Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 3 lý do bạn nên trì hoãn việc cho trẻ ăn đặc sớm https://meyeucon.org/27533/3-ly-do-ban-nen-tri-hoan-viec-cho-tre-an-dac-som/ https://meyeucon.org/27533/3-ly-do-ban-nen-tri-hoan-viec-cho-tre-an-dac-som/#respond Tue, 07 May 2013 23:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=27533 Nếu ăn thức ăn đặc sớm quá, bé sẽ không được hưởng đầy đủ những lợi ích của việc bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là không tốt cho đường ruột của bé, có thể khiến trẻ cáu kỉnh vì không tiêu. Dưới đây là 3 lý do cơ bản để bạn nên trì hoãn việc cho trẻ ăn đặc khi bé chưa đến 6 tháng tuổi.

Ăn thức ăn đặc quá sớm không tốt cho đường ruột của bé, có thể khiến trẻ cáu kỉnh vì không tiêu.
Ăn thức ăn đặc quá sớm không tốt cho đường ruột của bé, có thể khiến trẻ cáu kỉnh vì không tiêu.

1. Do sự phát triển thể chất của bé

Đến 6 tháng tuổi, trẻ em mới phát triển đầy đủ về thể chất để sẵn sàng ăn thức ăn đặc. Lúc này, bé có thể ngồi dậy và đã mọc răng, đây là hai dấu hiệu rõ ràng nhất để một đứa trẻ có thể ăn thức ăn đặc. Trẻ sơ sinh thường có phản xạ đẩy lưỡi để phản đối bất kỳ vật nào được đưa vào miệng chúng. Phản xạ này giúp trẻ không bị nghẹt thở nhưng cũng gây khó khăn rất nhiều cho việc ăn dặm. Một khi cơ thể trẻ em đã đủ phát triển về mặt thể chất, việc chuyển sang ăn thức ăn đặc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời cũng làm giảm bực bội cho cả người chăm sóc lẫn chính các bé.

2. Do sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột và các enzyme tiêu hóa

Các vi khuẩn có ích sống trong hệ tiêu hóa cần một thời gian nhất định để phát triển và những enzyme tiêu hóa phức tạp chỉ được sản xuất khi trẻ đã đủ 6 tháng tuổi. Cả vi khuẩn và enzyme đều là yếu tố cần thiết giúp chuyển hóa tinh bột, carbohydrates và chất béo để có thể hấp thụ vào máu nuôi cơ thể một cách đúng đắn nhất. Khi không thể xử lý thực phẩm, bé sẽ dễ cáu kỉnh, hay “xì hơi” và bị táo bón. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể liên quan đến bệnh loét dạ dày, tiểu đường và eczema.

3. Ăn thức ăn đặc quá sớm làm giảm khả năng hấp thụ sắt và các dinh dưỡng khác

Nghiên cứu cho thấy trẻ được ăn ngũ cốc có bổ sung sắt cùng các vitamin và khoáng chất khác thường không hấp thụ được nhiều sắt ở những thực phẩm này. Trong khi đó, bú sữa mẹ, trẻ có thể duy trì đươc một lượng huyết sắc tố (hemoglobin) và sắt ồn định trong cơ thể. Điều đó có nghĩa trẻ dễ dàng hấp thụ sắt trong sữa mẹ hơn là trong thức ăn đặc. Với những bé uống sữa công thức cũng thế, nếu bé càng ăn dặm sớm, bé càng nhận được ít năng lượng từ những thực phẩm này.

]]>
https://meyeucon.org/27533/3-ly-do-ban-nen-tri-hoan-viec-cho-tre-an-dac-som/feed/ 0
Khi nào dùng men tiêu hóa cho trẻ? https://meyeucon.org/17418/khi-nao-dung-men-tieu-hoa-cho-tre/ https://meyeucon.org/17418/khi-nao-dung-men-tieu-hoa-cho-tre/#comments Mon, 13 Jun 2011 21:50:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=17418 Nhiều bậc cha mẹ thấy con chán ăn là dùng ngay men tiêu hóa mà không tìm hiểu nguyên nhân khắc phục dẫn đến việc lạm dụng loại thuốc này.

