Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Cha mẹ phải làm sao? https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/ https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/#respond Sat, 12 Mar 2022 17:27:56 +0000 http://meyeucon.org/?p=45264 Đi ngoài ra máu tươi ở trẻ là dấu hiệu nguy hiểm, có thể cảnh báo một bệnh lý nào đó cha mẹ cần chú ý tìm hiểu đúng nguyên nhân để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng đi ngoài ra máu ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số thông tin đi ngoài ra máu tươi ở bé 5 tuổi và cách điều trị mà cha mẹ có thể tham khảo.

Bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?

Khi đi ngoài phân của trẻ có dấu hiệu lạ, cha mẹ cần quan sát thật kĩ để đưa ra kết luận có phải bé đi ngoài phân có máu hay không. Nhiều trường hợp, bé đi ngoài phân có màu đỏ do trước đó bé ăn đồ ăn hay uống nước có màu đỏ như uống sắt, siro, dưa hấu, củ dền…mà hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa được hết khiên phân bé có màu đỏ như máu tươi. Chính vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ và nắm rõ về chế độ ăn uống của trẻ để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bé nhà mình.

Bên cạnh đó, việc bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi có thể nguyên do bé đang mắc một số bệnh lý dưới đây:

1. Bệnh lồng ruột

Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận, các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Triệu chứng của lồng ruột là đau bụng dữ dội, trẻ đau quặn bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra máu tươi.

Bệnh lồng ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ khiến ruột bị hoại tử dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong. Chính vì vậy, khi thấy bé đau bụng dữ dội cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không phải đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra đi ngoài ra máu dễ dẫn khiến trẻ đối mặt với nguy hiểm tính mạng.

Bệnh táo bón

Đi ngoài ra máu là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ từ 2 – 5 tuổi. Triệu chứng đi ngoài ra máu thường do táo bón lâu ngày làm phân tích tụ lại, khô và cứng khiến bé đi ngoài cố sức rặn. Vì phân lớn và cứng khó ra khiến hậu môn căng giãn quá mức, phân cứng ma sát với thành hậu môn gây nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn gây chảy máu. Vì vậy, táo bón đi ngoài thì máu thường dính trên bề mặt phân và có máu đỏ tươi, hoặc bé có thể bị rây máu ra bồn cầu.

Khi bé 5 tuổi bị đi ngoài ra máu tươi do táo bón cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, việc đầu tiên mẹ cần làm là nhanh chóng vệ sinh sạch khu vực hậu môn sau khi trẻ đi tiêu xong, sau đó rửa sạch vết thương hậu môn bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn, cuối cùng bôi thuốc mỡ để bé giảm đau rát và nhanh lành vết thương.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để việc phòng chống táo bón đạt hiệu quả cao.

2. Bệnh trĩ

Bệnh trĩ ở trẻ em tuy nhiếm gặp những vẫn không thể không có. Bệnh trĩ xảy ra do gia tăng áp lực lên thành tĩnh mạch hậu môn dẫn tới sự căng phồng quá mức khiến các tĩnh mạch phình to thành các búi trĩ. Triệu chứng trĩ ở trẻ em cũng như ở các lứa tuổi khác gồm đau rát hậu môn, đi ngoài ra máu. Bệnh trĩ ở trre 5 tuổi do thường xuyên lặp lại các thói quen xấu làm tăng áp lực hậu môn gây bệnh trĩ ở trẻ nhỏ. Trẻ bị trĩ đi ngoài rất đau đớn, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu nên nhiều khi phụ huynh nhầm lẫn là bệnh kiết lị.

Để điều trị bệnh trĩ ở trẻ em, phụ huynh nên cho trẻ đi khám, căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt cho trẻ: vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi đi ngủ, giúp trẻ đi đại tiện vào khung giờ nhất định, bổ sung rau xanh, trái cây tươi hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón.

3. Bệnh sốt thương hàn

Thương hàn là bệnh lý về đường tiêu hóa do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng với thời gian ủ bệnh trung bình từ 8 – 14 ngày, phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Bệnh thương hàn thườn khởi phát đột ngột với triệu chứng: đau đầu, mệt mỏi, đi ngoài nhiều lần, sốt phát ban…

Bệnh sốt thương hàn là tình trạng nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh với biến chứng nguy hiểm xuất huyết đi tiêu hóa gây đi ngoài ra máu. Nặng hơn nữa có thể gây thủng ruột khiến bệnh nhân tử vong.

Để phòng ngừa sốt thương hàn cho trẻ, cha mẹ nên:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống, đảm bảo vệ sinh nguồn nước
  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh thương hàn cho trẻ, tiêm phòng vắc – xin được khuyến cáo cho những người sống trong khu vực có bệnh thương hàn phổ biến và những người du lịch tới khu vực đó.

4. Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân là do động vật nguyên sinh hoặc vi khuẩn, virus tấn công, do ký sinh trùng. Bệnh khiến trẻ tiêu chảy ra máu kèm dịch nhầy trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ, cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, luôn nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Ngoài ra nên cho trẻ ăn chế độ lành mạnh, bổ sung rau củ quả tươi, tăng cường uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Tăng cường bổ sun lợi khuẩn probiotic cho trẻ nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

Những dấu hiệu đi ngoài ra máu ở trẻ là nguy hiểm?

