Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cảnh giác với bệnh sâu răng ở trẻ em https://meyeucon.org/33647/canh-giac-voi-benh-sau-rang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/33647/canh-giac-voi-benh-sau-rang-o-tre-em/#respond Fri, 21 Mar 2014 03:00:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=33647 Hãy cùng với trẻ tạo nên những thói quen tốt về vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh đi những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hãy cùng với trẻ tạo nên những thói quen tốt về vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh đi những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Hãy cùng với trẻ tạo nên những thói quen tốt về vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh đi những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Sâu răng do đâu? Hệ quả là gì?

Bề mặt răng được bảo vệ bởi một lớp men tự nhiên gồm các thanh khoáng chất xếp chồng khít lên nhau. Axit do thức ăn đặc biệt là từ đường tạo ra trong quá trình ăn uống sẽ mài mòn lớp men này và xâm nhập vào trong các cấu trúc răng bên dưới tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công răng. Không chỉ thế, nếu trẻ có thói quen vệ sinh răng một cách sơ sài sẽ tạo nên những mảng bám, đây chính là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn có hại cho răng. Do răng là bộ phận duy nhất không có khả năng tự phục hồi, nên khi xảy ra biến chứng, bé phải được điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Nếu để tình trạng răng bị axit ăn mòn quá lâu thì sẽ có nhiều hệ quả như răng đau buốt khiến trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến thể trạng. Nghiêm trọng hơn, răng bị ăn mòn sâu qua khỏi lớp ngà răng sẽ khiến trẻ bị viêm tủy răng, gây nên chứng áp xe răng, một số trường hợp có thể gây ra nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vùng mặt, thậm chí trẻ có thể bị mất răng vĩnh viễn.

Biểu hiện trẻ đang bị sâu răng?

Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, các bậc phụ huynh có thể lưu ý những biểu hiện sau đây để sớm nhận biết tình trạng sức khỏe răng miệng của bé mà sớm điều trị. Mỗi tháng các bạn có thể kiểm tra răng các bé tại nhà với những điểm cần chú ý sau:

– Các vết trắng đục, các điểm nâu hoặc đen trên bề mặt nhai, quanh chân răng của bé.
– Các vùng răng sậm màu.
– Phát hiện thấy lỗ sâu trên bề mặt răng.
– Trẻ cảm thấy đau buốt khi ăn.

Phương pháp điều trị và phòng tránh?

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang gặp các vấn đề răng miệng, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất. Tại đây, các bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng lứa tuổi. Không nên chỉ sử dụng các phương pháp dân gian như chườm nóng, sử dụng tinh dầu hoa Đinh Hương, hỗn hợp ớt sừng đỏ và gừng… Vì đây chỉ là những biện pháp giảm đau tạm thời, càng để lâu thì bệnh sâu răng sẽ càng nặng hơn với những biến chứng khó lường.

Bên cạnh đó, bạn hãy tập cho trẻ ăn uống lành mạnh tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo hay các thực phẩm chứa nhiều đường khác. Đi kèm là bạn hãy cùng bé tập luyện thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên với các sản phẩm được sản xuất riêng cho trẻ em. Các sản phẩm kem đánh răng có chứa hàm lượng flour bổ sung sẽ giúp tăng cường khả năng phòng chống các loại axit cho men răng.

]]>
https://meyeucon.org/33647/canh-giac-voi-benh-sau-rang-o-tre-em/feed/ 0
Bệnh sâu răng ở trẻ em https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/ https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/#respond Sat, 31 Mar 2012 00:53:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=21932 Một hiện tượng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ  chính là sâu răng sớm, nó chiếm tỷ lệ 30 – 50% ở các nước phát triển và đến 70% ở các nước đang phát triển. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vậy nên, việc phòng ngừa sâu răng sớm cho trẻ sẽ giúp tránh được các vấn đề về răng miệng sau này.

Cơ chế gây bệnh

Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axít hữu cơ được tạo ra từ sự lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm độ pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ sâu răng sẽ xuất hiện khi tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.

Nhóm các vi khuẩn atreptococcus mutans có liên quan đến sự hình thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra nhiều chất axít và sống ở môi trường pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các loại vi khuẩn khác (các lactobacillus) sẽ sinh sôi ở răng, tạo ra môi trường axít và thúc đẩy hóa trình mất khoáng. Sự mất khoáng do axít được tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn.

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức.

Triệu chứng, biểu hiện

Sâu răng trên răng sữa thường khởi đầu ở các hố và rãnh. Các tổn thương nhỏ khó có thể phát hiện bằng mắt thường; nhưng các tổn thương lớn thường có biểu hiện là lỗ thủng ở bề mặt nhai. Vị trí sâu răng thường gặp là ở mặt bên (mặt tiếp xúc giữa các răng) và rất nhiều trường hợp chỉ có thể phát hiện khi chụp X-quang răng mà thôi. Các tổn thương do sâu răng biểu hiện ở bề mặt trơn láng (mặt ngoài và mặt trong) thường chỉ gặp ở trẻ bị sâu nhiều răng nghiêm trọng.

