnh còn không chữa triệt để vì sợ ảnh hưởng tới thai. Đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây nhiều hệ lụy cho cả mẹ và con.

Sau 2 năm mong mỏi mới đậu thai nên khi thấy ra máu khi có bầu 5 tuần, chị Hòa rất lo lắng. Nghĩ bị động thai, chị đi siêu âm, bốc thuốc bắc về uống hằng tháng nhưng cuối cùng bác sĩ phụ khoa lại phát hiện chị bị polip cổ tử cung.

“Hai vợ chồng ăn không ngon ngủ không yên suốt bao ngày, đi siêu âm mấy chỗ thì có nơi nói rau hơi bong, có chỗ nói bình thường, nên càng hoang mang. Mẹ chồng thì đi cắt thuốc về cho mình uống dưỡng thai, nhưng máu vẫn cứ ra suốt hơn một tháng sau”, chị Hòa (Gia Lâm, Hà Nội) kể lại.

Cuối cùng, mãi tới khi tìm tới bác sĩ phụ khoa, chị Hòa mới té ngửa khi biết, hiện tượng ra máu là do chị bị polip ở vùng kín, chứ không phải dấu hiệu dọa sẩy. Chị đã được bác sĩ xoắn polip và điều trị khỏi sau mấy tuần.

Chị Nhung (Sóc Sơn, Hà Nội) cũng băn khoăn khi vùng kín xuất hiện những nốt nhỏ sần sùi lúc chị có bầu được 3 tháng. Ban đầu, nghĩ là do trời nắng nóng, mình vẫn mặc đồ chật nên mới bị như vậy, chị tự chữa bằng cách thay hết quần áo bằng váy, vệ sinh sạch sẽ. Thế nhưng, tình trạng vẫn không cải thiện mà có chiều hướng nặng thêm.

Đi khám, chị khi biết mình bị sùi mào gà, và nếu không chữa triệt để có thể lây cho em bé và gây nguy hiểm cho cả mẹ và con khi sinh. Dù vậy, lúc bác sĩ nói cần phải đốt điện, chị lại do dự vì sợ thủ thuật này ảnh hưởng tới em bé.

“Mình đã phải đi tới 4 phòng khám khác nhau rồi mới dám quyết định đi đốt. Sau đó cả tháng vẫn hồi hộp chờ đợi xem con có bị làm sao không”, chị thổ lộ.

Điều khiến chị buồn hơn là biết bệnh của mình bị lây từ chồng và phát hiện anh xã từng “vui vẻ” bên ngoài vài lần khi vợ vừa có thai. “Đau lòng lắm mà chẳng biết làm thế nào. Khi biết lây bệnh cho vợ và có thể hại con chỉ vì mấy lần ‘nổi hứng’, anh ta cũng tỏ ra sợ và thề lên thề xuống sẽ không như vậy nữa, nhưng mình vẫn thất vọng và buồn chán vô cùng”, chị Nhung chia sẻ.

Ngoài siêu âm thai, các bà bầu nên đi khám thai và khám phụ khoa định kỳ.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Thái Hà (Hà Nội) cho biết, có không ít chị em bị mắc bệnh phụ khoa khi thai nghén, nhưng do chủ quan hoặc sợ việc điều trị ảnh hưởng tới em bé, nên thường chần chừ việc khám, chữa.

Theo bà Dung, việc mang thai thường không làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu quan hệ một vợ một chồng. Hơn nữa khi có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng làm việc tích cực hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này, sự thay đổi hoóc môn có thể khiến nhiều người cảm thấy ẩm ướt hơn ở vùng kín, và nếu không vệ sinh đúng cách, đây có thể là môi trường thuận lợi cho các bệnh viêm nhiễm, nấm phát triển. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến không ít bà bầu mang bệnh lây truyền qua đường tình dục là bị nhiễm từ việc chồng có quan hệ không an toàn bên ngoài.

