Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Dấu hiệu có thể gặp của ung thư buồng trứng https://meyeucon.org/27740/dau-hieu-co-the-gap-cua-ung-thu-buong-trung/ https://meyeucon.org/27740/dau-hieu-co-the-gap-cua-ung-thu-buong-trung/#respond Sat, 18 May 2013 23:00:01 +0000 https://meyeucon.org/?p=27740 Bác sĩ Võ Thanh Nhân, Phó trưởng khoa Ngoại I, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết, ung thư buồng trứng là bệnh tương đối ác tính, rất dễ tái phát trong 2 năm đầu nên kết quả điều trị cũng không cao.

Xoay quanh việc nữ diễn viên Angelina Jolie dự định cắt bỏ buồng trứng để phòng ngừa ung thư buồng trứng, bác sĩ Nhân cho biết, đây là việc khá táo bạo và đang gây nhiều tranh cãi. Phẫu thuật cắt bỏ để dự phòng ung thư chỉ là một trong những lựa chọn và phương pháp này cũng không phải đảm bảo 100% là sẽ không mắc bệnh. Do đó, việc tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư là quan trọng hơn.

Ung thư buồng trứng là bệnh tương đối ác tính, rất dễ tái phát trong 2 năm đầu nên kết quả điều trị cũng không cao.
Ung thư buồng trứng là bệnh tương đối ác tính, rất dễ tái phát trong 2 năm đầu nên kết quả điều trị cũng không cao.

“Hiện nay Bệnh viện Ung bướu TP HCM vẫn chưa thực hiện được xét nghiệm đột biến gene BRCA1, BRCA2 và cũng không khuyến cáo nên cắt bỏ vú hoặc cắt bỏ buồng trứng nếu bệnh nhân xét nghiệm ở đâu đó có đột biến gene này”, bác sĩ Võ Thanh Nhân, Phó trưởng khoa Ngoại I, Bệnh viện Ung bướu TP HCM, chia sẻ.

Theo bác sĩ Nhân, ung thư buồng trứng chia làm 3 loại chính là ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư tế bào mầm buồng trứng và ung thư tế bào mô đệm dây sinh dục.

Điều trị ung thư buồng trứng chủ yếu là bằng phẫu thuật và hóa trị. Xạ trị hầu như rất ít có vai trò. Phẫu thuật là nhằm cắt bỏ buồng trứng bị ung thư, cắt tử cung và nội mạc lớn, nạo hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng, tức là nhằm giảm số tế bào ung thư càng nhiều càng tốt. Ngoài ra có thể phải cắt bỏ cả những cơ quan bị xâm lấn và di căn. Do buồng trứng nằm trong bổ bụng nên rất dễ di căn đến các cơ quan khác.

“Đây là bệnh tương đối ác tính, rất dễ tái phát trong 2 năm đầu nên kết quả điều trị cũng không cao”, bác sĩ Nhân nhấn mạnh.

Các bằng chứng hiện tại cho thấy phẫu thuật có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả điều trị. Khoảng 25% bệnh nhân có cải thiện về thời gian sống còn 3 năm nếu được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật ung thư phụ khoa.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà, Khoa Sản Phụ, Phòng khám Đa khoa quốc tế Yersin, ung thư buồng trứng là căn bệnh khá phổ biến, do bệnh khó phát hiện nên thường phải chữa trị vất vả mà tỷ lệ thành công không cao.

“Ung thư buồng trứng thường khó nhận biết ở giai đoạn sớm, những triệu chứng của bệnh rất đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Nếu bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám sớm, không tầm soát định kỳ thì khi được chẩn đoán, khối u thường đã lan tràn khắp vùng chậu và ổ bụng”, bác sĩ Hà cho biết.

Trên thực tế, có người thấy chướng bụng hoặc táo bón, ngỡ rằng có vấn đề về đường tiêu hoá, có người lại thấy bụng dưới to hơn, tưởng rằng mình mập ra hoặc tăng cân do tuổi tác, có người lại thấy tình trạng tiểu lắt nhắt, cứ cho rằng bị nhiễm trùng tiểu… Bệnh nhân đến khi đi thăm khám và phát hiện thì thường đã ở giai đoạn quá muộn, việc điều trị gặp nhiều rủi ro.

Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể gặp của ung thư buồng trứng:

  • Đau bụng, chướng hơi, không tiêu phù nề, co thắt.
  • Thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc tiểu lắt nhắt.
  • Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Ra máu âm đạo bất thường.
]]>
https://meyeucon.org/27740/dau-hieu-co-the-gap-cua-ung-thu-buong-trung/feed/ 0
Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú https://meyeucon.org/27463/cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-ung-thu-vu/ https://meyeucon.org/27463/cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-ung-thu-vu/#respond Wed, 01 May 2013 03:00:24 +0000 https://meyeucon.org/?p=27463 Việc xác định giai đoạn ung thư là điều rất quan trọng vì nó giúp các chuyên gia y tế lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Vậy làm thế nào để nhận biết các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú?

Các giai đoạn phát triển ung thư thư vú là gì?

Khi đã nhắc tới bệnh ung thư, thuật ngữ “các giai đoạn phát triển bệnh” được hiểu là mức độ bệnh nặng đến đâu. Việc xác định các giai đoạn ung thư vú dựa vào kích thước của khối u, mức độ lây lan của khối u sang các phần khác của cơ thể như các hạch bạch huyết.

Xác định giai đoạn ung thư là điều rất quan trọng vì nó giúp các chuyên gia y tế lựa chọn điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Các giai đoạn của ung thư vú bắt đầu từ 0 và đi lên đến 4 (nhưng được kí hiệu bằng chữ số La Mã là 0, I, II, III và IV). Thông thường, ở giai đoạn thấp hơn có nghĩa là mức độ lây lan của khối u nhỏ hơn, càng các giai đoạn sau, khôi u gây ung thư càng lan rộng.

Nhận biết các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú.
Nhận biết các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú.

Căn cứ để phân chia các giai đoạn ung thư vú là:

  • Các loại khối u.
  • Có hoặc không có các hạch bạch huyết có liên quan đến bệnh.
  • Mức độ lan rộng của bệnh ung thư.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vú:

Giai đoạn 0

Đây là giai đoạn đầu của bệnh ung thư, còn gọi là ung thư “tại chỗ” (có thể là ung thư tại các tế bào mang sữa hoặc ung thư trong các tế bào của tuyến sản sinh ra sữa). Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ phát triển ở một khu vực nhất định chứ không lan ra ngoài. Nó không xâm lấn đến các mô nằm xung quanh. Sau khi cắt bỏ, các tế bào này sẽ không lan rộng ra.

Điều trị: Nếu là ung thư trong các tế bào của tuyến sản sinh ra sữa thì các bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và xạ trị, còn ung thư ở tế bào mang sữa thì cần theo dõi thêm chứ chưa xử lý ngay.

Giai đoạn I

Khối u đã di căn vào các bộ phận lân cận của vú, nhưng lan vào các hạch ở nách. Khối u có kích thước 2cm hoặc nhỏ hơn.

Điều trị: Phương pháp thường được áp dụng là phẫu thuật kèm theo xạ trị.

Nếu khối u được phát hiện sớm thì có thể được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ cả vú. Sau khi cắt bỏ tuyến vú, việc tái tạo vú có thể dễ dàng thực hiện ngay sau khi phẫu thuật.

Giai đoạn II

Ở giai đoạn này, khối u có kích thước 2-5 cm. Khối u có thể đã lan sang các hạch ở nách hoặc các hạch nội tiết gần đó hay cả hai.

Điều trị: Phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị thông thường. Xạ trị có thể được xem xét thực hiện ngay cả sau khi cắt bỏ tuyến vú. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được điều trị bổ trợ bằng liệu pháp hormone hoặc hóa trị sau khi phẫu thuật. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan.

Giai đoạn III

Khối u đã lớn hơn 5cm, hoặc đã lan rộng đến các mô xung quanh vú, chẳng hạn như da, cơ bắp hay xương đòn.

Điều trị: Đây là thời kỳ bệnh đã phát triển khá nặng và có cơ hội mắc bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác rất cao. Cách chữa thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy), sau đó là giải phẫu và xạ trị.

Giai đoạn IV

Khối u đã lan rộng ra ngoài khu vực vú và có thể gây ra các biến chứng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như cổ, phổi, gan, xương, hoặc não. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có nguy cơ mất mạng vì bệnh trong vòng năm năm rất cao.

Điều trị: Điều trị toàn thân bằng hóa trị liệu là điều trị chính. Xạ trị và phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để giúp làm giảm một số triệu chứng nhất định.

Ung thư vú nếu được khám phá càng sớm bao nhiêu thì cơ hội sống càng cao bấy nhiêu. Do đó, tất cả chị em nên quan tâm đến việc tầm soát bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc.

