Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Sốt xuất huyết ở trẻ điều trị như thế nào? https://meyeucon.org/44556/dieu-tri-sot-xuat-huyet-tre/ https://meyeucon.org/44556/dieu-tri-sot-xuat-huyet-tre/#respond Mon, 09 Sep 2019 06:36:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=44556 Bệnh sốt xuất huyết vốn là căn bệnh cứ định kỳ theo năm lại hoành hành khiến các mẹ rất đau đầu, làm sao khi con vẫn phải đến trường trong khi dịch đang bùng phát? Rồi thì khi con bị bệnh thì phải xử trí sao ? Hãy để bài viết sau giúp mẹ bảo vệ con yêu trước mùa sốt xuất huyết đang tới.

Các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Khi trẻ bị lây bệnh thường sẽ không có biểu hiện ngay mà phải sau 4-10 ngày thì các dấu hiệu mới bùng phát dữ dội.

Ban đầu trẻ sẽ sốt rất cao, thường là 40 độ hoặc có thể cao hơn tùy mức độ bệnh và thể trạng của bé.

Tiếp theo là chuỗi cơn đau đầu dữ dội, đau mỏi khắp cơ thể tại cơ và khớp, bé bắt đầu có biểu hiện chán ăn, cơ thể theo đó suy nhược và hay háo nước. Nhiều bé còn rơi vào tình trạng ói mửa, buồn nôn và cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Và cuối cùng là biểu hiện đặc trưng nhất đó là những nốt xuất huyết, chúng sẽ xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi bắt đầu sốt. Những vết xuất huyết này xuất hiện dày đặc trên cơ thể và thường mẹ phải đưa bé đi xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Ngoài ra cũng có thể xuất huyết nhẹ ở các khu vực khác như chảy máu mũi, chảy máu nướu và cơ thể xuất hiện những vết bầm tím khó tan.

Điều trị sốt xuất huyết an toàn, hiệu quả

Tùy vào mức độ sốt xuất huyết và thể trạng sức khỏe của mỗi bé mà bác sĩ sẽ có những yêu cầu đặc biệt khác nhau, tuy nhiên với những trường hợp nhẹ, mẹ có thể chăm sóc bé ở nhà theo chỉ định của bác sĩ và trong suốt quá trình đó mẹ hãy lưu ý một số điểm sau:

Không sử dụng Aspirin hay Ibuprofen để giảm đau, hạ sốt cho bé vì nó có thể khiến tình trạng xuất huyết nặng hơn.

Không cho bé mặc quá nhiều quần áo để tránh nhiệt độ không thoát ra khỏi cơ thể làm tăng cơn sốt của bé.

Cho bé uống nước liên tục, ưu tiên sử dụng các sản phẩm bổ sung chất điện giải như oresol để đảm bảo cơ thể bé không rơi vào tình trạng thiếu nước dẫn đến co giật, hôn mê.

Bổ sung các thực phẩm như thịt bò, gan,…say nhuyễn trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bé bởi những thực phẩm này rất giàu sắt -thành phần quan trọng giúp tái tạo lại lượng máu đã xuất huyết cho con yêu.

Nếu như những ngày thường mẹ đã thường xuyên bổ sung vitamin C cho bé thì những ngày này bé lại càng phải được bổ sung vitamin C nhiều hơn. Bởi bệnh sốt xuất huyết thường gây vỡ các mao mạch máu của trẻ, chính điều này tạo ra những vết xuất huyết dày đặc trên da, chưa kể nếu cứ để kéo dài sẽ khiến bé mất một lượng máu lớn. Vì thế việc bảo vệ thành mạch của bé, giúp các mao mạch được vững tránh xuất huyết là điều mẹ rất cần lưu tâm trong quá trình chăm sóc con yêu.

Và đây chính là lúc Vitamin C xuất hiện như  vị “anh hùng nhỏ nhưng có võ” giúp tăng cường quá trình sản xuất collagen, tái tạo các mô liên kết, vững bền thành mạch và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết nơi trẻ nhỏ. Do đó bổ sung Vitamin C thường xuyên chính là “chìa khóa vàng” giúp nâng cao thể trạng bé yêu, hỗ trợ bé vượt qua nỗi ác mộng mang tên sốt xuất huyết.

Vậy mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé như thế nào?

Có lẽ những loại quả như cam, bưởi, ổi, dâu tây,…không còn xa lạ gì với các mẹ, và gần như mẹ nào cũng biết nó chứa rất nhiều Vitamin C . Tuy nhiên nhiều mẹ lại không hề hay biết một loại quả có hàm lượng Vitamin C cao hơn tất thảy những giống quả trên khi 100g của nó đã chứa 1677mg Vitamin C, đồng nghĩa là cao gấp 7 lần ổi, 31 lần cam, 35 lần dứa và 46 lần xoài,….

Chưa kể nó còn chứa hàm lượng lớn Rutin – một loại Vitamin P có tác dụng vượt trội trong việc tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ chảy máu cam, chảy máu chân răng và sốt xuất huyết, đó chính là Acerola Cherry – Nữ hoàng của các nữ hoàng Vitamin C.