Bà Dung cho biết, điều đáng nói là, nếu như ở nước ngoài, yêu cầu khám phụ khoa là bắt buộc đối với tất cả phụ nữ mang thai, thì ở nước ta, nhiều người chỉ quan tâm đến việc siêu âm thai nhi, chứ chưa chú ý tới việc khám sức khỏe của bản thân và chăm sóc vùng kín. Thậm chí, một số trường hợp bị bệnh còn không chữa triệt để vì sợ ảnh hưởng tới thai. Đây là một quan niệm sai lầm và có thể gây nhiều hệ lụy cho cả mẹ và con.

Trường hợp của chị Phúc (Hoài Đức, Hà Nội) là một điển hình. Thấy ra nhiều dịch và thường xuyên ngứa rát, chị Phúc nghi mình bị nấm. Dù vậy, chị nhất quyết không đi khám, chữa mà tự mua lá trà xanh, lá trầu về đun nước rửa. Tình trạng ngứa rát cứ lui đi được một thời gian ngắn rồi quay trở lại nhưng chị vẫn cố chịu. Tới khi sinh con, em bé vừa chào đời đã hay quấy khóc và không chịu bú, uống sữa. Bác sĩ kiểm tra mới phát hiện trong miệng bé đầy nấm do bị lây từ mẹ.

Nặng nề hơn, chị Hậu (Mê Linh, Vĩnh Phúc) còn bị vỡ ối non vì không chữa viêm nhiễm.

Khi có bầu được gần 3 tháng, chị Hậu thấy cửa mình ra nhiều khí hư màu vàng đục. Đi khám, chị được bác sĩ chỉ định đặt thuốc vì viêm âm đạo, nhưng sợ ảnh hưởng tới con, chị không dùng. Sau đó, khi quan hệ với chồng chị lại thấy đau rát và ngứa, đồng thời, thường xuyên bị “són tiểu”. Rồi một lần, bỗng nhiên, chị thấy nước ộc ra từ âm đạo và tìm đến bác sĩ thì được chẩn đoán bị vỡ ối và không giữ được thai.

Theo bác sĩ Kim Dung, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Cụ thể, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể truyền sang con. Hay bệnh sùi mào gà ở thai phụ có thể gây chảy máu khó cầm, phải mổ lấy thai, lây bệnh cho con khi sinh, đồng thời mẹ cũng có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo… Nếu mắc nấm, clamya trong thời kỳ này chị em có thể khó chịu, gây viêm màng ối, đẻ non, truyền nấm cho con…

Chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, để tránh các bệnh viêm nhiễm vùng kín khi mang thai, chị em cần giữ vệ sinh tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, không thụt rửa sâu bên trong hay bằng các loại xà phòng mạnh. Quan hệ vợ chồng lành mạnh, và có thể sử dụng bao cao su. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần đi khám bác sĩ.

Bà cho biết, việc điều trị phụ khoa cho phụ nữ có thai sẽ được bác sĩ cân nhắc cẩn trọng để chọn cách phù hợp để không ảnh hưởng tới thai nhi, nên chị em không cần quá lo lắng, và phải tuân thủ theo đúng chỉ định cũng như tái khám để biết bệnh đã được điều trị dứt điểm chưa.

“Trước khi có ý định mang thai, cần đi khám sức khỏe tổng quát cũng như phụ khoa, chữa dứt điểm các bệnh viêm nhiễm vùng kín, phần phụ, để đảm bảo an toàn cho mẹ và con sau này”, bác sĩ khuyến cáo.