Sữa chua là loại men tiêu hóa tự nhiên rất tốt cho sức khỏe

Nhiều khi các mẹ quyết định sử dụng men tiêu hóa cho trẻ nhưng chưa hiểu rõ nguồn gốc và cơ chế tác dụng của chúng, chưa nói đến việc phân biệt được loại nào là men tiêu hoá thực sự (còn gọi là men enzym), loại nào chỉ là những chế phẩm vi sinh hoặc là các probiotic.

Chỉ dùng men tiêu hóa khi nào các tuyến tiêu hoá bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tuỵ, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật…), lúc này, cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hoá, việc dùng đến nó là cần thiết.

Trong những trường hợp này, bên cạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, trẻ cần cung cấp thêm một số men tiêu hoá như pepsin (men dạ dày), pancreatin (men tụy) hoặc phối hợp nhiều men. Trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hoá bẩm sinh, thì chỉ nên dùng men tiêu hoá từng đợt 1 – 2 tuần, không nên dùng kéo dài; nếu không sẽ làm các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm bài tiết và làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hoá.

Còn các loại như antibio, probio, bioacimin, lactomin… mà người dân quen gọi men tiêu hóa và tự mua về cho trẻ dùng thực ra chỉ là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm. Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hoá tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể, vì vậy có tác dụng rất tốt trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus, vi khuẩn…

]]>
https://meyeucon.org/17418/khi-nao-dung-men-tieu-hoa-cho-tre/feed/ 1
Bụng bé bị phình to do rối loạn tiêu hóa https://meyeucon.org/16868/bung-be-bi-phinh-to-do-roi-loan-tieu-hoa/ https://meyeucon.org/16868/bung-be-bi-phinh-to-do-roi-loan-tieu-hoa/#comments Wed, 27 Apr 2011 15:29:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=16868 Hỏi: Bé nhà tôi mới được 13 tháng tuổi. Bụng bé bị phình to lên sau khi tiêm kháng sinh. Bé không chịu ăn uống gì cả mà chỉ uống sữa thôi. Bé đã 13 tháng tuổi nhưng khi đưa thức ăn vào tay cho bé cầm, bé không biết đưa vào miệng. Làm thế nào giúp bé ăn và bụng bé trở lại bình thường?

Trả lời: Bụng bé bị phình to có thể là do rối loạn tiêu hóa. Bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc giúp bé không bị đầy hơi nữa.

Về vấn đề ăn uống, bạn nên nấu cháo hoặc nấu bột cho bé ăn với các khẩu vị phong phú. Chia thành nhiều bữa nhỏ cho bé. Nếu bé không chịu ăn nên đưa bé tới phòng khám về vấn đề dinh dưỡng ở trẻ nhỏ để được tư vấn trực tiếp.

Khi đưa thức ăn vào tay cho bé mà bé không đưa lên miệng thì hơi khác thường. Vì hầu hết trẻ con trong độ tuổi tay chân miệng thường có xu hướng ngậm bất cứ thứ gì mà bạn đưa cho. Bạn nên đưa trẻ tới các phòng khám về vật lí trị liệu và phục hồi chức năng để được tư vấn. Đôi khi đây là dấu hiệu của trẻ chậm phát triển. Nhưng bé mới chỉ 13 tuổi nên chưa dự đoán được nhiều.

]]>
https://meyeucon.org/16868/bung-be-bi-phinh-to-do-roi-loan-tieu-hoa/feed/ 5
Táo bón ở trẻ em https://meyeucon.org/16201/tao-bon-o-tre-em/ https://meyeucon.org/16201/tao-bon-o-tre-em/#comments Thu, 24 Mar 2011 22:26:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=16201 Khi nói đến bệnh lý về tiêu hóa, thường mọi người chỉ tập trung vào tiêu chảy, nhưng trên thực tế, táo bón cũng rất thường gặp ở trẻ và hay bị bỏ qua vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe. Tuy nhiên, táo bón có thể gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng.

Khi nào mới gọi là táo bón?

Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị táo bón. Phân của trẻ táo bón thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Tuy nhiên, cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ bình thường rất thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng, đi tiêu 3 lần/ngày nhưng có thể tiêu hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới tiêu một lần nhưng vẫn không gọi là táo bón nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Với trẻ bú bình, số lần tiêu mỗi ngày trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng là 2 lần, từ tháng thứ sáu trở đi là 1,8 lần; từ một tuổi giảm còn 1,4 lần và khi trẻ được 3 tuổi thì chỉ còn 1 lần.