Khi trẻ 5 tuổi có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, hãy quan sát theo dõi và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Để xác định được tình trạng của đi ngoài ra máu của con, phụ huynh cần kiểm tra xem mức độ chảy máu trong phân là nhiều hay ít vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của bé bởi bé có thể bị sốc do mất máu, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

  • Mức độ nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu tươi nhưng ít, máu chỉ dính ở phân. Bên cạnh đó, trẻ vẫn hoạt động ăn uống, vui chơi bình thường, da bé vẫn hồng hào…
  • Mức độ nặng: Bé đi ngoài ra máu tươi nhiều, liên tục, phân chỉ toàn máu và không cầm được máu, da bé nhợt nhạt, bé có biểu hiện mệt mỏi, vật vã… Lúc này, phụ huynh cần sớm đưa bé tới gặp bác sỹ để có thể cầm máu cho bé.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

1. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ, không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi bởi nếu không kiểm soát tốt, trẻ dễ bị thiếu máu, mất cân bằng điện giải… Đặc biệt, trẻ có thể có biến chứng nặng nề đặc như bệnh lý lồng ruột cấp tính hay thương hàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, vì thế cần nhanh chóng và kịp thời can thiệp y tế.

Ngoài ra, cha mẹ không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ, việc xét nghiệm tìm nguyên nhân cũng như chỉ định thuốc điều trị cần có chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là 1 số phương pháp điều trị:

  • Sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn và có nhiễm trùng.
  • Điều trị triệu chứng: thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc bổ sung men vi sinh,…
  • Phẫu thuật xử lý tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột,…
  • Bổ sung nước và điện giải đầy đủ tránh mất nước ở trẻ.

2. Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị đi ngoài ra máu tươi ở trẻ 5 tuổi, cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách bằng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh theo gợi ý dưới đây:

  • Cho trẻ uống nước mỗi ngày để bù khoáng và chất điện giải, chú ý bổ sung thêm trái cây, sữa, nước cơm…
  • Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina… giúp thúc đẩy đông máu, hạn chế lượng máu thất thoát ra ngoài.
  • Cho trẻ ăn thêm sữa chua, men tiêu hóa để kích thích hệ tiêu hóa cho trẻ.
  • Thức ăn cho trẻ cần ninh mềm dạng lỏng để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ
  • Tránh cho trẻ ăn thực phẩm đông lạnh nhiều chất bảo quản, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, tránh nước có ga và nước ngọt đóng chai nhiều đường.

3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Ngoài ra, phụ huynh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ lời khuyên của chuyên gia dưới đây:

  • Nên tập cho trẻ có thói quen đi cầu vào khung giờ nhất định trong ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón có thể xảy ra.
  • Nên cho trẻ có thói quen vận động không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp nhu động ruột được kích thích, trẻ sẽ có cảm giác muốn đi đại tiện, đi đại tiện dễ hơn và tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục.
  • Nên tập cho trẻ có thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đu vệ sinh
Đi ngoài ra máu tươi ở trẻ 5 tuổi tuy không phải là triệu chứng hiếm gặp nhưng nó cũng khiến trẻ đối mặt với những tiềm nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chú ý quan sát và chăm sóc, điều trị đúng cách cho trẻ, tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ sẽ nhanh chóng được cải thiện.
]]>
https://meyeucon.org/45264/be-5-tuoi-di-ngoai-ra-mau-tuoi/feed/ 0
Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát nguy hiểm không, cách cải thiện https://meyeucon.org/45212/di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat/ https://meyeucon.org/45212/di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat/#respond Fri, 11 Mar 2022 15:38:33 +0000 http://meyeucon.org/?p=45212 Đi ngoài ra máu nhưng không đau là triệu chứng khá phổ biến bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng khiến người bị hoang mang lo lắng không biết mình đang mắc bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào để cải thiện? Tất cả những thắc mắc đó bạn có thể tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây.

Đi ngoài ra máu

Hầu như ai cũng từng một lần gặp dấu hiệu đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau đớn. Chính vì nó dễ gặp nên khiến nhiều người chủ quan nghĩ đơn giản. Chỉ đến khi đi ngoài ra máu kèm dấu hiệu đau rát hậu môn, chảy quá nhiều máu thì người bệnh mới lo lắng đi khám. Khi ấy bệnh đã đến giai đoạn sau, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Nguyên nhân của đi ngoài ra máu là do hậu môn bị tổn thương hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng những tổn thương tại ống hậu môn hoặc là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh nguy hiểm tại hậu môn trực tràng.

Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát là tình trạng xuất hiện máu trong mỗi lần đi đại tiện, có thể máu dính theo phân hoặc sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh thấy rớm máu ngoài hậu môn. Máu có thể chảy ra từ cả đoạn dưới và đoạn trên của đường tiêu hóa. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc máu màu đen. Thời gian máu chảy và số lượng máu cũng khác nhau trong mỗi trường hợp.

Đi ngoài ra máu nhưng không đau rát có nguy hiểm không?

