Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phòng tránh đau bụng và tiêu chảy khi mang thai https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/#comments Sun, 02 Jan 2011 17:29:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=15331 Hỏi: Tôi đang mang thai 9 tuần, tuy nhiên trong thời gian mang thai bụng tôi rất yếu, ăn gì cũng dễ bị đau bụng tiêu chảy. Xin cho hỏi các cách để phòng tránh căn bệnh này, nên ăn uống thế nào cho hợp lý và nếu lỡ bị tiêu chảy khoảng 4 lần một ngày trở lên thì nên uống thuốc gì mà không có hại cho bé.

Trả lời: Khi có thai sẽ có sự thay đổi về hệ tiêu hóa. Muốn đề phòng tiêu chảy, thai phụ cần nên tuân thủ nguyên tắc lựa chọn các thức ăn hợp vệ sinh và dễ tiêu hóa (không nên ăn thức ăn nhiều đường, mỡ, gia vị…). Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống bù nước nhiều và cho thêm chút muối vào thức uống. Nếu tiêu chảy tự cầm sau 4 – 5 lần thì bạn không cần phải uống thuốc gì, còn nếu nhiều hơn bạn phải đến cơ sở y tế để được điều trị mà không nên tự động dùng bất cứ loại thuốc gì.

]]>
https://meyeucon.org/15331/phong-tranh-dau-bung-va-tieu-chay-khi-mang-thai/feed/ 7
Tiêu chảy khi mang thai – Bà bầu không nên coi thường https://meyeucon.org/15051/tieu-chay-khi-mang-thai-ba-bau-khong-nen-coi-thuong/ https://meyeucon.org/15051/tieu-chay-khi-mang-thai-ba-bau-khong-nen-coi-thuong/#comments Tue, 21 Dec 2010 23:37:20 +0000 https://meyeucon.org/?p=15051 Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn đường tiêu hóa có trong môi trường sống, thâm nhập vào cơ thể người thông qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.


Đây là tình trạng điển hình của việc “bệnh vào từ đường miệng”. Hãn hữu có trường hợp luôn ăn sạch nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ với quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không “tiêu hóa” được mà phải “tống ra” qua tình trạng tiêu chảy.

Ảnh hưởng

Người bị tiêu chảy thường có triệu chứng lâm râm đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi cũng có thể bị đau dữ dội và trong mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng (đi tiêu hay đi cầu). Cùng với tình trạng đi tiêu nhiều lượt, người bệnh có thể bị nôn mửa. Đặc biệt, khi tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiêu và nôn mửa rất nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ tử vong.

Phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại đối với cơ thể mẹ, thai trong bụng cũng chịu ảnh hưởng xấu, có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Khắc phục

Bà Bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh. Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai.

Trong lúc chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, người bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch Oresol. Đây không phải thuốc diệt vi khuẩn đường ruột mà là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Đây là loại thuốc được đánh giá rất cao trong việc cứu sống nhiều trường hợp tiêu chảy nặng trên thế giới.

Phòng bệnh

Các bà mẹ đang mang thai cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn rau sống, quả xanh, thức ăn sống như tiết canh, nộm hay thịt tái,… Không ăn uống ở những nơi không đảm bảo vệ sinh như ngoài đường, ngoài chợ. Trong gia đình, thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để lưu sang ngày khác. Dù có đun nấu lại các thức ăn này để diệt vi khuẩn, nhưng vẫn có thể tồn tại các chất độc (độc tố) của vi khuẩn tiết ra trong thức ăn nên vẫn gây bệnh được.

]]>
https://meyeucon.org/15051/tieu-chay-khi-mang-thai-ba-bau-khong-nen-coi-thuong/feed/ 20
Bị tiêu chảy khi mang thai – nguyên nhân và cách phòng tránh https://meyeucon.org/2308/bi-tieu-chay-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/ https://meyeucon.org/2308/bi-tieu-chay-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/#comments Sun, 18 Apr 2010 06:02:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=2308 Tiêu chảy là tình trạng rối loạn đường ruột với biểu hiện là đi ngoài, phân lỏng liên tục và kéo dài.

http://socola.vn/photos/Image/2009/Mebe/Thang8/06/0603.jpg

Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn E.Coli được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn, nước uống.

Phòng tránh tiêu chảy ở bà bầu

  • Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
  • Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
  • Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.
  • Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…
  • Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
  • Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
  • Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.

Lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy

  • Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy nhẹ sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
  • Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc

Cẩn thận với một số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên. Nếu bà bầu ăn phải sẽ có cảm giác nôn nao, đau bụng và cũng dẫn tới các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn, hôn mê, ngộ độc…

Sắn

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, axit cyanydric sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn.