Acerola Cherry hay còn gọi là Kim đồng nam, Sơ ri Tây Ấn, Sơ ri vuông là loại quả đã được nhiều nhà khoa học chứng minh rằng có tác dụng hữu hiệu trên thành mạch bé yêu cũng như làm tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là với công thức vàng là  Vitamin C – Rutin thì Acerola Cherry luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nhu cầu bảo vệ con yêu trước các yếu tố tấn công nguy hại từ môi trường, nhất là bệnh sốt xuất huyết hiện nay.

Cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết?

Bên cạnh điều trị sốt xuất huyết cho trẻ cha mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc giúp bé mau hồi phục. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để được điều trị đúng cách.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách, miệng hoặc hậu môn vài giờ một lần. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol đơn chất với liều lượng từ 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, cứ 6 giờ/lần nếu trẻ vẫn còn sốt cao. Không dùng aspirin vì chất này có khả năng gây đông máu. Khi trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì không cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà lau mát cho trẻ bằng khăn ấm

Trẻ bị sốt cao một thời gian dài dễ làm trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo dẫn tới rối loạn thần kinh thậm chí co giật. Vì vậy, cần lưu ý bù nước và điên giải cho người bệnh.

Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%

Bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ bằng thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, bột, sữa. Không nên cho bé dùng các thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì khó phân biệt khi trẻ nôn ra máu.

Quần áo của bé cần mềm, thấm hút mồ hôi đặc biệt là chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ bằng cách thay quần áp, tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng khi trẻ không sốt

Theo dõi tình trạng của bé, nếu có dấu hiệu nặng cần xử trí kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu cần báo bác sĩ:

  • Trẻ vật vã, li bì, lừ đừ
  • Đầu chi lạnh, da ẩm, hạ thân nhiệt
  • Đau bụng, đau ngực, khó thở
  • Chảy máu cam, chảy máu chân răng
  • Nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu, tiểu ít
]]>
https://meyeucon.org/44556/dieu-tri-sot-xuat-huyet-tre/feed/ 0
Phương pháp thay huyết tương cứu sống trẻ sốt xuất huyết https://meyeucon.org/26298/phuong-phap-thay-huyet-tuong-cuu-song-tre-sot-xuat-huyet/ https://meyeucon.org/26298/phuong-phap-thay-huyet-tuong-cuu-song-tre-sot-xuat-huyet/#respond Tue, 22 Jan 2013 03:00:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=26298 Đây là lần đầu tiên, BV Nhi đồng 1 đã áp dụng phương pháp mới là thay huyết tương để cứu sống trẻ bị sốc sốt xuất huyết (SXH) suy đa tạng, đặc biệt là suy gan nặng. 

70% là chết

Anh Huỳnh Thanh Vũ, cha của bệnh nhi Huỳnh Thị Tường Vy (10 tuổi, Đồng Tháp) kể, hơn một tháng trước, bé Vy bị sốt gia đình đưa đi một bác sĩ tư gần đó khám và tiêm thuốc. Đến ngày thứ ba Vy vẫn còn sốt, nên gia đình tiếp tục đưa em đi bác sĩ tư nhưng vị bác sĩ này không có nhà nên họ đưa em thẳng đến BV Hữu Nghị – Cao Lãnh. Các kết quả xét nghiệm tại đây nhận định bé đang bị SXH rất nặng, BV báo cho gia đình rằng nếu ở lại điều trị thì “5-5” – tức chỉ 50% hy vọng sống, còn chuyển lên tuyến trên, khả năng chết trên đường đi đến 70%. Nghĩ còn nước còn tát, anh Vũ bèn ký cam kết tự đi và thuê xe cấp cứu BV chuyển con đi.

BS CKII Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV Nhi đồng 1, cho biết bệnh nhi Vy nhập viện với chẩn đoán bị sốc SXH nặng, bị suy đa cơ quan như phổi, gan, não, rối loạn đông máu và sốc kéo dài trên nhiều giờ không hồi phục mặc dù đã điều trị theo phác đồ. Bệnh nhi suy hô hấp được giúp thở bằng máy, trụy tim mạch kéo dài, phải được truyền dịch với lượng trên 10 ml/kg cân nặng và truyền kéo dài trên 50 giờ mới giữ được mạch và huyết áp bệnh nhân ở mức bình thường.

Sang đến cuối ngày thứ sáu và ngày thứ bảy, bệnh nhi hết sốc nhưng vẫn suy hô hấp và hôn mê sâu. Do có tổn thương nhiều cơ quan nên các bác sĩ đã lọc máu liên tục để lấy những chất độc ra khỏi cơ thể bệnh nhi. Tuy nhiên, lọc máu cũng không loại được hết chất độc, bệnh nhân vẫn suy hô hấp, hôn mê sâu do bị suy gan nặng, ammoniac máu (NH3) tăng cao 203 mmol/lít, trong khi ngưỡng cho phép là không quá 50 mmol/lít, kèm xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, chảy máu mũi miệng liên tục.

