Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cách cho trẻ bị bệnh tim bú và ăn https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/ https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/#respond Thu, 21 Jun 2012 23:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=23646 Đa số trẻ mắc bệnh tim thường thường hay bị suy dinh dưỡng, rất khó để có thể tăng cân, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc phẫu thuật tim cho trẻ. Làm thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp trẻ tăng cân tốt, đáp ứng được yêu cầu trước phẫu thuật tim? Xin mời các bậc cha mẹ hãy tham khảo những điều dưới đây.

Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường.

Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.

Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa – gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên trẻ bị suy dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng

Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm sinh… thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn những thực phẩm hoặc uống sữa giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.

Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần sự tư vấn của bác sĩ để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.

Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…

Cách cho trẻ bị bệnh tim bú và ăn theo từng độ tuổi:

Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:

Trẻ dưới 6 tháng

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.

– Đối với trẻ 4 – 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần bú; Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 – 12 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

– Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.

– Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

– Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn bú mẹ; Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi

– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.

– Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh).

– Cho trẻ ăn dặm 3 – 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

– Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

– Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông thức ăn (xem ảnh); Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa, bánh, phở, mỳ, cháo…

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…

]]>
https://meyeucon.org/23646/cach-cho-tre-bi-benh-tim-bu-va-an/feed/ 0
Trẻ lười vận động dễ mắc bệnh tim https://meyeucon.org/17074/tre-luoi-van-dong-de-mac-benh-tim/ https://meyeucon.org/17074/tre-luoi-van-dong-de-mac-benh-tim/#respond Sun, 15 May 2011 19:51:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=17074 Các nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp điện tâm đồ theo dõi tình trạng tim, kết hợp với xét nghiệm máu ở 300 trẻ em độ tuổi từ 9 đến 10. Bên cạnh đó, mỗi trẻ tham gia còn được mặc một bồ quần áo gia tốc – thiết bị có chức năng ghi lại mọi hoạt động trong ngày của các em.

Trẻ lười vận động có nguy cơ mắc bệnh tim cao

Bản báo cáo kết quả theo dõi cuối cùng chỉ ra rằng, trong máu của các trẻ ít vận động có những dấu hiệu về sinh – hóa học cho thấy biểu hiện tiềm ẩn của căn bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu. Kết quả trên được chứng minh đúng với tất cả mọi trường hợp và hoàn toàn không phụ thuộc vào trọng lượng của các em.

“Có một mối tương quan rõ rệt giữa tình trạng lười vận động với các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch ở trẻ em”, nhóm nghiên cứu Thụy Điển kết luận. Đồng thời họ còn đưa ra lời khuyên, mỗi trẻ em nên vận động thể dục hoặc đi bộ 20 phút một ngày sẽ giúp tăng cường hoạt động của cơ tim và hệ tuần hoàn. Không những thế, các bác sĩ còn cho rằng, cha mẹ nên dạy trẻ tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày là hợp lý.

Theo The Sun, nghiên cứu trên một lần nữa cho thấy vai trò của hoạt động thể chất không những quan trọng trong việc chống lại bệnh bệnh béo phì mà còn giúp hạn chế các bệnh về tim mạch ở trẻ.

Trên thực tế, ngày nay trẻ em ở các thành phố lớn thường cha mẹ “úm” rất kỹ, đến trường có người đưa đón, lên lớp, về nhà bằng thang máy, ít chơi những trò vận động mà chỉ dán mắt vào màn hình máy tính, tivi. Vì thế công bố trên của các nhà khoa học Thụy Điển là lời cảnh tỉnh cho một thế hệ thanh thiếu niên lười vận động, vốn là một vấn nạn của các nước có nền kinh tế phát triển.

]]>
https://meyeucon.org/17074/tre-luoi-van-dong-de-mac-benh-tim/feed/ 0
Trẻ xem TV, chơi máy tính nhiều dễ bị bệnh tim https://meyeucon.org/16800/tre-xem-tv-choi-may-tinh-nhieu-de-bi-benh-tim/ https://meyeucon.org/16800/tre-xem-tv-choi-may-tinh-nhieu-de-bi-benh-tim/#respond Thu, 21 Apr 2011 10:20:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=16800 Tiến sĩ Bamini Gopinath cùng nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney (Australia) đã tiến hành tìm hiểu mối liên hệ giữa trẻ xem tivi quá nhiều và căn bệnh tim mạch trong tương lai.

