Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Điều trị răng miệng ở trẻ em https://meyeucon.org/33630/dieu-tri-rang-mieng-o-tre-em/ https://meyeucon.org/33630/dieu-tri-rang-mieng-o-tre-em/#respond Thu, 20 Mar 2014 00:00:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=33630 Để điều trị phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bộ răng của trẻ phải tốn nhiều thời gian, chi phí và cần sự hợp tác tốt giữa bác sĩ với bệnh nhân cũng như gia đình. Điều này lại không dễ đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Để chữa răng cho trẻ an toàn, bác sĩ điều trị răng cần có kinh nghiệm, hiểu được tâm lý bệnh nhi.
Để chữa răng cho trẻ an toàn, bác sĩ điều trị răng cần có kinh nghiệm, hiểu được tâm lý bệnh nhi.

Nhiều nguy cơ

Như Tuổi Trẻ ngày 5/3 đã thông tin, ngày 26/2 BV Nhi Đồng 1, TP.HCM đã nội soi gắp thành công dị vật là một cây kim chữa tủy răng dài 4,5cm ra khỏi tá tràng – dạ dày bệnh nhi N.H.T. (4 tuổi, Long An).

Theo người nhà bệnh nhi, trong lúc bé T. đang được nha sĩ lấy tủy răng thì vì quá mỏi miệng nên bé đã ngậm miệng lại và nuốt luôn cây kim vào bụng.

Trước đó, vào ngày 2/12/2013 ở TP Hải Phòng cũng xảy ra trường hợp tương tự. Bệnh nhi là bé N.T.M. (3 tuổi, Hải Phòng) nuốt phải cây kim chữa tủy răng dài 2,5cm khi chữa răng tại một cơ sở nha khoa tư nhân.

Bé M. được người nhà đưa đến BV Trẻ em, TP Hải Phòng khám vì có biểu hiện đau bụng, nôn nhiều. Bệnh viện này đã chuyển bệnh nhi ra Bệnh viện Nhi trung ương, Hà Nội phẫu thuật cấp cứu.

“Việc áp đặt điều trị, không chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi làm răng là hoàn toàn không nên vì dễ gây ra những tai nạn ngoài ý muốn do trẻ không hợp tác. Đồng thời có thể gây những tổn thương tâm lý cho trẻ đến suốt cuộc đời”. BS Lâm Thị Yến Hương

Theo BS Yến Hương, tùy mức độ sâu răng của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau như bôi thuốc ngừa sâu răng, trám răng với các loại vật liệu có khả năng phòng ngừa sâu răng tái phát.
Nếu sâu răng lan đến tủy thì phải lấy tủy hoặc khi sâu răng gây nhiễm trùng lan rộng thì phải nhổ răng.

Dù điều trị răng miệng cho trẻ bằng phương pháp nào cũng đều tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là với trẻ quá nhỏ hoặc trẻ không chịu hợp tác.

Nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ khi làm răng ở cơ sở nha khoa có thể gặp như việc trám các răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ quay (có mũi khoan) để lấy các phần mô răng bị hư do sâu răng trước khi trám.

Dụng cụ này có vận tốc quay lớn nên có thể gây tổn thương niêm mạc miệng của trẻ – nếu bác sĩ và điều dưỡng không quản lý trẻ tốt, nhất là những trẻ đang quấy khóc.

Với các trường hợp sâu răng đã lan đến tủy, việc điều trị còn khó hơn. Bác sĩ phải dùng các dụng cụ nhỏ như trâm gai, trâm dũa, dụng cụ quay… để lấy tủy răng.

Trong mỗi thao tác bác sĩ phải luôn cẩn thận, nếu không dụng cụ rất dễ rơi vào thực quản hoặc khí quản của trẻ. Vì vậy, cách điều trị này chỉ được thực hiện cho những trẻ chịu hợp tác với bác sĩ.

Đặc biệt, phần lớn trẻ đều rất sợ kim nên khi nhổ răng cho trẻ, chích là vấn đề khó khăn nhất. Nếu trẻ giãy giụa có thể làm gãy kim trong niêm mạc miệng. Để lấy đoạn kim bị gãy này ra, trẻ phải được phẫu thuật (có gây mê) trong phòng mổ bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Phải thân thiện với trẻ

Nhằm hạn chế những tai nạn không mong muốn, bác sĩ Yến Hương khuyên phụ huynh cần tìm một bác sĩ nha khoa có chuyên môn lẫn kinh nghiệm về điều trị răng miệng trẻ em.

Bác sĩ điều trị răng cho trẻ em có kinh nghiệm còn hiểu được tâm lý bệnh nhi, dễ thông cảm với nỗi lo sợ của trẻ, có thái độ cư xử phù hợp nhất với từng trẻ.

Về chuyên môn, để tránh những tai nạn đáng tiếc cho trẻ, khi có điều kiện bác sĩ nên đặt đê cao su trong miệng trẻ để ngăn không cho dụng cụ rơi vào cổ bệnh nhi.

Việc đặt đê cao su có thể phát sinh thêm chi phí điều trị nhưng so với việc bảo đảm an toàn cho trẻ thì vẫn nên thực hiện.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Yến Hương, với những trẻ hay lo sợ và chống đối không chịu hợp tác, bác sĩ rất cần sự hỗ trợ của phụ huynh, như cha mẹ sẽ giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải điều trị răng và việc điều trị sẽ diễn ra thế nào.

Chỉ khi trẻ ổn định được tinh thần, sẵn sàng lắng nghe, bác sĩ mới tiến hành điều trị, việc này giúp giảm thiểu được rủi ro trong quá trình điều trị răng miệng cho trẻ.

Trường hợp đã giải thích, thuyết phục nhiều lần mà trẻ vẫn không hợp tác, bác sĩ có thể bàn với phụ huynh việc hỗ trợ giữ trẻ để điều trị sao cho an toàn nhất, hoặc sử dụng các biện pháp khác như cho trẻ sử dụng thuốc an thần…

Đôi khi vì không có thời gian, nhiều phụ huynh và cả bác sĩ đã chọn biện pháp làm áp lực, buộc trẻ phải chấp nhận điều trị ngay trong lần khám đầu tiên trong khi trẻ vẫn chưa được chuẩn bị tâm lý đầy đủ.

Chưa kể có những phụ huynh nôn nóng, chỉ muốn con mình được điều trị răng thật nhanh nên khi thấy bác sĩ trò chuyện, hỏi thăm trẻ lại sốt ruột giục bác sĩ làm ngay mà không hiểu đây là cách bác sĩ “dụ” trẻ hợp tác với mình!

