Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Tue, 09 Apr 2024 08:37:16 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Ung thư phế quản hiếm gặp ở trẻ em https://meyeucon.org/16362/ung-thu-phe-quan-hiem-gap-o-tre-em/ https://meyeucon.org/16362/ung-thu-phe-quan-hiem-gap-o-tre-em/#respond Sun, 03 Apr 2011 13:58:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=16362 Khoa ngoại Bệnh viện Nhi Đồng 2 vừa phẫu thuật cho em P.T.N., 15 tuổi, bị ung thư phế quản, hiếm gặp ở trẻ em. N. có tiền căn ho sốt kéo dài, tức ngực, khò khè và khó thở thường xuyên, đã điều trị nhiều nơi nhưng bệnh chỉ giảm rồi lại tái phát.

Chụp CTscan cho thấy có một khối u trong lòng phế quản trái làm bít tắc, xẹp phân thùy phổi trên của em. N. đã được nội soi phế quản sinh thiết với kết quả khối u ác tính. N. được hóa trị trước khi phẫu thuật. Hiện sức khỏe em tạm ổn định, thở dễ, bớt khò khè.

Bác sĩ Trương Đình Khải, bộ môn ngoại nhi và bác sĩ Vũ Trường Nhân, khoa ngoại, cho biết ung thư khí phế quản ở trẻ em khá hiếm gặp và ung thư biểu mô bì – nhầy của trường hợp này chỉ chiếm 10% trong số đó.

Do u xâm lấn làm hẹp lòng phế quản từ từ nên trẻ thường có các triệu chứng khó thở tăng dần, tức ngực thường xuyên, ho kéo dài, ban đầu là ho khan, về sau ho có đờm nhầy, thỉnh thoảng lẫn máu.

Ngoài ra trẻ cũng thường chán ăn, sụt cân, uể oải nên dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phế quản, viêm hô hấp trên, lao, nhiễm siêu vi… Nếu được phát hiện và phẫu thuật cắt bỏ u sớm sẽ bảo tồn chức năng phổi nhiều hơn và tiên lượng sống sẽ tốt hơn. Do đó, nếu các trẻ có những đợt bệnh ho kéo dài, khó thở trường kỳ, các bậc cha mẹ nên lưu ý và cho con đi khám bệnh sớm.

]]>
https://meyeucon.org/16362/ung-thu-phe-quan-hiem-gap-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ em và bệnh ung thư xương https://meyeucon.org/13979/tre-em-va-benh-ung-thu-xuong/ https://meyeucon.org/13979/tre-em-va-benh-ung-thu-xuong/#respond Mon, 22 Nov 2010 22:21:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=13979 Ung thư xương (UTX) ở trẻ em, là bệnh rất nguy hiểm và khó chữa trị. Bác sĩ Trần Chánh Khương (BV Ung Bướu) nói về vấn đề này như sau

Nguyên nhân gây ra bệnh UTX ở trẻ em?

Trẻ từ 13-15 tuổi là thời kỳ cơ thể con người đang phát triển và hoàn thiện các cơ quan, nên đối với bộ xương – ở các tế bào sinh xương của sụn tiếp hợp ở các đầu xương dài (xương tay, xương chân…), phần sẽ tăng trưởng làm xương dài thêm – chính là nơi hay xảy ra khối u UTX. Sarcôm xương là dạng UTX thường gặp nhất, chiếm 5% tổng số ca ung thư trẻ em, thường thấy ở bé trai (gấp đôi bé gái), 80% ở gần vị trí khớp (gần khớp gối, gần khớp vai). Lứa tuổi thường mắc bệnh: thiếu niên (13-15), thanh niên (20-25). Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, một số bệnh di truyền do sai lệch gen AND (hội chứng Lifraumeni, bệnh bướu nguyên bào võng mạc mắt) hay tình trạng phơi nhiễm, tiếp xúc với tia phóng xạ… làm tăng nguy cơ bị sarcôm xương ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh?

Đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy đau, sưng vùng gần khớp. Đặc biệt, quanh khớp gối, gần khớp vai. Ít lâu sau, đau nhiều hơn khi đi lại, cử động hoặc về đêm, kèm theo khối u sưng to, đau ngày càng tăng. Trẻ đi khập khiễng hoặc đôi khi bị gãy xương sau khi va chạm, chấn thương nhẹ.

Ở cơ sở y tế, sau khi thăm khám tại chỗ: khối u sưng đau và hạn chế cử động ở vùng quanh khớp gối, khớp vai. Một số kỹ thuật chẩn đoán khác cần được thực hiện:

  • Chụp X quang chỗ khối u sưng, đau, X quang phổi để xem có di căn phổi hay không.
  • Scan khối u hay chụp RMI để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u (xâm lấn cơ quan lân cận, nội tủy…).
  • Mổ sinh thiết để xác định mô bệnh học khối học.

Công tác chẩn đoán cần được thực hiện kỹ lưỡng, để xácđịnh độ ác tính (thấp, vừa, cao) và giai đoạn bệnh (khu trú hay đã di căn phổi, gan, xương khác…) của bệnh sacôm xương.

Cách điều trị căn bệnh nguy hiểm này như thế nào?

Có nhiều cách điều trị:

  • Phẫu trị: đoạn chi có khối u ung thư.
  • Hóa trị: dùng nhiều thuốc tiêm truyền để ngăn ngừa và điều trị tổn thương di căn xa (chủ yếu di căn phổi, màng phổi).

20% sarcôm xương trẻ em thuộc nhóm ác tính cao, dễ bị di căn phổi sau khi đoạn chi.

Kết quả: 60-80% bệnh nhân sống thêm 5 năm đối với sarcôm xương trẻ em tại chỗ, chưa di căn xa.

Hiện nay, việc điều trị sarcôm xương trẻ em có nhiều tiến bộ.

Hoá trị dẫn đầu thực hiện trước mổ nhằm ngăn ngừa và tiêu diệt tổn thương di căn âm thầm.

Cố gắng bảo tồn – không đoạn chi bằng kỹ thuật cắt nạo khối u, ghép xương. Kết hợp hóa trị trước và sau khi mổ.

Thử nghiệm thuốc đặc hiệu mới, hiệu quả hơn với mục đích gia tăng kết quả điều trị

Ở trẻ không may bị UTX phải đoạn chi, và trị khỏi, vấn đề lắp tay, chân giả để trẻ hoà nhập xã hội cũng cần được quan tâm.
Lời khuyên quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh kịp thời khi phát hiện một trong những triệu chứng kể trên.

]]>
https://meyeucon.org/13979/tre-em-va-benh-ung-thu-xuong/feed/ 0
Những bệnh u gan ở trẻ em https://meyeucon.org/13971/nhung-benh-u-gan-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13971/nhung-benh-u-gan-o-tre-em/#respond Mon, 22 Nov 2010 22:06:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=13971 Bệnh u gan ở trẻ em hiếm gặp. Các trẻ em trai thường bị ảnh hưởng nhiều hơn các trẻ em gái. Các khối u gan có thể là không ung thư (lành) hoặc ung thư (ác tính).

