Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Kết quả xét nghiệm Rubella tuần thứ 13 https://meyeucon.org/19899/ket-qua-xet-nghiem-rubella-tuan-thu-13/ https://meyeucon.org/19899/ket-qua-xet-nghiem-rubella-tuan-thu-13/#comments Tue, 08 Nov 2011 20:44:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=19899 Hỏi: Em chào bác sỹ Thanh Hương, chào Mẹ Yêu Con. Em có bầu tuần thứ 13 thì bị phát ban, sau đó 1 ngày, em đi khám ở bệnh viện C. Kết quả xét nghiệm Rubella IgG: 0,365. IgM: 0,389 (âm tính). Bác sỹ bảo 2 tuần sau đến xét nghiệm lại. Như vậy tình trạng của em có đáng lo không bác sỹ? Em đi siêu âm thêm ở phòng khám tư nhân thì tất cả đều bình thường. Đây là đứa con đầu lòng mà vợ chồng em và cả 2 bên gia đình đều rất mong chờ. Hiện giờ vợ chồng em rất hoang mang và lo lắng. Kính mong bác sỹ trả lời sớm để chúng em yên tâm hơn. Cám ơn bác sỹ.

Trả lời: Sốt phát ban do Rubella đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu, những nguy cơ cụ thể đó là dị tật thai nhi bẩm sinh, thai lưu, điếc, hẹp van tim v.v… và thường nếu thai phụ đã bị nhiễm Rubella trong giai đoạn này đa số đều phải bỏ thai. Trong giai đoạn mang thai lại không thể tiêm phòng Rubella mà chỉ có thể tiêm trước khi mang thai, do vậy nếu phụ nữ nào “trót không tiêm phòng” trước khi mang thai thì sẽ phải lo lắng với nguy cơ Rubella, nhất là giai đoạn vừa rồi có đợt dịch rất lớn.

Đối với trường hợp của bạn thì hiện tại chưa thể kết luận được, may mắn là bạn đã đến tuần thứ 13 thai kỳ có nghĩa là đã qua giai đoạn nguy hiểm nhất rồi. Kết quả xét nghiệm Rubella của bạn cũng cần phải xét nghiệm lại đúng như bác sĩ đã yêu cầu để theo dõi cẩn thận hơn. Tuy nhiên theo tôi thì bạn không cần lo lắng quá bởi nguy cơ lúc này đã thấp đi nhiều.

Chúc bạn vui khỏe

]]>
https://meyeucon.org/19899/ket-qua-xet-nghiem-rubella-tuan-thu-13/feed/ 8
Bị sốt phát ban trước khi mang thai có nguy hiểm không? https://meyeucon.org/18332/bi-sot-phat-ban-truoc-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/ https://meyeucon.org/18332/bi-sot-phat-ban-truoc-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/#respond Thu, 04 Aug 2011 12:58:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=18332 Hỏi: Tôi đang mang thai được 7 tuần, hiện thai nhi đang ở tuần thứ 8. Trước khi có thai khoảng 1 tháng (ngày 8/3) tôi có bị sốt phát ban Rubella với các triệu chứng như: sốt nhẹ chỉ hơn 38 độ, sưng hạch ở hai bên sau tai, đau nhức khớp chân tay, phát ban, mắt đỏ… Tôi bị sốt phát ban khoảng 7 ngày thì khỏi. Ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của tôi là 8/4. Ngày 20/5, tôi có đi xét nghiệm Rubella, kết quả như sau: IgG là 9.64 U/ml, IgM là 0.403 Col. Vậy, tôi xin hỏi: sau khi khỏi sốt phát ban khoảng 1 tháng thì tôi có thai, liệu thai nhi trong bụng tôi có bị ảnh hưởng gì không? Tôi có phải bỏ thai đi không? Mong tư vấn sớm giúp tôi vì tôi đang rất lo. Xin cảm ơn.

Trả lời: Thông thường bạn có thai sau khi bị Rubella một tháng thì không ảnh hưởng gì, ngoài ra các chỉ số xét nghiệm máu cho thấy bạn đã có kháng thể chống Rubella nên bạn có thể yên tâm tiếp tục khám thai định kỳ theo yêu cầu.

