Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bà bầu mắc bệnh tiểu đường và những nguy cơ cần đề phòng https://meyeucon.org/26348/ba-bau-mac-benh-tieu-duong-va-nhung-nguy-co-can-de-phong/ https://meyeucon.org/26348/ba-bau-mac-benh-tieu-duong-va-nhung-nguy-co-can-de-phong/#respond Fri, 25 Jan 2013 23:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=26348 Hiện nay, việc kiểm soát và theo dõi đường huyết, chế độ dinh dưỡng và cân nặng ở thai phụ rất quan trọng để tầm soát tình trạng bất thường thai nhi do tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Khoa Sản BV Hùng Vương (TPHCM) vừa tiếp nhận một phụ nữ 36 tuổi bị thai chết lưu ở tuần thứ 37, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ. Hiện tỉ lệ thai phụ mắc bệnh này khá cao và đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Nhiều nguy cơ cho mẹ và con

Khảo sát gần đây của Đại học Y Dược TPHCM về tình trạng đái tháo đường ở thai phụ đã ghi nhận tỉ lệ đái tháo đường thai kỳ trên địa bàn TPHCM là 4%. Trong số các trường hợp được chẩn đoán đường huyết trong thai kỳ, có khoảng 10% đã bị bệnh từ trước khi mang thai và đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ rất cao. Đã có không ít thai phụ tử vong vì các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Bệnh hay kèm với cao huyết áp, bệnh tim mạch, chuyển hóa… và làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường.

Việc kiểm soát và theo dõi đường huyết, chế độ dinh dưỡng và cân nặng ở thai phụ rất quan trọng.

Theo GS-BS Nguyễn Thy Khuê, Đại học Y Dược TPHCM, có những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trước khi có thai hoặc thai phụ bị tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong lúc đang mang thai. Ở những thai phụ đái tháo đường, các bác sĩ cũng nhận thấy tình trạng tổn thương võng mạc có khuynh hướng nặng thêm và có thể gây xuất huyết võng mạc khi sinh. Ngoài ra, thai phụ tiểu đường còn có nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu hoặc có khả năng suy tim và nhồi máu tim cấp. Nếu thai phụ có sẵn bệnh thận mạn thì thường tình trạng suy thận sẽ gia tăng nếu bị tiểu đường thai kỳ.

Theo dõi đường huyết chặt chẽ

Hiện có nhiều thai phụ chưa được theo dõi đường huyết chặt chẽ, đặc biệt là những thai phụ chỉ khám thai định kỳ ở phòng mạch tư mà không chịu đến bệnh viện do ngại chờ đợi. Việc kiểm soát và theo dõi đường huyết, chế độ dinh dưỡng và cân nặng ở thai phụ rất quan trọng. Qua ghi nhận thực tế những trường hợp đái tháo đường thai kỳ, giáo sư Thy Khuê cho biết thường các tai biến chỉ xảy ra nếu đường huyết của thai phụ không được ổn định hoặc bệnh nhân đã có các biến chứng trước khi có thai. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường ở thai phụ có thể giảm hoặc không xuất hiện nếu thai phụ được quản lý tốt. Do đó, những trường hợp đái tháo đường thai kỳ cần được phối hợp chăm sóc toàn diện bởi bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường, bác sĩ sản phụ khoa và cả bác sĩ chuyên khoa bệnh lý sơ sinh.

Thai phụ nên kiểm soát đường huyết toàn phần lúc đói dưới 95 mg/dL và đường huyết toàn phần 1 giờ sau bữa ăn dưới 140 mg/dL và 2 giờ sau ăn dưới 120 mg/dL. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng mà để đường huyết lúc đói thấp hơn 60 mg/dL. Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên có một máy tự theo dõi đường huyết tại nhà và liên hệ với bác sĩ khi có những thay đổi bất thường ở đường huyết. Thai phụ tiểu đường có thể theo dõi đường huyết vào lúc đói, sau khi ăn từ 1-2 giờ và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cùng với điều trị ổn định đường huyết, tình trạng phát triển của thai nhi cần được theo dõi chặt chẽ qua siêu âm định kỳ hay các thử nghiệm đánh giá sức khỏe thai, đặc biệt trong những tuần lễ cuối. Ngoài ra, thai phụ cần quan tâm tới cân nặng, huyết áp, tình trạng phù, tiền sản giật hoặc sản giật để ngăn ngừa các trường hợp thai chết lưu, suy hô hấp hoặc thai to phải đưa đến các tình huống mổ bắt con hoặc trật khớp vai thai nhi nếu sinh qua đường âm đạo. Nếu thai phụ có nguy cơ tiểu đường cao, phải theo dõi tim thai từ tuần thai thứ 27, từ 1-3 lần/tuần, so với thai phụ có nguy cơ thấp thì từ tuần thai thứ 36 trở đi mới theo dõi tim thai mỗi tuần.