Một số trẻ thường phải vặn mình, đỏ mặt, 2 chân co lên bụng một hồi lâu mới tiêu được, phân mềm không có đàm máu. Đây là giai đoạn “tập tành” của trẻ, hoàn toàn bình thường, rồi trẻ sẽ tiêu dễ dàng hơn khi lớn lên.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do chức năng.

Táo bón do nguyên nhân bệnh lý

Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như: ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này, cần phải điều trị bệnh gốc mới hết táo bón. Cần lưu y các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích thước phân nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng hoặc đau hậu môn, nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu.

Táo bón do nguyên nhân chức năng

Táo bón do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Gọi là chức năng vì trẻ không có bất kỳ bệnh lý gì khác ngoại trừ táo bón. Các yếu tố làm trẻ dễ bị táo bón là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang thức ăn cứng); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như: bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp, trẻ cũng bị táo bón.

Hậu quả của táo bón là gì?

Táo bón có thể gây tác hại “tại chỗ” là làm bé đau do nứt hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi tiêu. Bé nín làm phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Bé lại nín nhiều hơn. Cứ thế, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian thường gọi là ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng.

Trẻ dễ bị táo bón vào lúc nào?

Táo bón đặc biệt thường xảy ra vào 3 thời điểm: sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền, trong suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu, sau khi bắt đầu đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón.

– Giai đoạn tập ăn dặm: bé đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị táo bón do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước.

– Tập ngồi bô hay bồn cầu: bé có nguy cơ bị táo bón trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân:

  • Chế độ ăn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dể bị thiếu chất xơ.
  • Nếu bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, chúng có thể cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn đến táo bón.
  • Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay nín hơn để khỏi phải ngồi bô/ bồn cầu.

– Giai đoạn đi học: một số bé miễn cưỡng phải dùng nhà vệ sinh tại trường vì chúng không quen hoặc quá “công cộng”, điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu.

Điều trị táo bón như thế nào?

Điều trị táo bón chức năng gồm các phần sau: tháo phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện) – duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy táo bón đã lâu hay mau, nói chung thường mất vài tháng) – điều chỉnh hành vi và lối sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc đẩy đã kể ở trên).

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng phù hợp, dễ hấp thu, trẻ ít bị táo bón.

Khi cho trẻ ăn đặc, cần cân đối các nhóm chất, trong đó có chất xơ… và cho trẻ uống đủ nước

]]>
https://meyeucon.org/16201/tao-bon-o-tre-em/feed/ 3
Trẻ đi ngoài, phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/ https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/#comments Fri, 24 Dec 2010 23:24:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=15138 Hỏi: Em có 1 bé gái 8,5 tháng nặng 8,1kg dài 70cm, mọc được 4 răng, đứng vững và đang tập đi, nói bi bô được vài từ như vậy bé có gầy không? Lúc được 6 tháng bé bị đi phân ra máu và hay nôn trớ em cho bé đi bệnh viện nhi đồng khám thì BS cho xét nghiệm phân và chỉ có ít khuẩn E.coli BS nói bị Kiết lỵ và cho thuốc điều trị cộng một số loại men tiêu hóa và uống sữa Lactofree nhưng uống mãi vẫn không khỏi, 1,5 tháng sau em lại cho bé đi xét nghiệm phân lại và cũng chỉ có ít khuẩn E.Coli thôi hỏi BS thì BS nói theo dõi triệu chứng lỵ và lại cho thuốc uống tiếp nhưng uống mãi cũng vẫn đi phân ra dịch nhầy máu.
Em đọc một số thông tin ở trên mạng thì được biết bé bị dị ứng với đạm sữa bò cũng có biểu hiện như vậy nên em đổi sữa ProSobee làm từ đạm đậu nành và không đường Lacto bé uống rất tốt và đi phân tốt thỉnh thoảng chỉ có tí dịch nhầy màu trắng thôi. vậy BS cho em hỏi như vậy là bé bị dị ứng đạm sữa bò đúng không, nếu bị dị ứng thì bao lâu bé mới uống lại sữa bò được, và các chế phẩm từ bò là bé hoàn tòan khôntg ăn được đúng không, em lo lắng lắm vì như thế bé sẽ không đủ dinh dưỡng và em có cần phải ho bé đi bệnh viện để khám nữa không? Đối với bé bị dị ứng sữa bò thì có phát triển bình thường như những bé không bị dị ứng không? Mong nhận được sự tư vấn của BS.

