Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Wed, 11 Dec 2024 23:00:48 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cơ tim chu sản – căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới https://meyeucon.org/23315/co-tim-chu-san-can-benh-nguy-hiem-o-nu-gioi/ https://meyeucon.org/23315/co-tim-chu-san-can-benh-nguy-hiem-o-nu-gioi/#respond Mon, 04 Jun 2012 23:00:12 +0000 https://meyeucon.org/?p=23315 Người xưa đã có câu: “người chửa cửa mả”, tuy ngắn gọn nhưng lại đã khái quát được toàn bộ những nguy cơ mà người phụ nữ có thể gặp phải khi mang thai và sinh nở. Một trong những nguy cơ rất đáng ngại đó thì có các bệnh lý phát sinh trong thời kỳ mang thai và kể cả giai đoạn hậu sản (thời kỳ chu sản) mà điển hình là bệnh cơ tim chu sản (peripartum cardiomyopathy).

Tỷ lệ tử vong do bệnh cơ tim chu sản gây ra cho thai phụ có thể tới 50%.

Thế nào là bệnh cơ tim chu sản?

Bệnh cơ tim chu sản là một loại bệnh cơ tim dãn không rõ nguyên nhân xuất hiện trong thời kỳ thai nghén hoặc trong giai đoạn 5 tháng sau khi sinh.

Tần xuất mắc bệnh vào khoảng 1 trường hợp/3.000 – 15.000 thai phụ. Tỷ lệ mắc cao hơn ở phụ nữ châu Phi và cao nhất ở Haiti với tỷ lệ lên tới 1/300 mà chưa lý giải được nguyên nhân.

Tổn thương mô bệnh học của bệnh cơ tim chu sản là hình ảnh viêm cơ tim với sự xâm nhập dày đặc của bạch cầu đa nhân, phù nề, hoại tử và xơ hóa trên tiêu bản sinh thiết cơ tim.

Tỷ lệ tử vong do bệnh cơ tim chu sản gây ra cho thai phụ có thể tới 50%.

Nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù nguyên nhân thực sự của bệnh cơ tim chu sản chưa được rõ, người ta cũng liệt kê một số tác nhân có thể là cơ chế phát sinh ra bệnh. Nghiên cứu trên nhiều trường hợp mắc bệnh cho thấy có sự liên quan của bệnh với các bệnh do nhiễm các loại virut như Parovirus B19, Human herpes virut 6, Epstein-Barr virut, Cytomegalovirut…. Giả thiết cho rằng sau nhiễm các virut nói trên, cơ thể sinh ra kháng thể làm tổn thương cơ tim dẫn đến suy tim. Một giả thiết khác cũng cho rằng nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản là do hiện tượng tế bào thai nhi đã gây một hiện tượng đáp ứng miễn dịch chống lại chính cơ thể người mẹ mà tổn thương cơ tim là chủ yếu.

Human herpes virut 6 (trái) và Epstein - Parrvirut (phải) có thể gây viêm cơ tim chu sản.

Giả thiết này dựa trên những nghiên cứu cho thấy nồng độ kháng thể rất cao ở bệnh nhân bệnh cơ tim chu sản mà không cao ở bệnh nhân mắc các bệnh tim khác. Chết tế bào theo chương trình (apoptosis) và quá trình viêm có thể làm tổn thương thêm tế bào cơ tim gây suy tim khi xét nghiệm các mẫu huyết thanh cho thấy nồng độ rất cao của các chất trung gian gây viêm như IL-6 (Interleukin-6) và yếu tố hoại tử u (TNF-α). Mặt khác, do cung lượng tim tăng lên đáng kể khi có thai cũng có thể làm các sợi cơ tim phì đại tạm thời nhằm đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và con. Một số các yếu tố khác cũng được cho là có liên quan đến cơ chế gây bệnh cơ tim chu sản như hormon prolactin, các phức hợp miễn dịch, loạn dưỡng cơ tim… xuất hiện trong thời kỳ chu sản.

Ðối tượng nào dễ mắc bệnh cơ tim chu sản?