Chúc hạnh phúc

BS Thanh Hương – Meyeucon.org

]]>
https://meyeucon.org/18332/bi-sot-phat-ban-truoc-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong/feed/ 0
Tiêm phòng rubella cho tất cả phụ nữ ở tuổi sinh nở https://meyeucon.org/17653/tiem-phong-rubella-cho-tat-ca-phu-nu-o-tuoi-sinh-no/ https://meyeucon.org/17653/tiem-phong-rubella-cho-tat-ca-phu-nu-o-tuoi-sinh-no/#comments Thu, 23 Jun 2011 23:11:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=17653 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương mới trình Bộ Y tế xem xét kế hoạch phòng chống dịch rubella tại Việt Nam, trong đó sẽ đưa văcxin rubella vào tiêm chủng cho toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi).

Cho tới nay, rubella vẫn chưa nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia vì bệnh không lưu hành phổ biến. Cũng vì thế hầu hết người dân chưa có kháng thể với bệnh này.

Rubella bùng phát thành dịch lớn trong năm nay

Tuy nhiên năm nay bệnh bùng phát thành dịch, kéo dài suốt từ đầu năm đến nay, số lượng người mắc lớn, hàng loạt phụ nữ mang thai mắc, trong đó khá nhiều ca phải nạo phá thai.

Nếu thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thì khả năng trẻ chào đời nhiễm Hội chứng rubella bẩm sinh (với các dị tật như: mù, điếc, chậm phát triển, tim bẩm sinh…) lên đến 90%.

Cũng chính vì thế, Bộ Y tế đã tính đến phương án tiêm phòng văcxin này cho tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng với các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khảo sát tại một số cơ sở y tế sản và nhi ở các thành phố như Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Phúc…

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết: “Theo báo cáo chưa đầy đủ, tổng số ca mắc rubella có tăng so với số mắc trung bình 5 năm vừa qua. Tại một số bệnh viện nhi, số trẻ bị nhiễm Hội chứng rubella bẩm sinh cũng có xu hướng tăng hơn so với mọi năm”.

Vì thế, với sự hỗ trợ của WHO, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch rubella tại Việt Nam và trình Bộ Y tế xem xét, trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

Theo khuyến cáo của WHO, những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ là nhóm được ưu tiên tiêm phòng số một, sau đó là tất cả trẻ (1-14 tuổi). Ngoài ra, cũng cần tiêm văcxin cho mọi trẻ sơ sinh (lúc 12 tháng tuổi) nhằm hạn chế nguồn truyền nhiễm và tiến tới loại trừ bệnh rubella.

“Khi cả quần thể đều được tiêm phòng văcxin, chắc chắn sẽ giảm được tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm rubella và đặc biệt sẽ giảm được số trẻ nhiễm hội chứng rubella bẩm sinh”, tiến sĩ Hiển nói.

Đồng thời, Viện cũng đang lập kế hoạch triển khai Chương trình giám sát dịch rubella và hội chứng rubella bẩm sinh tại một số tỉnh trọng điểm.

Tuy nhiên, ông Hiển cũng thừa nhận, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là tìm nguồn kinh phí, chỉ riêng kinh phí để tiêm phòng cho số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng đã mất khoảng 300 tỷ mỗi năm.

Vì thế, Viện đã tính đến khả năng tự túc sản xuất văcxin phối hợp sởi-rubella tại Việt Nam. Ngoài ra, cũng đã đề xuất phương án xã hội hóa việc tiêm phòng (ví dụ doanh nghiệp, cơ quan hay người dân đóng góp một phần kinh phí cho việc tiêm văcxin).

Trong trường hợp chưa có đủ kinh phí để tiêm cho cả 3 nhóm đối tượng thì dự kiến sẽ tiêm phòng cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại những thành phố lớn, có số ca mắc cao như: Hà Nội, TP HCM…

]]>
https://meyeucon.org/17653/tiem-phong-rubella-cho-tat-ca-phu-nu-o-tuoi-sinh-no/feed/ 2
Phương pháp mới giúp phát hiện thai nhi nhiễm rubella https://meyeucon.org/17413/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-thai-nhi-nhiem-rubella/ https://meyeucon.org/17413/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-thai-nhi-nhiem-rubella/#comments Sun, 12 Jun 2011 23:22:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=17413 Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội) vừa đưa vào thử nghiệm một phương pháp giúp chẩn đoán thai nhi có bị nhiễm rubella hay không, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chỉ định chuẩn xác nhất nên giữ hay đình chỉ thai.