Sâu răng sớm ở trẻ (early childhood caries – ECC) rất phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi. Các đối tượng có nguy cơ bị ECC bao gồm những trẻ thường xuyên ăn chất đường (thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, bánh snack), trẻ có nhiều người thân như cha mẹ hay các anh chị em ruột bị sâu răng, hay trẻ có dị dạng ở răng.

Các biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ khiến cho răng sâu bị hủy hoại toàn bộ và tủy răng cũng bị tổn thương, dẫn đến viêm tủy gây đau, nhức. Viêm tủy răng có thể tiến triển đến hoại tử, vi khuẩn xâm lấn xương ổ răng và gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng vùng mặt.

Điều trị

Tùy theo độ tuổi của trẻ khi bị sâu răng mà có phương pháp điều trị riêng. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường ít hợp tác trong quá trình điều trị răng, đòi hỏi phải có các dụng cụ hỗ trợ như: kìm giữa trẻ, gây tê hay gây mê trong lúc trám răng, Sau 4 tuổi, trẻ bắt đầu có khả năng hợp tác hơn với việc chữa răng và với thuốc gây tê tại chỗ.

Điều trị răng có sử dụng amangam bạc, vật liệu trám composite hay mão toàn diện có thể giúp giữ lại được các răng sâu. Nếu tổn thương lan đến tủy răng, cần lấy một phần tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng hay lấy toàn bộ tủy răng rồi sau đó mới trám răng bị sâu. Nếu phải nhổ răng sâu, khoảng trống sau nhổ răng cần được giữ vệ sinh tốt để ngăn sâu răng lan sang các răng còn lại.

Tình trạng nhiễm trùng răng còn khu trú trong xương ổ có thể được xử lý bằng các biện pháp tại chỗ (nhổ răng, lấy toàn bộ tủy răng). Kháng sinh đường uống được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng răng viêm mô tế bào, sưng mặt hoặc trong trường hợp không thể gây tê răng vì có viêm. Penicilin là kháng sinh được chọn ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có tiền căn dị ứng với thuốc này, khi đó có thể thay thế bằng clindamycin hay erythromycin. Các thuốc giảm đau dạng uống như inuprofer thường có khả năng kiểm soát cơn đau tốt hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng và đe dọa đến sức khỏe của trẻ thì bạn cần dùng đến các kháng sinh đường tiêm.

Sâu răng sớm ở trẻ có thể xuất hiện sớm trước 12 tháng tuổi.

Phòng ngừa

Biện pháp phòng chống sâu răng hiệu quả nhất là cho fluor tối ưu vào nước sinh hoạt hàng ngày với nồng độ 1ppm. Trẻ em sống ở vùng mà nguồn nước thiếu fluor có nguy cơ sấu răng cao hơn nên cần được dùng bổ trợ chất fluor. Để tránh trường hợp dùng quá liều fluor cần thiết, bác sĩ không kê đơn thuốc fluor với số lượng quá 120mg. Biểu hiện cấp tính của quá liều fluor (cao hơn 5mg/kg) cần được xử trí khẩn cấp. Dùng các dạng fluor bôi ngoài (do bác sĩ chỉ định) có lợi cho các bệnh nhi cso nguy cơ bị sâu răng.

Vệ sinh răng miệng

Đánh răng hàng ngày, nhất là với kem đánh răng có fluor, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng. Đa số trẻ em dưới 8 tuổi không chịu đánh răng đúng theo quy định. Do vậy, các bậc cha mẹ cần giám sát trẻ làm vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh sâu răng.

Chế độ ăn uống

Giảm ăn các thực phẩm chứa các chất có đường sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng. Vì vậy, không nên cho trẻ dùng các thức uống ngọt, hay dùng chất ngọt vào ban đêm; đối với trẻ có nguy cơ bị sâu răng cao cần tránh dùng các loại bánh snack vào giữa các bữa ăn.

Trám bít hố rãnh

Trám bít hố rãnh răng bằng resin được ghi nhận là có hiệu quả trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất khi các răng vừa mọc (trẻ 1 – 2 tuổi) và cho các trường hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.

Tập cho trẻ đánh răng

Bạn có thể giúp trẻ tập đánh răng vào độ tuổi này bằng những cách đơn giản như:

– Chuẩn bị tâm lý cho con bằng cách, dẫn chúng đi siêu thị tự mình chọn những chiếc bàn chải trẻ em xinh xinh, đày màu sắc.

– Làm mẫu và giải thích cho trẻ, đánh răng không hề gây đau mà trái lại, điều này sẽ giúp răng sạch sẽ và thơm tho hơn, để cười xinh mỗi khi soi gương cùng mẹ.

– Mua những loại kem đánh răng có mùi vị để trẻ không có cảm giác cay và sợ thuốc đánh răng.

– Cho trẻ xem những băng hình có cảnh các bạn cùng trang lứa khác đang đánh răng để trẻ bắt chước.

– Chọn mua ở các nhà sách hoặc các trung tâm nha khoa những bức hình về răng miệng để giúp trẻ tìm hiểu thế nào là răng sâu, răng hỏng, thế nào quy trình đánh răng đúng cách?

