Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Thu, 25 Apr 2024 11:06:55 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Tín hiệu sớm “cứu” con tự kỷ https://meyeucon.org/33557/tin-hieu-som-cuu-con-tu-ky/ https://meyeucon.org/33557/tin-hieu-som-cuu-con-tu-ky/#respond Sun, 16 Mar 2014 06:00:53 +0000 https://meyeucon.org/?p=33557 Trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ hay còn gọi là rối loạn tự kỷ thường khởi phát trong giai đoạn 2-3 tuổi, hay gặp nhất ở ở bé trai.

Trong giai đoạn này, người mẹ sẽ cảm nhận thấy ở con những dấu hiệu chủ yếu như: gặp khó khăn trong giao tiếp, lời nói, thiếu tiếp xúc bằng mắt, không quan tâm đến các trò chơi nhóm, lời nói rập khuôn, lặp lại, nhịp điêu, tốc độ hành động thường có vấn đề….Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, chứng tự kỷ của trẻ đã rất khó chữa.

Mẹ nên biết, trước khi trẻ mắc chứng tự kỷ, các bé sẽ có một số biểu hiện sớm của giai đoạn còn trong trứng nước.

Càng biết về những dấu hiệu này sớm, mẹ càng có nhiều cơ hội đưa thiên thần lơ đãng của mình trở lại đúng nhịp.

Trẻ tự kỷ thường thích bó mình trong những không gian quen thuộc.
Trẻ tự kỷ thường thích bó mình trong những không gian quen thuộc.

Tín hiệu 6 tháng

Bắt đầu từ khoảng 6 tháng, bé đã có một số biểu hiện chớm của bệnh tự kỷ. Nhưng vì trẻ lúc này vẫn còn quá nhỏ, những tín hiệu bé đưa ra hay thường bị bố mẹ bỏ qua. Mẹ nên lưu ý đến những biểu hiện như: khi cha mẹ đưa đồ ăn hoặc đồ chơi để trêu con, bé luôn lờ đi và tỏ ra không quan tâm. Khi mẹ năm tay con, bé cũng tỏ ra không thoải mái.

Tín hiệu một tuổi

12 tháng là khoảng thời gian bé đã có một số dấu hiệu điển hình, mẹ có thể tham khảo như: Không thể nhìn thẳng vào mắt mẹ, không có giao lưu ánh mắt giữa mẹ và bé. Khi cha mẹ gọi tên con, bé không quay lại hoặc số lần, thời gian quay lại rất ít. Không nhận ra cử chỉ của cha mẹ, không có phản ứng bình thường với các kích thích bên ngoài. Thậm chí 12 tháng vẫn chưa biết cha mẹ là ai.

Tín hiểu hai tuổi

Hai tuổi, dấu hiệu mẹ cần quan tâm chính của con là khía cạnh cá nhân và lời nói. Ví dụ như trẻ ít cười, ít biểu hiện trên khuôn mặt hoặc không thích thể hiện, hầu hết thời gian đều im lặng, thậm chí 2 tuổi vẫn chưa biết nói, chưa biết nói nhiều hơn 2 từ.

Mặc khác, mẹ cùng nên theo dõi những vấn đề về cảm xúc của con. Trẻ tự kỷ thường yêu cầu một môi trường quen thuộc và rất ghét sự thay đổi. Các bé sẽ dành nhiều thời giản để tập trung vào duy nhất 1,2 món đồ chơi và hoạt động. Chẳng hạn như thích vặn nắp, xoay nắp đều đều, rất quan tâm đến các chương trình quảng cáo và thời tiết trên tivi. Thường những bộ phim hay hoạt hình lại không quan tâm xem. Trẻ thích mọi thứ phải thật quen thuộc, sợ cái mới. Nếu mẹ thay đổi hoặc lấy đi món đồ bé thích bé hay căng thẳng, khó chịu, khóc nhiều…cần chú ý ngay lập tức và phát hiện sớm.

Khi họ thấy rằng con có một dấu hiệu nào đó, mẹ cần đánh giá toàn diện. Nếu trẻ chỉ có một hành vi duy nhất, không cần phải quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ nên tiếp tục quan sát, nói chuyện nhiều hơn với em bé, mang các em bé để chơi ngoài trời, tiếp xúc nhiều hơn với các trẻ khác.

Nếu trẻ đã 18-24 tháng mà vẫn không tăng trưởng và có hiện tượng chậm phát triển, phụ huynh được khuyến khích nên tiến hành đưa trẻ đi kiểm tra toàn diện, chuẩn đoán và có hướng điều trị sớm cho bé.

Nếu chẩn đoán tự kỷ, tốt nhất nên thực hiện trước 3 tuổi. Đó là thời điểm tối ưu để can thiệp điều trị. Ngoài ra, cha mẹ của trẻ có dấu hiệu tự kỷ cũng nên bình tĩnh, có tâm lý vững vàngtừ bỏ khái niệm “bệnh” mà chỉ coi đó như một “vấn đề tâm lý”.