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, và là cơ quan chính sản sinh ra nhiệt. Nó được bao quanh bởi một vỏ xơ và được chia thành nhiều phần được gọi là các thuỳ. Gan nằm ngang ở phần trên bụng và gan phải lớn hơn gan trái. Gan được bao bọc và bảo vệ khỏi các tổn thương thực thể bởi các xương sườn ở dưới.

Gan là một cơ quan có nhiều chức năng cực kỳ quan trọng. Một trong những chức năng đó là sản xuất ra các protein lưu thông trong máu. Một số loại protein giúp cho máu đông lại và ngăn chặn sự chảy máu quá mức, trong khi đó các protein khác cần thiết để duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể. Gan còn phá huỷ các chất có hại, và tiêu huỷ những sản phẩm thừa không cần thiết của cơ thể, vì vậy chúng có thể được đào thải ra ngoài trong nước tiểu hoặc phân.

Gan còn chịu trách nhiệm trong việc phân giải thức ăn có chứa hydrat- cacbon (các loại đường) và các chất béo, vì chúng có thể được cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng. Gan chứa đựng những chất như glu-co và các loại vitamin và những chất này có thể được cơ thể dùng đến khi cần thiết. Gan còn sản xuất ra mật, một chất phân giải các chất béo trong thức ăn, vì vậy chúng có thể được hấp thu qua ruột.

Gan được nối với ruột non (tá tràng) bằng một đường ống, được gọi là ống mật. Đường ống này đưa mật do gan sản xuất ra đến ruột.
Gan có khả năng hết sức ngạc nhiên là tự hồi phục. Nó có thể hoạt động bình thường, thậm chí nếu chỉ có một phần nhỏ của gan còn làm việc được.

Ung thư gan có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Những ung thư gan nguyên phát bắt đầu trong gan và những ung thư gan thứ phát đã lan tràn vào gan từ một bộ phận khác của cơ thể. Bài này chỉ nói về ung thư gan nguyên phát ở trẻ em.
Ung thư gan nguyên phát có hai loại chính:

  • U nguyên bào gan thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này hiếm gặp.
  • Ung thư biểu mô tế bào gan. Loại này hiếm gặp và thường xuất hiện ở trẻ em lớn.

Nguyên nhân của những khối u gan

Nguyên nhân của hầu hết các khối u gan nguyên phát ở các nước Phương Tây chưa được biết rõ. Tuy nhiên, ở những vùng khác của thế giới, ung thư biểu mô tế bào gan thường có liên quan đến sự hiện diện của sự nhiễm khuẩn gan. Ví dụ, ở nhiều quốc gia nơi có nhiều bà mẹ thường bị mắc bệnh viêm gan B và việc tiêm chủng không dễ dàng có được để tiêm cho con họ vào ngay sau đẻ. Những đứa trẻ bị nhiễm bệnh viêm gan B có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư nguyên bào gan vào giai đoạn tuổi thơ sau này hơn là những đứa trẻ không bị nhiễm bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu thông thường nhất là một cục u lồi lên hoặc sưng phồng ở bụng, có thể bị đau. Những triệu chứng có thể xảy ra khác bao gồm giảm cân, ăn kém ngon, cảm giác ốm yếu (buồn nôn) và bị nôn.

Bệnh u gan ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào

Hàng loạt các xét nghiệm và thăm dò có thể cần làm để chẩn đoán một khối u gan. Chụp siêu âm và X quang sẽ được thực hiện có thể cho biết có khối u ở trong gan không. Các xét nghiệm khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân sẽ được làm để xác định phạm vi của bệnh, cả bên trong và bên ngoài gan. Các xét nghiệm máu cũng sẽ được tiến hành.

Hầu hết các u nguyên bào gan và ung thư biểu mô tế bào gan sản sinh ra một loại protein được đưa vào dòng máu trong cơ thể. Loại protein này được biết là Alpha- fetoprotein (AFP). Để có thể đo được các mức AFP trong máu, là chất có thể chỉ điểm hữu ích cho biết liệu khối u gan có đáp ứng với điều trị không hay là nó có tái phát lại sau điều trị hay không. Chất AFP còn được biết đến như là một chỉ điểm ung thư.

Bất cứ xét nghiệm và nghiên cứu nào mà bệnh nhi cần làm sẽ được giải thích với bạn.

Định nhóm

Để đánh giá sự lan tràn của ung thư, một hệ thống nhóm được gọi là hệ thống lan tràn trước điều trị của bệnh được sử dụng. Hệ thống này sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI để đo khối lượng ung thư trong gan lúc chẩn đoán (bằng chụp MRI) và được dùng để giúp lập phác đồ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhi.

Hệ thống nhóm này chỉ liên quan đến những khối u gan và được sử dụng trên khắp thế giới, trừ một số trường hợp ở Bắc Mỹ, Đức và Nhật bản.

Quy trình định nhóm này là cần thiết vì những u gan này cần được lấy ra bằng phẫu thuật. Việc định nhóm này chia gan thành bốn vùng phẫu thuật (khu vực) và đưa ra chỉ dẫn đúng từ chẩn đoán loại phẫu thuật cần tiến hành để lấy khối u ra. Việc định nhóm này còn giúp các bác sĩ biết được liệu có cần kèm theo một phẫu thuật ghép gan ngay từ đầu không.

  • Nhóm 1: Một phần gan bị ảnh hưởng và khối u có thể được lấy ra bằng phẫu thuật dễ dàng.
  • Nhóm 2: Hai phần bị ảnh hưởng và khối u có thể được lấy ra bằng phẫu thuật phạm vi rộng hơn.
  • Nhóm 3: Ba phần gan bị ảnh hưởng và khối u có thể được lấy ra với ca phẫu thuật lớn.
  • Nhóm 4: Cả bốn phần của gan bị ảnh hưởng và khối u không thể lấy ra mà không có sự thay thế gan cùng với việc ghép gan của một người cho.

Các bác sĩ còn xem xét phạm vi lan tràn của ung thư ngoài gan.

  • Trong các mạch máu. Đôi khi, khối u xâm nhập vào các mạch máu đi vào hoặc đi ra từ gan. Điều này có thể ảnh hưởng đến loại phẫu thuật cần thiết để lấy bỏ khối u.
  • Trong bụng. Đôi khi, khối u lan tràn ra ngoài gan và đi vào vùng ổ bụng. Điều này làm cho việc lấy bỏ khối u hoàn toàn không thể thực hiện được.
  • Trong phổi hoặc các cơ quan khác. Nếu khối u lan tràn ra ngoài gan qua dòng máu (được gọi là bệnh di căn), khối u này thường đi vào phổi. Cứ khoảng một trong số năm trẻ em bị ung thư gan, phổi của của chúng được tìm thấy bị tổn thương khi chúng được chẩn đoán. Các bác sĩ sử dụng kỹ thuật chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để quyết định xem liệu phổi có bị ảnh hưởng không.

Điều trị

Điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại của ung thư gan (u nguyên bào gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan), nhóm của khối u, và liệu u đã di căn chưa. Việc điều trị luôn luôn bao gồm hoá trị và phẫu thuật. Đối với ung thư biểu mô tế bào gan, việc điều trị có thể còn bao gồm cả việc điều trị chống hình thành mạch hoặc là hoá trị nghẽn mạch (gây tắc mạch mắu nuôi dưỡng khối u).