Sự phục hồi của bé Vy nhờ phương pháp mới đã mở ra nhiều cơ hội sống cho các bệnh nhi khác.

Lọc máu, thay huyết tương, loại độc tố

Theo BS Huệ, các bệnh nhi SXH suy gan nặng nếu điều trị không giảm được ammoniac máu thì sẽ rơi vào hôn mê gan và tử vong trong bệnh cảnh hôn mê sâu, suy hô hấp, trụy tim mạch. Tuy nhiên, muốn lọc gan cũng không đơn giản vì phải có máy chuyên dụng để lọc (MARS), hơn nữa chi phí cho một lần lọc gan khá đắt (trung bình 100 triệu đồng/một lần lọc) mà đôi khi phải lọc rất nhiều lần.

“Chúng tôi đã quyết định thay huyết tương để cứu sống bé. Đây là một phương pháp mà các tài liệu y học chuyên ngành đã đề cập đến khi gặp những bệnh cảnh như thế này. Đó là dùng một bộ dụng cụ lọc đặc biệt có màng lọc lớn lấy bớt những chất độc trong huyết tương còn lại mà quá trình lọc máu liên tục không lấy hết được, đồng thời thay thế huyết tương sạch vào. Trong vòng nửa tháng, chúng tôi tiến hành 12 lần thay huyết tương xen kẽ 12 lần lọc máu liên tục thì bệnh nhi mới bắt đầu hồi phục” – BS Huệ nói. Cũng theo BS Huệ, sau mỗi lần thay huyết tương thì phải đánh giá lại chức năng gan (đặc biệt là bilirubin và ammoniac máu), nếu các chỉ số này lại tăng lên nhanh chóng thì phải tiến hành thay huyết tương và lọc máu lại ngay.

“Suy gan – hôn mê gan do SXH là bệnh lý cấp tính, trong giai đoạn nặng nếu được điều trị hỗ trợ tích cực thì bệnh nhân có thể hồi phục và không bị di chứng. Sắp tới BV sẽ triển khai phương pháp này trên những bệnh nhi suy gan cấp có khả năng hồi phục như SXH suy gan nặng – hôn mê gan, hy vọng sẽ cứu thêm được một số trẻ SXH nặng suy đa cơ quan, bởi đây là phương pháp khả thi có thể thực hiện được ở tất cả bệnh viện hiện có trang bị máy lọc máu liên tục.

Con tôi được hồi sinh

Khi đến BV Nhi đồng 1, con tôi đã rơi vào trạng thái hôn mê, tay chân không nhúc nhích nữa. Bác sĩ cho biết chỉ còn 1/3 cơ hội sống nhưng họ khẳng định hết sức để cứu bé. Gia đình chỉ biết nói lời cảm ơn sâu sắc đến các y bác sĩ, họ đã cứu con tôi sống lại!

Anh HUỲNH THANH VŨ, cha của bệnh nhi Huỳnh Thị Tường Vy

]]>
https://meyeucon.org/26298/phuong-phap-thay-huyet-tuong-cuu-song-tre-sot-xuat-huyet/feed/ 0
Phụ huynh có thêm nỗi lo trước ngày tựu trường https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/ https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/#respond Mon, 13 Aug 2012 03:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=24380 Trong những ngày qua, không chỉ có tiêu chảy và hô hấp mà hai căn bệnh nguy hiểm khác là sốt xuất huyết và tay chân miệng đang bùng phát khá mạnh, khiến cho phụ huynh có thêm nỗi lo trước ngày tựu trường của trẻ.

Dịch bệnh bùng phát là nỗi lo của nhiều phụ huynh trước ngày tựu trường của con

Vào mùa sớm

Trong một tuần trở lại đây, khoa Nhiễm- Thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM quá tải khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng. Từ 80-100 ca/ngày cách đây khoảng 1 tháng, hơn một tuần nay có ngày lên đến 160 ca nhập viện. “Khoảng 40% trẻ ở TPHCM, còn lại là các tỉnh chuyển về. Đa số các em mắc bệnh ở thể nhẹ.

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mắc độ 3-4 do nhập viện quá muộn, nhiều trẻ bị biến chứng thần kinh phải nằm cấp cứu”- bác sĩ Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.

Cũng theo bác sĩ Khanh, thống kê cho thấy, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, dịch tay chân miệng vào mùa nhưng hơn hai tuần nay số ca đã tăng nhanh, điều này chứng tỏ dịch năm nay đến sớm.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt- Trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, khoa có 120 trẻ mắc tay chân miệng đang điều trị, trong đó có nhiều ca nặng do biến chứng phải thở máy.

Theo bác sĩ Việt, số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện diễn ra quanh năm nhưng thường gia tăng đột ngột vào đỉnh dịch từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Tại bệnh viện Nancy ở quận 1 trong sáng qua 12-8 cũng có hơn 200 trẻ được thăm khám, trong đó có không ít trẻ bị tay chân miệng.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng- Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết không chỉ tay chân miệng mà bắt đầu từ tháng 7, số trẻ mắc sốt xuất huyết cũng gia tăng nhanh chóng.

