Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Trẻ bị mắc bệnh tiểu đường vì… quá sạch https://meyeucon.org/25031/tre-bi-mac-benh-tieu-duong-vi-qua-sach/ https://meyeucon.org/25031/tre-bi-mac-benh-tieu-duong-vi-qua-sach/#respond Sun, 14 Oct 2012 03:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=25031 Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol, Anh Quốc đã cho biết rằng, chính việc quá sạch sẽ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh tiểu đường ngày một nhiều.

Họ cho biết, hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng chống lại các nguồn bệnh lây nhiễm. Những trẻ em tiếp xúc với nguồn lây nhiễm thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ dễ dàng nhận được “tín hiệu” và tự điều chế để chống lại các loại virus này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cơ thể trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn thì dễ có nguy cơ mắc các bệnh như dị ứng, hen suyễn hay rối loạn hệ miễn dịch.

Tình trạng trẻ bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang có xu thế gia tăng.

Đặc biệt hơn, cũng theo kết quả công bố trên tờ tạp chí online Nature của trường Đại học Bristol thì những loại vi khuẩn được cho là “thân thiện” ẩn trong ruột lại có thể ngăn chặn sự tấn công của căn bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra những trẻ em dưới 5 tuổi từ năm 1985 đến năm 2004. Kết quả cho thấy, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại I tăng gấp 5 lần so với thời điểm mới tiến hành nghiên cứu và con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này cũng do càng ngày trẻ em càng… sạch

Việc tiếp xúc với một số loại vi khuẩn có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của bệnh tiểu đường loại I. Do khi tiếp xúc với vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ “khỏe mạnh” hơn, kích thích các tế bào tạo ra chất insulin. Nghiên cứu này được thực hiện thử nghiệm trên những chú chuột chuyển gen, một loại chuột có hệ miễn dịch không chứa vi khuẩn.

Kết quả cho thấy 80% số chuột được nuôi trong môi trường hoàn toàn không có vi trùng, đồng nghĩa với việc không có vi khuẩn ruột thân thiện lại mắc bệnh tiểu đường nghiêm trọng. Thế nhưng khi các nhà khoa học bơm vi khuẩn tốt vào ruột chuột thì tình trạng bệnh lại giảm một cách đáng kể.

Ngoài lý do trên thì một vài lý do dưới đây cũng là nguyên nhân khiến căn bệnh tiểu đường ngày một gia tăng ở trẻ nhỏ:

Chế độ ăn uống

Cuộc sống ngày càng phát triển, trẻ em được cung cấp đầy đủ đôi khi quá nhiều các nguồn dưỡng chất, nhất là các loại thực phẩm chứa chất béo và hàm lượng ca lo cao. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị mắc bệnh tiểu đường.

Lười vận động

Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời không chỉ nâng cao sức khỏe cho trẻ mà còn giúp cơ thể chống lại căn bệnh tiểu đường. Các bài tập thể dục có tác dụng tiêu thụ đường trong máu và làm giảm hàm lượng đường có trong cơ thể cũng như tạo thuận lợi cho sự gia tăng của insulin.

]]>
https://meyeucon.org/25031/tre-bi-mac-benh-tieu-duong-vi-qua-sach/feed/ 0
Đái tháo đường ở trẻ em: Những điều nên biết https://meyeucon.org/15418/dai-thao-duong-o-tre-em-nhung-dieu-nen-biet/ https://meyeucon.org/15418/dai-thao-duong-o-tre-em-nhung-dieu-nen-biet/#respond Fri, 07 Jan 2011 12:25:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=15418 Đái tháo đường trẻ em là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% đái tháo đường trẻ em là týp 1, số còn lại là đái tháo đường týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence – Moonbiedl…


Nguyên nhân đái tháo đường trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán đái tháo đường càng sớm càng tốt. Đái tháo đường trẻ em không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán đái tháo đường trẻ em gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ đái tháo đường > 70% vào 5 năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong máu thì nguy cơ từ 40-60% đái tháo đường xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.
  • Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh đái tháo đường trẻ em khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

  • Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh nhân mới chẩn đoán đái tháo đường phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.
  • Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị đái tháo đường khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.

Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị đái tháo đường không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

]]>
https://meyeucon.org/15418/dai-thao-duong-o-tre-em-nhung-dieu-nen-biet/feed/ 0
Chỉ dấu sinh học giúp phát hiện trẻ có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2 https://meyeucon.org/13801/chi-dau-sinh-hoc-giup-phat-hien-tre-co-nguy-co-mac-dai-thao-duong-typ-2/ https://meyeucon.org/13801/chi-dau-sinh-hoc-giup-phat-hien-tre-co-nguy-co-mac-dai-thao-duong-typ-2/#respond Sun, 14 Nov 2010 12:33:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=13801 Những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thể được xác định sớm bằng chỉ báo gen được gọi là chỉ dấu sinh học (biomaker), có thể được xác định chính xác nhờ công trình nghiên cứu do Nancy F.Butte đứng đầu.

Một ngày nào đó, các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia y tế có thể sử dụng các chỉ dấu sinh học. Do vậy, có thể các nhà nghiên cứu dinh dưỡng sẽ phát triển những chiến lược dựa trên khoa học để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường týp 2 cho trẻ em.

Để phát triển các chỉ dấu sinh học, Butte và các đồng nghiệp đang tiến hành lập bản đồ chi tiết các gen trên vùng nhiễm sắc thể 13. Các nhà khoa học tìm thấy một vùng trên nhiễm sắc thể 13 bằng cách kiểm tra kết quả DNA và xét nghiệm đường huyết của 1.030 trẻ em gốc Tây Ban Nha từ 4 – 19 tuổi. Các chỉ dấu sinh học cho thấy bản đồ chi tiết có thể chứng minh được dấu hiệu của khuynh hướng dẫn đến bệnh đái tháo đường týp 2. Nghiên cứu của họ được xây dựng dựa trên một công trình trước đây đã xác định được một vùng ảnh hưởng của mức đường trong máu (glucose). Hàm lượng đường cao thường là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường hay tiền đái tháo đường týp 2.

]]>
https://meyeucon.org/13801/chi-dau-sinh-hoc-giup-phat-hien-tre-co-nguy-co-mac-dai-thao-duong-typ-2/feed/ 0
Đái tháo đường ở trẻ em https://meyeucon.org/13097/dai-thao-duong-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13097/dai-thao-duong-o-tre-em/#comments Tue, 12 Oct 2010 12:53:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=13097 Đái tháo đường là một trong những bệnh mãn tính gây tác hại đến sức khỏe của trẻ em thường gặp nhất. Bệnh có thể xảy ra cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, kể cả lứa tuổi chập chững biết đi.

Béo phì dễ dẫn tới đái tháo đường

Có 2 loại đái tháo đường

Đái tháo đường týp 1: thuộc loại bệnh tự miễn, không thể phòng ngừa được, và là dạng đái tháo đường thưiờng thấy ở trẻ em trên toàn cầu.

Tuy nhiên, do hậu quả của béo phì và lối sống tĩnh tại hiện nay ở trẻ em, đái tháo đường týp 2 cũng đang ngày càng tăng nhanh ở trẻ em và thanh thiếu niên.

  • Toàn cầu hiện có khoảng 500.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
  • Mỗi một ngày trên thế giới có khoảng 200 trẻ bị đái tháo đường týp 1 và mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ em dưới 15 tuổi bị đái tháo đường týp 1.
  • Đái tháo đường týp 1 đang gia tăng ở trẻ em với tỷ lệ 3% mỗi năm, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất ở lứa tuổi mẫu giáo (5%/năm.)
  • Đái tháo đường týp 2 xảy ra cả ở trẻ em tại những nước phát triển và đang phát triển và đang trở thành một vấn đề sức khỏe công đồng nghiêm trọng cần được lưu tâm ..
  • Đái tháo đường týp 2 có thể phòng ngừa được bằng việc thực hiện giảm cân (từ 7 – 10% cân nặng cơ thể) và bằng cách gia tăng hoạt động thể lực cho trẻ .