Ban đầu, việc chẩn đoán sẽ được làm bằng việc lấy một mẫu tế bào nhỏ từ khối u (sinh thiết). Việc này được thực hiện sau khi đã gây mê toàn thân, hoặc là qua da hoặc là qua một mảnh cắt ở trong ổ bụng. Một chẩn đoán phân nhóm và phạm vi lan tràn (nếu ung thư đã lan tràn) sẽ được xác định, Việc điều trị sẽ bắt đầu bằng hoá trị. Trước khi hoá trị được thực hiện, việc đánh giá nguy cơ được tiến hành. Công việc này giúp các bác sĩ quyết định loại và tổng lượng hoá trị cần thiết.

Nguy cơ trung bình là nhóm 1, 2 và 3.

Nguy cơ cao là nhóm 4 và bệnh đã di căn ra ngoài gan đến các bộ phận khác của cơ thể (bệnh di căn).

  • Hoá trị liệu: là việc sử dụng các loại thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Cách điều trị này thường được sử dụng qua đường tiêm và truyền nhỏ giọt vào một tĩnh mạch. Bác sĩ của bệnh nhi sẽ thảo luận với gia đình bệnh nhi về loại và tổng lượng hoá trị cần thiết, dựa trên kết quả đánh giá nguy cơ của chúng. Đôi khi, điều trị hoá trị bổ sung được đề nghị sau phẫu thuật.
  • Hoá trị nghẽn mạch: là việc truyền thuốc trực tiếp vào một tĩnh mạch đi thẳng vào gan. Rất hãn hữu, phương pháp này có thể được áp dụng cho bệnh ung thư tế bào gan.
  • Điều trị chống tạo mạch: là dùng thuốc ngăn chặn khối u phát triển hệ thống mạch cung cấp máu. Phương pháp này đôi khi được dùng trong việc điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Loại thuốc chống tạo mạch tốt nhất được biết đến là thalidomide. Mặc dù loại thuốc này là nguy hiểm đối với những phụ nữ có mang, thuốc này có thể giúp kiểm soát được sự tăng trưởng của các tế bào ung thư
  • Phẫu thuật: tất cả trẻ em có thể được phẫu thuật, phẫu thuật sẽ được tiến hành sau khi điều trị hóa chất. Nếu có khối ung thư trong phổi, và nếu khối u này không hết hoàn toàn sau điều trị hoá chất thì phổi sẽ được mổ trước tiên. Nếu như khối u gan có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật thì ca mổ sẽ được tiến hành, thường là sau một hoặc hai tuần.

Ở nhiều nước, nếu như khối u đã xâm nhập cả bốn phần của gan (nhóm 4) thì một phẫu thuật ghép gan là cần thiết. Phẫu thuật ghép gan này được khuyên áp dụng đối với bệnh u nguyên bào gan, nhưng chỉ áp dụng trong những trường hợp rất đặc biệt đối với bệnh ung thư biểu mô tế bào gan. Trong một ca ghép gan, toàn bộ gan sẽ được lấy ra và thay vào đó là một gan của người khác. Việc này sẽ được thảo luận với gia đình bệnh nhi ngay từ khi bắt đầu, và họ sẽ dành cho bạn cơ hội để suy nghĩ về việc hiến một nửa gan của mình, hoặc là đối với bệnh nhi để nhận một gan từ một người hiến tặng. Đội ngũ bác sĩ ghép gan sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của gia đình bệnh nhi. Việc ghép gan chỉ có thể làm được nếu toàn bộ khối u ở bên ngoài gan đã được loại bỏ.

Những ảnh hưởng phụ của điều trị

Việc điều trị thường gây ra những ảnh hưởng phụ, và bác sĩ của bệnh nhi sẽ thảo luận những vấn đề này với gia đình bệnh nhi trước khi việc điều trị bắt đầu. Những ảnh hưởng phụ có thể bao gồm: cảm giác ốm yếu (buồn nôn) và bị nôn, rụng tóc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, dễ bị vết thâm tím và chảy máu, sự mệt mỏi và ỉa chảy.

Những tác dụng phụ muộn

Điều trị hoá chất đã áp dụng trong ung thư gan có thể gây ra những tác dụng phụ muộn. Những tác dụng phụ này bao gồm những vấn đề về thính giác, về thận và có thể cả những vấn đề về tim. Sẽ có tăng nhẹ nguy cơ cho bệnh nhi phát triển loại ung thư khác trong cuộc sống sau này. Hầu hết trẻ em sẽ phát sinh một số tác dụng phụ muộn và vì vậy sẽ cần phải được theo dõi. Bác sĩ của bệnh nhi sẽ giải thích nhiều hơn về bất cứ tác dụng phụ muộn nào có thể xảy ra.

Sự tái phát

Nếu như ung thư quay trở lại sau khi điều trị lần đầu, hiện tượng này được biết là một tái phát. Nó có thể tái phát trở lại ở gan hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể. Nếu ung thư quay trở lại, thường thì các mức AFP trong máu của bệnh nhi sẽ bắt đầu tăng trở lại (trước khi không có bất kỳ dầu hiệu nào khác được nhìn thấy trên hình chụp cắt lớp vi tính), và đạt tới các mức trên 100. Sự tăng nhẹ mức AFP có thể xuất hiện trong vài tuần sau phẫu thuật, vì vậy gan có thể phục hồi nhiều nhất.

Những thử nghiệm lâm sàng

Nhiều trẻ em được điều trị như một phần của một thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Những thử nghiệm này nhằm mục đích để thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về cách tốt nhất để điều trị một bệnh (thường là bằng việc so sánh giữa việc điều trị tiêu chuẩn với một phương pháp điều trị mới hoặc một điều trị chuẩn đã thay đổi). Các bác sĩ chuyên gia tiến hành những thử nghiệm này đối với bệnh ung thư trẻ em. Đội ngũ thầy thuốc của bệnh nhi sẽ nói với gia đình bệnh nhi về việc tham gia từng phần trong một thử nghiệm điều trị (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi mà họ đưa ra. Bản thông tin thường được cung cấp để giúp đỡ việc giải thích mọi thắc mắc. Việc tham gia vào một thử nghiệm nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, và gia đình bệnh nhi sẽ được dành nhiều thời gian để quyết định nếu thử nghiệm này thích hợp với con họ.

Theo dõi

Khi việc điều trị kết thúc, bệnh nhi sẽ được làm các xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức AFP trong máu (nếu thích hợp), cũng như chụp cắt lớp vi tính và chụp X quang ngực. Hơn ba phần tư trẻ em có bệnh u nguyên bào gan được chữa khỏi, và đối với những trẻ em có những khối u nhỏ tiếp giáp với gan, thậm chí có triển vọng tốt hơn. Kết quả đối với bệnh ung thư biểu mô tế bào gan không được hoàn toàn tốt. Đội ngũ bác sĩ ở bệnh viện có thể cho gia đình bệnh nhi thông tin về kết quả phù hợp đối với con họ.

