Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cha mẹ cần chú ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu https://meyeucon.org/35252/cha-can-chu-y-khi-tre-mac-benh-thuy-dau/ https://meyeucon.org/35252/cha-can-chu-y-khi-tre-mac-benh-thuy-dau/#respond Sat, 13 Dec 2014 01:00:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=35252 Bệnh thủy đậu là bệnh ngoài da do virus gây ra và rất thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường bùng phát vào mùa Đông Xuân hàng năm và kéo dài đến hết mùa Xuân. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu khi bị mắc không biết chăm cẩn thận thì dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh thủy đậu thường lây truyền rất nhanh và nhanh chóng lan sang thành dịch. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp. Bệnh nhân có thể truyền bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh sẽ không còn nguy hiểm khi các mụn nước đã được khô và đóng vảy.

1

Một số những dấu hiệu khi mắc bệnh thủy đậu.

Biểu hiện của bệnh thường là bệnh nhân bị sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban – đó là dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu giống như một nốt muỗi đốt nhưng sau đó phát triển thành mụn nước và vỡ ra thành vết lở gây rát rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, mặt, xuống thân mình và sau cùng xuống đến tay chân.

Ban thuỷ đậu thường rất ngứa và gây khó chịu nên việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ đặc biệt trong những lúc bị bệnh là vô cùng quan trọng vì trẻ sẽ không giữ được nên khi bị ngứa ngáy khó chịu sẽ gãi và dễ gây nhiễm trùng.

Những việc cần làm khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Trẻ cần được bác sỹ thăm khám khi có triệu chứng mắc bệnh thủy đậu.
cần được bác sỹ thăm khám khi có triệu chứng mắc bệnh thủy đậu.

Việc đầu tiên khi thấy trẻ có những triệu chứng như ở trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể, không nên tự khám bằng kinh nghiệm của cha mẹ ở nhà.

Khi đã được bác sỹ trẻ bị mắc bệnh thủy đậu thì đối với bệnh thủ đậu cha mẹ chủ yếu là giúp cho trẻ giảm các triệu chứng ngứa ngáy và hạ sốt. Cha mẹ có thể dùng Acetaminophen hay Tylenol để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu.

Tắm thường xuyên cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ giúp trẻ bớt ngứa. Bên cạnh đó có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.

2niramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa.

Việc cần thiết cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ cách ly và chăm sóc trẻ cẩn thận, để tránh tình trạng bệnh lây lan sang những người xung quanh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường hay sau 2, 3 ngày điều trị mà bệnh không đỡ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám lại và có phắc đồ điều trị kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn gây ra cho trẻ.

4rẻ nhỏ cũng như người lớn nên tiêm phòng thủy đậu để phòng tránh mắc bệnh thủy đậu. Việc tiêm phòng là vô cùng cần thiết để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tránh mắc bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/35252/cha-can-chu-y-khi-tre-mac-benh-thuy-dau/feed/ 0
Đối phó với dịch thủy đậu cho trẻ như thế nào? https://meyeucon.org/27013/doi-pho-voi-dich-thuy-dau-cho-tre-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/27013/doi-pho-voi-dich-thuy-dau-cho-tre-nhu-the-nao/#respond Thu, 04 Apr 2013 04:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=27013 Hàng năm, vào thời điểm tháng 4 – 5 là mùa cao điểm của dịch bệnh thủy đậu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt với các bé gái. Chính vì thế, việc phát hiện và phòng ngừa cho trẻ trong thời gian này là điều mà các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn bao giờ hết.

“Mùa” thủy đậu bùng phát

Mấy ngày gần đây, phát hiện trên người con trai nổi mẩn, nghĩ con bị nổi mụn nước do thời tiết, chị Hải Đăng (Thanh Trì, Hà Nội) đi cắt thuốc bắc cho con uống mát gan, giải độc. Con chị uống thuốc được hai ngày nhưng những vết mụn nước không những không hết mà còn lây lan nhanh khắp các vùng trên người như: lưng, tay, mặt… Mang con đến bệnh viện khám, chị tá hỏa khi biết con mình bị thủy đậu. Chị Đăng chia sẻ: “Ban đầu, tôi cứ nghĩ do thời tiết nên cháu bị nóng trong, gây phát ban ra ngoài. Đến lúc thấy các nốt mụn nước nổi chi chít, tôi mới biết cháu bị thủy đậu…”.