]]>
https://meyeucon.org/27463/cac-giai-doan-phat-trien-cua-benh-ung-thu-vu/feed/ 0
Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung https://meyeucon.org/26177/nhung-loai-thuc-pham-giup-ngan-ngua-ung-thu-co-tu-cung/ https://meyeucon.org/26177/nhung-loai-thuc-pham-giup-ngan-ngua-ung-thu-co-tu-cung/#respond Tue, 15 Jan 2013 23:00:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=26177 Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến thứ ba trên thế giới. Mỗi năm, ước tính nó đã cướp đi sinh mạng của 200.000 phụ nữ. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?

Dưới đây là những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do các chuyên gia Ấn Độ tiết lộ, theo Health Me Up.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta.

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E. Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi hư hại. Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí InternationalJournal of Gynaecologic Cancer khám phá ra rằng các bệnh nhân có bổ sung đa vitamin có ít nguy cơ bị virus HPV – virus gây ung thư ở người.

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa polyphenol và flavonoid. Có trong trà xanh, dầu oliu, nho đỏ, ớt chuông xanh, đậu phộng và quả lựu. Đây là những loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Thực phẩm giàu folate vitamin B. Folate vitamin B nên được bổ sung vào chế độ ăn uống để tránh bệnh ung thư cổ tử cung. Folate giúp hạ mức độ homocysteine – một loại chất giúp giới hạn sự phát triển của các tế bào bất thường. Thực phẩm giàu folate vitamin B là bông cải xanh, súp lơ, cải bắp…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại thực phẩm có thể giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư; tuy nhiên, chúng ta phải biết kết hợp với thói quen sống lành mạnh như chơi thể thao, giảm thiểu căng thẳng, bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu.

]]>
https://meyeucon.org/26177/nhung-loai-thuc-pham-giup-ngan-ngua-ung-thu-co-tu-cung/feed/ 0
5 biện pháp giúp phòng ngừa ung thư vú https://meyeucon.org/25602/5-bien-phap-giup-phong-ngua-ung-thu-vu/ https://meyeucon.org/25602/5-bien-phap-giup-phong-ngua-ung-thu-vu/#respond Sun, 25 Nov 2012 23:00:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=25602 Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn. Chính vì vậy, để phòng ngừa căn bệnh ung thư vú nguy hiểm, các chuyên gia khuyên chị em nên thực hiện thường xuyên 5 biện pháp sau:

1. Nói không với rượu

Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây đã chỉ ra mối liên quan giữa việc uống rượu với nguy cơ tăng 70% các khối u, do ảnh hưởng xấu của rượu tới các hormone vốn rất nhạy cảm ở vú.

Theo các nhà nghiên cứu, ngay cả khi chị em chỉ tiêu thụ một lượng rượu vừa phải cũng có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo phụ nữ cắt giảm hoặc tránh tiêu thụ rượu vang, bia và các lọai rượu mạnh khác để ngừa căn bệnh này.

Thường xuyên kiểm tra cảm giác ở ngực, nếu thấy bất thường sau kỳ kinh nguyệt, nên đi gặp bác sĩ ngay.

2. Tập thể dục ba lần mỗi tuần

Bạn nên luyện tập thể chất nhằm duy trì tình trạng nhịp tim đập nhanh hơn bình thường trong vòng 20 phút/lần và ít nhất ba lần mỗi tuần.

Theo các chuyên gia, đi bộ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên luyện tập những môn có cường độ mạnh, khiến cơ thể ra mồ hôi, giúp hệ cơ tim mạnh khỏe và cắt giảm nguy cơ bị ung thư vú hiệu quả.

3. Duy trì thể trọng ở mức cân đối

Các nhà nghiên cứu cho biết, tình trạng nặng cân hoặc béo phì, đặc biệt sau giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ, có vẻ làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung tâm Ung thư M.D. Anderson Trường ĐH Texas (Houston – Mỹ), vào tháng 3/2008 chỉ ra rằng, tình trạng béo phì và nặng cân ở phụ nữ còn làm giảm kết quả điều trị bệnh ung thư vú và làm gia tăng khả năng bị nặng hơn so với những phụ nữ có thể trọng trung bình hoặc nhẹ cân.

4. Tự kiểm tra vú mỗi tháng một lần

Bảo đảm rằng khi tự kiểm tra vú, bạn cần phải thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và nên tiến hành kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần. Khi thực hiện việc tự kiểm tra vú thường xuyên, bạn có thể phát hiện sớm các khối u trước khi tiến hành chụp X.quang tuyến vú.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là phải quan sát thật kỹ các biểu hiện thay đổi trên vú vào mỗi lần kiểm tra.

5. Chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần, kể từ sau tuổi 40

Theo giới chuyên môn, việc phát hiện sớm các khối u ở vú sẽ giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Tỷ lệ người bệnh được chữa khỏi và sống trên 5 năm là 98% nếu các khối u được phát hiện trong giai đoạn sớm, khi các tế bào ung thư còn nằm cục bộ.

Trong trường hợp các khối u được phát hiện vào giai đoạn trễ hoặc khi các tế bào ung thư đã di căn, cơ hội chữa khỏi chỉ còn lại 27%.

]]>
https://meyeucon.org/25602/5-bien-phap-giup-phong-ngua-ung-thu-vu/feed/ 0
Chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm bằng thử máu https://meyeucon.org/23594/chan-doan-ung-thu-vu-giai-doan-som-bang-thu-mau/ https://meyeucon.org/23594/chan-doan-ung-thu-vu-giai-doan-som-bang-thu-mau/#respond Sun, 17 Jun 2012 02:00:39 +0000 https://meyeucon.org/?p=23594 Một nghiên cứu khoa học được đăng trên tờ The Lancet Oncology mới đây cho thấy rằng chỉ cần làm xét nghiệm máu cũng có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị ung thư vú trong giai đoạn sớm tốt hơn, và họ cũng có thể đưa ra một tiên đoán tốt hơn về khả năng sống sót của bệnh nhân.

Có thể chẩn đoán ung thư vú giai đoạn sớm bằng thử máu

Việc xét nghiệm máu này để tìm ra sự hiện diện của các tế bào ung thư lưu thông trong máu người phụ nữ ở giai đoạn đầu của ung thư vú – trước khi khối ung thư di căn để có thể lựa chọn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các nhà nghiên cứu xem xét tỉ lệ sống sót và sự phát triển của bệnh trên 302 phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú nhưng vẫn chưa có biểu hiện rõ rệt là khối u đã lan ra ngoài vú và các hạch bạch huyết liền kề. Cả 302 phụ nữ đều được thử máu cho thấy, gần 1/4 số bệnh nhân có ít nhất 1 tế bào ung thư lưu thông trong máu. Trong suốt nghiên cứu dài 5 năm có 10% số bệnh nhân tử vong và 15% tái phát. Nhưng trong số những bệnh nhân không có tế bào ung thư trong máu, chỉ có 3% tử vong và 2% tái phát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ tái phát và tử vong lớn hơn rất nhiều ở các bệnh nhân có mật độ tế bào ung thư cao.

TS. Anthony Lucci, một nhà giải phẫu về ung thư ở Đại học Texas (Mỹ), người dẫn đầu nghiên cứu cho biết, trong một số trường hợp ung thư thì phẫu thuật vẫn là chưa đủ. Cần phải thử nghiệm một vài phương pháp điều trị để xác định xem phương pháp nào là tốt nhất để loại bỏ những tế bào này.

Nghiên cứu này được thực hiện trên nghiên cứu trước đó của Lucci về các tế bào ung thư lưu thông trong máu của những phụ nữ giai đoạn cuối, khi ung thư đã di căn. Mặc dù chưa đưa vào thực nghiệm nhưng ông tin rằng việc xét nghiệm này sẽ giúp các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của ung thư vú tránh khỏi sự đau đớn của việc cắt bỏ hạch bạch huyết bằng cách đưa ra chẩn đoán và thông tin điều trị tốt hơn.

]]>
https://meyeucon.org/23594/chan-doan-ung-thu-vu-giai-doan-som-bang-thu-mau/feed/ 0
Kiểm tra sức khỏe định kỳ – việc làm cần thiết với phụ nữ trung niên https://meyeucon.org/23533/kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-viec-lam-can-thiet-voi-phu-nu-trung-nien/ https://meyeucon.org/23533/kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-viec-lam-can-thiet-voi-phu-nu-trung-nien/#respond Thu, 14 Jun 2012 03:59:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=23533 Độ trung niên của người phụ là giai đoạn gắn liền với thời kỳ tiền mãn kinh: khả năng hấp thu dinh dưỡng và sức đề kháng đã giảm nhiều, các chức năng của cơ thể cũng không còn hoạt động tốt như trước đây nên rất dễ mắc các bệnh như: loãng xương, mỡ máu, đái tháo đường, tim mạch… Ở độ tuổi này, họ cần được đặc biệt quan tâm và chăm sóc về sức khỏe.