Trả lời: Nếu trẻ bị dị ứng với đạm bò thì chỉ đi ngoài phân lỏng thôi, chứ không thể có máu được, và đặc biệt trẻ hay bị nôn, bị đỏ mẩn quanh miệng khi uống sữa. Còn đi ngoài phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ. Nhưng nếu ăn sữa đậu nành mà cháu hết đi ngoài thì cứ tiếp tục cho ăn, không sao cả, vì sữa đậu nành vẫn cung cấp đầy đủ chất đạm và các chất dinh dưỡng khác cho bé. Cũng có thể khi bé lớn lên hiện tượng dị ứng sẽ hết đi, chứ không phải là dị ứng mãi, ngoài ra chất đạm còn còn được cung cấp từ thịt, cá, tôm, cua, trứng… chứ đâu có phải chỉ từ sữa bò.

Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

]]>
https://meyeucon.org/15138/tre-di-ngoai-phan-mau-dich-nhay-thi-phan-lon-la-bi-ly/feed/ 8
Những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ https://meyeucon.org/14679/nhung-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre/ https://meyeucon.org/14679/nhung-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre/#respond Wed, 15 Dec 2010 23:29:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=14679 Rối loạn tiêu hóa (RLTH) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân RLTH rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên RLTH thể hiện qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.

Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng.

Trẻ ăn vào ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng.

Vì vậy, những trẻ có biểu hiện RLTH nên được đi khám sớm và đúng chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cho trẻ.

Dưới đây là một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ em.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.

Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.

Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.

Táo bón

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).

Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.

Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.

Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.

Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón.

Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.

Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày.

Các thuốc nhuận tràng chỉ nên uống sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tiêu chảy

Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy.

Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày.

Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị.

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.

Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

]]>
https://meyeucon.org/14679/nhung-roi-loan-tieu-hoa-thuong-gap-o-tre/feed/ 0
Bệnh hô hấp, tiêu hóa ở trẻ em tăng đột biến ở Quảng Trị https://meyeucon.org/13720/benh-ho-hap-tieu-hoa-o-tre-em-tang-dot-bien-o-quang-tri/ https://meyeucon.org/13720/benh-ho-hap-tieu-hoa-o-tre-em-tang-dot-bien-o-quang-tri/#respond Fri, 12 Nov 2010 15:40:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=13720 Ngày 11/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, tuần qua đã có tới 500 bệnh nhi đến khám tại bệnh viện vì các chứng sốt, tiêu chảy, viêm phổi.

Ngày cao điểm nhất lên đến 104 trường hợp đến khám, trong đó có 94 ca phải nhập viện điều trị nội trú. Số trẻ em nhập viện tăng nhanh, thêm vào đó các bệnh nhi ở tuyến dưới chuyển lên đã gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện.

Theo BS. Bùi Thị Ngọc Oanh, Trưởng Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh, nguyên nhân tăng đột biến bệnh hô hấp, tiêu hóa ở trẻ là do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống ở các khu dân cư bị ô nhiễm, ý thức vệ sinh cá nhân trong gia đình chưa được chú ý đúng mức.

Thêm vào đó, khi trẻ bị mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường tự tìm đến các hiệu thuốc tây mua thuốc về tự chữa trị tại nhà hoặc chữa trị bằng các bài thuốc dân gian nhưng không đúng cách đã làm cho bệnh càng tiến triển xấu hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

]]>
https://meyeucon.org/13720/benh-ho-hap-tieu-hoa-o-tre-em-tang-dot-bien-o-quang-tri/feed/ 0
Hoàn thiện hệ tiêu hóa của bé yêu https://meyeucon.org/11938/hoan-thien-he-tieu-hoa-cua-be-yeu/ https://meyeucon.org/11938/hoan-thien-he-tieu-hoa-cua-be-yeu/#respond Mon, 30 Aug 2010 07:23:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=11938 Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên cần được ăn uống thế nào cho đúng cách. Hãy bổ sung kiến thức sau đây để chăm sóc bé tốt hơn.

