Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Con thích nhổ tóc – Dấu hiệu bệnh tâm lý? https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/ https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/#respond Wed, 08 Jun 2011 22:41:57 +0000 https://meyeucon.org/?p=17377 Mỗi lần ngồi học bài, xem phim hay những lúc rảnh rỗi, bé Lam (13 tuổi) lại đưa tay lên đầu nhổ tóc. Kết quả là một vùng đỉnh đầu to bằng lòng bàn tay trọc lốc.

Một trong những biểu hiện trầm cảm ở trẻ nhỏ là thích nhổ tóc

Chị Thu có cô con gái 13 tuổi có tật thích nhổ tóc. Ban đầu bé Lam lấy tóc châm vào tai, sau đó nhổ từng cọng một. Đặc biệt, những lúc gồi học bài mà bị căng thẳng quá là bé lại đưa tay lên đầu nhổ tóc và kết quả là một vùng đỉnh đầu to bằng lòng bàn tay trọc lốc. Có những lúc ngồi chơi trên sofa hay khi xem tivi, Lam cũng đưa tay lên nhổ tóc, bị mẹ mắng thì bé quay ra nhổ… lông mày hoặc lông mi.

Mỗi lần vào phòng con chị càng điên tiết vì thấy tóc mọi chỗ mọi nơi, từ trên giường, nền nhà cho đến bàn học, đâu đâu cũng thấy tóc.

Dọa dẫm con đủ kiểu như cho soi gương, chụp ảnh những mảng đầu trọc lốc cho con xem nhưng vẫn không thành công, cuối cùng chị Thu đành đưa con đi gặp bác sĩ. Kết quả khám bệnh cho thấy, con chị bị tâm thần thể hội chứng nhổ tóc. “Đau khổ quá! Con gái ngoan, chỉ có hơi ít nói thôi! Có vẻ như con bị trầm cảm mà bố mẹ không biết. Thấy con nhổ tóc toàn quát con. Cứ chần chừ không đưa con đi khám bác sĩ tâm lý vì ngại, vì lười, vì nghĩ sao con mình có thể bị thế được!?”, chị Thu tâm sự.

Thích nhổ tóc là dấu hiệu trầm cảm?

Đây là căn bệnh hiếm gặp trong các loại bệnh về rối loạn tâm thần. Nó có thể đến bất chợt với ai đó, ở một thời điểm hay độ tuổi bất kỳ không thể đoán trước được. Khác với bệnh tâm thần khác như hoang tưởng, động kinh, bệnh này không thể dò được bằng điện não đồ, mà chỉ dựa vào những chẩn đoán lâm sàng.

Sách Tâm bệnh học – Đại học Y viết rằng khoa học gọi nó là Hội chứng Tic, tức là 1 hành động lặp đi lặp lại nhiều khi là vô thức, không kiểm soát được bản thân. Thuộc một dạng tâm bệnh nhẹ. Cùng loại này còn có: mút tay, cắn móng tay, đầu lắc lắc, mắt máy liên tục…

Khi thấy con có những “sở thích”, “thói quen” nhổ tóc không thề kiềm chế được, hãy:

  • Hướng con vào các hoạt động khác khi có hành động này.
  • Kể con nghe những câu chuyện, cho xem hình ảnh về hậu quả của nó.
  • Mọi người trong nhà luôn nhắc nhở, chỉnh sửa cho con ngay khi con có hành động đó.
  • Hãy dành thời gian để tâm sự thật nhiều với con, rồi cố gắng tạo việc cho con bận nhưng thoải mái, cho đầu óc con thư giãn, và tay luôn bận, để con bỏ tật nhổ tóc đi.

Nếu đã áp dụng những biện pháp trên một thời gian dài mà con bạn vẫn không từ bỏ sở thích nhổ tóc, cha mẹ nên đưa con đến các bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm thần để có hướng điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, không phải trẻ em nào thích nhổ tóc cũng đều có vấn đề về thần kinh hay là dấu hiệu của tiền trầm cảm. Có thể nó chỉ dừng lại ở những hội chứng nhẹ như vậy thôi. Đôi khi do quá căng thẳng hoặc không ý thức được việc làm của mình mà các bé thường có hành động một cách vô thức như vậy. Cha mẹ nên quan tâm đến con để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, tránh để hành động của bé trở thành một thói quen khó bỏ.

Các mẹ không nên lơ là nhưng cũng đừng lo lắng quá đà, nhất là đừng khiến con nghĩ là mình có vấn đề gì trầm trọng. Đa số các cháu tuổi mới lớn, nếu nhận được đầy đủ tình thương yêu, sự quan tâm và tôn trọng của cha mẹ (thể hiện vừa đủ, không thiếu thốn, và cũng không quá thừa khiến các cháu cảm giác mất tự do, bị áp lực, hoặc dân chủ quá trớn) thì rồi cũng sẽ vượt qua được các vấn đề đặc trưng của tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/17377/con-thich-nho-toc-%e2%80%93-dau-hieu-benh-tam-ly/feed/ 0
Đọc sách giúp trẻ tránh trầm cảm https://meyeucon.org/16839/doc-sach-giup-tre-tranh-tram-cam/ https://meyeucon.org/16839/doc-sach-giup-tre-tranh-tram-cam/#respond Tue, 26 Apr 2011 19:06:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=16839 Đọc sách không chỉ giúp các em khám phá thế giới xung quanh mà còn giúp các em tránh được bệnh trầm cảm

Các nhà khoa học đã so sánh sự ảnh hưởng của 6 loại phương tiện thông tin đại chúng với sự phát triển tâm lý của trẻ vị thành niên: vô tuyến và phim, âm nhạc, trò chơi điện tử, internet, báo và các loại sách, tạp chí.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm những trẻ yêu thích đọc sách gặp ít nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nhất trong 5 nhóm còn lại.