]]>
https://meyeucon.org/33630/dieu-tri-rang-mieng-o-tre-em/feed/ 0
Những điều cần biết về chứng loét miệng ở các bé https://meyeucon.org/27990/nhung-dieu-can-biet-ve-loet-mieng-o-tre/ https://meyeucon.org/27990/nhung-dieu-can-biet-ve-loet-mieng-o-tre/#respond Fri, 07 Jun 2013 02:00:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=27990 Loét miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường nhiệt miệng có nhiều vết loét cho nên làm cho trẻ rất khó chịu, chảy nước miếng nhiều, trẻ gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít .

Trẻ thường mệt mỏi, khó ngủ hay quấy khóc vì đau, nhất là lúc ăn, uống. Loét miệng cũng có thể do virus Herpes và thường chỉ gây nên một vết loét. Loét miệng do virus Herpes cũng có các triệu chứng như loét miệng do nhiệt.

Loét miệng xảy ra quanh năm ở trẻ nhỏ.
Loét miệng xảy ra quanh năm ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra loét miệng có thể do virus thủy đậu (bệnh thủy đậu), virus gây bệnh tay chân miệng (virus Coxsackie A16 hoặc virus EV 71). Loét miệng do virus thủy đậu hoặc virus gây bệnh tay chân miệng thì ngoài gây các nốt phỏng ở da, niêm mạc lòng bàn tay, chân, mông (bệnh tay chân miệng) cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng do bệnh thủy đậu hoặc do bệnh tay chân miệng thường có nhiều nốt phỏng, loét, gây đau, rát, chảy nước miếng và đồng thời có sốt.

Ở những cơ thể trẻ do nuôi dưỡng thiếu chất hoặc trẻ hấp thu kém, gây thiếu một số vi chất cần thiết như vitamin PP, vitamin C, vitamin B12, axit folic, chất sắt cũng có thể gây loét miệng. Loét miệng cũng có thể do chấn thương làm viêm, dập nát niêm mạc miệng (trẻ bị ngã đập vào vùng miệng) hoặc có thể do ăn thức ăn hoặc nước uống nóng quá làm bỏng, loét niêm mạc miệng gây đau. Trẻ lớn gặp stress liên tục cũng có thể gây nên loét miệng.

Loét miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau có loại đơn thuần (nhiệt miệng) nhưng có loại có thể gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy khi trẻ bị loét miệng nên cho trẻ đi khám bệnh để xác định nguyên nhân.

Loét miệng gây đau, rát cho nên dùng thuốc giảm đau cho trẻ là rất cần thiết nhưng dùng loại gì cho phù hợp với từng trẻ là công việc của bác sỹ khám bệnh, các bậc phụ huynh không nên tự mua thuốc điều trị cho trẻ. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhuyễn (cháo, súp, bột dinh dưỡng), không nóng, không cay, không chua và tốt nhất là hợp với khẩu vị thường ngày của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/27990/nhung-dieu-can-biet-ve-loet-mieng-o-tre/feed/ 0
Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà? https://meyeucon.org/25320/co-nen-nho-rang-sua-cho-tre-tai-nha/ https://meyeucon.org/25320/co-nen-nho-rang-sua-cho-tre-tai-nha/#respond Sat, 03 Nov 2012 04:00:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=25320 Theo BS Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt, BV Nhi Đồng 1, cho biết, việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà là không an toàn. Cách nhổ thường thấy là dùng chỉ may quấn vào răng lung lay rồi giật mạnh ra. Sau khi nhổ xong sẽ cho bệnh nhân ngậm nước muối hoặc cắn bong gòn cầm máu, tuy nhiên rất dễ bị nhiễm trùng.

Tại khoa Răng Hàm Mặt, BV Nhi Đồng 1, miệng bệnh nhi 5 tuổi chảy nhiều máu. Các bác sĩ phát hiện một chiếc răng đang nhổ còn dính lại hàm, phần nướu nơi chiếc răng vừa bị nhổ bị rách nghiêm trọng.

Hầu hết phòng nha đều nhổ răng sữa miễn phí cho trẻ.

Mẹ bé cho biết, phát hiện hai răng cửa hàm dưới của bé bị lung lay, chị tự lấy chỉ nhổ. Sau khi nhổ được một chiếc, đến chiếc thứ hai do răng còn cứng và bé khóc nên người nhà cố lấy ra bằng cách giật chỉ nhiều lần nhưng không được.

Các bác sĩ cho biết, do người lớn cố dùng quá sức nhưng lại nhổ không đúng cách nên hàm của bé bị tổn thương nghiêm trọng. “Chúng tôi đã cố định lại răng, cầm máu và may vết thương. Tuy nhiên phải mất đến hai tuần chăm sóc và theo dõi, phần xương hàm mới bình phục”, một bác sĩ cho biết.

Theo các bác sĩ, đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ bị tổn thương do nhổ răng tại nhà.

Cách đây hơn một tháng, tại khoa Răng Hàm Mặt, BV Nhi Đồng 1, một bé trai 6 tuổi ở quận 6 cũng được đưa đến trong tình trạng xương hàm chảy máu liên tục. Người nhà cho biết trước đó, thấy chiếc răng lung lay ông ngoại đã lấy kìm nhổ đinh nhổ cho bé. 2 ngày sau khi nhổ, chân răng vẫn còn chảy máu và sưng to.

Một trường hợp khác xảy ra vào cuối tháng 10, bé trai 7 tuổi nhà ở phường 6, quận 8, TP HCM cũng được đưa đến phòng khám nha khoa gần nhà để cầu cứu. Lý do, ông ngoại bé đã cố gắng hết sức nhưng gần hai giờ đồng hồ vẫn không thể nhổ được chiếc răng lung lay khiến bé đau đớn.

BS Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt, BV Nhi Đồng 1, cho biết, việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà là không an toàn. Cách nhổ thường thấy là dùng chỉ may quấn vào răng lung lay rồi giật mạnh ra. Sau khi nhổ xong sẽ cho bệnh nhân ngậm nước muối hoặc cắn bong gòn cầm máu, tuy nhiên rất dễ bị nhiễm trùng.