Là phụ nữ, ai cũng hạnh phúc vô bờ khi được đón nhận tiếng khóc chào đời của đứa con. Thiên chức làm mẹ khiến họ chăm sóc từng chút một cho bé yêu. Chỉ cần một “sự cố” lạ, dù rất nhỏ đối với bé cũng khiến người mẹ lo lắng.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, những triệu chứng đầy hơi, táo bón, ăn vào là ói ra, tiêu chảy, ăn khó tiêu… thường xảy ra. Nếu biết cách, người mẹ có thể trở thành “bác sĩ gia đình” để giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa non nớt của bé.

Khi bắt đầu dùng sữa bột hoặc cháo, hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp nên phát sinh một số rắc rối.

Vì sao bé bị rối loạn tiêu hóa?

Theo thống kê tại Viện dinh dưỡng, ngày càng nhiều trẻ từ 1 đến 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa được khám và điều trị tại bệnh viện. Nhiều trẻ gặp tình trạng này kéo dài, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch và suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân mấu chốt dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hệ vi sinh bị mất cân bằng trong đường ruột, các men vi sinh có ích hoạt động không bình thường.

Trong các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, táo bón xảy ra phổ biến nhất và khiến các bà mẹ “đau đầu” nhất.

Có người hỏi: “Bác sĩ ơi, cháu bón quá, hai ba ngày mới đi tiêu một lần, phải làm sao?”. Bác sĩ hỏi ra mới biết “sản phẩm” của cháu vẫn tốt, không sao cả. Thì ra, đây là bà mẹ quá kỹ tính, nghĩ rằng người lớn đi tiêu mỗi ngày nên bé cũng phải thế.

Đó là trường hợp nhầm tưởng. Tuy nhiên, chuyện trẻ bị táo bón thật sự xảy ra rất phổ biến do đường tiêu hóa chưa ổn định. Cụ thể, bệnh này chiếm 10% ở tất cả các trẻ em và 1,5 – 7,5% trẻ ở độ tuổi đến trường.

Giải mã triệu chứng táo bón

Một đứa trẻ có khoảng thời gian đi đại tiện cách nhau quá 3 ngày, phân ít, cứng và khô mới bị coi là táo bón.

Táo bón có thể do thói quen ăn uống, tập quán, tâm lý. Do giờ giấc ăn uống, nhu cầu đại tiện của trẻ rơi vào ban đêm, bé ngủ say nên “quên” luôn “việc ấy”. Đến sáng, các hoạt động vui chơi cuốn hút lại khiến kéo dài khoảng cách đi tiêu của bé.

Phân nằm lâu trong ruột bị hấp thu mất nước trở thành cứng hơn, khiến bé, đau khi đi đại tiện, sợ nên không dám rặn. Lâu dần thành phản xạ khiến bé càng sợ đi đại tiện hơn. Rất ít trường hợp trẻ táo bón do bệnh lý.

Tìm một giải pháp tốt nhất

Khi con bị táo bón, thức ăn hay cụ thể là sữa công thức chính là “thủ phạm” đầu tiên mà các mẹ nghĩ đến.

Có trường hợp, bà mẹ nghe “đồn” trong sữa có hàm lượng sắt cao nên gây táo bón ở trẻ. Điều đó không đúng vì sắt là dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể, tham gia vào hệ tạo máu, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé phát triển não bộ.

Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém, sức đề kháng kém.

Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ dù chỉ bị thiếu máu nhẹ vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Với các loại sữa uy tín, các bà mẹ yên tâm hơn về hàm lượng sắt vì các nhà khoa học đã tính toán hợp lý với độ tuổi của bé.

Nếu pha loãng quá, bé ăn không đủ lượng cần thiết, phân bé ít, cứng, lâu ngày mới “đi” thành bón. Pha đặc quá, thiếu nước lại càng bón. Cơ cấu bữa ăn thiếu chất xơ cũng gây táo bón. Các bà mẹ không nên vội vàng đưa con đến bác sĩ khi 2-3 ngày chưa thấy con đi đại tiện. Việc này có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh cách pha sữa cho đúng.

Ngoài ra, các bà mẹ có thể massage bụng cho trẻ một cách nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, cho bé ăn nhiều trái cây (cam, đu đủ, thanh long…), rau quả để bổ sung chất xơ, tập cho bé thói quen đại tiện đúng giờ, không để bé nhịn đi tiêu. Tắm nước ấm và cho bé uống đủ nước cũng giúp bé đi tiêu đều đặn.