Một số phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh cơ tim chu sản như người sinh nở nhiều lần, mang thai ở tuổi trên 30, đa thai, tiền sản giật, bệnh tăng huyết áp thai nghén, phụ nữ gốc Phi…

Phát hiện bệnh cơ tim chu sản

Việc xác định bệnh cơ tim chu sản dựa vào các triệu chứng suy tim tiến triển trong tháng cuối của thời kỳ thai nghén hoặc trong vòng 5 tháng sau đẻ như mệt mỏi, đánh trống ngực, hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức hoặc khó thở liên tục, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù hai chi dưới…; không xác định được nguyên nhân gây suy tim, không có bệnh tim trước khi có thai; chức năng thất trái (phân số tống máu) giảm dưới 45%. Khi có đủ cả các yếu tố nói trên, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là bệnh cơ tim chu sản.

Ðiều trị bệnh cơ tim chu sản

Điều trị bệnh cơ tim chu sản bao gồm: điều trị bệnh trong thời kỳ mang thai. Mục tiêu điều trị là cải thiện và duy trì chức năng tim càng về giới hạn bình thường càng tốt. Các thuốc được khuyến cáo là lợi tiểu (furosemid) bắt đầu bằng liều thấp nếu có thừa dịch (phù), thuốc chẹn beta giao cảm (carvedilol), ức chế men chuyển, digoxin, hydralazin. Các thuốc này phải được chỉ định nghiêm ngặt bởi thầy thuốc chuyên khoa. Nếu điều trị nội khoa thất bại, phải có kế hoạch đình chỉ thai nghén để đảm bảo an toàn cho người mẹ.

Điều trị trong khi chuyển dạ: nguyên tắc là tránh gắng sức đến mức tối đa cho sản phụ. Giảm đau tốt cho bệnh nhân bằng gây tê ngoài màng cứng. Điều trị sau đẻ tương tự như trong thời kỳ mang thai nhưng chỉ định dùng thuốc có thể bớt hạn chế hơn. Điều trị kèm thuốc chống đông để dự phòng nguy cơ huyết khối tính mạch chi dưới, tắc mạch phổi hoặc ở bệnh nhân có rung nhĩ phải được cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Việc có thai lần tiếp theo đối với những sản phụ bị bệnh cơ tim chu sản thật sự là một thách thức ngay cả khi việc điều trị bệnh mang lại kết quả tốt, chức năng tim đã về trị số bình thường do vẫn có nguy cơ tái phát bệnh khi có thai lại. Trước khi có thai lần tiếp theo, bệnh nhân nên đến khám thầy thuốc chuyên khoa để đánh giá một các tổng thể các nguy cơ có thể xảy ra khi mang thai để tránh những rủi ro đe dọa thai phụ.

]]>
https://meyeucon.org/23315/co-tim-chu-san-can-benh-nguy-hiem-o-nu-gioi/feed/ 0
Phụ nữ mang thai và những vấn đề của hệ tuần hoàn https://meyeucon.org/23297/phu-nu-mang-thai-va-nhung-van-de-cua-he-tuan-hoan/ https://meyeucon.org/23297/phu-nu-mang-thai-va-nhung-van-de-cua-he-tuan-hoan/#respond Sat, 02 Jun 2012 23:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=23297 Hệ tuần hoàn của người phụ nữ sẽ có rất nhiều biến đổi khi mang thai. Đó là lý do mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới những phụ nữ có sẵn bệnh lý tim mạch mang thai. Thời tiết nắng nóng mùa hè sẽ khiến bệnh nặng hơn làm cho thai phụ mệt mỏi, làm cho tình trạng ốm nghén diễn biết phức tạp, rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Bài viết dưới đây cung cấp kiến thức cần biết cho những phụ nữ mắc bệnh tim chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai để chú ý phòng ngừa, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Những biến đổi của tim và mạch máu khi mang thai

Khi người phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các biến đổi của tim và mạch máu. Chúng làm tăng công cơ tim và tăng gánh nặng cho sản phụ. Các biến đổi đó bao gồm: Tăng thể tích máu: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thể tích máu tuần hoàn sẽ tăng lên 40 – 50% và duy trì ở mức này trong suốt quá trình mang thai; Tăng cung lượng tim: Cung lượng tim sẽ tăng lên 30-40%, tương ứng với mức tăng thể tích máu; Tăng nhịp tim: Thông thường, khi mang thai, nhịp tim sẽ tăng hơn lên 10-15 nhịp/phút; Hạ huyết áp: Ở một số người, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là do biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung. Phần lớn các trường hợp hạ huyết áp không gây triệu chứng và không cần điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi số đo huyết áp của sản phụ vào những lần khám thai định kỳ.