Về lý thuyết, phương pháp này khẳng định đúng đến 90% thai nhi có bị nhiễm rubella hay không.

Phó giáo sư – tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, phương pháp này vừa được đưa vào thí điểm tại bệnh viện. Điều này thực sự có ý nghĩ rất quan trọng vì trong thời điểm hiện tại có nhiều thai phụ bị nhiễm rubella đang băn khoăn không biết nên giữ hay bỏ thai.

Phương pháp này sử dụng kít thử và máy Real- time PCR. Các bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối lấy khoảng 1ml nước, sau đó đưa qua máy ly tâm tế bào chiết tách ARN rồi chạy máy Real-time PCR. Máy sẽ cho kết quả trẻ nhiễm rubella hay không.

Vì đang trong quá trình thử nghiệm nên các thai phụ sẽ được kiểm tra miễn phí. Để đánh giá hiệu quả của phương pháp, các bác sĩ còn nghiên cứu để đối chứng với thai nhi được chọc ối chẩn đoán và lấy máu cuống rốn xét nghiệm thai sau khi đình chỉ. Khi đã kết luận ban đầu dựa trên những bằng chứng lâm sàng một cách khoa học và chính xác tại bệnh viện, phương pháp này mới sẽ được áp dụng đại trà cho thai phụ nhiễm rubella.

Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella sẽ được bác sĩ tư vấn rất kỹ về chuyên môn để tự quyết định xem nên giữ hay bỏ thai. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, vào 3 tháng giữa thì thấp hơn dưới 20%. Khiếm khuyết dị dạng bào thai hay gặp là về tim mạch, giảm chức năng não, chậm phát triển thể chất và tinh thần.

]]>
https://meyeucon.org/17413/phuong-phap-moi-giup-phat-hien-thai-nhi-nhiem-rubella/feed/ 12
Nên đi xét nghiệm nếu có nguy cơ Rubella https://meyeucon.org/17321/nen-di-xet-nghiem-neu-co-nguy-co-rubella/ https://meyeucon.org/17321/nen-di-xet-nghiem-neu-co-nguy-co-rubella/#comments Wed, 01 Jun 2011 20:30:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=17321 Hỏi: Em 30 tuổi, mang thai cháu đầu tiên, khi thai được 13 tuần 1 ngày em bị cúm như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt nhưng không bị sốt. Khi thai được 17 tuần 5 ngày em đi sàng lọc trước sinh như Down, Rubella thì có kết quả Rubella dương tính (IgG là 107,5, còn IgM là âm tính). Cho hỏi em bé của em có sao không? Em đi siêu âm 4D thì em bé bình thường. Mong bác sỹ tư vấn. Em chân thành cảm ơn.

Trả lời: Bị Rubella thời gian 3 tháng đầu thì mức độ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao, tuy nhiên càng về giai đoạn sau mức độ ảnh hưởng càng giảm. Bạn ở giữa ranh giới 3 tháng đầu và 3 tháng giữa nên mức độ ảnh hưởng cũng có thể nói là cao. Bạn nên tiếp tục làm lại xét nghiệm lần nữa (nếu bạn đã tiêm phòng Rubella thì thông báo cho bác sỹ xét nghiệm biết) để theo dõi mức độ tăng giảm của 2 chỉ số trên. Siêu âm giai đoạn này thường chưa phát hiện được những bất thường ở hình thai thai nhi và nhiều khi mức độ ảnh hưởng của Rubella tới thai nhi siêu âm không phát hiện ra được(mù mắt, điếc tai…). Do đó bạn cần theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ còn lại.

Hỏi: Trong thời gian tôi bị sốt phan ban, tôi khỏi bệnh khoảng 10 ngày thì vợ chồng tôi có “quan hệ”. Vợ tôi bây giờ lại báo có thai. Liệu có ảnh hưởng đến thai không? Có để thai được không? Trước khi tôi bị sốt phan ban vợ chồng tôi cũng có “quan hệ” nhưng khả năng có thai sau khi khỏi sốt phát ban. Mong bác sĩ tư vấn.