Trên cơ sở điều tra 1.492 học sinh tiểu học, các nhà khoa học phát hiện khi các em bỏ ra hàng giờ dán mắt vào màn hình tivi hay máy vi tính, nhiều em sẽ bị hẹp mạch máu võng mạc – một dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ các bệnh tim mạch và huyết áp cao. Tuy nhiên, các em chỉ xem tivi hay chơi máy tính mỗi ngày chừng một giờ thì không xuất hiện các chỉ báo nguy cơ nói trên.

Khi tiến hành nghiên cứu, các bậc phụ huynh đã trả lời phiếu điều tra được yêu cầu cho biết rõ lượng thời gian con cái xem tivi, chơi game, đọc sách và tham gia các hoạt động thể chất trong nhà và ngoài trời. Sau đó, các em được chụp ảnh kỹ thuật số các mạch máu võng mạc và tính toán kích thước của mạch máu. Các em cũng được đo chiều cao, cân nặng, chỉ số trọng lượng cơ thể và đo huyết áp.

Các nhà khoa học phát hiện, bình quân mỗi ngày trẻ xem tivi hay chơi máy vi tính 1,9 giờ, song chỉ có 36 phút hoạt động thể chất, với động mạch võng mạc hẹp đến 2,3 micron. Tuy nhiên, những em thường tham gia hoạt động thể chất ngoài trời thì không gặp hiện tượng trên.

]]>
https://meyeucon.org/16800/tre-xem-tv-choi-may-tinh-nhieu-de-bi-benh-tim/feed/ 0
Trẻ lên 5 vẫn chưa ăn được, xin giúp đỡ https://meyeucon.org/14355/tre-len-5-van-chua-an-duoc-xin-giup-do/ https://meyeucon.org/14355/tre-len-5-van-chua-an-duoc-xin-giup-do/#respond Sun, 05 Dec 2010 18:44:55 +0000 https://meyeucon.org/?p=14355 Hỏi: Xin hỏi con tôi đã lên 5 tuổi nhưng vẫn chưa ăn được, cháu uống sữa là chính, vậy cho hỏi như thế cháu có bị thiếu chất? liệu có ổn không nếu tình trạng này tiếp diễn? và khi nào cháu có thể ăn được ạ? lúc nhỏ cháu bênh tim , thông liên thất.

Trả lời: Nếu 5 tuổi nếu cháu không ăn được mà chỉ uống sữa thì rất có nhiều khả năng là cháu thiếu chất. Chị nên dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ để xem cháu đang ở kênh nào? Nếu cháu đang ở trên kênh A là cháu bình thường, nếu dưới kênh A là cháu suy dinh dưỡng. Và quan trọng là bệnh tim của cháu đã được giải quyết rồi hay chưa? Thông liên thất đã được mổ hay chưa? Có kèm tật tim nào nữa hay không? Và cháu không ăn được là do cháu ói sau khi ăn hay cháu mệt và từ chối ăn. Nên giải quyết vấn đề bệnh lý để cháu có thể ăn tốt hơn. Sữa tuy cung cấp nhiều canxi và các loại vitamin nhưng không thể thay thế được những thức ăn từ thiên nhiên như chất xơ, chất đạm, vitamin, và nhất là chất sắt…

Chị nên đưa cháu đi khám tim mạch và chuyên khoa dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của cháu.

BS. Nguyễn Thị Thanh – Chuyên khoa 2 Nhi

]]>
https://meyeucon.org/14355/tre-len-5-van-chua-an-duoc-xin-giup-do/feed/ 0
Các bệnh thường gặp ở trẻ em béo phì https://meyeucon.org/14290/cac-benh-thuong-gap-o-tre-em-beo-phi/ https://meyeucon.org/14290/cac-benh-thuong-gap-o-tre-em-beo-phi/#comments Sat, 04 Dec 2010 00:20:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=14290 Béo phì ở trẻ em có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng sau này. Thừa cân ở trẻ là dấu hiệu của bệnh tiểu đường và nguy cơ bệnh tim ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành, theo một nghiên cứu khoa học ở Hà Lan.

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự thừa cân ở trẻ em có nguy cơ gây nên các bệnh kinh niên ở tuổi trưởng thành, nhưng nghiên cứu gần đây là đầu tiên cho dự đoán rằng độ tuổi từ 2 đến 6 là quan trọng nhất trong việc dự đoán nguy cơ sau này bị hội chứng về tiêu hóa, theo lời bác sĩ Marlou de Kroon của Trung tâm Y khoa Đại học VU ở Amsterdam, cũng là tác giả đứng đầu của bài nghiên cứu. Tình trạng này có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai và các bệnh tim mạch.