Thời điểm tháng 4 - 5 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh thủy đậu.
Thời điểm tháng 4 – 5 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh thủy đậu.

Trái ngược với chị Hải Đăng, chị Xuân Miên (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) phát hiện con gái mắc bệnh thủy đậu khi mới chớm bệnh. Chị Miên chia sẻ: “Thấy cháu có triệu chứng sốt, đau bụng, ho, nổi nốt nước có màu đục ở sau gáy, trên mặt, gia đình tôi vội vàng cho bé đi bệnh viện ngay. Do bệnh diễn biến phức tạp lại thêm sức đề kháng của cháu yếu nên bệnh ngày càng nặng hơn. Đến nay đã được hơn hai tuần điều trị mà bệnh vẫn chưa dứt”.

Không nên chủ quan với bệnh thủy đậu

Dấu hiệu ban đầu của bệnh là sốt cao, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người… Sau 1-2 ngày, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện điển hình của thủy đậu là phát ban, phỏng nước trên da. Ban vỡ để lại vét loét trợt trên da, khiến trẻ ngứa, gãi, dễ gây nhiễm trùng. Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt với các bé gái. Thậm chí, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Phòng ngừa thủy đậu cho bé

Hiện nay, chích ngừa vacxin cho trẻ là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa thủy đậu và biến chứng của nó là zona về sau.

Bên cạnh việc chích ngừa, phụ huynh cần phải chú trọng đến việc nâng cao sức khỏe và khả năng miễn dịch cho trẻ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại rau xanh và trái cây, kết hợp với chế độ sinh hoạt và luyện tập thể thao khoc học, lành mạnh.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm của những loại thực phẩm chức năng này là bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hàng ngày chưa cung cấp đủ. Qua đó giúp hình thành và củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, chống chọi lại với các loại dịch bệnh lây lan trong thời điểm nắng nóng, giao mùa.

]]>
https://meyeucon.org/27013/doi-pho-voi-dich-thuy-dau-cho-tre-nhu-the-nao/feed/ 0
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh thủy đậu https://meyeucon.org/22285/cach-cham-soc-tre-bi-benh-thuy-dau/ https://meyeucon.org/22285/cach-cham-soc-tre-bi-benh-thuy-dau/#comments Sun, 15 Apr 2012 02:40:18 +0000 https://meyeucon.org/?p=22285 Thời điểm này đang là rất lý tưởng cho bệnh thủy đậu “tấn công” trẻ em, nhất là các bé đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy đây là căn bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc đúng thì bệnh sẽ lâu khỏi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đưa trẻ đi khám

Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,… Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.

Chăm sóc đúng cách trẻ bị thủy đậu sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm

Cách ly trẻ

Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí do bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có hồng ban xuất hiện, đã có thể lây bệnh cho người khác, đến khi những mụn nước đã vỡ ra, đóng vảy rồi, vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi.

Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.

Giữ vệ sinh

Quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… có thể dẫn đến tử vong.

Do đó cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.

Đảm bảo dinh dưỡng

Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…

Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần – 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại, hoặc các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/22285/cach-cham-soc-tre-bi-benh-thuy-dau/feed/ 2
Điều trị thủy đậu cho trẻ tại nhà https://meyeucon.org/18023/dieu-tri-thuy-dau-cho-tre-tai-nha/ https://meyeucon.org/18023/dieu-tri-thuy-dau-cho-tre-tai-nha/#respond Wed, 20 Jul 2011 19:53:27 +0000 https://meyeucon.org/?p=18023 Khi trẻ bị thủy đậu, trẻ thường cảm thấy nhàm chán, cô lập và cảm giác như đang mang một “tội lỗi” hoặc mang căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí. Hơn thế nữa, các bậc cha mẹ còn lo hậu quả của bệnh thủy đậu sẽ làm con trở nên xấu xí.