Nghiên cứu này lại một lần nữa khuyên các vị phụ huynh hãy động viên con em mình đọc sách hàng ngày. Đọc sách không chỉ giúp các em khám phá thế giới xung quanh mà còn giúp các em tránh được bệnh trầm cảm – căn bệnh ngày càng gia tăng ở giới trẻ./.

]]>
https://meyeucon.org/16839/doc-sach-giup-tre-tranh-tram-cam/feed/ 0
Trẻ em có bị trầm cảm không? https://meyeucon.org/13688/tre-em-co-bi-tram-cam-khong/ https://meyeucon.org/13688/tre-em-co-bi-tram-cam-khong/#respond Mon, 08 Nov 2010 14:10:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=13688 Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng trầm cảm.

Học hành căng thẳng là một nguyên nhân gây trầm cảm

Thông thường, trẻ em không đủ kiến thức và nhận thức để nhận diện các biểu hiện của mình mang tính chất bệnh lý, và nếu có nhận thức được thì cũng hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Mặt khác, những người thân của trẻ mắc chứng trầm cảm cũng khó khăn trong việc nhận diện các biểu hiện trầm cảm vì những thay đổi tâm lý liên tục và phức tạp của lứa tuổi nhỏ. Những biểu hiện trầm cảm của trẻ em có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn hành vi, ứng xử khác của trẻ và thường được giải thích như là những biến đổi tạm thời trong quá trình trưởng thành của trẻ. Những trường hợp trẻ có những thay đổi rõ rệt mới được gia đình hoặc thầy, cô khuyến cáo đưa đi khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.

Biểu hiện

Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ở trẻ em không khác so với người lớn, nhưng các biểu hiện thay đổi rất nhiều theo bối cảnh thực tế của trẻ. Trẻ em ít khi biểu lộ hoặc than phiền cảm xúc buồn so với người lớn. Trẻ em nhỏ bị trầm cảm có thể giả vờ bị bệnh hay đau bụng, từ chối đi học, đu bám cha mẹ, lo sợ cha mẹ sẽ chết, biếng ăn, chậm lớn. Những trẻ lớn hơn có thể hay giận dỗi, giảm biểu lộ cảm xúc, gặp những trở ngại trong học tập, ý nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân, hay cáu gắt, hành vi gây hấn, bạo lực, có những hành vi nguy cơ cao, suy giảm các quan hệ với bạn bè, gia đình hoặc các hoạt động khác, thay đổi các thói quen sinh hoạt ăn uống (chán ăn) và ngủ (thức khuya, ngủ ngày hoặc mất ngủ), hoặc trẻ hay nói chuyện về cái chết, tự tử hay thế giới bên kia. Không có xét nghiệm sinh học chuyên biệt nào có thể chẩn đoán xác định trầm cảm, mà việc chẩn đoán được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa.

Trầm cảm xảy ra ở khoảng 2 – 3% trẻ em

Con số này cao hơn ở trẻ em lớn hơn (tuy nhiên, chưa có số liệu nghiên cứu chính thức ở trẻ em Việt Nam). Ở trẻ em, trầm cảm có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác thường xảy ra ở trẻ em như: tự kỷ, các rối loạn học tập, rối loạn hành vi. Cần lưu ý rằng trầm cảm ở trẻ em thường là một bệnh nặng, nhưng có thể điều trị khỏi. Tự tử có thể xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Trẻ em gái có mưu toan tự tử nhiều hơn trẻ em trai, nhưng trẻ em trai thường thực hiện thành công tự tử nhiều hơn.

Điều trị

Cũng như ở người lớn, trầm cảm ở trẻ em là do nhiều yếu tố nguyên nhân kết hợp gây ra như: sức khỏe toàn thân nói chung, các sang chấn đời sống, tiền sử gia đình, môi trường và các yếu tố sinh học, di truyền. Trầm cảm không phải là một tình trạng tạm thời có thể tự khỏi mà không có điều trị. Điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng giống như ở người lớn nghĩa là điều trị tâm lý (liệu pháp nhận thức hành vi) và sử dụng thuốc chống trầm cảm. Việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn khi áp dụng cả hai phương pháp này. Thuốc chống trầm cảm được sử dụng nhiều ở trẻ em là fluoxetine, được Cục quản lý thực phẩm và dược của Mỹ (FDA) phê chuẩn. Trong thực hành lâm sàng, các loại thuốc SSRI khác cũng được các thầy thuốc kê đơn để điều trị trầm cảm. Riêng thuốc paroxetine được FDA khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ em, vì làm tăng nguy cơ tự tử bất kể chưa có bằng chứng xác thực về điều này.

Trẻ em chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam, nên số lượng trẻ bị bệnh trầm cảm là không nhỏ, lực lượng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa không đủ đáp ứng để thẩm định chẩn đoán cũng như chăm sóc điều trị cho tất cả các em. Vì vậy, cần chú ý việc giáo dục nhận thức cho các trẻ em có biểu nghi ngờ và tranh thủ nâng đỡ tâm lý cho các em từ nguồn lực sẵn có tại chỗ như: thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và các đoàn thể tại địa phương.