1. Do bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ. Tuy nhiên, nhiều người chỉ biết đến bệnh trĩ với triệu chứng đi ngoài ra máu kèm dấu hiệu khó chịu, đau rát ở hậu môn mà không biết rằng, có những trường hợp bệnh trĩ những đi ngoài ra máu mà không kèm theo đau rát, khó chịu. Nguyên nhân thường gặp của bệnh trĩ là do táo bón kéo dài, chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, mang thai, đi ngoài ra máu sau sinh…

Giai đoạn đầu của bệnh trĩ, triệu chứng chảy máu không rõ rệt, có thể đại tiện chỉ chảy 1 chút máu dính theo phân, dính giấy vệ sinh nhưng không gây đau đớn cho đến khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy đi ngoài ra máu dù không thấy đau rát khó chịu, người bệnh cũng không thể loại trừ trường hợp mình mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu nếu không được điều trị triệt để, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như: viêm nhiễm vùng hậu môn, suy nhược cơ thể, mất máu, thiếu máu do đi ngoài ra máu nhiều. Nếu chị em đang mang thai đi ngoài ra máu do bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và thai nhi.

2. Do táo bón

Đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau rát cũng có thể cho chứng táo bón gây ra nhất là khi người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ,sử dụng bia, rượu, chất kích thích… Chứng táo bón gây đi ngoài ra máu ban đầu có thể không gây đau rát nhưng nếu để lâu có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ và kèm theo những nguy cơ bị viêm nhiễm khu vực hậu môn trực tràng với những cơn đau dai dẳng.

3. Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn khi ở mức độ mới chớm bệnh cũng chỉ gây đi ngoài ra máu mà không gây đau rát nên người mắc thường chủ quan. Nứt kẽ hậu môn không không được điều trị thì các biểu hiện của bệnh càng rõ ràng, mức độ chảy máu và đau rát cũng xuất hiện, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, biến chứng của nó cũng nguy hiểm hơn nhiều.

4. Polyp đại trực tràng

Polyp trực tràng và đại trực tràng cũng thường không có biểu hiện bên ngoài rõ ràng bên ngoài nhiều. Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu thì hầu như không có biểu hiện bên ngoài nào nhiều nên khiến người bệnh khó phát hiện, chủ quan. Tuy nhiên, Polyp đại trực tràng là bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị nó có thể biến chứng thành ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, khi thấy có triệu chứng đi ngoài ra máu dù không đau rát, người bệnh nên sớm đi khám và có biện pháp điều trị tận gốc.

5. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ở một phần nào đó trên ống tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng… Xuất huyết tiêu hóa ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu còn kèm theo một số dấu hiệu: Nôn ra máu, đau bụng phần thượng vị, hoa mắt chóng mặt, da tái lạnh, khó thở, co giật…

Xuất huyết tiêu hóa thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người mắc bệnh lý về gan (viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan…) Một số trường hợp bị xuất huyết đường tiêu hóa do uống phải dung dịch có tính kiềm hay axit, người uống rượu nôn nhiều, căng thẳng thường xuyên cũng có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hóa.

Khi người bệnh thấy dấu hiệu đi ngoài ra máu không đau rát hậu môn kèm các triệu chứng trên, nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời.

6. Viêm loét đại trực tràng

Tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không đau rát hậu môn rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm loét đại trực tràng. Viêm loét đại, trực tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại trực tràng bị tổn thương gây viêm loét, sưng đỏ do vết viêm để lâu ngày gây ra các vết trợt, ổ loét sâu. Nguyên nhân chủ yếu của viêm loét đại tràng là do vi khuẩn, kí sinh trùng, chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng kéo dài…

Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu không đau rát hậu môn, viêm loét đại trực tràng còn kèm theo triệu chứng: đau bụng, táo  bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, sốt…

Viêm loét đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị và gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí là tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

7. Ung thư đại trực tràng

Theo các chuyên gia, bác sĩ, phần lớn các trường hợp ung thư đại trực tràng thường là sự phát triển từ các polyp. Ở giai đoạn đầu, ung thư đại trực tràng hầu như ít có biểu hiện rõ rệt. Chỉ khi bệnh đến giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi là không cao thì người bệnh mới nhận thấy một số triệu chứng điển hình là: đi ngoài ra máu kèm chất nhầy. Đây là bệnh lý nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong cao nên người bệnh cần chú ý.

Cách xử lý đi ngoài ra máu không gây đau rát

Khi có dấu hiệu đi ngoài ra máu dù không gây đau rát, người bệnh cũng nên đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám cụ thể tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời, đúng hướng, tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc .

Song song với việc tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm nhanh chóng phục hồi tình trạng bệnh và giảm nguy cơ đi ngoài ra máu bằng các gợi ý dưới đây:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu, và tăng cường sức khỏe, vì vậy, người bệnh nên:

  • Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, theo khuyến cáo, trung bình nên uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Ăn những thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ, giàu vitamin giúp giải nhiệt, chống táo bón như rau, củ, quả, trái cây…
  • Hạn chế ăn những thực phẩm đông lạnh, nhiều chất bảo quản, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Tránh sử dụng các chất kích thích bia, rượu và đồ uống nhiều đường, có ga
  • Nên ăn đủ bữa, đúng bữa.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu không đau rát bằng thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể thực hiện theo lời khuyên sau:

  • Nên tạo thói quen đi đại tiện và một khung giờ nhất định trong ngày, không nên trì hoãn việc đi đại tiện sẽ khiến phân cứng và triệu chứng táo bón ngày càng trầm trọng hơn.
  • Không nên ngồi hay đứng quá lâu, bê vác quá nặng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Nên tăng cường vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nhu động ruột làm việc hiệu quả hơn và cũng giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nếu có.
  • Có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ hậu môn luôn sạch sẽ, thoáng mát. Sau khi vệ sinh nên rửa sạch bằng nước ấm tránh viêm nhiễm tổn thương ở hậu môn.