Dưới đây là những cách phổ biến nhất để điều trị thủy đậu ở nhà mà các mẹ nên biết:

– Dùng dầu Vitamin E: Vitamin E được cho là rất tốt cho da. Dùng dầu vitamin E bôi lên da sẽ đẩy nhanh hiệu quả khỏi bệnh.

– Uống nước Neem luộc: Lá cây neem là một loại thảo mộc được trồng nhiều ở Ninh Thuận. Đun sôi lá cây neem với nước trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Loại nước này nên được uống lúc đói và uống trong vòng 3 ngày sau khi bị bệnh.

– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để tránh mất nước mà là việc hết sức cần thiết trong quá trình bị thủy đậu.

– Uống sữa đầy đủ: Con bị thủy đậu, các mẹ đừng bắt con nhịn uống sữa, mà trái lại, nên cho con uống nhiều sữa như nước lọc.

– Tránh ăn nhiều đồ ăn có bơ, gia vị, dầu và muối: Muối, ớt, bơ, dầu, gia vị là những thành phần cần phải thể tránh ít nhất 15 ngày sau khi bị thủy đậu bởi các thành phần này thường là nguyên nhân gây ra các phát ban và gây ngứa.

– Dùng mật ong: Nên cho trẻ uống một chút mật ong sẽ giúp giảm các tổn thương và mau chữa lành bệnh.

– Dán lá neem: Lấy lá neem giã nát rồi đắp trực tiếp lên các vết thương.

– Cho giấm nâu vào nước tắm: Hãy thêm một chút giấm nâu vào nước tắm của con để giúp con giảm bớt ngứa ngáy.

– Tắm nước yến mạch đun sôi: Đun sôi 2 cốc bột yến mạch trong 2 lít nước cho khoảng 20 phút. Lọc nước yến mạch đun sôi trong một miếng vải và cho vào trong bồn nước tắm. Bột yến mạch giúp giảm ngứa.

– Dùng nước soda để thấm: Một số bệnh nhân khi khi bị thủy đậu sẽ được bác sĩ khuyến cáo là không được tắm. Biện pháp duy nhất là thấm các vết thương. Trong trường hợp này, người bệnh có thể dùng nước soda để thấm vết thương, sau đó thấm lại bằng nước sạch.

– Uống trà thảo dược: Uống trà thảo dược từ hoa cúc, húng quế, cúc vạn thọ, chanh, quế và mật ong một hoặc hai lần một ngày. Các loại trà này giúp tăng tốc chữa bệnh.

-Tiêu thụ hạt giống rau mùi và súp cà rốt: Lá rau mùi và súp cà rốt còn được cho là có lợi ích trong việc đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Một số người phàn nàn về những vết sẹo còn lại sau khi khỏi bệnh. Vì vậy, tốt hơn là các mẹ hãy chữa lành các vết thương càng sớm càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/18023/dieu-tri-thuy-dau-cho-tre-tai-nha/feed/ 0
Phòng chống bệnh truyền nhiễm: cần chủ động tiêm ngừa https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/ https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/#respond Sat, 02 Apr 2011 19:50:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=16300 Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi trái rạ) và sởi – quai bị – rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, hiện nay đang là thời điểm của mùa dịch thuỷ đậu, sởi và rubella (từ tháng 1- tháng 5)…

Số ca mắc bệnh có chiều hướng gia tăng

Thống kê của Viện Pasteur TPHCM, trong những năm gần đây cho thấy số trường hợp mắc thuỷ đậu đã gia tăng khá nhiều, từ 1000 ca (năm 2003) lên gần 6000 ca (năm 2008) và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm sau này. Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận ở BV Nhiệt đới TPHCM cũng cho thấy số bệnh nhân nhập viện do thuỷ đậu cũng gia tăng từ 32 ca (năm 2003) lên đến 334 ca (năm 2008). Trong đó, đáng chú ý là số người lớn mắc thuỷ đậu chiếm đa phần. Riêng các bệnh sởi – quai bị – rubella theo những cập nhật về dịch tễ đưa ra những vấn đề cần lưu ý. Số ca mắc sởi từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 theo số liệu của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì tỉ lệ mắc sởi tăng cao ở 2 nhóm tuổi là từ 1 đến 6 tuổi và từ 18 đến 24 tuổi.

