Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cách chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh https://meyeucon.org/32641/cach-cham-soc-tre-bi-tim-bam-sinh/ https://meyeucon.org/32641/cach-cham-soc-tre-bi-tim-bam-sinh/#respond Mon, 10 Feb 2014 05:00:44 +0000 https://meyeucon.org/?p=32641 Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ trong bào thai. Các dị tật này có thể ở các vị trí sau: van tim (hẹp van, hở van, không có lỗ van), buồng tim (tim chỉ có một tâm nhĩ, hay một tâm thất, hay 3 buồng tâm nhĩ), vách ngăn tim hay các động mạch lớn gần tim.

Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ trong bào thai.
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của tim có từ lúc trẻ trong bào thai.

Nguyên nhân

Rất khó xác định nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh (TBS). Một số ít do di truyền, phần lớn còn lại do tác động từ môi trường bên ngoài lên bà mẹ lúc mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên như: cảm cúm, sốt phát ban, nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, uống rượu, uống thuốc bừa bãi, sống trong môi trường có nhiều tia X, tia phóng xạ, hóa chất độc hại.

Ngoài ra, các bà mẹ trên 40 tuổi sinh con có tỷ lệ bị TBS cao hơn.

Chăm sóc trẻ bị TBS

Tất cả trẻ bị TBS vẫn phải tiêm phòng như mọi trẻ bình thường khác.

Không được cho trẻ bú khi nằm để tránh bị sặc sữa, phải bế trẻ lên và để đầu trẻ cao khi bú. Nếu trẻ không bú được nhiều, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn và mỗi lần số lượng sữa có thể giảm đi.

Đối với trẻ đã ăn cơm, nên cho trẻ ăn nhạt nhưng vẫn đầy đủ chất bổ dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây để tránh táo bón.

Những trẻ lớn bị suy tim chỉ nên uống nước khi khát. Ngược lại những trẻ bị TBS tím, máu bị cô đặc nhiều, nên uống nhiều nước.

Trẻ có thể đến trường; gia đình cần kết hợp với nhà trường để miễn cho trẻ chơi những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức cao độ hoặc lao động nặng.

Khi trẻ đã bị suy tim, nên cho trẻ nằm đầu cao khi ngủ.

Trẻ bị TBS rất dễ bị viêm phổi. Để tránh biến chứng này, gia đình nên giữ trẻ ấm khi trời lạnh, không cho trẻ ở những nơi có nhiều khói bụi và khói thuốc lá. Nếu trong nhà có người bị ho, cảm cúm thì nên tránh xa trẻ.

Ngoài ra, trẻ TBS cũng dễ bị nhiễm trùng vùng răng miệng, từ đó sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim, rất nguy hiểm. Chính vì thế, gia đình nên hướng dẫn trẻ đánh răng sau mỗi bữa ăn, khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nếu cần nhổ răng hay làm các thủ thuật, phẫu thuật có gây chảy máu phải báo cho bác sĩ biết trẻ bị TBS để được uống hoặc tiêm kháng sinh dự phòng trước và sau thủ thuật, phẫu thuật.

Có phải tất cả đều phải dùng thuốc?

Không phải tất cả các trẻ bị TBS đều cần dùng thuốc. Bác sĩ sẽ cho các loại thuốc khác nhau tùy theo loại bệnh tim và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự động ngưng thuốc hay tăng hoặc giảm liều thuốc. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, nên báo ngay với bác sĩ.

Nên cho trẻ khám lại ngay nếu có bất kỳ triệu chứng nào khác thường như: sốt, ho, tiêu chảy, nôn mửa, phù, tiểu ít, bỏ bú, quấy khóc, thở mệt, rên rỉ, lừ đừ hay bứt rứt lên cơn tím tái, co giật, hôn mê.

Dù trẻ có bình thường cũng nên đi tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện các biến chứng cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ.

]]>
https://meyeucon.org/32641/cach-cham-soc-tre-bi-tim-bam-sinh/feed/ 0
Một số điều cần biết về tim bẩm sinh ở trẻ em https://meyeucon.org/25617/mot-so-dieu-can-biet-ve-tim-bam-sinh-o-tre-em/ https://meyeucon.org/25617/mot-so-dieu-can-biet-ve-tim-bam-sinh-o-tre-em/#comments Wed, 28 Nov 2012 02:00:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=25617 Theo PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1 cho biết, tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Vì vậy, người mẹ mang thai bị nhiễm siêu vi (sởi, quai bị, rubella…), nhiễm độc chất, mắc bệnh tiểu đường… thì con rất dễ mắc bệnh tim bẩm sinh.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh tim bẩm sinh ở nhiều nước trên thế giới thì tần suất bệnh khoảng 0,7-0,8%, tức cứ 1.000 trẻ ra đời thì có 8 bé bệnh tim bẩm sinh các loại. Khoảng 20-30% trường hợp cần thiết phải can thiệp (phẫu thuật) sớm.

