Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bệnh tay chân miệng – Phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng https://meyeucon.org/1620/benh-tay-chan-mieng-phong-ngua-dieu-tri-va-dinh-duong/ https://meyeucon.org/1620/benh-tay-chan-mieng-phong-ngua-dieu-tri-va-dinh-duong/#comments Sat, 15 Nov 2014 01:00:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=1620 Hiện nay, bệnh tay chân miệng như mối họa lơ lửng trên đầu tất cả các trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây lan và lây lan dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là chỉ có thể phòng tránh, bởi vì hiện vẫn chưa có một loại thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị nào.

Một số biểu hiện cơ bản của bệnh

Nếu các bậc phụ huynh chú ý quanh sát kỹ thì sẽ phát hiện rất nhanh các triệu chứng ban đầu của bệnh. Bởi vì, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong giai đoạn ủ bệnh hoặc là trong vòng từ 3-5 ngày tiếp xúc với trẻ bị bệnh, trẻ cũng đã xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt cao, thường khoảng 38-39°C
  • Trẻ chán ăn, hoặc đau bụng
  • Đau rát cổ họng
  • Buổi tối trẻ thường khó ngủ hơn mọi ngày, thay vào đấy là khó tính, quấy khóc…
  • Loét miệng: Bình thường thì sau khoảng từ 1 đến 2 ngày, trẻ đã xuất hiện triệu chứng loét miệng. Các nốt đỏ mọc lan ra trong miệng, nhất là chúng mọc ở quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.
  • Nổi ban trên da: Sau khi xuất hiện tràn lan trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở dưới da của trẻ. Nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Chú ý: có một số trường hợp đặc biệt thì trẻ chỉ bị loét ở miệng, Các nốt ban trên da rất ít, hoặc là nó không rõ đôi khi chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.
Biến chứng của bệnh. Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.

Bệnh chân tay miệng đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi
Bệnh chân tay miệng đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi

Các cấp độ của bệnh

  • Độ 1: Cấp độ nhẹ nhất, trẻ chỉ bị loét miệng và hoặc xuất hiện ban đỏ nhẹ ở da.
  • Độ 2: Trẻ có biểu hiện rung giật liên tục, khó chịu, bức rức.
  • Độ 3: Ở cấp độ này trẻ sẽ bị yếu liệt chi, hoặc bị liệt các dây thần kinh sọ…
  • Độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất, trẻ có thể bị suy hô hấp, phù phổi, thậm trí là tăng huyết áp…

Phân biệt bệnh với các loại bệnh khác

Viêm loét miệng: với viêm loét miệng thường có vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát; còn với chân tay miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Bệnh dị ứng qua triệu chứng: bệnh dị ứng xuất hiện các ban hồng, ban đa dạng, không có phỏng nước, có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc một khu trú nào đó.

Đặc biệt, bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi. Có thể nhận biết được 2 bệnh này nếu chú ý: trẻ có nốt ở bụng, tay, chân… thì không phải tay chân miệng.

Các biện pháp phòng ngừa

Cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;

Các vật dụng của trẻ như đồ chơi, bình sữa… cần được vệ sinh sạch sẽ. Tuyệt đối không cho trẻ hôn, ôm hoặc dùng chung đồ dùng… với trẻ em bị bệnh.

Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn

Che miệng và mũi khi trẻ hắt hơi và ho

Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác và thải bỏ rác đúng cách.

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc:

  • Các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát kỹ các biểu hiện khác thường của trẻ để phát hiện sớm triệu chứng ban đầu của bệnh. Chỉ điều trị tại nhà khi trẻ bị bệnh nhẹ (cấp độ 1).
  • Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, trước khi dùng hạ sốt hoặc bất kỳ các loại thuốc khác cần tham ý kiến của bác sĩ.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Bổ sung thêm một số loại vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có bội nhiễm thì cho trẻ dùng kháng sinh theo toa bác sĩ.
  • Mang trẻ đến viện khám lại sau 2 ngày, quan sát các biểu hiện của bệnh, nếu có biểu hiện khác thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng

Lúc bị bệnh trẻ thường thấy khó chịu nên có cảm giác chán ăn hoặc hay bỏ bữa. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý hơn trong việc ăn uống của trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ ăn những món yêu thích, tuy nhiên phải đảm bảo vệ sinh.
  • Cho trẻ ăn khi thức ăn đã để nguội, vì thức ăn nóng sẽ gây tổn thương cho vết loét, khiến trẻ đau rát, khóc thét.
  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm dễ nuốt nhưng vẫn đảm bảo đủ chất, bởi đồ ăn mềm giúp bé dễ ăn hơn, không ảnh hưởng đến các vết loét bên trong miệng, còn đồ ăn cứng thường khiến bé bị đau rát miệng tránh ăn, bỏ ăn.
  • Nếu trẻ biếng ăn thì có thể cho trẻ ăn thêm sữa, có thể là sữa chua, sữa bột hoặc sữa dinh dưỡng. Cháo nấu nhuyễn, súp hầm kỹ, nước hoa quả tươi là những thức ăn tuyệt vời cho trẻ lúc này. Hoặc thay thế bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
]]>
https://meyeucon.org/1620/benh-tay-chan-mieng-phong-ngua-dieu-tri-va-dinh-duong/feed/ 17
Bệnh tay chân miệng là gì? https://meyeucon.org/1609/benh-tay-chan-mieng-cac-thong-tin-co-ban/ https://meyeucon.org/1609/benh-tay-chan-mieng-cac-thong-tin-co-ban/#comments Fri, 18 Jul 2014 09:14:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=1609 Bệnh Tay Chân Miệng (Hand Foot Mouth Disease – HFMD) gần đây đang là một căn bệnh rất thường gặp và có những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ em. Đặc trưng cơ bản là trẻ bị sốt nhẹ kéo theo mệt mỏi biếng ăn và đau họng, sau cùng là nổi ban có bọng nước gây đau miệng. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như viêm màng não, viêm cơ tim… dẫn tới tử vong.

