Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/ https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:50:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=16300 Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi trái rạ) và sởi – quai bị – rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, hiện nay đang là thời điểm của mùa dịch thuỷ đậu, sởi và rubella (từ tháng 1- tháng 5)…

Số ca mắc bệnh có chiều hướng gia tăng

Thống kê của Viện Pasteur TPHCM, trong những năm gần đây cho thấy số trường hợp mắc thuỷ đậu đã gia tăng khá nhiều, từ 1000 ca (năm 2003) lên gần 6000 ca (năm 2008) và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm sau này. Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận ở BV Nhiệt đới TPHCM cũng cho thấy số bệnh nhân nhập viện do thuỷ đậu cũng gia tăng từ 32 ca (năm 2003) lên đến 334 ca (năm 2008). Trong đó, đáng chú ý là số người lớn mắc thuỷ đậu chiếm đa phần. Riêng các bệnh sởi – quai bị – rubella theo những cập nhật về dịch tễ đưa ra những vấn đề cần lưu ý. Số ca mắc sởi từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 theo số liệu của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì tỉ lệ mắc sởi tăng cao ở 2 nhóm tuổi là từ 1 đến 6 tuổi và từ 18 đến 24 tuổi.

Ghi nhận tại một số tỉnh thành khác, như thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là từ 5 đến 9 tuổi. Về rubella, thì theo nguồn của tổ chức UNICEF trong năm 2009, ước tính đã có 1650 ca mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) trong 1.649.694 trẻ được sinh ra và một điều cần lưu ý là nhóm tuổi mắc rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi – nhóm tuổi trong độ tuổi sinh sản. Với những số liệu thống kê như trên, việc chủ động phòng ngừa để phòng tránh các bệnh nhiễm vừa nêu bằng vaccin thực sự rất cần thiết, ưu tiên cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản…

Khuyến cáo từ giới chuyên môn

Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch. Tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất tập trung ở trẻ từ 1-10 tuổi. Biến chứng hay gặp nhất từ thuỷ đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh. Tiêm vaccin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này.

Vaccin ngừa thuỷ đậu đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và cũng đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua. Vaccin này với hơn 16 năm kinh nghiệm toàn cầu đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh cao, tạo được miễn nhiễm lâu dài, dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, vaccin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella cũng được đưa vào thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua & hiệu lực đạt được >95% phòng ngừa cho cả 3 thành phần. Người dân có thể liên hệ tiêm ngừa tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận huyện trong tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng Nhi khoa Hoa kỳ đưa ra thông điệp: Trẻ em nên nhận liều 1 vaccin chứa 3 thành phần sởi – quai bị – rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ 2 được khuyến cáo lúc trẻ 4-6 tuổi với lợi ích chính là giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều 1 và do miễn dịch của liều 1 giảm dần theo thời gian.

Đối với thuỷ đậu, một số trẻ đã tiêm ngừa 1 liều vaccin nhưng vẫn bị mắc thuỷ đậu khi tiếp xúc với virus hoang dại. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian. Hoặc cũng có thể phát huy được lợi ích khi dùng 2 liều vaccin cho trẻ em, giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Và quan trọng hơn nữa là liều 2 mang lại hiệu lực vaccin cao hơn một cách có ý nghĩa, giảm tỉ lệ breakthrough (mắc thuỷ đậu mặc dù đã có chủng ngừa trước đó) đến 3,3 lần so với 1 liều như trước kia. Vì vậy, từ tháng 6 năm 2007, Uỷ ban Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo chủng ngừa 2 liều vaccin thuỷ đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh này.

]]>
https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/ https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/#respond Sat, 02 Apr 2011 14:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=16250 Trước tình hình dịch bệnh của trẻ em liên tục xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sáng 20-3, Viện Pasteur TPHCM đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Làm thế nào phòng ngừa hiệu quả nhất các bệnh thủy đậu (hay còn gọi trái rạ), sởi, quai bị, Rubella cho trẻ em”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia dịch tễ trong và ngoài nước cùng hàng trăm cán bộ y tế từ các bệnh viện của TPHCM, các tỉnh miền Trung và ĐBSCL.

Thủy đậu thành bệnh thường gặp

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng Khoa Y tế công cộng của Viện Pasteur TPHCM, cho biết tại khu vực phía Nam, số ca mắc thủy đậu đã tăng rất nhanh, cụ thể từ 1.000 ca trong năm 2003 đã lên đến gần 6.000 ca năm 2008. Số bệnh nhân thủy đậu vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM từ 32 ca năm 2003 đã tăng lên mức 334 ca năm 2008, đối tượng mắc chủ yếu là người lớn.

