Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy trong mùa hè https://meyeucon.org/28410/cham-soc-khi-tre-bi-tieu-chay-trong-mua-he/ https://meyeucon.org/28410/cham-soc-khi-tre-bi-tieu-chay-trong-mua-he/#respond Sat, 22 Jun 2013 03:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=28410 Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, mùa nào trẻ cũng có thể bị đe doạ bởi bệnh tiêu chảy cấp, nhưng tỷ lệ phát sinh bệnh cao nhất là mùa hè. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời. Tiêu chảy cấp cũng là một trong số loại bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, tử vong cao nhất ở trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời.
Trẻ nhỏ bị tiêu chảy rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời.

Khi bị tiêu chảy, nếu trẻ có những biểu hiện như: Mất nước, mắt hõm sâu, miệng khô, khát nước, khóc không thấy nước mắt, tiểu tiện ít, không muốn ăn và uống nước, nôn mửa nhiều lần, trong 1-2 giờ đồng hồ đại tiện ra nước nhiều lần, trong phân có máu thì ngay lập tức phải đưa đến viện cấp cứu vì trẻ đang bị đe doạ tính mạng.

Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy

BS Hoàng Lê Phúc, Trưởng Khoa Tiêu Hoá BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh tiêu chảy thường là do trẻ bị nhiễm virus hoặc vi trùng trong đường ruột. Nếu bé bị tiêu phân lỏng, không có máu thì thường bệnh kéo dài trung bình 5-7 ngày, sau đó tự giới hạn. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ đi ngoàinhiều, có thể gây mất nước và muối. Điều này rất nguy hiểm, trẻ sẽ nhanh chóng bị khô kiệt, thậm chí có thể tử vong nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời.

Để tránh bị mất nước, cho trẻ uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi, tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt. Có thể dùng dung dịch ORS, nhưng chỉ uống sau tiêu chảy, theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Vì bệnh lây qua đường phân-miệng nên để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng. Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi, nên cho trẻ ăn uống bằng cốc, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi lần bú.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, với trẻ còn đang bú mẹ, nên tăng thêm số lần cho con bú. Nếu đứa trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó. Tuy nhiên, người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì lý do sợ truyền sang con vì thức ăn của người mẹ có mỡ sẽ làm tăng hấp thu vitamin A,D,E,K. Vì vậy, thành phần của sữa sẽ không thiếu các vitamin này, nhất là vitamin A. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường tiêu hoá, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh. Trong sữa mẹ năng lượng do mỡ tạo ra chiếm khoảng 50%. Vì vậy, nếu người mẹ kiêng mỡ sẽ thiếu năng lượng, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Những trẻ tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống. Cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục, co giật (làm kinh),nôn nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi cha mẹ thấy trẻ nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hóa).

BS Hoàng Lê Phúc khuyến cáo, tuyệt đối không dược sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phânlỏng cũng là cách bảo vệ cơ thểgiúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

]]>
https://meyeucon.org/28410/cham-soc-khi-tre-bi-tieu-chay-trong-mua-he/feed/ 0
Sau Tết, trẻ em phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy tăng vọt https://meyeucon.org/26566/sau-tet-tre-em-phai-nhap-vien-do-mac-benh-tieu-chay-tang-vot/ https://meyeucon.org/26566/sau-tet-tre-em-phai-nhap-vien-do-mac-benh-tieu-chay-tang-vot/#respond Fri, 22 Feb 2013 23:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=26566 Sau Tết, rất nhiều bệnh nhi phải nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do thời gian này nhiều bà mẹ bận rộn nên việc chăm sóc con nhỏ không được kỹ, nhất là trong vấn đề ăn uống.

BS Hoàng Lê Phúc, trưởng khoa tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, cho biết những ngày sau tết, số bệnh nhi nhập viện do mắc bệnh tiêu chảy (TC) tại BV Nhi Đồng 1 vẫn ở mức cao với 130 trẻ nằm điều trị/ngày.

Còn tại BV Nhi Đồng 2, theo thống kê của phòng kế hoạch tổng hợp, từ ngày 15 đến 20/2, mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận 179-229 trẻ mắc bệnh TC đến khám, số trẻ nằm điều trị dao động từ 158-190 trẻ mỗi ngày, tăng hơn so với những ngày trước tết. Tại khoa tiêu hóa của bệnh viện này, trẻ mắc bệnh TC đang phải nằm ghép 2-3 trẻ/giường bệnh.

Cẩn thận với thức ăn trữ lạnh

Sau chuyến về quê ở miền Bắc thăm ông bà vào dịp tết được một ngày, con gái sáu tháng tuổi của chị Nguyễn Ngọc Thư (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bị tiêu chảy phải tới BV Nhi Đồng 2 khám bệnh. Chị Thư rất bối rối vì dịp tết chị chỉ cho con gái bú sữa mẹ và ăn giặm như ngày thường chứ không cho con ăn uống gì lạ nhưng bé vẫn bị TC.

Theo BS Nguyễn Minh Ngọc – phụ trách Khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 2, tết thường là dịp các gia đình đưa con nhỏ đi chơi xa hoặc về quê thăm ông bà nên môi trường sống của trẻ thay đổi, khiến trẻ dễ bị các tác nhân gây nhiễm trùng đường ruột tấn công gây bệnh TC.