Khi chọn sữa, bố mẹ nên chọn các hãng sữa có bằng chứng khoa học về tác dụng tốt cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất của bé.

Bố mẹ không nên đổi sữa đột ngột cho bé, không kịp thích nghi, bé sẽ bị táo bón. Khi đổi sữa, người mẹ nên đổi dần bằng cách cho bé ăn xen kẽ một ít sữa mới cùng với sữa cũ, giảm lượng sữa cũ dần đến khi thay thế hoàn toàn.
Nắm được các nguyên lý cơ bản như vừa nêu, các bà mẹ dễ dàng giúp bé ổn định đường tiêu hóa. Chỉ khi con bị rối loạn tiêu hóa bệnh lý, người mẹ mới cần sự trợ giúp của bác sĩ.

BS. Nguyễn Thị Hoa

]]>
https://meyeucon.org/11938/hoan-thien-he-tieu-hoa-cua-be-yeu/feed/ 0
Vai trò của hệ tiêu hóa khỏe mạnh với sự phát triển của trẻ https://meyeucon.org/11146/vai-tro-cua-he-tieu-hoa-khoe-manh-voi-su-phat-trien-cua-tre/ https://meyeucon.org/11146/vai-tro-cua-he-tieu-hoa-khoe-manh-voi-su-phat-trien-cua-tre/#respond Tue, 10 Aug 2010 06:29:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=11146 Nếu như hệ hô hấp giúp trẻ hít thở, hệ tim mạch giúp đưa máu đi khắp cơ thể, thì hệ tiêu hóa cũng có vai trò quan trọng không kém là tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải các chất không tiêu hóa ra khỏi cơ thể. Hệ tiêu hóa chính là nơi giúp trẻ “nạp năng lượng” mỗi ngày.

Nếu quá trình nạp năng lượng diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể trẻ sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình,ngược lại, nếu hệ tiêu hóa thường xuyên bị trục trặc thì chắc chắn quá trình phát triển của trẻ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng, rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Mỗi phần có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau. Một phần nào đó bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể.

Các rối loạn tại đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

Rối loại tại đường tiêu hóa rất đa dạng và hậu quả không chỉ tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến toàn cơ thể.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Là rối loạn khá thường gặp trong những tháng đầu đời, làm các bậc cha mẹ hết sức lo lắng vì trẻ thường ọc sữa sau bú. Sau khi bú, sữa sẽ nằm trong dạ dày của bé, và chỗ nối giữa ống thực quản và dạ dày sẽ thắt lại, giống như thắt miệng túi, giúp sữa không bị trào lên khi dạ dày co bóp. Ở một số trẻ, chỗ thắt này thường xuyên mở ra, tạo điều kiện cho sữa trào ngược lên trên, nhất là khi trẻ nằm đầu thấp, khi ho, vặn mình hay khóc. Trẻ nhỏ càng dễ bị trào ngược do dạ dày nằm ở tư thế tương đối ngang, thức ăn chỉ mới có sữa ở dạng lỏng. Thông thường, tình trạng này hầu hết sẽ hết ở thời điểm trẻ được 12 tháng tuổi. Chỉ một số ít sẽ tiếp tục còn triệu chứng, thậm chí nặng hơn do xuất hiện những biến chứng của trào ngược dạ dày – thực quản mang lại như viêm thực quản, khàn tiếng, khò khè, biếng ăn, suy dinh dưỡng, …Lúc này tình trạng đã trở thành bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và ảnh hưởng xấu của nó đã tác động lên các cơ quan khác ngoài đường tiêu hóa.

Đau quặn bụng

Có những lúc cha mẹ bé rất bối rối khi thấy con mình khóc dữ dội mà dỗ không nín được. Trẻ khóc thét, vật vã, không chịu bú, cứ kéo dài hàng giờ, vài ngày trong tuần và liên tiếp mấy tuần liền. Tình trạng trên được cho là trẻ bị đau quặn bụng, nguyên nhân rất đa dạng, nhưng thường do thức ăn (sữa) khó tiêu, bụng bị đầy hơi, hoặc có thể do dị ứng với sữa hay trào ngược dạ dày – thực quản nói ở trên. Nếu tình trạng này kéo dài, không chỉ gây căng thẳng và lo lắng cho các bậc phụ huynh mà còn làm trẻ giảm bú, ít ngủ và chậm tăng cân.