Công trình nghiên cứu mới này là “hết sức thú vị”, nhận định từ chuyên gia tim mạch Gerald Berenson, bởi vì nghiên cứu này đã xác định được độ tuổi sớm nhất và cũng là quan trọng nhất để dự đoán được những vấn đề béo phì ở người lớn và các nguy cơ mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng. Bác sỹ Gerald Berenson, người không tham gia trực tiếp vào nghiên cứu, là giám đốc Trung tâm khoa sức khoẻ tim mạch thuộc Đại học Tulane ở New Orleans cho biết.

“Trong bối cảnh bệnh béo phì ở trẻ em hiện nay ngày càng lan tràn, những số liệu trên đây đáng lo ngại. Người lớn thường không quan tâm đến vấn đề cân nặng của trẻ, họ cho rằng những đứa trẻ béo phì sẽ phát triển bình thường trong tuổi dậy thì và không có gì đáng lo ngại”. Berenson nói. Nhưng nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những đứa trẻ có thể sẽ không phát triển được về bình thường, và nếu không phát triển về bình thường thì đây là vấn đề thực sự nghiêm trọng.

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa béo phì ở tuổi nhỏ và nguy cơ mắc bệnh sau này, các nhà nghiên cứu đã đo chiều cao và cân nặng của 642 trẻ em người Hà Lan sinh vào thời điểm 1977-1986 tại Terneuzen, Hà Lan. Từ đó họ tính toán chỉ số khối lượng cơ thể của trẻ (còn gọi là BMI), chỉ số này đo mức cân nặng có điều chỉnh theo chiều cao của trẻ của ít nhất từng năm từ khi sinh ra cho đến tuổi 18. Dựa vào đó, họ vẽ được chỉ số phát triển của BMI theo từng giai đoạn. Và sau này, khi trưởng thành đến độ tuổi 18-28, những đứa trẻ này được yêu cầu sẽ trở lại nơi thực hiện thí nghiệm để theo dõi số đo chu vi vòng eo, mỡ dưới da và các xét nghiệm máu.

Kết quả thí nghiệm cho thấy chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 2 đến 6 sẽ làm tăng hơn ba lần nguy cơ mắc hội chứng tiêu hoá ở tuổi mới trưởng thành, theo như công bố đăng trực tuyến trên tạp chí PLoS One của De Kroon và các đồng nghiệp ngày 12 tháng 11. Chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 10-18 cũng làm tăng nguy cơ hội chứng tiêu hóa nhưng ở mức độ thấp hơn. Các phân tích cũng chỉ ra rằng chỉ có dưới 5% của mối quan hệ này là do ngẫu nhiên.

Hội chứng tiêu hoá là một hệ thống các triệu chứng xảy ra đồng thời và thường bao gồm huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, lượng protein phản ứng C (một dấu hiệu của bệnh viêm kinh niên, mang tính hệ thống) và giảm mật độ của cholesterol lipoprotein, còn được gọi là cholesterol tốt. Cho tới gần đây thì hội chứng tiêu hóa ít xảy ra với những người trước độ tuổi trung niên.

Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu Kroon cũng báo cáo rằng chỉ số BMI tăng trong độ tuổi từ 2 và 6 là dấu hiệu báo hiệu rõ cho bệnh béo phì ở độ tuổi thanh niên.

“Mặc dù chỉ số BMI cao tăng dần là dấu hiệu cảnh báo rõ cho những căn bệnh ở tuổi lớn hơn sau này, nhưng một đứa trẻ có chỉ số BMI cao duy trì ở mức ổn định cũng có nguy cơ cao sẽ mắc hội chứng tiêu hoá ở tuổi trưởng thành, De Kroon nói. Trọng lượng trẻ quá lớn sẽ không tốt cho sức khỏe ở tuổi sau này, dù là trẻ bị như vậy từ sớm hay dần dần mới bị trong giai đoạn tuổi nhỏ. Hơn nữa, bà cho biết thêm rằng “nếu một đứa trẻ đang rất gầy mà trở nên nặng lên, nó vẫn có thể có nguy cơ sau này mắc bệnh ngay cả khi chúng không bao giờ có vẻ quá béo”. Vì vậy, cha mẹ của các đứa trẻ gầy nên quan tâm và xem xét khi con mình phát triển cơ thể nhanh quá mức bình thường.