Trẻ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy khi ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

BS Minh Ngọc cho biết từ mồng 1 tết đến nay, các bác sĩ rất vất vả vì bệnh nhân nhập viện đông. Nhiều giường bệnh phải nằm đôi, nằm ba, nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang. Dự báo bệnh TC có xu hướng gia tăng trong thời gian tới vì khi tết kết thúc cũng là lúc bắt đầu vào mùa nắng nóng, đây là mùa khiến trẻ em bị mắc TC nhiều nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh trong và sau tết là do thời gian này nhiều bà mẹ bận rộn nên việc chăm sóc con nhỏ không được kỹ, nhất là trong vấn đề ăn uống. Trẻ có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm nên dễ bị tiêu chảy khi ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Thời gian sau tết, các gia đình thường tồn lại lượng thức ăn trữ lạnh. Đây là loại thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, trẻ ăn phải những loại thức ăn này cũng dễ bị TC.

Không cho trẻ uống thuốc “cầm”

BS Hoàng Lê Phúc cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh TC thường do trẻ bị nhiễm virút hoặc vi trùng trong đường ruột. Nếu trẻ bị tiêu phân lỏng, không đàm máu thì thường bệnh kéo dài 5-7 ngày. Giai đoạn trẻ bị tiêu phân lỏng nhiều có thể dẫn tới tình trạng mất nước và muối gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu không được bù nước thích hợp và kịp thời, trẻ sẽ nhanh chóng bị khô kiệt, thậm chí có thể tử vong.

Muốn tránh tình trạng trẻ bị mất nước, các bà mẹ nên cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt.

Các bà mẹ có thể giúp trẻ bù nước bằng dung dịch ORS theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Ngoài ra, cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi và chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần, đút chậm bằng muỗng để tránh cho trẻ bị ói.

BS Phúc nhấn mạnh không phải trẻ mắc bệnh đều nhập viện điều trị mà tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trẻ TC không bị mất nước sau khi được khám, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị tại nhà và hẹn ngày tái khám. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nếu các bậc cha mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa đến cơ sở y tế ngay. Đó là khi trẻ có một trong những dấu hiệu như sốt cao liên tục, co giật, ói nhiều, không ăn uống được, trướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi thấy trẻ bệnh nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác).

Lo lắng, xót xa khi con cứ liên tục bị TC, người sút ký trông thấy, một số bà mẹ đã tự ý mua thuốc “cầm tiêu chảy” về cho trẻ uống. BS Phúc khuyên các bà mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống những loại thuốc này vì các thuốc cầm TC làm giảm nhu động ruột, liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Khi trẻ vẫn bị TC nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây trướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

BS Hoàng Lê Phúc cho biết để phòng ngừa bệnh này cần giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ. Các bà mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất đến 6 tháng tuổi, và nếu có điều kiện cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Không uống thuốc không rõ nguồn gốc vì có thể bị nhiễm khuẩn, tránh để trẻ nuốt nước tắm trong khi tắm…

Bên cạnh đó, BS Minh Ngọc hướng dẫn các bà mẹ cần chú ý vệ sinh môi trường cũng như thân thể cho bé sạch sẽ. Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra khỏi thức ăn cho con nhỏ. Không nên cho trẻ ăn thực phẩm trữ lạnh. Nên dùng các thực phẩm còn tươi sống để chế biến thức ăn cho trẻ. Khi chế biến cần nấu kỹ, sạch sẽ, vệ sinh các vật dụng chứa đựng thức ăn.

]]>
https://meyeucon.org/26566/sau-tet-tre-em-phai-nhap-vien-do-mac-benh-tieu-chay-tang-vot/feed/ 0
Một số trường hợp nhầm lẫn về chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/24835/mot-so-truong-hop-nham-lan-ve-chung-tieu-chay-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/24835/mot-so-truong-hop-nham-lan-ve-chung-tieu-chay-o-tre-so-sinh/#comments Sun, 23 Sep 2012 01:00:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=24835 Sau khi sinh, trẻ đi hết phân su nhưng vẫn sẽ đi ngoài thêm 4-5 lần/ngày trong một thời gian ngắn, điều này khiến nhiều bà mẹ tưởng rằng con mình bị rối loạn tiêu hóa, hay thậm chí là bị tiêu chảy. Nhưng theo các bác sĩ thì, trong nhiều trường hợp, đây chỉ là diễn biến sinh lý bình thường ở trẻ mới sinh.

Năm 39 tuổi vợ chồng chị Long (Vĩnh Phúc) mới sinh được cháu trai. Cũng vì thế mà anh chị chăm con từng ly từng tý, rất cẩn thận mỗi khi con có dấu hiệu bất thường. Thế nhưng chị có ngờ đâu chính sự thiếu hiểu biết của mình lại hại con.

“Lúc sinh cháu được hơn 3kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng đến khi hết phân su, tôi thấy con đi ngoài ra bọt liên tục dù vẫn bú, ăn ngủ bình thường. Nghĩ con bị rối loạn tiêu hóa, tôi mua men tiêu hóa cho uống nhưng vẫn không đỡ. Thậm chí sau đó, tôi còn đi cả mua thuốc cam để cho con uống”, chị Long kể lại.

Điều chị không ngờ rằng trong thuốc cam có chứa chì và dù chỉ uống trong 3 ngày, mỗi ngày 20g nhưng sau hơn nửa tháng hàm lượng chì trong máu bé vẫn còn rất cao. Thậm chí, trẻ có biểu hiện co giật cho thấy não đã bị ảnh hưởng.

Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, có một thực tế là nhiều người không hiểu trẻ mới đẻ thì đi ngoài thế nào là bình thường, thế nào là bệnh lý. Như trong trường hợp của con chị Long, rõ ràng trẻ vẫn bú mẹ, ăn chơi bình thường nhưng chỉ vì số lần đi ngoài nhiều mà mẹ cho uống thuốc linh tinh, dẫn đến con bị ngộ độc chì.