Khi trẻ bị sốt, thông thường các triệu chứng bệnh tay chân miệng chưa lộ rõ, tuy nhiên khi phát hiện ra các chẩm đỏ trong họng trẻ và dần biến thành các bọng nước có thể gây lở loét thì đó là một trong những đặc trưng của bệnh này. Các tổn thương dần dần có thể lan rộng ra lưỡi, nướu và trong má, sau đó là nổi ban trên da. Khi đã nổi ban rõ ra ngoài là lúc phát hiện bệnh rõ ràng hơn cả, ban đỏ không ngứa và thường xuất hiện ở tay, chân, miệng, thậm chí có cả trường hợp nổi ban ở mông, nhưng cũng có lúc chỉ nổi ban ở miệng.

Virus gây bệnh và biển hiệu

Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus ruột gây nên, thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi là do Enterovirus 71 và các virus thường trú trong ruột gây nên. Các loại virus này có khả năng lây lan bệnh rất nhanh, đặc biệt là từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết từ mũi miệng, nước bọt… Do vậy cách li trẻ bị tay chân miệng khỏi trẻ khác để tránh lây lan virus là rất quan trọng.

Khi lây lan các loại virus trên xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột rồi vào hệ bạch huyết, tiếp tục phát triển lây lan và gây ra các tổn thương ở da cũng như niêm mạc. Tuy nhiên bệnh không lây từ động vật sang người. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3-7 ngày và ngày thứ 7 sau khi nhiễm bệnh, kháng thể trung hòa tăng cao khiến virus bị thải loại.

Đối tượng nhiễm bệnh

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan và phát triển đối với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, rất ít khi gặp ở người lớn tuy rằng mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm virus. Khả năng kháng virus của người lớn mạnh hơn nên không bị phát bệnh, nhưng lại có thể lây qua cho trẻ em bởi chúng chưa có kháng thể chống bệnh này. Bệnh tay chân miệng cũng có thể tái phát nhưng do một chủng virus khác gây nên dù rằng triệu chứng có thể giống nhau.

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh gây nên những phản ứng bệnh, tuy nhiên ở mức độ nhẹ nhàng và gần như không thể phát hiện được. Cũng chưa thấy có cơ sở khoa học xác nhận mức độ nguy hiểm của bệnh đối với thai nhi, nhưng nếu phụ nữ nhiễm bệnh trong thời gian ngắn trước khi sinh thì có thể truyền virus có độc lực mạnh cho trẻ sơ sinh kéo theo các biểu hiện bệnh ngay khi trẻ ra đời. Trong một số trường hợp trầm trọng có thể gây rối loạn đa cơ quan dẫn tới tử vong. Nếu bệnh xuất hiện trong 2 tuần đầu sau khi sinh thì nguy cơ bệnh nặng lại càng cao.

Điều trị

Bệnh tay chân miệng vốn không phải là bệnh nguy hiểm và sẽ tự động khỏi, đồng thời chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên việc phát sinh biến chứng là rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Cách điều trị chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng và hạ sốt, tăng cường sức đề kháng như: vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống thuốc giảm đau, hạ sốt, nghỉ ngơi hợp lý và tăng cường dinh dưỡng, tránh nhiễm trùng và chú ý theo dõi sát sao nếu gặp các biểu hiện có biến chứng.

Thống thường bệnh nhẹ và tự lành hoàn toàn sau 7-10 ngày mà không cần điều trị.

Phòng bệnh tay chân miệng

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là cách li trẻ bị bệnh và giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ thường xuyên để tiêu diệt mầm bệnh lây lan qua đường miệng. Tại các nơi dễ thành dịch như nhà trẻ phải có các biện pháp rất cụ thể để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm như: vệ sinh thường xuyên phòng học, đồ chơi bằng xà phòng; dọn dẹp sạch các vận dụng có nguy cơ lây bệnh như phân, tã của trẻ; yêu cầu nghỉ học các trẻ có biểu hiện sốt, nổi ban; tránh tuyệt đối tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc dùng chung đồ.

]]>
https://meyeucon.org/1609/benh-tay-chan-mieng-cac-thong-tin-co-ban/feed/ 16
Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay-chân-miệng https://meyeucon.org/34961/bao-ve-tre-khoi-benh-tay-chan-mieng/ https://meyeucon.org/34961/bao-ve-tre-khoi-benh-tay-chan-mieng/#respond Thu, 03 Jul 2014 15:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=34961 Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 21.000 trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng tại 62 tỉnh / thành. Trong đó, có đến gần 81% là thuộc khu vực miền Nam và tại 1 tỉnh Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu đã có 2 trường hợp tử vong.

Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng bệnh tay-chân-miệng nên việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Định nghĩa bệnh tay–chân–miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng (tiếng Anh: Hand – Foot – Mouth Disease – HFMD) là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Vừa qua, tại Long An và Bà Rịa–Vũng Tàu 2 trường hợp tử vong được các bác sĩ xác định là do EV71 gây nên.

Bệnh Tay – Chân – Miệng xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng có thể gặp ở cả người trưởng thành.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm virus ruột gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là coxsackievirus A16, đôi khi do enterovirus 71 và các virus ruột khác. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus bại liệt, coxsackievirus, echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào.

Các triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên có thể dễ dàng phát hiện thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ sẽ bắt đầu bị đau miệng. Khi khám họng của trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến đỏ loét. Các bậc phụ huynh có thể thấy các tổn thương này ở lưỡi, nướu và bên trong má.