]]>
https://meyeucon.org/22711/dung-coi-thuong-cac-benh-phu-khoa-khi-mang-thai/feed/ 0
Bà bầu viêm âm đạo có ảnh hưởng thai nhi? https://meyeucon.org/20076/ba-bau-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi/ https://meyeucon.org/20076/ba-bau-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi/#comments Sat, 10 Dec 2011 12:10:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=20076 Hỏi: Chào bác sĩ! Em 29 tuổi, bị huyết trắng (khí hư màu vàng, không ngứa, và theo em thì không hôi). Em bị tình trạng này từ năm 13 tuổi. Em lập gia đình tháng 12. Khoảng 6 tháng trước khi cưới em có đi khám phụ khoa, bs cho lấy mẫu huyết trắng xét nghiệm, kết luận em bị nấm (Cadida) và cho thuốc uống, sau khi uống hết thuốc thì tái khám, lấy mẫu xét nghiệm lại, kết luận hết nấm. Nhưng e vẫn thấy huyết trắng màu vàng, e có hỏi thì bs nói đã xét nghiệm mẫu rồi, kết quả là ko sao, huyết trắng màu vàng như vậy là do cơ địa mỗi người thôi. Em yên tâm về. Ngày 06/5, sau 5 tháng lập gia đình mà chưa có em bé, em lo lắng việc em bị huyết trắng (màu vàng) ảnh hưởng, nên có đi khám phụ khoa tại bv Hùng Vương. BS cũng lấy mẫu thử và kết luận em bị viêm âm đạo, cho thuốc Cinden đặt và rửa bằng Lactacyd. Tuy nhiên khi đó em không dám đặt thuốc do sợ khả năng có em bé, đặt thuốc trực tiếp sẽ ảnh hưởng. Đến hôm nay thì em có dấu hiệu mang thai (ngực căng, lưng nhức, bón…) và thử que (5 que) thì 2 vạch đậm. Kỳ kinh cuối của em là 14/5, chu kỳ 30 ngày đều. Nếu không có gì bất thường, em dự định khám thai vào tuần thứ 8 để thấy tim thai luôn (theo hướng dẫn của BS). Nhưng giờ em lo lắng tình trạng viêm nhiễm của em có thể ảnh hưởng em bé, hoặc có khả năng thai ngoài tử cung. Nhờ BS tư vấn: em có cần khám thai sớm không? Vì em không muốn khám sớm bằng đầu dò (và nhớ BS có nói khám sớm cũng chưa thấy gì, lại mang lo lắng vào người…). Nhờ BS tư vấn giúp. Cảm ơn BS rất nhiều!

Trả lời: Bình thường dịch âm đạo thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và trong âm đạo luôn có vi khuẩn. Viêm âm đạo xảy ra khi có dấu hiệu bất thường như có mùi hôi và ngứa, hoặc ra quá nhiều, liên tục có lẫn máu. Nếu bạn cứ đi khám mỗi BS sẽ phán khác nhau và bạn sẽ nghĩ mình nhiều bệnh quá, uống thuốc, đặt thuốc gây rối loạn vi khuẩn có lợi trong âm đạo dẫn đến khô âm đạo thì thật tai hại. Nếu bị nấm bạn sẽ thấy ngứa vô cùng, theo MYC bạn chẳng sao cả chỉ là lo lắng quá mà đi khám kiểm tra thì âm đạo lúc nào cũng có vi khuẩn, khi đi tiểu đọng lại ở quần lót có màu vàng nên tưởng là khí hư vàng thôi.

Bạn nên yên tâm với sức khỏe bởi lo lắng nhiều cũng không có lợi mà chỉ hại thêm. Việc viêm âm đạo có ảnh hưởng tới thai nhi không thì còn tùy vào loại vi khuẩn và mức độ viêm nhiễm của bạn. Theo như bạn mô tả thì MYC thấy không có vấn đề gì cả nhé. Nếu Kinh cuối là 14/5 và bạn đã thử test nhanh cho kết quả có thai thì mới 4 tuần tuổi thôi. Theo MYC bạn nên uống nhiều sữa và nước trái cây. Chú ý phòng bệnh lây truyền qua hô hấp. Nếu không bị đau bụng ra máu thì 4 tuần nữa đi khám siêu âm sẽ thấy tim thai nhé.