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh đều có thể điều trị được bằng phẫu thuật hoặc thông tim can thiệp, thậm chí có thể can thiệp ngay sau khi sinh.

Tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai.

Trò chuyện về “Các bệnh tim thường gặp ở trẻ em” tại Trung tâm Truyền thông – Gíáo dục sức khỏe TP HCM cuối tuần qua, PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1 cho biết, hiện nay Việt Nam là nước thông tim can thiệp hàng đầu Đông Nam Á. Nhiều ca phức tạp đã được phẫu thuật thành công.

Theo bác sĩ Phúc, tim bẩm sinh là những tật tim từ trong bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai.

Những nguyên nhân có thể gây nên bệnh tim bẩm sinh:

  • Do bất thường cấu trúc gene (di truyền hoặc không di truyền).
  • Người mẹ trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ bị nhiễm siêu vi (rubella, sởi, quai bị, cúm…), nhiễm độc chất (rượu, thuốc lá, thuốc an thần, hóa chất, tia xạ…), mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường, lupus ban đỏ…).

Có 3 loại tật bẩm sinh chính:

  • Hẹp các thành phần trong tim như van hoặc các mạch máu ngoài tim.
  • Có lỗ thủng ở vách ngăn giữa các buồng tim.
  • Các mạch máu chính xuất phát từ tim ở những vị trí bất thường như dị tật “hoán vị đại động mạch”.

Trong một vài trường hợp các tật trên có thể phối hợp với nhau.

Để phát hiện sớm các trường hợp tim bẩm sinh:

Các trường hợp tim bẩm sinh có thể phát hiện sớm qua siêu âm tim bào thai lúc thai 16 tuần. Thai phụ nên đi khám định kỳ, nếu bác sĩ nghi ngờ sẽ kiểm tra siêu âm tim bào thai.

Trẻ em nên đi khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện sớm. Không nên đợi khi có triệu chứng rồi mới đi khám, đôi khi sẽ muộn và không điều trị được.

Các nguy cơ nếu không điều trị kịp thời:

  • Với các tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi hoặc sống bình thường.
  • Đối với các tật tim bẩm sinh nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxy, chậm tăng trưởng, chậm phát triển tâm thần, vận động, nhiễm trùng phổi và nặng nhất có thể gây tử vong.

Phòng ngừa các tật tim bẩm sinh:

  • Phụ nữ nên chủng ngừa cúm, sởi – quai bị – rubella, điều trị ổn định các bệnh mạn tính trước khi mang thai.
  • Khi mang thai, tránh hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc các hóa chất độc hại.
  • Cẩn thận khi sử dụng thuốc trong lúc mang thai, phải tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa khi cần dùng thuốc.
]]>
https://meyeucon.org/25617/mot-so-dieu-can-biet-ve-tim-bam-sinh-o-tre-em/feed/ 1
Cách cho trẻ bị bệnh tim bú và ăn https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/ https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/#respond Thu, 21 Jun 2012 23:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=23646 Đa số trẻ mắc bệnh tim thường thường hay bị suy dinh dưỡng, rất khó để có thể tăng cân, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc phẫu thuật tim cho trẻ. Làm thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân tốt, đáp ứng được yêu cầu trước phẫu thuật tim? Xin mời các bậc cha mẹ hãy tham khảo những điều dưới đây.

Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường.

Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.

Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa – gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên trẻ bị suy dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm sinh… thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn những thực phẩm hoặc uống sữa giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.

Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần sự tư vấn của bác sĩ để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.

Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…

Cách cho trẻ bị bệnh tim bú và ăn theo từng độ tuổi:

Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:

Trẻ dưới 6 tháng

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.

– Đối với trẻ 4 – 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần bú; Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 – 12 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

– Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.

– Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

– Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn bú mẹ; Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi

– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.

– Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

– Cho trẻ ăn dặm 3 – 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

– Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

– Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh); Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa, bánh, phở, mỳ, cháo…

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

]]>
https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/feed/ 0
Bệnh tim bẩm sinh và sức khỏe của trẻ https://meyeucon.org/16832/benh-tim-bam-sinh-va-suc-khoe-cua-tre/ https://meyeucon.org/16832/benh-tim-bam-sinh-va-suc-khoe-cua-tre/#comments Tue, 26 Apr 2011 15:57:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=16832 Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai, như: tia phóng xạ, hoá chất, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, bệnh chuyển hóa… Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.