3. Sử dụng thuốc Tây

Việc sử dụng thuốc Tây điều trị đi ngoài ra máu không gây đau rát cần tuân theo chỉ định và phác đồ của bác sĩ. Những trường hợp thông thường, có thể bác sĩ chỉ kê thuốc kháng sinh uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc thụt… là mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, một số trường hợp đi ngoài ra máu kéo dài và gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, phình giãn đại tràng… sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, bắt buộc bác sĩ có thể yêu cầu biện pháp phẫu thuật.

4. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên thì sử dụng các bài thuốc dân gian trong tự nhiên cũng được khá nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc an toàn và mang lại hiệu quả người bệnh có thể tham khảo:

Sử dụng rau diếp cá

Theo Đông y,rau  diếp cá có vị cay, hơi lạnh giúp sát khuẩn, tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, trĩ, vết lở loét.

Cách dùng rau diếp cá như sau:

  • Cách 1: 1 Nắm rau diếp cá rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng và ăn sống vào các bữa ăn hằng ngày
  • Cách 2: Rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay nhuyễn, chắt lấy nước và uống trước khi ăn một giờ. Nên uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết sẽ cải thiện bệnh.

Sử dụng ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng, tính ấm giúp ôn khí huyết, cầm máu, kháng viêm nhiễm, nhuận tràng. Đây được coi là một loại thuốc tốt để làm giảm thiểu chứng đi ngoài ra máu rất tốt cho điều trị bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu.

Cách dùng ngải cứu như sau:

  • 1 Nắm lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ đánh nhuyễn cùng trứng và 1 chút gia vị
  • Đem hấp cách thủy và ăn như món ăn.

Sử dụng rau sam

Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, có tính kháng viêm, kích thích lưu thông máu nên thường được dùng làm thuốc chữa lỵ trực tràng, đái ra máu hoặc đi ngoài ra máu.

Người bệnh có thể dùng rau sam theo cách đơn giản sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá rau sam, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Đem lá rau sam đã chuẩn bị giã lấy nước hoặc cho xay nhuyễn, vắt lấy nước
  • Uống phần nước lọc được để uống, có thể thêm chút mật ong hoặc đường
  • Nên uống khi đói sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu được thuyên giảm.
Các bài thuốc dân gian trị đi ngoài ra máu nhưng không đau như chia sẻ chỉ khắc phục hoặc chỉ làm thuyên giảm dấu hiệu chứ tuyệt đối không có tác dụng trị khỏi tận gốc. Chính vì vậy, khi người bệnh thấy xuất hiện chứng đi ngoài ra máu dù không gây đau rát cũng nên chủ động đến ngay bệnh viện chuyên khoa uy tín, chất lượng để kiểm tra, thăm khám càng sớm càng tốt.
]]>
https://meyeucon.org/45212/di-ngoai-ra-mau-nhung-khong-dau-rat/feed/ 0
Top 10 cây thuốc Nam chữa tiêu chảy hiệu quả https://meyeucon.org/45207/cay-thuoc-nam-chua-tieu-chay/ https://meyeucon.org/45207/cay-thuoc-nam-chua-tieu-chay/#respond Thu, 10 Mar 2022 09:27:31 +0000 http://meyeucon.org/?p=45207 Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân nước hoặc phân lỏng nhiều lần trong ngày gây khó chịu và do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Ngày nay, sử dụng các cây thuốc Nam trị tiêu chảy đang được mọi người quan tâm bởi tính hiệu quả và an toàn. Thực hư các cây thuốc Nam này thế nào, cách dùng ra sao? Bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

Nguyên nhân gây tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Để xác định có bị tiêu chảy hay không, ngoài căn cứ số lần đi ngoài bất thường trong ngày, chúng ta có thể xem xét thêm các yếu tố:

  • Số lần đi ngoài tăng bất thường, đột ngột
  • Thay đổi độ đặc, lượng dịch trong phân
  • Thay đổi màu sắc, tính chất phân

Nguyên nhân chính của tiêu chảy là do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, nó cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Vệ sinh kém
  • Nhiễm khuẩn đường ruột
  • Rối loạn vi sinh đường ruột
  • Không hấp thu đường.
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Viêm đại tràng

Top 11 cây thuốc Nam trị tiêu chảy

1. Rau sam

Theo Đông y, rau sam có tính hàn, vị hơi chua có tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Dân gian thường dùng rau sam để điều trị tiêu chảy, kiết lị như sau:

  • Rau sam tươi 100g
  • Cỏ sữa tươi 50g
  • Rửa sạch, đun cùng 3 bát nước nước đến khi cạn còn 1 bát
  • Chắt lấy nước uống trong ngày

Lưu ý: Trường hợp đi ngoài có lẫn máu thì vẫn các vị trên cho thêm 20g nhọ nồi, 20g ráu má, sắc cùng lấy nước uống.