“Nguy hiểm ở chỗ, trẻ càng nhỏ thì tác động nguy hại của chì càng về sau càng nguy hiểm. Quá trình thải độc chì cũng mất vài tháng. Tội ở đây là tại bố mẹ”, phó giáo sư Dũng chia sẻ.

Theo ông, cha mẹ luôn nhớ một điều là trẻ nhỏ không phải là người lớn thu nhỏ, không thể từ những biểu hiện bệnh của người lớn mà suy ra cho trẻ. Người trưởng thành, trẻ lớn bình thường ngày đi ngoài một lần và định nghĩa nếu bị tiêu chảy là đi từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ thì định nghĩa này không đúng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, đang bú mẹ thì lại càng không đúng.

Với trẻ đang bú mẹ, không ăn thêm thức ăn nào khác mà một ngày đi 5-7 lần, phân đôi khi có nước, hoa cà, hoa cả…, nếu trẻ không sốt, bú bình thường, phân không thối thì không sao cả, vẫn bình thường. Trong trường hợp này, cha mẹ không cần đưa con đi khám, xét nghiệm hay uống men tiêu hóa. Khi trẻ lớn, đường tiêu hóa sẽ tự điều chỉnh.

“Nhưng nhiều người lại không hiểu, cứ nghĩ rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, không chỉ cha mẹ và ngay cả một số bác sĩ. Hiện nay, các bác sĩ nhi không được đào tạo từ đầu chí cuối như trước đây mà đa phần từ đa khoa chuyển sang. Nếu cứ mang kiến thức của đa khoa, khám cho người lớn mà sang khám cho trẻ thì rất nguy hiểm”, phó giáo sư Dũng khuyến cáo.

Trong một số trường hợp khi đưa con đi xét nghiệm phân, bác sĩ xét nghiệm thấy có nấm lại tưởng trẻ bị tiêu chảy do nấm. Trong khi bình thường, trong phân cũng có nấm. Vấn đề ở đây là phải xác định, nấm đó có gây bệnh không, nếu không mà cứ cho thuốc chống nấm thì cũng nguy hiểm vì đây là sinh lý bình thường của trẻ bú mẹ.

Theo bác sĩ, uống nhiều loại thuốc chỉ tổ hại người mà còn làm loạn khuẩn đường ruột. Thậm chí uống thuốc kháng sinh còn có thể gây độc. Có trường hợp uống Tây y không được chuyển sang Đông y, sử dụng thuốc cam mà không biết nó có chứa chì hay không thì nhiều khi tiền mất tật lại mang như con chị Long, phó giáo sư Dũng cho biết.

“Nếu cứ nghĩ chỉ nhìn là biết trẻ bị tiêu chảy là sai lầm. Ngoài khám triệu chứng, cần xem tình trạng có nặng hay không, trẻ ăn uống gì… để từ đó quyết định trẻ có bị bệnh hay không”, ông cho biết thêm.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo với trẻ còn đang bú mẹ mà đi ngoài nhiều hơn bình thường, nhưng vẫn chơi, bú, ngủ bình thường thì không có gì đáng lo. Cha mẹ có thể đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác, không nên tự chữa tránh tiền mất, tật mang.

]]>
https://meyeucon.org/24835/mot-so-truong-hop-nham-lan-ve-chung-tieu-chay-o-tre-so-sinh/feed/ 2
Nên chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như thế nào? https://meyeucon.org/24266/nen-cham-soc-tre-bi-tieu-chay-nhu-the-nao/ https://meyeucon.org/24266/nen-cham-soc-tre-bi-tieu-chay-nhu-the-nao/#respond Sun, 05 Aug 2012 01:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=24266 Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Bệnh do lỵ trực trùng hoặc Rotavirus gây ra, tập trung ở trẻ dưới 6 tuổi. Vấn đề đặt ra là cần chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp thế nào cho đúng cách? Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ một số kiến thức cơ bản.

Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn hoặc virut gây ra. Vì vậy trong điều trị bệnh có điểm khác nhau cơ bản là: nếu do vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn; trái lại nếu do virut gây ra thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng diệt virut.

Do tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước và mất muối nên trong chăm sóc và điều trị rất cần bù lại khối lượng nước và muối đã bị mất do tiêu chảy cho trẻ. Ngoài việc bù nước cho trẻ thì ăn uống đúng cách cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho trẻ mau khỏi bệnh.

Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

1. Luôn luôn pha và uống dung dịch oresol đúng liều lượng

Bệnh tiêu chảy gây mất nước và muối nhiều, làm cho trẻ nhỏ nhanh suy kiệt, nên phải bù nước và muối kịp thời.Cách bù nước và muối tốt nhất và dễ thực hiện nhất tại nhà là cho trẻ uống dung dịch oresol (ORS). Điều quan trọng nhất để dung dịch ORS có tác dụng chữa bệnh là phải pha đúng liều lượng. Cách pha đúng là làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn gói oresol. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại oresol để bù nước và điện giải: gói pha 1 lít nước; gói pha 200ml, gói pha 250ml. Pha với nước đun sôi để nguội.

Khi pha cần pha đúng nồng độ các chất điện giải mới dễ hấp thu vào cơ thể. Bạn nên dùng các loại cốc, bình chia độ để đo đúng lượng nước cần pha. Cách uống: trẻ dưới 2 tuổi, uống 50 – 100ml/lần tiêu chảy; trẻ 2 – 9 tuổi, uống 100 – 200ml/lần tiêu chảy; trẻ lớn hơn 10 tuổi và người lớn uống tùy theo nhu cầu cơ thể. Nếu bệnh nặng cho uống ORS 5ml/kg/giờ, kết hợp với truyền dịch.

