Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Fri, 28 Mar 2025 01:31:29 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Nhiều mẹ đã không thể phát hiện sớm bệnh suy thận ở con mình https://meyeucon.org/27428/phat-hien-som-benh-suy-than-o-tre-em/ https://meyeucon.org/27428/phat-hien-som-benh-suy-than-o-tre-em/#comments Mon, 29 Apr 2013 01:00:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=27428 Mới đây, khi thấy cô con gái 9 tuổi của mình có biểu hiện bị chướng bụng, phù, mệt, nôn, da xanh xao, còi cọc… chị Hương liền đưa ngay cháu đến bệnh khám, nhưng không ngờ con đã suy thận giai đoạn cuối.

19/3 vừa rồi, con chị Hương vừa được ghép thận. Hiện sức khỏe của cháu đã có chuyển biển tốt, được chuyển từ phòng hồi sức sang phòng thường để tiếp tục theo dõi.

Theo lời kể của chị Hương, trước đó cháu hoàn toàn khỏe mạnh, thi thoảng ốm vặt, tuy nhiên, trẻ có còi cọc hơn so với các bạn cùng lớp. Khi đó, chị chỉ nghĩ có lẽ thể tạng con thế, chứ không có bệnh gì nghiêm trọng. Tháng 5 năm ngoái, chị đưa con đi khám ở BV Nhi Hải Phòng thì bác sĩ đã chẩn đoán cháu bị suy thận mãn. Nằm điều trị 2-3 ngày ở đây, con chị lại được chuyển tiếp lên BV Nhi Trung ương (Hà Nội).

Sau hơn một tháng được ghép thận, hiện sức khỏe con gái chị Hương đang dần ổn định.
Sau hơn một tháng được ghép thận, hiện sức khỏe con gái chị Hương đang dần ổn định.

Vì suy thận ở giai đoạn cuối, nên từ đó cuộc sống của hai mẹ con chị gần như gắn liền với bệnh viện. “Mới bằng đấy tuổi nhưng cháu đã phải lọc máu, thẩm phân phúc mạc, các bác sĩ bảo phương pháp tối ưu nhất là ghép thận. Vì thế, khi tìm được nguồn cho phù hợp để ghép, gia đình tôi mừng lắm, dù công việc chữa trị sau này còn dài”, chị Hương chia sẻ.

BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận-Lọc máu, BV Nhi Trung ương cho biết, nhiều người nghĩ chỉ người lớn mới bị suy thận, tuy nhiên thực tế không hiếm trẻ nhỏ đã bị suy thận. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ cũng khác với người lớn, phổ biến nhất là do các dị tật bẩm sinh như: thận đa nang, van niệu đạo sau. Ngoài ra, các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận lupus… cũng gây suy thận.

Đáng chú ý theo bác sĩ Hương, giống như trường hợp con gái chị Hương, nhiều trẻ chỉ đến viện khi đã suy thận ở giai đoạn cuối, thận teo nhỏ. Trước đó, trẻ không hề có biểu hiện bệnh, đến lúc có biểu rõ ràng như thiếu máu, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, vô niệu, huyết áp cao… thì đã muộn. Khi đó, phương pháp điều trị tối ưu chỉ có thể là ghép thận.

“Đa phần những trường hợp phát hiện sớm bệnh là do cha mẹ đưa con đi khám dinh dưỡng vì thấy con còi cọc, chậm lớn, da xanh xao, thiếu máu. Đến khi làm xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận thì phát hiện ra thận đã bị suy”, bác sĩ Hương nói.

Để phòng ngừa bệnh suy thận ở trẻ thì việc phát hiện sớm trẻ mắc bệnh thận sẽ giúp giảm biến chứng và di chứng, làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng suy thận. Tuy nhiên có trường hợp, cha mẹ biết bệnh của con nhưng không tuân thủ điều trị dẫn đến suy thận.

Chẳng hạn, hội chứng thận hư là một bệnh tự miễn, hay gặp ở trẻ. Trừ thể kháng thuốc thì đến 70-80% bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh hay tái đi tái lại, thậm chí sau khi ngừng thuốc phải theo dõi 10 năm nếu không không thấy tái phát thì mới khẳng định là khỏi. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ nghĩ không chữa khỏi nên không cho con điều trị tiếp mà đi uống thuốc nam, thuốc bắc. Sau một thời gian, quay lại bệnh viện khám thì con đã bị suy thận giai đoạn cuối, bác sĩ Hương khuyến cáo.