2. Cỏ sữa lá nhỏ

Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn dùng để chữa lỵ, viêm ruột tiêu chảy, các bệnh ngoài da…

Theo nghiên cứu, thân và lá cây cỏ sữa có hoạt chất cosmosiin, rễ cây có hoạt chất tirucallol, myricyl alcohol và taraxerol có tác dụng phục hồi niêm mạc đường ruột và ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng kiết lị. Chỉ với một nắm nhỏ cỏ sữa lá nhỏ, các triệu chứng tiêu chảy sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bạn có thể dùng cỏ sữa lá nhỏ chữa tiêu chảy theo cách sau:

Ở trẻ em:

  • Dùng 12g thân hoặc lá cỏ sữa rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
  • Đen nghiền hoặc xay sinh tố, lọc lấy nước
  • Chia làm 3 lần uống vào sáng, trưa, chiều sau khi ăn khoảng 30-1 tiếng.
  • Uống đều đặn đến khi thấy cầm tiêu chảy.

Ở người lớn:

  • Dùng 50-60g cỏ sữa, 15g lá chè già hoặc 60g nhọ nồi rửa sạch, cho vào ấm sắc cùng 1,5 lít nước
  • Đến khi còn khoảng nửa lít thì chắt lấy nước, pha thêm cùng vài thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Uống sau mỗi lần đi tiêu chảy sẽ giúp cầm nhanh đi ngoài hiệu quả.

3. Gừng

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm giúp hỗ trợ làm ấm dạ dày, giảm tình trạng đau bụng, co thắt dạ dày – ruột, từ đó triệu chứng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra trong gừng chứa 2 hoạt chất là Gingerol và Shogaol giúp kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả. Nghiên cứu cũng cho thấy, dịch nước chiết xuất từ gừng có chứa Zingerme, một loại hợp chất có thể tấn công và ức chế các chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Es.Coli gây ra.

Bên cạnh đó, gừng cũng giúp làm giảm lượng khí sinh ra do sự lên men của các vi khuẩn đường ruột, giải độc và tiêu diệt 1 số vi khuẩn gây tiêu chảy hoặc gây hại cho hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Vì vậy, gừng không những có tác dụng chữa tiêu chảy mà còn hỗ trợ bảo vệ đường ruột của bạn được khỏe mạnh.

Có nhiều cách dùng gừng chữa tiêu chảy khá đơn giản như sau:

Cách 1:

  • Dùng 1 – 2 củ gừng to, rửa sạch, đập đập cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp, hãm trong vòng 10 phút đến 15 phút.
  • Rót lấy nước uống thay trà hoặc có thể cho thêm 1 chút mật ong để hương vị thêm đậm đà.

Cách 2:

  • 4 – 5 củ gừng to đem rửa sạch, vạo hết vỏ và cho vào máy ép lấy nước cốt
  • Dùng 2 thài cà phê nước ép gừng hòa cùng 70ml nước ấm uống đều đặn sẽ thấy tình trạng tiêu chảy được cải thiện.

4. Lá mơ tam thể

Lá mơ lông không chỉ là loại rau thơm ăn kèm với món ăn mà nó còn là vị thuốc trị một số bệnh lên quan đến tiêu hóa đặc biệt là tiêu chảy, kiết lỵ. Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có vị đắng, tính mát, có vị chát giúp nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc…

Bạn có thể sử dụng lá mơ trị tiêu chảy theo hướng dẫn dưới đây:

  • Lấy 1 nắm lá mơ khoảng 100g
  • Rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước
  • Thái nhỏ lá mơ, đập 2 quả trứng gà, có thêm gia vị và đánh cho tan
  • Dùng chảo chống dính, không cho dầu ăn, đổ lá mơ lên, vặn lửa nhỏ, lật 2 mặt cho cho chín vàng thơm. Hoặc hấp cách thủy cho chín.
  • Nên ăn 2 lần/ ngày.

5. Lá ổi non

Y học hiện đại nghiên cứu và chỉ ra, trong lá ổi có chứa một số hoạt chất có tác dụng trị tiêu chảy như sau:

  • Flavonoid loại quercetin: giúp ức chế giải phóng acetylcholine để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính, kích thích hoạt động của cơ trơn đường ruột, giảm co bóp ruột.
  • Triterpene: chống co thắt ruột, làm giảm cơn đau bụng do tiêu chảy.
  • Tanin: Có tác dụng giảm nhu động ruột.
  • Tinh dầu và alkaloid:Hiệu quả trong việc tiêu diệt và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật trong ruột, đặc biệt là vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy Staphylococcus aureus, Salmonella spp. và Escherichia coli.

Bên cạnh đó, hoạt chất lectin của lá ổi giúp ngăn chặn vi khuẩn gây tiêu chảy E.coli xâm nhập vào vách trong của ruột thông qua cơ chế gắn chặt vào vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.

Dưới đây là cách dùng lá ổi non trị tiêu chảy:

  • Dùng 14 lá ổi non đem rửa sạch cho vào nồi nước 500ml, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 30 phút.
  • Khi nước sôi, cho thêm 1 chút muối
  • Tắt bếp, chắt lấy 3 phần nước uống, chia 3 lần sáng, trưa, chiều

6. Lá cây nhót

Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng. Có nhiều bài thuốc trị ho đờm, tả từ cây nhót, lá nhót. Bên cạnh đó, dân gian cũng có bài thuốc trị tiêu chảy từ lá nhót như sau:

  • Dùng lá nhót tươi khoảng 20 – 30g hoặc lá khô khoảng 6 – 12g đem thái nhỏ sao vàng,
  • Cho vào nồi sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml thì chắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày.