BS. LÊ HIẾU

]]>
https://meyeucon.org/13688/tre-em-co-bi-tram-cam-khong/feed/ 0
Trẻ dưới 3 tuổi cũng bị trầm cảm https://meyeucon.org/13232/tre-duoi-3-tuoi-cung-bi-tram-cam/ https://meyeucon.org/13232/tre-duoi-3-tuoi-cung-bi-tram-cam/#respond Sat, 16 Oct 2010 11:33:28 +0000 https://meyeucon.org/?p=13232 Trầm cảm ở trẻ 3 tuổi là có thật và không chỉ là biểu hiện cáu gắt. Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra trầm cảm có thể là bệnh mãn tính đối với mọi trẻ nhỏ.

“Chúng ta vẫn chưa quan tâm nhiều lắm tới những rối loạn trầm cảm ở trẻ dưới 6 tuổi bởi ít ai nghĩ rằng nó có thể xảy ra do độ tuổi này còn quá non nớt về mặt cảm xúc”, chuyên gia tâm lý, TS Joan Luby, ĐH Washington (Mỹ), cho biết.

Trầm cảm ở trẻ 3 tuổi là có thật và không chỉ là biểu hiện cáu gắt, theo một nghiên cứu tại Mỹ. Đây được cho là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng trầm cảm có thể là bệnh mãn tính đối với mọi trẻ nhỏ.

Nghiên cứu trước đó cho thấy trầm cảm ảnh hưởng tới một giai đoạn nào đó của khoảng 2% trẻ dưới 6 tuổi sống tại Mỹ (tương đương với 160 ngàn trẻ em). Nhưng hiện chưa rõ là liệu trầm cảm ở độ tuổi trước khi đi học có trở thành mãn tính như ở những trẻ lớn và người trưởng thành.

TS Luby và các cộng sự đã theo dõi hơn 200 em dưới 6 tuổi (trong độ tuổi từ 3 – 6), trong đó có 75 bé bị chẩn đoán là trầm cảm. Các bé được kiểm tra sức khỏe tinh thần 4 lần trong suốt quá trình nghiên cứu kéo dài hơn 2 năm.

Kết quả cho thấy, trong số những trẻ có biểu hiện trầm cảm, 64% vẫn tiếp tục trầm cảm hoặc bộc lộ rõ rệt ở 6 tháng sau đó. 40% vẫn gặp phải những vấn đề rắc rối sau 2 năm. Và gần 20% tái trầm cảm hay trầm cảm kéo dài không dứt sau cả 4 cuộc kiểm tra.

Trầm cảm là một trong những “bệnh” phổ biến nhất ở những đứa trẻ mà có mẹ cũng bị trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc, hay bị chấn thương tâm lý do bị lạm dụng tình dục, thể xác, người thân đột ngột ra đi…

Bà Luby cũng chia sẻ một nghiên cứu chưa được công bố đó là những chất gây ra trầm cảm ở trẻ lớn cũng xuất hiện ở những trẻ chưa đến tuổi đi học.

Dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ nhỏ

Biểu hiện điền hình của chứng trầm cảm ở trẻ dưới 6 tuổi là ủ rũ hoặc rất dễ nổi giận nhưng cũng nhanh “quên”, lại vui vẻ khi được chơi đùa hay tham gia các hoạt động. Trẻ trầm cảm thường buồn ngay cả khi đang chơi đùa, chạy nhảy và trò chơi chúng thích thường có chết chóc, u buồn. Không có cảm giác thèm ăn, rối loạn giấc ngủ và thường xuyên cáu giận với những hành động bộc phát như cắn, đá hoặc đám là những dấu hiệu của trầm cảm.

Bà Luby cho biết một dấu hiệu khác là đứa trẻ luôn cảm thấy lo lắng với lỗi lầm chúng gây ra. Ví như, một đứa trẻ 3 tuổi bị trầm cảm chót đánh vỡ cái cốc thì chúng sẽ nói: “Mẹ ơi, con xin lỗi vì đã làm vỡ cốc” và sẽ không thể thoát khỏi cảm giác mắc lỗi này trong những ngày tiếp theo.

Quan trọng là điều trị sớm

TS. Helen Egger, chuyên gia tâm lý của ĐH Duke, người cũng có nhiều nghiên cứu về trầm cảm ở trẻ em, cho biết: chứng trầm cảm phổ biến nhất là ở lứa tuổi teen. Cha mẹ của bọn trẻ cho biết các biểu hiện đó thường bắt đầu từ rất sớm, khi còn rất nhỏ nhưng họ tất cả đều chủ quan cho rằng: “Con tôi sẽ dễ dàng vượt qua chúng”.

Chuyên gia tâm lý ĐH Massachusetts, Lisa Cosgrove tỏ ra hoài nghi về phương pháp chẩn đoán chứng trầm cảm ở trẻ dưới 6 tuổi bởi vì công cụ để kiểm tra sức khỏe tinh thần không thể là các test vẫn dùng cho người lớn.

Và bà Cosgrove cho rằng điều trị sớm là rất quan trọng đối với những đứa trẻ đang gặp rắc rối về tâm lý này. “Nhưng cần phải chắc chắn rằng sự can thiệp này không làm đứa trẻ bị tổn thương thêm do việc dùng thuốc”, Cosgrove nhấn mạnh. TS Egger cũng tỏ ra đồng tình với suy nghĩ này bởi theo bà, có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thuốc an thần đối với trẻ nhỏ.

TS David Fassler, chuyên gia về tâm thần học của ĐH Vermont, nhấn mạnh rằng trầm cảm ở trẻ nhỏ là rất hiếm. Tuy nhiên, nếu không điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của đứa trẻ sau này.