Nếu không có ORS có thể pha dịch thay thế gồm: 8 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, 1 thìa nhỏ muối pha trong 1 lít nước; hoặc nước cháo 50g gạo và một nhúm (3,5g) muối hoặc nước dừa non có pha một nhúm muối. Bệnh nhân bị nôn nhiều nên uống từng ngụm nhỏ.

Chú ý pha đúng khối lượng nước vì nếu pha quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ; ngược lại nếu pha quá đặc, trẻ sẽ bị ngộ độc muối, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do lượng muối trong máu quá cao sẽ rút nước từ các tế bào ra, khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Sai lầm dễ mắc là cho trẻ uống quá nhiều nước lọc.

Vì dung dịch ORS hơi khó uống, một số bà mẹ thấy con không muốn uống, thì dụ con bằng cách uống một ít nước lọc rồi uống ORS. Nhưng làm như vậy hậu quả là trẻ uống nước lọc quá nhiều, bụng trướng lên, rất nguy hiểm, chỉ bù được nước mà không bù được điện giải.

2.Cho trẻ ăn uống đầy đủ, nhiều bữa

Khi chăm sóc trẻ bị mắc tiêu chảy ngoài việc bù nước cho trẻ các bà mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Do trẻ bị đi ngoài nhiều lần, mất nước mất muối nên trẻ rất nhanh mệt mỏi suy kiệt, vì vậy việc cho ăn là rất quan trọng để bù lại năng lượng bị mất và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Những ngày trẻ bệnh, bạn cần cho ăn thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất.

Bình thường nước được tái hấp thu ở ruột (trên); Khi bị tiêu chảy nước quá nhiều theo phân ra ngoài (dưới).

Vì đường tiêu hóa của trẻ đang bị tổn thương, nên cần cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Nếu còn bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ bình thường và nên cho trẻ bú mẹ tăng lên. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt khi trẻ bị tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu trẻ bú sữa ngoài, bạn tiếp tục cho bú bình thường nên cho bú tăng khối lượng và tăng bữa, nhưng không nên thay đổi loại sữa.

Trẻ lớn hơn( > 6 tháng tuổi)

Cần cho trẻ ăn đủ các bữa với các loại thức ăn nấu chín kỹ, bổ dưỡng, dễ tiêu như ăn cháo với thịt gà, thịt lợn nạc… không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc kiêng khem. Cần cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước trái cây như: chuối, cam, đu đủ… Không nên dùng các loại thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa.

Sai lầm hay mắc phải là: chỉ cho ăn cháo trắng với muối, không cho trẻ uống sữa, kiêng tất cả các loại thực phẩm khác vì sợ con bị tiêu chảy nặng hơn. Nếu làm như thế thì sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh nặng hơn vì ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lâu khỏi.

Tuy nhiên đối với các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: váng sữa, phô mai…thì không nên cho trẻ ăn. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa tiêu hóa được nên ăn vào sẽ càng dễ bị tiêu chảy.

3. Chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ bị bệnh thì nên cho trẻ uống thuốc . Nhưng thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt virut. Nếu con bạn bị tiêu chảy do Rotavirus, thì dù có uống bao nhiêu thuốc kháng sinh cũng không có tác dụng mà chỉ làm cho trẻ mệt hơn. Bạn chỉ nên dùng kháng sinh chữa tiêu chảy cho con khi có chỉ định của bác sĩ.

Những sai lầm thường mắc phải trong việc dùng thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ là: cha mẹ thường mua thuốc chống nôn, cầm đi ngoài cho trẻ uống; hoặc cho trẻ ăn những loại thực phẩm làm cho trẻ ngừng đi ngoài ngay như: lá ổi, hồng xiêm xanh…, nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, hoặc nặng lên.

Bạn nên thường xuyên rửa tay cho trẻ nhỏ và dạy trẻ lớn thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi cầm, nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh… để phòng tránh bệnh. Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ bạn nên cho trẻ uống vắc-xin phòng ngừa Rotavirus.

]]>
https://meyeucon.org/24266/nen-cham-soc-tre-bi-tieu-chay-nhu-the-nao/feed/ 0
Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/ https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/#respond Sat, 16 Jun 2012 23:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=23593 Với những nỗ lực chung của cả đất nước chúng ta trong 20 năm qua, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đi rât nhiều. Tuy vậy, 2 bệnh thường gặp ở trẻ là viêm phổi và tiêu chảy vẫn là những nguyên hàng đầu lấy đi sinh mạng của các bé.

Theo báo cáo mới đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), viêm phổi và tiêu chảy là nguyên nhân gây ra gần 1/3 số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), phần lớn rơi vào nhóm trẻ nghèo nhất.

Từ năm 2006 đến 2010, một phần ba trẻ dưới 5 tuổi trong khu vực nghi bị viêm phổi đã không được đưa tới các cơ sở y tế phù hợp. Gần một nửa số trẻ bị tiêu chảy không được uống thuốc bù nước và cho ăn tiếp tục, dấu hiệu cho thấy sự thất bại trong việc thực hiện một trong những can thiệp đúng đắn và đáng tin cậy, UNICEF nhận định.

Viêm phổi và tiêu chảy – hai căn bệnh tử thần đối với trẻ em dưới 5 tuổi

Trong khi đó tại Việt Nam, uớc tính trong vòng hai tuần vừa qua có khoảng 7% trẻ mắc tiêu chảy và 3% trẻ bị viêm phổi hoặc có triệu chứng của viêm phổi. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm đã đáng kể, từ 51 em trên 1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 23 trên 1.000 trường hợp vào năm 2010. Tuy nhiên, nguyên nhân do viêm phổi vẫn chiếm 12% tổng số tử vong ở trẻ và tiêu chảy 10%.