]]>
https://meyeucon.org/20076/ba-bau-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi/feed/ 2
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai https://meyeucon.org/20074/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/20074/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-khi-mang-thai/#respond Sun, 04 Dec 2011 11:57:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=20074 Hỏi: Chào bác sĩ Mẹ Yêu Con. Trước khi có thai em đi khám phụ khoa thì có kết quả viêm lộ tuyến cổ tử cung 1cm. Bác sĩ cho đặt thuốc và uống. Sau đó tái khám lại thêm nấm, rồi lại uống thuốc, đặt thuốc. Cuối cùng bác sĩ nói nấm đã hết, viêm giảm. Bác sĩ nói cứ về nhà thả để có thai, sau đó rồi tính tiếp. Em cũng không hiểu “tính tiếp” là thế nào? Em tìm hiểu thì thấy nấm rất dễ tái phát, từ lúc có thai em không khám phụ khoa nữa (và tuyệt đối không quan hệ với chồng, chồng em giữ gìn sợ ảnh hưởng đến bé) nên không biết có bị tái phát nấm không. Em chỉ lo là gây nguy hiểm gì đó lên thai nhi thì tội em bé quá. Dạ, còn lộ tuyến cổ tử cung thì thế nào? Có ảnh hưởng đến thai không ạ? Và nếu may mắn sinh nở an toàn thì hướng điều trị cho lộ tuyến tiếp theo sẽ thế nào thưa bác sĩ? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Đúng là nấm dễ nhiễm, nhất là vào mùa nóng ẩm hiện nay. Bạn nên mặc quần lót cotton, giặt phơi nắng trực tiếp, thay thường xuyên 2-3 lần/ ngày do có thể nhiều dịch âm đạo (lộ tuyến cổ tử cung). Nếu có nấm thì ngứa lắm không chịu được, vậy bạn có thế không? Nếu không thì không nhất thiết phải khám phụ khoa thường xuyên như thế. Lộ tuyến cổ tử cung sau sinh 6 tháng nên điều trị tích cực. Đó là bệnh thường gặp ở phụ nữ do viêm âm đạo kéo dài, do sang chấn khi giao hợp, sau đẻ, sảy nạo thai cũng gây lộ tuyến (tuyến bên trong ống cổ tử cung tăng sinh xuất hiện ra bên ngoài ống cổ tử cung nên gọi là lộ tuyến, gây tiết dịch nhiều) có thể điều trị khỏi nhưng dễ tái phát nếu tiếp tục sang chấn hoặc viêm… Hiện tại bạn nên yên tâm điều trị tốt thì sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe

]]>
https://meyeucon.org/20074/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-khi-mang-thai/feed/ 0
Đặt thuốc viêm âm đạo có ảnh hưởng thai nhi không? https://meyeucon.org/20058/dat-thuoc-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi-khong/ https://meyeucon.org/20058/dat-thuoc-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi-khong/#comments Mon, 28 Nov 2011 22:34:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=20058 Hỏi: Chào Mẹ Yêu Con. Em bé của mình được 21 tuần rồi, tuần thứ 17 mình đi khám ở bệnh viên tư, bác sĩ bảo mình bị viêm âm đạo và có cho dùng thuốc Canesten 500 mg và natrihydrôcacbonat rửa trong 10 ngày. Mình đã dùng thuốc nhưng âm đạo vẫn ra chất màu vàng. Mình lo ảnh hưởng đến thai nhi, liệu mình có lên mua 1 liều thuốc như thế về dùng nữa không? Dùng nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Mình xin cảm ơn.

Trả lời: Phụ nữ mang thai rất dễ viêm âm đạo do thay đổi nội tiết, vì vậy cần chú ý vệ sinh khi “quan hệ” vợ chồng. Nếu bạn vừa bị viêm nhiễm âm đạo lại cả đang mang thai thì nên “kiêng” nhé.