Theo chuyên gia, khi trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học, cha mẹ thấy con có một số biểu hiện còi cọc, chậm tăng cân, da xanh xao, phù… có thể đưa con đi xét nghiệm protein niệu, một số trường hợp có thể đo huyết áp để phát hiện sớm suy thận.Khi trẻ bị suy thận, phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống và dùng thuốc, tham vấn của bác sĩ chuyên khoa thận trẻ.

Ngày 24/4, BV Nhi Trung ương khai trương dự án Phẫu thuật Thận tiết niệu và ghép thận trẻ em. Dự án này nằm trong khuôn khổ chương trình từ thiện quốc tế, hợp tác với Bệnh viện Bambino Gesu (Rome, Italia). Dự án sẽ đào tạo chuyên môn cho bác sĩ, điều dưỡng về thận tiết niệu, chuyển giao dần kỹ thuật phẫu thuật thận, ghép thận và quy trình chăm sóc bệnh nhân. Bên cạnh đó, dự kiến khoảng 2.000 bệnh nhi (0-18 tuổi) sẽ được thăm khám, hội chẩn, điều trị, theo dõi và phẫu thuật tái tạo bộ phận thận tiết niệu, điều trị suy thận cấp tính, suy thận mãn giai đoạn cuối… Một số trường hợp sẽ được lựa chọn để ghép thận. Tất cả các chi phí này đều được miễn phí.
]]>
https://meyeucon.org/27428/phat-hien-som-benh-suy-than-o-tre-em/feed/ 1
Nhiễm độc thận do điều trị bằng kháng sinh aminoglycoside https://meyeucon.org/17555/nhiem-doc-than-do-dieu-tri-bang-khang-sinh-aminoglycoside/ https://meyeucon.org/17555/nhiem-doc-than-do-dieu-tri-bang-khang-sinh-aminoglycoside/#respond Tue, 21 Jun 2011 19:49:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=17555 Nhiễm độc thận do sử dụng thuốc được định nghĩa là tình trạng rối loạn hoạt động chức năng của thận, gây ra do độc tính trực tiếp hoặc gián tiếp của thuốc ở trên thận.

Về cơ chế, các loại thuốc có thể gây độc trực tiếp trên thận bằng cách gây viêm hoặc phá hủy các cấu trúc giải phẫu của thận hoặc gây độc gián tiếp bằng cách làm thay đổi lưu lượng máu đến thận hoặc tạo ra các chất độc nội sinh đối với thận.

Cơ chế gây nhiễm độc thận

Trong giai đoạn sớm, tổn thương thận do thuốc thường diễn ra âm ỉ, ít triệu chứng, hơn nữa, hiện cũng chưa có một thông số nào có thể giúp dự báo được sớm các tổn thương thận do thuốc. Do đó trên thực tế, các tổn thương này thường chỉ được nhận biết khi bệnh nhân đã có các rối loạn chức năng thận rõ ràng. Tất cả các loại thuốc đều có nguy cơ gây nhiễm độc thận ở những mức độ khác nhau, thường gặp nhất là các loại thuốc chống viêm giảm đau, thuốc đông dược, thuốc cản quang, thuốc ức chế men chuyển và thuốc kháng sinh, trong đó, đặc biệt hay gặp là các kháng sinh nhóm aminoglycoside như gentamycin, streptomycin, amikacin… Nhóm kháng sinh này thường được dùng trong điều trị các nhiễm khuẩn gram âm như nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn huyết, riêng streptomycin còn được dùng trong các phác đồ điều trị lao.

Về dược động học, các kháng sinh aminoglycoside đều không được chuyển hóa trong cơ thể mà được đào thải nguyên dạng, hầu hết qua thận. Cơ chế gây bệnh là do có một phần kháng sinh aminoglycoside sau khi được đào thải ra nước tiểu lại được hấp thu trở lại và gắn vào tế bào ống lượn gần của thận, dẫn đến hoại tử ống thận. Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm độc thận do kháng sinh aminoglycoside là việc dùng thuốc kéo dài, nồng độ thuốc trong máu cao (> 2mg/ lít), dùng các đợt điều trị aminoglycoside gần nhau (cách nhau dưới 2 tháng), người lớn tuổi, suy dinh dưỡng, thiếu dịch trong cơ thể, bệnh gan tiến triển, bệnh thận tồn tại từ trước, thiếu hụt kali và magie trong máu hoặc dùng cùng với các thuốc gây độc thận khác như amphotericin B, cyclosporine, các thuốc chống viêm giảm đau… Gentamicin là thuốc có nguy cơ gây độc thận cao nhất trong nhóm aminoglycoside, tiếp theo theo thứ tự giảm dần là tobramycin, amikacin, netilmicin và streptomycin.