Tiêu chảy

Trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi có nguy cơ cao nhất bị tiêu chảy, mà nguyên nhân có thể do nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng như dị ứng sữa, ngộ độc, hoặc đơn thuần do chế độ ăn không phù hợp. Bất chấp những tiến bộ của y học cũng như cải thiện môi trường, tỷ lệ mắc tiêu chảy vẫn còn cao ở cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển, và tử vong do tiêu chảy chiếm hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Những đợt tiêu chảy cấp tính làm chậm quá trình tăng cân của trẻ, có thể gây phiền phức cho gia đình vì phải nghỉ làm để chăm sóc bé. Riêng tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 14 ngày) thì hậu quả gây suy dinh dưỡng cho trẻ là rất lớn, thiếu hụt các dưỡng chất, đưa đến tình trạng suy giảm miễn dịch, làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Táo bón

Trẻ trong độ tuổi còn bú, nhất là những trẻ không bú mẹ sẽ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa bò khó tiêu hóa hơn sữa mẹ, cộng với chức năng hệ tiêu hóa chưa thật hoàn chỉnh. Ngoài ra, lượng đạm nhiều quá mức trong một số loại sữa công thức, vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng góp phần làm trẻ táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạm thừa này trong nước tiểu. Táo bón sẽ làm trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí có thể gây cảm giác sợ đi tiêu ở một số trẻ lớn, làm cho vấn đề điều trị khó khăn và kéo dài, hậu quả cuối cùng là chậm phát triển thể chất và ảnh hưởng tâm lý cho trẻ.

Các biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Bú mẹ hoàn toàn đến 4-6 tháng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần đạm dễ tiêu trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ hấp thu, không đầy bụng, sữa không bị ứ lại tại dạ dày, giúp giảm trào ngược và đau quặn bụng. Ngoài ra, sữa mẹ giàu alpha-lactalbumin sẽ giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, chống sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, giảm nguy cơ tiêu chảy. Hơn nữa, trong sữa mẹ có hơn 130 loại chất xơ khác nhau, giúp làm mềm phân, tăng thời gian đi chuyển của phân trong lòng ruột, và kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột trẻ giúp giảm táo bón.

Tăng cường thực hiện việc cho bú mẹ là chủ trương đúng đắn và là phương pháp hoàn hảo giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì các biện pháp “bắt chước” sữa mẹ như thay đổi thành phần đạm sữa bò trở nên dễ tiêu, bổ sung probiotic và prebiotic đã được chứng minh có hiệu quả rất khả quan.

TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn
Đại học Y Dược TP.HC

]]>
https://meyeucon.org/11146/vai-tro-cua-he-tieu-hoa-khoe-manh-voi-su-phat-trien-cua-tre/feed/ 0
Trẻ thay nhau đổ bệnh trong mùa nắng nóng https://meyeucon.org/4605/tre-thay-nhau-do-benh-trong-mua-nang-nong/ https://meyeucon.org/4605/tre-thay-nhau-do-benh-trong-mua-nang-nong/#respond Fri, 21 May 2010 14:15:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=4605 Nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là các bệnh nhi. Có mặt tại BV Nhi đồng 1, TPHCM, chúng tôi nhận thấy lượng trẻ em đến khám và nhập viện gia tăng, nhất là khoa Tiêu hóa và khoa Hô hấp.

Bệnh về hô hấp

Gần giữa trưa, trời nắng như đổ lửa, nhưng trước khu khám bệnh của Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM, vẫn đông nghịt người. Người đứng, người ngồi chen lấn nhau, lẫn vào tiếng trẻ khóc càng làm cho không khí thêm oi bức. Trong mùa nắng này, phần lớn trẻ bị các chứng bệnh đau đầu, sổ mũi, viêm họng, sốt, tiêu chảy, tay – chân – miệng…

Tại khoa Hô hấp – BV Nhi đồng 1, các giường bệnh gần như kín chỗ. Phần lớn trẻ em nhập viện vì bệnh viêm phế quản, viêm phổi… Nhiều giường bệnh có 3 – 4 bệnh nhi. Trong căn phòng rộng chưa đến 10m2, có hơn 30 người đứng, ngồi, nằm la liệt. Thông thường thì một trẻ bệnh, kèm theo ít nhất là một người thân theo cùng, nên tình trạng chật chội, ngột ngạt cũng là điều dễ hiểu. Ngoài hành lang, nhiều gia đình trải chiếu dưới đất để bé nằm cho mát. Chị K. (ngụ Bình Thạnh) đang nuôi con bệnh tại đây cho biết: do trời nóng, cháu cứ nằng nặc đòi đi bơi, sau đó lại vào phòng máy lạnh ngủ nên cháu lên cơn sốt. Uống thuốc mấy ngày vẫn không khỏi, sợ quá nên gia đình cho cháu nhập viện. Bác sĩ bảo cháu bị viêm phổi vì nhiễm lạnh.