Trả lời: Cả 2 vợ chồng bạn nên đi làm xét nghiệm IgG và IgM xem có dương tính với virus cúm Rubella không. Bạn nên đi càng sớm càng tốt vì để lâu kết quả xét nghiệm sẽ không chính xác. Nếu vợ bạn có dương tính với virus cúm Rubella thì cần thông báo cho bác sĩ khám thai biết sớm để theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/17321/nen-di-xet-nghiem-neu-co-nguy-co-rubella/feed/ 37
Thắc mắc về tiêm phòng Rubella trước khi mang thai https://meyeucon.org/17319/thac-mac-ve-tiem-phong-rubella-truoc-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/17319/thac-mac-ve-tiem-phong-rubella-truoc-khi-mang-thai/#comments Wed, 01 Jun 2011 20:26:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=17319 Hỏi: Tôi đang tìm hiểu thông tin về Rubella. Vợ tôi có tiêm phòng Rubella, nhưng sau đó một tháng rưỡi thì biết có thai. Các bác sỹ chuyên khoa sản đều tư vấn là 3 tháng sau khi tiêm phòng mới được có thai! Một số thông tin thì cho rằng chỉ cần 1 tháng là có thể có thai rồi. Tôi có nghiên cứu một số tài liệu nước ngoài, thì họ cũng cho rằng chỉ cần một tháng là có thể mang thai. Và cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào nói rằng vắc xin tiêm phòng Rubella ảnh hưởng đến thai nhi. Thực sự tôi và gia đình đang rất hoang mang! Không biết phải xử lý như thế nào!!!Bác sỹ giúp tôi với. Xin cảm ơn!

Trả lời: Hiện nay có nhiều loại vắc xin Rubella chỉ cần sau 1 tháng là có thể có thai. Bạn nên đến chỗ trung tâm bạn vợ bạn đã tiêm phòng để hỏi xem đã được tiêm loại vắc xin của hãng nào và có chỉ định thời gian tối thiểu trước khi mang thai là bao nhiêu lâu. 3 tháng là để đảm bảo an toàn nhất cho thai phụ, tuy nhiên nhiều hãng thuốc thì họ chỉ khuyến cáo 1 tháng sau tiêm, bạn và vợ bạn không nên lo lắng và nên theo dõi thai thường xuyên.

Hỏi: Bác sỹ vui lòng cho tôi hỏi sau tiêm phòng Rubella nhanh nhất bao lâu thì có thể mang bầu được? Có phương pháp nào để thời gian chờ sau tiêm là ngắn nhất không ạ? Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Sau khi tiêm phòng Rubella thường sau 3 tháng thì có thể có thai. Nếu muốn nhanh nhất thì bạn tìm hiểu tại các trung tâm tư vấn tiêm phòng xem vắc xin Rubella của hãng nào có quy định thời gian ngắn nhất.

]]>
https://meyeucon.org/17319/thac-mac-ve-tiem-phong-rubella-truoc-khi-mang-thai/feed/ 6
Sốt phát ban khi mang bầu và xét nghiệm https://meyeucon.org/17217/sot-phat-ban-khi-mang-bau-va-xet-nghiem/ https://meyeucon.org/17217/sot-phat-ban-khi-mang-bau-va-xet-nghiem/#comments Thu, 26 May 2011 14:36:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=17217 Hỏi: Hiện vợ tôi đang mang bầu được 6 tuần. Trước khi có thai khoảng 15 ngày vợ tôi bi sốt phát ban. Liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? Chúng tôi có cần phải làm gì không? Tôi cảm ơn.

Trả lời: Bạn nên đưa vợ đi xét nghiệm chỉ số IgG và IgM xem các chỉ số này có dương tính với Rubella không. Nếu bạn đã tiêm phòng cúm Rubella trước khi mang thai thì cung cấp thông tin này cho bác sỹ xét nghiệm. Về mức độ ảnh hưởng thì phụ thuộc vào kết quả của xét nghiệm các chỉ số IgG và IgM. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bạn nên tiếp tục làm lần nữa để kiểm tra sự tăng giảm của các chỉ số này. Ngoài ra nên theo dõi sát sự phát triển của thai bằng siêu âm.