Dấu hiệu ở chân tay: trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, vùng kín… của trẻ sẽ phát ban dạng mụn nước.

Đặc biệt là bệnh có thể gây biến chứng rất nhanh về thần kinh và hệ hô hấp như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Những con đường lây lan bệnh

– Bệnh có thể được lây theo đường tiêu hóa, mụn nước bị vỡ, nước bọt, phân, vết phỏng nước, dịch tiết mũi họng…

– Khi tiếp xúc thường xuyên với đồ dùng, bề mặt bàn ghế, nghịch dưới sàn nhà… hay tiếp xúc với những trẻ khác bị nhiễm virus cũng là con đường lây bệnh.

– Bệnh có thể lây qua đường không khí do dịch tiết ra  ỡ mũi họng khi bệnh ho, hắt hơi…

– Trong tuần đầu tiên, bệnh sẽ lây lan rất nhanh, tuy nhiên sau khi đã hết bệnh, trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần, bệnh nhân vẫn có thể là nguồn lây lan bệnh.

Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thể mang virus trong người, tuy nhiên lại không bị phát bệnh thì họ vẫn là nguồn lây lan bệnh.

Phòng bệnh

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp phòng bệnh đặc hiệu cho Bệnh Tay – Chân – Miệng cũng như các bệnh khác do enterovirrus không phải bại liệt khác nhưng biện pháp vệ sinh chặt chẽ có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Các biện pháp có tác dụng là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã.

Trách nhiệm của phụ huynh trong việc phòng bệnh:

– Trước khi phụ huynh chuẩn bị chế biến thức ăn, trước khi cho con ăn, đặc biệt là sau khi lau dọn nhà cửa, đi vệ sinh hay sau khi thay tã cho bé phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

– Hàng ngày, phải thường xuyên lau rửa, khử trùng đồ chơi của trẻ, hoặc các bề mặt trẻ hay tiếp xúc như sàn nhà, bàn…

– Trong thời gian dịch bệnh, nên hạn chế hôn trẻ.

Các biện pháp bảo vệ cho trẻ:

– Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ.

– Trong thời gian dịch bệnh, phải theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

– Đồ ăn, thức uống cho trẻ cần phải được đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh, phụ huynh không nhai rồi mớm đồ ăn cho trẻ, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi…

Tăng cường sức để kháng cho trẻ bằng cách đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, chế độ vận động thể dục thể thao hợp lý… Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần bổ sung cho trẻ bữa ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, vitamin. Chú ý bổ sung thêm vitamin C cho trẻ, bởi vì vitamin C đóng vai trò quan trọng nhất với sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng, trong quá trình bảo quản và chế biến, vitamin C rất dễ bị mất đi.

]]>
https://meyeucon.org/34961/bao-ve-tre-khoi-benh-tay-chan-mieng/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng phát triển theo chiều hướng nguy hiểm https://meyeucon.org/26925/benh-tay-chan-mieng-phat-trien-theo-chieu-huong-nguy-hiem/ https://meyeucon.org/26925/benh-tay-chan-mieng-phat-trien-theo-chieu-huong-nguy-hiem/#respond Sat, 30 Mar 2013 02:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=26925 So với thời điểm cuối năm trước và đầu năm 2013 số ca bệnh TCM chỉ vài chục ca, rất ít ca bệnh nặng thì từ đầu tháng 3 đến nay, bệnh nhân tay chân miệng đã bắt đầu tăng cao theo chiều hướng nguy hiểm.

BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Chống độc Nhi, BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM cho biết: “Hiện khoa đang điều trị cho 53 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng TCM. So với thời điểm cuối năm trước và đầu năm 2013 số ca bệnh TCM chỉ vài chục ca, rất ít ca bệnh nặng thì từ đầu tháng 3 đến nay, bệnh nhân tay chân miệng đã bắt đầu tăng cao theo chiều hướng nguy hiểm.

Số ca bệnh TCM nặng tăng nhanh tại BV bệnh Nhiệt Đới.
Số ca bệnh TCM nặng tăng nhanh tại BV bệnh Nhiệt Đới.

Số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TCM thành phố, ngày 26/3 tại BV Nhi Đồng 1 có hơn 30 ca tay chân miệng, trong đó có 1 ca độ 3. Tại BV Nhi Đồng 2 ngày 28/3 có 48 ca nhưng cũng chỉ có 1 ca nặng độ 2B. Tuy nhiên, tại BV Bệnh Nhiệt Đới, số ca bệnh TCM nặng tăng đột biến theo chiều hướng nguy hiểm. Trong số 10 ca bệnh nặng có 6 ca mắc bệnh độ IIB; 3 ca độ III và 1 ca độ IV phải thở máy, lọc máu trong tình trạng nguy kịch.

BS Phan Tứ Quý cho biết thêm, hầu hết những ca bệnh nặng đang điều trị tại bệnh viện được chuyển đến từ khu vực huyện Cần Đước tỉnh Long An và huyện Bình Chánh TPHCM. Ca bệnh nặng độ IV của bệnh nhi L.T.K. (5,5 tháng tuổi) và bé gái L.T.L (4 tuổi) mắc TCM độ III là hai chị em ruột cùng mắc.