7. Quả lựu

Theo Đông y, quả lựu có vị chua ngọt, tính ấm, vào 2 kinh vị và đại tràng giúp tân chỉ khát, cầm máu, săn chắc niêm mạc ruột nên rất tốt cho việc cầm tiêu chảy.

Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, vỏ quả lựu có chứa tanin, resin, calcium oxalate, inulin, isoquercetrin và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng băng se và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng virus và tẩy giun sán.

Bạn có thể dùng vỏ quả lựu chữa tiêu chảy theo cách sau:

  • Dùng 2 quả lựu tươi bóc bỏ vỏ lấy phần thịt sắc với 500ml nước.
  • Nên dun với lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 150ml thì cho thêm chút mật ong
  • Khuấy đều và chia ra làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

8. Khổ sâm cho lá

Theo Đông y, khổ sâm cho lá có vị đắng, tính bình, quy vào kinh tâm, can và đại trường giúp lợi thấp nhiệt, bổ đắng và chủ trị chứng sốt cao, nhiệt lỵ, lở ngứa, tiêu chảy, viêm tai giữa cấp và mãn tính…

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, khổ sâm cho lá có chứa Flavonoid, Alkaloid, β – sitosterol, stigmasterol, acid benzoic, tecpenoid có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ, từ đó trị lỵ cấp tính, tiêu chảy.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lị theo các cách dưới đây:

Cách 1:

  • Lấy 1 nắm khổ sâm cho lá, 1 nắm lá phèn đen đem rửa sạc
  • Cho vào nồi đun cùng 1 lít nước cho sủi rồi vặn lửa nhỏ đến khi còn 1 bát nước thì chắt lấy nước
  • Rồi lại cho thêm nước đun như vậy 2 lần nữa, lấy 2 bát nước.
  • Ngày uống 3 lần, 1 thang chỉ nên 1 trong ngày

Cách 2:

  • Lấy 10g lá khổ sâm cho lá, 10g rau sam, 10gr cỏ sữa, 10gr nhọ nồi rửa sạch và sắc cùng 500ml nước
  • Đun khoảng 15 phút thì tắt bếp và chắt lấy nước uống.
Có thể sử dụng bài thuốc khổ sâm cho lá chữa tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh nên lưu ý liều lượng sử dụng với độ tuổi và tham khảo tư vấn của thầy thuốc trước khi dùng.

9. Hoắc hương

Trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam ghi lại, hoắc hương là dược liệu có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng và tính ôn quy vào phế, tỳ, vị có tác dụng làm mạnh dạ dày – ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau, lại có tác dụng hạ nhiệt… Từ đó, hoắc hương giúp chủ trị nhiều chứng bệnh như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, muốn nôn, trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, ngực đầu, kiết lỵ,…

Khoa học hiện đại cũng có những thực nghiệm phân tích thành phần dược chất trong hoắc hương và chỉ ra chúng chủ yếu gồm các thành phần Alcohol patchoulic, Patchoulen và một số thành phần khác như Benzaldehyde, Aldehyd cinnamic, Eugenol, Cadinen,…giúp kháng khuẩn hiệu quả, ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn,… Đồng thời, tinh dầu hoắc hương cũng có khả năng làm tăng dịch tiết dạ dày, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, làm co túi mật,…

Bài thuốc chữa tiêu chảy từ hoắc hương như sau:

  • Chuẩn bị hoắc hương 12g; nụ sim 8g, sao; đậu ván trắng 8g; sa nhân 8g, mộc hương 8g, cát căn 12g; cam thảo 4g; vỏ rộp ổi 8g; gừng nướng 3 lát.
  • Cho vào nồi sắc cùng 400ml nước đến khi còn 100ml nước thì chắt lấy nước uống chia làm 2 lần uống/ ngày
  • Tất cả sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

10. Sim

Theo Đông Y, nụ sim có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, thu liễm, cầm máu, chỉ tả. Thường được dùng trị các bệnh tiêu hóa như thổ tả, đau bụng, chữa viêm dạ dày, lị, ăn uống không tiêu, các bệnh đau nhức xương khớp, băng huyết…

Để chữa tiêu chảy từ nụ sim, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị 8 – 16g búp sim rửa sạch
  • Sắc cùng 200ml nước đến khi cạn còn 50ml nước thì chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống/ ngày.
  • Uống đều đặn tới khi không còn bị tiêu chảy

Lưu ý khi chữa tiêu chảy bằng bài thuốc nam

Dùng thuốc nam chữa tiêu chảy là phương pháp được nhiều người tìm kiếm và áp dụng. Bởi lẽ các phương pháp này có nhiều ưu điểm như:

  • Các cây thuốc nam sử dụng khá an toàn, lành tính, phù hợp với cơ địa người Việt Nam.
  • Nguyên liệu cây thuốc dễ tìm và không tốn kém quá nhiều chi phí
  • Có thể sử dụng lâu ngày mà không lo tác dụng phụ.