Phòng ngừa: Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay sau đó.

Nấm

Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.

Phòng ngừa: Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.

Thịt cóc

Nếu biết cách chế biến và đun nấu thì thịt cóc là một món ăn hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, những vụ đau bụng, ngộ độc do ăn phải thịt cóc vẫn có khả năng xảy ra. Một loại chất độc có tên là Bufotoxin chứa nhiều trong da, gan, mật, trứng cóc và gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người nếu ăn phải nó.

Phòng tránh: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong chế biến thịt cóc, tốt nhất bạn không nên tự mình làm. Nên nhờ những người thành thạo trong chế biến thịt cóc sơ chế giúp. Cóc khi chế biến thành món ăn cần được loại bỏ đầu, chân, nội tạng, lột bỏ da và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy. Không nên để chất nhầy từ thịt cóc dính vào chân, tay, dao, thớt… Bạn có thể bị ngộ độc nếu chất nhầy này lây lan sang các loại thức ăn khác.

Cá nóc

Cá nóc cũng an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, độc tố ở cá nóc rất nguy hiểm vì chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và gây đau bụng, ngộ độc cho con người rất nhanh.

Tốt nhất, bạn nên tránh cá nóc khi mang thai.

Củ dền

Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.

Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/2308/bi-tieu-chay-khi-mang-thai-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh/feed/ 1
Bị tiêu chảy cuối thai kỳ https://meyeucon.org/2318/bi-tieu-chay-cuoi-thai-ky/ https://meyeucon.org/2318/bi-tieu-chay-cuoi-thai-ky/#respond Sat, 17 Apr 2010 06:04:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=2318 Một thai phụ băn khoăn: ‘Tôi bị tiêu chảy vào cuối thai kỳ. Tôi phải làm sao bây giờ?’ Một số thai phụ xuất hiện dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ trước khi chuyển dạ – điều này đôi khi là bình thường.

http://www.dinhduong.com.vn/files/u15/ba_bau_xinh.jpg

Tuy nhiên, cũng cần đề phòng trường hợp:

  • Mắc tiêu chảy do virus đường ruột hoặc bạn bị ngộ độc thức ăn.
  • Thuốc kháng sinh và thuốc giảm axit trong dạ dày cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng tiêu chảy.
  • Một số loại kẹo hoặc sữa (và các sản phẩm từ sữa) có thể khiến nhóm thai phụ bị dị ứng với lactose (chất có trong sữa) mắc chứng tiêu chảy. Một số thai phụ uống nhiều sữa, sữa chua hoặc nước hoa quả hơn ngày thường cũng xuất hiện dấu hiệu của tiêu chảy. Do đó, thai phụ nên cẩn thận khi muốn tăng cường sữa với mục đích tẩm bổ. Khi hệ tiêu hóa không thể dung nạp được quá nhiều sữa, nó sẽ phản ứng bằng dấu hiệu tiêu chảy.
    • Việc đổi nhãn sữa cũng có thể là yếu tố gây đau bụng, tiêu chảy ở thai phụ.
    • Ăn nhiều bất kỳ loại thức ăn nào khác cũng có thể khiến thai phụ mắc chứng tiêu chảy.
  • Nhóm thai phụ có cơ địa mẫn cảm sẽ bị tiêu chảy khi dùng viên sắt, canxi hoặc những loại vitamin dành cho bà bầu.
  • Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về ruột như viêm ruột, hội chứng kích thích đường ruột… thỉnh thoảng hoặc thường xuyên mắc phải chứng tiêu chảy.

Dấu hiệu nên đi khám

  • Nếu bạn mắc tiêu chảy kèm theo dấu hiệu bị nôn, đau bụng, cảm giác sưng phồng ở bụng… thì có thể là do bạn bị tắc ruột.
  • Nếu bạn bị nhiễm virus đường ruột hoặc có dấu hiệu ngộ độc thức ăn.
  • Nếu bạn bị tiêu chảy kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, ra máu…

Lưu ý: Để tránh mất nước, bạn nên uống đủ nước lọc, ăn thêm những loại thực phẩm dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh. Bạn chỉ nên uống thuốc khi có đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tùy tiện trong việc dùng thuốc chống tiêu chảy.