Cũng theo báo cáo này, có khoảng cách lớn về sự sống còn giữa nhóm trẻ giàu nhất và nhóm trẻ nghèo nhất. Hầu hết các quốc gia trong khu vực có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, tuy nhiên so với trẻ nhà giàu, các em nhà nghèo ít có khả năng nhận được can thiệp đơn giản giúp cứu mạng sống trước bệnh viêm phổi và tiêu chảy.

“Hầu hết các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, không cho phép cán bộ y tế cộng đồng ở các vùng xa xôi hẻo lánh cung cấp kháng sinh cần thiết cho trẻ nghi bị viêm phổi. Trong khi đó thực tế đã có những chứng minh rõ ràng rằng biện pháp này giúp cứu sống trẻ”, bà Lotta Sylwander, đại diện của UNICEF tại Việt Nam nói.

Bên cạnh đó, theo UNICEF, một cách thức đơn giản và hiệu quả khác để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cứ 5 trẻ thì có chưa tới một bé dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, như vậy có nghĩa là các em bị tước đi một biện pháp bảo vệ hết sức quan trọng.

Không được sống trong môi trường vệ sinh sạch sẽ cũng đẩy hàng triệu trẻ vào nguy cơ nhiễm các bệnh tiêu chảy. Tại nước ta, ước tính khoảng 6,5% người dân phải đi vệ sinh ngoài trời và gần một nửa dân ở nông thôn không được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh để ngăn ngừa các bệnh liên quan tới phân như tiêu chảy.

“Các ca tử vong ở trẻ do viêm phổi, tiêu chảy có thể giảm đáng kể nếu giải quyết được các vấn đề này và tập trung các nỗ lực vào các cộng đồng nghèo nhất”, bà Lotta Sylwander nói.

Phòng ngừa và điều trị cả hai căn bệnh trên có nhiều điểm tương đồng, bao gồm các bước căn bản như khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng, tăng cường tiếp cận với vệ sinh môi trường, phát thuốc bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy, điều trị kháng sinh cho bé viêm phổi do vi khuẩn.

]]>
https://meyeucon.org/23593/viem-phoi-va-tieu-chay-hai-can-benh-tu-than-doi-voi-tre-em-duoi-5-tuoi/feed/ 0
Trẻ bị tiêu chảy vì những nguyên nhân nào? https://meyeucon.org/21482/tre-bi-tieu-chay-vi-nhung-nguyen-nhan-nao/ Tue, 27 Mar 2012 00:51:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=21482 Hiện tượng trẻ bị tiêu chảy rất thường xảy ra, nhất là trong những tháng nắng nóng của mùa hè. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, điều cần thiết là phải biết chính xác nguyên nhân trực tiếp để có biện pháp điều trị, hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất:

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, … – cũng là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy. Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng, cùng với triệu chứng chuột rút, máu trong phân và sốt (bé có thể bị nôn hoặc không).

Một số sự nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tự phát hiện, nhưng một số, như vi khuẩn E. coli lại có thể được tìm thấy trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nếu bé có những triệu chứng như trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nhiễm trùng tai

Trong một số trường hợp, việc nhiễm trùng tai (có thể do virus hoặc vi khuẩn) có thể là thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy. Không chỉ đau tai, bé có thể buồn nôn, nôn và kém ăn; bé cũng có thể bị cảm lạnh

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bé bị tiêu chảy

Thực vật ký sinh

Nhiễm trùng do thực vật ký sinh cũng có thể dẫn tới bệnh tiêu chảy. Ví dụ như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh cực nhỏ sống trong ruột.

Nếu bé bị nhiễm trùng do thực vật ký sinh, bé có thể bị tiêu chảy, sưng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Những loại nhiễm trùng này thường dễ lan truyền trong những trường hợp chăm sóc theo nhóm, và cách điều trị liên quan tới vấn đề y tế đặc biệt. Vì thế bé cần đến gặp bác sĩ.

Thuốc kháng sinh

Nếu trẻ bị tiêu chảy trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh thì điều này có thể liên quan tới vấn đề vấn đề thuốc uống, thuốc mà có thể giết những vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Hãy nói với bác sĩ về biện pháp chữa trị nhưng không nên dừng việc cho trẻ uống thuốc đã được kê đơn cho đến khi bác sĩ có chỉ dẫn khác.

Quá nhiều nước ép

Quá nhiều nước ép (đặc biệt là nước trái cây có chứa socbito và hàm lượng cao frutoza) hoặc quá nhiều đồ uống ngọt có thể không có lợi cho dạ dày của trẻ và khiến trẻ không đi đại tiện được. Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ giải quyết được vấn đề này trong 1 tuần hoặc hơn.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn (hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với những chất protein vô hại trong thức ăn) có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng – ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ. Các triệu chứng có thể gồm tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và phân có máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng có thể dẫn tới phát ban, sưng tấy và khó thở. Gọi bác sĩ nếu trẻ có vấn đề về thở hoặc mặt/ môi trẻ bị sưng.

Chất protein trong sữa là kiểu dị ứng thường gặp nhất. Những loại khác bao gồm trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cá và những động vật có vỏ.

Không chịu được thức ăn

Không giống như dị ứng thức ăn, việc không chịu được thức ăn là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Một ví dụ là việc không chịu được lactoze. Nếu trẻ không chịu được lactoze thì điều đó có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactoze, một loại đường trong sữa bò và các sản phẩm từ sữa khác. Khi lactoze không tiêu hóa được có trong ruột thì nó có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sưng tấy và đầy hơi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ ½ – 2 giờ sau khi trẻ ăn các sản phẩm từ sữa.