Nguy cơ dị tật thai nhi tăng từ 8-18 lần

Tần suất trẻ dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ có đường huyết cao trong giai đoạn tạo cơ quan của phôi thai (5-8 tuần sau kỳ kinh cuối) cao gấp 8 lần bình thường; dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần. Tiến sĩ – bác sĩ Ngô Minh Xuân, Trưởng Khoa Sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ TPHCM, cho biết ngay cả trong các trường hợp đái tháo đường xuất hiện muộn trong thai kỳ, nguy cơ của thai nhi như sang chấn lúc sinh hay suy hô hấp… cũng cao hơn nhiều lần so với bình thường. Thai nhi có đường huyết cao dễ bị sinh non, dị tật, thai to hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường, thai chết lưu… Hoặc em bé sẽ gặp những rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can xi máu, hạ đường huyết sơ sinh. Con của thai phụ tiểu đường, thai kỳ không được điều trị tốt thường rất nặng cân nhưng lại dễ bị suy hô hấp, chấn thương trong cuộc sinh, dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh lý.

]]>
https://meyeucon.org/26348/ba-bau-mac-benh-tieu-duong-va-nhung-nguy-co-can-de-phong/feed/ 0
Có nên mang thai khi bị tiểu đường? https://meyeucon.org/21611/co-nen-mang-thai-khi-bi-tieu-duong/ https://meyeucon.org/21611/co-nen-mang-thai-khi-bi-tieu-duong/#respond Wed, 07 Mar 2012 08:09:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=21611 Tiểu đường nằm trong nhóm “những bệnh lý cần thận trọng nếu có ý định mang thai”, điều đó khiến không ít thai phụ lo lắng khi rơi vào tình trạng này. Có nên mang thai khi bị tiểu đường? Trong trường hợp phát hiện có thai khi đang mắc bệnh tiểu đường thì phải xử trí như thế nào đây?

Những thông tin do Thạc sĩ – Bác sĩ Võ Thanh Liên Anh, Trưởng khoa Lâm sàng – Khoa Sinh sản hỗ trợ, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vấn đề này.

Thai phụ cần theo dõi đường huyết tại nhà, duy trì nồng độ đường 60-140mg/dl

Hậu quả trong thai kì của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Trước hết, ở những thai phụ bị tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, nguy cơ trẻ sinh ra phải nằm ở khoa chăm sóc tích cực, nguy cơ tử vong chu sinh. Hiện tại, dị tật bẩm sinh là nguyên nhân dẫn đầu của tử vong chu sinh ở sản phụ bị tiểu đường phụ thuộc insulin. Ở thai phụ bị tiểu đường, nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh cũng tăng gấp 3- 4 lần so với những trẻ sinh ra từ thai phụ bình thường.

Có thể nói, tất cả các biến chứng xảy ra liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát đường huyết của thai phụ. Do glucose qua được nhau thai nên tình trạng tăng đường huyết ở thai phụ sẽ dẫn đến tăng đường huyết của thai nhi. Trong 3 tháng đầu thai kì, tình trạng này sẽ gây nên sự bất thường trong quá trình hình thành các cơ quan của thai nhi . Ở giai đoạn sau của thai kì, đường huyết cao dẫn đến tình trạng tăng insulin máu thai nhi làm thai to quá mức, phổi lại kém trưởng thành; trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp.

Tầm soát chặt chẽ trước và khi mang thai

Tiểu đường chiếm 3-5 % trong những bệnh lý thường gặp ở thai kỳ. Trong đó, khoảng 90% xuất hiện ở thai phụ lần đầu mang thai, còn gọi là tiểu đường thai kỳ, 10% còn lại thuộc nhóm biết bệnh tiểu đường (loại 1- loại 2) trước khi mang thai.

Vì vậy, ở người bị bệnh tiểu đường nếu muốn có thai, cần đi khám và tư vấn khám trước nhằm biết cách kiểm soát tốt đường huyết; duy trì hemoglobin A1c < 6%; bổ sung acid folic 4mg/ngày, nhằm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh; đánh giá ảnh hưởng của tiểu đường trên bệnh lý võng mạc, thần kinh và mạch vành.

Để duy trì đường huyết ổn định, phụ nữ mang thai có thể thực hiện các phương pháp: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (3 bữa chính, 3 bữa phụ); thay đổi chế độ ăn, giảm đường, bột, sao cho năng lượng cung cấp cho cơ thể khoảng 2000-2400kcal/ngày; Trong thai kì, chỉ nên tăng cân từ 10-11kg; cần chích insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt, khi mang thai mới phát hiện tiểu đường thì thai phụ cần đến bác sĩ sản khoa khám càng sớm càng tốt để xác định thật chính xác tuổi thai. Bên cạnh đó, cần theo dõi đường huyết tại nhà (có thể mua máy thử đường huyết mao mạch tại nhà trước và sau ăn), duy trì nồng độ đường 60-140mg/dl.