Nếu gia đình bệnh nhi có những lo lắng riêng về tình trạng và việc điều trị của con họ thì việc tốt nhất là hãy thảo luận với bác sĩ của con họ, các bác sĩ biết rõ chi tiết mọi tình hình của bệnh nhi của mình.

Những cảm xúc

Là bậc cha mẹ, sự thật con bạn bị ung thư là một tình hình tồi tệ nhất mà bạn có thể phải đối mặt. Bạn có thể có nhiều những cảm xúc khác nhau, ví dụ như sự sợ hãi, cảm giác tội lỗi, buồn bã, cáu giận và không tự tin. Tất cả những cảm xúc đó là sự phản ứng bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ phải trải qua vào một thời kỳ khó khăn.

Bệnh nhi có thể có hàng loạt những cảm xúc khác nhau qua sự từng trải về bệnh ung thư của chúng.

]]>
https://meyeucon.org/13971/nhung-benh-u-gan-o-tre-em/feed/ 0
Trẻ em cũng bị ung thư gan https://meyeucon.org/13968/tre-em-cung-bi-ung-thu-gan/ https://meyeucon.org/13968/tre-em-cung-bi-ung-thu-gan/#respond Mon, 22 Nov 2010 22:00:49 +0000 https://meyeucon.org/?p=13968 Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có bướu sờ được trong bụng. Khối u có thể ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả ½ bên phải bụng, chắc, không gây đau.

Cháu K.N.B. Duy, 6 tháng tuổi, quê ở Đồng Nai được chuyển từ BV Nhi Đồng 1 TPHCM đến BV Ung Bướu vào ngày 9-5 vì bụng to bất thường và có bướu to chiếm gần hết vùng bụng.

Theo lời kể của gia đình, sau khi sinh được 3 tháng, mẹ cháu nhận thấy bụng cháu to bất thường và có một cục bướu cỡ quả chanh, sờ được ở vùng bên hông sườn phải.

Cháu không bị sốt hay bỏ ăn… Khi được đưa đến khám tại BV Nhi Đồng Nai, qua thăm khám và siêu âm bụng, các bác sĩ đã phát hiện khối u gan to. Sau đó, bé được chuyển đến BV Nhi Đồng 1 TPHCM với chẩn đoán bệnh là u gan to.

70% trường hợp có khả năng mổ được

Tại BV Nhi Đồng 1, bệnh nhi được siêu âm bụng và chụp cắt lớp scan bụng, cho thấy một khối u gan rất to chiếm gần trọn vùng bụng. Cháu bé bị bướu nguyên bào gan quá to không thể can thiệp mổ cắt bướu được nên được chuyển sang BV Ung Bướu.

Ung thư gan nguyên phát là một dạng ung thư thường gặp ở nam giới nước ta, chiếm 10,8% và đứng thứ 3 trong số 10 loại ung thư hàng đầu ở TPHCM. Đây là dạng ung thư xấu vì đa số trường hợp bệnh được phát hiện ở giai đoạn trễ (khối bướu to > 5 cm, trên nền xơ gan lách to…), không thể mổ cắt bỏ u được và tỉ lệ tử vong cao.

Ở trẻ em, ung thư gan hiếm gặp, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1% tổng số ung thư trẻ em. Chỉ có khoảng 1,5 ca ung thư gan trên 1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường gặp nhất là bướu nguyên bào gan, bướu có dạng một khối u đơn độc, khoảng 70% có khả năng mổ được.

Đặc biệt, bệnh nhạy với thuốc hóa trị nên điều trị kết hợp mổ cắt bỏ bướu và hóa trị cho kết quả tốt và có khoảng 80% trường hợp sống thêm 5 năm sau điều trị.

Còn ở trẻ em hơn 11 tuổi, thường gặp là dạng carcinôm tế bào gan. Đây là dạng ung thư gan thường phát triển đa ổ, xâm lấn rất mạnh và không nhạy thuốc hóa trị. Bệnh thường có diễn tiến xấu tương tự ung thư gan nguyên phát ở người lớn. Chỉ có khoảng 20% sống được 5 năm sau điều trị.

Nhập viện sớm, khả năng khỏi bệnh cao

Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có bướu sờ được trong bụng. Khối u có thể ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả ½ bên phải bụng, chắc, không gây đau. Các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán cơ bản gồm: siêu âm bụng, định lượng AFP/máu, chụp CT scan bụng để xác định vị trí, kích thước, tính chất khối u gan và mối tương quan với các cơ quan lân cận với gan.

Đối với nhóm ung thư gan giai đoạn sớm, khối u gan đơn độc, chưa có tổn thương di căn, thầy thuốc sẽ mổ cắt bỏ các phân thùy gan có bướu hoàn toàn, kết hợp hóa trị bổ túc sau mổ.

Đối với nhóm ung thư gan to, không thể mổ ngay được hoặc đã có di căn xa và dạng bướu nguyên bào gan, thầy thuốc sẽ hóa trị trước mổ (2-4 chu kỳ) để làm khối u thu nhỏ lại, thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ bướu gan. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, trên 90% trường hợp trẻ mắc bệnh có nhiều cơ may khỏi bệnh.

Trường hợp bướu nguyên bào gan được phát hiện trễ, khối u to không thể mổ cắt được hoặc có di căn xa, kết quả điều trị thấp hơn. Vì vậy, khi phát hiện có khối u trong ổ bụng, người nhà nên đưa trẻ nhập viện sớm để việc điều trị được tiến hành kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/13968/tre-em-cung-bi-ung-thu-gan/feed/ 0
Bạn biết gì về bướu não ở trẻ em? https://meyeucon.org/13957/ban-biet-gi-ve-buou-nao-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13957/ban-biet-gi-ve-buou-nao-o-tre-em/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:50:13 +0000 https://meyeucon.org/?p=13957 Cháu T. 10 tuổi, học sinh tiểu học ở T. G. thường bị nhức đầu bất chợt và hay quên. Cơn đau đầu giảm đi khi cháu được cho uống thuốc giảm đau. Cha mẹ cháu cứ nghĩ cháu bị nhức đầu thông thường. Hai tháng sau, tình trạng nhức đầu của cháu ngày càng nhiều hơn, thường xuyên hơn và có kèm theo nôn ói vào buổi sáng. Cháu có cảm giác yếu 2 chân, đi lại không vững và hay ngủ gà ngủ gật.

Cháu T. được đưa đi khám bệnh tại bệnh viện tỉnh và sau đó chuyển đến bệnh viện chuyên khoa TPHCM với chẩn đoán: theo dõi bướu não.

Bướu não ở trẻ em là gì?

Não là bộ phận vô cùng quan trọng của hệ thần kinh trung ương, nằm trong hộp sọ, có chức năng chỉ huy, điều hòa mọi cảm giác, vận động và các hoạt động thần kinh cao cấp khác như: trí nhớ, trí thông minh của con người.

Bướu não là dạng bệnh ác tính khá thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Nó chiếm tỷ lệ khoảng 15% và đứng hàng thứ 2 trong các loại bệnh ung thư trẻ em (sau bệnh bạch cầu cấp hay còn được gọi là ung thư máu) nhưng gây tử vong cho trẻ em cao nhất (khoảng 45%).

Tại sao trẻ bị bướu não?