]]>
https://meyeucon.org/33557/tin-hieu-som-cuu-con-tu-ky/feed/ 0
Cân nặng của trẻ khi chào đời có liên quan với bệnh tự kỷ https://meyeucon.org/27509/can-nang-cua-tre-khi-chao-doi-co-lien-quan-voi-benh-tu-ky/ https://meyeucon.org/27509/can-nang-cua-tre-khi-chao-doi-co-lien-quan-voi-benh-tu-ky/#respond Sat, 04 May 2013 23:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=27509 Theo một nghiên cứu, những trẻ có cân nặng càng lớn khi chào đời (4,5kg trở lên) cũng như có cân nặng dưới 2,5kg thì càng có nguy cơ tự kỷ cao hơn.

Cân nặng khi chào đời liên quan với bệnh tự kỷ.
Cân nặng khi chào đời liên quan với bệnh tự kỷ.

GS Kathryn Abel, TT Sức khoẻ Phụ nữ và Viện Não bộ, hành vi và tinh thần, ĐH Manchester, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết tự kỷ có lẽ bắt đầu từ trong tử cung người mẹ.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của Stockholm Youth Cohort, một hệ thống dữ liệu sức khoẻ quốc gia của Thuỵ Điển được thực hiện trên hàng ngàn trẻ có độ tuổi từ 17 trở xuống trong giai đoạn 2001 – 2007.

Theo đó, cân nặng của trẻ được ghi nhận bắt đầu từ khi trong bụng mẹ (thông qua kết quả siêu âm định kỳ) và các nhà nghiên cứu sẽ đánh giá về khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, vận động và nhận thức.

Khoảng 40.000 dữ liệu sức khoẻ cá nhân đã được xem xét và phát hiện trong đó có 4.283 trẻ bị tự kỷ.

Nghiên cứu cho thấy những trẻ có cân nặng càng lớn khi chào đời (4,5kg trở lên) cũng như có cân nặng dưới 2,5kg thì càng có nguy cơ tự kỷ cao hơn.

Một đứa trẻ phát triển kém hay quá mức từ trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn trẻ có cân nặng bình thường 60-63%.

“Nguy cơ đặc biệt cao ở những trẻ mà có sự phát triển kém hay tiếp tục phát triển sau tuần thai thứ 40. Và có lẽ lý do là bởi những đứa trẻ này phải tiếp xúc quá lâu với môi trường bất lợi trong tử cung. Chúng ta cần có thêm nhiều nghiên cứu về sự phát triển của thai nhi và xem có thể kiểm soát nhau thai như thế nào và điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ ra sao”, bà Abel cho biết

“Sự phát triển của bào thai là do các yếu tố gen và không phải gen quy định và lần đầu tiên, chúng tôi chỉ ra rằng sự phát triển bất thường ở bào thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ”, bà Abel nhấn mạnh.

Các nhà nghiên cứu tin rằng chính chức năng rau thai, một trong những hệ thống nuôi dưỡng thai nhi, đã dẫn tới sự bất thường trong sự phát triển của cơ thể và não bộ đứa trẻ.

Cứ 100 đứa trẻ sinh ra sẽ có 1 đứa trẻ bị tự kỷ nhưng các triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Tự kỷ là 1 dạng bệnh rối loạn phát triển tâm thần, có thể ảnh hưởng tới hành vi, suy nghĩ, giao của trẻ và trong tương tác với người khác.

]]>
https://meyeucon.org/27509/can-nang-cua-tre-khi-chao-doi-co-lien-quan-voi-benh-tu-ky/feed/ 0
Phương pháp điều trị khi con bị tự kỷ? https://meyeucon.org/26944/phuong-phap-dieu-tri-khi-con-bi-tu-ky/ https://meyeucon.org/26944/phuong-phap-dieu-tri-khi-con-bi-tu-ky/#respond Mon, 01 Apr 2013 00:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=26944 Hỏi: Chào bác sĩ!

Thưa bác sĩ, năm nay con trai của tôi được 2 tuổi rồi nhưng cháu vẫn chưa biết nói. Cháu phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng lứa, chưa biết tự xúc ăn, không biết ra dấu hiệu khi muốn đi vệ sinh, bị mắng thì thường ăn vạ bằng cách đập đầu vào tường hoặc đấm vào đầu… Hiện tại tôi không biết phải làm gì?.

Cháu thích xem ca nhạc thiếu nhi và quảng cáo. Không thích chơi đồ chơi, nhất là khi có mẹ ngồi cạnh. Đi khám bác sĩ và test IQ thì bác sĩ nói cháu bị tự kỷ với điểm số 39. Bác sĩ khuyên cho cháu đi trẻ, tôi có đăng ký cho cháu đi học trường công nhưng cháu khóc nhiều, không chịu chơi cùng các bạn mà chỉ theo cô giáo.

Tôi muốn được biết về bệnh tự kỷ và phương pháp chữa. Hiện nay ở Hà Nội có những cơ sở nào chữa tự kỷ? Đối với những trẻ như thế thì khi về nhà cha mẹ nên dạy dỗ và cư xử thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi?

Cảm ơn bác sĩ!