– Tâm lý của trẻ là rất thích… đua đòi. Vì thế, trong những ngày đầu tiên, hãy tập trung vài bé cùng một lúc để thực hành những bài học về răng miệng. Chúng sẽ bắt chước và ganh đua với nhau trong quá trình học tập. Và từ đó, chúng sẽ bớt đi cảm giác nhàm chán, sợ sệt. Cha mẹ phải bình tĩnh chứ không nên quát tháo, la mắng trẻ. Điều này chỉ làm chúng sợ thêm mà thôi. Động viên con hoặc bày ra những trò chơi trong quá trình cùng trẻ tập đánh răng sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú mỗi ngày.

]]>
https://meyeucon.org/21932/benh-sau-rang-o-tre-em/feed/ 0
Ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ, không để quá muộn https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/ https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/#comments Tue, 18 Jan 2011 11:05:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=15698 Sâu răng là bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em. Bệnh sâu răng không chỉ xuất hiện ở những trẻ đang ở tuổi học đường mà cả những trẻ vẫn còn ẵm ngửa trên tay. Thói quen ăn uống, sự thiếu ý thức trong việc vệ sinh răng miệng là nguyên nhân khiến tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ ngày càng tăng. Bởi vậy, làm thế nào để trẻ có một hàm răng khoẻ, không bị sâu ngay từ lúc nhỏ là vấn đề đang được các bậc phụ huynh và xã hội quan tâm.


Tại Hội nghị quốc gia ngành răng hàm mặt và khai mạc Triển lãm Nha khoa quốc tế lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội, PGS.TS Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương cho biết, có khoảng 85% trẻ sáu đến tám tuổi bị sâu răng sữa với tỷ lệ trung bình là 6 răng/trẻ. Riêng ở trẻ lớn, tỷ lệ răng sâu vĩnh viễn rất đáng ngại, gia tăng theo tuổi (50% ở trẻ trên mười hai tuổi). Tuy nhiên đây mới chỉ là con số thống kê ở những trẻ đang ở lứa tuổi học đường, còn những trẻ nhỏ hơn thì ngành y tế vẫn chưa có một số liệu cụ thể.

Trẻ có thể mắc bệnh từ thói quen ăn uống

Rất nhiều bậc phụ huynh có con ở lứa tuổi từ 1-3 tuổi cho rằng, chỉ những trẻ lớn hay thích ăn đồ ngọt, có thói quen ngậm đồ ăn khi đi ngủ mới có nguy cơ bị sâu răng. Đây là quan điểm sai lầm. Bởi ngay cả trẻ ở tuổi mọc răng sữa, không ăn đồ ngọt hay ngậm đồ ăn khi ngủ nhưng các thực phẩm hàng ngày như cơm, cháo, hoa quả cũng chứa vi khuẩn lên men khiến trẻ bị sâu răng.

Khi bị sâu răng, trẻ thường có các triệu chứng lâm sàng như răng ê buốt thoáng qua. Nặng hơn một chút, trẻ bị ê buốt nhiều sau mỗi lần uống nước lạnh hay khi nhai. Nếu không được chữa trị kịp thời, sâu răng nặng sẽ lan tới tủy răng, gây viêm tủy. Trẻ bị viêm tủy răng sẽ bị đau nhức từng cơn ngay cả khi không nhai, đặc biệt là đau nhiều về đêm.

Theo TS Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng, Bệnh viện Việt Nam – Cuba, ngày càng có nhiều trẻ nhỏ trong giai đoạn răng sữa, chưa thay răng nhưng vẫn bị sâu răng. Thậm chí, có những trẻ mới 1-2 tuổi nhưng răng sâu cả hàm, lợi sưng đau, chảy máu, khiến trẻ quấy khóc.

TS Hải cũng cho biết, chính thói quen ăn đồ xay nhuyễn cũng là một nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ sâu răng ở trẻ nhỏ. Cha mẹ thường xay nhuyễn thập cẩm các loại rau, củ, quả, thịt, cá để ép trẻ ăn, vô tình tạo thói quen xấu cho trẻ là nuốt luôn, không nhai. Thói quen này rất nguy hiểm, bởi khi răng miệng ít hoạt động, nước bọt tiết ra ít hơn thì khả năng sâu răng sẽ nhiều hơn.

Bởi vậy, theo các bác sĩ, răng miệng là cơ quan rất quan trọng của trẻ, trẻ có răng miệng tốt sẽ đảm bảo tiêu hóa tốt. Trẻ từ 6 tháng tới ba tuổi là thời kỳ mọc răng sữa. Đây là giai đoạn trẻ cần được bổ sung canxi để có hàm răng khoẻ sau này.

Chăm sóc răng tốt cho trẻ – Không để quá muộn

Nhiều bậc cha mẹ cũng cho rằng, khi trẻ còn nhỏ, trong giai đoạn ăn sữa việc vệ sinh răng miệng cho trẻ cũng không cần thiết. Vì thế, họ chỉ vệ sinh răng miệng khi trẻ đã mọc đủ răng cả hai hàm và tầm 2 tuổi mới bắt đầu đánh răng cho trẻ. Tuy nhiên, theo PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, về mặt khoa học, đề ngăn ngừa sâu răng hiệu quả cha mẹ nên cho trẻ đánh răng ngay khi răng bắt đầu nhú, tức là khoảng 6 tháng tuổi. Bởi thời gian để trẻ mọc đủ răng rất dễ khiến trẻ bị sâu răng vì bắt đầu ăn dặm. Nên đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày và đánh răng ngay sau khi ăn.