Để không một trẻ nào chết vì đái tháo đường, các bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Điều trị đái tháo đường rất tốn kém. Trẻ em đái tháo đường bị tử vong là do gia đình không đủ điều kiện để cung cấp thuốc cần thiết cho trẻ.
  • Rất nhiều trẻ em bị đái tháo đường ở các nước đang phát triển bị tử vong sớm sau khi được chẩn đoán.
  • Mặc dù có những phương pháp điều trị hiện đại, vẫn có một tỷ lệ trên 50% trẻ em bị đái tháo đường phát triển các biến chứng trong vòng 12 năm sau khi được chẩn đoán bệnh.
  • Cả hai dạng đái tháo đường (týp 1 và 2) đều đang gia tăng ở trẻ em.
  • Toan chuyển hóa ceton do đái tháo đường là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở trẻ em bị đái tháo đường týp 1. Tuy vậy nếu được chẩn đoán sớm, được điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được biến chứng này.
  • Trên 50% trường hợp đái tháo đường týp 2 có thể phòng ngừa được.
  • Trẻ đái tháo đường có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh, nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng, kịp thời và được theo dõi lượng đường trong máu thật chặt chẽ, đều đặn.

Nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu của đái tháo đường ở trẻ em:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Khát nước nhiều, uống nước liên tục.
  • Nhanh đói bụng dù ăn nhiều
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Khó tập trung suy nghĩ
  • Nhìn mờ
  • Nôn mửa, đau bụng

Cần vận động, khuyến khích trẻ và cùng trẻ thực hiện lối sống khỏe mạnh : dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, hạn chế lối sống tĩnh tại.

]]>
https://meyeucon.org/13097/dai-thao-duong-o-tre-em/feed/ 3
Trẻ em và bệnh đái tháo đường https://meyeucon.org/13092/tre-em-va-benh-dai-thao-duong/ https://meyeucon.org/13092/tre-em-va-benh-dai-thao-duong/#respond Tue, 12 Oct 2010 12:39:04 +0000 https://meyeucon.org/?p=13092 Hiện nay, tình trạng trẻ em mắc đái tháo đường typ 2 có xu hướng gia tăng. Đái tháo đường ở trẻ em rất khó khống chế do trẻ vẫn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Vậy chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ?

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây đái tháo đường ở trẻ

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ.

– Do yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, hoặc do người mẹ mắc bệnh trong khi mang thai.

– Béo phì ở trẻ: Là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường ở trẻ và nguy hiểm hơn, trẻ béo phì còn có thể mắc bệnh đái tháo đường typ 2 giống như người lớn. Đây thực sự là điều đáng lo lắng, vì đi cùng với bệnh đái tháo đường typ 2 là việc tăng các nguy cơ về tim, thận, tuần hoàn máu và các chứng loạn thị.

– Thừa dinh dưỡng: Trong tình hình phát triển của nền kinh tế hiện nay nên chế độ dinh dưỡng có sự thay đổi, đặc biệt là ở trẻ ăn nhiều chất béo, nhiều đường dẫn đến thừa năng lượng và glucose máu tăng. Mặt khác, do thiếu vận động nên năng lượng thừa ngày càng nhiều và dẫn đến béo phì, đây cũng là nguyên nhân gia tăng bệnh đái tháo đường ở trẻ.

Trong khi đó, việc điều trị bệnh cho trẻ đái tháo đường typ 2 không hề đơn giản. Thông thường, người mắc đái tháo đường typ 2 ngoài dùng thuốc còn phải tuân theo một chế độ ăn kiêng cực kỳ nghiêm ngặt. Nhưng với trẻ, nhất là những trẻ đang độ tuổi phát triển, không thể bắt trẻ kiêng khem quá mức. Hơn thế nữa, với trẻ, việc tạo lập một ý thức về bệnh không dễ.

Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh đái tháo đường không đúng sẽ gây ra những biến chứng nhất định, trong đó có hạ đường huyết. Do não trẻ em cần được cung cấp đường hằng định, nên khi hạ đường huyết sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến não, làm giảm sự phát triển của não. Kết quả giảm trí thông minh và giảm thị lực nếu tình trạng hạ đường huyết kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.