Ghi nhận tại một số tỉnh thành khác, như thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là từ 5 đến 9 tuổi. Về rubella, thì theo nguồn của tổ chức UNICEF trong năm 2009, ước tính đã có 1650 ca mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) trong 1.649.694 trẻ được sinh ra và một điều cần lưu ý là nhóm tuổi mắc rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi – nhóm tuổi trong độ tuổi sinh sản. Với những số liệu thống kê như trên, việc chủ động phòng ngừa để phòng tránh các bệnh nhiễm vừa nêu bằng vaccin thực sự rất cần thiết, ưu tiên cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản…

Khuyến cáo từ giới chuyên môn

Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch. Tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất tập trung ở trẻ từ 1-10 tuổi. Biến chứng hay gặp nhất từ thuỷ đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh. Tiêm vaccin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này.

Vaccin ngừa thuỷ đậu đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và cũng đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua. Vaccin này với hơn 16 năm kinh nghiệm toàn cầu đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh cao, tạo được miễn nhiễm lâu dài, dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, vaccin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella cũng được đưa vào thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua & hiệu lực đạt được >95% phòng ngừa cho cả 3 thành phần. Người dân có thể liên hệ tiêm ngừa tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận huyện trong tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng Nhi khoa Hoa kỳ đưa ra thông điệp: Trẻ em nên nhận liều 1 vaccin chứa 3 thành phần sởi – quai bị – rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ 2 được khuyến cáo lúc trẻ 4-6 tuổi với lợi ích chính là giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều 1 và do miễn dịch của liều 1 giảm dần theo thời gian.

Đối với thuỷ đậu, một số trẻ đã tiêm ngừa 1 liều vaccin nhưng vẫn bị mắc thuỷ đậu khi tiếp xúc với virus hoang dại. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian. Hoặc cũng có thể phát huy được lợi ích khi dùng 2 liều vaccin cho trẻ em, giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Và quan trọng hơn nữa là liều 2 mang lại hiệu lực vaccin cao hơn một cách có ý nghĩa, giảm tỉ lệ breakthrough (mắc thuỷ đậu mặc dù đã có chủng ngừa trước đó) đến 3,3 lần so với 1 liều như trước kia. Vì vậy, từ tháng 6 năm 2007, Uỷ ban Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo chủng ngừa 2 liều vaccin thuỷ đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh này.

]]>
https://meyeucon.org/16300/phong-chong-benh-truyen-nhiem-can-chu-dong-tiem-ngua/feed/ 0
Phòng bệnh thủy đậu hiệu quả cho trẻ https://meyeucon.org/16261/phong-benh-thuy-dau-hieu-qua-cho-tre/ https://meyeucon.org/16261/phong-benh-thuy-dau-hieu-qua-cho-tre/#respond Sat, 02 Apr 2011 14:33:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=16261 Trước tình hình bệnh thủy đậu cũng như sởi-quai bị- Rubella đang bùng phát nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, sáng 20/3/2011, Viện Pasteur TP.HCM đã tổ chức buổi hội thảo xoay quanh vấn đề “Phòng ngừa thủy đậu và Rubella cho trẻ em một cách hiệu quả”.

Với sự tài trợ của GSK, hơn 500 bác sĩ và cán bộ y tế đến từ các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng quận, huyện của TP.HCM và các tỉnh miền Trung, Nam bộ và ĐBSCL tham dự và thảo luận sôi nổi.