Đối với trẻ nhỏ, nửa đêm phải uống sữa không thể đánh răng được, cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước tráng miệng hoặc lấy khăn mềm lau các bề mặt răng của trẻ. Cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mới có hiệu quả ngừa sâu răng. Không nên chỉ đưa bàn chải đánh ở bề mặt ngang, bên ngoài vì răng dễ bị sâu nhất ở kẽ giữa răng, vùng răng nhấp nhô. Nếu phát hiện vết ố ở răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và xử lý sớm, tránh nguy cơ hỏng cả hàm răng vì đi khám muộn.

]]>
https://meyeucon.org/15698/ngua-sau-rang-o-tre-nho-khong-de-qua-muon/feed/ 1
Cho trẻ ăn thức ăn có xơ để tránh sâu răng https://meyeucon.org/15016/cho-tre-an-thuc-an-co-xo-de-tranh-sau-rang/ https://meyeucon.org/15016/cho-tre-an-thuc-an-co-xo-de-tranh-sau-rang/#respond Tue, 21 Dec 2010 22:25:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=15016 Răng sữa giữ một chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ, giúp cho em bé phát âm được chuẩn hơn… Cha mẹ không chăm sóc kỹ răng sữa để con bị sâu răng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Răng sữa có cấu tạo kém bền chắc, có buồng tủy to hơn răng vĩnh viễn nên khi bị sâu răng dễ bị viêm tủy.

Trẻ em vệ sinh răng miệng kém khiến những mảng thức ăn thừa bám lại trên bề mặt răng bị vi khuẩn trong miệng làm lên men thành axít. Axít sẽ phá hủy men răng, gây sâu răng.

Cho trẻ ăn thức ăn có xơ để tránh sâu răng.

Để tránh tạo ra chất axít làm hỏng men răng, cha mẹ phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảng thức ăn hay chất bột đường dính trên răng bằng cách tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Cho bé dùng loại bàn chải nhỏ, lông mềm với lượng kem đánh răng vừa phải, loại không cay dùng cho trẻ. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng tránh sâu răng cho trẻ.

Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng có trong các loại rau, quả, củ, thịt, trứng, sữa, thức ăn biển như: cá, cua, nghêu,… để giúp răng phát triển, chất fluor giúp cho cấu tạo răng bền vững. Nên cho trẻ ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng, đó cũng là một cách phòng tránh sâu răng cho trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/15016/cho-tre-an-thuc-an-co-xo-de-tranh-sau-rang/feed/ 0
Sâu răng sữa và sức khỏe của trẻ https://meyeucon.org/12659/sau-rang-sua-va-suc-khoe-cua-tre/ https://meyeucon.org/12659/sau-rang-sua-va-suc-khoe-cua-tre/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:51:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=12659 Hỏi: Con gái tôi 4 tuổi, trên bề mặt răng của cháu tôi thấy có vết đen, ngày càng lan sâu xuống phần dưới của răng. Xin hỏi, răng của cháu có phải bị sâu không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không?

Trả lời: Theo như chị mô tả thì răng của cháu rất có khả năng đã bị sâu. Hiện nay, trẻ bị sâu răng sữa ngày càng nhiều. Chất đường, mảng bám, thói quen ăn uống và ngay cả bề mặt răng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến răng và gây sâu răng.

Trẻ không có thói quen vệ sinh răng miệng trước khi đi ngủ cũng liên quan nhiều đến sâu răng. Tiến triển của sâu răng ở răng sữa có tốc độ nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. Khởi đầu là tổn thương ở bề mặt men với vết trắng, nếu được đo độ cứng sẽ thấy giảm hơn so với men lành. Ở giai đoạn này nếu răng trẻ được bôi gel flour vào bề mặt răng thì có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi.

Nếu không được xử trí thì tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, sau đó đến lớp ngà răng, lỗ sâu răng thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng. Sâu răng sữa nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ khó chịu và có thể dẫn tới biếng ăn. Nhổ răng cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ rất khó khăn.

Ngoài ra, sâu răng sữa còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng răng vĩnh viễn như mầm răng vĩnh viễn có thể bị phá hủy hoặc răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí do răng sữa bị nhổ quá sớm. Để ngăn chặn và phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ, chị cần tập cho cháu cách đánh răng, sử dụng nước muối loãng súc miệng, điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ, không để trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là ban đêm.

BS. Nguyễn Đức Nam

]]>
https://meyeucon.org/12659/sau-rang-sua-va-suc-khoe-cua-tre/feed/ 0
Uống nhiều nước tránh được sâu răng? https://meyeucon.org/12657/uong-nhieu-nuoc-tranh-duoc-sau-rang/ https://meyeucon.org/12657/uong-nhieu-nuoc-tranh-duoc-sau-rang/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:48:32 +0000 https://meyeucon.org/?p=12657 Hỏi: Con trai tôi được 2 tuổi rưỡi, cháu rất thích ăn kẹo sôcôla và kẹo này thường dính lại ở răng, cháu chưa biết đánh răng. Sau mỗi lần cháu ăn kẹo thì tôi đều cho cháu uống nước tráng miệng nhưng không biết như thế có thể tránh được sâu răng cho cháu không?