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh bướu não vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên người ta nhận thấy: trẻ đã qua điều trị bằng xạ trị vào sọ não về sau dễ bị bướu não hơn các trẻ khác.

Có mấy loại bướu não?

Về phương diện bệnh học, bướu não trẻ em được phân ra làm nhiều loại tùy theo nguồn gốc tế bào và bao gồm: bướu sao bào (Astrocytoma) thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% bướu não ở trẻ em; bướu nguyên bào tủy (Medulloblastoma) chiếm 20%. Bướu ống nội tủy (Ependymona), u thân não, bướu não, bướu sọ hầu.. chiếm tỷ lệ ít hơn.

Triệu chứng bệnh ra sao?

Lúc đầu, bệnh diễn tiến âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì.

Về sau, tùy độ tuổi của trẻ và vị trí của bướu não, một số triệu chứng bất thường dần dần xuất hiện và ngày càng rõ rệt như:

  • Nhức đầu thường xuyên, lặp đi lặp lại và ngày càng tăng dần.
  • Nôn ói, ói nhiều, ói vọt vào buổi sáng sớm.
  • Thay đổi tâm tính, trí nhớ giảm sút.
  • Mất ngủ hay trẻ trở nên ngủ li bì.
  • Một số dấu chứng thần kinh: co giật, méo miệng, nuốt sặc, yếu liệt tay chân, bước đi lảo đảo.
  • Ðôi khi trẻ kêu than với cha mẹ: mắt nhìn không rõ, hoặc nhìn thấy hai hình.

Ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, triệu chứng tăng áp lực nội sọ xảy đến sớm và rõ hơn như nôn ói kéo dài, đầu to nhanh bất thường. Bé có biểu hiện dễ bị kích thích, hay giật mình, hay quấy khóc hoặc bé ngủ gật li bì.

Bạn phải làm gì khi con bạn có những dấu chứng nêu trên?

Phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Ngoài việc thăm khám bệnh và đánh giá cẩn thận, các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: chụp cắt lớp điện toán CT Scan hay chụp cộng hưởng từ MRI sọ não sẽ giúp các thầy thuốc xác định vị trí, kích thước, tính chất khối bướu não. Hơn nữa, nó cũng là cơ sở để đánh giá khả năng mổ được hay không đối với khối bướu não.

Ðiều trị bướu não thế nào?

Mổ lấy trọn vẹn khối u não, nếu được, đóng vai trò quyết định tương lai của trẻ mắc bệnh này vì kết quả điều trị tùy thuộc vị trí khối bướu, tính chất mô bệnh học và phẫu thuật có lấy hết được khối bướu hay không.

Xạ trị sau mổ cũng rất cần thiết và quan trọng nhằm tiêu diệt phần khối u còn sót lại. Xạ trị không thực hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi vì biến chứng của tia phóng xạ đến tình trạng não của trẻ đang phát triển rất lớn.

Ngày nay, hóa trị cũng có vai trò hỗ trợ đặc biệt trong việc điều trị bướu não trẻ em. Hóa trị sau mổ và xạ trị đã cải thiện rõ rệt thời gian sống thêm và chất lượng cuộc sống cho trẻ bị bướu não. Kết quả điều trị bằng phương pháp mổ lấy trọn khối u kết hợp với xạ trị và hóa trị ở một số nước tiên tiến trên thế giới cho thấy khoảng 60% trẻ bị bướu sao bào ở hố não sau có khả năng sống thêm 5 – 10 năm.

Chậm phát triển về thể chất, về tâm trí; dễ bị động kinh là một số di chứng lâu dài có thể gặp ở trẻ bị bướu não đã điều trị.

Có thể phát hiện sớm bướu não trẻ em không?

Triệu chứng khởi đầu của trẻ bị bướu não gần như không có, trừ biểu hiện nhức đầu rất thông thường. Gia đình các cháu nhỏ thường ít khi quan tâm, hay đi khám bệnh. Nhiều thầy thuốc cũng không nghĩ đến bướu não. Tuy nhiên theo BS. Albright A. L. “Nhức đầu thường xuyên, tái đi tái lại là một dấu hiệu báo động khả năng có bướu não ở trẻ em ngay khi khám thần kinh bình thường”. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô giáo, các cô nuôi dạy trẻ. trong sinh hoạt và giao tiếp với trẻ hàng ngày, cần hết sức lưu ý một số biểu hiện bất thường nếu có như: nhức đầu tái đi tái lại, nôn ói vào buổi sáng sớm, đột nhiên thay đổi tâm tính hoặc yếu liệt tay chân, đi đứng không vững. Nên cho trẻ đi khám bệnh ngay, thật sớm để phát hiện sớm bướu não nếu có và chữa trị kịp thời.

]]>
https://meyeucon.org/13957/ban-biet-gi-ve-buou-nao-o-tre-em/feed/ 0
Bướu não ở trẻ: Phát hiện chậm làm tăng nguy cơ tử vong https://meyeucon.org/13953/buou-nao-o-tre-phat-hien-cham-lam-tang-nguy-co-tu-vong/ https://meyeucon.org/13953/buou-nao-o-tre-phat-hien-cham-lam-tang-nguy-co-tu-vong/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:44:19 +0000 https://meyeucon.org/?p=13953 Tỷ lệ trẻ được điều trị khỏi bệnh bướu não ở Việt Nam rất thấp. 1/3 số trường hợp sau khi điều trị bị tái phát do trẻ nhập viện trễ. Mổ bướu não là phương pháp điều trị quan trọng nhưng đến nay vẫn chỉ có một số ít bệnh viện lớn thực hiện được.

Bệnh bướu não thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đứng thứ hai trong số 10 bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em sau bệnh bạch cầu cấp, nhưng lại có tỷ lệ gây tử vong cao nhất. Tuy là bệnh khá phổ biến nhưng nguyên nhân gây bệnh lại chưa được xác định rõ ràng (y học chỉ ghi nhận mối liên quan với một số bệnh di truyền gia đình như bệnh đa bướu sợi thần kinh).

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bị bướu não như:

  • Trẻ nhức đầu tăng dần kèm theo nôn vào buổi sáng
  • Rối loạn nhân cách (thay đổi tính tình đột ngột, suy giảm trí nhớ)
  • Có những cơn co giật… Khi phát hiện cần đưa trẻ đi chụp cắt lớp đầu để xác định bệnh.

Theo bác sĩ Trần Chánh Khương, Trưởng khoa Ung bướu nhi, bệnh viện Ung bướu TP HCM, phát hiện và điều trị trễ khiến trẻ nếu không tử vong thì cũng phải đối mặt với nguy cơ tái phát hoặc chịu những di chứng như chậm phát triển về thể chất và tinh thần, bị động kinh, bất thường về nội tiết…

Điều trị bướu não chủ yếu là mổ và xạ trị. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 3 tuổi không nên áp dụng xạ trị vì sẽ làm chết mô não xung quanh khối bướu, không thể phục hồi. Chiếu xạ còn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển hộp sọ, gây biến dạng hộp sọ. Trong những trường hợp không còn cách nào khác để cứu sống trẻ thì mới dùng đến xạ trị nhưng trẻ phải chịu những tai biến rất lớn sau này.