Tự kỷ là sự phát triển bất bình thường của trẻ.
Tự kỷ là sự phát triển bất bình thường của trẻ.

Trả lời: Chào anh!

Tự kỷ là sự phát triển bất bình thường của trẻ. Bệnh thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời, là kết quả của việc hệ thần kinh bị ảnh hưởng, các kỹ năng giao tiếp thông thường không được thuần túy.

Cả trẻ em lẫn người lớn khi mắc bệnh tự kỷ đều thấy khó khăn trong việc giao tiếp bình thường và các hoạt động xã hội, luôn có cảm giác như lười biếng, không muốn hoạt động.

Trẻ thường có những biểu hiện ngoan ngoãn, ít khi phản kháng, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đấy. Không có cảm giác lạ lẫm khi tiếp xúc với người khác, không thấy buồn hay khóc khi phải xa cha mẹ cũng như không vui khi gặp gỡ cha mẹ hay người thân.

Khi được cưng chiều, trẻ đôi khi tỏ ra bất cần hay không biểu lộ cảm xúc. Đôi khi trẻ từ chối việc cưng chiều hay quan tâm mà chỉ thích ngồi một chỗ, chơi một mình, mắt chỉ nhìn vào một điểm, trông thiếu thần sắc.

Mọi đứa trẻ khi mắc bệnh tự kỷ thì thường có những biểu hiện hay cách biểu lộ cảm xúc bằng những cách rất đặc biệt, trong một số trường hợp thì rất “hiếu chiến” hoặc có những biểu hiện tự làm tổn thương.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có một số biểu hiện sau đây:

  • Duy trì tình trạng không thay đổi; chống cự khi có sự thay đổi.
  • Khó khăn trong việc biểu hiện nhu cầu, sử dụng những biểu hiện hay cử chỉ thay vì lời nói.
  • Lặp đi lặp lại một từ hay cụm từ.
  • Cười hoặc khóc không vì một lý do nào cụ thể.
  • Thích được chơi một mình, có cách xử sự tách biệt.
  • Dễ cáu giận.
  • Khó khăn trong việc hòa đồng với những đứa trẻ khác.
  • Không muốn cưng chiều hay được cưng chiều.
  • Có rất ít hoặc hầu như không có tiếp xúc về mắt.
  • Không có phản ứng với phương pháp giảng dạy bình thường.
  • Cách chơi không bình thường.
  • Có sự ám ảnh về các đồ vật.
  • Có phản ứng thái quá hoặc không có phản ứng với sự đau đớn.
  • Không có cảm giác sợ hãi hay nguy hiểm.
  • Không có các kỹ năng vận động đồng đều, chính xác.
  • Không có phản ứng với những cử chỉ bình thường, hành động như thể trẻ bị điếc mặc dù trẻ có thể nghe bình thưòng.

Trong trường hợp của cháu, anh có thể tham khảo thông tin dưới đây:

Điều trị:

Là cha mẹ, thông thường chúng ta rất lo lắng và muốn làm một cái gì đó ngay lập tức cho con mình. Tuy nhiên, không nên quá vội vã với những mong muốn thay đổi. Con của bạn có thể đã quen với môi trường sống nên việc thay đổi nhanh chóng có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng cho cháu. Bạn nên thu thập những thông tin cần thiết trong việc áp dụng các phương pháp điều trị mới trước khi tiến hành điều trị cho cháu.

Bạn có thể biết rất nhiều cách điều trị khác nhau, chẳng hạn như: điều trị thính giác, điều trị thử nghiệm tách rời trẻ, điều trị bằng vitamin, điều trị bằng phương pháp giao tiếp, điều trị bằng phương pháp cho nghe nhạc, liệu pháp điều trị bằng lao động, vật lý trị liệu, tập trung các giác quan… Nói chung là các phương pháp điều trị trên có thể chia thành 3 phần chính :

1. Phương pháp điều trị bằng giao tiếp và cử chỉ.

2. Phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống và sinh trắc học.

3. Phương pháp điều trị bằng việc khen ngợi, khuyến khích.

Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể thảo luận phương pháp điều trị với tư vấn viên của trung tâm trước khi quyết định cho con theo hướng điều trị nào.

]]>
https://meyeucon.org/26944/phuong-phap-dieu-tri-khi-con-bi-tu-ky/feed/ 0
Chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ tự kỷ https://meyeucon.org/26823/che-do-dinh-duong-tot-cho-tre-tu-ky/ https://meyeucon.org/26823/che-do-dinh-duong-tot-cho-tre-tu-ky/#respond Wed, 20 Mar 2013 23:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=26823 Nhiều thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hoạt động não bộ, vì vậy, chúng được các nhà dinh dưỡng khuyến khích dành cho bệnh nhân tự kỷ. Vậy những loại thực phẩm nào là tốt nhất cho trẻ tự kỷ?

Tự kỷ đang gây nhức nhối trên thế giới, bao gồm cả Việt nam. Vì vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân lẫn phương thuốc chữa trị tận gốc bệnh, nên điều duy nhất bạn có thể làm là sử dụng các bài tập về ngôn ngữ, hành vi cùng chế độ dinh dưỡng để phát triển khả năng nhận thức của trẻ, giúp bé tận hưởng cuộc sống tốt nhất.

Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3 cho trẻ tự kỷ.
Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3 cho trẻ tự kỷ.

Ăn theo cách đặc biệt

Rất nhiều chế độ ăn đặc biệt được cho là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến trẻ tự kỷ vì chúng loại bỏ các thành phần gluten, carbonhydrates, caseins và các thành phần khác kích thích biểu hiện tự kỷ. Nhiều người đã áp dụng và nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ thông qua nhiều hoạt động. Nhưng, trước khi áp dụng chế độ ăn đặc biệt, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Thực phẩm tốt cho bệnh tự kỷ

Nhiều thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho hoạt động não bộ, vì vậy, chúng được các nhà dinh dưỡng khuyến khích dành cho bệnh nhân tự kỷ. Hãy chọn thực phẩm giàu axit béo omega-3, đồng thời tăng cường dưỡng chất probiotics bằng sữa chua và sản phẩm từ sữa để hỗ trợ tiêu hóa, nhất là với trẻ từng uống nhiều kháng sinh. Đừng quên hạn chế tối đa các chất phụ gia và màu nhân tạo.

Thực phẩm cần tránh

Nhiều năm đầu đời phải điều trị với thuốc kháng sinh khiến trẻ gặp các vấn đề về đường ruột. Thế nên hãy tránh thức ăn giàu tinh bột hoặc đường tinh chế. Các chức năng gan của trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng quá nhiều do bệnh nên mẹ cũng cần chú ý về các thực phẩm chế biến sẵn chứa chất phụ gia, phẩm màu, chất tạo mùi…

Thực phẩm tốt cho trẻ tự kỷ

– Trẻ cần ăn nhiều trái cây, nhất là những quả mọng tươi vì chúng chứa nitrilosides cần thiết trong việc giải độc cơ thể. Thịt cá và các loại thịt gia cầm cũng cung cấp dưỡng chất cơ bản cho cơ thể.

– Thêm vào càng nhiều hành tây, tỏi trong món ăn của bé càng tốt. Hành tây kích thích bé miễn dịch, tỏi có khả năng chống nấm, ký sinh trùng và virus. Dầu oliu giàu axit oleic giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả.

– Nên tránh các loại ngũ cốc như bắp, yến mạch, lúa mì, lúa mạch… Tuy vậy, với những trẻ “nghiện” ngũ cốc, bạn vẫn có thể cho bé ăn bột kiều mạch hay kê một hoặc hai lần mỗi tuần. Bên cạnh đó là các loại đậu (trừ đậu phộng) và sản phẩm từ sữa.

– Về thức uống, nước khoáng vẫn đứng đầu danh sách thực đơn của trẻ, nhất là trẻ tự kỷ, tránh các loại thức uống chứa chất hóa học, phẩm màu, đường…

]]>
https://meyeucon.org/26823/che-do-dinh-duong-tot-cho-tre-tu-ky/feed/ 0
Chẩn đoán và can thiệp trẻ em tự kỷ vẫn còn bỏ ngỏ https://meyeucon.org/26813/chan-doan-va-can-thiep-tre-em-tu-ky-van-con-bo-ngo/ https://meyeucon.org/26813/chan-doan-va-can-thiep-tre-em-tu-ky-van-con-bo-ngo/#respond Tue, 19 Mar 2013 03:00:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=26813 Theo các số liệu điều tra của một vài nơi cho thấy tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng. Thế nhưng, điều đáng lo ở đây là việc chẩn đoán, can thiệp vẫn còn bị bỏ ngỏ, mỗi nơi có một cách điều trị.

Bài 1: Hoang mang chẩn đoán

BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 TP.HCM nói: “Hàng năm chúng tôi phát hiện khoảng 1.700 – 2.000 trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nhưng số trẻ mắc dường có xu hướng như ngày một tăng”.

Đó là ghi nhận ở một bệnh viện, con số của cả TP.HCM và cả nước chắc chắn rất nhiều. Nhiều như thế, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là việc kết luận chẩn đoán một trẻ tự kỷ lại khá mù mờ.

Số trẻ mắc tự kỷ ngày càng tăng.
Số trẻ mắc tự kỷ ngày càng tăng.

Không ai kết luận cuối cùng!

Cách đây năm năm, anh N., ngụ tại quận 1 – TP.HCM, thấy con trai gần hai tuổi của mình có biểu hiện kỳ lạ. Anh mang con đến khám ở một bệnh viện, ở đây bác sĩ cho biết bé có nét tự kỷ, nhưng không thể kết luận chắc chắn vì bé còn nhỏ. Sốt ruột, anh đưa con đến một chuyên viên tâm lý bên ngoài, người này “phán” ngay con anh bị tự kỷ nặng. Gặp anh N. ngày 14/3/2013, anh nói: “Thật tình dù đi một số nơi sau đó ai cũng nói bé bị chứng tự kỷ, nhưng để xác nhận chắc chắn thì chưa ai đưa ra kết luận cuối cùng”.