“Hy vọng những nghiên cứu như thế này sẽ giúp các bậc cha mẹ, giáo viên và các bác sĩ Nhi sẽ nhận biết được các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ dưới 6 tuổi và hỗ trợ kịp thời cho các trường hợp tâm bệnh này”, Fassler nói.

]]>
https://meyeucon.org/13232/tre-duoi-3-tuoi-cung-bi-tram-cam/feed/ 0
“Trầm cảm vắng mẹ” ở trẻ em https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/#respond Sat, 16 Oct 2010 11:30:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=13230 Trẻ M.V. 12 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa, chán ăn, suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Trẻ chỉ thích chơi một mình với chăn mền, chứ không chơi với em gái song sinh và đồ chơi.

Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình, từ lúc trẻ được 2 tuổi đến nay, trẻ nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Ở lần nhập viện thứ 6 trong vòng 1 năm, trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện và không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. Trẻ có vẻ thờ ơ, không thích giao tiếp, khó ngủ, chỉ muốn ăn khi được đặt ống thông mũi dạ dày. Sau khi trẻ cảm thấy an tâm , trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Trong các thực phẩm, trẻ chỉ thích ăn cơm gà và bánh mì với cá hộp.

Mỗi khi được xuất viện, trở về môi trường gia đình không an toàn, thiếu tình thương, với sự xung đột giữa hai gia đình nội ngoại, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn, nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ, thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được , trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.

Thế nào là rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Đây là một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, sụt cân, khó ngủ, từ chối ăn, chậm phát triển tâm vận động , dễ bị nhiễm khuẩn, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm . Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Sau BS René Spitz, một nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.

Làm thế nào để tránh rối loạn gắn bó ở trẻ em?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị, cha mẹ đi làm việc xa, gởi con cho ông bà nuôi), trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm, vuốt ve, nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình và không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà, vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện, thì các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ và mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đỡ căng thẳng hơn.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần , chính là TÌNH THƯƠNG của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt, giọng nói, cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc, nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.

]]>
https://meyeucon.org/13230/tram-cam-vang-me-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ vị thành niên dễ bị trầm cảm, vì sao? https://meyeucon.org/13228/tre-vi-thanh-nien-de-bi-tram-cam-vi-sao/ https://meyeucon.org/13228/tre-vi-thanh-nien-de-bi-tram-cam-vi-sao/#respond Sat, 16 Oct 2010 11:27:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=13228 Trầm cảm là một bệnh lý thần kinh – tâm thần khá phổ biến. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với trẻ vị thành niên, lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển mạnh mẽ là những đối tượng rất dễ bị tác động của cảm xúc, môi trường, gia đình và xã hội.

Quan tâm đến những dấu hiệu khác thường ở trẻ

Buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy suy sụp là những đặc điểm tiêu biểu của trầm cảm. Người bệnh không quan tâm thích thú với những thú vui bình thường, mệt mỏi, suy nhược, cảm giác kiệt sức, mọi việc đều vượt quá sức mình. Có những cơn đau nhức như: đau đầu, đau bụng, đau vùng trước tim, đau cơ khớp… (mà không phải do bệnh cơ thể sinh ra). Người bệnh lãnh đạm với người thân, khóc lóc vô cớ, có cảm giác lo lắng, đôi khi có cơn hốt hoảng. Họ tự cho mình là kém cỏi, là kẻ thất bại, là gánh nặng cho gia đình, không còn hứng thú đến lớp, trốn tránh bạn bè và người thân, kết quả học tập sa sút.

Vào buổi sáng tình hình có vẻ tồi tệ hơn, sau khi thức dậy người bệnh không cảm thấy thoải mái dễ chịu mà cảm thấy âm u, nặng nề. Người bệnh có thể chán ăn hoặc ăn nhiều, mất ngủ hoặc khó ngủ, hay thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều. Người bệnh có thể sút cân, cũng có thể tăng cân. Ở mức độ trầm cảm nặng, người bệnh luôn bị ám ảnh bởi cái chết (có người rất sợ chết) và họ luôn nghĩ cách để tự sát. Khi bị bệnh nặng ý nghĩ tự sát rất mãnh liệt, nhưng hành vi tự sát ít xảy ra vì hoạt động của họ chậm chạp, khả năng thực hiện kế hoạch tự sát thấp. Vì vậy, một số trường hợp lại xảy ra tự sát khi bệnh có vẻ bắt đầu thuyên giảm do đó chúng ta cần lưu ý quản lý bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Các loại trầm cảm hay gặp ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm thực vật: các rối loạn thực vật rất nổi bật, có khi át cả rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc. Các cơn rối loạn thực vật đa dạng như cơn vã mồ hôi, cơn đánh trống ngực, cơn đau trước tim hoặc đau không xác định được vị trí, mạch nhanh, khô miệng, táo bón.

Rối loạn trầm cảm nghi bệnh: người bệnh có cảm giác nặng nề vì nghĩ mình bị bệnh cơ thể dễ nhầm với bệnh cơ thể thực sự.

Trầm cảm ẩn hay trầm cảm che đậy: các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế che lấp các triệu chứng trầm cảm. Biểu hiện chính là đau, thường gặp ở ống tiêu hóa, tim, xương, cơ, khớp, tiết niệu, sinh dục… Đau không biệt định cho cơ quan nào và không đáp ứng điều trị cho bệnh cơ thể. Bệnh nhân thường tìm gặp bác sĩ đa khoa, họ không thừa nhận mình bị trầm cảm và đòi hỏi được làm các xét nghiệm và được điều trị bằng các thuốc khác nhau.