Theo bác sĩ Trần Chánh Khương, hiện nay trang thiết bị y tế để điều trị bệnh bướu não còn rất thiếu, nhất là máy xạ trị xuyên sâu, ít làm hại mô não chung quanh cùng với hệ thống định vị tốt. Ở tuyến tỉnh hầu như chưa có bệnh viện nào đảm đương được loại phẫu thuật này.

]]>
https://meyeucon.org/13953/buou-nao-o-tre-phat-hien-cham-lam-tang-nguy-co-tu-vong/feed/ 0
Các bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em https://meyeucon.org/13951/cac-benh-ung-thu-thuong-gap-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13951/cac-benh-ung-thu-thuong-gap-o-tre-em/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:38:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=13951 Trẻ em có thể bị ung thư ở một số bộ phận trên cơ thể giống như ở người lớn nhưng tỉ lệ chữa khỏi rất cao. Loại ung thư thường gặp nhất ở trẻ em là bệnh bạch cầu và u nguyên bào thần kinh.

1. Bệnh bạch cầu cấp là gì?

Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ung thư của dòng bạch cầu. Bạch cầu giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm.

Có 2 loại bạch cầu: bạch cầu dòng tuỷ và bạch cầu dòng lympho. Bạch cầu ảnh hưởng tới các tế bào dòng lympho và là thể ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm tới 23% tỉ lệ ung thư được chẩn đoán ở trẻ dưới 15 tuổi.

Các tế bào bạch cầu non bất thường không làm được chức năng vốn có là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng.

Các yếu tố nguy cơ

Người ta vẫn chưa có hiểu biết nhiều về nguyên nhân của bệnh này. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Bệnh bạch cầu cấp xuất hiện ở trẻ nam hơn trẻ nữ và gặp nhiều hơn ở những trẻ da trắng hơn là trẻ ở các màu da khác.

Ngoài ra, nguyên nhân phơi nhiễm tia X khi trong quá trình bào thai và các hội chứng gen cụ thể (ví dụ như hội chứng Down) cũng có thể là yếu tố nguy cơ.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp

Các tế bào bạch cầu không thể chống các bệnh viêm nhiễm và thường có xu hướng tụ lại ở nhiều nơi trên cơ thể, và trẻ thương bị thiếu hồng cầu và tiểu cầu (gây ra thiếu máu). Trẻ bị bạch cầu cấp thường có nhiều triệu chứng như sau:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Viêm nhiễm thường xuyên
  • Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách
  • Da xanh
  • Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím
  • Có những đốm xuất huyết dưới da
  • Đau xương hoặc khớp

Bệnh Bạch cầu cấp dòng tuỷ

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là loại ung thư của mô tạo máu, đó chính là tuỷ xương và hạch bạch huyết.

Tuỷ xương tạo ra các tế bào hồng cầu (những tế bào mang ôxy và các chất tới các mô khác trong cơ thể), tế bào bạch cầu (có chứng năng chống lại các bệnh viêm nhiễm) và tiểu cầu (giúp máu đông). Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là bệnh bạch cầu tác động đến các tế bào tuỷ.
Khi bạch cầu phát triển, tuỷ xương sẽ sản sinh ra một lượng lớn các tế bào bất thường – thường là bạch cầu. Các tế bào máu bất thường, không có khả năng chống lại viêm nhiễm này sẽ lan toả toàn bộ dòng máu và hệ bạch huyết và có thể xâm nhập các cơ quan nội tạng quan trọng.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ

Người ta vẫn chưa có hiểu biết nhiều về nguyên nhân của bệnh này. Các nghiên cứu gần đây cho biết bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ thường phổ biến ở trẻ em trong 2 năm tuổi đầu tiên và ít phổ biến hơn ở trẻ lớn hơn và sau đó số lượng ca bệnh lại tăng khi trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên (10-18 tuổi).
Trẻ bị hội chứng Down có nguy có nguy cơ cao hơn đối với bệnh này. Giới tính và tuổi không có vai trò quyết định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ.

Các dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu dòng tuỷ:

  • Sốt
  • Cảm thấy mệt hoặc yếu
  • Ớn lạnh
  • Viêm nhiễm thường xuyên
  • Sưng hạch bạch huyết, gan to, lách to
  • Triệu chứng giống bệnh cúm
  • Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím
  • Đau nhức xương hoặc khớp

2. U nguyên bào thần kinh là gì?

U nguyên bào thần kinh là một khối u ung thư có tính chất cứng. Khối u bắt đầu từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông, nhưng thông thường (1/3 trường hợp) khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Khối u này đặc trưng ở trẻ nhỏ và chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.

Ung thư là kết quả của các tế bào bất thường phát triển trong cơ thể. Trong trường hợp u nguyên bào thần kinh, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh trong thời kỳ phôi thai hoặc bào thai. Các tế bào non liên tục phân chia và phát triển bất thường, tạo ra khối u. Một số khối u chuyển thành không ác tính (lành tính) và được coi là u hạch thần kinh.

Các yếu tố nguy cơ

Hiện nay vẫn chưa tìm thấy các yếu tố nguy cơ rõ ràng có liên quan tới u nguyên bào thần kinh nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng:

  • Tuổi: Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh.
  • Giới tính: Bệnh xuất hiện ở trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ.
  • Chủng tộc: Bệnh gặp ở trẻ em da trắng nhiều hơn các trẻ em da màu khác.
  • Lịch sử gia đình: Nếu u nguyên bào thần kinh xuất hiện ở những người thân, họ hàng, bệnh nhi có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

Các triệu chứng thường gặp:

Bất kỳ triệu chứng đơn lẻ hoặc kết hợp sau cũng có thể là dấu hiệu của u nguyên bào thần kinh:

  • Khối u/cục bất thường, thường xuất hiện ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông
  • Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng
  • Đau xương hoặc mềm xương
  • Sốt
  • Mắt lồi ra và có vòng thâm quanh mắt

Các triệu chứng ít gặp hơn có thể là:

  • Liệt
  • Huyết áp cao
  • Tiêu chảy nặng
  • Co giật cơ không phối hợp
  • Cử động mắt không kiểm soát

Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của u nguyên bào thần kinh hoặc bệnh lý khác. Khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào như trên thì cần phải đưa tới gặp bác sĩ sớm.

]]>
https://meyeucon.org/13951/cac-benh-ung-thu-thuong-gap-o-tre-em/feed/ 0
Những biểu hiện của bệnh ung thư mắt ở trẻ em https://meyeucon.org/13949/nhung-bieu-hien-cua-benh-ung-thu-mat-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13949/nhung-bieu-hien-cua-benh-ung-thu-mat-o-tre-em/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:22:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13949 Mặc dù ung thư mắt là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 7 tuổi. Nhưng trên thực tế, BV Mắt TP.HCM vẫn gặp khá nhiều trẻ trên 7 tuổi. Vì thế, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những biểu hiện của bệnh để kịp thời chữa trị cho con.

Những biểu hiện bệnh

Bệnh có thể biểu hiện rất rõ nét và dễ dàng phát hiện tại gia đình và các cơ sở y tế, ví dụ đốm sáng ở con ngươi, hay con ngươi trắng; nhưng đấy là dấu hiệu muộn.