Số lượng người mắc bệnh và nhập viện vì bệnh thủy đậu tuy chưa được thống kê cụ thể trong 2 năm 2009 và 2010 nhưng các chuyên gia dịch tễ đều thống nhất với nhận định rằng thủy đậu đã trở thành bệnh thường gặp. Cũng qua theo dõi dịch tễ từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 10 – 2008 đến tháng 1-2010, tỉ lệ mắc sởi đã tăng cao ở 2 nhóm tuổi 1-6 và 18-24.

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang cho thấy nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là 5-9. Về Rubella, theo Tổ chức UNICEF, trong năm 2009, ước tính có 1.650 ca mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, chiếm 10% trong 1.649.694 trẻ được sinh ra; điều rất cần lưu ý là nhóm tuổi mắc Rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc nước ta đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi, là nhóm trong độ tuổi sinh sản.

Các chuyên gia dịch tễ đã khuyến cáo việc phòng ngừa các bệnh nói trên cho cộng đồng là thực sự rất cần thiết, nhất là trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15- 45. Trong đó, tiêm vắc-xin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này. Người dân có thể tiêm ngừa vắc-xin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella cho trẻ tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận – huyện trong cả nước.

Lưu ý phác đồ dùng hai liều vắc-xin

Tiến sĩ – bác sĩ Mary Ann C. Bunyi, Trung tâm Y khoa De Los Santos và Bệnh viện MCU- Philippines, cho biết theo khuyến cáo của Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng nhi khoa Mỹ, trẻ em cần được tiêm một liều vắc-xin chứa 3 thành phần sởi-quai bị-Rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai lúc 4-6 tuổi. Lợi ích chính của việc tiêm chủng này là nhằm giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều một hoặc do miễn dịch của liều một giảm dần theo thời gian.

Đối với bệnh thủy đậu, hiện có tình trạng một số trẻ đã tiêm ngừa một liều vắc-xin nhưng vẫn bị mắc thủy đậu. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể trong cơ thể đã bị giảm dần theo thời gian.

Tiến sĩ – bác sĩ Mary Ann C. Bunyi cũng đề cập lợi ích của phác đồ dùng hai liều vắc-xin cho trẻ em giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và quan trọng hơn nữa là mang lại hiệu lực vắc-xin cao hơn một cách ý nghĩa, giảm tỉ lệ mắc thủy đậu đến 3,3 lần so với một liều như trước kia. Vì những lý do trên, từ tháng 6-2007, Ủy ban Thực hành Tiêm chủng Mỹ đã khuyến cáo chủng ngừa hai liều vắc-xin thủy đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả việc bảo vệ chống lại bệnh này.

Dễ bùng phát dịch ở nơi đông người

Tiến sĩ – bác sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết thủy đậu, sởi, quai bị, Rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Dịch thủy đậu, sởi và Rubella thường xảy ra từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm. Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp là môi trường rất dễ bùng phát thành dịch.

Biến chứng hay gặp nhất từ thủy đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi Rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh.

]]>
https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/feed/ 0
Chích ngừa sởi, quai bị, rubella cho trẻ rất quan trọng https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/ https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/#comments Fri, 04 Mar 2011 14:11:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=16069 Hỏi: Con trai tôi được 17 tháng, nặng 10,6 kg. cháu chưa đi nhà trẻ nên ít bị bệnh vặt như sổ mũi, ho. Tôi chưa cho cháu đi chích ngừa mũi 3 trong 1, sởi, quai bị, rubella. Tôi có thể bỏ mũi chích này được không? Nếu không thì thời điểm này cháu đang mọc răng có chích được không? Mỗi khi đi tiêm về cháu hay quấy khóc, biếng ăn rồi sút cân, tôi phải làm sao để cải thiện tình hình này? Chích ngừa sởi xong thì tháng sau có chích luôn được thủy đậu?