Trầm cảm Paranoid: Ngoài triệu chứng trầm cảm, người bệnh còn có các triệu chứng hoang tưởng ảo giác, chúng mất đi khi hết trầm cảm. Nếu hết trầm cảm mà vẫn còn hoang tưởng, ảo giác thì phải nghĩ đến bệnh khác.

Trầm cảm nội sinh, do cơ thể sinh ra giống như một số bệnh nội khoa khác. Có thể trầm cảm đơn cực hay trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực.

Trầm cảm theo mùa: ở một số người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự âm u của mùa đông dẫn đến bị rối loạn cảm xúc theo mùa. Các triệu chứng thường gặp: buồn rầu, mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm trí nhớ, thèm ăn đặc biệt là chất ngọt, tăng cân và thèm được ngủ nhiều hơn vào mùa hè.

Trầm cảm phản ứng hay trầm cảm bị kích ứng bởi những yếu tố bên ngoài, như bị phản bội tình yêu, lý tưởng, người thân qua đời, áp lực công việc, học hành, thi cử.

Nguyên nhân trầm cảm của trẻ vị thành niên

Lý do hay gặp là áp lực của học tập như kết quả thi kém, không thi đậu được vào trường như mong muốn, hoàn cảnh gia đình khó khăn… Đa số trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâu thuẫn với khả năng có hạn của mình. Sự quan tâm của bố mẹ bị giảm sút cũng làm trẻ thêm hoang mang. Một số yếu tố ảnh hưởng:

  • Tổn thất tình cảm như người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, li hôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội.
  • Lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi.
  • Tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người.
  • Tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâm hồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng không thể hiện được. Khi đó trẻ lại biến những xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị trầm cảm ở trẻ vị thành niên cần phối hợp thuốc (chống trầm cảm, an thần) với liệu pháp tâm lý và điều trị toàn diện. Cần phân biệt trầm cảm với bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, hay gặp ở người trẻ và cũng có thể có biểu hiện trầm cảm. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện trầm cảm, cần đưa trẻ đi khám ở các cơ sở chuyên khoa tâm thần để trẻ được tư vấn và điều trị có hiệu quả.

Cuộc sống ở lứa tuổi vị thành niên có thể ví như đồ thuỷ tinh, đẹp, trong suốt nhưng rất dễ vỡ. Do vậy để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ, đặc biệt là về đời sống tinh thần, mối quan hệ bạn bè, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống của chúng. Đặc biệt không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè.

PGS.TS. Cao Tiến Đức

]]>
https://meyeucon.org/13228/tre-vi-thanh-nien-de-bi-tram-cam-vi-sao/feed/ 0
Bệnh trầm cảm gia tăng ở lứa tuổi vị thành niên https://meyeucon.org/13226/benh-tram-cam-gia-tang-o-lua-tuoi-vi-thanh-nien/ https://meyeucon.org/13226/benh-tram-cam-gia-tang-o-lua-tuoi-vi-thanh-nien/#comments Sat, 16 Oct 2010 11:23:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13226 “Trầm cảm là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động”, ThS.BS Lê Công Thiện cho biết.

Vị thành niên, đối tượng dễ bị tác động

Tại phòng Điều trị Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần Bệnh, BV Bạch Mai số bệnh nhân điều trị trầm cảm ở tuổi vị thành niên gia tăng đáng kể, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ.

Chị Tô Thị Dung (Hải Dương), mẹ của bệnh nhân Nguyễn Vũ Huy (18 tuổi) cho biết: “Bình thường em nó rất hay nói, tính tình vui vẻ, chăm chỉ học hành…, từ đợt thi trượt đại học đến nay (tháng 7/2010) nó đâm ra buồn chán, trầm tính hẳn đi, đêm ít ngủ, sụt cân trông thấy. Càng về sau biểu hiện của em nó càng lạ, thấy bất thường tôi đưa con đến viện khám mới biết con bị trầm cảm”.

Không giống Huy, trường hợp của Phạm Quốc Minh (15 tuổi, Hải Phòng) do bố mẹ thường xuyên cãi vã, rồi li hôn, sau đó không may mẹ em qua đời, bố lấy vợ bé. M. sốc quá, buồn chán, ngại nói chuyện. “Đến khi cháu có ý định tự tử gia đình mới biết cháu mắc bệnh tâm thần nên đưa vào viện”, bác của M kể.

Trao đổi với Dân Trí, BS.ThS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Điều trị Chuyên biệt, viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh viện Bạch Mai, cho biết: “Trầm cảm là loại bệnh phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi, nhất là tuổi vị thành niên (13-18 tuổi). Đây là lứa tuổi có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, do đó dễ bị tác động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm: Do áp lực của việc học, do cha mẹ thiếu quan tâm đến con, trẻ bị tổn thương tình cảm (người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng), hay bố mẹ bị trầm cảm, trẻ bị khiếm khuyết cơ thể, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi…”.

Dấu hiệu nhận biết

Cũng theo BS Lê Công Thiện, bệnh trầm cảm không khó nhận biết nếu người thân chịu khó để ý, quan tâm đến những dấu hiệu bất thường của trẻ. Người bệnh trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng như: Buồn chán, ít nói, tuyệt vọng, không quan tâm đến các vấn đề xung quanh, cảm thấy suy sụp, có ý định tự sát (tuỳ từng trường hợp). Khi mắc bệnh này, người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, uể oải. ngại nói chuyện.. Một số bệnh nhân mất ngủ, ăn kém ngon miệng…

“Người bệnh luôn có cảm giác mình là người kém cỏi, là gánh nặng cho gia đình, họ muốn trốn tránh bạn bè, người thân không thích giao tiếp hay tham gia các hoạt động cộng đồng…”, BS Thiện cho hay.