Đôi lúc bệnh biểu hiện rất kín đáo như lé nhẹ và chỉ được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt kinh nghiệm cùng với sự trợ giúp của các phương tiện như siêu âm, chụp cắt lớp (CT scan).

Đồng tử trắng: người nhà phát hiện thấy mắt bé sáng trắng nhất là vào ban đêm như mắt mèo. Lé cũng là dấu hiệu thường gặp. Người nhà cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có lé.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám và phát hiện bệnh sớm từ những dấu hiệu kín đáo này.

Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện như:

  • Mắt đỏ, đau nhức do tăng nhãn áp thứ phát hay do phản ứng viêm
  • Giảm thị lực
  • Sưng tấy hốc mắt do bướu hoại tử
  • Lồi mắt
  • Chảy máu trong không do nguyên nhân chấn thương
  • Một số trường hợp không có biểu hiện bất thường chỉ phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ định kỳ tại các trường học.

Ung thư mắt: Ung thư có thể chữa lành

Hiện nay, bướu nguyên bào võng mạc là loại ung thư có thể chữa lành nếu được phát hiện sớm.

Sự phát triển của khoa học không chỉ dừng lại ở mức cứu sống bệnh nhân mà đã giữ lại cho trẻ con mắt còn chức năng. Hay nói cách khác, trẻ mắc bệnh bướu nguyên bào võng mạc có tỷ lệ sống sót cao và vẫn thấy đường sinh hoạt bình thường, không phải bỏ mắt.

Ở Việt Nam, điều trị chủ yếu là cắt bỏ nhãn cầu có bướu và truyền hoá chất ngăn ngừa di căn để cứu mạng sống cho trẻ.

Một số trẻ sống sau khi đã cắt bỏ cả hai nhãn cầu. Tỷ lệ trẻ sống sót sau cắt bỏ mắt khá cao (đánh giá trẻ sống trên 5 năm sau bỏ mắt mà không có tái phát bệnh hay di căn. Hơn thế nữa, các bác sĩ Việt Nam đang tiến những bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng phương pháp bảo tồn mắt (không cắt bỏ mắt).

Các phương pháp này bao gồm: truyền hoá chất chống ung thư vào máu hay còn gọi là “vô hoá chất”, kết hợp với tiêm hoá chất vào ngay mắt và chiếu laser tại khối bướu.

Từ máy Laser của tổ chức ORBIS cho dự án điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, các bác sĩ chuyên khoa Nhi BV Mắt TP.HCM đã áp dụng thiết bị này trong điều trị tại chỗ ung thư nguyên bào võng mạc. Qua đó phối hợp điều trị để bảo tồn nhãn cầu cũng như bảo tồn thị lực còn lại cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm.

Tuy nhiên, từ trước đến nay, nhiều người quan niệm ung thư là hết đường cứu chữa. Ung thư là chỉ chờ chết, đụng dao kéo vào là chết nhanh hơn.

Nhiều người khác lại tin vào phương thức gia truyền như thuốc nam, thuốc bắc. Một gia đình đau xót trước cảnh con bị múc mắt hay do tập tục của một số dân tộc thà để con chết nhưng mắt còn nguyên vẹn.

Do đó khiến người nhà đưa trẻ đến khám trễ hay tự ý bỏ điều trị khi có yêu cầu bỏ mắt của các nhân viên y tế.

Chính vì vậy, bướu lớn nhanh do những loại thuốc đắp, ăn lan vào các tổ chức xung quanh (di căn) thậm chí di căn vào não khiến trẻ chết rất nhanh.

Một số trường hợp bướu lớn ăn lan ra ngoài gây mùi hôi khó chịu cho cả người thân. Lúc này gia đình mới đưa trẻ đến bác sĩ thì đã quá muộn.

Xử trí lúc này rất nặng nề và trẻ thường khó qua khỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nạo vét tổ chức hốc mắt. Sau đó, hốc mắt được nạo vét sát xương sọ trông rất sợ đến nỗi bản thân người mẹ có khi không dám nhìn khi thay băng.

Do đó, các bậc cha mẹ hãy chú ý quan sát mắt trẻ ngay sau khi chào đời và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm dù chỉ là chảy nước mắt, lé, đỏ, đau.

Ngoài ra nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, và không tự ý bỏ điều trị dù bất cứ lý do nào.

]]>
https://meyeucon.org/13949/nhung-bieu-hien-cua-benh-ung-thu-mat-o-tre-em/feed/ 0
Ung thư máu ở trẻ em https://meyeucon.org/13947/ung-thu-mau-o-tre-em/ https://meyeucon.org/13947/ung-thu-mau-o-tre-em/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:10:36 +0000 https://meyeucon.org/?p=13947 Triệu chứng của bệnh ung thư máu và cách chẩn đoán

Ung thư máu (Leukemia) là ung thư của cơ quan tạo ra các huyết cầu như tủy xương và hệ thống bạch huyết (Lymp system)

Trong ung thư máu các bạch cầu được sản xuất một cách nhanh chóng, rối loạn, tạo ra các bạch cầu bất thường không hoạt động được và các bạch cầu ung thư nầy dần dần xâm lấn đến các hồng cầu (Red blood cell) và tiểu cầu (Platelet) làm ngăn chặn sự sản xuất cũng như phá hủy các tế bào.

Ung thư máu chia làm 2 dạng:

Ung thư máu cấp tính: có triệu chứng sớm, tiến triển nhanh, nếu không chẩn đoán và điều trị sớm sẽ đưa đến tử vong nhanh.

Ung thư máu loại mản tính: có tiến triển chậm, thường không có hay có ít triệu chứng trong nhiều năm.

Các triệu chứng của ung thư máu noi chung thường không rỏ rệt trong thời gian đầu, chỉ tương tự như cảm cúm. Khi triệu chứng trở nên rõ rệt thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

  • Nhiễm trùng : Do các bạch cầu (có nhiệm vụ chống nhiễm trùng ) bị ung thư
  • Thiếu máu : Do các hồng cầu bị hủy diệtChảy máu : Do các tiểu cầu bị hủy hoại

Các triệu chứng thường thấy trong ung thư máu:

  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Nóng sốt hay bị lạnh run, hay bị nhiễm trùng.
  • Nổi hạch (thường ở hạch cổ, nách, háng, bẹn)
  • Kém ăn, ăn không ngon
  • Sụt cân
  • Đau nhức các khớp xương,
  • Dễ bị chảy máu, như chảy máu dưới da (petechiae), chảy máu răng, máu mũi.
  • Gan và lá lách có thể to ra (ở thể cấp tính, nhất là ở trẻ em và trẻ em thường bị dạng cấp tính
  • Đau đầu, kinh giật, giảm thị giác, nôn, ói (dấu hiệu di căn đến não)

Chần đoán ung thư máu

Chẩn đoán ung thư máu dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng: Bác sĩ khám biểu hiện thiếu máu, xem có nổi hạch, chảy máu dưới da, gan lách to v.v.. như nói trên.

Chẩn đoán cận lâm sàng như thử máu đếm số lượng các bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và quan sát hình dạng của các tế bào này ở phết máu ngoại biện ( morphology in peripheral blood smear).