Bệnh tim bẩm sinh được hiểu là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra từ trong bào thai. Tần suất bệnh là 8/1.000 trẻ ra đời còn sống. Bệnh chia thành hai nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)… Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là tứ chứng Fallot (5,8%)… Một số dị tật hay đi kèm bệnh này là hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết đó là do bệnh lý tim mạch hay do nguyên nhân nào khác: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…) Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không có biểu hiện gì, do dị tật không nặng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ hoặc khám vì một lý do khác.

Khi biết con mình mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm để có hướng xử trí đúng cách, như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến bệnh, cách thức điều trị; nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào là tốt nhất; cách chăm sóc trẻ tại nhà…

Cách điều trị tuỳ mức độ dị tật

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hoà nhập tốt vào xã hội. Có khoảng 1/100 trẻ sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh. May mắn là khoảng 1/3 số dị tật nhẹ, không cần điều trị. Có một số dị tật vách tim xuất hiện khi trẻ sinh ra nhưng sẽ mất đi sau đó, như là thông liên nhĩ, thông liên thất kích thước nhỏ có khuynh hướng dễ đóng lại và thường đóng lại trong hai năm đầu của trẻ. Với những trường hợp trên, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi tổn thương, can thiệp kịp thời khi cần thiết.

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong… Với các dị tật này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương. Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh có tổn thương phức tạp, không thể sửa chữa hoàn toàn, cũng có thể điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và nâng chất lượng cuộc sống.

Phòng ngừa từ khi mang thai

Muốn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khoẻ trước và trong khi mang thai: cải thiện môi trường đang sống, tránh để ô nhiễm; tránh các tác nhân vật lý, hoá học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…; chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B…; nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hoá như tiểu đường, lupus đỏ lan toả… thì cần điều trị sớm.

Trẻ cần được chăm sóc chu đáo

Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác trẻ bình thường, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khoẻ tốt. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành y điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, cần lưu ý:

Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh, cho ăn uống điều độ, đủ chất. Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những việc nặng nhọc. Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nhiễm trùng. Cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Cho trẻ tái khám đúng hẹn và tuân theo điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi sau phẫu thuật, một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần theo dõi và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề sức khoẻ.

]]>
https://meyeucon.org/16832/benh-tim-bam-sinh-va-suc-khoe-cua-tre/feed/ 2
Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh https://meyeucon.org/16363/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tim-bam-sinh/ https://meyeucon.org/16363/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tim-bam-sinh/#respond Sun, 03 Apr 2011 14:01:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=16363 Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 1000 trẻ em ra đời, thì 8 em trong số đó mắc bệnh Tim bẩm sinh… Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có thêm 10.000 trường hợp mang căn bệnh này… Vậy liệu chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường sống của người mẹ khi mang thai có phải là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở thai nhi?

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tim bẩm sinh

Hầu hết trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh đều sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện sống không đảm bảo. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với mẹ của hai bệnh nhi tim bẩm sinh đã được chương trình “Trái tim cho em” hỗ trợ chi phí phẫu thuật về sức khoẻ cũng như môi trường sống trong giai đoạn thai kỳ trước đây.

PV: Khi mang thai cháu, chị có bị cúm hay mắc căn bệnh nào không?

Chị Khương – Mẹ cháu Vũ Thuỳ Dương – Huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình kể lại: “Khi mang thai cháu lúc mà 2,3 tháng thì cũng bị ốm sơ sơ thôi, không vấn đề gì. Nhưng khi đến gần tháng đẻ thì ốm mất 1 tháng, đầu tiên là bị sốt cao, xong sau đó cứ thế là ốm thôi, liên miên mà đi khám cũng chả phát hiện ra cái gì. Đến lúc đi đẻ thì lúc mà cháu ra là cháu đã bị tím tái rồi, phải đưa vào cấp cứu rồi. Sau đó 20 tháng thì mới đi khám mới phát hiện cháu bị tim bẩm sinh”.

PV: Môi trường sống quanh nhà mình có bị nhiễm độc, ô nhiễm hay như thế nào không ạ?

Chị Trần Thị Ngoãn – Mẹ cháu – Phạm Thị Phương – Huyện Đông Hưng – Tỉnh Thái Bình nói: “Nói chung ở nhà chúng tôi làm nông thì cuộc sống vẫn như thế này thôi. Cũng có lúc cũng phải tiếp xúc với thuốc sâu nhiều chứ”.

Bị ốm trong thai kỳ hay bà mẹ mang thai phải tiếp xúc nhiều với hoá chất như hai phụ nữ trên chỉ là một trong những nguyên nhân nghi ngờ dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.