Trước diễn tiến theo chiều hướng nguy hiểm của bệnh TCM, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chủ động phòng chống bệnh cho con em mình bằng các phương pháp vệ sinh hàng ngày, khử khuẩn hàng tuần bằng dung dịch sát khuẩn tại khu vực các bé sinh hoạt vui chơi; rửa tay bằng xà bông trước khi tiếp xúc với bé; giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ và người giữ trẻ.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện: nóng sốt; đau họng, chảy nước bọt liên tục; biếng ăn hoặc bỏ ăn; khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường; nổi bóng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, loét đỏ ở miệng… Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/26925/benh-tay-chan-mieng-phat-trien-theo-chieu-huong-nguy-hiem/feed/ 0
Phụ huynh có thêm nỗi lo trước ngày tựu trường https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/ https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/#respond Mon, 13 Aug 2012 03:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=24380 Trong những ngày qua, không chỉ có tiêu chảy và hô hấp mà hai căn bệnh nguy hiểm khác là sốt xuất huyết và tay chân miệng đang bùng phát khá mạnh, khiến cho phụ huynh có thêm nỗi lo trước ngày tựu trường của trẻ.

Dịch bệnh bùng phát là nỗi lo của nhiều phụ huynh trước ngày tựu trường của con

Vào mùa sớm

Trong một tuần trở lại đây, khoa Nhiễm- Thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM quá tải khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng gia tăng. Từ 80-100 ca/ngày cách đây khoảng 1 tháng, hơn một tuần nay có ngày lên đến 160 ca nhập viện. “Khoảng 40% trẻ ở TPHCM, còn lại là các tỉnh chuyển về. Đa số các em mắc bệnh ở thể nhẹ.

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mắc độ 3-4 do nhập viện quá muộn, nhiều trẻ bị biến chứng thần kinh phải nằm cấp cứu”- bác sĩ Trương Hữu Khanh- Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.

Cũng theo bác sĩ Khanh, thống kê cho thấy, từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, dịch tay chân miệng vào mùa nhưng hơn hai tuần nay số ca đã tăng nhanh, điều này chứng tỏ dịch năm nay đến sớm.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt- Trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay, khoa có 120 trẻ mắc tay chân miệng đang điều trị, trong đó có nhiều ca nặng do biến chứng phải thở máy.

Theo bác sĩ Việt, số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện diễn ra quanh năm nhưng thường gia tăng đột ngột vào đỉnh dịch từ tháng 3-5 và tháng 9-12. Tại bệnh viện Nancy ở quận 1 trong sáng qua 12-8 cũng có hơn 200 trẻ được thăm khám, trong đó có không ít trẻ bị tay chân miệng.

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng- Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết không chỉ tay chân miệng mà bắt đầu từ tháng 7, số trẻ mắc sốt xuất huyết cũng gia tăng nhanh chóng.

“Mỗi ngày có hơn 40 trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện điều trị, trong đó có hơn 30 ca là trẻ em”- bác sĩ Dũng thông tin.

Tại khoa sốt xuất huyết của bệnh viện Nhi đồng 1 mỗi ngày cũng có hơn 120 trẻ nhập viện từ, chủ yếu từ 2 đến 11 tuổi. Do không còn giường, rất nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang.

Còn tại Khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ mắc nhập viện điều trị khoảng 30 trẻ/ngày. Theo bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ- Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, ngoài hơn 400 ca mắc tay chân miệng được phát hiện trong tuần qua, hiện mỗi tuần cũng có khoảng 300 ca sốt xuất huyết mắc mới.

Đánh giá về hai dịch bệnh này, bác sĩ Thọ nói: Bệnh tay chân miệng đang đến sớm và nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn, nguy cơ bệnh tấn công vào trường học như năm học 2011 là rất lớn.

Lo ngại cho trường học

Theo thống kê từ Sở Y tế TPHCM, từ đầu năm đến tháng 6 vừa qua, toàn thành phố có đến 8 trường học có học sinh mắc tay chân miệng từ 3 ca trở lên. Trong khi đó, bác sĩ Lê Minh Hùng- Phó phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế TPHCM cho biết, chỉ có 15% trẻ mắc tay chân miệng được điều trị ở bệnh viện, còn lại điều trị tại nhà và phòng mạch tư nhân.

Vì vậy theo bác sĩ Hùng, việc kiểm soát bệnh ở nhà là rất quan trọng, vì trẻ đi học sẽ mang theo mầm bệnh và dễ lây lan.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, không thể chủ quan vì trẻ mắc tay chân miệng rồi nhưng vẫn có thể mắc tay chân miệng lại do virus tay chân miệng có nhiều dòng. Vì vậy phụ huynh và nhà trường phải có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh nhằm tránh lây lan.

“Khi phát hiện trẻ bệnh, cần cách ly trẻ từ 7 – 10 ngày và đưa đến bệnh viện điều trị chứ không đưa trẻ đến trường, dễ lây lan cho các bạn cùng lớp”- bác sĩ Khanh khuyến cáo. Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ cũng cho rằng, thời điểm dịch tay chân miệng năm nay lại trùng với đợt khai trường nên cần sự phối hợp giữa nhà trường và ngành y tế lẫn phụ huynh. “Chúng tôi đang phối hợp với ngành giáo dục để tập huấn cách phòng bệnh tay chân miệng”- bác sĩ Thọ cho biết.

Tránh tình trạng như năm học 2011-2012 hàng loạt trường học trong cả nước đã bị đóng cửa do tay chân miệng bùng phát, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các sở giáo dục địa phương tăng cường phòng, chống bệnh dịch trước ngày tựu trường.

]]>
https://meyeucon.org/24380/phu-huynh-co-them-noi-lo-truoc-ngay-tuu-truong/feed/ 0
Bệnh tay chân miệng chủng độc EV71 đang gia tăng https://meyeucon.org/23192/benh-tay-chan-mieng-chung-doc-ev71-dang-gia-tang/ https://meyeucon.org/23192/benh-tay-chan-mieng-chung-doc-ev71-dang-gia-tang/#respond Sun, 27 May 2012 01:20:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=23192 Thông tin trên được đưa ra tại buổi giao ban trực tuyến của Bộ Y tế ngày 25/5 với 20 tỉnh, thành có số ca mắc, tử vong cao. Điều các chuyên gia lo ngại là chủng EV71 lan rộng từ phía Nam ra phía Bắc.