Theo ThS,BS Nguyễn Thị Minh Phượng, trưởng khoa Y tế công cộng – Viện Pateurs TP.HCM cho biết, tại khu vực phía Nam số ca măc thủy đậu đã gia tăng rất nhiều trong những năm gần đây (từ 1.000 ca năm 2003 tăng lên 6.000 ca năm 2008). Bên cạnh đó, thống kê của BV Nhiệt đới cho thấy, bệnh cũng tăng đáng kể ở người lớn (từ 32 ca năm 2003 tăng lên 334 năm 2008). Theo thống kê mới nhất, từ 2009 đến nay, tỷ lệ bệnh tăng đáng kể và độ tuổi có tỷ lệ tăng cao nhất là từ 1-6 tuổi. Đại diện TT Y tế công cộng tỉnh Tiền Giang cho biết, nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất tại tỉnh là từ 5-9 tuổi. Theo thống kê của Unicef thì năm vừa qua, tại Việt Nam có 10% trẻ em sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh và tập trung cao nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 16-45 tuổi.

Tham gia trao đổi kinh nghiệm cùng cố vấn y khoa Philippine, TS.BS Mary Ann C Bunyi nhấn mạnh, theo khuyến cáo của UB thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ, chủng ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi sẽ gia tăng hiệu quả phòng chống bệnh này…

]]>
https://meyeucon.org/16261/phong-benh-thuy-dau-hieu-qua-cho-tre/feed/ 0
Bệnh truyền nhiễm đang gia tăng https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/ https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/#respond Sat, 02 Apr 2011 14:15:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=16250 Trước tình hình dịch bệnh của trẻ em liên tục xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, sáng 20-3, Viện Pasteur TPHCM đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Làm thế nào phòng ngừa hiệu quả nhất các bệnh thủy đậu (hay còn gọi trái rạ), sởi, quai bị, Rubella cho trẻ em”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia dịch tễ trong và ngoài nước cùng hàng trăm cán bộ y tế từ các bệnh viện của TPHCM, các tỉnh miền Trung và ĐBSCL.

Thủy đậu thành bệnh thường gặp

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thị Minh Phượng, Trưởng Khoa Y tế công cộng của Viện Pasteur TPHCM, cho biết tại khu vực phía Nam, số ca mắc thủy đậu đã tăng rất nhanh, cụ thể từ 1.000 ca trong năm 2003 đã lên đến gần 6.000 ca năm 2008. Số bệnh nhân thủy đậu vào điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM từ 32 ca năm 2003 đã tăng lên mức 334 ca năm 2008, đối tượng mắc chủ yếu là người lớn.

Số lượng người mắc bệnh và nhập viện vì bệnh thủy đậu tuy chưa được thống kê cụ thể trong 2 năm 2009 và 2010 nhưng các chuyên gia dịch tễ đều thống nhất với nhận định rằng thủy đậu đã trở thành bệnh thường gặp. Cũng qua theo dõi dịch tễ từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ tháng 10 – 2008 đến tháng 1-2010, tỉ lệ mắc sởi đã tăng cao ở 2 nhóm tuổi 1-6 và 18-24.

Thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang cho thấy nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là 5-9. Về Rubella, theo Tổ chức UNICEF, trong năm 2009, ước tính có 1.650 ca mắc hội chứng Rubella bẩm sinh, chiếm 10% trong 1.649.694 trẻ được sinh ra; điều rất cần lưu ý là nhóm tuổi mắc Rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc nước ta đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi, là nhóm trong độ tuổi sinh sản.

Các chuyên gia dịch tễ đã khuyến cáo việc phòng ngừa các bệnh nói trên cho cộng đồng là thực sự rất cần thiết, nhất là trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15- 45. Trong đó, tiêm vắc-xin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này. Người dân có thể tiêm ngừa vắc-xin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – Rubella cho trẻ tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận – huyện trong cả nước.