Phụ nữ có thai cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Những biến đổi trên là bình thường trong quá trình mang thai.

Tuy nhiên, phụ nữ có bệnh tim cần lưu ý đặc biệt trước và trong khi mang thai vì một số bệnh tim mạch có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở sản phụ.

Phụ nữ bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

Nói chung, đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh phức tạp có tím mà chưa được sửa chữa hoặc đã có tăng áp lực động mạch phổi thì không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.

Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ. Bố hoặc mẹ có bệnh tim bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao hơn những gia đình khác. Những trường hợp này cần chuyển bác sĩ tim mạch để làm siêu âm tim cho thai nhi giúp kiểm tra đứa trẻ có tổn thương bẩm sinh nào không. Thường thì siêu âm tim cho thai được làm vào tuần thứ 10 của thai kỳ.

Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ sản khoa theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.

Những phụ nữ bị phình, giãn mạch chưa được sửa chữa thì không nên mang thai.

Phụ nữ có bệnh tim cần làm gì khi dự định mang thai?

Phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Nếu bạn có sẵn bệnh lý tim mạch, đặc biệt giống như những bệnh dưới đây thì cần hết sức thận trọng và có sự phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc: Tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu. Tiền sử được chẩn đoán bệnh lý tim mạch gồm bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, có tiếng thổi ở tim, bệnh cơ tim, suy tim, hội chứng Marfan, thấp tim. Tiền sử có biến cố tim mạch (như đột quỵ hay tai biến mạch não thoáng qua). Giảm khả năng gắng sức. Hẹp khít van hai lá, van động mạch chủ hoặc đường ra động mạch chủ, xác định trên siêu âm tim. Phân số tống máu (phản ánh lượng máu được bơm khỏi tim trái trong mỗi nhát bóp của tim) thất trái dưới 40% (bình thường là 50-70%). Nó đánh giá chức năng bơm máu của tim còn tốt hay không.

Thầy thuốc chuyên khoa tim mạch sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để đánh giá chức năng tim cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ tim mạch sẽ cho bạn biết mang thai có an toàn hay không, có những nguy cơ gì tiềm ẩn trong quá trình mang thai, gồm cả nguy cơ cho thai nhi và cho sức khỏe lâu dài của bạn và em bé. Bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các thuốc cần dùng trước khi bạn mang thai.

Cần phải thông báo với bác sĩ mọi thuốc bạn đang sử dụng (gồm cả thuốc tim mạch lẫn những thuốc không được kê đơn mà bạn vẫn dùng hàng ngày). Bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết hoặc kê thuốc khác an toàn hơn.

Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim mạch đã được điều trị khỏi có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp chưa hoặc không nên mang thai một khi bệnh tim nặng hoặc chưa được điều trị hiệu quả. Những bệnh tim chưa hoặc không nên vội mang thai là:

– Các bệnh tim mạch nói chung gây suy tim nặng mà chưa được chữa tốt hoặc không chữa được.

– Các bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được sửa chữa hoặc bệnh tim bẩm sinh đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng.

– Các bệnh van tim (hẹp hoặc hở) van nặng mà chưa được điều trị triệt để (nong van, phẫu thuật…).

– Các bệnh động mạch chủ (phình, giãn…) chưa được sửa chữa.

– Các rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tăng huyết áp nặng chưa được khống chế tốt…

]]>
https://meyeucon.org/23297/phu-nu-mang-thai-va-nhung-van-de-cua-he-tuan-hoan/feed/ 0
Hẹp van hai lá khi mang thai có nguy hiểm? https://meyeucon.org/13575/hep-van-hai-la-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/ https://meyeucon.org/13575/hep-van-hai-la-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/#respond Thu, 04 Nov 2010 14:12:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=13575 Hỏi: Tôi năm nay 28 tuổi, bị hẹp van hai lá nhẹ, tôi rất lo lắng không biết khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bản thân và thai nhi không, làm thế nào để có thể sinh nở an toàn? Xin bác sĩ cho lời khuyên.