EV71 là một chủng virus gây bệnh tay chân miệng nguy hiểm vì dễ biến chứng nặng. Nếu như năm ngoái tỷ lệ mắc chủng này chỉ khoảng 20% thì con số năm nay là 80-90%.

Các chuyên gia dự báo độ lây lan của dịch tay chân miệng vẫn sẽ cao như đỉnh dịch năm ngoái.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, từ năm ngoái đến nay, dịch tay chân miệng có những diễn biến hết sức phức tạp. Mặc dù thời gian gần đây dịch đã có xu hướng chững lại nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng trên diện rộng.

“Khả năng lây lan trong cộng đồng cao, tay chân miệng sẽ có thể trở thành một dịch bệnh phổ biến. Hiện chúng ta chưa xác định được quy luật xảy ra của dịch. Thường là dịch cao điểm vào tháng 9, nhưng năm nay tháng 4 lại là cao điểm, tháng 5 giảm”, thứ trưởng Long nói.

Theo thống kê, nếu như tháng 1 ghi nhận 4.300 trẻ mắc thì đến tháng 2 bắt đầu có xu hướng tăng lên. Tháng 3 số mắc tăng vọt lên gấp đôi với hơn 13.600 trẻ mắc, đến tháng 4 thì lên đỉnh điểm gần 15.000 ca. Thế nhưng đến tháng 5 lại giảm xuống về hơn 6.500 ca.

Bên cạnh đó, trong những tháng đầu năm thì khu vực miền Bắc có số ca mắc tay chân miệng cao nhất, chiếm gần 47% tổng số trên cả nước, sau đó là miền Nam. Thế nhưng, các chuyên gia dịch tễ cũng chưa thể lý giải được vì sao từ đầu năm đến nay, miền Bắc chưa ghi nhận một ca tử vong nào. Ngược lại tại miền Nam có tới 23 ca tử vong, chiếm hơn 85% số ca tử vong trên toàn quốc.

Đại diện Sở Y tế TPHCM cho rằng, ngành y tế đã có nhiều biện pháp tuyên truyền cách phòng ngừa bệnh và cấp hóa chất chloramin B. Tuy nhiên, thói quen rửa tay thường xuyên và vệ sinh, khử khuẩn môi trường tại các hộ gia đình chưa thực hiện thường xuyên, đặc biệt tại khu vực có nhiều nhà trọ, đời sống khó khăn. Thực tế này cũng tương tự tại An Giang, tỉnh có số ca tử vong cao nhất cả nước.

“Số ca tử vong giảm rõ rệt, tuy nhiên không thể chủ quan. Khu vực phía bắc đang là đỉnh điểm của dịch”, thứ trưởng Long nói.

Hiện nay, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế tiến hành giải trình tự gene toàn bộ virus EV71 từ 2003 đến nay để nghiên cứu có hay không sự biến đổi cấu trúc phân tử của virus, khả năng lây truyền và mức độ nặng của bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/23192/benh-tay-chan-mieng-chung-doc-ev71-dang-gia-tang/feed/ 0
Có nhiều bệnh nhi tay chân miệng không đáng bị tử vong https://meyeucon.org/22044/co-nhieu-benh-nhi-tay-chan-mieng-khong-dang-bi-tu-vong/ https://meyeucon.org/22044/co-nhieu-benh-nhi-tay-chan-mieng-khong-dang-bi-tu-vong/#comments Thu, 05 Apr 2012 15:52:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=22044 Do sự  chủ quan của phụ huynh, nhiều bác sĩ thiếu kinh nghiệm, các trang thiết bị và thuốc điều trị ở các tỉnh còn thiếu thốn, đã khiến không ít trẻ mắc bệnh tay chân miệng lẽ ra không chết, lại tử vong.

Các nguyên nhân được bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định tại hội nghị “Tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay chân miệng” tổ chức sáng nay tại TP HCM.

Theo bà Tiến, khảo sát tình hình tay chân miệng tại các tỉnh thành có lượng trẻ mắc bệnh và tử vong cao trong cả nước, Bộ Y tế kết luận, nhiều trẻ vẫn còn đến bệnh viện khi bệnh đã quá nặng, lỗi này do phụ huynh chủ quan. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn các nguyên nhân do ngành y tế.

“Việc phân lập bệnh, theo dõi chuyển độ nặng của bệnh là vấn đề cần xem lại bởi nếu không làm kỹ, trẻ bị nhận định nhầm và điều trị không đúng tình trạng bệnh. Ngoài ra, rất nhiều bệnh viện tuyến dưới còn thiếu bác sĩ chuyên khoa nhi và điều dưỡng chăm sóc bệnh”, bà Tiến nói.

Bà Tuyến cho biết, khảo sát cho thấy một số bệnh viện trong ca trực không có bác sĩ chuyên khoa nhi, còn điều dưỡng thì quá thiếu. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhi không được đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh và chăm sóc không chu đáo.

“Các bệnh viện nhất thiết phải bố trí bác sĩ chuyên khoa nhi trong ca trực và tối thiếu phải có 3 điều dưỡng. Với các trường hợp tay chân miệng nặng, bác sĩ và điều dưỡng cần được tập huấn thật kỹ việc theo dõi sát nhịp tim, huyết áp, tốc độ dịch truyền và phải biết đánh giá việc chuyển độ nặng của bệnh nhi. Có như thế mới có thể xử trí kịp thời”, bà Tiến nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế trao đổi với bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi Đồng 1 về công tác huấn luyện chẩn đoán và điều trị tay chân miệng cho các tỉnh.