]]>
https://meyeucon.org/21611/co-nen-mang-thai-khi-bi-tieu-duong/feed/ 0
Mang thai và nguy cơ mắc chứng đái tháo đường https://meyeucon.org/20698/mang-thai-va-nguy-co-mac-chung-dai-thao-duong/ https://meyeucon.org/20698/mang-thai-va-nguy-co-mac-chung-dai-thao-duong/#respond Mon, 19 Dec 2011 01:06:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=20698 Ở một số thai phụ có thể có sự phát triển một hình thức của đái tháo đường trong giai đoạn mang thai và được gọi chung là đái tháo đường thai kỳ. Không giống như các dạng đái tháo đường khác, đái tháo đường thai kỳ thường tự biến mất sau khi sinh em bé.

Tại sao cần kiểm tra đường huyết?

Đái tháo đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin. Insulin điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết. Cơ thể có thể sản xuất lượng insulin nhiều hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn tháng thứ 5, khi thai đang phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể người mẹ “theo guồng”, đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng đái tháo đường thai kỳ. Cơ thể cần đường dưới dạng glucose để phát triển nhưng quá nhiều sẽ làm thai nhi phát triển vượt mức. Nếu thai lớn sẽ khiến cho quá trình chuyển dạ của người mẹ gặp nhiều khó khăn. Với những thai nhi quá lớn sẽ buộc phải chỉ định sinh mổ và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da và các bệnh hô hấp ở trẻ sau sinh.

Một số chị em mắc chứng đái tháo đường thai kỳ và thường sẽ khỏi sau khi sinh

Chỉ khoảng 2 – 5% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, các bà bầu có thể duy trì đường huyết trong mức cho phép thông qua chế độ ăn hợp lý và tập luyện. Trong một số trường hợp, thai phụ sẽ phải tiêm bổ sung insulin.

Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ gồm những gì?

Bạn sẽ cần phải nhịn ăn trong ít nhất 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lúc đó, điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu. Mẫu máu đầu tiên sẽ được dùng để đo mức đường huyết trong máu khi bạn đang nhịn ăn và được gọi là test cơ bản. Sau đó, bạn sẽ được uống một cốc nước đường, khi đường ngấm vào máu, bạn sẽ được lấy máu lần 2 để đo mức đường huyết rồi so sánh với mức đường huyết trong mẫu máu lần 1. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu thấy kiến “quan tâm” tới đáy quần lót vì thai phụ nào cũng có chút đường trong nước tiểu, dù đường huyết hoàn toàn bình thường.

Những ai có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó, hay những người sinh một hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.

Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:

– Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác).

– Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.

– Những phụ nữ mà từng có trọng lượng quá khổ sau sinh (nặng hơn 4kg).

– Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột mà từng phải tiêm insulin bổ sung.

Làm gì khi mắc đái tháo đường thai kỳ?

Hầu hết phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này.

]]>
https://meyeucon.org/20698/mang-thai-va-nguy-co-mac-chung-dai-thao-duong/feed/ 0
Thận trọng với tiểu đường thai kỳ https://meyeucon.org/17014/than-trong-voi-tieu-duong-thai-ky/ https://meyeucon.org/17014/than-trong-voi-tieu-duong-thai-ky/#respond Sun, 08 May 2011 20:19:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=17014 Tiểu đường thai kỳ được gọi theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới đó là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết dẫn đến tăng lượng đường huyết trong thời kỳ chị em phụ nữ mang thai.

Tại hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á Thái Bình Dương hằng năm diễn ra cuối tháng 4 ở TP.HCM, tham luận của các nhà chuyên môn cho biết, có hai thể đó là: tiểu đường rõ, thường gặp nhất là thể 2, có trước khi mang thai, chỉ phát hiện trong thai kỳ và kéo dài sau sinh; thể hai là bất thường dung nạp đường huyết thật sự, xuất hiện trong lúc mang thai và biến mất tạm thời sau sinh.

Phụ nữ mang thai cần cẩn thận với bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ chiếm bình quân từ 2-6% thai phụ, một số nơi có thể cao hơn. Yếu tố chính gây nên bệnh đó là: thừa cân, tuổi tác, tiền căn gia đình trực hệ có người bị tiểu đường…

Biến chứng

Theo bác sĩ Gilles Dauptain (Hội Sản – Phụ khoa Pháp), tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ chứng tiền động kinh và mổ lấy thai ở người mẹ; những thai phụ thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ tiền động kinh và mổ lấy thai. Do vậy, các thai phụ nếu kết hợp cả tiểu đường thai kỳ và béo phì sẽ làm tăng các nguy cơ nói trên. Còn biến chứng ở trẻ, thai to bất thường là hệ quả thường gặp nhất của bà mẹ mang thai bị tiểu đường.