Trường hợp con anh N. không phải cá biệt. T., một kỹ sư có con được chẩn đoán bị tự kỷ, tỏ ra rất hiểu biết: “Ở TP.HCM có hai bệnh viện nhi đồng có khoa tâm lý là nơi nhận khám trẻ tự kỷ. Nhưng tự kỷ đâu phải là hội chứng tâm lý. Theo tôi tìm hiểu, có trẻ bị vấn đề khác, nhưng lại được chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Ngược lại, có trẻ bị tự kỷ nhưng lại bị chẩn đoán nhầm sang vấn đề khác, vì thế bỏ qua cơ hội can thiệp cho trẻ”.

Tâm trạng hoang mang của phụ huynh có con bị vấn đề tự kỷ là có thật. Một khảo sát của đại học Sư phạm TP.HCM trên 60 phụ huynh có con phát hiện bệnh tự kỷ cho thấy: 70% phụ huynh không hài lòng khi trẻ được chẩn đoán quá nhanh và 80% phụ huynh lúng túng khi nhận được những kết quả chẩn đoán khác nhau từ các cơ sở y tế, giáo dục!

Can thiệp chưa đúng

Cử nhân Hoàng Văn Quyên, khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP.HCM, nơi nhận can thiệp nhiều trẻ tự kỷ nói: “Tại những nước tiên tiến, để chẩn đoán một trẻ tự kỷ phải cần đến một nhóm chuyên viên gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần nhi khoa, chuyên viên tâm lý, chuyên viên âm ngữ trị liệu, chuyên viên hoạt động trị liệu và nhà xã hội học. Mỗi người kiểm tra một khía cạnh khác nhau của trẻ, sau đó họ mới ngồi lại thảo luận với nhau và đưa ra chẩn đoán cuối cùng”.

Do tự kỷ là vấn đề khá mới mẻ, nên làm theo bài bản nước ngoài có lẽ là chuyện dài lâu. Thế nhưng, điều đáng lo ở đây là do khâu chẩn đoán chưa chuẩn mực, nên việc can thiệp cho trẻ sau đó là chuyện bỏ ngỏ. Tại TP.HCM, trong vài năm trở lại đây ngoài cơ sở nhà nước – chủ yếu là bệnh viện nhi khoa – nhiều cơ sở tư nhân cũng mở các lớp giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ với những quảng cáo rất kêu như: “áp dụng các phương pháp can thiệp hàng đầu thế giới”, “có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm”. Thế nhưng ai thẩm định các cơ sở này về mặt chuyên môn, ai đánh giá hiệu quả các phương pháp can thiệp là điều đáng đặt ra.

H., một bác sĩ có con bị tự kỷ, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi con tôi được chẩn đoán bị tự kỷ, nghe người quen giới thiệu, tôi đưa đến một số cơ sở tư nhân để được can thiệp. Nhưng sau một thời gian dài cháu không hề tiến bộ. Sau đó tôi đưa con đến một bệnh viện công lập, ở đây tuy chật chội, nhưng cháu được điều trị bằng các phương pháp tích cực, đến nay cháu đã nói được nhiều từ và biết nghe. Thực tế hiện nay có nhiều trường tư nhân chữa tự kỷ, nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu xã hội, thiên về chăm sóc hơn là trị liệu”.

]]>
https://meyeucon.org/26813/chan-doan-va-can-thiep-tre-em-tu-ky-van-con-bo-ngo/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ https://meyeucon.org/26760/dau-hieu-nhan-biet-som-tu-ky-o-tre/ https://meyeucon.org/26760/dau-hieu-nhan-biet-som-tu-ky-o-tre/#comments Fri, 15 Mar 2013 23:00:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=26760 Hiện nay, bệnh tự kỷ ở trẻ em đang gia tăng rất nhanh chóng ở Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị  sớm sẽ có nhiều cơ hội giúp cải thiện được hành vi và tăng cường sự phát triển của não ở trẻ.

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Giang, Khoa phục hồi chức năng, bệnh viện nhi Trung Ương, bố mẹ có thể nhận biết sớm con tự kỷ dựa vào việc quan sát những dấu hiệu bất thường của trẻ.

Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.
Điều trị sớm và tích cực bệnh tự kỷ giúp cải thiện được hành vi.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 0-6 tháng:

– Thờ ơ với âm thanh (cảm giác như trẻ bị điếc).
– Hành vi bất thường: tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do) hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc.
Khả năng tập trung kém: Không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi khác. Ít hoặc không nhìn vào mặt người đang nói chuyện.
– Bất thường về vận động: giảm hoạt động, có tư thế bất thường khi được bế.