Về trang thiết bị, bà Tiến cho biết nhiều tỉnh còn thiếu thốn. “Cụ thể như khoa nhi Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận có 2 máy thở thì một máy bị hỏng. Nếu có bệnh nhân không biết xoay trở ra sao”.

Phân tích các ca bệnh nặng được chuyển từ các tỉnh về TP HCM và một số ca tử vong, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức tích cực chống độc cũng cho rằng còn không ít sai sót từ phía người điều trị.

Thừa nhận bệnh tay chân miệng vốn có tính chất phức tạp, nguy hiểm, đường chuyển viện về TP HCM xa, tuy nhiên theo bác sĩ Tiến, việc phân loại bệnh sai, phân cấp độ bệnh chưa chính xác, xử trí thuốc chưa hợp lý của các bệnh viện tuyến dưới đã khiến trẻ nguy kịch hơn.

“Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, chúng tôi thấy không ít trường hợp bé có triệu chứng tay chân miệng độ 3 thì nghĩ là độ 2A, bé sốc độ 4 thì lại chẩn đoán độ 3. Chính vì nhận định sai dẫn đến các bệnh nhi thay vì được hỗ trợ hô hấp, đặt nội khí quản thì lại không. Những trường hợp này đến bệnh viện chúng tôi thì trẻ đã quá nguy kịch”, ông Tiến nói.

Sai lầm từ chẩn đoán và nhận định chưa đúng độ bệnh, theo bác sĩ Tiến, còn khiến một số bé bị cho bác sĩ cho thở máy trễ hoặc cho cai máy thở sớm, vài trường hợp khác chậm cho dùng thuốc vận mạch, chống trụy tim.

Tự nhận xét các trường hợp tử vong tại địa phương, đại diện Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang thừa nhận, ngoài những nỗ lực cứu chữa, vẫn còn một số trường hợp chẩn đoán nhầm với bệnh lý khác, phân độ bệnh lâm sàng chưa phù hợp, theo dõi chưa sát, chuyển viện chưa an toàn và chưa cho thở máy sớm.

Đại diện Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp cũng cho biết, tỉnh còn thiếu thốn cơ sở vật chất, nhân sự và đặc biệt là bác sĩ chuyên sâu có kinh nghiệm điều trị tay chân miệng. Bệnh viện này đề nghị trước mắt phải được hỗ trợ ngay máy giúp thở, máy lọc máu.

Trao đổi với chúng tôi về vai trò của Bộ Y tế trong việc phòng chống và điều trị bệnh tay chân miệng trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, Bộ đã làm hết sức mình, vấn đề còn lại là vai trò của các địa phương.

“Các bệnh viện phải tập huấn bác sĩ, điều dưỡng để tự trang bị cho mình đủ kiến thức, trình độ để tự xử trí ca bệnh tại địa phương. Nếu chưa rõ thì gọi ngay cho bệnh viện tuyến trên có kinh nghiệm hơn hoặc nhờ Cục Quản lý khám chữa bệnh hướng dẫn. Riêng chính quyền địa phương các tỉnh có nhiều ca mắc bệnh phải trang bị ngay thiết bị y tế phục vụ cho cấp cứu và điều trị”, bà Tiến nói.

Về phía Bộ Y tế, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã có 3 lần cập nhật phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh tay chân miệng và phác đồ mới nhất đã được phổ biến từ ngày 30/3. Phác đồ này đặc biệt chi tiết hóa các cấp độ bệnh để bác sĩ có thể căn cứ vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhi và đưa ra hướng xử trí.

Cũng theo bà Tiến, Bộ vừa thành lập mô hình các trung tâm huấn luyện điều trị tay chân miệng gồm Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện Nhiệt đới TW, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi đồng 2. Đây sẽ là nơi truyền kiến thức và kinh nghiệm cho bác sĩ và điều dưỡng tuyến dưới. Trung tâm hoạt động đầu tiên là Bệnh viện Nhi Đồng 1 với 7 chương trình đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.

Sơ kết tình hình bệnh tay chân miệng và số lượng tử vong trong 3 tháng đầu năm, ông Trần Thanh Dương, Cục phó Y tế Dự phòng cho biết, cả nước ghi nhận 21.295 ca mắc bệnh tại 63 địa phương, trong đó có 16 trường hợp tử vong.

10 tỉnh, thành phố có số ca mắc cao nhất là Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Hòa Bình, Hậu Giang. Tỉnh có ca tử vong nhiều nhất là An Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ, TP HCM, Vĩnh Long, Đà Nẵng, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đăk Lăk.

Trong 16 ca tử vong có 13 trường hợp ở bệnh viện tuyến tỉnh. Trẻ dưới 3 tuổi chiếm 87,5% và hoàn toàn do chủng virus EV71 gây nên.

Nhận định tình hình bệnh trong thời gian tới, ông Dương cho rằng, tay chân miệng còn diễn biến phức tạp trên diện rộng. Khả năng lây lan cao bởi bệnh do virus đường ruột lây qua đường tiêu hóa. “Nguy hiểm nhất là virus gây bệnh EV71 có vốn độc lực cao và cộng đồng hiện có rất nhiều người lành mang trùng bệnh”, ông Dương nói.

Do bệnh chưa có thuốc đặc trị, Bộ trưởng Bô Y tế một lần nữa khuyên người dân cần có ý thức phòng bệnh. Cụ thể là thường xuyên rửa tay trẻ và người chăm sóc trẻ. Khi bé có biểu hiện bệnh cần đưa đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

]]>
https://meyeucon.org/22044/co-nhieu-benh-nhi-tay-chan-mieng-khong-dang-bi-tu-vong/feed/ 2
Xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng tại Hà Nội https://meyeucon.org/21820/xuat-hien-chum-ca-benh-tay-chan-mieng-tai-ha-noi/ https://meyeucon.org/21820/xuat-hien-chum-ca-benh-tay-chan-mieng-tai-ha-noi/#respond Sat, 24 Mar 2012 15:41:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=21820 Trong tuần, tại một trường mầm non ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội đã xuất hiện một chùm ca bệnh tay chân miệng đầu tiên với 9 trẻ ở 4 lớp mắc bệnh. Trong đó một lớp đã được cho nghỉ học.