Là giám đốc của Bogalusa Heart Study tại bang Louisiana, Berenson và các đồng nghiệp theo dõi những thay đổi trọng lượng ở trẻ em từ 8-17 tuổi và cho thấy rằng chỉ số BMI cao khi còn bé là dấu hiệu mạnh cho thấy ở tuổi trưởng thành sẽ mắc hội chứng tiêu hóa và bệnh tiền tiểu đường.

Những con số trên có đủ thuyết phục cho các bác sĩ nhi khoa cảnh báo tất cả các bậc phụ huynh hãy tránh việc tăng cân cho con của mình không? “Ôi trời, giờ thì bạn thấy là chúng đủ thuyết phục!” Berenson nói. Và ông cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng hết mức có thể để thuyết phục tới cả các bác sỹ chuyên khoa tim mạch quan tâm đến việc phòng chống từ ban đầu” – ngăn chặn sự phát triển của nguy cơ tim mạch và tiểu đường trong các cá thể có vẻ như đang khỏe mạnh. Và chúng ta nên bắt đầu với những đứa trẻ béo phì”, ông nói.

Megan Moriarty-Kelsey và Stephen R. Daniels ở Đại học Y khoa Colorado tại Aurora đồng ý với quan điểm này. “Bệnh béo phì không chỉ liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch với tỷ lệ cao ở trẻ em, mà có bằng chứng cho thấy trẻ em béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong khi trưởng thành”, họ viết trên tờ “Childhood Obesity”, số ra tháng 10. Thực tế thì, họ biện luận, vấn đế này có thể “sẽ làm giảm tuổi thọ trung bình của dân số” và “chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên đáng kể”.

]]>
https://meyeucon.org/14290/cac-benh-thuong-gap-o-tre-em-beo-phi/feed/ 2
Cảnh báo bệnh viêm cơ tim thể tối cấp ở trẻ em https://meyeucon.org/13223/canh-bao-benh-viem-co-tim-the-toi-cap-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13223/canh-bao-benh-viem-co-tim-the-toi-cap-o-tre-em/#respond Sat, 16 Oct 2010 09:48:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13223 Bệnh viện Nhi đồng II TPHCM vừa tiếp nhận 5 trường hợp viêm cơ tim thể tối cấp ở trẻ từ 2 đến 8 tuổi, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.

“Đây là một thực tế báo động bởi số trường hợp trẻ em mắc bệnh ngày một tăng lên và có tỉ lệ tử vong rất cao”, BS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi đồng II cảnh báo.

Cả 5 trường hợp nhập viện đều trong tình trạng bị trụy mạch, rối loạn nhịp tim nặng và sốc tim. Có 3 trường hợp đã được cứu sống nhờ điều trị kịp thời và bằng việc sử dụng thuốc vận mạch, chống rối loạn nhịp tim và thuốc Immuno Globulin kịp thời. Riêng 2 trường hợp tử vong vì tình trạng bệnh rất nặng, cơ tim không hồi phục được. Cả 2 trường hợp này đều vào viện sau ngày thứ 4 của bệnh.

Theo bác sĩ Thanh Huyền: Viêm cơ tim là bệnh lý tim mạch trầm trọng, thường gây ra do siêu virus như: Coxsackie virus type B1 – 5, Coxsackie virus type A 4, Coxsackie virus type A 16, Echo virus, Adeno virus, Herpes simplex virus, Influenza virus…

Trong những ngày đầu khởi bệnh, trẻ có triệu chứng của nhiễm siêu vi đường hô hấp trên như sốt, ho, sổ mũi, ói. Sau 1 – 2 ngày, trẻ có thể có triệu chứng khó thở, bứt rứt, quấy khóc, vã mồ hôi, tiểu ít, phù.

Bệnh nhi hầu như chỉ được các bác sĩ phát hiện và cho nhập viện khi có triệu chứng rối loạn nhịp tim, suy tuần hoàn, trụy mạch do giảm sức co bóp của cơ tim. Viêm cơ tim thể tối cấp ở trẻ em là một bệnh tim mạch có diễn tiến nặng đưa đến tử vong.

Các virus này gây tổn thương tế bào cơ tim, làm giảm sức co bóp cơ tim, dẫn đến trụy mạch. Bác sỹ Huyền cho biết: Thời tiết nóng nực có thể là một yếu tố thuận lợi cho sự nhiễm virus nói chung và các virus gây viêm cơ tim nói riêng.