Trả lời: Chích ngừa vacxin 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) không nên bỏ vì đây là 3 bệnh rất dễ mắc phải, nhất là khi vào mùa bệnh và khi em bé tiếp xúc với môi trường đông người (nhà trẻ, mẫu giáo…). Chị có thể chích cho bé khi bé không còn nóng sốt, nhưng đừng bỏ quên. Chích ngừa không gây biếng ăn cho trẻ vì thuốc ngừa trước khi đưa ra thị trường đã có sự nghiên cứu về độ an toàn cho trẻ. Sau chích ngừa, trẻ hơi quấy khóc là điều tốt, vì lúc này cơ thể trẻ chuẩn bị sản xuất ra kháng thể chống lại bệnh. Kháng thể này sẽ duy trì trong tương lai, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, trẻ sẽ không mắc bệnh. Sau khi chích ngừa 3 trong 1, nếu muốn chích thêm thủy đậu thì chị phải chờ một tháng.

]]>
https://meyeucon.org/16069/chich-ngua-soi-quai-bi-rubella-cho-tre-rat-quan-trong/feed/ 30
Bệnh sởi: Chăm sóc đúng để hạn chế biến chứng https://meyeucon.org/16060/benh-soi-cham-soc-dung-de-han-che-bien-chung/ https://meyeucon.org/16060/benh-soi-cham-soc-dung-de-han-che-bien-chung/#respond Wed, 02 Mar 2011 22:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=16060 Sởi vốn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị tử vong.

Cần phải hết sức cẩn thận khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi

Lây lan nhanh

BS Nguyễn Văn Lộc, Phó GĐ Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, sởi là bệnh có thể gặp ở mọi nơi và quanh năm nhưng mùa gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, dễ bùng lên thành dịch theo chu kỳ 2-4 năm một lần. Bệnh có tốc độ lây rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Tất cả mọi người (kể cả người lớn) chưa có miễn dịch với sởi đều có thể nhiễm virus sởi, song lứa tuổi mắc nhiều nhất là 2-6 tuổi, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng.

Virus sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban.

Virus gây bệnh sởi có độc tố rất mạnh, nếu đúng sởi bao giờ cũng có hiện tượng ho, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc, sốt, nước mắt chảy kèm nhèm. Sau 2 – 3 ngày bắt đầu mọc các nốt theo trình tự từ ráy tai, nốt trên trán, mặt rồi bắt đầu lan xuống người, xuống chân tay. Nốt của sởi rất mịn, mềm mại sờ vào mịn như nhung, ấn vào biến mất, da xung quanh vẫn bình thường. Khi sởi mọc hết toàn thân thì trẻ hết sốt và sởi bắt đầu bay. Các vết thâm kéo dài khoảng 1 tuần lễ mới hết và trẻ trở lại bình thường.

Biến chứng nguy hiểm

Chăm sóc không đúng cách, sởi có thể gây những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Sởi có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, gây thân thần phân liệt, trầm cảm….

Đối với trẻ em, nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ mắc sởi cao, nhưng nhưng rồi bệnh sởi lại là thủ phạm gây suy dinh dưỡng hoặc làm cho tình trạng suy dinh dưỡng nặng thêm. Trong thời gian bị sởi, trẻ thường kém ăn (nhất là những trẻ bị mọc nốt sởi trong họng), hơn nữa, nhiều trẻ lại bị ỉa chảy trong thời gian này nên tình trạng suy dinh dưỡng càng nặng hơn.

Ngoài ra, bệnh sởi còn gây biến chứng gây viêm đường đường tiêu hóa (trẻ thường bị đia ngoài sống phân, tiêu chảy); bị biến chứng viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi…

BS Lộc cho biết, sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Việc chăm sóc trẻ bị sởi tuy đơn giản nhưng phải rất kỹ càng để phòng nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Tránh biến chứng

Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Khi bé bị sởi thường lười ăn, cha mẹ nên nấu các loại cháo, sữa, thức ăn dễ tiêu, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, có nhiều trường hợp nốt sởi mọc ngay trong đường ruột, nếu cho trẻ ăn nhiều chất xơ, thức ăn cứng thì rất nguy hiểm, thậm chí gây chảy máu đường tiêu hóa. Nhất là cần đảm bảo cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi.

Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Phòng bệnh

BS Lộc khẳng định, bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh bằng biện pháp tiêm phòng vac-xin. Khi bé được 9 tháng tuổi, cần đưa bé đi tiêm phòng sởi, sau đó tiêm nhắc lại một mũi khi bé khoảng 5 – 6 tuổi. “Người lớn chưa từng bị sởi mà chưa tiêm phòng thì cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này, nhất là thanh niên. Biến chứng sởi ở người lớn nặng nề hơn ở trẻ em rất nhiều, vì gây phản ứng rất mạnh như: bị sốt cao hơn gây nguy cơ sốc, co giật, trụy tim mạch, thậm chí tử vong”, BS Lộc nhấn mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/16060/benh-soi-cham-soc-dung-de-han-che-bien-chung/feed/ 0
Sởi, thủy đậu ‘vào mùa’ https://meyeucon.org/15518/soi-thuy-dau-vao-mua/ https://meyeucon.org/15518/soi-thuy-dau-vao-mua/#respond Mon, 10 Jan 2011 11:48:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=15518 Thời tiết lạnh khô, thuận lợi cho virus sởi, thủy đậu phát tán, khiến bé dễ mắc bệnh.


Chỉ riêng BV Nhi Đồng II TP HCM, trong tháng 12/2010 đã điều trị cho gần 200 bé mắc bệnh sởi và thủy đậu. Các bác sĩ cho biết, 90% bé tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể mắc bệnh.

Tiêm văcxin vẫn mắc bệnh

Các bác sĩ cho biết, số bé nằm viện điều trị bị biến chứng nặng chỉ chiếm 5-10% so với tổng số bé mắc bệnh đến khám. Tại Hà Nội, BS. Nguyễn Hồng Hà (Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, thời tiết đông xuân ở miền bắc rất dễ bùng phát bệnh thủy đậu và sởi. Tuy nhiên, mấy ngày qua mỗi ngày bệnh viện mới tiếp nhận một vài ca bệnh và chưa có ca biến chứng nặng. Theo ThS. Nguyễn Nhật Cảm (Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP Hà Nội), thời điểm hiện nay là bắt đầu vào mùa bệnh thủy đậu, sởi, sốt phát ban.

Một phụ huynh thắc mắc: “Trước đây, gia đình đã đưa bé đi tiêm văcxin ngừa thủy đậu nhưng không hiểu vì sao cháu vẫn mắc bệnh. Mấy ngày trước, cháu bị sốt liên tục, rồi bị trái rạ và gây nhiễm trùng da, ngứa ngáy khó chịu”.

BS. Đỗ Châu Việt (Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng II TP HCM) giải thích, không phải bé nào tiêm văcxin cũng ngừa được bệnh, văcxin chỉ có hiệu quả ngừa được bệnh khoảng 80%. Vì một số bé có cơ địa không đáp ứng với văcxin, tiêm chưa đủ liều hoặc bé được tiêm ngừa trong lúc đang suy dinh dưỡng, nóng sốt… cũng khiến văcxin không có hiệu quả. Tuy nhiên, với những bé có tiêm văcxin, bệnh sẽ diễn tiến nhẹ hơn so với bé không tiêm ngừa.

Theo ThS. Nguyễn Nhật Cảm chương trình tiêm chủng mở rộng phòng bệnh sởi được thực hiện rất thành công từ nhiều năm nay.

Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước vẫn chưa có văcxin phòng bệnh thủy đậu miễn phí nên độ bao phủ tiêm chủng không được rộng như bệnh sởi. Trong khi, thủy đậu nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với bé bị suy dinh dưỡng và phụ nữ có thai.

Với bệnh sởi, nhờ chương trình tiêm chủng văcxin sởi bổ sung được triển khai và uống vitamin A miễn phí nên nhiều bé tại TP HCM “thoát” được bệnh hoặc không bị biến chứng nặng, không bị viêm màng bồ đào, loét giác mạc.

Riêng bệnh thủy đậu, điều đáng lo là nhiều phụ huynh tự ý điều trị theo lời đồn đại, ví dụ khi con mắc bệnh thủy đậu (hay còn gọi bệnh trái rạ) lại đua nhau nấu gốc rạ lấy nước chữa bệnh, hoặc trùm mền cho ban sởi, trái rạ mọc nhiều để mau hết bệnh, điều này dễ dẫn đến nhiễm trùng da, sẹo xấu…

Ho, hắt hơi cũng lây bệnh

BS. Trương Hữu Khanh cảnh báo, 90% bé sống chung với người bệnh, học tập, sinh hoạt với bé mắc bệnh thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh. Sau khi mắc bệnh, bé sẽ có miễn dịch lâu dài, ít có khả năng mắc bệnh lần thứ hai. Tuy nhiên, vẫn gặp các trường hợp tái nhiễm thể nhẹ hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Mặt khác, thai phụ mang thai trong ba tháng đầu bị thủy đậu dễ sinh con dị dạng vì lây truyền bệnh cho con qua nhau thai.