]]>
https://meyeucon.org/17217/sot-phat-ban-khi-mang-bau-va-xet-nghiem/feed/ 39
Nhiễm Rubella ở tuần thứ 19-20 thai kỳ https://meyeucon.org/17216/nhiem-rubella-o-tuan-thu-19-20-thai-ky/ https://meyeucon.org/17216/nhiem-rubella-o-tuan-thu-19-20-thai-ky/#comments Thu, 26 May 2011 14:35:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=17216 Hỏi: Hiện em đang mang thai tuần 21, em có bị Rubella thời điểm tuần thứ 19-20. Đến tuần 21 em có đi siêu âm hình thái thì thai phát triển bình thường, chỉ số về tim và não cũng bình thường. Vậy bác sỹ cho em hỏi con em có còn bị ảnh hưởng gì từ virus Rubella nữa không ạ, liệu siêu âm như vậy đã có thể yên tâm vì thai không bị bệnh về tim và não được chưa? Virus Rubella có ảnh hưởng đến thai sau khi người mẹ đã khỏi bệnh không ạ. Tuần thai 19-20 bị nhiễm Rubella thì sẽ gây dị tật cho thai như thế nào, tỷ lệ là bao nhiêu và nếu không may mắc phải thì có khả năng chữa trị được không? Xin bác sỹ tư vấn giúp em, hiện em đang rất hoang mang.

Trả lời: Với trường hợp bạn bị Rubella khi thai ở tuần 19-20 thì mức độ ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi là không nhiều. Thai phụ bị nhiễm Rubella thì các bất thường của thai nhi không phát hiện được trên siêu âm (mù mắt, điếc…) do vậy với trường hợp dưới 3 tháng mà bị Rubella dù với kết quả siêu âm thai bình thường vẫn được chỉ định đình chỉ thai. Virus vẫn ảnh hưởng đến thai sau khi người mẹ khỏi (khi người mẹ bị thì tác nhân virus đã tác động tới thai rồi). Với mốc thai như của bạn thì không đáng lo. Tuy nhiên bạn nên đi làm xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số IgG và IgM và nên tiếp tục theo dõi bằng siêu âm. Tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi ở giai đoạn như trường hợp của bạn là khoảng 5%. Nếu trong giai đoạn tuần thai này mà bị thì tiếp tục theo dõi sát bằng siêu âm.

]]>
https://meyeucon.org/17216/nhiem-rubella-o-tuan-thu-19-20-thai-ky/feed/ 29
40% thai phụ phải bỏ con vì Rubella https://meyeucon.org/17116/40-thai-phu-phai-bo-con-vi-rubella/ https://meyeucon.org/17116/40-thai-phu-phai-bo-con-vi-rubella/#comments Fri, 20 May 2011 23:10:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=17116 Tại các khoa phòng của Bệnh viện Phụ sản T.Ư, số ca nhập viện chờ bỏ thai do nhiễm virus Rubella trong mấy tuần gần đây rất đông. Khoa Phụ 1 là nơi chuyên tiến hành đình chỉ thai nghén cho những sản phụ bị bệnh hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Được biết, mỗi ngày tại đây có tới 20 thai phụ phải hủy thai vì căn bệnh này. Có tới 40% thai phụ phải bỏ con vì Rubella.

TS Lê Hoài Chương, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản T.Ư cho biết, virus Rubella đi qua máu của người mẹ nhiễm vào thai nhi, gây nhiễm trùng bào thai, có thể gây hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Rubella gây nguy hiểm nhất là vào quý đầu của thời kỳ thai nghén, tức dưới 16 tuần tuổi, với nguy cơ sẩy thai, và gây bệnh cho phôi thai. Nếu thai từ 18 tuần trở lên, nguy cơ biến chứng thấp hơn nhiều. Để khẳng định có nhiễm bệnh hay không, thai phụ phải đi xét nghiệm máu, để định lượng các kháng thể Rubella trong máu. Theo BS Cường, khi thấy sốt nhẹ và phát ban kèm theo hạch, thai phụ có nguy cơ đã nhiễm Rubella.

Mới đây đã có 10 em bé sinh ra tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư mắc bệnh Rubella bẩm sinh với các dị tật như mù mắt, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, dị tật tim còn ống động mạch (khi sinh ra, thường thì không còn ống động mạch).

Thông thường khi thai phụ mắc Rubella ở những tuần đầu của thai kỳ mà không đình chỉ thai thì thường sinh ra con bị 3 triệu chứng bất thường. Thứ nhất là nhãn cầu mắt nhỏ (gây tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể bẩm sinh, viêm võng mạc, viêm kết mạc làm thị lực của trẻ bị giảm trầm trọng. Triệu chứng thứ hai là bệnh lý của tim.