Ngộ độc

Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn, và bạn nghĩ rằng trẻ có thể đã nuốt phải một thứ gì đó như dược phẩm, hãy gọi ngay bác sĩ. Những triệu chứng khác có thể bao gồm không thở được, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng

]]>
Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản https://meyeucon.org/20174/kiet-li-o-tre-nho-nhung-kien-thuc-co-ban/ https://meyeucon.org/20174/kiet-li-o-tre-nho-nhung-kien-thuc-co-ban/#comments Thu, 24 Nov 2011 15:52:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=20174 Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.

Hiểu biết về kiết lị

Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.

Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.

Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.

Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ

Nguyên nhân

Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.

Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.

Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.

Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả… bị ôi, thiu; thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo); ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm; tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.

Nhận biết

Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.

Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.

Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip…

Việc bạn cần làm là gì?

Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.

Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.

Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.

Giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.

Đề phòng

Luôn chú ý nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ.

Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.

Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.

Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.

]]>
https://meyeucon.org/20174/kiet-li-o-tre-nho-nhung-kien-thuc-co-ban/feed/ 1
Nguyên nhân khiến bé bị bệnh tiêu chảy trong mùa hè? https://meyeucon.org/18037/nguyen-nhan-khien-be-bi-benh-tieu-chay-trong-mua-he/ https://meyeucon.org/18037/nguyen-nhan-khien-be-bi-benh-tieu-chay-trong-mua-he/#respond Wed, 20 Jul 2011 20:58:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=18037 Tiêu chảy là bệnh thường gặp vào mùa hè và dễ lan thành dịch, bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, vì vậy các bạn cần phải nắm chắc nguyên nhân để tránh cho bé những nguy cơ không đáng có.

Khi bị tiêu chảy, khuôn mặt bé xanh xao và kéo theo triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tuy nhiên, khi bé gặp phải căn bệnh này, các bậc cha mẹ đừng vội lo lắng mà hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé bị tiêu chảy. Sau đó hãy cho bé dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường có những biểu hiện sau:

– Tiêu chảy nhẹ: Bé đi ngoài dưới 10 lần/ngày, phân lỏng và bụng có biểu hiện căng nhẹ

– Tiêu chảy nặng: Bé đi ngoài trên 10 lần/ngày, phân lỏng. Ngoài ra bé còn có triệu chứng nôn, sốt, sắc da xám nhạt. Thậm chí bé còn bị hôn mê hoặc co giật.

Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh tiêu chảy vào mùa hè:

1. Viêm dạ dày ruột: Viêm dạ dày ruột (còn gọi là cúm dạ dày) là tình trạng viêm dạ dày và ruột, có thể khiến trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị tiêu chảy. Viêm dạ dày ruột là bệnh phổ biến, có thể được gây ra bởi các loại vi rút khác nhau. Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là rotavirus.

2. Vi khuẩn lây nhiễm: Bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn lây nhiễm thường nặng. Đôi khi kèm theo triệu chứng nôn và đau bụng, phân có máu. Bệnh này thường do vi khuẩn E. coli, salmonella… gây ra. Bệnh nhân mắc tiêu chảy do loại virus này gây ra thường là do ăn thịt nướng chứa vi khuẩn E. coli gây ra nhiễm trùng.

3. Ký sinh trùng: Nhiễm ký sinh trùng cũng có thể gây tiêu chảy, chẳng hạn như giardiasis là do một ký sinh trùng trong ruột. Loài ký sinh trùng này sống tập thể và dễ dàng lây lan. Khi trẻ mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng cần phải được điều trị y tế đặc biệt. Nguyên nhân dẫn đến mắc loại ký sinh trùng này thường là do qua đường nước uống như nước chứa trong bể chứa, nước thông qua đường ống trên mái nhà có chứa giun đỏ…

4. Kháng sinh:Nếu em bé của bạn vẫn bị tiêu chảy trong khi điều trị kháng sinh hoặc sau khi điều trị thì rất có thể là thuốc có liên quan.

5. Thực phẩm đóng hộp:Uống nước trái cây đóng hộp quá nhiều, đặc biệt là những loại nước có nồng độ sorbitol và fructose cao cũng có thể gây ra các vấn đề về dạ dày cho bé.

6. Dị ứng sữa bò: Dị ứng sữa bò là không phổ biến, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra tiêu chảy và nôn trớ nếu trẻ không hợp.

]]>
https://meyeucon.org/18037/nguyen-nhan-khien-be-bi-benh-tieu-chay-trong-mua-he/feed/ 0
Hiểu và dùng đúng thuốc cầm tiêu chảy https://meyeucon.org/17855/hieu-va-dung-dung-thuoc-cam-tieu-chay/ https://meyeucon.org/17855/hieu-va-dung-dung-thuoc-cam-tieu-chay/#comments Fri, 08 Jul 2011 11:29:34 +0000 https://meyeucon.org/?p=17855 Khi người bệnh bị tiêu chảy, cầm tiêu chảy là mong muốn đầu tiên, riêng với trẻ em thì đó còn là sự  sốt ruột của cha mẹ. Nhưng cầm tiêu chảy bằng cách nào, thuốc nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.


Thuốc cầm tiêu chảy cho dạng tiêu chảy không nhiễm khuẩn

Tiêu chảy dạng không nhiễm khuẩn còn gọi là tiêu chảy không đặc hiệu liên quan đến đường ruột như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng… có ảnh hưởng lên sự chuyển hóa dịch – chất điện giải qua ruột (theo cơ chế khác) đưa đến kết quả giảm thể tích phân, tăng độ nhớt, tỷ trọng khối.Có hai loại thuốc cầm tiêu chảy không đặc hiệu thường dùng là loperamid và racecadotril. Chúng có những điểm giống và khác nhau.