Ăn cân bằng, vận động hợp lý

Theo các nhà chuyên môn, cách hạn chế tốt nhất bệnh đái tháo đường là áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, giàu chất xơ và tăng cường vận động cho trẻ. Với trẻ mắc đái tháo đường typ I, cha mẹ nên đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, không nên bắt trẻ kiêng khem quá mức. Trẻ mắc đái tháo đường typ I vẫn có thể phát triển bình thường nếu được tiêm đủ insulin và chế độ ăn uống thích hợp. Trẻ mắc đái tháo đường nên hạn chế bánh kẹo, sô – cô – la, nước cốt dừa, đặc biệt, không nên dùng nước ngọt có gas. Các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì nếu ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Đồng thời, nên thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu của trẻ để có giải pháp thích hợp. Trong những ngày Tết, bố mẹ hãy chú ý đến trẻ. Đừng để trẻ lúc thì nhón cái kẹo, khi thì nhón cái bánh. Ăn quá nhiều bánh kẹo không chỉ gây tác hại với trẻ bị đái tháo đường mà còn với cả những trẻ bình thường. Trẻ có thể bị đầy bụng, thậm chí có trẻ bị đau quằn quại do giun. Ăn nhiều kẹo có thể làm tăng đường huyết bất thường, dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước. Mặt khác, khi đã ăn kẹo nhiều thì trẻ thường lại không ăn cơm, do vậy, lượng đường thì tăng nhưng trẻ lại bị thiếu hụt các chất khác.

Bên cạnh đó, chế độ vận động luyện tập thể dục thể thao đóng một vai trò quan trọng. Trẻ giảm được cân cũng có nghĩa là đã giảm được lượng đường trong máu. Cần lưu ý:

– Các thực phẩm không nên ăn: Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít…

– Các thực phẩm nên hạn chế: Các quả chín quá ngọt như mít, na, chuối, nhãn, vải…; các đồ ăn chế biến sẵn như patê, xúc xích, lạp sườn, thịt hun khói…; các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát…

– Các thực phẩm nên ăn: Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai sọ…; các loại rau xanh như bắp cải, rau cần, rau bí, rau muống…; quả chín ít ngọt như dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận…

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường nên trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Ngoài ra, nếu trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trẻ có khả năng bị thiếu một số chất dinh dưỡng. Theo các nhà chuyên môn, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Làm gì khi trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

– Lập cho trẻ một kế hoạch tập luyện để trẻ giảm cân khi trẻ bị béo phì.

– Thường xuyên kiểm tra nồng độ đường trong máu để bảo đảm glucose máu luôn ổn định. Nhằm giúp cho trẻ tránh được bệnh đái tháo đường và có một cuộc sống khoẻ mạnh.

– Trong giai đoạn trẻ đang phát triển cơ thể trẻ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cho trẻ tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất vitamin, chất sắt, acid folic.

– Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn, không để trẻ sử dụng nhiều đồ ăn đông lạnh, không cho trẻ em dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và đặc biệt không để trẻ dùng thức uống của người lớn và ăn quá thừa chất dinh dưỡng.Vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bác sĩ Quý Nhân

]]>
https://meyeucon.org/13092/tre-em-va-benh-dai-thao-duong/feed/ 0
Chế độ ăn cho trẻ nhỏ bị đái tháo đường https://meyeucon.org/13091/che-do-an-cho-tre-nho-bi-dai-thao-duong/ https://meyeucon.org/13091/che-do-an-cho-tre-nho-bi-dai-thao-duong/#respond Tue, 12 Oct 2010 12:28:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=13091 Hỏi: Con tôi mới phát hiện mắc bệnh đái tháo đường ở giai đoạn 1. Xin bác sĩ tư vấn cho cách vận động, ăn uống để hạn chế bệnh.