TS.BS Lý Ngọc Kính cho biết, Rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai. Nếu phụ nữ mắc Rubella trong 3 tháng đầu mang thai thì tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi khoảng 60%. Rubella gây cho thai nhi những dị tật như: Dị dạng tim bẩm sinh, tổn thương não của thai nhi, thai chết lưu, đứa trẻ khi sinh ra bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, hở hàm ếch, thiếu chân tay… Với những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, các bác sĩ khuyến cáo nên bỏ thai để tránh những dị tật cho thai nhi khi sinh ra.

Khi mắc Rubella, bệnh nhân thường sốt phát ban, triệu chứng toàn thân tương tự như mắc sởi nhưng khác ở hai điểm căn bản là không xuất hiện viêm nong, nốt ban mọc không tuần tự.

Phụ nữ mang thai mắc Rubella cũng rất dễ truyền bệnh lại cho con qua đường nhau thai. Để phòng tránh, nên chủ động đi tiêm vaccine phòng Rubella trước khi mang thai, tốt nhất là tiêm trước khi mang thai từ 3-4 tháng, nếu đã mang thai thì không tiêm phòng.

Hiện Rubella chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi mắc bệnh, người bệnh cần chú ý tăng cường dinh dưỡng để tăng năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nên tránh gió, tránh nhiễm lạnh, giữ gìn vệ sinh để tránh bội nhiễm, điều trị triệu chứng bằng bổ sung vitamin, bù điện giải. Rubella lây truyền qua đường hô hấp nên cần hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nếu tiếp xúc nên đeo khẩu trang.

]]>
https://meyeucon.org/17116/40-thai-phu-phai-bo-con-vi-rubella/feed/ 4
Phòng tránh hội chứng Rubella bẩm sinh https://meyeucon.org/16882/phong-tranh-hoi-chung-rubella-bam-sinh/ https://meyeucon.org/16882/phong-tranh-hoi-chung-rubella-bam-sinh/#comments Wed, 27 Apr 2011 16:02:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=16882 Trong khi các bệnh lý nhiễm trùng do các vi khuẩn gây ra ngày càng giảm dần nhờ các thành tựu y học, đặc biệt là tiêm chủng thì các bệnh lý do virut gây ra vẫn còn rất ít biện pháp khống chế nên đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều bệnh do virut tuy không nguy hiểm khi xảy ra ở trẻ lớn và người trưởng thành, nhưng lại rất nguy hiểm nếu xảy ra trong thời kỳ bào thai và sơ sinh. Trong số những bệnh đó là bệnh do virut Rubella và cytomegalovirus (CMV) gây nên, đặc biệt là hội chứng Rubella bẩm sinh.

Virut Rubella

Rubella là một virut có nhân RNA thuộc họ togavirus. Người là cơ thể nhiễm duy nhất của virut này. Nhiễm Rubella sẽ gây ra hội chứng giả cúm kèm theo phát ban sau 2-3 tuần ủ bệnh. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau mỏi cơ, đau khớp, phát ban từ mặt lan xuống toàn thân và chân tay trong 2-3 ngày, kèm theo nổi hạch nhỏ ở vùng sau tai, vùng chẩm và cạnh cổ. Virut biến mất khỏi cơ thể sau khoảng 7 ngày kể từ khi phát ban. Khoảng 1/3 người nhiễm virut này không có triệu chứng gì và thường có khoảng 10-20% dân chúng không có miễn dịch tự nhiên do chưa bị nhiễm Rubella. Bệnh ít gây hậu quả đáng kể trên lâm sàng, trừ khi xảy ra ở phụ nữ đang mang thai trong nửa đầu thai kỳ, vì sẽ gây sảy thai, thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh ở trẻ. Bệnh xảy ra quanh năm, lây lan qua đường hô hấp từ nguồn lây là những người nhiễm virut không triệu chứng và ở trẻ em nhiễm virut từ trong bụng mẹ vì ở những trẻ này virut Rubella có thể tồn tại nhiều tháng sau sinh. Ở những nước không tiêm phòng, bệnh xuất hiện có tính chu kỳ 6-9 năm, dưới dạng các vụ dịch nhỏ tản phát ở những nơi sống đông đúc như quân đội, trường học (chủ yếu ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn và tiểu học), khu công nghiệp chế xuất, trại nuôi dưỡng. Miễn dịch tự nhiên xuất hiện dưới dạng IgM xuất hiện sớm trong những tuần đầu nhiễm Rubella và tồn tại vài tháng và dưới dạng IgG bền vững suốt đời.