Dịch âm đạo hơi vàng chưa chắc là bệnh (chưa kể yếu tố nước tiểu). Nếu thấy ngứa, hôi, nên đi xét nghiệm để biết loại khuẩn nào gây bệnh thì điều trị hiệu quả hơn. Bạn đã được bác sĩ kê đơn cho điều trị trong thời gian qua, vậy bây giờ nên đi xét nghiệm lại để đánh giá hiệu quả, nếu bác sĩ yêu cầu tiếp tục điều trị thì mới nên sử dụng tiếp, còn không nên tự ý điều trị vì không đảm bảo là không có ảnh hưởng tới mẹ và con.

Vào tháng cuối bạn nên đi khám phụ khoa xét nghiệm dịch âm đạo để nếu có vấn đề kịp điều trị trước khi sinh, đảm bảo an toàn cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/20058/dat-thuoc-viem-am-dao-co-anh-huong-thai-nhi-khong/feed/ 4
Viêm âm đạo có thể mang thai được không? https://meyeucon.org/20056/viem-am-dao-co-the-mang-thai-duoc-khong/ https://meyeucon.org/20056/viem-am-dao-co-the-mang-thai-duoc-khong/#comments Wed, 23 Nov 2011 22:22:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=20056 Hỏi: Mẹ Yêu Con có thể nói rõ cho mình biết viêm âm đạo có mang thai được không? Nếu người mẹ bị bệnh thì trẻ sinh ra dễ mắc những bệnh gì và mức độ nguy hiểm như thế nào? Bệnh này có ảnh hưởng đến mẹ và con ra sao? Cảm ơn nhiều.

Trả lời: Viêm âm đạo thường gặp ở phụ nữ nói chung, không gây sốt mà chỉ khó chịu, nhiều chị không để ý đến khi quá ngứa ngáy hoặc nặng mùi không chịu nổi mới đi khám. Nguyên nhân rất nhiều, biểu hiện khác nhau. Viêm mãn tính sẽ tổn thương cổ tử cung kéo dài dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Viêm âm đạo khi có thai do sức đề kháng yếu, không điều trị tốt dẫn hậu quả sau đẻ có thể viêm ngược dòng lên tử cung rồi nặng hơn là viêm phúc mạc ổ bụng, 1 biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu điều trị được cũng để lại di chứng viêm dính tiểu khung (vùng khung chậu nhỏ của chức năng tình dục và sinh sản, trực tràng, bàng quang), tắc vòi trứng ảnh hưởng lần sinh sau, nguy cơ chửa ngoài tử cung.

Đối với bé nhẹ thì viêm da, viêm mắt tắc tuyến lệ, nặng hơn thì viêm phổi dẫn đến nhiễm trùng huyết đe doạ tính mạng bé. Tuỳ theo loại vi khuẩn và sức đề kháng của bé mà xuất hiện bệnh với mức độ khác nhau. Vì vậy nếu bạn bị viêm âm đạo thì cần phải khám và điều trị sớm, tích cực trước khi mang thai. Tuy rằng trong quá trình mang thai vẫn có thể bị viêm nhiễm, nhưng nói chung luôn phải tích cực điều trị, không nên giấu.

]]>
https://meyeucon.org/20056/viem-am-dao-co-the-mang-thai-duoc-khong/feed/ 8
7 cách để sức khỏe phụ khoa của bạn luôn được đảm bảo https://meyeucon.org/20235/7-cach-de-suc-khoe-phu-khoa-cua-ban-luon-duoc-dam-bao/ https://meyeucon.org/20235/7-cach-de-suc-khoe-phu-khoa-cua-ban-luon-duoc-dam-bao/#comments Tue, 22 Nov 2011 14:48:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=20235 Bạn nên khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ 1 năm 2 lần, nên tìm hiểu các thông tin để phát hiện triệu chứng bệnh phụ khoa… và rất nhiều những lời khuyên khác nữa là kinh nghiệm quý báu để bạn chăm sóc sức khỏe phụ khoa của bạn cho thật tốt.

1. Khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ

Các chuyên gia phụ khoa đều khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi 18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc thăm khám rất đơn giản, không gây đau và rất hiệu quả trong việc phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm hay tiền ung thư.

2. Quan tâm đến “vòng 1”

Nên thăm khám ngực mỗi năm ít nhất 1 lần, đặc biệt với phụ nữ sau 40 tuổi, hoặc có thể tự học cách khám ngực tại nhà mỗi tháng. Phần lớn các khối u ở ngực đều được phát hiện bởi chính các bệnh nhân chứ không phải bác sĩ. Thời gian tự khám tốt nhất là vào khoảng ngày thứ 9 của chu kì kinh (hoặc một vài ngày sau khi hết kinh), đây là lúc đôi nhũ hoa của bạn ít bị ảnh hưởng bởi hormone nhất.

3. Tìm hiểu thông tin để phát hiện triệu chứng bệnh

Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa acid lactic như Lactacyd FH. Những dấu hiệu ngứa này có thể do dị ứng xà phòng, kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu chứng của viêm nhiễm. Trong trường hợp này, thăm khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.

4. Đừng ngại ngần đi khám bác sĩ khi bị rò rỉ nước tiểu

Đây có thể nói là chứng bệnh không hiếm: 25% phụ nữ ở lứa tuổi 30 – 59. Nguyên nhân có thể do stress hoặc cũng có thể xảy ra khi bạn ho, cười hoặc hắt hơi. Giải pháp tốt là nên tập thể dục cho các cơ bắp xung quanh vùng âm đạo.

5. Lưu giữ những thông tin bệnh án của gia đình, nếu có thể

Đây có thể là cách chăm sóc sức khoẻ cho gia đình bạn tốt hơn trong hiện tại và tương lai. Ví dụ, nếu bạn đã từng bị ung thư vú hay ung thư buồng trứng thì con gái bạn cũng có nguy cơ tương tự . Nhờ vào những thông tin này mà bạn có thể chuẩn bị một cuộc sống tốt hơn và khoẻ mạnh hơn cho con mình.

6. Tìm hiểu về hội chứng tiền mãn kinh trước khi bạn đến gần giai đoạn này

Phần lớn phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi trên dưới 50 tuổi. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp mãn kinh ở tuổi 35 đến 40. Khả năng sinh sản ở phụ nữ suy giảm ở giai đoạn giữa 30 và kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường vào độ tuổi 40. Những triệu chứng do lượng hormon lên xuống bất thường có thể nhận thấy như: đau đầu, hoa mắt, khô âm đạo, hay quên, tâm trạng hơi thất thường. Thuốc tránh thai liều thấp có thể làm giảm những triệu trứng này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng xuất huyết xảy ra bất thường, bạn nên khám bác sĩ.

7. Cần quan tâm đến những vấn đề như:

– Tim mạch: Một chế độ ăn ít béo, ít carbohydrat, nhiều chất xơ, nhiều rau không chỉ giúp bạn ổn định huyết áp và lượng cholesterol mà còn giúp ổn định trọng lượng cơ thể ở độ tuổi trung niên.

– Loãng xương: Đây là hội chứng sau giai đoạn mãn kinh do lượng estrogen giảm. Tuy nhiên, loãng xương hoàn toàn có thể xảy ra trong độ tuổi 30. Hãy ngăn ngừa bằng cách uống 1.500 mg canxi mỗi ngày và tập thể dục (nâng tạ) mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút.

– Hút thuốc: May mắn là không có ở nhiều phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên, nếu có, hãy từ bỏ ngay từ bây giờ. Hút thuốc không chỉ gây ung thư phổi, mà còn có thể gây ung thư bàng quang, ngực và cổ tử cung. Phụ nữ hút thuốc sẽ mãn kinh sớm hơn bình thường ít nhất là 2 năm.