“Đã có không ít trường hợp tai biến nghiêm trọng khiến chảy máu ồ ạt, chấn thương hoặc thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt. Chính vì thế, khi răng của trẻ bị lung lay, phụ huynh nên đưa các bé đến phòng nha khoa hoặc bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được nhổ giúp”, bác sĩ Hằng nói.

]]>
https://meyeucon.org/25320/co-nen-nho-rang-sua-cho-tre-tai-nha/feed/ 0
Giúp trẻ có hàm răng sạch và chắc khỏe https://meyeucon.org/25061/giup-tre-co-ham-rang-sach-va-chac-khoe/ https://meyeucon.org/25061/giup-tre-co-ham-rang-sach-va-chac-khoe/#comments Tue, 16 Oct 2012 04:00:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=25061 Việc chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ là điều rất quan trọng và cần được chú ý ngay từ những năm đầu đời nhằm giúp trẻ có một hàm răng sạch và luôn chắc khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyện gia răng miệng dành cho bạn để thấy việc đó không hề khó chút nào.

Dùng kem đánh răng có chứa flo

Bạn có thể dùng dụng cụ bóp kem đánh răng cho trẻ dễ lấy hay sử dụng bàn chải điện. Hãy giúp trẻ cảm thấy thật vui vẻ và nhiều hứng thú với việc đánh răng. Khi trẻ cảm thấy thoải mái, chúng sẽ thích đánh rằng lâu và chăm chỉ hơn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ những năm đầu đời.

Dùng chỉ nha khoa

Mặc dù dùng chỉ nha khoa rất khó với trẻ song lại rất có lợi bởi có thể giúp loại trừ các mảng bám ở kẽ răng. Những mảng bám này có thể gây ra sâu răng và hơi thở có mùi. Bạn hãy cho trẻ sử dụng loại chỉ nha khoa dạng gắn cố định trên một cung nhỏ để trẻ dễ cầm và tránh chọc vào mặt.

Dùng nước súc miệng

Nước súc miệng có thể giúp loại bỏ các mảng bám trong răng và hãy chọn loại có mùi vị dễ chịu với trẻ.

Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết

  • Kiểm tra thành phần dinh dưỡng của thức ăn và đồ uống xem chúng có chứa đường không, ưu tiên lựa chọn các loại trái cây tươi thay vì nước ép hoa quả vì nước ép hoa quả ít dinh dưỡng hơn cũng như dễ gây sâu răng.
  • Cho trẻ ăn rau củ quả tươi giòn bởi chúng giúp làm sạch răng tự nhiên.
  • Sữa chua và sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp răng chắc khỏe. Tuy nhiên bạn nên tránh các loại sữa chua có đường glucose, fructose, sucrose hay siro bởi chúng dễ gây sâu răng cho trẻ đồng thời cung cấp calo không cần thiết. Lí tưởng nhất là bạn nên cho trẻ ăn sữa chua Hi Lạp (trộn với hoa quả tươi) bởi chúng chứa nhiều protein và ngậy kem hơn rất thích hợp với trẻ.
]]>
https://meyeucon.org/25061/giup-tre-co-ham-rang-sach-va-chac-khoe/feed/ 1
Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng cho bé yêu? https://meyeucon.org/24705/ban-da-biet-cach-cham-soc-rang-mieng-cho-be-yeu/ https://meyeucon.org/24705/ban-da-biet-cach-cham-soc-rang-mieng-cho-be-yeu/#respond Sun, 09 Sep 2012 21:03:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=24705 Ai cũng luôn mong muốn bé yêu của mình có được hàm răng chắc khỏe, trắng bóng và biết cách tự vệ sinh răng miệng. Trong khi đó, cuộc sống bộn bề khiến chúng ta có ít thời gian dành cho bé yêu, đôi khi chưa quan tâm và chăm sóc đúng mức răng miệng cho bé.

Chăm sóc răng miệng đúng cách rất quan trọng với trẻ em

Bệnh răng miệng- Bạn có biết?

80% vi khuẩn gây bệnh răng miệng không nằm trên răng, bàn chải đánh răng thường không thể làm sạch được những vùng khó tiếp cận trong khoang miệng.

Mặt khác, trẻ nhỏ thường chưa biết chải răng đúng cách, các bé hay ăn quà vặt, bánh kẹo, uống sữa hàng ngày (dễ tạo mảng bám), môi trường sống ô nhiễm,… sẽ dẫn tới sâu răng, mủn răng và các bệnh răng miệng, họng. Hầu hết các bậc cha mẹ lại chưa có thói quen kiểm tra tình trạng răng miệng của con; chỉ đến khi bé bị viêm lợi nặng, đau răng, chảy máu chân răng, sâu răng chúng ta mới đưa con đến Nha sỹ.

Chớ coi thường các biểu hiện lạ về răng miệng ở trẻ !!

Trẻ thường bị sâu răng, đốm màu sậm như cà phê gây đau nhức, khó nhai, sốt ; viêm lợi, đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu chân răng, hôi miệng… lâu dần có thể dẫn tới các biến chứng như: Viêm tủy răng, hoại tử, áp xe răng gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của trẻ, chi phí điều trị bệnh răng miệng thường rất cao, khiến các bậc cha mẹ không ít lo lắng.

Cần làm gì để chăm sóc răng miệng cho trẻ?

Nhắc nhở bé hiểu được lợi ích, tầm quan trọng của ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay từ sớm, giữ gìn vệ sinh ăn uống, hạn chế dùng đồ ngọt, đồ nóng, lạnh và nên kiểm tra định kỳ tình trạng răng miệng cho bé. Ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng hàng ngày, các bậc cha mẹ nên kết hợp sử dụng nước súc miệng cho bé vì dung dịch nước súc miệng có thể vào sâu tận các khe răng, các vùng mà bàn chải đánh răng khó tiếp cận, giúp cuốn trôi mảng bám, làm sạch răng miệng hiệu quả!

Nước súc miệng nào an toàn cho bé?

Vấn đề an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu đối với các sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ. Nước muối chứa Natri chlorid có tác dụng sát khuẩn chống viêm tốt, an toàn, được sử dụng khá phổ biến để phòng ngừa một số bệnh răng miệng; nhưng chưa đủ để chăm sóc răng miệng toàn diện cho trẻ nhỏ.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc răng miệng cho trẻ, công ty Traphaco – thương hiệu dược phẩm hàng đầu Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển và đưa ra thị trường nước súc miệng trẻ em T-B Kid – sự kết hợp tối ưu 3 thành phần được các Nha sỹ tin dùng: Natri chlorid – sát khuẩn, Xylitol – ngừa sâu răng, Natri fluorid – giúp răng chắc khỏe. Với nước súc miệng T-B Kid, bé dễ dàng sử dụng để làm sạch cặn bám trên răng. Đặc biệt, bé được ngăn ngừa sâu răng, mủn răng và các bệnh răng, miệng, họng.