Tuy vậy, trước khi sử dụng các bài thuốc này điều trị tiêu chảy, bạn cũng cần chú ý một số điểm dưới đây:

  • Thuốc nam đem lại tác dụng khá chậm và cần người dùng kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy chuyển biến.
  • Tác dụng của các bài thuốc còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và mức độ tiêu chảy của từng người. Một số người thấy tác dụng nhanh, có người lại thấy không hiệu quả.
  • Nếu nhận thấy các triệu chứng không cải thiện sau một thời gian dài điều trị hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng hơn, bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm nhất, tránh để lâu bởi tiêu chảyr có thể gây mất nước trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng gây phiền phức, để lâu có thể ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe người bệnh, gây mất nước và khiến cơ thể suy nhược. Với top 10 cách chữa tiêu chảy đơn giản trên mong rằng bạn đọc đã hiểu rõ về công dụng, cách dùng và lựa chọn được bài thuốc phù hợp với tình trạng tiêu chảy của bản thân.

]]>
https://meyeucon.org/45207/cay-thuoc-nam-chua-tieu-chay/feed/ 0
Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn trái cây nào là tốt nhất? https://meyeucon.org/44877/viem-loet-da-day-nen-an-qua-gi/ https://meyeucon.org/44877/viem-loet-da-day-nen-an-qua-gi/#respond Fri, 12 Mar 2021 09:29:37 +0000 http://meyeucon.org/?p=44877 Trái cây rất tốt cho cơ thể, bởi nó là nguồn vitamin dồi dào giúp tăng sức đề kháng. Nhưng đối với bệnh viêm loét dạ dày, một số loại trái cây lại không hề tốt cho tình trạng dạ dày bị viêm loét. Vậy bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những loại trái cây nào là tốt nhất? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng tổn thương gây viêm và loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Những tổn thương này xảy ra khi lớp bề mặt niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày bị bào mòn làm cho lớp mô bên dưới bị lộ ra.

>> Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày khi mang thai

Triệu chứng của viêm loét dạ dày

Các triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày gồm có:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đau bụng thượng vị là triệu chứng chính của bệnh, cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc kéo dài từng cơn kèm theo cảm giác bỏng rát. Cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc vào ban đêm có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện thường gặp của viêm loét dạ dày, nó có thể là tiêu chảy hoặc táo bón do việc tiêu hóa không ổn định.

Viêm loét dạ dày cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày có thể gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa nếu ổ loét lớn, nguy hiểm đến tính mạng.

Những loại trái cây bệnh viêm loét dạ dày nên ăn

Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh viêm loét dạ dày nó có thể giúp tăng đề kháng và giảm thiểu tình trạng viêm loét dạ dày tái phát nếu người bệnh có thể tránh xa những loại thực phẩm không tốt cho dạ dày.

Bên cạnh việc điều trị viêm loét dạ dày thì bổ sung các loại trái cây, bổ sung các loại trái cây giàu dinh dưỡng cùng những thói quen sinh hoạt tốt có thể hỗ trợ điều trị bệnh, giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, người viêm loét dạ dày nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin (A, B, C, K,…), khoáng chất và chất xơ để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, giảm lượng acid trong dạ dày, điều hòa nhu động ruột. Từ đó sẽ giảm được các cơn đau, cải thiện bệnh nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại trái cây mà người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn:

Cherry

Theo nghiên cứu quả Cherry giàu flavonoid (chất chống oxy hóa). Người bệnh dạ dày ăn cherry có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn H. pylori, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ăn cherry có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP dạ dày.

Dâu tây

Dâu tây là loại quả nằm trong danh sách các loại trái cây có hàm lượng axit thấp, giống với lê, táo và mâm xôi. Thành phần chính của dâu tây là vitamin và khoáng chất nên sẽ bổ sung cho dạ dày các hoạt chất cần thiết để điều trị những vết lỡ loét ở niêm mạc, làm giảm cơn đau, cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh. Dâu tây không chỉ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao mà dâu tây còn có khả năng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa tự nhiên và các enzym trong cơ thể. Chính vì vậy, ăn nhiều dâu tây chín giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày từ những giai đoạn đầu.

Lựu

  • Trong quả lựu có các hoạt chất: Tanin cao, alkaloid, pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin, axít betulic và 3 chất base khác, granatin, axít betulic, axít ursolic và isoquercetin. Ngoài ra quả lựu vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng, sát trùng trừ sán, cầm máu, ngăn chặn các hiện tượng viêm, loét, các khuẩn có hại trong dạ dày.
  • Không chỉ vậy, lựu còn cung cấp đầy đủ chất xơ chính là cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh được nguy cơ táo bón và những vấn đề tiêu hóa khác. Một quả lựu có thể đáp ứng khoảng 45% lượng chất xơ dành cho một ngày được các chuyên gia khuyến cáo. Đối với người mắc bệnh dạ dày lại càng thêm có lợi.
  • Mỗi ngày sử dụng một lượng lựu vừa đủ sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng đau dạ dày trong thời gian ngắn. Giống như các loại trái cây khác, lựu chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có thể làm giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.