Thông thường, sau 7-10 ngày mắc bệnh thủy đậu, bé có thể tự hết bệnh, trừ một số trường hợp biến chứng nặng do sức đề kháng quá yếu. Khi bị biến chứng thủy đậu, bé có thể bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, viêm tủy. Còn biến chứng của sởi sẽ gây viêm mũi họng, viêm phổi, phế quản, tiêu chảy ra đàm máu, mất nước, viêm não… Ngoài ra, bé mắc sởi có thể bị nhiễm trùng da, viêm giác mạc, loét giác mạc nhưng ít gặp hơn do thời gian qua, bé được bổ sung đầy đủ vitamin A.

Sởi và thủy đậu đều lây nhiễm qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện. Bé mắc bệnh sởi có biểu hiện rõ rệt, vừa sốt vừa nổi ban, chảy nước mắt, nước mũi; còn thủy đậu sẽ sốt trước, nổi bóng nước toàn thân sau. Khi có bé bị bệnh, gia đình nên cho bé cách ly và đeo khẩu trang cho những bé chưa mắc bệnh. Với bệnh thủy đậu, khi chăm sóc bé, phụ huynh không cho bé gãi những bóng nước ngoài da, khiến bóng nước bị vỡ và có thể nhiễm trùng.

Tốt nhất, cha mẹ nên cho bé tiêm văcxin ngừa bệnh, với bệnh sởi tiêm hai lần vào tháng tuổi thứ chín, 12 và tiêm nhắc lại lúc sáu tuổi, còn bệnh thủy đậu phải tiêm một lần sau tháng tuổi thứ 12.

Nếu thấy bé có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Đồng thời cách ly bé ở nhà, không cho đến trường lớp để tránh lây lan ra cộng đồng.

]]>
https://meyeucon.org/15518/soi-thuy-dau-vao-mua/feed/ 0
Tiêm bổ sung vaccine sởi cho 7,5 triệu trẻ https://meyeucon.org/12964/tiem-bo-sung-vaccine-soi-cho-75-trieu-tre/ https://meyeucon.org/12964/tiem-bo-sung-vaccine-soi-cho-75-trieu-tre/#respond Sat, 09 Oct 2010 14:46:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=12964 Ngày 4/10, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức phát động Chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi cho trẻ dưới 6 tuổi trên toàn quốc với sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Chiến dịch sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm với mục tiêu tiêm an toàn và hiệu quả cho 95% trong số 7,5 triệu trẻ em dưới 6 tuổi ở 63 tỉnh, thành phố.

Đây là một trong những chiến dịch quan trọng nhằm đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và hướng tới loại trừ bệnh sởi vào năm 2012.

Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, rất dễ lây lan và gây dịch. Bệnh sởi có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng như mù lòa, viêm não, viêm phổi… và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên thế giới.

Theo thống kê của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, năm 2008, số ca mắc sởi đã giảm 368 lần so với năm 1984.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, trên cả nước đã ghi nhận một số vụ dịch sởi với quy mô lớn. Trong đó, nhóm trẻ dưới 6 tuổi có có tỷ lệ mắc sởi cao nhất, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm một mũi vaccine phòng sởi.

]]>
https://meyeucon.org/12964/tiem-bo-sung-vaccine-soi-cho-75-trieu-tre/feed/ 0
Tăng cường miễn dịch sởi trong cộng đồng bằng vaccin https://meyeucon.org/12963/tang-cuong-mien-dich-soi-trong-cong-dong-bang-vaccin/ https://meyeucon.org/12963/tang-cuong-mien-dich-soi-trong-cong-dong-bang-vaccin/#respond Sat, 09 Oct 2010 14:46:15 +0000 https://meyeucon.org/?p=12963 Để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam vào năm 2012, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia quyết định tổ chức chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 – 5 tuổi trên toàn quốc bằng nguồn kinh phí tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trong năm nay. Theo các nhà chuyên môn, đây là biện pháp mạnh để tạo ra được miễn dịch bền vững với bệnh sởi trong cộng đồng. Chúng tôi xin ghi lại những ý kiến của PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển – Chủ nhiệm Chương trình TCMR quốc gia, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về hoạt động này.

Sự có mặt của vaccin sởi đã góp phần làm thay đổi mô hình các bệnh truyền nhiễm

Trước khi có vaccin sởi phòng bệnh thì đây là căn bệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Bệnh lây theo đường hô hấp do virut sởi gây ra nên có khả năng lây nhiễm cao và có nguy cơ gây dịch trên quy mô lớn. Biểu hiện chính của sởi là sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ). Người mắc sởi có thể bị biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể bị tử vong.