“Mỗi ngày có hơn 40 trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị, trong đó có hơn 30 ca là trẻ em”- bác sĩ Dũng thông tin.

Tại khoa sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi đồng 1 mỗi ngày cũng có hơn 120 trẻ nhập viện từ, chủ yếu từ 2 đến 11 tuổi. Do không còn giường, rất nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang.

Còn tại Khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ mắc nhập viện điều trị khoảng 30 trẻ/ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, ngoài hơn 400 ca mắc tay chân miệng được phát hiện trong tuần qua, hiện mỗi tuần cũng có khoảng 300 ca sốt xuất huyết mắc mới.

Đánh giá về hai dịch bệnh này, bác sĩ Thọ nói: Bệnh tay chân miệng đang đến sớm và nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn, nguy cơ bệnh tấn công vào trường học như năm học 2011 là rất lớn.

Lo ngại cho trường học

Theo thống kê từ Sở Y tế TPHCM, từ đầu năm đến tháng 6 vừa qua, toàn thành phố có đến 8 trường học có học sinh mắc tay chân miệng từ 3 ca trở lên. Trong khi đó, bác sĩ Lê Minh Hùng- Phó phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế TPHCM cho biết, chỉ có 15% trẻ mắc tay chân miệng được điều trị ở bệnh viện, còn lại điều trị tại nhà và phòng mạch tư nhân.

Vì vậy theo bác sĩ Hùng, việc kiểm soát bệnh ở nhà là rất quan trọng, vì trẻ đi học sẽ mang theo mầm bệnh và dễ lây lan.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, không thể chủ quan vì trẻ mắc tay chân miệng rồi nhưng vẫn có thể mắc tay chân miệng lại do virus tay chân miệng có nhiều dòng. Vì vậy phụ huynh và nhà trường phải có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh nhằm tránh lây lan.

“Khi phát hiện trẻ bệnh, cần cách ly trẻ từ 7 – 10 ngày và đưa đến bệnh viện điều trị chứ không đưa trẻ đến trường, dễ lây lan cho các bạn cùng lớp”- bác sĩ Khanh khuyến cáo. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ cũng cho rằng, thời điểm dịch tay chân miệng năm nay lại trùng với đợt khai trường nên cần sự phối hợp giữa nhà trường và ngành y tế lẫn phụ huynh. “Chúng tôi đang phối hợp với ngành giáo dục để tập huấn cách phòng bệnh tay chân miệng”- bác sĩ Thọ cho biết.

Tránh tình trạng như năm học 2011-2012 hàng loạt trường học trong cả nước đã bị đóng cửa do tay chân miệng bùng phát, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các sở giáo dục địa phương tăng cường phòng, chống bệnh dịch trước ngày tựu trường.

]]>
https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/feed/ 0
Nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ và điều trị https://meyeucon.org/18127/nhan-biet-sot-xuat-huyet-o-tre-va-dieu-tri/ https://meyeucon.org/18127/nhan-biet-sot-xuat-huyet-o-tre-va-dieu-tri/#respond Tue, 26 Jul 2011 13:32:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=18127 Sốt xuất huyết rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em. VÌ vậy khi thấy bé sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục và xuất hiện chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng… tức là bé đã bị sốt xuất huyết rồi đó.

Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Đặc biệt, cha mẹ cần đề phòng ở đối tượng trẻ nhỏ vì chúng chưa có ý thức phòng tránh căn bệnh này.

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nhanh chóng do muỗi vằn gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh rất nguy hiểm vì tốc độ lan truyền chóng mặt khiến bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm thường là thời điểm dịch bệnh này phát triển mạnh nhất.

Để phòng chống căn bệnh này cho trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý phòng và diệt muỗi trong và xung quanh nhà; cho trẻ mặc áo dài tay; ngủ mắc màn kể cả ban ngày; làm rèm che các cửa để hạn chế muỗi xâm nhập vào nhà; dùng nhang trừ muỗi trong những giờ muỗi thường cắn nhất (sáng sớm và chiều tối)… Đồng thời, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ không treo quần áo bừa bãi có tác dụng làm giảm bớt chỗ trú ngụ của muỗi; dùng bình xịt muỗi loại nhỏ tại nhà…

Khi thấy trẻ có biểu hiện nóng sốt, sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục trong 2-7 ngày liền, khó làm hạ sốt; xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy nướu răng, vết bầm trên da… là các triệu chứng cho thấy trẻ đã bị sốt xuất huyết.

Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách hạ sốt, dùng thuốc Paracetamol, tuyệt đối không dùng Aspirin vì có thể gây thêm xuất huyết hoặc cạo gió. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây hoặc dung dịch Oresol, cho ăn nhẹ cháo, súp, sữa…

Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ, phải đưa trẻ đi BV ngay khi trẻ có các dấu hiệu nặng như vật vã, li lì, đau bụng, ói mửa (nôn) tay chân lạnh.