Trả lời: Hiện nay, tình trạng trẻ em mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng không hợp lý khiến trẻ béo phì…

Vấn đề điều trị trẻ bị đái tháo đường khá khó khăn vì bản thân trẻ chưa ý thức được bệnh để phòng tránh. Vì vậy đòi hỏi sự sát sao của phụ huynh trong quá trình điều trị. Theo các nhà chuyên môn, để hạn chế bệnh đái tháo đường ở trẻ, cách tốt nhất là có một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều chất xơ, ít chất béo và tăng cường vận động cho trẻ.

Tuy nhiên, không nhất thiết là phải kiêng khem quá mức khiến trẻ lại thiếu hụt dinh dưỡng. Cụ thể là hạn chế ăn ngọt, uống nước có ga, các loại quả ngọt sấy khô, các đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, ăn các đồ rán, xào. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn, không để trẻ sử dụng nhiều đồ ăn đông lạnh, không cho trẻ em dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và đặc biệt không để trẻ dùng thức uống của người lớn và ăn quá thừa chất dinh dưỡng. Những thực phẩm cần cho trẻ ăn là ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai, các loại rau, quả chín như rau bí, muống, quả cam, táo, lê… các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất sắt, acid folic.

Bên cạnh việc ăn uống, vận động, các bậc phụ huynh lưu ý tới việc kiểm tra thường xuyên nồng độ đường trong máu của trẻ sẽ có giải pháp thích hợp.

ThS. Nguyên Tuân

]]>
https://meyeucon.org/13091/che-do-an-cho-tre-nho-bi-dai-thao-duong/feed/ 0
Đái tháo đường ở trẻ em và những điều cần chú ý https://meyeucon.org/11916/dai-thao-duong-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-chu-y/ https://meyeucon.org/11916/dai-thao-duong-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-chu-y/#respond Sun, 29 Aug 2010 16:19:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=11916 Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường. Với trẻ em bị béo phì, nguy cơ mắc bệnh rất cao và thường khi phát hiện, bệnh nhân đã chuyển sang type 2.

Phạm Thị Vy là một trong những bệnh nhi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang được điều trị tại khoa Thận – nội tiết – bệnh viện Nhi đồng 1 – TPHCM. Đây là trường hợp mắc bệnh do béo phì. Vy mới 13 tuổi nhưng cân nặng gần 60kg. Mẹ của em rất bất ngờ khi nhận được kết quả.

Chị Trần Thị Liễu – mẹ bệnh nhi đái tháo đường, cho biết: “Triệu chứng ban đầu của cháu là uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, khi khám bác sĩ và xét nghiệm bị tiểu đường. Do lượng đường rất cao nên cần ở lại bệnh viện điều trị. Gia đình rất lo lắng vì cháu còn đi học.”

Hiện nay bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị 74 bệnh nhi bị bệnh đái tháo đường. Từ đầu năm đến nay bệnh viện tiếp nhận 14 trường hợp trẻ em bị đái tháo đường, trong đó 2 bệnh nhi đã chuyển sang type 2.

Biểu hiện ban đầu ở trẻ em và người lớn đều giống nhau: uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, cảm giác đói bụng, đôi khi là những triệu chứng khác như mệt mỏi, học lực sa sút, giảm sự tập trung.

Trẻ em lứa tuổi từ 6 -12 có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao.

Bác sĩ Nguyễn Phương Khanh – Khoa Thận, Nội tiết bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, cho biết: “Tiểu đường trẻ em thường là tiểu đường type 1 do thiếu insulin trong cơ thể nên phần lớn sử dụng 1 loại insulin bên ngoài đưa vào cơ thể. Còn bé mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì dùng thuốc như người lớn”.

Các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và việc tập thể dục của trẻ. Một khi trẻ có nguy cơ béo phì thì nên đến bác sĩ để kiểm tra các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường.

]]>
https://meyeucon.org/11916/dai-thao-duong-o-tre-em-va-nhung-dieu-can-chu-y/feed/ 0
Trẻ ít tắm nắng có nguy cơ bị tiểu đường https://meyeucon.org/4370/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong/ https://meyeucon.org/4370/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong/#respond Tue, 18 May 2010 14:41:31 +0000 https://meyeucon.org/4370/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong/ Trong vòng 10 năm tới tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em sẽ tăng gấp đôi, trong đó 5 nguyên nhân được xem là những lý do quan trọng.