Trên thế giới, bệnh sởi vẫn còn là một trong những nguyên nhân đe doạ đến sức khoẻ trẻ em. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, người ta ước tính nếu không có vaccin phòng bệnh thì mỗi năm khu vực này có tới 25 triệu trẻ mắc bệnh, tương đương với số trẻ được sinh ra hằng năm. Năm 1963, Ender đã tìm ra vaccin phòng bệnh sởi và từ đó vaccin bắt đầu được sử dụng để tiêm chủng một cách rộng rãi. Qua nhiều năm triển khai tiêm vaccin sởi, số tử vong do sởi trên toàn cầu năm 2008 đã giảm 78% so với năm 2000. Mặc dù vậy cho đến nay bệnh sởi vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh sởi vẫn là một trong những vấn đề trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Việt Nam, sau hơn 20 năm thực hiện TCMR, bệnh sởi đã được khống chế và giảm rõ rệt. Người ta ước tính rằng nếu không được phòng bệnh bằng vaccin thì chỉ trong vòng 15 năm( 1985- 2000) có đến 15 triệu trẻ em mắc bệnh sởi và hàng nghìn trẻ tử vong vì căn bệnh này. Với việc đưa vaccin sởi vào tiêm chủng thường xuyên và tổ chức nhiều chiến dịch lớn, năm 2008 bệnh sởi ở nước ta đã giảm 368 lần so với năm 1984. Điều này đã góp phần làm thay đổi rõ rệt mô hình các bệnh truyền nhiễm ở nước ta.

WHO đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam loại trừ bệnh sởi

Mặc dù là nước đang phát triển song TCMR ở Việt Nam luôn được đánh giá là một điểm sáng trên thế giới. Các tổ chức như WHO, UNICEF, JICA, PATH và nhiều Chính phủ trên thế giới đều đánh giá cao những thành công của TCMR ở Việt Nam trong việc góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Kết quả này là nhờ việc TCMR đã tiếp cận đến 95% trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng, qua thời gian độ miễn dịch với bệnh tật trong cộng đồng ngày một nâng lên và đẩy lùi nhanh chóng sự hiện diện của nhiều dịch bệnh.

Đối với riêng bệnh sởi, bên cạnh việc đưa vaccin này vào tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi và 6 tuổi, TCMR đã tổ chức nhiều chiến dịch có quy mô vừa và lớn ở nhiều khu vực. Hoạt động giám sát các ca bệnh sởi được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện dịch và có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Việt Nam cũng là quốc gia chủ động sản xuất được vaccin sởi. Mặc dù vẫn còn xảy ra những vụ dịch sởi song đến nay Việt Nam đã không còn ca tử vong nào do bệnh sởi.

Vẫn còn đó những “lỗ hổng” về miễn dịch sởi

Vài năm gần đây, dịch sởi vẫn được ghi nhận tại một số địa phương ở mức độ lớn và trung bình cho thấy miễn dịch quần thể vẫn chưa đủ lớn để cắt đứt hoàn toàn đường truyền gây dịch. Riêng trong năm 2009 đã xảy ra dịch sởi quy mô lớn với trên 7.000 ca, tất cả các tỉnh/thành trên cả nước đều có ca bệnh. Đây là vụ dịch lớn nhất kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm nhắc vaccin sởi trên toàn quốc vào năm 2002- 2003. Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất là trẻ từ 1 – 5 tuổi và từ 18 – 26 tuổi. Tính đến tháng 9/2010 cả nước ghi nhận trên 1.600 ca sởi, chủ yếu lại tập trung ở các tỉnh phía Nam (1.082 ca). Đối tượng và lứa tuổi mắc vẫn có hình thái như năm 2009.

Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ tiêm một mũi vaccin sởi vào lúc trẻ 9 tháng tuổi thì chỉ có tối đa 85% số trẻ được bảo vệ. Như vậy còn khoảng 15% số trẻ hằng năm được tiêm một mũi hoặc chưa được tiêm vaccin sởi sẽ có nguy cơ mắc sởi. Sự tích lũy của nhóm đối tượng này sau nhiều năm sẽ tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát. Trước đây, tiêm vaccin sởi chỉ một mũi duy nhất từ lúc trẻ 9 tháng tuổi, cho nên những người đã tiêm cách đây 15 năm, 20 năm thì đã bị suy giảm đáng kể độ miễn dịch, góp phần đáng kể vào lỗ hổng miễn dịch với sởi trong cộng đồng. Vì thế khi mà số người thuộc lỗ hổng miễn dịch sởi tích lũy qua thời gian 4 – 5 năm sẽ dẫn đến xuất hiện dịch. Điều đó giải thích vì sao trong vụ dịch năm 2009 có nhiều người mắc ở lứa tuổi từ 18-26.