Trả lời: Hẹp van hai lá là bệnh thường gặp nhất là do thấp tim. Theo cơ chế sinh lý bệnh, khi van hai lá hẹp khít lưu lượng tim giảm nhiều. Đối với sản phụ, nhu cầu tuần hoàn lại tăng, tần số tim và cung lượng tim tăng cho nên sự thích nghi do thay đổi huyết động là rất hạn chế. Đặc biệt là khi sản phụ bị stress, lo lắng, đau đớn hoặc gắng sức lúc chuyển dạ, có thể dẫn đến nguy cơ phù phổi cấp suy thất phải, ngất…

Để có thể sinh con được an toàn, tất cả những người bệnh tim nói chung và hẹp van hai lá nói riêng cần được thăm khám và điều trị bệnh ổn định trước khi có thai, thăm khám lâm sàng tỉ mỉ để đánh giá khả năng dung nạp của người bệnh với những thay đổi của huyết động trong suốt thời kỳ mang thai và nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai nghén. Thầy thuốc nên tư vấn kỹ cho bệnh nhân khi họ có nguyện vọng muốn có thai dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Khi quyết định có thai, các thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi cần phải ngừng lại trước khi thụ thai. Trong suốt quá trình thai nghén, người bệnh cần có sự phối hợp theo dõi sức khỏe của bác sĩ tim mạch và sản khoa để có được kết quả tốt nhất.

TS. Tạ Mạnh Cường

]]>
https://meyeucon.org/13575/hep-van-hai-la-khi-mang-thai-co-nguy-hiem/feed/ 0
Bệnh tim mạch có được mang thai? https://meyeucon.org/12933/benh-tim-mach-co-duoc-mang-thai/ https://meyeucon.org/12933/benh-tim-mach-co-duoc-mang-thai/#respond Fri, 08 Oct 2010 06:14:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=12933 Trong một số trường hợp, phụ nữ mắc bệnh tim mạch không được có thai và nếu có thai phải được bác sĩ (BS) theo dõi sát sao.

Trong thai kỳ, tim phải tăng cường hoạt động

Trong thai kỳ, những thay đổi sinh lý ảnh hường đến hệ tim mạch, bắt tim phải tăng cường hoạt động.

– Tăng khối lượng máu: trong 3 tháng đầu, khối lượng máu tăng đến 40 – 50% tổng lượng máu khi chưa có thai và duy trì suốt thai kỳ.

– Tăng cung lượng tim: cung lượng tim là khối lượng máu được tim bơm ra mỗi phút, sẽ tăng lên 30 – 40% do tăng khối lượng máu.

– Tăng nhịp tim: trong thai kỳ, nhịp tim sẽ tăng lên 10 – 15 lần/phút.

– Giảm huyết áp: một số thai phụ có hiện tượng giảm huyết áp 10mmHg trong thai kỳ, do thay đổi nội tiết tố và tăng lượng máu đến tử cung. Tình trạng này thường không phải điều trị gì, nhưng cần theo dõi.

Theo dõi tim mạch cho thai phụ.

Những thay đổi trên nhằm cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bào thai. Tim bình thường có thể thích nghi với các thay đổi này trong khi tim mắc bệnh có thể bị quá tải. Chúng có thể khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, nhức đầu nhẹ trong suốt thai kỳ. Vì vậy, có một số người mẹ không biết mình mắc bệnh tim mạch cho đến khi có thai.

Mắc bệnh tim mạch, cần tham khảo ý kiến BS khi muốn có thai

Phụ nữ mắc bệnh tim mạch cần nhớ rằng, việc tham khảo ý kiến BS khi muốn có thai là cần thiết và hữu ích. BS giúp đánh giá và giải thích tình trạng bệnh, mức độ an toàn khi mang thai, nguy cơ đối với mẹ và thai nhi, có cần điều trị bệnh ổn trước khi có thai không, có cần dùng thuốc hoặc cách thức điều trị nào trong thai kỳ không…? Việc tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi có thai hoàn toàn không dư thừa.

Tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh tim mạch đang có mà người mẹ gặp các nguy cơ khác nhau trong thai kỳ. Thậm chí, một số tình trạng bệnh lý quá nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ khi mang thai như: tăng áp động mạch phổi nặng, bệnh cơ tim giãn nở có suy tim, hội chứng Marfan có giãn động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh tím, hẹp khít van hai lá, hẹp van động mạch chủ nặng. Với các bệnh lý này, BS có thể khuyến cáo bệnh nhân tránh có thai hoặc gián đoạn thai kỳ.

Cần nhớ rằng, bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Để điều trị bệnh tim mạch, người mẹ có thể đang dùng một số thuốc. Chính vì vậy, nếu biết người mẹ muốn có thai, BS sẽ cung cấp một chế độ điều trị an toàn nhất, chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc thay thế… Người mẹ không nên tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc chỉnh liều thuốc.

Thai kỳ ở phụ nữ mang van tim cơ học

Người mang van tim cơ học phải uống thuốc kháng đông sintrom mỗi ngày đến suốt đời để làm “loãng” máu, tránh tạo cục máu đông khi dòng máu đi qua van cơ học. Việc uống thuốc này phải có sự theo dõi của BS, vì nếu thuốc chưa đủ liều hoặc quá liều đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Do phụ nữ có thai có tình trạng tăng khối lượng máu nên dễ hình thành cục máu đông hơn bình thường. Vì thế, phụ nữ mang van tim cơ học mà có thai dễ bị biến chứng tắc van do cục máu đông. Mặt khác, sintrom có thể đi qua nhau thai nên dùng trong thai kỳ sẽ nguy hiểm: có nguy cơ gây dị dạng thai nhi trong 3 tháng đầu, gây cho mẹ nguy cơ xuất huyết và sảy thai trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chính vì vậy, BS có chiến lược sử dụng thuốc kháng đông áp dụng cho thai phụ mang van tim cơ học để đảm bảo van không bị tắc bởi huyết khối, không gây nguy hiểm cho thai nhi và thai phụ trong thai kỳ.

Tóm lại, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có mang van tim cơ học cần ghi nhớ:

– Khi dùng sintrom phải có kế hoạch ngừa thai, có thể dùng thêm thuốc ngừa thai.

– Nếu muốn có thai phải đến gặp BS để được đổi thuốc kháng đông khác ngoài sintrom.

– Trong thai kỳ, tuyệt đối tuân theo chế độ điều trị kháng đông của BS tim mạch. Thai phụ phải khám thai định kỳ để BS sản khoa theo dõi sức khỏe của thai nhi và mẹ, siêu âm phát hiện có hay không dị tật thai nhi.

Giữ sức khỏe cho mẹ là giữ sức khỏe cho con

Khi mang thai, phụ nữ có bệnh tim mạch cần lưu ý chăm sóc sức khỏe bản thân. Điều này cũng mang lại ích lợi cho thai nhi. Một số biện pháp cần áp dụng:

– Trong thai kỳ, người mẹ phải khám thai theo đúng lịch để theo dõi và xử trí kịp thời các biến cố, uống thuốc theo đúng toa điều trị.

– Thường xuyên nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể lực nặng.

– Theo dõi cân nặng: người mẹ tăng cân theo sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, tăng cân quá nhiều là một gánh nặng cho tim.

– Ngừa huyết khối: khi ngồi, tránh thói quen bắt chéo chân, nên thay đổi tư thế thường xuyên, luân phiên co duỗi 2 chân, thỉnh thoảng đi lại để máu dễ hồi lưu về tim. Mang vớ y khoa bó chân cũng là một biện pháp tốt.

– Giữ ấm: thời tiết quá nóng hay độ ẩm quá cao làm giãn mạch máu khiến tim phải tăng cung cấp máu.

– Cố gắng kiềm chế các cảm xúc như: lo lắng, xúc động…

– Không uống rượu, không hút thuốc lá và không dùng thực phẩm có tính kích thích.

– Việc sinh con với người mẹ mắc bệnh tim mạch là sự kiện có nguy cơ cao nên cần sinh con tại một cơ sở y tế đủ điều kiện theo dõi và xử trí trong quá trình chuyển dạ.

BS.CKI. NGÔ BẢO KHOA

]]>
https://meyeucon.org/12933/benh-tim-mach-co-duoc-mang-thai/feed/ 0