Đến nay, sau gần 1 tuần tại ổ dịch này chưa có thêm ca bệnh nào mới. Tuy nhiên, các chuyên gia hết sức lo ngại trước diễn biến bất thường của dịch. Từ đầu năm đến ngày 11/3, cả thành phố Hà Nội đã ghi nhận hơn 750 trẻ mắc tay chân miệng, ở tất cả các quận, huyện. Trong khi ở mùa dịch năm ngoái, đến tháng 5 thành phố mới bắt đầu có ca bệnh và tháng 9-11 mới là “đỉnh” dịch.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Phó Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội thì rất khó có thể nhận định về tình hình dịch trên địa bàn thành phố. Bởi lẽ, không chỉ Việt Nam mà tình hình dịch trên thế giới gần đây cũng diễn biến rất phức tạp, xu hướng tăng cao tại nhiều nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Trong khi đó tại cộng đồng, tỷ lệ người lành mang trùng cao, bệnh chưa có vắcxin hay thuốc điều trị đặc hiệu.

Dịch tay chân miệng vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Năm 2011, Hà Nội cũng ghi nhận khoảng 1.600 trẻ mắc tay chân miệng, tăng đột biến kể từ năm 2003 trở lại đây.

Ông Cảm cũng cho biết, điều đáng mừng là năm nay, ngành giáo dục chỉ đạo rất quyết liệt. Các trường cũng chủ động triển khai công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chú trọng giám sát, sớm phát hiện trẻ mắc bệnh…

“Ngoài ra, năm nay sẽ không áp dụng quy định đóng cửa lớp học 10 ngày nếu trong lớp đó có 2 trẻ mắc bệnh liên tiếp trong vòng một tuần. Việc ra quyết định đóng cửa một lớp, hay một trường học sẽ do ngành y tế tham mưu dựa trên tình hình dịch thực tế tại cơ sở đó”, ông Cảm nói.

Cũng theo ông, thực tế, chỉ có 30- 40% trẻ mắc bệnh là lây trong trường học. Trong khi đó tại cộng đồng, có nhiều người nhiễm virus không biểu hiện bệnh (cả người lớn và trẻ em). Do đó, cho trẻ nghỉ học ở nhà không phải là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện tốt khẩu hiệu “3 sạch”, đó là “ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch”. Khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám và cách ly tại nhà 10 ngày.

]]>
https://meyeucon.org/21820/xuat-hien-chum-ca-benh-tay-chan-mieng-tai-ha-noi/feed/ 0
Dịch tay chân miệng: lập vành đai phong tỏa để đối phó hiệu quả hơn https://meyeucon.org/21729/dich-tay-chan-mieng-lap-vanh-dai-phong-toa-de-doi-pho-hieu-qua-hon/ https://meyeucon.org/21729/dich-tay-chan-mieng-lap-vanh-dai-phong-toa-de-doi-pho-hieu-qua-hon/#comments Sat, 17 Mar 2012 04:08:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=21729 Làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tối 16/3 về công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết và cúm A (H5N1) trên địa bàn thành phố, Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận cho rằng chống dịch là phải phong tỏa và khoanh vùng dịch bệnh.

Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận đề nghị thay vì chuyển giao kỹ thuật điều trị bệnh tay chân miệng cho tuyến bệnh viện dưới, nên lập vành đai phong tỏa từ các tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch cao.

“Nếu được sự chỉ đạo của Bộ, thành phố sẽ xây dựng một vành đai phong tỏa bệnh. Thay vì đi theo đề án 1816 xuống tuyến dưới chuyển giao công nghệ, TP HCM sẽ cử đoàn cán bộ kèm theo máy móc, trang thiết bị đến các tỉnh có tỷ lệ dịch bệnh cao để điều trị cho bệnh nhân”, ông Thuận khẳng định.

Đánh giá cao sáng kiến của TP HCM, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định biện pháp này sẽ giảm tải bệnh nhân tay chân miệng tại các bệnh viện tuyến trên và có thể giúp bệnh viện tuyến dưới trong việc phòng chống dịch bệnh này. Thứ trưởng đề nghị TP HCM cần cử ngay cán bộ mang trang thiết bị xuống các tỉnh có tỷ lệ mắc bệnh cao như An Giang, Đồng Tháp… để điều trị dịch bệnh.

Nổi bóng nước là một trong những biểu hiện của bệnh tay chân miệng.

Tại buổi làm việc, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết nguy cơ bùng phát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố rất lớn. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố có 1.351 bệnh nhân nhập viện vì bệnh này, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, nhất là từ giữa tháng 2, một ca tử vong. Bệnh tập trung ở quận 8, 6, 7, 12, Bình Chánh, Bình Tân, huyện Hóc Môn…

Phó chủ tịch UBND TP HCM Hứa Ngọc Thuận cũng cho biết, so với năm 2011, bệnh tay chân miệng xuất hiện sớm hơn vào năm nay và chủ yếu ở khu vực đông dân cư. Thành phố đã chỉ đạo các sở ngành phối hợp với quận huyện xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Đến ngày 26/4, Sở Y tế sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành xuống tận khu dân cư để kiểm tra, giám sát. Còn Sở Thông tin và truyền thông phải tăng cường công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Theo Thứ trưởng Long, năm nay dịch tay chân miệng đã xuất hiện rất sớm, tăng 7-8 lần so với cùng kỳ năm ngoái và rất có thể sẽ bùng phát dịch trên quy mô lớn và diện rộng. Do đó, Thứ trưởng đề nghị TP HCM tập trung đầu tiên cho dịch bệnh tay chân miệng. “Phải triển khai sớm, nếu không sẽ có nhiều ca mắc bệnh thì rất khó phòng chống”, ông Long đề nghị.