Tuy nhiên, thứ tự này không phải là tuyệt đối và tất cả các kháng sinh aminoglycoside đều có khả năng gây nhiễm độc thận. Trên lâm sàng, nhiễm độc thận do các kháng sinh aminoglycoside thường biểu hiện là tình trạng thiểu niệu hoặc vô niệu do hoại tử ống thận cấp tính. Xét nghiệm có trụ hạt ở trong nước tiểu, nồng độ creatinine trong máu thường bắt đầu tăng sau điều trị 5 – 10 ngày nhưng có thể sớm hơn khi có nhiễm khuẩn, tụt huyết áp hoặc dùng cùng các tác nhân gây độc thận khác.

Phòng và chữa thế nào?

Phương pháp điều trị khởi đầu cho hoại tử ống thận cấp do kháng sinh aminoglycoside là các biện pháp hỗ trợ chăm sóc, như ngừng ngay việc tiếp xúc thêm với thuốc và các tác nhân gây độc thận khác, duy trì thăng bằng nước và điện giải, điều trị nhiễm khuẩn nếu có. Suy thận thường sẽ hồi phục sau khi ngưng dùng kháng sinh aminoglycoside, nhưng một số trường hợp đòi hỏi phải lọc máu nhân tạo. Phác đồ điều trị aminoglycoside liều cao tiêm một lần trong ngày, ví dụ như gentamycin được tiêm 1 lần mỗi ngày với liều 5-7mg/kg/ngày trong 2-3 tuần, gần đây được chứng minh là có hiệu quả tương đương với phác đồ điều trị kinh điển chia thuốc tiêm nhiều lần trong ngày, nhưng ít độc tính hơn trên thận.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các kháng sinh aminoglycoside, theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong máu là phương pháp hữu ích để tránh nguy cơ gây nhiễm độc thận, nhất là với phác đồ tiêm một lần trong ngày, mặc dù một số trường hợp nhiễm độc thận vẫn có thể xảy ra ngay cả khi nồng độ thuốc được theo dõi. Tránh dùng đồng thời với các tác nhân gây độc thận khác cũng là một biện pháp quan trọng để hạn chế độc tính trên thận của các kháng sinh aminoglycoside. Nói chung, do nguy cơ độc tính tương đối cao trên thận và ốc tai, các kháng sinh aminoglycoside chỉ nên được sử dụng trong những nhiễm trùng nặng nhưng không có những sự lựa chọn thay thế thích hợp.

]]>
https://meyeucon.org/17555/nhiem-doc-than-do-dieu-tri-bang-khang-sinh-aminoglycoside/feed/ 0
Nang thận đơn độc và mang thai https://meyeucon.org/16954/nang-than-don-doc-va-mang-thai/ https://meyeucon.org/16954/nang-than-don-doc-va-mang-thai/#respond Mon, 02 May 2011 20:37:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=16954 Hỏi: Xin chào bác sỹ. Tôi 26 tuổi, nữ, đã có gia đình và dự định mang thai trong thời gian tới. Nhưng vừa qua, trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi phát hiện có nang thận đơn độc, kích thước 4,7cm. Xin hỏi, tôi có phải điều trị gì trước khi mang thai không?

Trả lời: Thận được cấu tạo bởi khoảng một triệu đơn vị thận, mỗi đơn vị thận đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào bể thận. Từ bể thận, nước tiểu sẽ chảy xuống bàng quang và được bài xuất ra ngoài. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, có thể do viêm, xơ, sỏi hay bẩm sinh… một đơn vị thận bị tắc thì nước tiểu sẽ bị ứ lại hình thành nên một túi chứa nước gọi là nang thận. Có thể gặp nang thận đơn độc, thận nhiều nang và thận đa nang. Nang thận đơn độc có kích thước nhỏ (dưới 6cm), không có biến chứng thì không cần can thiệp nhưng nếu có biến chứng nhiễm khuẩn, xuất huyết trong nang gây đau nhiều mà điều trị nội khoa không đỡ lại tái phát nhiều lần thì có thể xét đến can thiệp ngoại khoa như chọc hút nang thận, mổ hở hoặc nội soi cắt chóp nang. Trong trường hợp của bạn, nang thận còn nhỏ lại chưa có biến chứng gì thì bạn nên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, uống nhiều nước (khoảng 2lít/ngày), nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu, bia, thuốc lá và có thể mang thai như dự kiến.

]]>
https://meyeucon.org/16954/nang-than-don-doc-va-mang-thai/feed/ 0