Trả lời: Sâu răng là những tổn thương ở tổ chức cứng của răng tạo thành lỗ trên bề mặt răng. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà chân răng.

Ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bắt gặp sâu răng, tuy nhiên, bị sâu răng cơ địa của trẻ khác với người lớn và do thói quen thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo nhiều lần trong ngày mà không chịu đánh răng hay vệ sinh răng miệng đúng cách. Các loại kẹo dẻo, kẹo mềm, kẹo sôcôla, mứt nho khô… sau khi ăn thường bị dính lại ở kẽ răng, đôi khi rất khó lấy ra và trở thành động lực cho các loại vi khuẩn sâu răng phát triển. Bên cạnh đó, axít sau khi ăn các loại kẹo dẻo sẽ gia tăng trong vòng 20 – 30 phút làm hại men răng. Do vậy, sau khi trẻ ăn những đồ ngọt này, chị có thể cho cháu uống nước lọc để làm trôi đi kẹo còn dính trên răng, sau đó vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối hoặc chỉ nha khoa để ngăn sự sinh sôi của vi khuẩn.

Ngoài ra, chị cũng có thể tránh sâu răng cho cháu bằng cách cho cháu ăn hoa quả sau bữa ăn chính, chất xơ trong hoa quả sẽ giúp làm sạch nướu răng cho trẻ. Tuy nhiên, một điều không thể thiếu và rất hiệu quả là đánh răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày để phòng tránh sâu răng.

BS. Nguyễn Đức Nam

]]>
https://meyeucon.org/12657/uong-nhieu-nuoc-tranh-duoc-sau-rang/feed/ 0
Sâu răng – Đừng chủ quan! https://meyeucon.org/12653/sau-rang-dung-chu-quan/ https://meyeucon.org/12653/sau-rang-dung-chu-quan/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:44:56 +0000 https://meyeucon.org/?p=12653 Sâu răng là tổn thương tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ sâu trên bề mặt răng và do vi khuẩn gây ra. Tổn thương dẫn đến viêm tủy răng, tủy răng bị chết, viêm hoặc áp-xe quanh cuống răng. Bệnh sâu răng có thể gây vỡ răng, hôi miệng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Do đâu răng bị sâu?

Sở dĩ bạn bị sâu răng là do sự phối hợp của các yếu tố sau đây: vi khuẩn, chất đường và thời gian, trong đó vi khuẩn luôn có sẵn ở trong miệng tạo thành vi khuẩn chí, đặc trưng ở mỗi người; chất đường có thể tồn tại khoảng 1 giờ ở miệng sau khi ăn các loại thức ăn chứa đường. Do trên bề mặt răng có các mảng bám nên vi khuẩn gây bệnh sâu răng trú ẩn ở đây và có thể gây bệnh sâu răng. Vi khuẩn có thể sử dụng đường có trong miệng để tạo ra các mảng bám răng. Chúng còn biến đường thành chất axit và chất axit này ăn mòn dần các chất vô cơ của men răng và ngà răng, quá trình này tạo ra các lỗ sâu răng.

Nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh sâu răng gồm:

  • Trẻ em có thói quen ăn uống các thức ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt
  • Trẻ có dị dạng về răng miệng
  • Trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em ruột bị sâu răng…

Lỗ sâu răng (trái) và sau khi điều trị hàn kín lỗ sâu (phải).

Làm sao biết được sâu răng?

Khi bắt đầu bị tổn thương sâu răng, bệnh tiến triển nhưng không tạo lỗ sâu trên bề mặt răng, vì vậy, hầu như không thể biết là mình đang bị sâu răng. Giai đoạn này, tổn thương có khi chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng.

Trường hợp phát hiện được lỗ sâu nhưng lỗ sâu đó còn nông thì cũng không đau đớn gì. Chỉ đến khi tổn thương lỗ sâu đã ăn sâu vào đến lớp ngà răng thì mới thấy hơi đau và có thể vẫn cho qua mà chưa biết là bị sâu răng. Tuy nhiên, nếu bị kích thích bởi các yếu tố như ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn chua, ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị sâu răng sẽ ê buốt, đau tủy răng từng cơn. Khi đó nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng nhanh chóng. Nếu đã bị viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp-xe răng.

Đối với trẻ em bị nhiễm khuẩn răng sữa, nếu không được điều trị đúng thì nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn là khó tránh khỏi. Nguy hiểm nhất là các trường hợp nhiễm khuẩn răng sữa có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn lan ra mặt rất nguy hiểm.

Sâu răng có cần dùng kháng sinh?

Khi đã phát hiện bệnh sâu răng, bạn cần đến khám và điều trị tại chuyên khoa răng càng sớm càng tốt. Phương pháp chữa sâu răng thông dụng nhất hiện nay là hàn răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khoan mở rộng lỗ sâu, nạo sạch ngà đã bị hủy hoại vụn nát, sát khuẩn lỗ sâu và sau đó hàn kín lại. Tuy nhiên đối với các trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn bảo tồn được nữa thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng đó đi. Kháng sinh được chỉ định đối với các trường hợp bị viêm nhiễm.

Phòng tránh bệnh sâu răng?