Chúng giống nhau đều không có tính kháng khuẩn nên thường chỉ dùng trong tiêu chảy không do nhiễm khuẩn; còn trong tiêu chảy do nhiễm khuẩn không dùng riêng lẻ, nếu có dùng thì chỉ với vai trò phụ trợ, phối hợp. Nếu dùng phòng và trị tiêu chảy dạng không đặc hiệu thì chúng làm giảm được sự mất dịch, chất điện giải. Tuy nhiên, khi khi bị mất dịch – chất điện giải, chúng đều không có khả năng thay thế được việc bù dịch – chất điện giải bằng các thuốc truyền thống như oresol, dung dịch natri chlorua 0,9% hay dung dịch ringer lactate.

Chúng có vài điểm khác nhau về cơ chế, tác dụng không mong muốn cách dùng:

Loperamid là chất tổng hợp thuộc nhóm opiat. Tác dụng trực tiếp lên cơ dọc thành ruột, giảm nhu động thành ruột, tăng cường lực cơ vòng co thắt hậu môn ngăn quá trình tống thưc ăn, phân ra ngoài giảm tiết dịch đường tiêu hóa. Kết quả: làm giảm sự mất dịch – chất điện giải, giảm thể tích phân, cầm tiêu chảy mạnh, nhanh. Racecadotril ức chế enzym enkephalinase qua đó làm giảm tiết dịch – chất điện giải vào ruột khi có sự tăng tiết, giảm mất dịch – chất điện giải, giảm thể tích phân, cầm tiêu chảy nhưng không mạnh, nhanh bằng loperamid.

Một nguyên tắc trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn là không được giữ phân lại lâu trong ruột. Loperamid với cơ chế tác dụng trên sẽ giữ lại phân ở ruột lâu; từ đó, tăng sinh vi khuẩn ruột, bùng phát trở lại sự nhiễm khuẩn. Trong trường hợp vi khuẩn tiết ra chất độc, loperamid giữ lại chất độc và tăng chất độc. Tác dụng không mong muốn này xẩy ra khi dùng loperamid phối hợp trong điều trị tiêu chảy nhiễm khuẩn với liều cao kéo dài (gây giảm nhu động ruột, tăng sự co vòng cơ thắt và quá mức). Trong khi đó racecadotril có cơ chế làm giảm tiết dịch mà không giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ vòng co thắt hậu môn, nên không có tác dụng không mong muốn này. Cũng vì thế phạm vi liều dùng của racecadotril rộng hơn.

Loperamid là một opiat tổng hợp, dùng cho người lớn, ít độc cho hệ thần kinh trung ương như opioic tự nhiên. Tuy nhiên, loperamid có thể gây độc cho thần kinh của trẻ dưới 6 tuổi. Cho nên, loperamid không được đưa vào thường quy điều trị tiêu chảy cho trẻ em dưới 6 tuổi. Racecadotril không thuộc nhóm opoiat, không có các tác dụng không mong muốn này, có thể dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Loperamid khi dùng liều cao kéo dài sẽ gây táo bón, buồn nôn, khô miệng, chướng bụng, tắc liệt ruột (do giảm nhu động ruột, tăng trương lực cơ vòng co thắt hậu môn quá mưc); gây nhức dầu chóng mặt, mệt mỏi (do tác động lên hệ thần kinh). Không được dùng loperamid với người nhu động ruột giảm sút, chướng bụng, không dùng cho người có thai (vì chưa có đủ thông tin), có thể dùng cho người cho con bú (vì tiết qua sữa rất ít) nhưng chỉ nên dùng liều thấp nhất có hiệu lực; thận trọng khi dùng cho người viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan. Trong vòng 48 giờ dùng loperamid riêng lẻ hay kết hợp với các thuốc trị tiêu chảy khác mà không có kết quả thì ngừng dùng, tìm giải pháp khác, mà không dùng tăng liều. Racecadotril với liều điều trị, hiện chưa ghi nhận được các tác dụng không mong muốn nào nghiêm trọng.

Những điều phân biệt nêu trên nhằm để dùng thuốc vào các trường hợp thích hợp, không hàm nghĩa so sánh độ tốt xấu của hai thuốc.

Thuốc cầm tiêu chảy cho dạng tiêu chảy nhiễm khuẩn

Tiêu chảy nhiễm khuẩn là do chính vi khuẩn hay độc tố vi khuẩn tiết ra sự mất dịch – chất điện giải. Muốn cầm tiêu chảy, phải dùng kháng sinh đặc hiệu cho mỗi loại nhiễm khuẩn.

Với nhiễm khuẩn shigella

Các kháng sinh cổ điển như cot r imoxazol bị vi khuẩn kháng 90% (2009), acid nalixidic bị vi khuẩn kháng 70%(2009) nên dùng không đáp ứng, không chăc chắn. Hiện theo WHO và nước ta cần cho dùng các fluorfoquinolon (cyprofloxaxin hay ofloxain, perfloxacin) hay ceftriaxon.

Với nhiễm khuẩn escherichia Coli

Nếu là chủng E. Coli thông thường thì có thể dùng bactrim, berberin; nếu không dáp ứng có thể dùng các fluoroquinolon. Nếu là chủng sinh độc tố thì không dùng kháng sinh, vì sẽ làm tăng sự phóng thích độc tố gây chứng tán huyết – urê huyết cao.

Với nhiễm sallmonela thông thường (S.non-typhi )

Khi nhiễm một lượng lớn, sinh ra đủ độc tố, mới gây nhiễm độc. Biểu hiện rất dữ dội: đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần, sốt. Tuy nhiên, khi tách khỏi nguồn lây thì bệnh không nặng thêm. Chỉ cần dùng thuốc chữa triệu chứng.Với người lớn khỏe mạnh, không nhất thiết dùng kháng sinh. Với người già, trẻ em (sức đề kháng yếu) có thể dùng kháng sinh hỗ trợ. Dùng bactrim, nếu không đáp ứng thì dùng các fluoroquinolon.