Lưu ý phác đồ dùng hai liều vắc-xin

Tiến sĩ – bác sĩ Mary Ann C. Bunyi, Trung tâm Y khoa De Los Santos và Bệnh viện MCU- Philippines, cho biết theo khuyến cáo của Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng nhi khoa Mỹ, trẻ em cần được tiêm một liều vắc-xin chứa 3 thành phần sởi-quai bị-Rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai lúc 4-6 tuổi. Lợi ích chính của việc tiêm chủng này là nhằm giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều một hoặc do miễn dịch của liều một giảm dần theo thời gian.

Đối với bệnh thủy đậu, hiện có tình trạng một số trẻ đã tiêm ngừa một liều vắc-xin nhưng vẫn bị mắc thủy đậu. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể trong cơ thể đã bị giảm dần theo thời gian.

Tiến sĩ – bác sĩ Mary Ann C. Bunyi cũng đề cập lợi ích của phác đồ dùng hai liều vắc-xin cho trẻ em giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và quan trọng hơn nữa là mang lại hiệu lực vắc-xin cao hơn một cách ý nghĩa, giảm tỉ lệ mắc thủy đậu đến 3,3 lần so với một liều như trước kia. Vì những lý do trên, từ tháng 6-2007, Ủy ban Thực hành Tiêm chủng Mỹ đã khuyến cáo chủng ngừa hai liều vắc-xin thủy đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả việc bảo vệ chống lại bệnh này.

Dễ bùng phát dịch ở nơi đông người

Tiến sĩ – bác sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho biết thủy đậu, sởi, quai bị, Rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Dịch thủy đậu, sởi và Rubella thường xảy ra từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm. Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp là môi trường rất dễ bùng phát thành dịch.

Biến chứng hay gặp nhất từ thủy đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi Rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh.

]]>
https://meyeucon.org/16250/benh-truyen-nhiem-dang-gia-tang/feed/ 0
Bệnh thủy đậu ở trẻ: đừng để quá muộn https://meyeucon.org/16167/benh-thuy-dau-o-tre-dung-de-qua-muon/ https://meyeucon.org/16167/benh-thuy-dau-o-tre-dung-de-qua-muon/#comments Wed, 16 Mar 2011 22:48:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=16167 Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da, có thể dẫn đến sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài, dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên.


Thống kê tại Bệnh viên Nhi đồng cho thấy bệnh thủy đậu xảy ra tập chung từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, trong đó nhiều nhất là vào tháng 3 với những biến chứng khó chữa.

Thủy đậu lây lan trong cộng đồng rất dễ dàng. Biến chứng phổ biến nhất của bệnh là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài dễ làm trẻ mất tự tin khi lớn lên. Ngoài ra, những biến chứng nặng khác có thể tác động nghiêm trọng đến đời sống của trẻ trong thời thơ ấu như viêm não, viêm phổi thậm chí có thể tử vong do thủy đậu. Riêng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu chẳng may bị thủy đậu, em bé sinh ra dễ bị dị dạng.

Thủy đậu lây lan cao

Trẻ bị thủy đậu khi nói, ho, hắt hơi, khóc… các virus sẽ phát tán trong không khí. Thậm chí có thể lây khi trẻ tiếp xúc với dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo của bạn… có chứa virut gây bệnh. Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường học, văn phòng,…

Sự hối hận muộn màng

Một số trẻ không được quan tâm chăm sóc kỹ, nên khi trẻ gãi móng tay vào mụn nước, chúng vỡ ra gây nhiễm trùng. Lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương sâu da của trẻ, khi lành bệnh có thể tạo thành sẹo. Lúc ấy, với các bà mẹ là “sự hối hận muộn màng” còn trẻ sẽ mất tự tin khi lớn lên.

Trường hợp hiếm, nhưng xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém là siêu vi trùng không ở lớp da bên ngoài, chạy thẳng vào máu, tàn phá các cơ quan như thận, não, gan… gây tình trạng sốt dao động, trẻ li bì, quờ quạng tay chân, co giật phải đưa gấp đến bệnh viện vì trẻ đã bị viêm não do thủy đậu.