]]>
https://meyeucon.org/18127/nhan-biet-sot-xuat-huyet-o-tre-va-dieu-tri/feed/ 0
Cẩn thận với sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng ở trẻ https://meyeucon.org/16327/can-than-voi-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-o-tre/ https://meyeucon.org/16327/can-than-voi-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-o-tre/#respond Sat, 02 Apr 2011 22:34:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=16327 Bước vào giai đoạn giao mùa, thời tiết có những diễn biến bất thường, sốt xuất huyết đang ở mức cao so với mọi năm, bên cạnh đó bệnh tay chân miệng đang đe dọa sức khỏe của trẻ em.

Theo báo cáo của BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TPHCM đã có gần 1.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết. Số người mắc bệnh này đã cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010. Tình hình trên khiến thành phố đứng trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết vào mùa mưa.

Trong tuần qua, trung bình mỗi ngày bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 tiếp nhận khoảng 40 trường hợp mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị nội trú. Khoa Nhi A của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cũng có 4-5 trẻ nhập viện trong ngày. Đáng lo ngại hơn, do gia đình chủ quan nên nhiều trẻ khi chuyển đến bệnh viện đã gặp phải những biến chứng nặng.

Bên cạnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng cũng đang có những diễn biến phức tạp. Thời tiết nắng mưa bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây bệnh phát triển, trong đó vi rút nguy hiểm E71 đã khiến nhiều trẻ bị biến chứng về thần kinh, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo nhận định của BS Đoàn Thị Ngọc Diệp, Trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 2: “Những năm trước vào thời điểm này, bệnh sốt xuất huyết đang ở mức thấp nhất, nhưng năm nay loại bệnh này vẫn ở mức trung bình. Bệnh tay chân miệng bước vào giai đoạn đạt đỉnh nên số bệnh nhi của thành phố và bệnh nhi từ các tỉnh khác chuyển về đang ở mức cao”.

“Các bậc phụ huynh cần phải cảnh giác với những loại bệnh nguy hiểm này. Nếu thấy trẻ sốt liên tục 2 ngày chưa giảm phải nghĩ ngay đến khả năng bé đang bị sốt xuất huyết. Nếu cơ thể của bé có biểu hiện lở loét ở miệng, chân tay nổi mẩn đỏ, sốt cao, bỏ ăn… cần đưa bé đến bệnh viện kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng”, BS Diệp khuyến cáo.

]]>
https://meyeucon.org/16327/can-than-voi-sot-xuat-huyet-va-benh-tay-chan-mieng-o-tre/feed/ 0
Bệnh sốt xuất huyết – Chớ lơ là khi trẻ hết sốt https://meyeucon.org/14687/benh-sot-xuat-huyet-cho-lo-la-khi-tre-het-sot/ https://meyeucon.org/14687/benh-sot-xuat-huyet-cho-lo-la-khi-tre-het-sot/#respond Thu, 16 Dec 2010 11:24:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=14687 Theo báo cáo của Viện Pasteur TPHCM, từ đầu năm 2010 đến nay, 20 tỉnh thành phía Nam có 68.731 người mắc Sốt Dengue/ Sốt xuất huyết Dengue, trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm khoảng 60%. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã có trong việc điều trị bệnh này nên số ca tử vong chỉ là 71.

Trong những tuần gần đây, số ca sốt xuất huyết có chiều hướng giảm nhưng ở một số nơi vẫn còn mưa hoặc có triều cường nên những vùng này vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết. Nếu chủ quan không phòng ngừa và phát hiện sớm, trẻ có thể bị sốt xuất huyết nặng.

Lưu ý diễn tiến bệnh ngày thứ 3-6

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính do 4 týp huyết thanh vi-rút Dengue gây ra. Bệnh có thể gây tử vong nhanh chóng và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có thuốc chủng ngừa.

Sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành do bị muỗi Aedes Agypti (muỗi vằn) đốt. Muỗi này sống trong nhà, đẻ trứng trong nước sạch, đốt trẻ vào ban ngày và sẩm tối. Tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh đến người lớn đều có thể mắc sốt xuất huyết. Hiện tuổi mắc bệnh đang có chiều hướng tăng.

Khi trẻ sốt cao 2 ngày trở lên phải nghĩ đến sốt xuất huyết và nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi. Bệnh diễn ra theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: 3 ngày đầu

Trẻ sốt cao liên tục khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, có khi bị co giật. Trẻ lớn có thể than nhức mỏi tay chân, đau đầu.
Khi dùng thuốc hạ sốt đường uống hoặc nhét hậu môn, do tác dụng của thuốc, có thể trẻ sẽ giảm sốt nhiều hoặc hết sốt vài tiếng đồng hồ rồi sốt cao trở lại; nhưng cũng có khi thuốc không thể đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường.