Cách phòng bệnh

BS Thiện khuyến cáo, để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến mắc bệnh này, các bậc cha mẹ cần quan tâm toàn diện đến con cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là vào những giai đoạn con cái dễ bị tổn thơng về tâm lý như khi thi cử căng thẳng, khi trong gia đình có mâu thuẫn. Cần hiểu và biết rõ các mối quan hệ của con, hãy là người bạn thân thiết, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống. Tuyệt đối, không xúc phạm con khi trẻ có lỗi, mà nên phân tích, dăn dạy để trẻ hiểu.

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cần phát hiện sớm và đưa tới các cơ sở chuyên khoa tâm thần để được tư vấn và điều trị. Phát hiện và điều trị bệnh sớm góp phần rất tích cực, nâng cao hiệu quả phục hồi cho người bệnh. Phương pháp điều trị trầm cảm thường là kết hợp giữa việc dùng thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.

]]>
https://meyeucon.org/13226/benh-tram-cam-gia-tang-o-lua-tuoi-vi-thanh-nien/feed/ 1
Chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên https://meyeucon.org/13224/chung-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien/ https://meyeucon.org/13224/chung-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien/#respond Sat, 16 Oct 2010 11:21:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=13224 Hầu như ai cũng có lúc cảm thấy buồn chán và cảm giác buồn chán là chuyện bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi một đứa trẻ hoặc một thanh thiếu niên cảm thấy buồn chán quá thường xuyên, quá nhiều, hoặc quá lâu, em có thể mắc một chứng bệnh rối loạn cảm xúc gọi là trầm cảm.

Một số dấu hiệu của chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể biểu hiện dưới dạng tâm trạng buồn chán, cáu giận hoặc cực kỳ nhạy cảm. Một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm là:

  • Thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti
  • Ít quan tâm hơn tới các hoạt động mà trước đây các em đã từng vui thích.
  • Thiếu sinh lực và sự nhiệt tình, và thường xuyên cảm thấy chán nản
  • Khó tập trung chú ý
  • Có những thay đổi đáng kể về khẩu vị hoặc cân nặng
  • Xa lánh những người lớn hoặc giao tiếp kém
  • Thường xuyên nghĩ tới cái chết, gây tổn hại cho bản thân, hoặc tự tử
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu trong cơ thể, thí dụ như đau đầu, nhức mỏi cơ, đau bụng, hoặc mệt mỏi
  • Có tâm trạng tức giận, cáu gắt, thù hận hoặc các hành vi nguy hiểm nghiêm trọng hơn
  • Bật khóc, la hét, kêu la hoặc cáu giận mà không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả học tập kém
  • Nghiện rượu và ma túy

Trẻ em và thanh thiếu niên có thể khó nhận biết và mô tả về cảm xúc và cảm giác của các em. Các em có thể vẫn chưa biết cách bộc lộ bản thân bằng từ ngữ. Các em có thể biểu hiện cảm xúc của mình qua hành vi. Đôi khi những người lớn hiểu lầm những hành vi này là hành động không vâng lời hoặc thích thể hiện, nhưng đó có thể là các dấu hiệu của chứng trầm cảm.

Các bệnh về thể chất và tâm thần khác cũng có các triệu chứng giống như các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Và cũng có khả năng là một đứa trẻ có thể cùng lúc mắc bệnh trầm cảm và một căn bệnh khác, thí dụ như chứng rối loạn cảm xúc lo âu hoặc các khuyết tật về nhận thức. Do đó, điều quan trọng là em cần được bác sĩ chuyên khoa khám kiểm tra kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác.

Các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Hiện nay người ta vẫn chưa hiểu rõ được nguyên nhân chính xác gây ra đa số các chứng rối loạn tâm thần. Thông thường, các chứng rối loạn tâm thần phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học khác, và các yếu tố nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Sự ảnh hưởng giữa sinh học và môi trường là rất phức tạp. Bộ não ảnh hưởng tới hành vi, và kinh nghiệm ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não.

Bệnh trầm cảm di truyền trong gia đình, qua đó cho thấy khả năng dễ mắc bệnh về mặt sinh học có thể là do di truyền. Các yếu tố khác, có thể là tâm trạng căng thẳng ở nhà, trường học hoặc sở làm, và các biến cố căng thẳng trong cuộc sống như chấn thương, mất mát, hoặc bệnh mãn tính cũng là các yếu tố chính gây trầm cảm.

Trầm cảm được chữa trị như thế nào?

Bản thân các trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm không phải là những người yếu đuối và các em không có khiếm khuyết về tính cách. Cảm giác trầm cảm của các em là rất thật và không thể kỳ vọng vào việc các em chỉ cần “vui vẻ lên.” Trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm cần được điều trị và bệnh trầm cảm của các em là có thể chữa khỏi được.

Về vấn đề trị liệu tâm lý, nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp giao tiếp hoặc hành vi nhận thức rất hữu ích cho những người mắc bệnh trầm cảm. Hai liệu pháp này giúp thanh thiếu niên chú trọng tới các mối quan hệ cá nhân gây trở ngại cho các em và các lối suy nghĩ tiêu cực thường liên quan tới bệnh trầm cảm. Các biện pháp điều trị khác có thể là trị liệu tâm lý cho gia đình và trị liệu theo nhóm. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc để chữa chứng trầm cảm ở trẻ em.