Việc tầm soát tiểu đường thai kỳ, lý tưởng nhất theo các bác sĩ là phải xác định được những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh. Khuyến cáo tầm soát tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất một trong những tiêu chuẩn sau: người mẹ mang thai ở tuổi từ 35 trở lên; chỉ số BMI từ 25 kg/m2 (dấu hiệu thừa cân); tiền căn gia đình thuộc hệ thứ nhất có người bị tiểu đường; tiền căn bản thân thai phụ đã bị tiểu đường thai kỳ; hoặc đẻ con với thai to.

Trong trường hợp tiểu đường thai kỳ ổn định, không có các bệnh lý khác, và không yếu tố nguy cơ kèm theo thì việc theo dõi lâm sàng không khác biệt ở các thai kỳ sau; nếu có các nguy cơ đi kèm (béo phì, đường huyết không ổn định, tăng huyết áp) thì cần kiểm soát huyết áp và nhịp tim thai phải đều đặn, và tăng cường theo dõi hơn nữa khi thai nhi ở tuần thứ 32 trở đi. Và, khi sinh, nên mổ lấy thai trong trường hợp bà mẹ mang thai có bệnh tiểu đường mà trọng lượng thai nhi trên 4.250g hoặc 4.500g. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc việc lợi, hại cụ thể khi mổ bắt thai.

]]>
https://meyeucon.org/17014/than-trong-voi-tieu-duong-thai-ky/feed/ 0
Đái tháo đường thai kỳ: biến chứng và xử lý của Bác sỹ https://meyeucon.org/16745/dai-thao-duong-thai-ky-bien-chung-va-xu-ly-cua-bac-sy/ https://meyeucon.org/16745/dai-thao-duong-thai-ky-bien-chung-va-xu-ly-cua-bac-sy/#comments Wed, 20 Apr 2011 11:11:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=16745 Bệnh đái tháo đường hiện tại đang là căn bệnh rất được quan tâm trong đời sống sức khỏe, bệnh chiếm khoảng từ 2-3% trong các bà mẹ mang thai. Trong số đó, khoảng 90% những trường hợp là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đái tháo đường thai kỳ thường không có những triệu chứng rõ ràng, có bạn khi mang thai khát nước, hoặc đi tiểu tiện nhiều, tình cờ đi khám mới phát hiện ra bệnh.

Các biến chứng có thể gặp

Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh đái tháo đường cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị đái tháo đường vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh đái tháo đường ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.

Thai phụ cần được tầm soát bệnh đái tháo đường

Bà mẹ mang thai bị đái tháo đường cũng có thể gây biến chứng cho thai: sảy thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2 – 5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.

Khi người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát đường huyết được; dị tật thai nhi thường không tăng lên.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán như thế nào?

Nếu như bạn không có tiền sử đái tháo đường thì việc tầm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ thường được thực hiện từ 24 – 28 tuần tuổi thai, bằng cách xét nghiệm máu chỉ số đường huyết (glycemia) và HBA1C. Thời gian này sẽ có khả năng xác định bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ hay không và sẽ giúp BS đánh giá và can thiệp để giảm bớt hậu quả có khả năng bất lợi của chứng rối loạn này.

Đường huyết lúc đói cao hơn 126mg/dl trong cả 2 hay nhiều test được thực hiện vào những ngày khác nhau có thể cho thấy bệnh nhân bị đái tháo đường, nếu giá trị đo được nằm trong khoảng 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9mmol/) thì được chẩn đoán là “rối loạn đường huyết lúc đói”(Impaired fasting glucose). Test chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose: sau xét nghiệm đường huyết lúc đói, bạn sẽ được uống 75g glucose (100g cho bệnh nhân mang thai). Mẫu máu sẽ được lấy tiếp sau một khoảng thời gian nhất định (1h, 2h, 3h) để đo lượng đường huyết. Để kết quả chính xác, trong buổi sáng hôm xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống gì khác.

Test dung nạp glucose uống có thể dẫn đến một trong các chẩn đoán sau:

– Đáp ứng bình thường: một người được xem là đáp ứng bình thường khi mức glucose 2 giờ (sau khi uống 75g glucose) dưới 140mg/dl và tất cả các giá trị giữa 0 và 2 giờ dưới 200mg/dl.

– Rối loạn dung nạp glucose: một người bị rối loạn dung nạp glucose khi đường huyết lúc đói dưới 126mg/dl và mức đường huyết 2 giờ nằm giữa 140 và 199mg/dl.

– Một bệnh nhân bị đái tháo đường khi mức đường huyết đo được trong những ngày khác nhau đều cao.

– Đái tháo đường thai kì: một bệnh nhân bị đái tháo đường thai kỳ khi có 2 triệu chứng bất kỳ trong số những triệu chứng sau:

  • Đường huyết đói hơn 95mg/dl,
  • Đường huyết 1 giờ hơn 180mg/dl,
  • Đường huyết 2 giờ hơn 155mg/dl,
  • Đường huyết 3 giờ hơn 140mg/dl.