Giai đoạn 2: ngày thứ 3-6

Phần lớn trẻ sẽ hết sốt. Nếu không có hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết, gia đình tưởng trẻ khỏi bệnh, cảm thấy nhẹ nhõm và an tâm; nhưng thật ra, trong vòng 24 – 48 giờ sau khi hết sốt (thường là ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh) là thời gian nguy hiểm nhất. Hầu như tất cả các trường hợp sốt xuất huyết nặng có sốc, có biến chứng đều xảy ra trong khoảng thời gian này.

Vì vậy, trong giai đoạn này, đặc biệt là khi trẻ hết sốt, gia đình cần chăm sóc trẻ sát sao để phát hiện những dấu hiệu báo động bệnh chuyển nặng như: Ói nhiều; Đau bụng; Lừ đừ, bứt rứt, lạnh tím tay chân, vã mồ hôi; hoặc có dấu hiệu xuất huyết bất thường.

Nếu có 1 trong những dấu hiệu nêu trên, phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay; nếu trẻ đang nằm viện thì phải báo ngay cho điều dưỡng và bác sĩ.

Khoảng hai phần ba trẻ bị sốt xuất huyết có giai đoạn 2 khá êm đềm rồi chuyển sang giai đoạn 3 và hết bệnh; nhưng cần lưu ý là khoảng một phần ba trẻ bị sốt xuất huyết chuyển biến phức tạp trong giai đoạn 2, thường có những biến chứng nguy hiểm và đôi khi dẫn đến tử vong.

Giai đoạn 3: ngày thứ 7- 8

Trẻ bắt đầu hồi phục, ăn được hơn và bắt đầu chịu chơi đùa. Một số trẻ có dấu hiệu hồi phục đặc biệt – “ban hồi phục”, da đỏ ửng, xuất hiện rất nhiều chấm đỏ li ti, kèm theo ngứa, thường xuất hiện ở chân, tay. Trong thực tế, đã có nhiều thân nhân lo sợ, đưa trẻ đến bệnh viện vì những biểu hiện này.

Chăm sóc tại nhà khá đơn giản

Để hạ sốt, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, không nên dùng các loại thuốc như Aspirin, nhóm nonsteroid, corticoid… Có thể kết hợp lau mát toàn thân bằng nước ấm cho trẻ. Đây là biện pháp hạ nhiệt rất hữu hiệu. Khi lau, không nên vắt khăn quá khô, nên đắp khăn ở những nơi như hõm nách, vùng bẹn.

Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước chín nguội, nước trái cây, nước Oresol để phần nào bù nước đã bị thất thoát do thân nhiệt cao. Nên cho trẻ ăn thức lỏng, dễ tiêu và nghỉ ngơi, không chơi đùa quá sức. Điều quan trọng là phải tái khám theo đúng lịch hẹn và báo rõ những biểu hiện bệnh của trẻ cho bác sĩ.

Đối với trẻ dưới 12 tháng, trẻ dư cân, béo phì, khi mắc sốt xuất huyết bệnh có thể diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, nên cho trẻ đến khám ở các cơ sở có chuyên khoa nhi, bác sĩ sẽ cho nhập viện sớm để theo dõi sát và can thiệp kịp thời các biến chứng.

Phòng bệnh không khó

Bệnh sốt xuất huyết hoàn toàn có thể phòng tránh một cách hiệu quả. Trước hết là ngừa không cho trẻ bị muỗi đốt như cho trẻ ngủ mùng ban ngày, mặc áo dài tay, thoa kem chống muỗi…

Ngoài ra, cần tích cực diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy). Muỗi truyền bệnh Aedes Agypti là loại muỗi sống trong nhà hoặc chung quanh nhà, đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch như: lu vại, bình cắm hoa, những vật dụng phế thải vứt quanh nhà chứa đựng nước mưa… Vì thế cần phát quang sạch sẽ, thoáng đãng quanh nhà và dọn dẹp những lu vại, đồ chứa, miểng sành… tránh để tạo thành những nơi tồn đọng nước thích hợp cho muỗi phát triển…

]]>
https://meyeucon.org/14687/benh-sot-xuat-huyet-cho-lo-la-khi-tre-het-sot/feed/ 0
Cứu sống một trường hợp sốc sốt xuất huyết nặng https://meyeucon.org/13573/cuu-song-mot-truong-hop-soc-sot-xuat-huyet-nang/ https://meyeucon.org/13573/cuu-song-mot-truong-hop-soc-sot-xuat-huyet-nang/#respond Thu, 04 Nov 2010 14:09:33 +0000 https://meyeucon.org/13573/cuu-song-mot-truong-hop-soc-sot-xuat-huyet-nang/ Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi Đồng 1 vừa cứu sống em H.T., nam, 6 tuổi nặng 43kg, ngụ tại Đức Hòa, Long An, vào viện trong tình trạng tím tái, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, tay chân lạnh, tím.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốt xuất huyết độ IV ngày 4 và tổng trạng trẻ bị thừa khoảng 20kg. Diễn tiến bệnh của T. rất phức tạp, em biểu hiện sốc kéo dài, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều gây suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhi được truyền dịch chống sốc theo phác đồ, dựa theo cân nặng điều chỉnh thích hợp để tránh quá tải dịch; đồng thời truyền thuốc vận mạch, truyền máu, huyết tương đông lạnh, tiểu cầu đậm đặc, hỗ trợ hô hấp thở áp lực dương liên tục, sau đó đặt nội khí quản thở máy, chọc hút dịch màng bụng để giải áp. Đến nay, sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng của T. đã ổn định.