Như chúng ta đã biết, bệnh sâu răng tiến triển lâu dài trong vài năm mà không hề có triệu chứng, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh thường xuyên, lâu dài mới mong có kết quả. Các biện pháp phòng bệnh gồm: chải răng 3 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ngay sau các bữa ăn trưa, tối, nhất là cần chải răng buổi tối trước khi đi ngủ. Mọi người cần biết cách chải răng đúng là: dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt nhai và mặt trong hai hàm răng trên và dưới. Cần chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Kem chải răng nên dùng loại có thuốc diệt khuẩn, có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, để răng có thể chống đỡ với vi khuẩn và axít tốt hơn.

Nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ giữa 2 răng như sau: dùng một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 35 – 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa chừa khoảng cách khoảng 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng, kéo ngang 1cm để lấy thức ăn còn giắt (nếu có) ra khỏi kẽ răng. Dùng nước súc miệng có tác dụng khử khuẩn để làm sạch toàn bộ kẽ răng mà bàn chải và chỉ nha khoa chưa làm sạch được. Nên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời điều trị những răng mới bị sâu.

Bạn có biết?

Có khoảng 85% trẻ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa với tỷ lệ trung bình là 6 răng/trẻ. Riêng ở trẻ lớn, tỷ lệ răng sâu vĩnh viễn rất đáng ngại, gia tăng theo tuổi (50% ở trẻ trên 12 tuổi). Có đến 89,2% bố mẹ cần được giúp đỡ để tạo lập thói quen đánh răng đầy đủ cho con. Đây là sự báo động về sự quan tâm và thói quen chăm sóc răng miệng chưa đúng cách của các gia đình.

ThS. Bùi Ánh Nguyệt

]]>
https://meyeucon.org/12653/sau-rang-dung-chu-quan/feed/ 0
Sâu răng sữa có cần điều trị? https://meyeucon.org/12651/sau-rang-sua-co-can-dieu-tri/ https://meyeucon.org/12651/sau-rang-sua-co-can-dieu-tri/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:35:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=12651 Sâu răng là một quá trình bệnh lý của sự phá hủy cục bộ tổ chức răng do vi khuẩn. Sâu răng sữa ở trẻ không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống và sức khỏe lâu dài mà còn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng phát âm của trẻ. Phòng bệnh sâu răng sữa là hết sức quan trọng và cần thiết để các bậc cha mẹ phải lưu tâm.

Một số yếu tố liên quan đến sâu răng ở trẻ em

Chất đường: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được, cần phải có sẵn nguồn chất đường cho sự chuyển hóa để sinh ra axít và chính điều này sẽ làm mất khoáng men gây sâu răng.

Mảng bám: Các vi khuẩn gây sâu răng như streptococus mutans, lactobacillus acidophillus… tụ lại thành một quần thể góp phần tạo nên mảng bám. Quần thể vi khuẩn này phát triển bám trực tiếp vào bề mặt răng phân hủy chất đường, tạo điều kiện thuận lợi khởi phát sâu răng.

Thói quen ăn uống: Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sâu răng xuất hiện ở trẻ em không phải chỉ do số lượng đường lên men tiêu thụ, mà còn do độ đậm đặc và số lần sử dụng. Vì thế thói quen ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu ăn chất ngọt lặp lại dưới dạng ăn vặt giữa các bữa ăn chính có thể làm cho vi khuẩn lên men, tạo tình trạng axít tấn công gần như thường xuyên diễn ra trên bề mặt răng. Không có thói quen vệ sinh răng trước khi đi ngủ có liên quan nhiều đến sâu răng. Ở trẻ nhỏ, việc bú bình kéo dài hoặc dùng núm vú giả được làm ngọt, đặc biệt trong khi ngủ có thể gây hại cho răng.

Răng: Những bề mặt răng có hố rãnh quá sâu dễ lắng đọng thức ăn và vi khuẩn, hoặc các răng sắp xếp không ngay ngắn, chen chúc nhau khiến khó làm sạch bằng phương pháp vệ sinh, gây tích tụ nhiều mảng bám sẽ tạo thuận lợi cho sâu răng.

Tiến triển của sâu răng

Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn, tuy nhiên tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men. Nếu đo độ cứng sẽ thấy giảm so với men lành. Giai đoạn này nếu bôi gel fluor vào bề mặt răng có thể hồi phục tái khoáng và vết trắng mất đi. Nếu không xử trí, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men), sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng. Lỗ sâu thường có hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng.

Tốc độ phát triển sâu răng phụ thuộc nhiều yếu tố như: Độ cứng của tổ chức răng, số lượng chất tựa hữu cơ (matrixprotein), mảng bám vi khuẩn, chất lượng và tần suất ăn uống…

Men răng sữa mỏng và ít khi đạt 1mm, ngà răng cũng mỏng và nhiều vùng kém vôi hóa nên sâu răng sữa tiến triển rất nhanh và tiến vào sâu có thể gây viêm tủy chỉ trong khoảng 2-3 tháng. Sâu răng sữa thường lan tỏa, rất nhạy cảm, nếu tủy bị viêm thì trẻ rất đau khi có các yếu tố kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào lỗ sâu và có thể đau tự nhiên thành cơn và đau nhiều về đêm. Khi răng đã bị sâu nặng, việc chữa sẽ phức tạp hơn và sự hợp tác của trẻ cũng khó khăn hơn.