]]>
https://meyeucon.org/13224/chung-tram-cam-o-tre-em-va-thanh-thieu-nien/feed/ 0
Bé dễ bị trầm cảm do cách dạy kém của cha mẹ https://meyeucon.org/12556/be-de-bi-tram-cam-do-cach-day-kem-cua-cha-me/ https://meyeucon.org/12556/be-de-bi-tram-cam-do-cach-day-kem-cua-cha-me/#respond Wed, 22 Sep 2010 10:51:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=12556 Tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở những người trưởng thành có tuổi thơ bị lạm dụng hoặc không được yêu thương tăng gấp đôi, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia mới tiết lộ.

Theo Tân hoa xã, nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu gia đình Australia với sự tham gia của một nghìn bạn trẻ từ 23 đến 24 tuổi. Qua đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ rõ ràng giữa kỹ năng làm cha mẹ tốt và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nếu cha mẹ có kỹ năng nuôi nấng con cái tốt thì đó sẽ là bước đệm giúp trẻ phát triển sức khỏe tâm thần theo hướng có lợi.

“Trẻ lớn lên trong những gia đình luôn nhận được sự ủng hộ, động viên từ cha mẹ sẽ có tính tự lập cao, có năng lực đối phó với những áp lực của xã hội, tin tưởng và khoan dung với những người khác và trên tất cả tin vào chính quyền, như cảnh sát hay chính phủ”, Diana Smart, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết.

Cũng theo nghiên cứu này, gần một phần tư số người được hỏi cho biết từng chịu một hoặc nhiều hình thức lạm dụng khi còn nhỏ. Đặc biệt, có đến 17% người cho biết từng bị ngược đãi về tình cảm, một tỷ lệ khá cao.

Ngoài ra, 18% người có tuổi thơ sống trong nghèo khó và 12% lớn lên mà cha hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc lạm dụng thuốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy, 30% số người được hỏi từng bị trầm cảm khi trưởng thành vì không được gia đình yêu thương khi còn nhỏ. Tỷ lệ này với những trẻ được cha mẹ quan tâm chỉ là 12%.

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của trẻ về sau dựa vào tình yêu, sự khuyến khích của cha mẹ khi còn nhỏ.

]]>
https://meyeucon.org/12556/be-de-bi-tram-cam-do-cach-day-kem-cua-cha-me/feed/ 0
Giúp trẻ vượt qua biến cố https://meyeucon.org/6502/giup-tre-vuot-qua-bien-co/ https://meyeucon.org/6502/giup-tre-vuot-qua-bien-co/#respond Mon, 05 Jul 2010 03:37:11 +0000 https://meyeucon.org/?p=6502 Được yêu thương, được nâng niu chăm sóc, nhưng trẻ em vẫn có thể phải đối diện với những biến cố trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Với người lớn, vượt qua những biến cố đã không hề dễ dàng, với trẻ em điều này lại càng khó.

Trẻ rơi vào trầm cảm

Trẻ em rất dễ rơi vào trầm cảm

Em trai M.N. (chín tuổi) lúc nào cũng buồn bã, sức học kém dần và thường xuyên đến lớp trong trạng thái mệt mỏi. Vốn là một học sinh (HS) năng động, hoạt bát, gần đây, M.N. không tham gia hoạt động nào của lớp, không muốn giao tiếp với ai. Cuối cùng, chính cô giáo là người gửi em đến chuyên viên tư vấn tâm lý (CVTVTL) học đường.

Qua trò chuyện, CVTL phát hiện M.N. bị sốc nặng sau cái chết bất ngờ của ông nội. Dù được mẹ giải thích con người ai cũng phải già và mất đi… nhưng M.N. vẫn cứ buồn, khóc mãi khiến mẹ nổi giận và cấm “con trai không được khóc nhè. Khóc nhè là rất đáng xấu hổ”. Sợ mẹ la, M.N. chỉ dám khóc thầm. Ba tháng sau ngày ông mất, M.N. rơi vào trạng thái trầm cảm nặng, thường xuyên gặp ác mộng và dễ nổi giận, cáu kỉnh với mọi người.

Còn H.N.C. (12 tuổi) lại có những biểu hiện TL bất thường như không thích giao tiếp với bạn bè, hay gây hấn và thường xuyên có thái độ phản ứng thầy cô. Điều mà trước đây một HS giỏi nhiều năm liền như C. chưa từng mắc phải. Cha mẹ C. vô cùng ngạc nhiên khi được nhà trường mời lên làm việc vì những lý do trên. Họ càng hốt hoảng khi nhận được lá thư C. gửi cho mẹ, thể hiện thái độ chán ghét cuộc đời, oán hận cha mẹ và nói nhiều đến cái chết. Tại phòng khám sàng lọc, tư vấn dự phòng và điều trị rối nhiễu tâm trí của bà mẹ và trẻ em Tuna (thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển cộng đồng), C. thú nhận, nguyên nhân sự thay đổi của em bắt nguồn từ cuộc hôn nhân đổ vỡ của cha mẹ.

Cha mẹ ly hôn, C. ở với mẹ. Nghĩ con đã lớn, đủ để hiểu mọi vấn đề của cuộc sống nên cha mẹ C. chỉ giải thích đơn giản rằng cha mẹ không hòa hợp nên chia tay…. “Có lẽ do lúc đó người mẹ cũng quá căng thẳng và đau buồn nên không còn thời gian trò chuyện với con. Đã vậy, chị còn giữ con ở nhà, không cho con đi chơi với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động xã hội, lúc nào cũng chỉ học và học. Vừa trải qua biến cố lớn, ảnh hưởng TL nặng nề mà không có người an ủi, chia sẻ, C. rơi vào tình trạng rối loạn TL” – TS Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám Tuna cho biết.