Bác sĩ sẽ xử lý như thế nào?

Trước khi thụ thai: nếu như bạn bị đái tháo đường trước khi mang thai, bạn nên trình bày với BS đang điều trị nội khoa cho mình ý kiến sẽ dự định có thai, để BS sẽ có hướng điều trị và chế độ theo dõi thích hợp.

Trong kỳ mang thai: các BS sẽ theo dõi định kỳ: ĐH, HbA1C, đánh giá chức năng tim, gan, thận, mắt… kiểm tra alpha fetoprotein (AFP) huyết thanh mẹ ở tuần thứ 15 – 20 để đánh giá các nguy cơ bất thường về ống thần kinh của thai; siêu âm định kỳ giúp đánh giá các dị tật thai nhi nếu có và sự phát triển của thai.

Thời điểm sinh: khi thai của bạn đủ 38 tuần, BS có thể chỉ định sinh con theo hình thức sinh chỉ huy hoặc sinh thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố (tình trạng sức khỏe của mẹ, kiểm soát ĐH của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai) mà BS sản khoa sẽ tư vấn cho bạn chọn lựa.

Trong quá trình chuyển dạ: BS sẽ thường xuyên theo dõi ĐH của bạn để đảm bảo ĐH ở mức 4 – 7 mmol/l, nếu cần, BS có thể chỉ định truyền insulin theo đường tĩnh mạch để duy trì ĐH ổn định. Sau khi vừa sinh xong, BS sẽ theo dõi ĐH của bạn liền để chỉ định liều phù hợp, do tăng nguy cơ hạ ĐH sau sinh, đặc biệt nếu có cho con bú. (nên bạn có thể ăn trước hoặc trong khi cho con bú).

Theo dõi sau sinh: nếu như bạn bị chứng đái tháo đường thai kỳ, cần được kiểm tra thường xuyên và theo dõi bệnh đái tháo đường (có thể hết sau khi sinh hoặc không). Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn có nhiều khả năng bị tái phát ở thai kỳ tiếp trong tương lai. Theo thời gian, bạn cũng có nhiều khả năng tiến triển bệnh đái tháo đường – thường là đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn lối sống lành mạnh như: ăn thức ăn lành mạnh và tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 trong tương lai.

Bạn sẽ được BS tư vấn về dinh dưỡng sau khi chẩn đoán và được đặt trên một chế độ ăn uống thích hợp. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng là: đạt được mức bình thường của ĐH; ngăn chặn nhiễm toan ceton; cung cấp đầy đủ năng lượng để tăng cân hợp lý; giúp cho thai nhi phát triển bình thường.

Các yếu tố chính để xem xét khi tạo ra một chế độ dinh dưỡng cho bạn là số lượng calo, lượng carbohydrate, và phân phối calorie.

Chế độ ăn uống và tập thể dục nên được điều chỉnh từ từ để đạt được mức ĐH bình thường của bạn.

Thuốc sẽ được bác sĩ sử dụng như thế nào?

Nếu ĐH của bạn không thể duy trì được bởi biện pháp dinh dưỡng, thì các BS bắt đầu sử dụng thuốc. Có hai lựa chọn ở những bệnh nhân mang thai có nhu cầu điều trị nhằm kiểm soát ĐH: insulin (và một số chất tương tự insulin), và các chất làm hạ ĐH dưới dạng uống được sử dụng.

Insulin có nhiều loại: như loại tác dụng nhanh, tác dụng bán chậm, loại insulin pha trộn hoặc tác dụng kéo dài. Liều lượng và loại insulin được sử dụng được tính toán dựa trên các bất thường cụ thể của ĐH trong quá trình theo dõi mà BS sẽ chọn phác đồ thích hợp cho bạn.

Các thuốc Tolbutamide hoặc chlorpropamide dùng để điều trị đái tháo đường không được khuyến khích ở phụ nữ bị chứng đái tháo đường thai kỳ, bởi vì các thuốc này đi qua nhau thai và có thể gây tăng insulin bào thai (hyperinsulinemia), có thể dẫn đến hạ ĐH sơ sinh, thai to. Hiện nay, Hiệp hội đái tháo đường của Mỹ không xác nhận việc sử dụng các thuốc làm hạ ĐH dạng uống khi mang thai và liệu pháp như vậy đã không được sự chấp thuận của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ để điều trị chứng đái tháo đường thai kỳ.

Nhưng hiện nay có glyburide: thuốc hạ ĐH dưới dạng uống, đang được dùng để điều trị đái tháo đường thai kỳ và đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, theo các báo cáo cần có những nghiên cứu hơn nữa về thuốc này.