Loãng xương

Loãng xương là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nữ giới sau độ tuổi mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ở phụ nữ trên 45 tuổi, loãng xương chiếm một số lượng lớn số ngày nằm viện. Sau mãn kinh 5 năm, nó sẽ tăng nhanh từ 2 – 3%/năm. Sau 10 năm đầu mãn kinh có thể làm xẹp đốt sống, lưng còng 1/3 hoặc gãy các xương dài ở cổ tay, cổ xương đùi một cách dễ dàng.

Tỷ lệ loãng xương nhanh chóng tăng lên theo độ tuổi và chiếm 70% ở phụ nữ trên 80 tuổi. Chính sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân gây ra chứng loãng xương và gãy xương. Do vậy, phụ nữ cần khám định kỳ đo độ loãng xương để phát hiện và điều trị kịp thời.

Hình ảnh loãng xương ở phụ nữ.

Tăng huyết áp và các bệnh tim mạch

Phụ nữ đến tuổi trung niên thường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (nam giới mắc nhiều hơn nữ giới) do tác dụng bảo vệ của estrogen giảm dần. Cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt dẫn đến các chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não…

Những người ăn uống tùy tiện (nhiều đạm động vật, ít rau xanh, trái cây…), ít vận động, béo phì, thường xuyên căng thẳng thần kinh… khiến nguy cơ bị rối loạn lipit máu tăng cao, dẫn đến thừa cholesterol, kéo theo nguy cơ mắc một loạt các bệnh tim mạch, sỏi túi mật, đái tháo đường. Ngoài ra, việc ít vận động, không tập thể dục cũng gây nguy cơ thừa mỡ, thừa lipid trong máu gây ra bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, hẹp mạch vành,…

Để phòng tránh nguy cơ của bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể, mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý. Bởi vậy, nên bắt đầu theo dõi từ tuổi 45 và người có nguy cơ cao (béo, ít vận động, mỡ máu, loãng xương, đái tháo đường…) cần kiểm tra nồng độ cholesterol sớm hơn.

Nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú

Phụ nữ tuổi trung niên có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Các yếu tố liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do sau 35 tuổi, nội tiết tố sinh dục, nang noãn của phụ nữ giảm, sức đề kháng kém nên rất dễ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung. Ngoài ra, sinh đẻ nhiều, quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, viêm nhiễm cổ tử cung kéo dài (nhất là nhiễm siêu vi Herpès simplex II..), virus HPV… cũng là nguyên nhân dẫn đến bị ung thư cổ tử cung. Do vậy, để phát hiện điều trị kịp thời, phụ nữ cần đi khám phụ khoa định kỳ 1 năm một lần.

Ngoài ra, còn để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV (virus gây suy giảm miễn dịch), lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục và Chlamydia có thể gây tổn thương cho hệ thống sinh sản, nếu nhiễm HIV sẽ đe dọa đến tính mạng. Đi khám ngay khi thấy có rong huyết sau giao hợp, dù rất ít.

Ung thư vú là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi trung niên – căn bệnh âm thầm mà rất nguy hiểm. Phụ nữ tuổi 40 có khoảng 18% được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Gia đình có người từng bị ung thư vú, nguy cơ tăng gấp 3-5 lần; ngoài ra còn do béo phì, không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, hoặc có con đầu lòng quá muộn; Do dậy thì sớm và mãn kinh muộn…

Do vậy, nên tự khám vú xem có gì bất thường, đồng thời cần được khám định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa mỗi năm một lần. Khi nhận thấy các triệu chứng như: sự thay đổi kích thước và hình dạng của vú, xuất hiện những khối u hay sưng tấy ở nách, chảy máu ở núm vú hay đau ngực… hãy nhanh chóng đến các cơ sở khám bệnh chuyên khoa để kiểm tra và điều trị sớm.