Những triệu chứng giúp phát hiện bệnh sớm

Người lớn có thể phát hiện bệnh sớm khi ở trẻ xuất hiện triệu chứng ban đầu như: Ho, khò khè, sổ mũi và tiêu chảy vài lần, ói, trẻ biếng bú, biếng ăn, li bì, rên rỉ, quấy khóc.

Nếu phát hiện muộn, chỉ trong vòng 1-2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng suy tim: mạch ở cổ tay trên 140 lần/phút, nhịp thở trên 50 lần/phút, thở mệt co lõm và da tái, chi lạnh, tím môi và đầu chi, mạch nhẹ hoặc không bắt được.

Hiện tại viêm cơ tim thể tối cấp ở trẻ chưa có thuốc chủng ngừa đặc hiệu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần hạn chế trẻ dưới 24 tháng tuổi tiếp xúc với nhiều người lớn, trẻ lớn để tránh lây các loại virus.

Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống với thức ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, phải đưa các cháu đi bệnh viện ngay khi có những triệu chứng trên.

]]>
https://meyeucon.org/13223/canh-bao-benh-viem-co-tim-the-toi-cap-o-tre-em/feed/ 0
Đa van tim ở trẻ https://meyeucon.org/13222/da-van-tim-o-tre/ https://meyeucon.org/13222/da-van-tim-o-tre/#respond Sat, 16 Oct 2010 09:46:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13222 Hỏi: Con gái tôi 11 tuổi. Vừa qua cháu đi siêu âm tim có kết quả: Van 2 lá: dày nhẹ, sa lá trước độ II, hở 2 lá 1/4. Van ĐMC dày nhẹ, hở 1/4. Van ĐMP dày nhẹ, tăng vận tốc đông máu qua van DMP với Vmax = 2,4m/s. Gdmax = 23mmHg. Có shunt P – T rất nhỏ qua vách liên nhĩ nghi tồn tại lỗ bầu dục d = 4mm. Không tăng áp DMP (PAP = 28mmHg). Không tràn dịch màng tim.

BS nói bệnh cháu còn nhẹ không cần phải mổ. Tôi muốn hỏi bệnh cháu sau này có phải mổ không? Hiện tại BS nói không có thuốc gì chữa nhưng nếu để vậy có nguy hiểm không? Tôi có nên cho cháu học bán trú và học thể dục ở trường không?

Trả lời: Theo như kết quả siêu âm tim của con chị mô tả thì cháu bị bệnh đa van. Ở tuổi của cháu bệnh đa van với cấu trúc van dày, sa van… thì thường gặp nhất là hậu quả của quá trình viêm do bệnh thấp tim. Khả năng bệnh tim bẩm sinh ít hơn.

  • Hở van 2 lá và van động mạch chủ nhẹ: hở ¼ được xem là nhẹ và ít khả năng ảnh hưởng đến chức năng tim.
  • Hẹp van động mạch phổi với vận tốc và độ chênh áp như trên cũng không nặng.
  • Hở lỗ bầu dục tạo luồng thông từ nhĩ phải sang nhĩ trái có thể là hậu quả của bệnh hẹp van động mạch phổi làm tăng áp lực trong tâm nhĩ phải cao hơn tâm nhĩ trái.

Rất tiếc kết quả siêu âm không mô tả kích thước các buồng tim. Nếu với các tổn thương van tim nhẹ như trên và buồng tim không to, chức năng tim bình thường thì không cần phải can thiệp; cháu vẫn có thể đi học bình thường như các trẻ khác và vẫn có thể tập thể dục, chơi thể thao ở mức độ vừa phải.

Tuy nhiên, chị cần đưa cháu đi khám ở các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ kiểm tra kỹ xem có phải cháu bị bệnh thấp tim không, vì nếu là bệnh thấp tim cháu phải được theo dõi tim mạch định kỳ và điều trị phòng ngừa những đợt bệnh thấp tái phát làm bệnh van tim ngày càng nặng hơn. Việc khám tim mạch định kỳ cũng giúp theo dõi tiến triển của bệnh nhằm có biện pháp can thiệp sớm khi cần thiết.