Với nhiễm sallmonela enterica typhi (thương hàn)

Các kháng sinh đặc hiệu cổ điển chloramphenicol, bactrim nay đã bị kháng thuốc rất cao (qua nhiều vụ dịch, thấy không còn đáp ứng).

Nhất thiết phải dùng kháng sinh đặc hiệu loại mới fluoroquinolon như ofloxacin (uống hay tiêm). Ngay từ đầu, không được dùng một liều mạnh ( vì vi khuẩn bị diệt quá nhiều sẽ sinh ra độc tố có hại làm nặng thêm các triệu chứng) mà chỉ dùng liều lúc đầu bằng 2/3 liều điều trị thông thường và tăng dần đến khi đạt hiệu quả (bằng liều điều trị thông thường) và duy trì cho dến lúc khỏi bệnh. Sau một đợt dùng, bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, ở một số người bệnh, tuy không còn triệu chứng nhưng xét nghiệm phân vẫn còn vi khuẩn; cần dùng một đợt kháng sinh khác chữa dứt điểm.

Với nhiễm campylobacter

Do nhiễm khuẩn từ thịt gia cầm chưa nấu chín. Dùng kháng sinh erythromycin nhưng sau 4 ngày mới có hiệu quả; nếu không đáp ứng, có thể dùng kháng sinh fluoroquinolon.

Với nhiễm virus

Hay gặp nhất là nhiễm rotavirus (ở trẻ nhỏ), hay norovirus (nhiều hơn ở người lớn). Có thể phát thành dịch nhưng không nguy hiểm. Chỉ dùng thuốc chữa triệu chứng như bù mất dịch – chất điện giải.

Tiêu chảy do nhiểm khuẩn gây mất dịch – chất điện giải nhiều hơn tiêu chảy không do nhiễm khuẩn. Mất dịch – chất điện giải sẽ gây ra các rối loạn nội môi, quan trọng nhất gây trụy mạch tử vong. Dùng thuốc bù dịch – chất điện giải là giải pháp cấp cứu hàng đầu. Hiện nay, thầy thuốc cũng như người bệnh hiểu rõ tầm quan trọng và thực hiện điều này khá tốt. Tuy nhiên nếu không quan tâm đúng mức đến việc xác định chủng nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh đặc hiệu, thậm chí chỉ dùng kháng sinh qua quýt, không cân nhắc kỹ (như bất cứ tiêu chảy nào cũng dùng bactrim, dùng cả các kháng sinh đã bị kháng ) thì sẽ không chữa khỏi bệnh mà còn lây vi khuẩn ra người khác, phát tán vi khuẩn vào môi trường gây ra dịch.

Dùng các thuốc cầm tiêu chảy không đúng

Xưa kia không có thuốc, thường dùng búp ổi lá sim, có chứa nhiều tannin làm săn niêm mạc ruột, cầm tiêu chảy. Nếu dạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, cách dùng này có thể sẽ làm rối loạn tiêu hóa thêm (do các phản ứng ngược chiều) nhất là với trẻ em. Nếu là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, thì cách dùng này sẽ không kháng được vi khuẩn làm mất được nguyên nhân gây tiêu chảy (vì tanin không có tính kháng khuẩn).

]]>
https://meyeucon.org/17855/hieu-va-dung-dung-thuoc-cam-tieu-chay/feed/ 7
Thực phẩm giúp bé chống tiêu chảy https://meyeucon.org/17638/thuc-pham-giup-be-chong-tieu-chay/ https://meyeucon.org/17638/thuc-pham-giup-be-chong-tieu-chay/#respond Wed, 22 Jun 2011 21:15:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=17638 Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với sức khỏe trẻ em. Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, bạn cũng đừng quên rằng dinh dưỡng cũng có tác dụng rất tốt. Hãy chọn cho bé những thực phẩm phù hợp nhé.

Đôi khi hiện tượng tiêu chảy ở trẻ ngừng lại thì có thể cũng là lúc trẻ có thể dễ dàng bị táo bón. Khi ấy, bạn cũng muốn hệ tiêu hóa của trẻ trở lại bình thường. Do đó, cha mẹ có thể thực hiện bằng cách cho trẻ kết thân với các thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cho đến khi hiện tượng tiêu chảy dần lắng xuống.

1. Chuối

Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ. Tuy chuối rất to nhưng chúng lại mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.

2. Gạo

Gạo cũng được coi là một thực phẩm chống tiêu chảy mà rất nhiều người biết đến và ca ngợi. Bởi vì gạo là thực phẩm khá nhạt, nó cũng giúp giảm thiểu và làm chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.

3. Táo

Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.

4. Bánh mì

Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.

Ngoài chế độ ăn uống nhạt, hoặc cho trẻ uống thức uống bù nước, bạn có thể cho trẻ măm măm các loại thực phẩm sau đây:

– Sữa chua: Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho con bạn.

– Mỳ: cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của con bạn.

– Khoai tây luộc: Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.

Các thực phẩm trẻ cần tránh khi bị tiêu chảy:

Nếu như bạn vừa cho em bé của bạn kết thân với các thực phẩm trên trong vòng 6h thì tốt nhất bạn nên cho trẻ đang bị tiêu chảy tránh xa các sản phẩm sữa, cà phê, thực phẩm gia vị, thức ăn chiên, dầu hoặc bất kỳ những thực phẩm có chứa đường nào khác. Hãy duy trì một chế độ ăn nhạt cho trẻ cho đến khi bạn cảm thấy trẻ đang khá hơn trong một vài giờ sau đó.

]]>
https://meyeucon.org/17638/thuc-pham-giup-be-chong-tieu-chay/feed/ 0