Nước súc miệng T-B Kid được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho trẻ nhỏ, hương vị hấp dẫn, an toàn, không gây hại nếu bé lỡ nuốt. Các bậc cha mẹ nên tạo cho bé thói quen đánh răng kết hợp với sử dụng nước súc miệng hàng ngày để chăm sóc răng miệng hiệu quả.

Sản xuất bởi: Công ty cổ phần Traphaco, 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội. ĐT: (04) 38430076. Website: http://www.traphaco.com.vn

Nước súc miệng trẻ em T-B Kid hiện có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

]]>
https://meyeucon.org/24705/ban-da-biet-cach-cham-soc-rang-mieng-cho-be-yeu/feed/ 0
Lựa chọn kem đánh răng cho trẻ như thế nào? https://meyeucon.org/24044/lua-chon-kem-danh-rang-cho-tre-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/24044/lua-chon-kem-danh-rang-cho-tre-nhu-the-nao/#respond Wed, 18 Jul 2012 06:00:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=24044 Trên thị trường hiện có rất nhiều loại kem đánh răng khác nhau dành đối tượng là trẻ em. Chúng thường có vỏ ngoài rất bắt mắt và kèm theo nhiều “công năng” phụ. Việc chọn và sử dụng sai kem đánh răng cho trẻ sẽ không chỉ làm mất tác dụng ngừa sâu răng mà còn có thể dẫn đến nhưng tổn hại với hàm răng của trẻ. Vậy cần lưu ý gì chọn kem đánh răng cho trẻ?

Lựa chọn kem đánh răng cho trẻ như thế nào?

Lựa chọn kem đánh răng cho trẻ như thế nào?

1. Hàm lượng florua trong kem đánh răng không thể quá cao

Theo điều tra, trẻ từ 2-4 tuổi chỉ cần đánh răng ngày 2 lần, nếu hàm lượng florua quá nhiều thì sẽ dẫn đến nguy cơ răng nhiễm độc florua, do đó trẻ không thích hợp để sử dụng kem đánh răng của người lớn, nên dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ có hàm lượng florua thấp.

2. Tránh dùng kem có bạc hà vì vị của loại này cay, kích thích niêm mạc khoang miệng trẻ.

3. Cẩn thận khi dùng kem đánh răng vị hoa quả

Một số kem đánh răng dành cho trẻ có vị hoa quả, khoảng ¼ trẻ nuốt trực tiếp kem đánh răng, phụ huynh nên chú ý dạy trẻ không nuốt và phòng ngừa.

4. Trẻ không thích hợp để sử dụng kem đánh răng nhiều bọt

Kem đánh răng có 3 loại nhiều bọt, bọt vừa và ít bọt, nhiều hay ít bọt quyết định thành phần xà phòng nhiều hay ít. Kem đánh răng nhiều bọt thì lượng xà phòng trên 18%, trong nước bọt của khoang miệng chất xà phòng rất dễ phân giải thành kiềm ăn da hoặc axit, không chỉ kích ứng niêm mạc miệng mà còn phá vỡ các men enzyme trong nước bọt. Ngoài ra, lượng xà phòng lớn, lực ma sát khi đánh răng phải giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sạch răng. Do đó, phụ huynh không nên chọn cho trẻ loại kem đánh răng nhiều bọt.

5. Trẻ em không nên dùng kem đánh răng chứa thuốc lâu dài

Trên thị trường có nhiều kem đánh răng cho thêm thành phần thuốc trị một số bệnh của khoang miệng. Loại kem đánh răng có thuốc đặc trị này có tác dụng nhất định, tuy nhiên có hại khi sử dụng lâu. Thời gian dài sử dụng loại kem đánh răng tiêu viêm, không chỉ khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh tính kháng thuốc mà trong khi tiêu diệt các vi khuẩn có hại, thuốc trong loại kem đánh răng này còn tiêu diệt luôn cả các vi khuẩn bình thường trong miệng. Như vậy việc điều trị bệnh sẽ vừa khó khăn vừa gây thêm tổn hại niêm mạc cho khoang miệng. Do bị kích thích cao trong thời gian không ngắt đoạn, các cơ quan như môi, họng, răng, lưỡi của khoang miệng sẽ bị viêm.

Có một số loại kem đánh răng có vị rất cay, loại này thường không thích hợp với dạ dày và ruột của người dùng. Đặc biệt, trong một số loại kem đánh răng có thuốc còn cho thêm thành phần nhuộm màu, dùng lâu khiến răng mất độ sáng bóng, do đó nên ít dùng hoặc không nên dùng loại kem đánh răng có thuốc.

Chú ý:

Khi trẻ đánh răng, không nên cho trẻ dùng quá nhiều kem đánh răng mỗi lần đánh, chỉ cần lượng như một hạt đậu là được.

Sau khi trẻ đánh răng xong, cố gắng bảo trẻ nhổ hết kem đánh răng ra, không để trẻ nuốt.

Không nên dùng thử những loại kem đánh răng có vị đặc biệt, ví dụ như vị anh đào hay là loại có bọt ngọt, vì những loại này khiến một số trẻ thích và thường nuốt kem đánh răng.

]]>
https://meyeucon.org/24044/lua-chon-kem-danh-rang-cho-tre-nhu-the-nao/feed/ 0
Vàng răng ở trẻ: nguyên nhân và cách phòng tránh https://meyeucon.org/21935/vang-rang-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/ https://meyeucon.org/21935/vang-rang-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/#comments Sat, 31 Mar 2012 16:55:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=21935 Nếu bé đã đánh răng và vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên mà răng vẫn có màu vàng sẫm, vẫn bị xỉn thì có nghĩa là trẻ đã mắc chứng vàng răng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng vàng răng ở trẻ

Nguyên nhân của hiện tượng vàng răng ở trẻ

– Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng vàng răng của trẻ là do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh chủng tetracilin gây nên, làm cho răng phát triển không tốt, dễ bị sâu, men răng biến thành màu vàng sẫm hoặc vàng xỉn (thời kì canxi hoá mũ răng sữa bắt đầu từ khi thai nhi ở tháng thứ 4 cho đến khi trẻ được 1 tuổi, thời kì canxi hoá răng vĩnh viễn từ khi trẻ mọc răng đến khi trẻ 5 tuổi).

– Chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách, khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng.

– Các loại thuốc dạng lỏng có chứa sắt, chẳng hạn uống vitamin cũng làm răng bé biến màu.

– Bé mắc chứng vàng da cũng có thể làm men răng ngả vàng.

– Bé bị ốm, sốt liên miên cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình canxi hoá răng, làm vàng răng.

– Bé bị chấn thương ở răng, làm xuất hiện những chấm có màu sắc xám hơn vùng răng còn lại.

– Sữa hoặc nước hoa quả tiếp xúc với răng trong thời gian dài, khiến răng của bé dễ bị sâu và xỉn màu.

– Bé có trục trặc ở gen, làm thay đổi lớp men răng.

– Với trẻ lớn hơn, việc cho trẻ dùng kem đánh răng chứa nhiều flo cũng khiến răng bé xỉn màu, tạo nên những mảng răng sáng hơn bình thường.

Cách phòng tránh

– Lớp men răng của bé bắt đầu hình thành ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế bạn nên thận trọng khi sử dụng thuốc trong giai đoạn này. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

– Bạn nên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Sau khi trẻ mọc răng, bạn có thể dùng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày. Chỉ nên sử dụng một lượng kem đánh răng vừa phải cho trẻ (bằng hạt đậu/lần).

– Khi răng sữa của bé được thay bằng răng vĩnh viễn, nếu được chăm sóc tốt, màu sắc của răng bé sẽ trắng bóng hơn. Trường hợp xỉn răng bẩm sinh, bác sĩ có thể tráng men răng mới cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/21935/vang-rang-o-tre-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/feed/ 1
Bệnh sâu răng ở trẻ em https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/#respond Sat, 31 Mar 2012 00:53:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=21932 Một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ  chính là sâu răng sớm, nó chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vậy nên, việc phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ sẽ giúp tránh được các vấn đề về răng miệng sau này.

Cơ chế gây bệnh

Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức.

Triệu chứng, biểu hiện

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các tổn thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các tổn thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở bề mặt nhai. Vị trí sâu răng thường gặp là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng mà thôi. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ bị sâu nhiều răng nghiêm trọng.

Sâu răng sớm ở trẻ (early childhood caries – ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Các biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Điều trị

Tùy theo độ tuổi của trẻ khi bị sâu răng mà có phương pháp điều trị riêng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, đòi hỏi phải có các dụng cụ hỗ trợ như: kìm giữa trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng, Sau 4 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng hợp tác hơn với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

Điều trị răng có sử dụng amangam bạc, vật liệu trám composite hay mão toàn diện có thể giúp giữ lại được các răng sâu. Nếu tổn thương lan đến tủy răng, cần lấy một phần tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng rồi sau đó mới trám răng bị sâu. Nếu phải nhổ răng sâu, khoảng trống sau nhổ răng cần được giữ vệ sinh tốt để ngăn sâu răng lan sang các răng còn lại.

Tình trạng nhiễm trùng răng còn khu trú trong xương ổ có thể được xử lý bằng các biện pháp tại chỗ (nhổ răng, lấy toàn bộ tủy răng). Kháng sinh đường uống được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng răng viêm mô tế bào, sưng mặt hoặc trong trường hợp không thể gây tê răng vì có viêm. Penicilin là kháng sinh được chọn ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc này, khi đó có thể thay thế bằng clindamycin hay erythromycin. Các thuốc giảm đau dạng uống như inuprofer thường có khả năng kiểm soát cơn đau tốt hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng và đe dọa đến sức khỏe của trẻ thì bạn cần dùng đến các kháng sinh đường tiêm.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi.

Phòng ngừa

Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng mà nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ sấu răng cao hơn nên cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi cso nguy cơ bị sâu răng.

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đúng theo quy định. Do vậy, các bậc cha mẹ cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.

Chế độ ăn uống

Giảm ăn các thực phẩm chứa các chất có đường sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao cần tránh dùng các loại bánh snack vào giữa các bữa ăn.

Trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh răng bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi các răng vừa mọc (trẻ 1 – 2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

Tập cho trẻ đánh răng

Bạn có thể giúp trẻ tập đánh răng vào độ tuổi này bằng những cách đơn giản như:

– Chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách, dẫn chúng đi siêu thị tự mình chọn những chiếc bàn chải trẻ em xinh xinh, đày màu sắc.

– Làm mẫu và giải thích cho trẻ, đánh răng không hề gây đau mà trái lại, điều này sẽ giúp răng sạch sẽ và thơm tho hơn, để cười xinh mỗi khi soi gương cùng mẹ.

– Mua những loại kem đánh răng có mùi vị để trẻ không có cảm giác cay và sợ thuốc đánh răng.

– Cho trẻ xem những băng hình có cảnh các bạn cùng trang lứa khác đang đánh răng để trẻ bắt chước.

– Chọn mua ở các nhà sách hoặc các trung tâm nha khoa những bức hình về răng miệng để giúp trẻ tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào quy trình đánh răng đúng cách?

– Tâm lý của trẻ là rất thích… đua đòi. Vì thế, trong những ngày đầu tiên, hãy tập trung vài bé cùng một lúc để thực hành những bài học về răng miệng. Chúng sẽ bắt chước và ganh đua với nhau trong quá trình học tập. Và từ đó, chúng sẽ bớt đi cảm giác nhàm chán, sợ sệt. Cha mẹ phải bình tĩnh chứ không nên quát tháo, la mắng trẻ. Điều này chỉ làm chúng sợ thêm mà thôi. Động viên con hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình cùng trẻ tập đánh răng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mỗi ngày.

]]>
https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/feed/ 0
Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt cho trẻ: kiến thức về quá trình điều trị https://meyeucon.org/20750/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-kien-thuc-ve-qua-trinh-dieu-tri/ https://meyeucon.org/20750/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-kien-thuc-ve-qua-trinh-dieu-tri/#respond Wed, 28 Dec 2011 15:02:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=20750 Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm của CHRHM, một số vấn đề có liên quan và thời điểm cần tiến hành CHRHM. Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến việc điều trị CHRHM.

Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt ở trẻ em

Thông thường có 2 hình thức điều trị chỉnh hình răng hàm mặt (CHRHM) ở trẻ là cố định hay tháo lắp, hoặc kết hợp cả 2 loại.