]]>
https://meyeucon.org/13222/da-van-tim-o-tre/feed/ 0
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ em béo phì https://meyeucon.org/13215/nguy-co-mac-benh-tim-mach-o-tre-em-beo-phi/ https://meyeucon.org/13215/nguy-co-mac-benh-tim-mach-o-tre-em-beo-phi/#respond Sat, 16 Oct 2010 09:31:07 +0000 https://meyeucon.org/13215/nguy-co-mac-benh-tim-mach-o-tre-em-beo-phi/ Các nhà nghiên cứu của một bệnh viện nhi ở Florida, Mỹ đã phát hiện rằng những trẻ em bị béo phì khi mới 7 tuổi có nhiều gấp 10 lần những trẻ em bình thường cùng tuổi và cùng giới protein phản ứng C, một chất liên quan tới phản ứng viêm và fibrinogen – yếu tố giúp cho quá trình đông máu, cả hai chất đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở người trưởng thành.

Nghiên cứu được tiến hành trên 202 trẻ em khỏe mạnh, trong đó có 115 trẻ béo phì. Không đứa trẻ nào có những dấu hiệu có thể dẫn tới nguy hiểm như huyết áp cao, đường huyết cao và nồng độ cholesterol cao – những biểu hiện của hội chứng chuyển hóa. Trong khi bác sĩ hiện nay chỉ điều trị cho trẻ em béo phì khi chúng có dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa. Điều này cần được cân nhắc lại.

]]>
https://meyeucon.org/13215/nguy-co-mac-benh-tim-mach-o-tre-em-beo-phi/feed/ 0
Bệnh thấp tim ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/13213/benh-thap-tim-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/13213/benh-thap-tim-o-tre-nho/#comments Sat, 16 Oct 2010 09:30:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=13213 Thấp tim là bệnh thường gặp ở trẻ từ 5-15 tuổi, xảy ra sau khi bị viêm họng do một loại vi trùng gọi là liên cầu khuẩn. Bệnh có thể gây suy tim, phù phổi trong giai đoạn cấp dẫn tới tử vong. Những trường hợp nặng sẽ để lại sẹo trên tim, gây hẹp van tim, hở van tim, có thể cần phải phẫu thuật mới chữa khỏi. Bệnh thường gây sưng đau các khớp, sưng tim, ngoài ra có thể gây phát ban ở da, có những nốt cục dưới da và múa giật. Chỉ có khoảng 3% trẻ bị viêm họng mắc bệnh này.

Những dấu hiệu thấp tim

Thấp tim tiến triển là biểu hiện của bệnh thấp đang tiến triển vào các màng tim. Điều đáng chú ý là chừng 30 – 40% số trường hợp thấp tim tiến triển xuất hiện ngay trong đợt đầu của thấp khớp cấp và thường biểu hiện trong tuần lễ đầu của bệnh. Đáng lo ngại hơn nữa là chừng 10% đã có biểu hiện ngay ở tim mặc dù chưa thấy có biểu hiện ở khớp. Những hiện tượng này càng làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bệnh thấp đối với lứa tuổi trẻ. Biểu hiện thông thường của viêm cơ tim do thấp là nhịp tim nhanh quá so với nhiệt độ (từ 10% trở lên) ngay cả lúc đang ngủ và khi hết sốt rồi vẫn còn nhanh. Bác sĩ nghe tim có thể có nhịp ngoại tâm thu hay tiếng ngựa phi (nếu cơ tim bắt đầu suy). Nếu có điều kiện ghi điện tâm đồ sẽ phát hiện được những hiện tượng rối loạn do luồng dẫn truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị cản trở. Những triệu chứng viêm cơ tim đôi khi khó phát hiện, nên đứa trẻ phải được khám kỹ, nghe tim nhiều lần, ở nhiều tư thế mới thấy nên cần được thầy thuốc chuyên khoa tim mạch thăm khám.

Viêm cơ tim do thấp thường xuất hiện cùng với tổn thương các màng tim khác (màng trong tim và màng ngoài tim) đôi khi diễn ra trong tình trạng rất nguy kịch là sốt cao, xanh tái, khó thở, tim đập rất nhanh, loạn nhịp. Người ta gọi đó là viêm tim ác tính hay viêm tim toàn bộ, rất dễ đưa tới tử vong.

Viêm màng trong tim do thấp (viêm nội tâm mạc) chiếm gần 90% các trường hợp thấp tim. Bệnh thấp tim là bệnh để lại nhiều di chứng ở van tim là bộ phận quan trọng nhất của màng trong tim. Thương tổn phổ biến nhất là hở và hẹp van hai lá, tiếp đến là van động mạch chủ. Đặc điểm của viêm màng trong tim do thấp là diễn biến nhiều đợt, từ giai đoạn cấp tính ban đầu rồi âm thầm tiến triển mãi cho đến khi các mô van tim (hẹp, hở van tim) trở thành xơ cứng. Nếu phát hiện sớm ngay trong đợt đầu, điều trị kịp thời và đúng đắn sẽ có nhiều khả năng ngăn chặn được những di chứng tai hại đó. Triệu chứng chủ yếu của viêm màng trong tim là tiếng thổi (một tiếng tim bất thường) nghe thấy ở mỏm hay vùng đáy tim, lúc đầu nhẹ, khó thấy, nhưng sau đó sẽ rõ dần.