Phòng ngừa

Bệnh thủy đậu lây lan sớm, độ lây lan cao nên chủng ngừa bằng vắc-xin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa bệnh và giảm độ nặng của bệnh. Tiêm ngừa 2 liều để trẻ được bảo vệ tốt nhất. Hai liều vắc-xin thủy đậu là cần thiết cho trẻ.

Sử dụng vắc xin

Nên tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Trẻ em và người lớn nên tiêm ngừa 2 liều vắc xin thủy đậu để được bảo vệ phòng tránh thủy đậu một cách tối ưu, giảm tỷ lệ mắc thủy đậu mặc dù trước đó có chủng ngừa. Liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần.

Tiêm ngừa nên được thực hiện trước khi mùa bệnh xảy ra để tránh nhu cầu tăng cao gây khan hiếm thuốc chủng ngừa. Tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh, do đã bị nhiễm bệnh mà vắc xin chưa kịp có tác dụng.

Phụ huynh nên đưa trẻ đến các bệnh viên Sản, Nhi, Trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn tiêm ngừa thủy đậu. Nếu có điều kiện, thanh thiếu niên và người lớn cũng nên đi tiêm ngừa để được bảo vệ khỏi bị thủy đậu, tránh lây lan trong cộng đồng khi bùng phát dịch.

]]>
https://meyeucon.org/16167/benh-thuy-dau-o-tre-dung-de-qua-muon/feed/ 4
Trẻ bị thủy đậu, xin bác sĩ tư vấn https://meyeucon.org/16140/tre-bi-thuy-dau-xin-bac-si-tu-van/ https://meyeucon.org/16140/tre-bi-thuy-dau-xin-bac-si-tu-van/#comments Thu, 10 Mar 2011 21:16:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=16140 Hỏi: Bác sĩ cho tôi hỏi: 1. Hiện con tôi 8 tuổi, đang lên thủy đậu sang ngày thứ 5, ngày đầu cháu có sốt nhẹ dưới 38 độ, sau đó giảm dần đến ngày thứ 4 thì các vết phồng rộp cơ bản khô đóng vẩy, nhưng có khoảng gần chục vết phồng không xẹp mà đỏ quanh vùng. Tôi đã dùng thuốc cho cháu:

  • Tắm lá đông y ngày 1 lần
  • Bôi xanh ty len
  • Kiêng gió, nước lạnh, ăn kiêng các chất tanh 2.

Cháu lớn 15 tuổi, đã lên thủy đậu lúc 8 tuổi thì có nguy cơ lây nhiễm không? Xin cảm ơn bác sĩ

Trả lời: Theo mô tả của bạn, vết rạ đã bị nhiễm trùng. Do đó, con bạn phải uống kháng sinh để giảm nhiễm trùng. Vì nếu nhiễm trùng nặng hơn sẽ gây nhiễm trùng máu và khả năng để lại sẹo tại nốt rạ sẽ nhiều hơn. Bạn không nên kiêng gió, nước vì làm như vậy con bạn sẽ cảm thấy ngứa và gãi khiến nốt rạ dễ nhiễm trùng hơn. Bạn nên tắm rửa cho con như trước lúc bệnh, nếu làm như vậy thì khả năng nhiễm trùng nốt rạ sẽ ít hơn.

Việc kiêng ăn chất tanh chỉ đúng nếu trước khi mắc bệnh trẻ ăn những chất này có bị dị ứng, còn nếu trước đây trẻ ăn chất tanh mà không dị ứng thì không nên kiêng.

Cháu lớn của bạn đã bị thủy đậu rồi thì không sợ bị thủy đậu lần nữa.

]]>
https://meyeucon.org/16140/tre-bi-thuy-dau-xin-bac-si-tu-van/feed/ 2
Bệnh thủy đậu: tiêm ngừa, phòng tránh và điều trị https://meyeucon.org/16135/benh-thuy-dau-tiem-ngua-phong-tranh-va-dieu-tri/ https://meyeucon.org/16135/benh-thuy-dau-tiem-ngua-phong-tranh-va-dieu-tri/#comments Thu, 10 Mar 2011 21:04:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=16135 Hỏi: Trước đây em chưa bị thủy đậu và hình như cũng chưa chích ngừa. Sau đó có người nhà bị thủy đậu, em sợ bị lây nên đi chích ngừa – lúc này em khoảng 24 tuổi. Các bác sĩ nói nếu đang gần người bệnh thì có thể virus đã vào cơ thể nhưng chưa phát bệnh. Chích ngừa không chắc chắn sau này tránh được bệnh. Việc chích ngừa như vậy có đảm bảo không, hay phải làm xét nghiệm để biết. Có phải ai trong đởi cũng bị 1 lần không?