]]>
https://meyeucon.org/13573/cuu-song-mot-truong-hop-soc-sot-xuat-huyet-nang/feed/ 0
Trên 4.500 ca nhiễm sốt xuất huyết, 3 trẻ đã chết https://meyeucon.org/12795/tren-4-500-ca-nhiem-sot-xuat-huyet-3-tre-da-chet/ https://meyeucon.org/12795/tren-4-500-ca-nhiem-sot-xuat-huyet-3-tre-da-chet/#respond Wed, 29 Sep 2010 06:02:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=12795 Trong vòng 10 ngày, từ ngày 8 đến 18-9 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã có 3 trẻ em tử vong vì sốt xuất huyết. điều đáng nói, các trường hợp tử vong phần lớn trách nhiệm thuộc về người lớn.

Trẻ em liên tiếp tử vong

Một cán bộ Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, tính đến ngày 20-9, tỉnh Khánh Hòa có thêm một trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết (SXH) là em Trương Thanh Phi (8 tuổi, ở thôn Bình Ba Đông, xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh). Nâng số ca tử vong vì SXH thành ba trường hợp và đều là trẻ em.

Trước đó, ngày 11-9, em Lê Thị Ánh Tuyết (8 tuổi, trú thôn Tây Bắc 2, xã Đại Lãnh) tử vong do SXH độ 4. Em Tuyết vào Bệnh viện huyện Vạn Ninh trưa 10-9, đến chiều 10-9 thì chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa và ngày 11-9 bị tử vong. Đặc biệt, với trường hợp em Tuyết, Bệnh viện Vạn Ninh đã yêu cầu để em ở lại bệnh viện để điều trị, nhưng gia đình vẫn đưa em về nhà. Sau khi mượn thẻ bảo hiểm y tế của một em khác mới đưa Tuyết nhập viện. Điều này là quá trể để các bác sĩ cứu chữa. Em Tuyết tử vong sau một ngày nhập viện trở lại.

Về trường hợp đầu tiên, bác sĩ Lê Tấn Phùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế Khánh Hòa), xác nhận bệnh nhân tên Nguyễn Thiện Nhân (24 tháng tuổi, ở thôn Vạn Phước, xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh). Nhân vào bệnh viện huyện Vạn Ninh ngày 3-9, đến ngày 7-9 được đưa vào Bệnh viên Đa khoa Khánh Hòa, ngày 8-9 tử vong vì SXH cấp độ 4.

Tất cả các ca đều đưa vào viện trong tình trạng bệnh diễn tiến nặng do đó không cứu chữa kịp thời. Theo đánh giá của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, người dân vẫn rất chủ quan trước dịch bệnh, chưa thấy được sự nguy hiểm của dịch SXH do đó số ca nhiễm SXH trên toàn tỉnh đến nay đã hơn 4.770 ca, cao nhất miền Trung, có 4/8 huyện có số ca mắc SXH cao hơn mức trung bình hằng năm từ 2 đến 14 lần, cá biệt có huyện Khánh Sơn cao gấp 46 lần.

Một nghịch lý là, các ca tử vong do sốt xuất huyết tại Khánh Hòa đều xảy ra tại đồng bằng, nơi có nhiều điều kiện để chăm sóc, chữa trị bệnh nhân; trong lúc dịch sốt xuất huyết thường hoành hành tại các huyện miền núi như Khánh Vĩnh, Khánh Sơn. Có lẽ người dân đồng bằng đã lơ là, chủ quan?

Nguyên nhân và giải pháp

Theo điều tra của Viện Pasteur và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa, ở nhiều địa phương có dịch, người dân vẫn chưa chú ý đến việc súc rửa dụng cụ chứa nước, đồ phế thải chứa nước, khiến cho muỗi có điều kiện sinh sản. Mặt khác, việc người dân tự ý dùng thuốc khi bị nóng sốt hay khám bệnh ở ngoài luồng, bác sĩ không rõ bằng cấp, chứng chỉ… là hết sức nguy hại. Điều này có thể làm chậm trễ việc phát hiện bệnh dịch, nếu phát hiện thì cũng ở tình trạng bệnh nặng, làm giảm hiệu quả việc cứu chữa, điều trị. Ngoài ra, việc các bệnh nhân mắc SXH đang điều trị tại trạm xá, bệnh viện không chấp hành hướng dẫn của bác sĩ, trốn viện về nhà… làm nguy cơ lây lan dịch rất cao. Biện pháp phòng chống dịch hiện tại ở các địa phương chỉ dựa vào việc phun hóa chất là chính, ngành y tế Khánh Hòa đã sử dụng 1.700 lít hóa chất diệt muỗi các loại.