Hội chứng Rubella bẩm sinh

Những phụ nữ chưa có miễn dịch tự nhiên do chưa từng nhiễm Rubella nếu khi mang thai bị nhiễm Rubella thì con của họ nếu sinh ra sống sẽ có rất nhiều nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của điếc bẩm sinh, mù bẩm sinh, bệnh tim hoặc bệnh não bẩm sinh. Các bệnh lý bẩm sinh này thường xảy ra khi mẹ nhiễm Rubella trong 20 tuần đầu thai kỳ. Tuy nhiên người ta thấy bệnh tim bẩm sinh chỉ xảy ra khi mẹ nhiễm Rubella trong 8 tuần đầu thai kỳ. Tuy còn ống động mạch là bệnh hay gặp nhất, nhưng trẻ cũng có thể bị các bệnh lý tim mạch bẩm sinh khác như hẹp van hoặc thân động mạch phổi, hẹp các mạch máu khác. Đầu bé là chứng bệnh rất phổ biến ở trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh. Ngoài ra, có thể có đến 26% trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ bị chậm phát triển tâm thần, 18% có bất thường về hành vi, 12% có di chứng thần kinh hoặc bất thường tại các hạch nền và có đến 6% sẽ bị bệnh tự kỷ. Các bệnh lý về mắt do Rubella bẩm sinh bao gồm: đục thuỷ tinh thể hai bên ở 1/3 số trẻ và có thể có thiên đầu thống mạn tính kèm theo, mắt bé, viêm màng bồ đào dạng “muối tiêu”. Gần đây người ta thấy rằng ở trẻ bị Rubella bẩm sinh dù lúc nhỏ không có biểu hiện gì, nhưng về sau có thể xuất hiện đái tháo đường phụ thuộc insulin (týp I), suy hoặc cường tuyến giáp và viêm chất trắng và chất xám não tiến triển.

Đa số trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh do mẹ chưa được miễn dịch nên nhiễm Rubella trong khi mang thai, nhưng cũng có một số ít trường hợp do mẹ tái nhiễm Rubella trong khi mang thai. Nếu mẹ nhiễm Rubella trong quý đầu mang thai sẽ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc hội chứng Rubella bẩm sinh nhưng cũng có thể thai hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Virut cũng có thể gây viêm bánh rau có hoặc không kèm theo tổn thương bào thai. Từ tuần 12 đến tuần 28 của bào thai, rau là hàng rào bảo vệ hoàn hảo cho thai nhi, nhưng trước và sau giai đoạn trên, rau thai không ngăn được virut, đặc biệt là những tuần cuối trước sinh. Tuổi thai vào thời điểm mẹ nhiễm Rubella là yếu tố có tính quyết định thai nhi có bị nhiễm virut và bị bệnh lý hay không. Mức độ bệnh lý giảm dần khi bào thai bị nhiễm Rubella vào thời điểm tuổi thai tăng dần. Tuy không có biểu hiện tổn thương bẩm sinh, nhưng việc nhiễm virut mạn tính sẽ ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào của một số tổ chức, vì vậy nhiều trẻ lúc mới sinh không có biểu hiện bất thường nhưng nhiều năm sau lại có di chứng.
Nhiễm Rubella trong thời kỳ mẹ mang thai sẽ có nguy cơ rất cao sinh ra con mang dị tật bẩm sinh, có thể là xuất hiện ngay khi đẻ nhưng cũng có thể xuất hiện về sau. Ở Việt Nam, các thầy thuốc nhi khoa, nhãn khoa và tai mũi họng đã chứng kiến các bệnh lý đau lòng do nhiễm Rubella bẩm sinh nên đều thấy rõ nhu cầu cần khống chế bệnh này. Tuy nhiên, khi trẻ đã ra đời với hội chứng Rubella bẩm sinh, giải quyết các hậu quả một cách thụ động, rất tốn kém nhưng hiệu quả không đáng kể. Do vậy, biện pháp tốt nhất để phòng tránh mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai là phải có kế hoạch tiêm phòng bệnh trước một tháng trước khi mang thai. Khi đã mang thai, đặc biệt ở giai đoạn nửa đầu của thai kỳ cần tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh để tránh lây lan và mắc bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/16882/phong-tranh-hoi-chung-rubella-bam-sinh/feed/ 4