Lý do thứ nhất là do béo phì; thứ hai do trẻ ít được tắm nắng, điều này được chứng minh bằng thực tế, những người sống ở gần xích đạo có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn; ba là ở quá sạch làm tiêu diệt một số vi khuẩn, ký sinh trùng thân thiện; bốn là uống quá nhiều sữa bò, nhất là nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi nên hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo ra những căn bệnh tự miễn, trong đó có tiểu đường tuýp và năm là do ô nhiễm tăng cao, trẻ nhỏ bị phơi ra môi trường ô nhiễm ngày càng lớn nên rủi ro mắc bệnh là điều khó tránh.

Không giống bệnh tiểu đường tuýp 2 do kháng insuline, biến đưa tín hiệu leptin bị lỗi bởi ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 lại không có khả năng sản xuất insulin nên phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày mới có thể duy trì cơ thể hoạt động được.

Đây là căn bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch đã gây phá hủy các tế bào tuyến tụy nơi đảm nhận việc sản xuất insulin, bởi vậy việc phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích, hạn chế những biến chứng như mù lòa, suy thận mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Và so với bệnh tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 1 có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, chiếm từ 5-10% số người mắc bệnh tiểu đường nói chung nhưng hiện nay tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đang có chiều hướng gia tăng. Ngoài các lý do gây bệnh như trên còn phải kể đến một số yếu tố cấu thành khác như:

1. Ít tắm nắng cho trẻ

Như đã đề cập, việc tắm nắng cho trẻ là vô cùng quan trọng, kể cả trong giai đoạn phụ nữ đang mang thai.

Theo nghiên cứu, thì các thụ thể cảm nhận vitamin D của cơ thể có nhiều trong các tế bào, từ xương , não cho đến tuyến tụy . Theo đó, ngay từ khi lọt lòng mẹ nếu được bổ xung vitamin D thích hợp sẽ giảm được tới 80% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

2. Thiếu hụt Vitamin D khi mang thai

Khi mang thai người mẹ thiếu hụt Vitamin D cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet thì có tới trên 85% trẻ sơ sinh và 67% sản phụ có mức vitamin D trong cơ thể dưới 20mg/ml, mức rất thấp theo quy định, đặc biệt là trong những tháng mùa đông.

Để khắc phục, nhóm phụ nữ mang thai cần tiêu thụ thực phẩm có mức vitamin D cao gấp 10 lần so với khuyến cáo hiện nay. Hiện tại người ta khuyên phụ nữ nên bổ xung từ 200 IU (đơn vị quốc tế) đến 400 IU vitamin D/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh, mức khuyến cáo bổ xung vitamin dưới đây được xem là có lợi: Dưới 5 tuổi (35 đơn vị/mỗi kg trọng lượng/ngày); từ 5-10 tuổi (2.500 đơn vị); 18-30 (5.000 đơn vị) và phụ nữ mang thai 5000 đơn vị.

Để sử dụng chính xác và có hiệu quả cần tư vấn bác sĩ và tiến hành một cố phép thử, đặc biệt là thử máu để biết hàm lượng hydroxy D trong máu (OH) D và quyết định mức độ sử dụng cho thích hợp.

3. Phương án khắc phục

– Nên nuôi con bằng sữa mẹ: Việc làm này có nhiều lợi thế cho cả mẹ lẫn con, giúp cho con chóng lớn, tăng cường sức đề kháng, giúp sản phụ giảm các loại bệnh nan y, hạn chế dùng các loại sữa bò nhất là sữa tươi chưa tiệt trùng.

– Không nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc quá sớm. Có khuyến cáo cho rằng nên cho trẻ ăn bột ngũ cốc trong độ tuổi từ 4-6 tháng trở ra nhưng việc làm này chưa hẳn đã mang lại lợi ích, thậm chí, có thể làm gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 1.