Chức năng của răng sữa

Có quan điểm cho rằng sâu răng sữa không thành vấn đề vì dù gì nó cũng sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng đó là quan niệm sai lầm vì khi sâu răng sữa trẻ rất đau, ảnh hưởng nhiều đến nhai và sức khỏe của trẻ; nhổ răng sữa sớm cho trẻ nhỏ rất khó khăn; mầm răng vĩnh viễn có thể bị hủy hoại bởi áp-xe quanh chân răng sữa; răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí nếu răng sữa bị nhổ quá sớm. Chính vì vậy mà sâu răng sữa cũng cần phải điều trị.

Chức năng của răng sữa: Cắt, xé, nhai nghiền nát thức ăn. Chức năng này giúp cho trẻ nhai tốt, từ đó trẻ mới có thể tiêu hóa tốt và phát triển bình thường.

Chức năng giữ chỗ: Răng sữa giữ khoảng trên cung hàm giúp cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên đúng vị trí. Khi thực hiện cử động nhai răng sữa sẽ kích thích sự tăng trưởng của xương hàm nhất là phát triển chiều cao cung răng. Mất sớm các răng sữa là một yếu tố gây sai lệch sự cắn khớp của răng vĩnh viễn và ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm sau này.

Chức năng phát âm: Mất sớm các răng sữa phía trước có thể gây khó khăn cho việc phát âm.

Chức năng thẩm mỹ: Mất sớm răng cửa sữa sẽ tạo cho trẻ tâm lý mặc cảm. Răng sữa khi bị tổn thương sâu, cha mẹ phát hiện tương đối dễ dàng bằng các triệu chứng như trẻ sẽ đau khi ăn uống hoặc đau tự nhiên, đau về đêm hoặc nhìn thấy mặt răng có tổn thương thành lỗ và đổi màu sẫm ở lỗ sâu. Khi đó cần đưa trẻ đi khám ngay ở chuyên khoa răng hàm mặt để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Phòng sâu răng

– Tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng bằng các biện pháp dùng fluor toàn thân (dùng viên fluor, fluor hóa muối ăn, fluor hóa nước uống) hay tại chỗ (kem đánh răng có fluor, nước súc miệng có fluor); cung cấp một chế độ ăn cân đối cho cả mẹ và con.

– Ức chế tác dụng của vi khuẩn mảng bám bằng các biện pháp cơ học: chải răng, lấy sạch mảng bám bằng các phương pháp hóa học và sinh học như súc miệng có chất sát khuẩn như chlorhexidin…

– Giới hạn tác dụng sinh axít của các chất đường bằng cách điều chỉnh, kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống.

]]>
https://meyeucon.org/12651/sau-rang-sua-co-can-dieu-tri/feed/ 0
Bệnh sâu răng do bú bình https://meyeucon.org/12649/benh-sau-rang-do-bu-binh/ https://meyeucon.org/12649/benh-sau-rang-do-bu-binh/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:29:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=12649 Nhiều phụ huynh không hiểu vì sao con mình từ 1-3 tuổi rất dễ bị đa sâu răng ở các răng cửa sữa hàm trên và hàm dưới; và ít người biết rằng nguyên nhân gây nên tình trạng đa sâu răng như trên là do trẻ có thói quen bú bình trong khoảng thời gian dài mà vệ sinh răng miệng kém.

Truy tìm nguyên nhân

Sâu răng do bú bình thường xảy ra ở những trẻ có thói quen bú bình, ăn hay ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như: sữa có đường, nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ. Những trẻ có thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên men thành acid, tấn công vào men răng làm hư hại men răng, lâu ngày gây nên tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới.

Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8-10 giờ, thời gian này chỉ có một ít lượng nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt sẽ lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.

Trong môi trường miệng, luôn có sẵn các loại vi khuẩn thường trú như Streptococcus mutans sẽ sử dụng các chất đường có trong thức ăn tồn đọng trong miệng, sau đó lên men thành acid phaá huãy lúáp men rùng laâm cho caác rùng bõ sêu.

Tác hại thế nào?

Nếu trẻ có thói quen bú bình lâu ngày mà không vệ sinh kỹ lưỡng các răng sẽ bị mất khoáng hay xuất hiện nhiều lỗ sâu trên nhiều răng, nếu không can thiệp và điều trị kịp thời. Hậu quả là các răng sữa phía trước hàm trên của bé thường có những lỗ sâu răng lớn hay những mảng khuyết lớn màu trắng, sau đó chuyển thành màu đen hoặc lớp men răng có thể bị phá hủy hoàn toàn tạo thành những lỗ sâu.

Lớp men và ngà của răng sữa rất mỏng, sâu răng lâu ngày nếu không được điều trị và dự phòng sớm sẽ làm cho trẻ bị đau nhức và gặp khó khăn trong việc ăn nhai, học tập và ảnh hưởng đến thẩm mỹ… Trường hợp trầm trọng hơn các răng sâu có thể gây ra nhiễm trùng phải nhổ răng, đôi khi làm ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn bên dưới hay ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, đôi khi có thể gây nhiễm trùng huyết…

Nếu phải nhổ sớm các răng sữa thì các răng vĩnh viễn mọc lên sau này sẽ mọc lệch lạc làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ.