Nếu nghi ngờ là ung thư máu thì thường các bác sĩ cho bệnh nhân làm sinh thiết tủy xương (bone marrow biopsy) để xác định chẩn đoán.

Bác sĩ cũng có thể cho chọc dò tủy sống (lumbar puncture) để tìm tế bào ung thư trong hệ thần kinh trung ương.

Cách phân loại ung thư máu theo loại tế bào bị ung thư:

  • Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy ( Acute Myelogenous Leukemia – AML) Là dạng ung thư máu thường nhất, có thể thấy ở cả trẻ em và người lớn.
  • Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho ( Acute Lymphocytic Leukemia – ALL ) Đây là dạng ung thư máu thường nhất của trẻ em ( 60 -70% ung thư máu ở trẻ em)
  • Ung thư máu mạn tính nguyên bào tủy ( Chronic Myelogenous Leukemia – CML ) Loại này thường thấy ở người lớn. Đặc tính của loại này có bất thường của nhiễm thể gọi là Philadelphia chromosome.
  • Ung thư máu mạn tính nguyên bào lympho ( Chronic Lymphocytic Leukemia ) Loại này thường ở ngườì lớn, rất hiếm ở trẻ em. Thường không gây triệu chứng trong nhiểu năm.
]]>
https://meyeucon.org/13947/ung-thu-mau-o-tre-em/feed/ 0
Bị ung thư máu lại tưởng viêm phổi https://meyeucon.org/13945/bi-ung-thu-mau-lai-tuong-viem-phoi/ https://meyeucon.org/13945/bi-ung-thu-mau-lai-tuong-viem-phoi/#respond Mon, 22 Nov 2010 21:01:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=13945 Thấy con sốt và ho nhiều về chiều, chị Hoa (Hưng Yên) nghĩ cậu con trai 3 tuổi bị ốm thường. Chỉ đến hơn một tháng sau, bé bị xuất huyết nhiều nơi, chị mới biết con bị ung thư máu.

Chị Hoa rớt nước mắt kể, lúc đầu thấy con chỉ ho và sốt, chị nghĩ chắc chỉ là bệnh thông thường ở trẻ, nên không đi khám mà tự mua thuốc cho con uống. Nhưng thuốc uống một tuần liền mà con vẫn sốt dai dẳng.

Đưa con lên bệnh viện tỉnh khám thì bác sĩ bảo viêm phổi và cho thuốc về nhà uống. Điều trị suốt một tháng trời, chị thấy bệnh của con không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, xuất huyết nhiều nơi, sưng các khớp. Chị liền đưa con lên khám ở Bệnh viện Nhi trung ương thì phát hiện bé bị ung thư máu.

Giờ hằng ngày chị chỉ còn biết ngồi bên con, gia đình thì chạy ngược xuôi lo tiền truyền máu, truyền tiểu cầu. Ai mách cách nào để chữa bệnh cho con, chị cũng thử dù không biết tác dụng ra sao.

“Nhìn con cứ ngày một gầy yếu, xanh xao, tóc thì rụng hết lòng tôi như quặn lại, thương con mà không biết làm sao. Khổ, nó mới có 3 tuổi, đã biết gì đâu, giờ thì suốt ngày ra, rồi lại vào viện” chị Hoa ngậm ngùi nói.

Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, những trường hợp nhầm bệnh ung thư máu với các bệnh khác như con chị Hoa không phải là hiếm gặp. Bệnh viện mới đây cấp cứu một trẻ 5 tuổi, ở Vĩnh Phúc, bị ung thư máu trong tình trạng xuất huyết ồ ạt, co giật và có biểu hiện hôn mê.

Theo lời kể của gia đình thì bé biếng ăn, sụt cân nhanh, hay bị sốt và thở dốc mỗi khi chơi đùa hoặc cười lớn. Đi khám tại bệnh viện huyện thì bác sĩ bảo cháu bị thiếu máu dinh dưỡng. Tuy nhiên, một tháng sau bé có biểu hiện chảy máu lợi, đau sưng khớp, gan, lách to phải cấp cứu.

Ước tính mỗi năm riêng Bệnh viện đã có hơn 300 trường hợp mắc ung thư mới đến điều trị, trong đó ung thư máu chiếm tỷ lệ cao nhất 40%. Điều đáng lo ngại là hầu hết bệnh nhân được phát hiện và điều trị muộn do nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Bệnh không có dấu hiệu điển hình khi mới mắc, thường chỉ sốt kéo dài, nhiễm khuẩn họng tái đi tái lại. Bệnh nặng hơn thì trẻ có biểu hiện da xanh xao, biếng ăn, người mệt mỏi, khó thở…

“Cũng vì thế, nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng con chỉ bị viêm họng, viêm phổi thông thường. Ngay cả các bác sĩ nếu thiếu kinh nghiệm thì cũng dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như: thiếu máu dinh dưỡng, viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng họng, lao…”, tiến sĩ Lan cho biết.

Đến khi bệnh đã có biểu hiện rõ ràng như: gan, lách to, xuất huyết nhiều, viêm nhiễm thường xuyên, bạch cầu tăng cao gây rối loạn đông máu … thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng. Tế bào ung thư đã xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Theo thống kê của Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi trung ương, hầu hết bệnh nhân đến khám khi bệnh đã nặng (thiếu máu, xuất huyết…), thậm chí, có trẻ khi các tế bào ác tính đã di căn sang bộ phận khác của cơ thể mới đến viện.

Cũng vì chẩn đoán bệnh muộn nên tỷ lệ chữa thành công ung thư máu ở Việt Nam không cao. Ngoài ra, chi phí điều trị cao, thời gian điều trị lâu cũng khiến nhiều người bệnh bỏ dở quá trình điều trị. “Trên thực tế, chỉ 8 đến 10% bệnh nhân có điều kiện chấp hành phác đồ điều trị đầy đủ”, tiến sĩ Lan nói.

Tiến sĩ Lan cho biết, để điều trị bệnh cần dùng nhiều loại thuốc, kéo dài liên tục trong thời gian 3 năm. Tuy nhiên, các thuốc này đều chứa nhiều độc tính, tác dụng phụ. Trẻ bị ung thư máu còn cần được truyền máu, chống nhiễm trùng bội phụ, có trường hợp cần ghép tủy xương.

Ung thư máu hay gặp nhất ở trẻ 2-5 tuổi. Hiện vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như benzene hoặc tia phóng xạ, trẻ bị hội chúng Down, từng trị bệnh bằng hóa trị liệu hay xạ trị do mắc bệnh ung thư khác thuộc nhóm có nguy cơ cao bị ung thư máu.

Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ khi thấy con có biểu hiện sốt dai dẳng, điều trị bằng kháng sinh thông thường không khỏi, biếng ăn, sút cân, dễ bị chảy máu, vã mồ hôi (đặc biệt về đêm)… thì cần cho đến cơ sở y tế khám ngay. Đồng thời nên cho trẻ làm xét nghiệm máu để phát hiện ung thư máu sớm, tránh nhầm lẫn sang các bệnh khác.

]]>
https://meyeucon.org/13945/bi-ung-thu-mau-lai-tuong-viem-phoi/feed/ 0