Nhờ vào sự tiến bộ trong Y học, việc theo dõi và chăm sóc các bà mẹ mang thai bị đái tháo đường nay đã tốt hơn và việc phát hiện ra những sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ để có chế độ chăm sóc theo dõi, can thiệp cũng tốt hơn. Điều này có được là nhờ sự phối hợp giữa các BS chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, sản khoa, và ngay cả với BS nhi khoa, làm cho cuộc sống hay quá trình mang thai của bạn trở nên không quá căng thẳng.

]]>
https://meyeucon.org/16745/dai-thao-duong-thai-ky-bien-chung-va-xu-ly-cua-bac-sy/feed/ 8
Phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường https://meyeucon.org/16473/phu-nu-mang-thai-de-mac-tieu-duong/ https://meyeucon.org/16473/phu-nu-mang-thai-de-mac-tieu-duong/#respond Sun, 03 Apr 2011 21:54:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=16473 Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai nghén là bệnh đang rất được quan tâm. Đái tháo đường thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 2- 5% số người có thai và sau đẻ thường trở lại bình thường. Tuy nhiên, theo thống kê của các chuyên gia, 50% số người mắc tiểu đường thai kỳ đã trở thành tiểu đường thực sự trong vòng 20 năm.

Th.S.BS Phan Hướng Dương, bệnh viện Nội Tiết TƯ cho biết, các thống kê cho thấy, có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc người đã chững tuổi mang thai. Do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai cũng được cải thiện rất nhiều, lối ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học làm gia tăng bệnh. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin.

Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Những mẹ sinh con có cân nặng từ 4kg trở lên thì có nguy cơ mẹ sẽ bị tiểu đường sau này. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần. Do vậy, mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24-28). Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đái tháo đường khi mang thai khiến trẻ phát triển chậm

Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Th.S Dương nhấn mạnh, đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến sản giậ), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, và có thể sinh khó. Những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi có tỷ lệ tử vong chu sinh cao.

Thai có thể bị dị tật, khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường, thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Phụ nữ trẻ mắc đái tháo đường nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Các bà mẹ này phải thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần.

Trong chế độ ăn, do nhu cầu kalo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm kalo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ.

]]>
https://meyeucon.org/16473/phu-nu-mang-thai-de-mac-tieu-duong/feed/ 0
Xét nghiệm dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ https://meyeucon.org/16097/xet-nghiem-dung-nap-glucose-va-tieu-duong-thai-ky/ https://meyeucon.org/16097/xet-nghiem-dung-nap-glucose-va-tieu-duong-thai-ky/#respond Fri, 04 Mar 2011 22:13:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=16097 Bệnh tiểu đường làm cơ thể không sản xuất đủ insulin (đường trong máu) hoặc không kiểm soát được lượng insulin của cơ thể.


Theo Học viện bác sĩ gia đình Mỹ, tình trạng này có thể gia tăng ở một số phụ nữ mang thai, phổ biến nhất trong nửa cuối thai kỳ, gọi là tiểu đường thai kỳ.

Insulin là hormone giúp giữ ổn định lượng đường trong máu. Phụ nữ mang thai cần thêm một lượng insulin vì cả cơ thể mẹ và bé, cùng với nhau thai tạo nên một số hormone khác nhau, một trong số nhiều hormone đó ngăn chặn tác dụng của insulin.

Xét nghiệm

Phụ nữ trên 25 tuổi nên được test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.

Những người mẹ với lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Điều này có nghĩa mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và chờ đợi 1-2 ngày để biết kết quả. Nếu kết quả cho mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận. Chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát mức độ insulin. Trường hợp mức độ đường là rất cao, tiêm insulin là cần thiết.

Ảnh hưởng tới thai

Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, bé sơ sinh nặng cân là khó khăn đối với cả mẹ và bé. Điều này có thể do thai nhi sản xuất thêm insulin do lượng đường dư trong máu của người mẹ. Các insulin thêm vào được lưu trữ dưới dạng mô mỡ, thông thường ở vai hoặc người bé.

“Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh tiểu đường khi mang thai, lượng đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường trong vòng vài ngày sau sinh” – tiến sĩ Jame Proulx (bác sĩ sản khoa tại bệnh viện William) cho biết. Tuy nhiên, có một số phụ nữ vấn phát triển bệnh tiểu đường sau sinh và thai phụ cần được kiểm tra định kỳ cho tình trạng này sau đó.

]]>
https://meyeucon.org/16097/xet-nghiem-dung-nap-glucose-va-tieu-duong-thai-ky/feed/ 0
Có bị mắc tiểu đường thai kỳ nếu gia đình có tiền sử tiểu đường? https://meyeucon.org/15910/tieu-duong-thai-ky/ https://meyeucon.org/15910/tieu-duong-thai-ky/#respond Tue, 15 Feb 2011 11:01:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=15910 Hỏi: Tôi đang mang thai tuần thứ 16. Xét nghiệm cho thấy glucose trong máu của tôi cao. Gia đình tôi có tiền sử mắc bệnh tiểu đường nên tôi càng lo mình sẽ bị tiểu đường thai kỳ. Làm sao để phòng bệnh?