]]>
https://meyeucon.org/20235/7-cach-de-suc-khoe-phu-khoa-cua-ban-luon-duoc-dam-bao/feed/ 2
Bị nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/20054/bi-nam-am-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/20054/bi-nam-am-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/#comments Fri, 18 Nov 2011 21:49:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=20054 Hỏi: Em chào BS. Em mới có thai lần đầu và còn khoảng 10 ngày nữa là đến ngày sinh, nhưng trước khi có thai em có đi khám và biết mình bị nhiễm nấm âm đạo. Em đã điều trị nhưng hiện nay ở vùng kín vẫn ra 1 chất dịch màu trắng, đó có phải là bị nấm âm đạo không ạ? Như vậy lúc em sinh em bé thì có ảnh hưởng gì không, có nguy hiểm không? Em cũng đi khám và dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi. Xin BS tư vấn giúp em, em xin cảm ơn.

Trả lời: Không rõ bạn khám và điều trị như thế nào, nhưng nếu bị viêm do nấm âm đạo thì rất khó chịu và ngứa, bạn không thể chịu đựng kéo dài suốt 9 tháng. Theo như mô tả của bạn lúc này âm đạo tiết dịch, nút nhầy ở cổ tử cung có vẻ loãng ra chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ chính thức. Bạn nên vệ sinh bằng nước rửa có bán ở các hiệu thuốc, tốt nhất đến BV phụ sản làm xét nghiệm dịch âm đạo. Mẹ viêm âm đạo không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, nhưng trẻ dễ bị viêm mắt, viêm da nếu sinh theo ngả âm đạo, mức độ nguy hiểm đối với trẻ còn tùy thuộc vào loại vi khuẩn bạn bị nhiễm.

Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

]]>
https://meyeucon.org/20054/bi-nam-am-dao-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/feed/ 2
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/20059/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/20059/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-co-nguy-hiem-khong/#comments Sun, 13 Nov 2011 22:51:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=20059 Hỏi: Thưa bác sĩ! Vào tháng 1 vừa qua em đi khám thì các bác sĩ nói em bị viêm âm đạo. Sau đó điều trị không hết, vào tháng 3 em chuyển sang khám và điều trị tại bệnh viện tư nhân. Các bác sĩ nói rằng em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, cần phải áp lạnh. Nhưng tháng sau khi em lên tái khám thì các bác sĩ nói rằng em đang có thai. Do không đủ điều kiện để sinh em bé, nên em đã phá thai. Các bác sĩ dặn dò sau khi có kinh lại thì tiếp tục lên viện điều trị viêm lộ tuyến. Nhưng hôm vừa rồi, em đã quan hệ tình dục với chồng. Em thấy đau rát. Các bác sĩ cho em hỏi là viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? Và điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung trong bao lâu ạ? Em nghe nói nếu để lâu thì sẽ bị viêm lên buồng trứng. Cho em hỏi trong bao lâu thì sẽ viêm lên buồng trứng ạ? Em xin cảm ơn.

Trả lời: Lộ tuyến là một tổn thương lành tính ở cổ tử cung, do các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung phát triển lan ra phía ngoài. Các tế bào tuyến có chức năng tiết dịch nên người bị lộ tuyến thường có nhiều chất dịch ở âm đạo hơn bình thường và do đó dễ bị viêm âm đạo do vi khuẩn.

Đối với trường hợp của bạn, khi đang điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung không nên “quan hệ” vợ chồng. Trường hợp viêm âm đạo kết hợp với viêm lộ tuyến cổ tử cung, nếu chỉ đặt thuốc hoặc tiêm, uống thuốc thì trước mắt chỉ chữa được viêm nhiễm. Muốn điều trị lộ tuyến cổ tử cung thì phải dùng các biện pháp diệt tuyến như đốt điện, áp lạnh… Nếu lộ tuyến không được điều trị khỏi thì viêm nhiễm lại dễ tái phát. Tuỳ theo thương tổn mà thời gian điều trị khác nhau, thông thường 3 tháng vì sau áp lạnh còn chờ bong vảy lên sẹo, ổn định lớp thượng bì mới. Nếu không kiêng được thì không bao giờ lành được vì dương vật luôn cọ sát thúc đụng vùng cổ tử cung, có khi gây loét rộng hơn.