Trong cái nắng quá oi bức, máy quạt của bệnh viện cứ ì ạch chạy nhưng vẫn không đủ sức làm dịu không khí nên ai cũng mua quạt giấy để quạt cho bệnh nhi. Anh T. bế con đứng ngoài hành lang bày tỏ: trời nóng quá, nằm trong phòng không chịu nổi nên ra đây đứng lấy chút hơi gió. Mấy ngày nay, một số bệnh nhi rất khó ngủ vì phòng bệnh vừa đông đúc, vừa ồn ào, nóng nực. Nắng nóng thế này, người lớn còn không chịu nổi, huống gì đến trẻ con.

Theo TS, BS Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp – BV Nhi đồng 1: ở một số nước trên thế giới, bệnh hô hấp đặc biệt tăng mạnh trong mùa lạnh, mùa mưa, nhưng tại VN có điều khác biệt đó là trẻ em bị bệnh cũng gia tăng trong mùa nóng kéo dài. Lý do của bệnh là: sử dụng quạt máy, máy lạnh hoặc một số dụng cụ làm lạnh không đúng cách khiến trẻ dễ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột nên dẫn đến bệnh. Đồng thời, do nhiệt độ quá nóng, niêm mạc khô, mất nước nên trẻ thường uống nước bù khiến cơ chế bảo vệ tại chỗ niêm mạc đường hô hấp giảm nên vi trùng, vi rút dễ tấn công hơn. BS Tuấn khuyên các phụ huynh nên sử dụng dụng cụ làm mát hợp lý (đặc biệt là đối với trẻ em, người già vì sức đề kháng yếu); khi vừa đi bên ngoài về, không nên tiếp xúc ngay với máy lạnh mà phải lau khô mồ hôi trước. Máy lạnh, quạt không nên cho thổi trực tiếp vào người, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng không nên chênh lệch quá so với bên ngoài; không nên để trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh trong phòng máy lạnh nhiều giờ liền. Phòng ốc phải được dọn dẹp sạch sẽ, ngay cả bé cũng phải vệ sinh đầy đủ để tránh vi khuẩn lây bệnh. Trong cái nóng như những ngày vừa qua, nên chú ý cho trẻ uống nhiều nước.

Bệnh về tiêu hóa

Ngoài khoa Hô hấp, khoa Tiêu hóa của BV cũng có hàng trăm bé nằm viện vì các chứng tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa, kiết lỵ… Chị N. T. L (ngụ Q. Tân Phú) vừa dùng quạt vẩy mát cho cu Tí (học lớp 3) vừa bộc bạch: không biết đi học ăn uống trúng cái gì, mà buổi chiều về nhà, nó cứ kêu đau bụng và bị tiêu chảy suốt.

Theo BS Hoàng Lê Phúc – Trưởng khoa Tiêu hóa – BV Nhi đồng 1, TPHCM, nhìn chung nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhi bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa tăng trong mùa nắng là do: thời tiết quá nóng, trẻ em cần một lượng nước quá lớn, nhiều khi trẻ uống đủ loại nước không đảm bảo vệ sinh. Ăn quà vặt cũng làm cho các chứng bệnh trên tăng mạnh. Mùa nóng khiến thức ăn rất dễ bị ôi, thiu nên nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy là rất dễ xảy ra. Không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng cần phải “ăn chín, uống sôi”, không nên lạm dụng nước đá.

Được biết, ngoài BV Nhi đồng 1, nhiều bệnh viện trên địa bàn TP cũng có số lượng bệnh nhi gia tăng đáng kể.

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài như hiện nay, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh để đề phòng lây lan, đồng thời tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho người dân trên địa bàn TP.

]]>
https://meyeucon.org/4605/tre-thay-nhau-do-benh-trong-mua-nang-nong/feed/ 0