Cũng theo TS Bưởi: bên cạnh những biến cố trong gia đình, phòng khám Tuna cũng tiếp nhận không ít trẻ có vấn đề TL vì phải thay đổi môi trường sống, môi trường học hành một cách đột ngột. Lên lớp 10, P. (16 tuổi) không đủ điểm vào học chung trường có đông bạn bè thời cấp II nên cảm thấy rất bơ vơ ở trường mới. Không thể thích nghi với môi trường, P. càng khó kết bạn với những người em cho là xa lạ. Chưa hết stress vì chuyện trường lớp, M.P. tiếp tục “sốc” khi bị các bạn cùng lớp trêu chọc vì cách ăn mặc hơi khác người. Cha mẹ P. bận rộn với công việc, không mấy quan tâm đến con, cho đến một ngày, P. uống nguyên cả vỉ thuốc paracetamol để kết thúc cuộc đời…

Từng điều trị khá nhiều trường hợp rối loạn tâm thần ở trẻ em, chuyên viên TL Trương Quốc Cường (Khoa Tâm lý – BV Nhi Đồng II TP.HCM) cho biết: “Trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể phải đối mặt với các biến cố như: gia đình ly tán, mất mát người thân, nhà có thêm em bé, thay đổi môi trường sống, bị lạm dụng tình dục, bạo lực học đường… Thậm chí có những điều mà người lớn cho là bình thường nhưng với trẻ lại là bất bình thường và nếu không được nâng đỡ tinh thần, trẻ sẽ khó vượt qua. Ngay như việc dậy thì, với không ít trẻ, cũng là một biến cố lớn vì những thay đổi về tâm sinh lý, hình dáng cơ thể, khiến trẻ không hiểu, thậm chí không chấp nhận bản thân mình và rơi vào trầm cảm”.

Vai trò của cha mẹ

Vai trò của cha mẹ trong việc giúp con vượt qua biến cố rất quan trọng

Người lớn, khi gặp biến cố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và không dễ dàng vượt qua nếu không có sự can thiệp của các chuyên viên, bác sĩ (BS) TL. Sự trầm cảm này với trẻ em càng nặng nề do trẻ chưa đủ kinh nghiệm sống, bản lĩnh và khả năng thích ứng, đối phó với những biến cố xảy ra trong cuộc sống.

Vì thế, vai trò của cha mẹ trong việc giúp con vượt qua biến cố rất quan trọng. Theo các BS TL, đó là trạng thái TL rối loạn thích ứng trước những thay đổi đột ngột của cuộc sống.

CVTL Quốc Cường cho biết, sự rối loạn thích ứng sẽ khiến trẻ có những cảm xúc, hành vi khác thường, thậm chí có những thay đổi hoàn toàn khác trong ứng xử, hành vi và cảm xúc. Tùy theo mức độ và lứa tuổi, trẻ bị rối loạn thích ứng sẽ có các biểu hiện: buồn bã, không thích giao tiếp, căng thẳng, hay cáu gắt, giận dữ. Ở trẻ nhỏ có thể có thêm những biểu hiện khác như khóc nhiều, khó ngủ, mơ thấy ác mộng… Trẻ lớn hơn sẽ trở nên bướng bỉnh, khó bảo, không thích sống theo quy củ, nền nếp, chán học, đánh bạn… Cá biệt, Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng II đã từng can thiệp cho một trường hợp trẻ trầm cảm sau khi gia đình xảy ra biến cố: trẻ không bao giờ có cảm giác no khi ăn. Từ một trẻ bình thường, bé bị béo phì chỉ trong hai tháng.

Nhiều BS thần kinh và chuyên gia TL khẳng định: Trẻ gặp biến cố, dù nhỏ nhưng nếu không được quan tâm, hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần kịp thời, cũng dễ rơi vào trạng thái rối loạn TL và dẫn đến trầm cảm. Nguy cơ tự tử rất cao với những trẻ bị trầm cảm kéo dài.

Việc giải thích những biến cố cho trẻ, theo các chuyên gia TL cũng không thể qua loa, lấy lệ hoặc giải thích theo suy nghĩ, cảm nhận của người lớn. Cha mẹ cần tìm cách giải thích đơn giản, dễ hiểu phù hợp với trẻ.

Mỗi trẻ là một cá thể khác nhau và không ai có thể hiểu con bằng chính cha mẹ. Cũng như người lớn, sức chịu đựng và ứng phó của mỗi trẻ tùy thuộc vào thể chất, cảm xúc, sức chịu đựng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần có thời gian gần gũi và hiểu cá tính, TL, cảm xúc của con để có những can thiệp, hỗ trợ kịp thời và thích hợp khi trẻ phải đối mặt với biến cố.

Theo TS Lã Thị Bưởi: “Ngoài việc dành nhiều thời gian trò chuyện, an ủi con, cha mẹ có thể phối hợp thêm với các CVTL để tư vấn và hỗ trợ cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ niềm tin vào cuộc sống, giúp con cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ, cho dù có bất kỳ biến cố nào xảy ra. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hướng con đến những hoạt động thể chất lành mạnh, tham gia sinh hoạt đội nhóm, sinh hoạt cộng đồng để trẻ có thêm nhiều thời gian giao tiếp với bạn bè, giải tỏa căng thẳng, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống”.

]]>
https://meyeucon.org/6502/giup-tre-vuot-qua-bien-co/feed/ 0