Qua các chuyến khảo sát, công tác, chúng tôi đã tới một trong những địa phương có số bệnh nhi tim bẩm sinh được hỗ trợ nhiều nhất trên cả nước là Thái Bình và Nghệ An. Đặc điểm chung của hai địa phương này là tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động do bụi, khí thải, chất thải công nghiệp. Yếu tố đó là một trong những nguyên nhân mà theo các nhà nghiên cứu có tác động đến quá trình phát triển thai nhi dẫn tới bệnh tim bẩm sinh.

Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền – PGĐ Bệnh viện Tim HN phân tích: “Bệnh tim bẩm sinh là bệnh hình thành trong thời kỳ bào thai. Tim người hình thành từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 7 của thai kỳ. Trong toàn bộ quá trình ấy, do những khiếm khuyết trong quá trình phát triển của tim sẽ hình thành các bệnh tim bẩm sinh, tức là những khiếm khuyết về giải phẫu sau đó sẽ dẫn đến những cái rối loạn về mặt sinh lý và sau khi trẻ sinh ra sẽ có biểu hiện bệnh. Trên thế giới, dựa trên những nghiên cứu lớn, người ta đã xác định nguyên nhân có thể có nhiều như di truyền nhưng chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là tác động giữa yếu tố di truyền và môi trường như do virus, những bệnh về chuyển hoá của người mẹ, do nhiễm trùng…”

Tim bẩm sinh và các chứng bệnh lý

Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim.

Loại bất thường bẩm sinh của tim thường gặp nhất là khuyết tật của vách ngăn hai tâm thất. Một loại khuyết tật ít khi gặp khác là còn ống động mạch – mạch máu trong bào thai làm thông thương giữa động mạch phổi và động mạch chủ lại không đóng lại sau khi sinh). Các khuyết tật thông thường khác là hở vách ngăn tâm nhĩ – các phòng trên của tim, hẹp van động mạch chủ, hẹp van phổi.

Các khuyết tật rất hiếm khác nhưng lại rất trầm trọng như thay đổi vị trí các động mạch chính: động mạch chủ và động mạch phổi đổi chỗ lẫn nhau; hẹp động mạch chủ, và tứ chứng Fallot gồm có khuyết tật của vách ngăn tâm thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ ở sai vị trí và dày tâm thất phải.

Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền – PGĐ Bệnh viện Tim HN cho biết: “Trong số những bệnh nhân mổ ở Bệnh viện Tim Hà Nội thì 65% số bệnh nhân là tim bẩm sinh. Tuy nhiên, người ta chia thành 2 nhóm chính: Tim bẩm sinh (TBS) có tím và tim bẩm sinh không tím. Trong nhóm bệnh nhân TBS có tím tức là bệnh nhi có biểu hiện tím môi, đầu chi hoặc tím toàn thân thì tứ chứng fallot chiếm tỷ lệ cao nhất, còn nhóm bệnh nhi TBS không tím thì thường là chứng thông liên thất hoặc co ống động mạch”.

Các triệu chứng liên quan

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh Tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác.

Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh Tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ … Tốt nhất gia đình cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện bé có những triệu chứng khác lạ sau:

– Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi.

– Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn,

– Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò).

Tim bẩm sinh không phải là bệnh nan y

Theo Thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Sinh Hiền, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh trước đây không điều trị được nên bệnh nhi thường tử vong trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, với điều kiện y học hiện đại ngày nay, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoặc gần như khỏi hoàn toàn và có nhiều thành công.

Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh tim bẩm sinh nặng đều có thể phẫu thuật được. Đa số các bệnh tim bẩm sinh đều cần phải phẫu thuật để sửa chữa lại những tổn thương giải phẫu để đưa trái tim của bệnh nhi gần như tim của người bình thường. Trên cơ sở đó thì những chức năng, hoạt động sinh lý sẽ được thiết lập lại.

Còn một số chứng tim bẩm sinh không cần phẫu thuật mà có thể tự khỏi trong quá trình phát triển của cơ thể trẻ như chứng thông liên thất hay thông liên nhĩ lỗ nhỏ và chúng không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như phát triển của trẻ.

Việc phát hiện sớm căn bệnh tim bẩm sinh sẽ giúp cho trẻ có được chế độ chăm sóc và điều trị hợp lý. Ngoài những biểu hiện có thể quan sát được bằng mắt thường, các gia đình cũng chú ý kiểm tra sức khỏe cho con em mình thường xuyên, để đảm bảo cho trẻ có được sự phát triển tốt nhất.