Tỉ lệ tiêm chủng ở thành thị luôn đạt kết quả cao hơn nông thôn, miền núi. Đây là những vùng có “lỗ hổng” miễn dịch với sởi cao nên những người ở các vùng này khi về thành phố sinh sống, học tập gặp điều kiện có nguồn lây bệnh thì rất dễ bị lây nhiễm, nhất là sinh viên. Mặt khác, trong quá trình tiêm chủng có những đối tượng đã được tiêm vaccin sởi nhưng không gây được miễn dịch vì mức độ gây miễn dịch của tất cả mọi vaccin không bao giờ đạt được 100%.

Cần có biện pháp mạnh bằng vaccin

WHO đã đưa ra khuyến cáo về việc tiêm bổ sung vaccin sởi cho trẻ em nhằm đảm bảo trên 95% số đối tượng được tiêm có miễn dịch phòng bệnh. Dựa trên khuyến cáo của WHO, căn cứ vào đặc điểm dịch tễ bệnh sởi tại Việt Nam, Chương trình TCMR quốc gia xác định các chiến lược để đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi vào năm 2012, trong đó có việc triển khai chiến dịch tiêm vaccin sởi bổ sung cho trẻ từ 1- 5 tuổi trên toàn quốc. Đây được xem là biện pháp mạnh nhằm tăng cường miễn dịch cho trẻ em, ngăn chặn nguồn bệnh sởi ở trẻ dưới 6 tuổi, qua đó giảm được nguy cơ lây lan cho người lớn.

Ước tính sẽ có khoảng 7,5 triệu trẻ sẽ được tiêm vaccin sởi trong chiến dịch này. Nguồn vaccin 8,1 triệu liều trị giá 3,2 triệu USD do WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc giúp đỡ. Tại những vùng sâu, vùng xa Chương trình TCMR sẽ có sự kết hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng triển khai hoạt động này. Vaccin được sử dụng trong chiến dịch này là của nhà sản xuất Sanofi (Pháp), đạt các tiêu chuẩn về chất lượng của WHO. Kinh nghiệm trong các chiến dịch tiêm vaccin sởi nhiều năm qua cho thấy số trẻ bị phản ứng sau tiêm vaccin sởi là rất thấp, chúng tôi không ghi nhận trường hợp tử vong nào do tiêm vaccin sởi trong chiến dịch hàng triệu mũi tiêm đã thực hiện.

]]>
https://meyeucon.org/12963/tang-cuong-mien-dich-soi-trong-cong-dong-bang-vaccin/feed/ 0
Nhận biết sớm và phòng ngừa bệnh sởi https://meyeucon.org/12721/nhan-biet-som-va-phong-ngua-benh-soi/ https://meyeucon.org/12721/nhan-biet-som-va-phong-ngua-benh-soi/#respond Sun, 26 Sep 2010 12:04:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=12721 Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và dễ bùng phát thành dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp. Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch với sởi thường rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít khi mắc sởi vì đang có kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Sau đó kháng thể của mẹ ở trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Đây là lý do tiêm chủng phòng sởi thường được thực hiện trước 12 tháng.

Các biểu hiện đặc trưng của sởi bao gồm viêm long ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da, thường để lại nhiều biến chứng nặng cho trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.

Làm thế nào để nhận biết và phát hiện sớm bệnh sởi?

Nếu trong gia đình có một người bị bệnh thì có đến 90% những người chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh thường trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 – 12 ngày mà không hề có triệu chứng.

Tiếp theo đó là giai đoạn viêm long đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban thường xuất hiện ở vòm miệng, là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 – 24 giờ. Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nếu nhìn thấy được hạt Koplik gần như chắc chắn kết luận được bệnh nhân có mắc sởi. Đôi khi giai đoạn này biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi.

Sau giai đoạn viêm long là giai đoạn phát ban đặc trưng của sởi. Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 – 48 giờ. Ban sởi là những ban dạng dát – sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng. Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới. Sau khi ban mất đi, trên da còn lại những dấu màu sậm lốm đốm thường được gọi là vết vằn da báo.