Ngày 20-9, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch SXH, ông Lê Xuân Thân – Phó chủ UBND tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban – đã đề ra các yêu cầu cấp thiết cho các ngành chức năng. Theo đó, ngành y tế đề xuất các chi phí thiết bị hỗ trợ cần thiết để tích cực đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền cho các em học sinh, phát tài liệu phòng chống dịch bệnh để các em đưa về cho gia đình. Ngành truyền thông liên tục phát các bản tin hướng dẫn nhân dân phòng dịch. Ngoài ra, các địa phương thường xuyên báo cáo, tổ chức các đoàn kiểm tra về tận thôn để thúc đẩy việc phòng dịch SXH.

]]>
https://meyeucon.org/12795/tren-4-500-ca-nhiem-sot-xuat-huyet-3-tre-da-chet/feed/ 0
Cứu sống em bé bị tổn thương gan nặng https://meyeucon.org/12758/cuu-song-em-be-bi-ton-thuong-gan-nang/ https://meyeucon.org/12758/cuu-song-em-be-bi-ton-thuong-gan-nang/#respond Mon, 27 Sep 2010 13:47:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=12758 Các bác sĩ khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vừa cứu thành công một trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết độ III và bị tổn thương gan nặng.

Bệnh nhi là bé trai N.Q.V, 13 tháng tuổi, ngụ tại Thủ Đức, bị sốt và ho từ ngày 4-9. Sau 3 ngày tự mua thuốc điều trị cho con không thấy bớt mà còn mệt, sốt cao hơn nên cha mẹ bệnh nhi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Thủ Đức.

Sau 4 giờ cấp cứu, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 7-9 trong tình trạng bị tái sốc, xuất huyết tiêu hóa, suy hô hấp, rối loạn đông máu và có tổn thương nặng ở gan (men gan tăng gấp 250 lần so với bình thường).

Các bác sĩ khoa Nhiễm đã cho bệnh nhi thở Cypap, truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, điều trị kháng sinh… Sau hơn 2 tuần được điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhi đã trở lại bình thường và vừa được xuất viện.

]]>
https://meyeucon.org/12758/cuu-song-em-be-bi-ton-thuong-gan-nang/feed/ 0
Tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, 3 em bé tử vong https://meyeucon.org/12683/tu-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha-3-em-be-tu-vong/ https://meyeucon.org/12683/tu-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha-3-em-be-tu-vong/#respond Sat, 25 Sep 2010 14:14:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=12683 Ngành y tế Phú Yên hôm nay xác nhận bệnh nhi 8 tuổi ở xã An Dân qua đời vì sốt xuất huyết. Đây là trường hợp thứ 3 ở địa phương chết vì căn bệnh này và đều là trẻ em.

Trước đó một cháu bé 8 tuổi ở thành phố Tuy Hòa và một bé mới 4 tuổi sống tại huyện Đông Hòa (Phú Yên) tử vong vì sốt xuất huyết. Điểm chung của các trường hợp không may này đều do bố mẹ tự điều trị sốt xuất huyết cho con tại nhà, mà không kịp thời đưa bé đến bệnh viện.

Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hưởng cho biết: “Sở dĩ các ca sốt xuất huyết dẫn đến tử vong là do người nhà chủ quan, thấy dấu hiệu bệnh nhưng không đến bệnh viện ngay mà tự mua thuốc để điều trị, đến lúc phải nhập viện thì bệnh nhân trong tình trạng choáng nặng, trụy mạch, không thể cứu chữa được nữa”.

Kiểm tra các lu, thùng chứa nước để diệt loăng quăng, phòng chống sốt xuất huyết ở Phú Yên.

Theo Sở Y tế Phú Yên, sau một thời gian tạm lắng, gần đây tình hình bệnh sốt xuất huyết ở địa phương tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuần qua, toàn tỉnh đã phát hiện gần 200 ca mắc bệnh sốt xuất huyết mới, nâng tổng số người bệnh lên đến 3.380 ca.

Ngoài những ổ dịch cũ, mới đây đã xuất hiện thêm hai ổ dịch nữa tại 2 huyện Sông Hinh và Tây Hòa.

Phú Yên là một trong những tỉnh có dịch sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, nhưng năm nay diễn biến phức tạp nhất. Theo nhận định của Sở Y tế, do thời tiết, dịch sốt xuất huyết sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 11.

Sở Y tế Phú Yên tiếp tục chỉ đạo các địa phương khẩn trương dập dịch bằng cách đổ bọ gậy (loăng quăng), phun hóa chất, duy trì giám sát đồng bộ ca bệnh, huyết thanh, côn trùng, xử lý dịch đúng quy trình theo quy định của Bộ Y tế và tuyên truyền cách phòng chống dịch trong cộng đồng.

]]>
https://meyeucon.org/12683/tu-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha-3-em-be-tu-vong/feed/ 0