]]>
https://meyeucon.org/21729/dich-tay-chan-mieng-lap-vanh-dai-phong-toa-de-doi-pho-hieu-qua-hon/feed/ 1
Dịch tay chân miệng có thể xuất hiện sớm và bùng phát mạnh ở miền Bắc https://meyeucon.org/21709/dich-tay-chan-mieng-co-the-xuat-hien-som-va-bung-phat-manh-o-mien-bac/ https://meyeucon.org/21709/dich-tay-chan-mieng-co-the-xuat-hien-som-va-bung-phat-manh-o-mien-bac/#comments Thu, 15 Mar 2012 23:15:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=21709 Mỗi ngày, tại Bệnh viện Nhi Trung ương,  có từ 10-20 trẻ phải nhập viện để điều trị, chiếm khoảng 10% số trẻ đến khám vì tay chân miệng. Theo các chuyên gia dịch tễ, năm nay, dịch có thể đến sớm hơn và bùng phát khá mạnh ngay từ đầu năm chứ không “đợi” đến tháng 5-6 như nhiều năm nay.

Theo thống kê, tại Hà Nội, ngay từ đầu tháng 1 đã có 113 trẻ mắc tay chân miệng, đến tháng 2 số ca mắc đã tăng gấp 3. Đặc biệt, trong 9 ngày đầu tháng 3 đã có thêm 160 trẻ mắc bệnh.

Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cuối năm ngoái dịch tay chân miệng có xu hướng dịu xuống, nhưng từ Tết đến nay bắt đầu xuất hiện nhiều ca mắc hơn. Đến thời điểm này, đã có 320 trẻ nhập viện. Bệnh nhân không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định…

Một trẻ mắc tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Phần lớn trẻ có biểu hiện sốt, ăn uống kém, phân loại thuộc độ 2a. Trong đó, có một trường hợp nặng hơn thuộc độ 2b, chưa có ca nào tử vong, nhưng một số trẻ phải lọc máu để cứu sống.

Điều cần lưu ý là bệnh do nhiều tuýp virus gây ra, phần lớn trẻ có các dấu hiệu điển hình của bệnh đó là các tổn thương phỏng nước ở niêm mạc miệng, tay, chân, những trường hợp này dễ nhận diện. Tuy nhiên, có những trẻ bệnh có biểu hiện ở hệ tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh, triệu chứng rất kín đáo nên khó phát hiện, phó giáo sư Thanh Hải khuyến cáo.

Chẳng hạn nếu trẻ nhiễm virus EV71 thì không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng ngay từ đầu, đến khi có các biểu hiện điển hình của bệnh thì đã muộn. Thậm chí có ca tử vong khi chưa có biểu hiện bệnh, mà phải nhờ xét nghiệm mới xác định được.

Thạc sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, khoa hiện điều trị cho một bé 11 tháng tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội mắc tay chân miệng nhưng thuộc nhóm có biểu hiện không điểu hình. Sau 3 ngày có biểu hiện sốt, giật mình, bé được cha mẹ đưa vào viện. Đến lúc này, tay, chân, miệng cháu mới có những nốt phỏng, kèm theo biểu hiện biến chứng ở não.

Cũng theo bác sĩ, chỉ khoảng 25-27% bệnh nhi tay chân miệng có tiếp xúc với nguồn bệnh trước đó, như có người nhà, trẻ cùng trường học, lớp học bị bệnh. Chẳng hạn tại Hải Phòng, cách đây vài tuần có 2 gia đình nhà cạnh nhau, một nhà có 3 trẻ, nhà khác có 4 trẻ thì tất cả các cháu đều mắc bệnh.

“Thế nhưng còn hơn 70% bệnh nhi không tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Vậy thì nguồn bệnh chính là người lớn đã làm cầu trung gian truyền bệnh từ trẻ này sang trẻ khác”, bác sĩ Thiện Hải nói.

Tay chân miệng là một trong những bệnh hay gặp ở trẻ nhưng không phải trường hợp nào cũng nhất thiết phải nhập viện. Đến 90% bệnh nhi đều có thể tự khỏi do diễn biến nhẹ, có sự chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý. Vì thế vấn đề là cần phát hiện sớm những trường hợp nặng để cho nhập viện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Theo các chuyên gia, nếu trẻ sốt, xuất hiện nốt phỏng ở tay chân miệng thì các bà mẹ cũng chưa cần thiết đưa con nhập viện ngay mà cần theo dõi chặt chẽ. Bé dù sốt nhưng vẫn ăn, chơi ngoan thì không nên quá lo lắng, bởi như vậy trẻ có sức đề kháng, bệnh nhẹ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu bé sốt cao trên 39-40 độ C, nôn mửa, tiêu chảy, ngủ kém, ngủ hay giật mình, mệt, chậm chạp thì cha mẹ cần đưa đến bệnh viện ngay. Đó có thể là những dấu hiệu bệnh của bé diễn biến nặng.

Hiện dịch tay chân miệng trên cả nước vẫn có diễn biến phức tạp. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi phải luôn đảm bảo vấn đề vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay quần áo cho trẻ, sau khi trở về từ bệnh viện, đi đường về…

]]>
https://meyeucon.org/21709/dich-tay-chan-mieng-co-the-xuat-hien-som-va-bung-phat-manh-o-mien-bac/feed/ 1