]]>
https://meyeucon.org/16363/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tim-bam-sinh/feed/ 0
Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot https://meyeucon.org/13381/cham-soc-tre-bi-tu-chung-fallot/ https://meyeucon.org/13381/cham-soc-tre-bi-tu-chung-fallot/#respond Thu, 28 Oct 2010 08:51:59 +0000 https://meyeucon.org/?p=13381 Tứ chứng fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, chiếm 75% các trường hợp tim bẩm sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi , gồm 4 tật trong tim (tứ chứng) là: thông liênthất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các tật tim này làm giảm máu lên phổi và đưa máu thiếu oxy đi nuôi cơ thể nên trẻ có tình trạng thiếu oxy lâu ngày, dễ bị mệt và bị tím da niêm một số trẻ bệnh nhẹ có thể không thấy triệu chứng tím.

Các biểu hiện chính của bệnh

– Tím da, niêm, môi, đầu ngón tay, ngón chân, đồng đều phần trên và dưới cơ thể.

– Ở trẻ lớn, khi mệt, trẻ thường ngồi xổm để khỏe hơn.

– Trẻ bị bệnh lâu ngày, các đầu ngón chân, ngón tay to bè ra như “dùi trống”. – Khi trẻ gắng sức hoặc gặp các yếu tố kích thích như: viêm phổi, tiêu chảy, ói mửa, mất nước… sẽ trở nên mệt, khó thở, tím nhiều hơn. Nặng nề hơn là trẻ lên cơn tím thiếu oxy, biểu hiện bằng trẻ thở mạnh, thở nhanh, bứt rứt, kích động, có thể dẫn đến hôn mê. Cơn tím cần được nhanh chóng chẩn đoán và cấp cứu. Ba triệu chứng gợi ý chính là: thở mạnh, tím nhiều hơn và đường thở bình thường (loại trừ trường hợp có dị vật đường thở).

Ngoài ra, trẻ bị tứ chứng Fallot còn có thể gặp các biến chứng như: viêm tắc mạch máu não, áp xe não, thiếu máu kéo dài, chậm phát triển thể chất, dễ xuất huyết răng lợi, da, tiêu hóa, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…

Trẻ lên cơn tím thiếu oxy

Phương thức điều trị tứ chứng Fallot

Điều trị nội khoa chỉ là tạm thời trong lúc chờ lựa chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật. Khi nằm viện, trẻ được bù sắt và protein; truyền dịch để giảm tình trạng cô đặc máu; uống thuốc propranolol để giảm triệu chứng cơ năng; phòng ngừa và điều trị cơn tím.

Điều trị ngoại khoa bao gồm: phẫu thuật điều trị tạm thời và phẫu thuật triệt để. Phẫu thuật triệt để có thể tiên phát (không qua phẫu thuật tạm thời) hoặc phẫu thuật triệt để 2 giai đoạn (có giai đoạn phẫu thuật tạm thời). Thời điểm và phương thức phẫu thuật sẽ được bác sĩ phẫu thuật quyết định qua việc đánh giá sức khỏe, cân nặng của trẻ, mức độ nặng của bệnh, mức độ nặng các triệu chứng.

Với những trường hợp chưa thể phẫu thuật triệt để ngay nhưng trẻ có triệu chứng nặng, thường lên cơn tím sẽ được phẫu thuật tạm thời với mục đích làm tăng lượng máu lên phổi để máu được oxy hóa nhiều hơn. Hiện nay, phẫu thuật tạm thời được sử dụng là phẫu thuật Blalock cải tiến, dùng ống ghép nhân tạo nối động mạch dưới đòn (trái hoặc phải) với động mạch phổi cùng bên để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu oxy nặng. Sau đó, trẻ được theo dõi để chọn thời điểm phù hợp phẫu thuật sửa chữa triệt để.

Bằng phẫu thuật triệt để, các tật tim của tứ chứng Fallot đều được sửa chữa. Đây là phẫu thuật tim hở có sử dụng máy tim phổi nhân tạo, đạt kết quả tốt với tỉ lệ tử vong dưới 5%: trẻ hết tím, hết mệt khi gắng sức, hầu như trở lại được với cuộc sống bình thường. Phẫu thuật được thực hiện tốt nhất từ 2 – 3 tuổi. Nếu không được phẫu thuật, chỉ 10% trẻ sống đến 20 tuổi, dưới 3% trẻ sống đến 40 tuổi.

Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot

Nếu phát hiện trẻ tím da niêm hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bị tim bẩm sinh như: hay viêm đường hô hấp, kém ăn, chậm lớn… cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra, xác định chẩn đoán bệnh TBS và có hướng điều trị phù hợp.