– Cân nhắc việc tiêm phòng vắcxin cho trẻ: Mặc dù việc tiêm phòng vắcxin là rất cần thiết để giúp trẻ không mắc phải những căn bệnh viêm nhiễm hiểm nghèo nhưng theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ tăng tới 17 lần kể từ giữa thế kỷ 20 đến nay (từ 1/7.000 trẻ lên 1/400 trẻ) mà người ta tình nghi là có một phần do vắcxin gây nên bệnh tự miễn.

4. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa được?

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, việc phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vì khoa học vẫn chưa hiểu hết những bí ẩn có liên quan và chưa có thuốc đặc trị, trong đó có việc bổ xung vitamin D. Ngoài việc phòng bệnh, khoa học hiện đang nghiên cứu sử dụng tế bào gốc từ tủy xương để thay cho tế bào tuyến tụy.

]]>
https://meyeucon.org/4370/tre-it-tam-nang-co-nguy-co-bi-tieu-duong/feed/ 0
Cấm trẻ ăn đồ ngọt có chống bệnh đái tháo đường? https://meyeucon.org/2106/cam-tre-an-do-ngot-co-chong-benh-dai-thao-duong/ https://meyeucon.org/2106/cam-tre-an-do-ngot-co-chong-benh-dai-thao-duong/#comments Fri, 16 Apr 2010 10:21:29 +0000 https://meyeucon.org/?p=2106 Một số phụ huynh nghe nói trẻ em cũng bị đái tháo đường đã vội “cấm” con ăn đồ ngọt vì nghĩ sẽ dự phòng được bệnh đái tháo đường cho con. Điều này chưa hẳn đã đúng.

Thực phẩm căn bản của con người gồm có carbohydrate, chất đạm và chất béo. Carbohydrat có hai thành phần chính: đường và tinh bột. Insulin là hormone do tụy sản xuất, có nhiệm vụ đưa đường glucose từ máu vào tế bào để chuyển ra năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Thiếu insulin, glucose không được sử dụng nên “lưu hành” tràn ngập trong máu dẫn đến cao đường huyết. Khi không được dùng, glucose sẽ bị loại đồng loạt ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, nên từ đó có tên bệnh “đái tháo đường”.

Đái tháo đường có hai dạng chính:

  • Đái tháo đường type 1: thường gặp ở trẻ em và người dưới 30 tuổi. Ở dạng này, tụy không sản xuất được insulin, triệu chứng bệnh xuất hiện sớm và bệnh nhân cần được điều trị lâu dài với insulin.
  • Đái tháo đường type 2: thường gặp ở người trên 40 tuổi, người béo phì. Tụy sản xuất được một ít insulin, glucose được sử dụng một phần nào, vì vậy, đôi khi dấu hiệu bệnh không rõ ràng, bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi đi kiểm tra tại phòng khám.

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể nhưng năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì. Một công trình nghiên cứu cho thấy, nếu một hoặc cả hai bố và mẹ cùng mắc bệnh đái tháo đường thì gần 100% con cái sẽ mắc bệnh này nếu có chứng béo phì; còn nếu cả bố và mẹ đều không bị đái tháo đường thì nguy cơ bệnh đái tháo đường ở người con bị béo phì là 20%.

Những năm gần đây, số trẻ em và người trẻ mắc tiểu đường type 2 đang ngày một gia tăng vì các em ăn uống buông thả, lại ít vận động cơ thể nên bị béo phì nhiều hơn.

Để dự phòng đái tháo đường cho trẻ không phải là “cấm” trẻ ăn các thức ăn ngọt, mà cần áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, giàu chất xơ và cho trẻ tăng cường vận động, luyện tập cơ thể. Ngoài ra, các nhà chuyên môn còn đề nghị mỗi 3 năm, mọi người nên xét nghiệm xem có bị tiểu đường không. Với những đối tượng có nguy cơ cao (tuổi ngoài 40, béo phì, có người thân bị tiểu đường…) thì nên xét nghiệm thường xuyên hơn.

BS Huỳnh Thị Thu Kiều

]]>
https://meyeucon.org/2106/cam-tre-an-do-ngot-co-chong-benh-dai-thao-duong/feed/ 2