Trả lời: Nếu bạn có gia đình mắc tiểu đường thì rất có thể, bạn cũng phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, tiểu đường có thể được ngăn chặn với những gợi ý sau:

– Thứ nhất, điều quan trọng là bạn cần lưu ý tới chế độ ăn uống của bạn. Bạn cần nhiều chất xơ carbohydrate như mỳ ống, gạo, bánh mỳ và khoai tây nhưng tránh carbohydrate tinh chế như bột mỳ trắng và đường. Hạn chế lượng chất béo động vật. Ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Cố gắng ăn ít, thường xuyên và không bỏ bữa.

– Thứ hai, nên tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon vào ban đêm.

– Thứ ba, nên trao đổi với bác sĩ của bạn để có lời tư vấn hữu ích nhất phòng tránh bệnh tiểu đường.

]]>
https://meyeucon.org/15910/tieu-duong-thai-ky/feed/ 0
7 lời khuyên bổ ích cho bà bầu tiểu đường https://meyeucon.org/15891/7-loi-khuyen-bo-ich-cho-ba-bau-tieu-duong/ https://meyeucon.org/15891/7-loi-khuyen-bo-ich-cho-ba-bau-tieu-duong/#respond Mon, 14 Feb 2011 16:22:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=15891 Mang thai là giai đoạn hạnh phúc nhất đồng thời cũng là giai đoạn khó khăn nhất mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua.Ngoài những thay đổi về nội tiết tố, bộ máy hoạt động của cơ thể, một số phụ nữ còn bị bệnh tiểu đường khi mang thai và người ta gọi là tiểu đường thai kỳ.


Làm cách nào để đối phó với căn bệnh khó chịu này khi đang bầu bí? Cheryl Alkon, tác giả của cuốn “Cân bằng giữa Mang thai và Tiểu đường” cho rằng, vấn đề không quá nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Điều quan trọng bạn cần làm là lên sẵn một kế hoạch.

Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích có thể giúp bạn xoay xở khi mắc bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh

1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Nếu bạn và ông xã đang có ý định mang thai và sinh con, bạn nên từ bỏ một số thói quen không tốt (hút thuốc chẳng hạn), giảm cân (nếu bạn bị thừa cân), và uống bổ sung vitamin trước khi sinh. Trong trường hợp bạn bị tiểu đường thì bạn nên kiểm soát được lượng đường trong máu.

Nếu lượng đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp, thời kỳ bầu bí của bạn sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

Phụ nữ bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khó thụ thai. Thuốc kích thích rụng trứng như Clomid và Serophene có thể giúp bạn cải thiện tình hình.

2. Gặp gỡ bác sĩ thường xuyên

Những thai phụ bị tiểu đường có thể phải thường xuyên gặp các bác sĩ sản khoa nhiều hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác.

Thường xuyên theo dõi, siêu âm thai nhi và kiểm tra lượng đường huyết thêm vào là một việc làm rất quan trọng. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó dễ dàng lên kế hoạch cho một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Xem xét việc ngừng uống thuốc tiểu đường

Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng, thai phụ mắc tiểu đường loại 2 không nên tiếp tục uống thuốc trị tiểu đường. Nguyên nhân là do chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh thuốc chữa tiểu đường như metformin an toàn với phụ nữ có thai. Insulin có thể là một lựa chọn tốt hơn cho bạn, giúp kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết trước và trong thai kỳ.

Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 thì chắc chắc bạn phải dùng insulin, do đó khi mang thai bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách dùng thuốc.

Chuyên gia khuyên các thai phụ, buối sáng thức dậy nên ăn một chút bánh quy.

4. Hiểu về triệu chứng buồn nôn mỗi sáng

Nếu bạn dùng thuốc insulin, bạn cần phải có thức ăn trong dạ dày. Điều này vô hình trung trở nên khó khăn bởi vì khi mang thai, bạn cảm thấy buồn nôn và không muốn ăn gì.

5. Duy trì kiểm soát lượng đường trong máu

Kiểm soát lượng đường huyết vốn đã khó ngay cả khi bạn đang mang thai. Điều đó có nghĩa là bạn phải tự theo dõi một cách thường xuyên và liên tục.

Có những phụ nữ mang thai kiểm tra lượng đường huyết 15 lần/ ngày. Đừng đợi đến lúc bạn cảm thấy hàm lượng này cao quá rồi mới đi kiểm tra.

6. Ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều carbonhydrate

Nếu bạn là người phụ thuộc vào insulin, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với hạ đường huyết. Nguyên nhân là do khi bạn dùng quá nhiều thuốc insulin mà lại ăn uống không đủ để phù hợp với lượng insulin trong cơ thể.