Phòng bệnh bằng cách nào?

Bệnh có thể hoàn toàn tránh được nếu điều trị tốt và đúng khi bị viêm họng. Trẻ viêm họng nên đi khám bác sĩ để được cho uống đúng thuốc kháng sinh và đủ thời gian. Những trẻ đã bị thấp tim rồi bắt buộc phải tái khám định kỳ mỗi 4 tuần để được cho tiêm hoặc uống thuốc phòng tái phát bệnh trong thời gian tối thiểu là 5 năm.

Những trẻ từng mắc bệnh thấp tim và có di chứng hẹp hở van tim phải giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng sau mỗi bữa ăn để phòng ngừa nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và nội mạc tim. Khi nhổ răng hoặc phải làm thủ thuật hay phẫu thuật phải thông báo cho bác sĩ biết có bệnh tim để được cho kháng sinh dự phòng trước.

Theo dõi trẻ bệnh thấp tim ra sao?

Gia đình phải cho trẻ tái khám định kỳ mỗi 4 tuần, 3 hoặc 6 tháng tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên bỏ tái khám vì bệnh sẽ tái phát và nặng lên nhiều. Khi trẻ sốt, đau sưng khớp, mệt, khó thở, phù, tiểu ít, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện khám lại ngay.

BS. Phạm Thị Thu

]]>
https://meyeucon.org/13213/benh-thap-tim-o-tre-nho/feed/ 2
Vi khuẩn liên cầu và bệnh thấp tim https://meyeucon.org/13211/vi-khuan-lien-cau-va-benh-thap-tim/ https://meyeucon.org/13211/vi-khuan-lien-cau-va-benh-thap-tim/#respond Sat, 16 Oct 2010 09:27:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=13211 Liên cầu khuẩn nhóm A

Bệnh thấp tim tức là bệnh về tim nhưng có mối liên hệ giữa viêm khớp và bệnh tim. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em và thanh, thiếu niên. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thấp tim thuộc lứa tuổi học sinh (từ 7-15 tuổi) chiếm khoảng 0,3%. Trong dân gian hay có câu “thấp khớp đớp tim”.

Thực ra bệnh thấp tim còn liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng khác nhưng chủ yếu vẫn là tác nhân gây bệnh do vi khuẩn liên cầu, viêm họng và sự đáp ứng của cơ thể. Cũng xin lưu ý rằng trong họ vi khuẩn liên cầu không phải bất kỳ vi khuẩn liên cầu nào cũng có khả năng gây nên bệnh thấp tim mà chỉ có vi khuẩn liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes) mới là kẻ thù đáng sợ, mặt khác cũng không phải bất kỳ người nào nhiễm liên cầu nhóm A cũng mắc bệnh thấp tim.

Tại sao liên cầu nhóm A (Streptococcus pyogenes) là căn nguyên gây bệnh thấp tim?

Họ vi khuẩn liên cầu gồm nhiều loài khác nhau, chúng có một số đặc điểm sinh học giống nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm khác nhau, một số đặc điểm sinh học có ở loài liên cầu này nhưng lại không có ở loài liên cầu khác và ngược lại. Người ta phân chia liên cầu thành nhiều nhóm được đặt tên từ A đến R. Mỗi nhóm liên cầu gây nên một số bệnh khác nhau nhưng chỉ có liên cầu nhóm A mới có khả năng gây bệnh thấp tim ở người.

Thực ra liên cầu nhóm A không chỉ gây nên bệnh thấp tim mà chúng còn có khả năng gây nhiều bệnh có liên quan đến bệnh thấp tim. Bệnh hay gặp nhất do liên cầu nhóm A gây ra là viêm họng mà hay gặp là thể viêm amidan. Trong bệnh viêm amidan thường amidan sưng to, có khi có hốc, trong các hốc có mủ. Khi amidan bị viêm người ta có thể tìm thấy vi khuẩn liên cầu nhóm A bằng nuôi cấy phân lập (xin lưu ý là nhuộm trực tiếp từ bệnh phẩm lấy từ chất nhày họng hoặc mủ ở amidan bằng phương pháp gram chỉ xác định được hình thể và tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn liên cầu chứ không xác định được là liên cầu thuộc nhóm nào).