Một số trường hợp bệnh sởi biểu hiện không giống như miêu tả ở trên như trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ban có thể không điển hình. Dạng bệnh này thường là bệnh nhân AIDS, hội chứng thận hư, điều trị thuốc ức chế miễn dịch…

Các biến chứng thường gặp do sởi

Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não, cam tẩu mã, viêm ruột kéo dài dẫn đến tình trạng tiêu chảy liên tục, loét giác mạc, suy dinh dưỡng.

Phòng bệnh như thế nào?

Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc, rồi mới được tiếp xúc với trẻ lành.

Hiện nay có vaccin tam liên sởi – quai bị – rubella tiêm phòng cho trẻ mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi, mũi thứ hai lúc trẻ lên 4 – 6 tuổi.

Trong trường hợp đã có tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Tuy nhiên đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và ít phổ biến.

ThS. Nguyễn Thanh Lâm

]]>
https://meyeucon.org/12721/nhan-biet-som-va-phong-ngua-benh-soi/feed/ 0
Zimbabwe: Dịch sởi bùng phát, 70 trẻ em tử vong https://meyeucon.org/12615/zimbabwe-dich-soi-bung-phat-70-tre-em-tu-vong/ https://meyeucon.org/12615/zimbabwe-dich-soi-bung-phat-70-tre-em-tu-vong/#respond Fri, 24 Sep 2010 08:12:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=12615 Dịch sởi đang bùng phát mạnh tại Zimbabwe, chủ yếu ở khu vực trung tâm huyện Mashonaland, và chỉ trong hai tuần qua đã làm 70 trẻ em tử vong.

Theo ông Portia Manangazira, Giám đốc Cơ quan Kiểm soát bệnh dịch thuộc Bộ Y tế Zimbabwe, đa số trẻ em ở khu vực này đều không được tiêm chủng vắcxin phòng các loại bệnh thông thường như sởi, đậu mùa, uốn ván… do một nhóm giáo phái ở đây không chấp nhận tiêm chủng vắcxin cũng như các loại thuốc đến từ phương Tây, vì cho rằng việc tiêm chủng trái với đức tin.

Ông Martin Dinha, người đứng đầu khu vực Mashonaland đã kêu gọi Bộ Y tế khẩn trương có biện pháp trợ giúp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời tuyên truyền và vận động người dân khu vực này tiêm vắcxin cho trẻ em.

Bệnh sởi là căn bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác với các triệu chứng sốt cao, phát ban ở da, chảy nước mắt, nước mũi và ho. Trẻ dưới năm tuổi thường dễ mắc bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/12615/zimbabwe-dich-soi-bung-phat-70-tre-em-tu-vong/feed/ 0
Hà Nội: Chuẩn bị tiêm nhắc vaccine sởi cho trẻ em https://meyeucon.org/11930/ha-noi-chuan-bi-tiem-nhac-vaccine-soi-cho-tre-em/ https://meyeucon.org/11930/ha-noi-chuan-bi-tiem-nhac-vaccine-soi-cho-tre-em/#respond Mon, 30 Aug 2010 07:06:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=11930 Sở Y tế Hà Nội cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo thực hiện kế hoạch tiêm nhắc vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ em từ 1-6 tuổi trên địa bàn Hà Nội năm 2010.

Theo đó, vào cuối tháng 10 tới, Sở sẽ triển khai tiêm nhắc vaccine sởi cho trẻ em trong độ tuổi nêu trên tại các trường mẫu giáo, tiểu học, các trạm y tế, tổ chức tiêm vét vào ngày 1 và 6-10. Mục tiêu của chiến dịch này là trên 95% số trẻ từ 1-6 tuổi trên toàn thành phố sẽ được tiêm vaccine sởi, đặc biệt là trẻ em ở các khu vực nông thôn, miền núi, góp phần khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi tại nước ta vào năm 2012.

Trong tháng 9 này, Sở Y tế sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các điểm tiêm và bảo đảm an toàn trong tiêm chủng cũng như chất lượng tiêm chủng vaccine sởi. UBND các quận, huyện, thị xã cũng sẽ thành lập ban chỉ đạo chiến dịch tiêm vaccine sởi.

]]>
https://meyeucon.org/11930/ha-noi-chuan-bi-tiem-nhac-vaccine-soi-cho-tre-em/feed/ 0