CHRHM tháo lắp

Là loại khí cụ mà tự trẻ có thể tự tháo ra và lắp vào miệng dễ dàng theo ý muốn. Trẻ sẽ tự mang hàm mỗi ngày và có thể cả khi ngủ. Bác sĩ (BS) điều trị sẽ hướng dẫn cách mang và thời gian mang mỗi ngày.

Hàm thường được sử dụng để di chuyển, điều chỉnh một răng hay một nhóm răng. Khí cụ chỉnh nha tháo lắp có rất nhiều loại hình thức và tác dụng khác nhau, do BS CHRHM chỉ định, thiết kế và thực hiện.

Thuận lợi của loại khí cụ này là trẻ có thể tháo ra theo ý muốn nên dễ được chấp nhận và trẻ có thể ăn, uống những món mà mình ưa thích trong quá trình điều trị. Hàm tháo lắp có ưu điểm là thực hiện nhanh, rẻ tiền và thoải mái cho bệnh nhân khi cần tháo ra, nhất là khi ăn.

Tuy nhiên, bất lợi của loại khí cụ này là dễ bị hư hỏng, dễ bị mất, kết quả điều trị phụ thuộc nhiều vào thái độ hợp tác của trẻ, vì nó chỉ có tác dụng khi mang vào miệng. Nếu trẻ không tự giác mang hàm thường xuyên liên tục, kết quả điều trị sẽ bị hạn chế. Khí cụ này không điều chỉnh được những lệch lạc răng phức tạp, do những bất lợi này, khí cụ tháo lắp thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và sau thường được thay thế bằng khí cụ cố định.

CHRHM cố định

Khí cụ cố định thường bao gồm các mắc cài, dây cung và khâu được gắn chặt lên răng lúc bắt đầu điều trị và chỉ được tháo ra khi hoàn tất điều trị, bệnh nhân không cần phải thao tác gì cả.

Các mắc cài nếu bằng kim loại thì sẽ có màu kém thẩm mỹ nhưng hiện nay đã có một số loại mắc cài thẩm mỹ làm bằng mắc cài sứ, composite, hoặc đá, có màu như men răng nên khi mang sẽ đẹp hơn. Các loại thun đàn hồi có nhiều màu sắc được gắn vào mắc cài để giữ dây cung vào các mắc cài và khâu, đồng thời tạo lực trên dây cung và răng.

Khí cụ này được gắn chặt lên răng và có rất nhiều ưu điểm: điều trị cho hiệu quả tốt đối với những trường hợp răng lệch lạc phức tạp, kết quả điều trị ít phụ thuộc vào bệnh nhân. Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bằng khí cụ cố định là chi phí khá cao.

Quá trình CHRHM ở trẻ được tiến hành như thế nào?

Lần khám đầu tiên: BS sẽ lấy mẫu răng bằng thạch cao để nghiên cứu và chụp những phim X-quang cần thiết để phục vụ cho chỉnh nha.

Lần khám thứ 2: sau khi khám lâm sàng, có phim X-quang đầy đủ, bác sĩ sẽ tư vấn những thông tin về quy trình thực hiện chỉnh răng, sẽ có phương pháp điều trị riêng cho từng trường hợp, cho biết thời gian chỉnh răng trong bao lâu, trao đổi các qui định trong việc hợp tác CHRHM để có hiệu quả, các chi phí cần thiết cho việc điều trị.

Các lần khám tiếp theo đúng lịch hẹn của BS, cách nhau khoảng 2 tuần hay 1 tháng: BS gắn mắc cài lên răng, chỉnh dây cung và mắc cài để từ từ điều chỉnh các răng lệch lạc vào đúng vị trí của nó, xử lý các vấn đề cụ thể xảy ra trong quá trình nắn chỉnh răng. Những ngày đầu mang mắc cài trên răng, trẻ có thể hơi đau và thấy không thoải mái lắm, nhưng chỉ sau 1 – 2 tuần trẻ sẽ thích nghi dần.

Việc điều trị chỉnh hình răng kéo dài bao lâu?

Chỉnh nha là một quy trình điều trị được thực hiện trong một khoảng thời gian dài tùy từng trường hợp. Thời gian thực tế còn phụ thuộc vào độ tuổi, tính nghiêm trọng các sai lệch, mức độ lệch lạc của răng và sai hình của hàm, mức độ phức tạp phải di chuyển răng, phương pháp điều trị được áp dụng và sự hợp tác của bệnh nhân, sự đáp ứng của mô đối với vấn đề di chuyển răng nên rất khó đưa ra thời gian điều trị chính xác.

Nói chung, thời gian chữa trị với những khí cụ CHRHM trung bình kéo dài từ 1-3 năm. Đối với trẻ em, việc điều trị có thể chia thành nhiều đợt: đợt đầu là giai đoạn chỉnh nha phòng ngừa, can thiệp; sau đó là tạm dừng và giám sát những thay đổi trong quá trình trẻ mọc đủ răng vĩnh viễn và cuối cùng là giai đoạn CHRHM toàn diện.

Tầm quan trọng của sự hợp tác của bệnh nhân trong điều trị

Điều trị chỉnh nha là một điều trị đòi hỏi thời gian lâu dài và cần có sự theo dõi liên tục, đầy đủ. Muốn điều trị chỉnh hình thành công cần sự nỗ lực hợp tác của cả BS và bệnh nhân. Sự hợp tác chặt chẽ giữa cha mẹ và trẻ được chỉnh hình là rất cần thiết để đạt kết quả tốt. Muốn vậy cần:

– Luôn tái khám đúng lịch hẹn để theo dõi và điều chỉnh khí cụ, phải tuân thủ các hướng dẫn, lời dặn của BS (cách đeo và thời gian đeo thun, các khí cụ trợ lực). Nghiêm túc mang những khí cụ tháo lắp như: dây thun, băng đầu, khí cụ duy trì đúng theo sự hướng dẫn của BS CHRHM. Các khí cụ chỉnh nha khi ở đúng vị trí sẽ tạo ra các lực hữu hiệu và cho kết quả tốt nếu mang đủ thời gian. Ngược lại, có thể không có tác dụng hoặc thậm chí có thể gây chấn thương.

– Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đặc biệt khi điều trị bằng các khí cụ cố định để phòng ngừa sâu răng hoặc viêm nướu và hôi miệng. Nếu không vệ sinh răng miệng tốt, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng đốm trắng mất khoáng, sâu răng hoặc viêm nướu.