Dấu hiệu nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ 6-12 tháng:

– Phát triển các hành vi bất thường: chơi một mình, chơi với các ngón tay và tay ở trước mặt, sử dụng đồ vật một cách bất thường như gãi, cào hay cọ xát…
– Không chú ý đến người khác.
– Không phát âm hoặc rất ít.
– Bất thường về vận động: Giảm hoặc tăng trương lực, giảm hoạt động hoặc hoạt động quá mức.
– Ít hoặc không sử dụng kỹ năng giao tiếp không lời (vẫy tay chào, tạm biệt, chỉ tay…)

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ trên 12 tháng:

Trẻ khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp xã hội:
– Mất hoặc không đáp ứng với âm thanh
– Không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu…). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp…)
– Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói…
– Hoạt động theo nhóm giảm, khó tham gia vào trò chơi, kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ.
– Hành vi bất thường: tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân… ), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục)…

Phụ huynh cũng có thể tham khảo 5 dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ của Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ:

– Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng.
– Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
– Không biết đáp lại khi được gọi tên.
– Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
– Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

]]>
https://meyeucon.org/26760/dau-hieu-nhan-biet-som-tu-ky-o-tre/feed/ 6
Trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng https://meyeucon.org/26758/tre-tu-ky-o-viet-nam-dang-gia-tang-nhanh-chong/ https://meyeucon.org/26758/tre-tu-ky-o-viet-nam-dang-gia-tang-nhanh-chong/#respond Fri, 15 Mar 2013 02:00:42 +0000 https://meyeucon.org/?p=26758 Theo kết luận tại hội thảo về chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội hôm 12/3, cho biết số trẻ em được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ đang gia tăng nhanh chóng ở VN.

Trẻ tự kỷ ở Việt Nam gia tăng rất nhanh.
Trẻ tự kỷ ở Việt Nam gia tăng rất nhanh.

Ngày 12/3, tại hội thảo về chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ ở VN được Hội Cha mẹ trẻ tự kỷ, Đại sứ quán Mỹ tại VN, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Thị Hoàng Yến, phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục VN, cho hay số trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ đang gia tăng nhanh chóng ở VN.

Nghiên cứu tại BV Nhi T.Ư, số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 gấp… 50 lần năm 2000, số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 gấp 33 lần năm 2000. Tại TP.HCM, năm 2000 chỉ có hai trẻ tự kỷ điều trị thì năm 2008 là 324 trẻ, tăng hơn 160 lần.

Tuy nhiên theo PGS Yến, tại VN phần lớn BS nhi khoa chưa hiểu rõ về bệnh tự kỷ, không có kỹ năng chẩn đoán sớm nên nhiều trẻ tự kỷ được phát hiện bệnh khi đã hơn 36 tháng tuổi, là giai đoạn quan trọng để can thiệp điều trị cho trẻ.

Tại BV Nhi T.Ư, tỉ lệ trẻ được phát hiện muộn chiếm gần 44%, trong khi theo bà Helen Tager- Flusberg, GS tâm lý của ĐH Boston, Hoa Kỳ, can thiệp sớm là yếu tố mấu chốt để thành công hay thất bại với các trường hợp này.

]]>
https://meyeucon.org/26758/tre-tu-ky-o-viet-nam-dang-gia-tang-nhanh-chong/feed/ 0
Bé bị chứng tự kỉ vì nghe nhạc vàng từ nhỏ https://meyeucon.org/26571/be-bi-chung-tu-ki-vi-nghe-nhac-vang-tu-nho/ https://meyeucon.org/26571/be-bi-chung-tu-ki-vi-nghe-nhac-vang-tu-nho/#respond Sat, 23 Feb 2013 01:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=26571 Khi nhìn thấy con của mình lúc thì cục cằn, đập phá, lúc thì lại như rất cô độc, chị Chi đã đưa bé đi khám bác sĩ và phát hiện bé bị tự kỉ. Nhưng điều làm chị hết sức ngỡ ngàng chính là nguyên nhân khiến bé bị mắc căn bệnh này: do bé nghe nhiều nhạc vàng từ nhỏ.

Dưới đây là chia sẻ của chị Linh Chi, làm kế toán, nhà ở Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội về đứa con trai mới phát hiện bị bệnh tự kỉ của mình.

Con trai tôi năm nay 5 tuổi, là đứa con thứ 2. Sau khi sinh con đầu, vợ chồng tôi bàn nhau sinh luôn đứa thứ hai rồi thuê giúp việc về hỗ trợ chăm con và tập trung vào công việc, sự nghiệp cho liền mạch, tránh đứt quãng một lần nghỉ đẻ. Chồng tôi cũng làm công việc nhà nước đang đà thăng tiến nên thấy vợ bàn hợp lý đã đồng ý.

Con bị tự kỉ vì nghe nhạc vàng từ bé.

Sau khi sinh con thứ 2, hết thời gian ở cữ, tôi đã thuê bà giúp việc ở quê lên chăm cháu và quay lại với công việc. Hai vợ chồng bận bịu nên hầu như cả ngày giao con do giúp việc chăm sóc, chỉ có tối về thì chơi với con được một chút. Hôm nào về muộn thì con cũng được bác giúp việc cho ăn xong và đi ngủ rồi.

Đến năm 3 tuổi con tôi vẫn chưa biết nói, đưa con đi khám thì không phát hiện ra vấn đề gì tôi chỉ nghĩ con chậm nói nên cũng không để ý nữa. Tôi mua nhiều đồ chơi xếp hình phát triển trí thông minh về cho con chơi nhưng cháu vẫn chậm nói. Tôi cũng đưa cháu đi lớp nhưng con quậy phá khóc và đánh các bạn suốt nên lại để ở nhà.