Cha mẹ có con bị tứ chứng Fallot cần lưu ý:

– Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ khó thở, mệt, yếu, bứt rứt, tím da niêm tăng…

– Nếu trẻ lên cơn tím, lập tức vỗ về, trấn an trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo “tư thế gối ngực”: nằm quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực. Tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẽ bớt tím và đỡ mệt. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

– Cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu chất sắt (thịt động vật có màu đỏ như heo, bò; rau cải, ngũ cốc; hạt mè, hạt hướng dương, các loại đậu…).

– Với trẻ nhỏ, cần đút trẻ ăn chậm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, tránh để trẻ bị cảm sốt hay tiêu chảy…

– Với trẻ lớn, trẻ cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng.

Tránh cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều. Tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc.

– Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ tim mạch để được theo dõi và điều trị kịp thời.

BS.CK I Ngô Bảo Khoa

]]>
https://meyeucon.org/13381/cham-soc-tre-bi-tu-chung-fallot/feed/ 0
Dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em https://meyeucon.org/13219/di-tat-tim-bam-sinh-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13219/di-tat-tim-bam-sinh-o-tre-em/#comments Sat, 16 Oct 2010 09:42:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=13219 Từ ngày thứ 25 sau khi thụ tinh, ở bào thai đã bắt đầu hình thành hệ tuần hoàn. Đến tuần thứ 8, quả tim đã được tạo ra hoàn chỉnh. Vì vậy, các tác động từ bên ngoài trong thời gian này đều có thể để lại những dị tật cho tim.

Theo thống kê tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, bệnh tim bẩm sinh chiếm tỷ lệ 0,8% trong các trường hợp mang thai đầu tiên và 2-6% các trường hợp mang thai lần 2. Nếu trong gia đình đã có 2 người có dị tật tim bẩm sinh, nguy cơ này ở đứa trẻ sẽ ra đời là 20-30%.

Có đến 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân; số còn lại do 2 nguyên nhân sau:

– Di truyền: Do đột biến gene hay đột biến nhiễm sắc thể trong quá trình mang thai, hoặc di truyền từ thế hệ trước.

– Tác động của môi trường: Do lúc mang thai, người mẹ mắc bệnh, bị nhiễm trùng, nhiễm virus (đặc biệt là cúm và Rubeole), uống rượu quá nhiều, ngộ độc hóa chất và các thuốc chữa bệnh hoặc bị ảnh hưởng của tia phóng xạ.

Trẻ mắc bệnh tim không nhất thiết phải tránh hoàn toàn các hoạt động thể lực. Trái lại, việc tập luyện vừa sức sẽ làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể. Nên tiến hành tiêm chủng bình thường cho trẻ. Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, cần điều trị cẩn thận để không làm cho các tổn thương và tình trạng suy tim trầm trọng thêm.

Những bé gái bị bệnh tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật vẫn có thể sinh con bình thường. Khi chưa điều trị, người phụ nữ mắc bệnh này phải tìm cách tránh thai vì việc mang thai sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng người mẹ.

Việc phẫu thuật để chữa các dị tật tim bẩm sinh khá đơn giản. Đối với các lỗ thông tim, có thể bít lại bằng các kỹ thuật mới mà không cần mổ.

]]>
https://meyeucon.org/13219/di-tat-tim-bam-sinh-o-tre-em/feed/ 1
Tật tim bẩm sinh ở trẻ https://meyeucon.org/13216/tat-tim-bam-sinh-o-tre/ https://meyeucon.org/13216/tat-tim-bam-sinh-o-tre/#respond Sat, 16 Oct 2010 09:39:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=13216 Trẻ có tật tim bẩm sinh là trẻ khi mới vừa sinh ra đã có những bất thường trong cấu trúc của buồng tim, các vách ngăn trong tim, các van tim, những mạch máu lớn xuất phát từ tim. Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, tim bẩm sinh chiếm khoảng 0,7 – 0,8% tổng số trẻ sơ sinh lúc chào đời. Ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác về tần suất tim bẩm sinh trong cộng đồng. Nhưng theo số liệu trong 10 năm (1984-1994) ở Bệnh viện Nhi đồng I và II TPHCM, có khoảng 10.000 trẻ bị bệnh tim nằm điều trị, trong đó có 5.442 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, chiếm 54% tổng số bệnh tim ở trẻ em.

Tại sao trẻ sinh ra lại có tim bẩm sinh?