– Phụ huynh nên giám sát và kiểm tra để bảo đảm trẻ vệ sinh răng miệng tốt và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của BS khi mang các khí cụ. Cần kiểm tra các khí cụ, mắc cài hay khâu ở tình trạng tốt hay không. Nếu có bị sút, gãy hoặc gây đau thì báo cho BS ngay.

– Phải ngưng các thói quen xấu của trẻ như: thói quen mút tay, tật đẩy lưỡi… Việc điều trị sẽ không thành công nếu các thói quen trên không được loại bỏ.

– Trẻ cần chịu đựng và chấp nhận một ít sự khó chịu về phát âm khi mang các khí cụ điều trị CHRHM, nhất là khí cụ tháo lắp hoặc có thể bệnh nhân bị đau trong một hai tuần lễ đầu.

– Trẻ cần tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của BS CHRHM trong việc ăn uống như không được ăn những thức ăn dai, cứng như đá cục, kẹo, hạt đậu, bánh mì cứng hay những thức ăn dính, không được cắn bút hay viết chì sẽ làm hư sút các mắc cài chỉnh hình và dễ làm gãy, rớt và biến dạng các khí cụ chỉnh hình làm kết quả điều trị sẽ lâu hơn.

– Trẻ không nên chơi những môn thể thao như đá banh, hoặc chơi những trò chơi có thể gây chấn thương vùng mặt hoặc làm chấn thương răng.

Tại sao trẻ phải tiếp tục mang một số khí cụ sau khi nắn chỉnh các răng về đúng vị trí?

Quá trình điều trị chỉnh nha không chỉ là nắn chỉnh các răng về vị trí mong muốn, mà nó còn gồm cả một giai đoạn cuối được gọi là “giai đoạn duy trì”. Sau khi các răng đã di chuyển đến đúng vị trí, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục mang một loại khí cụ để duy trì kết quả đạt được, nhằm giữ các răng ở đúng vị trí ổn định.

Điều trị duy trì là rất quan trọng để ổn định sự vững chắc của xương và răng, vì sau khi tháo khí cụ chỉnh hình, mô nha chu cần có thời gian để tổ chức lại cấu trúc, nướu và xương xung quanh tiếp tục điều chỉnh. Mặt khác, áp lực mô mềm luôn có khuynh hướng đẩy các răng trở về vị trí cũ.

Khí cụ duy trì có thể là khí cụ cố định hay tháo lắp, hoặc có thể chỉ là một đoạn dây kim loại được dán vào mặt trong của các răng. Mang những khí cụ này theo đúng hướng dẫn là cách bảo đảm tốt nhất để ngăn ngừa sự tái phát trong CHRHM. Thời gian mang khí cụ duy trì thay đổi tùy từng trường hợp, có thể kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn để ngăn ngừa sự dịch chuyển trở lại của răng.

]]>
https://meyeucon.org/20750/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-kien-thuc-ve-qua-trinh-dieu-tri/feed/ 0
Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt cho trẻ: khái niệm và thời điểm https://meyeucon.org/20749/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-khai-niem-va-thoi-diem/ https://meyeucon.org/20749/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-khai-niem-va-thoi-diem/#respond Tue, 27 Dec 2011 01:36:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=20749 Khi trẻ có một hàm răng lệch lạc sẽ khiến cha mẹ băn khoăn, lo lắng về tình trạng này của con mình. Đã có rất nhiều bậc phụ huynh cho con cháu mình đi nắn chỉnh răng để chữa trị cho những hàm răng bị hô, bị móm hoặc là răng bị mọc lệch, chen chúc… để có trẻ có thể có được hàm răng thẩm mỹ, khỏe mạnh hơn. Quá trình điều trị thường khá lâu dài và tốn kém.

Chỉnh hình răng hàm mặt (CHRHM) là gì?

CHRHM (chỉnh nha) (Orthodontics) là một chuyên ngành sâu trong nha khoa nhằm nghiên cứu chẩn đoán, ngăn ngừa và điều trị những sai lệch về khớp cắn và các lệch lạc bất thường của răng và hàm mặt, để có một bộ răng chức năng và thẩm mỹ mang lại sự hài hòa của hàm răng và khuôn mặt.

Điều trị CHRHM đòi hỏi những hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cao để di chuyển, sắp xếp các răng mọc lộn xộn, không đều, răng khập khểnh, chen chúc về vị trí tối ưu và điều chỉnh lại tương quan giữa 2 hàm cho đúng, nhằm cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, làm cho vẻ mặt hài hòa và tạo nên khuôn mặt cân đối, các cơ hàm hoạt động chức năng hơn, các răng được ăn khớp nhau tốt, giúp cho nụ cười đẹp và hoàn hảo hơn.

Có một số trẻ cần được điều trị chỉnh hình răng hàm mặt ngay từ sớm

Nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc của răng và sự sai hình của xương hàm?

Yếu tố di truyền từ lâu đã được xem là nguyên nhân gây lệch lạc răng hàm. Cha hay mẹ có xương hàm nhỏ, còn răng thì quá to hoặc ngược lại, có sự mất cân xứng về kích thước giữa răng và hàm khiến các răng không thể xếp ngay ngắn trên cung hàm.

Một số thói quen không tốt về răng miệng khi trẻ còn nhỏ lại là nguyên nhân khiến trẻ lớn lên có hàm răng ngoài ý muốn như tật mút ngón tay, mút môi và cắn môi, đẩy lưỡi, thói quen thở bằng miệng. Các thói quen xấu này sẽ gây mất hài hòa giữa răng và hàm.

Mất răng sữa sớm, răng vĩnh viễn không có được sự hướng dẫn và có thể đưa đến mọc lệch. Việc chú ý giữ gìn răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng trên cung hàm.

Tình trạng dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.

Chấn thương các răng. Ví dụ trẻ bị té ngã sẽ làm các răng di chuyển.

Một số bệnh tật gây sâu răng sớm, bệnh nha chu làm mất răng nên các răng bị xô lệch.

Làm sao biết trẻ cần được điều trị CHRHM sớm hay không?

Quan niệm về hàm răng đẹp là hàm răng đầy đủ với các răng mọc đúng vị trí trên cung hàm, có hình dáng bình thường và khớp cắn đúng.

Bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên về CHRHM từ lúc 6 – 7 tuổi để bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện các lệch lạc răng hàm hoặc nguy cơ sai hình trong tương lai. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên nếu nhận thấy trẻ cần được can thiệp CHRHM sớm và sẽ quyết định thời điểm điều trị. Một số trường hợp sẽ được giải quyết sớm, không cần phải chờ đến khi rụng hết răng sữa, vì lúc đó sự lệch lạc răng sẽ trầm trọng hơn.

Bởi vậy, tốt nhất là cứ mỗi 6 tháng cho trẻ đi khám định kỳ để tham khảo.

Khi mà người bác sĩ chuyên về CHRHM phát hiện nguyên nhân sẽ giúp cho trẻ có được một bộ hàm răng đều và đẹp.

Những trẻ có một trong những dấu chứng hay thói quen sau đây cần được điều trị CHRHM sớm:

– Khi có bất thường trong sự phát triển của răng, quá trình mọc răng và thay răng sữa, quá trình phát triển và mọc răng vĩnh viễn. Có thể nêu một số ví dụ như: răng xoay hay các răng mọc chen chúc, răng mọc sai vị trí, răng xô lệch, không ngay ngắn trên cung hàm; thiếu răng bẩm sinh, răng dị dạng và răng dư, răng sữa mất sớm, răng chậm thay, răng di chuyển do chấn thương.

– Khi trẻ có những thói quen xấu về răng miệng có thể gây sai lệch khớp cắn và những lệch lạc về răng và hàm mặt. Ví dụ như: mút tay, mút môi, tật đẩy lưỡi, thở miệng…

– Có những biểu hiện sai khớp cắn như: cắn chìa, cắn sâu, cắn chéo, cắn hở, hô, móm…

– Sự phát triển lệch lạc hay bất hài hòa giữa xương hàm trên và hàm dưới như cung răng và xương hàm hẹp; răng nhô ra trước hoặc răng thụt vào trong, xương hàm nhô ra trước hoặc xương hàm lùi ra sau.

Tuổi nào bắt đầu nắn chỉnh răng là tốt nhất?

Việc CHRHM có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi, thời điểm chuẩn tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của sự sai hình xương và sự lệch lạc của răng. Ví dụ, một trẻ bị sứt môi và hở hàm ếch có thể phải dùng một máng chỉnh hình trong miệng ngay sau khi sinh vài tuần.

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhìn chung, thời điểm tốt nhất để điều trị CHRHM là khi các răng vĩnh viễn đã mọc (10-12 tuổi). Ở lứa tuổi này, xương hàm đang phát triển, rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp lại các răng. Nhưng để việc nắn chỉnh răng thực sự có hiệu quả hoàn hảo và không gặp nhiều cản trở về sau thì ngay từ khi bắt đầu thay răng sữa (6-7 tuổi) nên cho trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, để có thể thực hiện nắn chỉnh răng phòng ngừa kịp thời.

Nắn chỉnh răng phòng ngừa cần thực hiện rất sớm ngay khi bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn (khoảng 6-7 tuổi), để điều chỉnh cho hàm răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn và đều hơn, giúp cho việc nắn chỉnh toàn diện ở lứa tuổi đã thay hết răng sữa (khoảng 12 tuổi) trở nên dễ dàng và đạt kết quả tốt.

Tại sao cần điều trị CHRHM sớm cho trẻ?

Nhiều bậc cha mẹ phân vân lo lắng không biết có nên đi chỉnh sửa răng cho trẻ khi trẻ chưa thay hết răng sữa hay không, liệu có thể bắt đầu việc điều trị chỉnh nha cho trẻ khi trẻ chưa có đủ các răng vĩnh viễn hay là phải đợi đến khi trẻ thay hoàn toàn các răng sữa? Chỉnh hình răng càng sớm, hiệu quả đạt được sẽ càng cao và thời điểm tốt nhất để tiến hành phương pháp này cũng không hạn chế với những bệnh nhân nhỏ tuổi.

Nếu không được điều trị CHRHM sớm, ngoài hậu quả là nó sẽ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt, răng mọc chen chúc, lệch lạc sẽ gây khó khăn trong việc giữ vệ sinh răng miệng làm tăng tỷ lệ sâu răng và bệnh nha chu, một khớp cắn xấu có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhai và hiệu quả nhai sẽ làm giảm chức năng ăn nhai. Một số trường hợp khớp cắn lệch lạc trầm trọng có thể gây gây ra tình trạng khó phát âm, thậm chí trẻ không thể phát âm một số âm nào đó, mặt khác, còn có thể dẫn đến những bệnh lý ở khớp thái dương hàm.

CHRHM sớm sẽ giúp cho cung răng, xương hàm và các cơ nhai phát triển hài hòa với khuôn mặt thẩm mỹ hơn, giúp hài hòa khớp cắn giữa hai xương hàm. Điều trị các lệch lạc nhẹ giúp răng mọc đúng vị trí, sắp xếp các răng ngay ngắn lại sớm, loại trừ các yếu tố không thuận lợi cho khớp cắn, giảm thiểu tai nạn gãy răng cửa với các răng cửa chìa ra.

Việc chỉnh hình sớm đem lại nhiều lợi ích cho trẻ, thường ít gây đau đớn và khó chịu, trẻ sẽ dễ dàng hợp tác hơn, giúp phát hiện sớm và điều trị sớm các thói quen xấu có thể gây sai lệch khớp cắn. Một số trường hợp đơn giản, CHRHM sớm có thể giúp cho cung răng và xương hàm phát triển bình thường mà không cần một điều trị nào khác. Nếu trẻ không được điều trị các lệch lạc ban đầu, khớp cắn của trẻ càng lúc càng phát triển theo hướng bất lợi và làm cho quá trình điều trị sau này phức tạp, khó khăn và chi phí điều trị tốn kém hơn.

Chỉnh hình sớm giúp đơn giản hóa giai đoạn CHRHM toàn diện về sau, nhất là điều trị chỉnh hình sớm những trường hợp có lệch lạc trầm trọng về xương hàm, nếu để đến thời điểm trẻ đã lớn, sẽ không thể điều trị được bằng các phương pháp chỉnh nha can thiệp và toàn diện đơn thuần mà phải dùng phương pháp phẫu thuật phức tạp, tốn kém và khó có thể có được một kết quả hoàn hảo.

]]>
https://meyeucon.org/20749/dieu-tri-chinh-hinh-rang-ham-mat-cho-tre-khai-niem-va-thoi-diem/feed/ 0