Việt Quất

  • Trong quả việt quất có lượng chất chống oxi hóa, chống viêm loại quả này có khả năng ngăn ngừa và ức chế vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn Hp.Ngoài ra việt quất chứa hàm lượng lớn chất xơ, khoáng chất và vitamin, có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế được sự nguy hại của gốc tự do, giúp dạ dày tránh được nhiễm trùng.
  • Bên cạnh đó, việt quất còn chứa hoạt chất proanthocyanidins flavonoid có khả năng chống vi khuẩn, ngăn ngừa sự kết dính của chúng trong dạ dày, giảm nhanh các cơn đau âm ỉ bên trong bụng, làm cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Bổ sung quả việt quất tươi hoặc nước ép việt quất vào chế độ ăn ở mức độ vừa phải rất tốt cho người bệnh dạ dày

Cam

  • Theo  nghiên cứu, cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả và có nhiều hoạt chất giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn Hp, giữ cho dạ dày không bị nhiễm trùng khi viêm loét, cải thiện bệnh đáng kể.
  • Ngoài ra trong cam có lượng axit ascorbic giúp chống viêm, hoạt chất favonol citrus giúp làm tăng lượng axit clohydric có trong dạ dày.Từ đó giúp dạ dày hoạt động ổn định, cải thiện tình trạng tiêu hóa cảm, chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, táo bón,…;
  • Tuy nhiên, chỉ nên ăn cam với một lượng vừa đủ, nếu lượng acid được dung nạp vào trong cơ thể bị dư thừa sẽ làm gia tăng tiết dịch vị gây kích thích mạnh mẽ lên lớp niêm mạc dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ chịu phải nhiều chứng đau đơn khó chịu, thậm chí dạ dày bị viêm loét gây nên các cơn co thắt, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Táo

Trong trái táo, có khoảng 30mg ketone, 15% là các chất hydrocarbon và chất keo; Các loại vitamin E, A, C. Ngoài ra, lượng kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú.

Táo cũng là loại trái cây chứa nhiều pectin, có khả năng thúc đẩy hoạt động ở dạ dày và đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nên rất có lợi cho người đau dạ dày. Chính vì thế, dạ dày được nghỉ ngơi nhiều hơn, không phải bị kích thích mạnh nên sẽ giảm được các cơn đau dai dẳng, tránh được đầy hơi, chướng bụng hiệu quả..

Chuối

Trong chuối chứa một lượng lớn vitamin A, B6, C, K cùng nhiều chất xơ, chất đạm và các khoáng chất (canxi, natri, magie, sắt,..) giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày khỏe hơn mỗi ngày. Chính nhờ những hoạt chất này giúp trung hòa được acid bên trong dạ dày, làm dịu bụng, giảm được cơn đau âm ỉ và tốt cho hệ tiêu hóa.

Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa và không gây hại cho dạ dày, chúng giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày bởi chúng chứa rất nhiều pectin- loại hoạt chất giúp vận động nhu động ruột một cách tự nhiên.

Trong quả bơ chứa nhiều kali, chất xơ- đây là những hoạt chất có lợi cho dạ dày.  Ngoài ra trong thành phần của bơ còn có nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra trơn tru. Đồng thời làm dịu niêm mạc, chữa lành các vết loét bên trong dạ dày.

Thường xuyên ăn bơ không những giúp giảm đau dạ dày mà còn hỗ trợ tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa của nhu động ruột. Có nhiều cách sử dụng bơ: ăn nguyên quả, làm sinh tố bơ… đều là những cách tiện dụng để có thể thưởng thức bơ tốt cho sức khỏe mà bạn có thể thử.

Đu đủ chín

  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong đu đủ có những thành phần rất có lợi cho việc điều trị bệnh: xenlulozo, folate, chất xơ có trong đu đủ sẽ ngăn chặn tình trạng táo bón. Từ đó sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và cải thiện các vấn đề như trào ngược, viêm loét dạ dày
  • Tuy nhiên người bệnh nên nhớ chỉa ăn đu đủ chín mwois tốt cho dạ dày, hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất tốt vì nó chứa enzyme papain và Chymopapain có tác dụng sản sinh acidlic giúp xoa dịu và giảm cơn đau tức thì, cho cơ thể trở về trạng thái thoải mái, dễ chịu.
  • Không chỉ vậy, ăn đu đủ chín thường xuyên còn kích thích được hệ tiêu hóa, giảm được triệu chứng khó tiêu, táo bón hiệu quả.
  • Nên ăn đu đủ chín sau bữa ăn.

Hỏi đáp: Bị viêm loét dạ dày uống nước dừa có sao không?

Lưu ý chế độ ăn của người viêm loét dạ dày

  • Người bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế rượu, bia, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua, hoa quả, dấm…
  • Tránh xa khói thuốc, bia rượu và chất kích thích.
  • Ăn chậm, nhai kỹ , không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.
  • Nên chế biến đồ ăn mềm, có thể ăn loại thức ăn dạng lỏng: Cháo, súp chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.
  • Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả

Trên đây là danh sách một số loại trái cây người bệnh viêm loét dạ dày có thể tham khảo bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày. Mong rằng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và phòng bệnh tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện thể thao và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện cơn đau dạ dày một cách hiệu quả nhất.

]]>
https://meyeucon.org/44877/viem-loet-da-day-nen-an-qua-gi/feed/ 0