Với những tiến bộ của y học hiện nay, một số nguyên nhân của tim bẩm sinh đã được tìm thấy, đó là:

– Do bất thường của các nhiễm sắc thể số 13, 18, 21 (hội chứng Down), 22 hoặc của các nhiễm sắc thể giới tính như XO (hội chứng Turner), XXY (hội chứng Klinefelter); Những bất thường này không di truyền vì sự sai lệch của các nhiễm sắc thể chỉ là tai nạn đột xuất, xảy ra ở một thế hệ nào thôi chứ không truyền từ đời này sang đời khác.

– Do di truyền trong gia đình khiến tim bẩm sinh xảy ra trong nhiều thế hệ của gia tộc. Nguyên nhân này chiếm khoảng 3% các trường hợp tim bẩm sinh.

– Do các yếu tố từ môi trường sống tác động lên cơ thể bà mẹ lúc mang thai như tia phóng xạ, tia quang tuyến X, hóa chất, rượu, thuốc (đặc biệt là các thuốc an thần, thuốc nội tiết tố); hoặc mẹ mắc một số bệnh do siêu vi trùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ như quai bị, rubéole, herpès…

– Do mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus đỏ…

Làm thế nào nhận diện trẻ có tim bẩm sinh?

Ðây là điều rất quan trọng, giúp cha mẹ đưa con đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời. Trẻ có tật tim bẩm sinh thường hay bị ho, khò khè tái đi, tái lại nhiều lần, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực bị rút lõm khi hít vào), trẻ rất hay bị sưng phổi. Da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi, thường rất dễ mệt. Một số trẻ tím môi và đầu ngón tay, ngón chân khi khóc, khi rặn đi cầu hoặc tím ngay từ khi mới sinh, điều này khó nhận ra ở trẻ có nước da ngăm đen. Các trẻ có tật tim bẩm sinh thường bú hoặc ăn kém, khi bú trẻ có vẻ rất mệt, đang bú phải ngưng lại, nghỉ một lúc để thở rồi mới bú tiếp; Một bữa bú kéo dài trên 30 phút, do đó trẻ chậm lên cân, thậm chí không tăng cân, sụt cân, chậm mọc răng, chậm biết lật, biết bò, biết đi và đứng hơn so với trẻ bình thường. Trong một số trường hợp, trẻ có tật tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi đi khám vì một lý do khác. Có một số tật khác cũng hay đi kèm với tật tim bẩm sinh như hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

Chẩn đoán và điều trị

Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để được chẩn đoán chính xác. Một số trẻ mắc những bệnh lý khác cũng có thể có các triệu chứng tương tự, do đó gia đình không nên quá lo lắng mà cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Hiện nay trên thế giới, phần lớn các trường hợp tim bẩm sinh đã được điều trị khỏi bằng phẫu thuật sửa chữa những khuyết tật trong tim, hoặc có những biện pháp điều trị can thiệp khác không cần phải phẫu thuật. Ở TPHCM, Viện tim đã tiến hành phẫu thuật được một số tật tim bẩm sinh như thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ… Những trẻ có tật tim bẩm sinh không thể phẫu thuật được hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật cần phải được điều trị và theo dõi định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch nhi để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như suy tim, cơn khó thở tím hoặc nhiễm trùng nặng. Những trẻ bị tim bẩm sinh vẫn phải được chủng ngừa các bệnh theo chương trình quốc gia như trẻ bình thường. Ðặc biệt các bậc cha mẹ phải lưu ý đến vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho các trẻ có tim bẩm sinh, chải răng cho trẻ sau mỗi bữa ăn, đưa trẻ đi khám răng định kỳ. Nếu cần nhổ răng, cha mẹ phải thông báo cho các nha sĩ biết trẻ có tật tim bẩm sinh để trẻ được uống kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước và sau nhổ.

Làm thế nào để tránh cho con khỏi bị tim bẩm sinh?

Tốt nhất là trước khi dự định mang thai mẹ nên khám sức khỏe định kỳ, chủng ngừa một số bệnh như sởi – quai bị – rubella, viêm gan siêu vi B và điều trị cho ổn định các bệnh tiểu đường, lupus đỏ… (nếu có). Khi mang thai bà mẹ phải thường xuyên theo dõi thai kỳ tại cơ sở y tế. Tránh uống rượu, tránh tiếp xúc với các hóa chất, độc chất, không được chụp hình bằng tia X. Khi dùng bất cứ thuốc gì đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

]]>
https://meyeucon.org/13216/tat-tim-bam-sinh-o-tre/feed/ 0
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ https://meyeucon.org/12266/benh-tim-bam-sinh-o-tre/ https://meyeucon.org/12266/benh-tim-bam-sinh-o-tre/#comments Tue, 14 Sep 2010 12:24:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=12266 Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim va các mạch máu lớn, xảy ra từ lúc còn ở bào thai. Tần suất bệnh tim bẩm sinh chung trên thế giới là 8 trên 1000 trẻ ra đời còn sống.