Mãi đến giờ 5 tuổi rồi con vẫn chưa biết nói từ gì khác ngoài “bà”, “bố”, “mẹ”. Lo lắng, nhà tôi đưa con đi khám vẫn không phát hiện ra vấn đề gì bất thường. Nhưng điều đáng nói là càng lớn tính cách con càng biến đổi kì lạ: cục cằn, hay cáu gắt, thích đập phá đồ đạc lúc bình thường thì ngồi ủ rũ. Đến bữa thì nhất định phải mở nhạc vàng mới nhạc vàng cháu mới chịu ăn. Nghĩ là con thích nên bữa nào cho con ăn tôi cũng bật nhạc vàng cho con nghe.

Hồi tháng 7/2012 con chính thức bước sang tuổi thứ 5, chuẩn bị đến tuổi đi học vẫn không có biến chuyển gì. Tôi lo lắng đưa con đi khám lại và gặp cả bác sĩ tâm lý tìm nguyên nhân chậm nói bất bình thường của con. Bác sĩ có hỏi han kĩ thói quen sinh hoạt tôi cũng có nói con thích nghe nhạc vàng vì từ khi được mấy tháng giúp việc thích nghe nên nhưng lúc ở nhà trông cháu là giúp việc mở nhạc vàng ra nghe và dỗ cháu thành quen.

Sau khi hỏi han khám kĩ bác sĩ bảo con tôi bị tự kỉ nên chậm nói. Nguyên nhân vì con cô độc từ bé, ít tiếp xúc với bên ngoài và bố mẹ, hơn nữa đầu óc trẻ con đang trong giai đoạn hình thành phát triển bị cho nghe nhiều nhạc vàng ảo não u sầu nên bị ảnh hưởng phát triển thần kinh tâm, sinh lý…

Tá hỏa đưa con chữa bệnh đến nay hơn nửa năm vẫn chưa cải thiện nhiều, tôi hối hận vì mình bỏ bê con cái để con bị như thế…

Phát hiện sớm có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kĩ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường bao gồm:

– Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kĩ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và kĩ năng tự phục vụ bản thân.
– Hướng dẫn, tư vấn cha mẹ trẻ để hỗ trợ trẻ.

Không có cách chữa nào làm biến mất chứng tự kỹ. Việc can thiệp/ trị liệu chỉ nhằm khống chế và làm giảm bớt các triệu chứng, giúp trẻ cải thiện thực hiện các chức năng.

]]>
https://meyeucon.org/26571/be-bi-chung-tu-ki-vi-nghe-nhac-vang-tu-nho/feed/ 0
Có thể nhận biết bệnh tự kỷ của trẻ qua tiếng khóc https://meyeucon.org/25738/co-the-nhan-biet-benh-tu-ky-cua-tre-qua-tieng-khoc/ https://meyeucon.org/25738/co-the-nhan-biet-benh-tu-ky-cua-tre-qua-tieng-khoc/#respond Sun, 09 Dec 2012 00:00:06 +0000 https://meyeucon.org/?p=25738 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, cao độ âm thanh tiếng khóc của trẻ em cũng là dấu hiệu để nhận biết sớm về bệnh tự kỷ trong khoảng thời gian 6 tháng tuổi đầu đời.

Các nhà khoa học đã ghi âm tiếng khóc của 39 trẻ trong độ 6 tháng tuổi trở lại. Trong đó 21 bé nguy cơ tự kỷ do anh chị em ruột của chúng bị căn bệnh này, số còn lại đều khỏe mạnh và gia đình chưa ai có tiền sử mắc chứng tự kỷ.

Tiếng khóc của trẻ tự kỷ có sự khác biệt so với bình thường.

Ghi nhận từ thiết bị theo dõi âm thanh cho thấy những trẻ em có tiếng khóc với cao độ cao hơn bình thường có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nhóm còn lại. Những đứa trẻ này tiếp tục được theo dõi đến 3 tuổi thì có 3 em biểu hiện mắc bệnh tự kỷ. Trùng hợp là khi còn nhỏ, 3 em này thường khóc với cường độ âm thanh cao nhất trong nhóm trẻ được chọn nghiên cứu. Hơn nữa phân tích của thiết bị cảm âm cho thấy tiếng khóc của 3 đứa trẻ này có vẻ căng thẳng, chát chúa hơn so với những âm thanh xung quanh.

Với một người bình thường thì rất khó để nhận ra sự khác biệt trong tiếng khóc của những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ. Chỉ có thiết bị ghi âm đặc biệt mới phân tích được. Vì thế phụ huynh được khuyên là không nên quá lo lắng mà suốt ngày chăm chăm theo dõi sự khác lạ trong tiếng trẻ con khóc.

Sheinkopf, đại diện nhóm nghiên cứu nói trên Tạp chí Autism Research rằng: “Chúng tôi không muốn cha mẹ phải lo lắng thái quá khi nghe tiếng khóc của con họ”. Nếu những nghiên cứu này được xác thực trong tương lai thì nó giúp các nhà nghiên cứu dễ xác định trẻ có nguy cơ bị tử kỷ sớm trước khi những hành vi điển hình của bệnh này bộc lộ rõ ra.