Làm sao phòng ngừa?

Hiệp hội Nha khoa Trẻ em – Hoa Kỳ đã đưa ra một số hướng dẫn phòng ngừa sâu răng do bú bình:

– Không nên để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng, nếu bé có thói quen bú bình mới ngủ thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.

– Nên tập cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, uống sữa vào các bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay ngậm bình sữa khi đi ngủ.

– Khi bé được 1 tuổi, nên tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt. Vì khi uống sữa bằng ly, bé sẽ không có thói quen ngậm sữa trong miệng vì thế các chất đường trong sữa sẽ không đọng lại lâu trên răng.

– Giữ vệ sinh răng miệng bé luôn sạch sẽ bằng cách chải răng, uống nước sau khi uống sữa hay dùng gạc lau sạch răng cho bé sau mỗi lần ăn hay uống sữa.

– Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì nên cho bé uống nước sạch, hạn chế sử dụng các loại thức uống có đường.

– Tập cho bé có thói quen khám răng miệng định kỳ 6 tháng hay 1 năm/lần, để phát hiện những răng mới bị sâu và được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Theo định nghĩa của Hiệp hội Nha khoa Trẻ em – Hoa Kỳ, sâu răng do bú bình ở trẻ em là tình trạng sâu răng xuất hiện trên mặt láng của các răng sữa. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 1 – 3 tuổi, thường gặp ở các răng cửa sữa phía trước của hàm trên và hàm dưới ở những trẻ em hoặc nhũ nhi có thói quen bú bình, hoặc sử dụng nhiều chất lỏng có chứa đường như nước trái cây hay các loại thức uống có đường khác…
]]>
https://meyeucon.org/12649/benh-sau-rang-do-bu-binh/feed/ 0
Bệnh sâu răng https://meyeucon.org/12647/benh-sau-rang/ https://meyeucon.org/12647/benh-sau-rang/#respond Fri, 24 Sep 2010 12:22:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=12647 Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.

Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp.

Nguyên nhân bệnh sâu răng

Có 3 nguyên nhân quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn, đường (trong thức ăn) và thời gian. Vi khuẩn luôn tồn tại trong miệng. Còn đường thường tồn tại từ 20 phút đến khoảng 1 giờ trong miệng sau khi ăn, tuỳ thuộc vào hình thức chế biến trong thức ăn (đặc quánh hay lỏng, loãng). Vi khuẩn gây bệnh sâu răng tồn tại và bám trên bề mặt răng nhờ lớp mảng bám răng. Vi khuẩn sử dụng đường trong thức ăn và đồ uống để tạo và phát triển các mảng bám răng. Đồng thời chúng tiêu hoá đường để tạo a-xit, ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng, làm thành lỗ sâu. Các đối tượng có nguy cơ bị bị sâu răng sớm bao gồm trẻ thường xuyên dùng các thức uống, thức ăn có đường, có cha mẹ hoặc các anh chị em ruột bị sâu răng, trẻ có dị dạng ở răng…

Dấu hiệu của bệnh sâu răng

Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy, gây áp xe răng. Nhiễm trùng răng sữa có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nhiễm trùng răng sữa có gây ra nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng lan các vùng khác của mặt.

Điều trị và phòng ngừa sâu răng

Cách điều trị sâu răng phổ biến nhất là hàn răng, cần nạo sạch ngà vụn, sát khuẩn lỗ sâu và hàn kín. Trong một số trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.

Để phòng bệnh, mọi người cần phải đánh răng ngay sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là đánh răng trước khi đi ngủ. Đánh răng đúng cách là việc quan trọng để làm sạch toàn bộ các răng dùng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải quay 45 độ về phía lợi, chải kỹ rìa lợi và cổ răng. Bạn nên dùng kem đánh răng có fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy chống đỡ với vi khuẩn và axít tốt hơn. Đối với các kẽ răng có giắt thức ăn mà bàn chải không chải hết được có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng:

Cách sử dụng như sau: Bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo ngang 1cm, thức ăn sẽ ra theo sợi chỉ. Những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng nhiều và thưa răng cần dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch mặt tiếp giáp giữa các răng. Những răng mọc lệch lạc cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

Bệnh sâu răng ở trẻ

Bảo vệ răng khỏi bị sâu là điều mà các bậc cha mẹ luôn phải lưu tâm, đây là chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ lên tới hơn 80% trẻ bị sâu răng sữa. Sâu răng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn liên quan tới sự trưởng thành và phát triển thẩm mỹ của trẻ về sau. Vì vậy ngay từ khi còn bé, bố mẹ nên chủ động phòng chống sâu răng và hướng dẫn trẻ cách đánh răng cũng như chủ động bảo vệ răng. Hãy cho bé tập làm quen với nha sĩ trong những lần đi nhổ thay răng để bé không sợ mỗi khi khám răng. Đặc biệt cố gắng giảm lượng đường vì trẻ thường thích đồ ngọt và ngại đánh răng.

Bác sĩ Vũ Hà

]]>
https://meyeucon.org/12647/benh-sau-rang/feed/ 0