Phân loại bệnh tim bẩm sinh

Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh tim bẩm sinh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại (tia phóng xạ, hóa chất, vi trùng, bệnh chuyển hóa…) ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai. Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.

Bệnh tim bẩm sinh được chia thành 2 nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là: thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)…

Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là: tứ chứng Fallot (5,8%)… Một số bệnh tim bẩm sinh khác là: hẹp van động mạch phổi, hẹp eo động mạch chủ, kênh nhĩ thất, thất phải hai đường ra, chuyển vị đại động mạch, bệnh Ebstein, không lỗ van ba lá, tâm thất độc nhất…Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ bị dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như: hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong… Với các bệnh này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.

Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh lý tim bẩm sinh có tổn thương phức tạp, không thể điều trị hoàn toàn.

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hòa nhập tốt vào xã hội. Chăm sóc tốt cho những trẻ này cũng không phải là vấn đề đơn giản. Chính vì vậy, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành Y tế để điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.

Nhận biết trẻ có bệnh tim bẩm sinh

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng không có biểu hiện gì do dị tật không nặng, chỉ tình cờ được phát hiện khi khám sức khỏe hoặc khám vì một lý do khác. Một số dị tật khác cũng hay đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như: hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay – ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ… Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau:

– Trẻ hay bị ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi.

– Trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn…

– Trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân. Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…).

Khi biết con mình mắc bệnh tim bẩm sinh, cha mẹ cần hỏi bác sĩ chuyên khoa tim mạch về tất cả những vấn đề quan tâm như: đặc điểm tổn thương, diễn tiến của bệnh, cách thức điều trị, nếu có phẫu thuật thì thời điểm nào tốt nhất để phẫu thuật, cách chăm sóc trẻ tại nhà… để có thể hiểu về bệnh của trẻ nhằm xử trí đúng cách.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác những đứa trẻ khác nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có được sức khỏe tốt. Cha mẹ lưu ý:

– Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất.

– Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc.

– Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng, cần uống kháng sinh khi được làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

– Cho trẻ tái khám đúng theo lịch và tuân theo sự điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi vì một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần phải theo dõi sau phẫu thuật và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe.

Mẹ cần ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ khi mang thai

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật xảy ra ngay từ lúc trẻ còn ở thời kỳ bào thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Muốn ngừa bệnh tim bẩm sinh, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khỏe trước và trong khi có thai:

– Cải thiện môi trường sống, tránh ô nhiễm.

– Tránh các tác nhân vật lý, hóa học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…

– Chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như: rubela, quai bị, herpes, cytomegalovirus, coxsaskie B…

– Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa… thì cần được điều trị.

– Khám và theo dõi thai định kỳ.

BS.CKI. NGÔ BẢO KHOA

]]>
https://meyeucon.org/12266/benh-tim-bam-sinh-o-tre/feed/ 6
200 bác sĩ tham dự Hội thảo bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em https://meyeucon.org/8298/200-bac-si-tham-du-hoi-thao-benh-tim-bam-sinh-o-tre-em/ https://meyeucon.org/8298/200-bac-si-tham-du-hoi-thao-benh-tim-bam-sinh-o-tre-em/#respond Sat, 17 Jul 2010 10:02:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=8298 Ngày 15-7, tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, khoảng 200 bác sĩ đầu ngành y khoa của Việt Nam, Malaysia, Đức, Thái Lan… đã cùng tham dự Hội thảo khoa học “Chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh từ trước sinh đến người lớn”.

Tại Hội thảo, có 13 đề tài khoa học của Việt Nam và các nước về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em được chọn báo cáo, gồm: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh tĩnh mạch phổi về lạc chỗ hoàn toàn ở trẻ em; Nguyên nhân, giải pháp khắc phục biến chứng trong can thiệp nội mạch các bệnh tim bẩm sinh …

Được biết, Bệnh viện Đà Nẵng bắt đầu tiếp nhận chẩn đoán và điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em từ cuối năm 2006. Đến nay, đã điều trị cho khoảng 800 trẻ em; trong đó 90% được các tổ chức từ thiện tài trợ kinh phí điều trị. Hiện ở Việt Nam, kinh phí một ca phẫu thuật tim bẩm sinh ở trẻ em dao động từ 30-60 triệu đồng.

]]>
https://meyeucon.org/8298/200-bac-si-tham-du-hoi-thao-benh-tim-bam-sinh-o-tre-em/feed/ 0