Trả lời: Trước khi phát bệnh khoảng 3 – 4 ngày, người bệnh thủy đậu đã có thể lây lan cho người khác. Do đó nếu người nhà bạn bị bệnh thì bạn cũng có thể đã bị lây bệnh. Tuy nhiên trong những trường hợp như thế này thì người nghi ngờ mang mầm bệnh cần phải đi tiêm ngừa càng sớm càng tốt vì nếu chưa có mầm bệnh thì vắc xin sẽ kịp có tác dụng bảo vệ. Trong trường hợp đã bị lây mà chưa có biểu hiện bệnh thì sau khi được tiêm vắc xin dù bệnh có phát thì cũng nhẹ hơn. Thông thường mỗi người có thể bị mắc bệnh thủy đậu chỉ một lần trong đời, nhưng nếu được tiêm ngừa thì chúng ta hoàn toàn không bị bệnh này.

Bệnh thủy đậu (trái rạ)

Hỏi: Từ nhỏ đến lớn em chưa bị bệnh (trái rạ), em rất sợ vì da em rất độc. Em sợ nếu xui bị nổi thì sẽ không đi đứng làm việc bình thường và để lại vết thẹo rất lớn. Vậy bây giờ em đi chích ngừa để không bị nổi đúng không BS. Nếu bị bệnh đó em phải làm thế nào để cho mau hết và ít sẹo. Em nghe nói lấy gốc rạ tắm sẽ mau hết có đúng hay không? Xin BS cho em lời khuyên. Em cảm ơn rất nhiều

Trả lời: Chích ngừa trái rạ là nên làm, vì đây là phương pháp phòng ngừa chủ động, còn các phương pháp khác như: cách ly, không tiếp xúc với người mắc bệnh, đeo khẩu trang mọi lúc mọi nơi thì lúc nào đó cũng sẽ phải tiếp xúc với virus thủy đậu. Những người có da nhạy cảm, dễ nhiễm trùng và dễ để lại sẹo thì càng phải chích ngừa thủy đậu. Chính vì vậy, em nên đi chích ngừa ngay.

Hỏi: Chào bác sĩ, em được biết là bệnh thủy đậu đang là dịch ở TP HCM. Bác sĩ có thể cho biết làm cách nào để phòng ngừa bệnh thủy đậu? Và nếu mắc thì phải chăm sóc và điều trị như thế nào?

Trả lời: Bệnh thủy đậu đang vào mùa và năm nào cũng vậy, đến mùa này số người mắc thủy đậu nhiều hơn, khả năng lây lan cao hơn. Để phòng ngừa thủy đậu, em nên chủng ngừa đúng theo lịch.

Khi mắc bệnh, muốn tránh để lại sẹo thì phải biết chăm sóc nốt rạ, cần phải vệ sinh thường xuyên, không kiêng tắm. Nếu nốt rạ không nhiễm trùng sẽ không để lại sẹo trên da. Gốc rạ không có tác dụng chữa bệnh hay ngừa sẹo, chỉ cần tắm xà bông như bình thường là được. Khi nghi ngờ nốt rạ nhiễm trùng (đỏ, có mủ bên trong, lan rộng ra vùng da xung quanh) thì nên đến bác sĩ để cho chỉ định dùng kháng sinh, giảm khả năng thành sẹo.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm, Bệnh viện nhi đồng I

]]>
https://meyeucon.org/16135/benh-thuy-dau-tiem-ngua-phong-tranh-va-dieu-tri/feed/ 1