Bạn cần cẩn thận điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/20059/viem-lo-tuyen-co-tu-cung-co-nguy-hiem-khong/feed/ 2
Viêm âm đạo khi mang thai thì sinh con có bị lây nhiễm không? https://meyeucon.org/20052/viem-am-dao-khi-mang-thai-thi-sinh-con-co-bi-lay-nhiem-khong/ https://meyeucon.org/20052/viem-am-dao-khi-mang-thai-thi-sinh-con-co-bi-lay-nhiem-khong/#comments Sun, 13 Nov 2011 21:47:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=20052 Hỏi: Em chào BS Thanh Hương. Em xin hỏi BS: em bị viêm âm đạo khi mang thai tháng thứ 5 và đến nay vẫn chưa khỏi. Em đã đi xét nghiệm và nguyên nhân là viêm âm đạo do Trực khuẩn Gr (+): + + và Trực khuẩn Gr (-): + (ít) và Bạch cầu: + . Cả 2 lần xét nghiệm đầu tiên đều có kết quả như vậy, đến lần thứ 3 thì không còn Trực khuẩn Gr (-) mà chỉ còn trực khuẩn GR (+) : + + và Bạch cầu: +. BS đã kê thuốc Benidi (lần 1) rồi Gyno-pevaryl (lần 2) rồi Fluomizin (lần 3) kết hợp nước rửa Lactacyd mà vẫn chưa khỏi ạ. Bây giờ thai đã 38 tuần rồi, âm đạo của em vẫn ra nhiều dịch và ngứa tuy không có mùi hôi. Tuần sau em dự kiến sinh. Vậy nếu em đẻ thường thì con em có bị lây nhiễm gì từ bệnh viêm âm đạo của em không? Em xin cảm ơn BS.

Trả lời: Trường hợp của bạn sau điều trị thuốc lần 3 chưa xét nghiệm lại, chưa rõ kết quả đến đâu. Bạn điều trị thêm 1 đợt NEO-GYNOTERNAN (nhà SX là Mekophar) điều trị viêm âm đạo do tác nhân phối hợp (nấm, trùng roi, tạp khuẩn gây mủ..), phòng ngừa trước khi can thiệp thủ thuật vùng âm đạo (như đẻ, đốt lộ tuyến cổ tử cung…). Nếu ngứa tăng lên, cảm giác kim châm tại chỗ (hiếm gặp) phải ngừng thuốc vì có thể dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn nhúng 1 viên thuốc vào nước 20 giây rồi đặt đẩy sâu (lút hết ngón tay trỏ) vào trong âm đạo. Điều trị trong 7 ngày.

Bạn chú ý phơi quần áo, đặc biệt quần lót ra nắng, phải giặt kỹ loại bỏ sạch xà-phòng. Đã có trường hợp chỉ điều trị vợ mà bỏ sót chồng, vì vậy nên vận động khéo “anh xã” đi xét nghiệm dịch qui đầu nữa (nếu vợ chồng bạn đã “kiêng” nhau từ lâu thì không nên nói kẻo lại tranh cãi).

Viêm âm đạo, khi sinh bé dễ viêm da, viêm mắt, viêm hô hấp-phổi, mẹ dễ bị nhiễm trùng ngược dòng theo đường tiết niệu, viêm tử cung, tiểu khung, nặng hơn thì nhiễm trùng huyết (tuỳ theo loại vi khuẩn). Vì vậy khi đi đẻ phải thông báo đầy đủ với êkíp bác sĩ phụ trách.

Chúc bạn may mắn và mẹ tròn con vuông.

]]>
https://meyeucon.org/20052/viem-am-dao-khi-mang-thai-thi-sinh-con-co-bi-lay-nhiem-khong/feed/ 15