]]>
https://meyeucon.org/2318/bi-tieu-chay-cuoi-thai-ky/feed/ 0
Bị tiêu chảy trong giai đoạn đầu thai kỳ https://meyeucon.org/2314/bi-tieu-chay-trong-giai-doan-dau-thai-ky/ https://meyeucon.org/2314/bi-tieu-chay-trong-giai-doan-dau-thai-ky/#comments Fri, 16 Apr 2010 06:03:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=2314 Một thai phụ băn khoăn: ‘Khi mới mang thai tôi mắc chứng tiêu chảy nhẹ. Đó có phải dấu hiệu bình thường không?’.

Tình trạng tiêu chảy nhẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ là khá bình thường. Lý do là vì lúc này, hệ tiêu hóa tạm thời bị rối loạn: nó sẽ “chậm chạp”, gây nên chứng táo bón; hoặc nó sẽ “tăng tốc” gây nên chứng tiêu chảy.

Tình trạng tiêu chảy có xu hướng tăng lên khi thai phụ dùng thuốc hoặc dùng sữa. Các chuyên gia cho rằng, phần lớn các trường hợp mắc chứng tiêu chảy nhẹ đầu thai kỳ sẽ tự khỏi (khi bộ máy tiêu hóa đã ổn định hơn).

Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy không chấm dứt, bạn nên đi khám. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ gợi ý để thai phụ chuyển sang loại sữa khác (khi nguyên nhân tiêu chảy là do hệ tiêu hóa không hấp thu được lactose có trong một loại sữa nhất định).

Cũng có khi nguyên nhân gây tiêu chảy là do thai phụ ăn quá nhiều chất béo, chất đường hoặc sử dụng thức ăn không hợp vệ sinh. Nếu bị tiêu chảy vì nguyên nhân này, thai phụ chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho cân bằng thì chứng tiêu chảy cũng chấm dứt theo.

Trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cầm tiêu chảy an toàn với thai phụ.

]]>
https://meyeucon.org/2314/bi-tieu-chay-trong-giai-doan-dau-thai-ky/feed/ 6
Những điểm cần lưu ý khi bị tiêu chảy lúc mang thai https://meyeucon.org/639/nhung-diem-can-luu-y-khi-bi-tieu-chay-luc-mang-thai/ https://meyeucon.org/639/nhung-diem-can-luu-y-khi-bi-tieu-chay-luc-mang-thai/#comments Thu, 25 Mar 2010 09:09:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=639 Tiêu chảy trong thời gian mang thai là một vấn đề cần được bạn quan tâm thích đáng. Tiêu chảy không phải là một bệnh nguy hiểm song cũng không nên coi thường.

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy thì phân thường lỏng và nhiều nước. Việc đi tiêu diễn ra khoảng 3 lần trong ngày. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân có thể là di virus, vi khuẩn, nhiễm khuẩn kí sinh. Nguyên nhân chung khác dẫn tới tiêu chảy ở bà bầu là do căng thẳng, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.

Phần lớn các ca tiêu chảy thường được tự người bệnh chữa trị nhưng có một số ca do mất nước quá nhiều dẫn tới tình trạng cơ thể gặp nguy hiểm. Mất nước dẫn tới cơ thể bà bầu trở nên háo nước trong một thời gian ngắn.

Bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp tình trạng như:

  • Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
  • Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.
  • Phân chứa máu.
  • Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.
  • Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.

Những triệu chứng của tiêu chảy

Thông thường, bà bầu thường bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì. Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…

Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.

Khi tiêu chảy kèm theo các triệu chứng nguy hiểm trên thì bạn nên gọi bác sĩ vì tiêu chảy có thể liên quan tới việc sinh non.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy

  1. Nhiễm khuẩn: Một vài loại vi khuẩn có trong nước uống và thức ăn dẫn tới việc bạn bị tiêu chảy.
  2. Virus như Rota, Cyptomegalo cũng có thể gây ra chứng tiêu chảy.
  3. Động vật kí sinh có thể vào cơ thể thông qua thức ăn và nước uống rồi nó cư ngụ trong hệ tiêu hóa. Một vài loại có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu như Giardia, Cryptosporidium và Entamoeba.
  4. Thuốc điều trị huyết áp, thuốc giảm axit trong dạ dày chứa magiê và kháng sinh có thể gây ra chứng tiêu chảy ở thai kì.
  5. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây ra chứng tiêu chảy.
  6. Tiêu chảy cũng có thể do nguyên nhân bạn uống nhiều nước. Bạn ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau xanh…
  7. Những nguyên nhân khác bao gồm như không dung nạp đường lactose, bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn.

Điều trị tiêu chảy ở bà bầu: Bạn không nên tự điều trị mà hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.

Theo Eva

]]>
https://meyeucon.org/639/nhung-diem-can-luu-y-khi-bi-tieu-chay-luc-mang-thai/feed/ 3