Về mặt cấu tạo có giả thuyết cho rằng, liên cầu nhóm A có cấu trúc vách tế bào, một số tổ chức có cấu trúc gần giống với cấu trúc của bao khớp, cầu thận, gờ cơ, cột cơ của tim người do vậy khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người (gây viêm họng, amidan…) thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh là liên cầu nhóm A. Chính kháng thể chống liên cầu nhóm A do cơ thể gây ra lại có tác dụng chống lại tổ chức bao khớp, gờ cơ, cột cơ và hậu quả là các tổ chức của con người bị hư hỏng dần dần và mắc bệnh. Điều quan trọng là người ta cũng đã chứng minh được rằng có sự phản ứng chéo giữa kháng nguyên của liên cầu nhóm A với kháng nguyên tổ chức cơ tim và thành phần glycoprotein của van tim.

Bằng cách nào để xác định được trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm A?

Như đã trình bày ở phần trên, trong một số trường hợp trẻ bị viêm amidan thường tác nhân gây nhiễm khuẩn là liên cầu nhóm A. Vì vậy trong tiền sử bệnh, bệnh nhi có viêm amidan, viêm họng, đặc biệt là trong các trường hợp viêm họng, viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần có thể có vai trò của vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi người thầy thuốc khám họng nghi là viêm do vi khuẩn, thầy thuốc cho làm xét nghiệm. Có 2 loại xét nghiệm để xác định liên cầu nhóm A. Xét nghiệm trực tiếp tức là nhuộm soi xem có vi khuẩn liên cầu hay không? Từ đó sẽ có yêu cầu phân lập và xác định vi khuẩn liên cầu nhóm A. Xét nghiệm này mới chỉ cho phép nói trẻ bị viêm họng do liên cầu nhóm A. Để xác định trẻ có nguy cơ thấp tim hay không người ta còn phải xét nghiệm máu tìm kháng thể chống liên cầu nhóm A (xét nghiệm gián tiếp). Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng liên cầu nhóm A được gọi là làm phản ứng ASLO (Anti Streptolysin O). Streptolysin O là một loại kháng nguyên đặc hiệu của liên cầu nhóm A khi xác định được nó trong máu với một số lượng vượt quá chỉ số cho phép trên một cơ thể bình thường là thuộc loại bệnh lý. Ngày nay người ta cũng đã sản xuất ra một loại test ASLO xác định nhanh, test này chỉ trong một thời gian ngắn có thể biết được trong máu bệnh nhân có kháng thể kháng liên cầu nhóm A hay không nhưng mang tính chất định tính, không thể dựa vào kết quả này để nói bệnh nhân mắc bệnh thấp tim, tuy vậy test này cũng có giá trị nhất định là giúp cho bác sĩ điều trị nghĩ đến cần phải xác định lượng kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bệnh nhân (làm ASLO định lượng) để chẩn đoán xác định.

Khi phát hiện trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm A nên làm gì?

Như trên đã trình bày, vi khuẩn liên cầu nhóm A là loại vi khuẩn rất nguy hiểm bởi lẽ chúng có thể gây nên một số bệnh trong đó nguy hiểm nhất là bệnh thấp tim. Khi phát hiện trong chất nhày họng hoặc mủ của viêm amidan có loài vi khuẩn này cần được điều trị một cách triệt để. Sau khi đã được dùng kháng sinh để điều trị, hằng tháng nên kiểm tra lại (xét nghiệm chất nhày họng) xem đã hết hẳn vi khuẩn liên cầu nhóm A hay chưa. Song song với việc điều trị, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để định lượng kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bệnh nhân (định lượng ASLO). Khi lượng kháng thể trong máu bệnh nhân vượt quá mức cho phép bác sĩ sẽ kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng và tư vấn để bệnh nhi được tiêm phòng thấp ở các khoa nhi hoặc bệnh viện nhi. Tại đây bệnh nhân sẽ được theo dõi một cách cẩn thận cả về các triệu chứng lâm sàng, cả về xét nghiệm trong một thời gian do bác sĩ điều trị chỉ định.

]]>
https://meyeucon.org/13211/vi-khuan-lien-cau-va-benh-thap-tim/feed/ 0