Các nhà nghiên cứu kỳ vọng những phát hiện này cùng những yếu tố khác sẽ giúp các bác sĩ xác định sớm nguy cơ mắc chứng tự kỷ của ở các bé ngay từ 6 tháng tuổi đầu đời. Từ đó có những can thiệp về tâm sinh lý theo hướng tích cực giúp trẻ cải thiện khả năng hòa nhập cộng đồng.

Những phát hiện này mới này cũng trùng khớp với các nghiên cứu trước đây cho rằng tiếng khóc của trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Chẳng hạn một nghiên cứu trong năm 2010 cho thấy các bé một tháng tuổi hay quấy khóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tăng động giảm chú ý (ADHD).

Các nghiên cứu này còn nhỏ hẹp, nên nhóm nhà khoa học cho biết cần có những công trình nghiên cứu quy mô hơn để kiểm chứng kết quả.

]]>
https://meyeucon.org/25738/co-the-nhan-biet-benh-tu-ky-cua-tre-qua-tieng-khoc/feed/ 0
Giảm nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ bằng việc bổ sung folat ở đầu thai kỳ https://meyeucon.org/23703/giam-nguy-co-bi-tu-ky-o-tre-bang-viec-bo-sung-folat-o-dau-thai-ky/ https://meyeucon.org/23703/giam-nguy-co-bi-tu-ky-o-tre-bang-viec-bo-sung-folat-o-dau-thai-ky/#respond Mon, 25 Jun 2012 04:00:37 +0000 https://meyeucon.org/?p=23703 Để có thể giảm nguy cơ sinh con bị bệnh tự kỷ, người phụ nữ được khuyên dùng các liều a-xít folic khuyến nghị hàng ngày trong tháng đầu của thai kỳ hoặc bổ sung vitamin quanh thời điểm thụ thai.

Có thể giảm nguy cơ bị tự kỷ ở trẻ bằng việc bổ sung folat ở đầu thai kỳ

Bệnh tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh với đặc điểm là giảm tương tác xã hội, giao tiếp kém, các hành vi lặp đi lặp lại và thường đi kèm với chậm phát triển trí tuệ. Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, ước tính cứ 88 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.

A-xít folic có thể bảo vệ chống lại những rối loạn phát triển não thời kỳ bào thai bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng methyl hóa ADN, dẫn tới những thay đổi trong cách đọc mã di truyền.

Phụ nữ nên dùng liều a-xít folic khuyến nghị mỗi ngày (600mcg) trong tháng đầu của thai kỳ để giảm nguy cơ sinh con bị rối loạn phổ tự kỷ, nhất là khi người mẹ và/hoặc con họ có biến thể gen đặc biệt liên quan tới chuyển hóa folat kém hiệu quả. Ngoài những phụ nữ đã thụ thai, những người dự định có thai cũng nên cân nhắc dùng chế phẩm bổ sung a-xít folic.

Trong nghiên cứu này, các tác giả muốn xác định xem liệu a-xít folic trong các chế phẩm bổ sung có tác dụng bảo vệ không.

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của gần 835 bà mẹ ở Bắc California có con từ 2-5 tuổi bị bệnh tự kỷ, chậm phát triển tâm thần. Thông tin được thu thập trong thời gian người phụ nữ mang thai và 3 tháng trước khi có thai.

Kết quả là những bà mẹ có con phát triển bình thường đã bổ sung a-xít folic nhiều hơn mức bình thường và họ thường dùng liều khuyến nghị trong tháng đầu của thai kỳ nhiều hơn so với các bà mẹ có con bị rối loạn phổ tự kỷ. Khi lượng a-xít folic được dùng tăng thì nguy cơ bị rối loạn phổ tự kỷ giảm. Những bà mẹ có con bị chậm phát triển tâm thần đã dùng a-xít folic trong 3 tháng trước khi có thai được ước tính thấp hơn so với những bà mẹ có con phát triển bình thường.

Việc bổ sung a-xít folic trước và trong giai đoạn đầu của thai kỳ đã được khuyến nghị trong nhiều thập kỷ, sau khi các nghiên cứu chứng minh rằng nó có khả năng ngăn ngừa tới 70% dị tật ống thần kinh.

Tác dụng bảo vệ của a-xít folic đối với dị tật ống thần kinh cũng mạnh hơn khi người mẹ và/hoặc đứa con mang biến thể gen MTHFR 677 C>T. Bổ sung a-xít folic trong giai đoạn đầu của thai kỳ hiện được cho là cải thiện tương tác xã hội, sự tập trung và hành vi trong quá trình phát triển của đứa trẻ.

Nghiên cứu sẽ được đăng trong số ra tháng 7 của tạp chí American Journal of Clinical Nutrition.

]]>
https://meyeucon.org/23703/giam-nguy-co-bi-tu-ky-o-tre-bang-viec-bo-sung-folat-o-dau-thai-ky/feed/ 0