Ngoài những loại thuốc hỗ trợ cho những người bị hạ đường huyết như viên nén glucose, bạn có thể hình thành cho mình một thói quen tốt như sau: Luôn dự trữ và mang theo bên mình một số món ăn nhẹ giàu carbonhydrate như nước hoa quả, bánh kẹo…

7. Sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình

Mẹ, chị gái hoặc những người bạn thân thiết- những người từng trải hơn bạn có thể mang đến cho bạn những lời khuyên hết sức bổ ích.

Do đó, bạn hãy chủ động liên lạc với những phụ nữ cũng đã từng bị tiểu đường khi mang thai để chia sẻ và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Chúc các bà bầu sẽ tìm được những lựa chọn tốt nhất dành cho mình để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

]]>
https://meyeucon.org/15891/7-loi-khuyen-bo-ich-cho-ba-bau-tieu-duong/feed/ 0
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai https://meyeucon.org/15774/phong-ngua-benh-dai-thao-duong-trong-thoi-ky-mang-thai/ https://meyeucon.org/15774/phong-ngua-benh-dai-thao-duong-trong-thoi-ky-mang-thai/#comments Mon, 24 Jan 2011 12:10:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=15774 Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường typ 2, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…

Nên kiểm soát cân nặng và chế độ ăn trong thời kỳ mang thai

ThS. Nguyễn Thu Huyền, Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, ước tính tại Việt Nam có tới 5,2% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường. Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con, vì dấu hiệu của bệnh rất nghèo nàn và không đặc trưng nên sản phụ thường không chú ý. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

ThS. Huyền cũng cho biết, thông thường những phụ nữ có nguy cơ đái tháo đường trong thời kỳ mang thai gồm những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai trước, tiền sử sản giật, thai chết lưu, sinh con to trên 4 kg…Đặc biệt, việc thừa cân từ trước khi mang thai hoặc tăng cân quá nhanh trong thời kỳ mang thai cũng rất dễ mắc đái tháo đường. Bởi vậy, nếu có một chế độ ăn uống hợp lý và kiểm soát được cân nặng của mình và thai nhi thì sản phụ sẽ hạn chế được bệnh đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.

Để kiểm soát được cân nặng của sản phụ, BSCKI. Lương Thanh Bình, Trưởng khoa khám, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tốt nhất trong 9 tháng mang thai, sản phụ chỉ nên tăng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi có thai. Tức là nếu trước khi mang thai, phụ nữ có cân nặng 40 kg thì trong suốt thời kỳ mang thai nên tăng khoảng 10kg; nếu là 50kg thì nên tăng khoảng 12kg.

Để tránh bị đái tháo đường ở các bà mẹ mang thai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo, mức tăng cân của bà mẹ mang thai trong thời gian 9 tháng lý tưởng nhất là từ 10-12kg. Trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4-5kg và 3 tháng cuối tăng từ 5-6kg.

Phát hiện sớm để kiểm soát bệnh

Theo các bác sĩ, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai rất dễ có những biến chứng thai sản. Sức khoẻ của người mẹ cũng bị đe doạ trước những biến chứng đái tháo đường. Đó là biến chứng võng mạc, bệnh nhân có thể bị nặng lên rất nhanh trong thời kỳ có thai, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con; biến chứng bệnh mạch máu lớn, vi mạch có thể làm giảm tuần hoàn nhau thai, đây là biến chứng đe doạ đến sự sống của thai nhi.

Ngoài ra, đối với bà mẹ không được chẩn đoán hoặc những bà mẹ đái tháo đường thai kỳ không được quản lý tốt có nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh. Nguy cơ hạ đường huyết sơ sinh, vàng da, hạ canxi máu… làm tăng nhu cầu sử dụng phương tiện chăm sóc đặc biệt.

Bởi vậy, để phát hiện sớm nguy cơ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai và kiểm soát được bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên tiến hành làm các test sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường. Những người đã bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý và luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với sản phụ chưa mắc đái tháo đường trong giai đoạn thai kỳ thì nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tránh tăng cân. Đối với sản phụ bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai nên chia chế độ ăn làm ba bữa chính và ba bữa phụ, lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn hoa quả quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ và thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hàng ngày nên tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng. Phải đi khám thai định kỳ và đăng ký quản lý thai ở các cơ sở y tế.

Đặc biệt, những người bị đái tháo đường trong thời kỳ mang thai đã được kiểm soát, sinh con khỏe mạnh thì sau khi sinh 6 tuần vẫn cần quay lại cơ sở chuyên khoa để tầm soát lại bệnh.

]]>
https://meyeucon.org/15774/phong-ngua-benh-dai-thao-duong-trong-thoi-ky-mang-thai/feed/ 7