Hội chứng tiền mãn kinh

Tuổi trung niên (sau 35 tuổi), estrogens (nội tiết tố sinh dục) giảm, nang noãn giảm và rụng trứng không đều. Hormon sinh dục giảm nên các endorphins cũng không được tiết ra, gây các triệu chứng cơ năng của mãn kinh bắt đầu thiếu hụt estrogen. Thiếu estrogen cũng ảnh hưởng tới tâm thần kinh, tuyến nội tiết, hệ vận mạch, gây ra nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, bị bốc hỏa từng cơn, chóng mặt, hồi hộp không lý do, đau nhiều nơi trên cơ thể, dễ cáu gắt, sinh ra những lo âu,… Do vậy, cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có thể được chỉ định uống estrogen thay thế nội tiết buồng trứng khi mãn kinh để điều hòa cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/23533/kiem-tra-suc-khoe-dinh-ky-viec-lam-can-thiet-voi-phu-nu-trung-nien/feed/ 0
Thức khuya dễ bị ung thư vú hơn https://meyeucon.org/23368/thuc-khuya-de-bi-ung-thu-vu-hon/ https://meyeucon.org/23368/thuc-khuya-de-bi-ung-thu-vu-hon/#respond Thu, 07 Jun 2012 03:59:05 +0000 https://meyeucon.org/?p=23368 Mới đây, Hiệp hội ung thư Đan Mạch đã khuyến cáo rằng phụ nữ thường xuyên làm việc về ban đêm dễ bị ung thư vú hơn. Họ cho rằng việc tiếp xúc với ánh sáng suốt đêm khiến cho một loại hormone có chức năng ức chế khối u bị hủy hoại.

Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội ung thư Đan Mạch có sự tham gia của hơn 18.500 phụ nữ làm việc trong quân đội từ năm 1964 đến năm 1999, và 210 phụ nữ bị ung thư vú từ năm 1990 đến 2003 vẫn còn sống tới năm 2005.
uuu. Ảnh: Asiaone.

Những phụ nữ làm việc đêm nhiều dễ bị ung thư vú.

Các nhà khoa học đã yêu cầu phụ nữ tham gia nghiên cứu làm một bảng khảo sát chi tiết liên quan đến thói quen làm việc, sử dụng thuốc ngừa thai, việc dùng HRT (liệu pháp trị liệu nội tiết tố), thói quen tắm nắng…

Kết quả thống kê sau đó cho thấy những người thường xuyên làm ca đêm có tỷ lệ mắc ung vú cao hơn 40% so với người bình thường. Người làm ca đêm từ 3 lần trong tuần trở lên và liên tục 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi. Báo cáo cũng ghi nhận phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ có tính chất khẩn cấp thì nguy cơ ung thư vú cao gấp đôi bình thường.

Lý giải vấn đề này, đại diện nhóm nhà khoa học nói trên trang Onenewspage rằng việc thức khuya làm đêm sẽ phá vỡ “đồng hồ sinh học” và ngăn cản quá trình sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Johnni Hansen cho biết, làm ca đêm 2 lần trong một tuần không ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Hơn nữa phụ nữ thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh sáng vào ban đêm làm ức chế quá trình sản xuất hormone melatonin của cơ thể trong khoảng thời gian từ 21h đến 8h sáng hôm sau.

Melatonin là hormone được sản xuất bởi tuyến tùng trong não, có chức năng điều khiển chu kỳ thức ngủ đồng thời giúp ngăn chặn các khối u. Hàm lượng melatonin thấp tạo cơ hội cho khối u phát triển, vấn đề này thường gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng ban đêm.

Trên phương diện khác, bác sĩ Rachel Greig, thành viên Hội Breakthrough Breast Cancer cho biết: “Làm ca đêm không phải là nguyên nhân duy nhất, mà lối sống không lành mạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, chẳng hạn như không thường xuyên tập thể dục”. Vì thế ông khuyên để phòng bệnh, phụ nữ nên hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và chế độ ăn uống điều độ.

]]>
https://meyeucon.org/23368/thuc-khuya-de-bi-ung-thu-vu-hon/feed/ 0
Hoạt động tình dục – căn nguyên chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung https://meyeucon.org/23325/hoat-dong-tinh-duc-can-nguyen-chu-yeu-cua-benh-ung-thu-co-tu-cung/ https://meyeucon.org/23325/hoat-dong-tinh-duc-can-nguyen-chu-yeu-cua-benh-ung-thu-co-tu-cung/#respond Tue, 05 Jun 2012 00:00:43 +0000 https://meyeucon.org/?p=23325 Căn bệnh ung thư cổ tử cung đã trở thành nỗi khiếp sợ to lớn với nữ giới khi mà tần suất mắc trong độ tuổi sinh đẻ đã lên đến 17%.

Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, có một sự hiểu nhầm nhất định về căn bệnh này bởi không phải ai nhiễm virus HPV là sẽ mắc bệnh.

80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, theo thống kê ở nước ta hiện nay, mỗi năm có khoảng 5.170 ca mắc ung thư cổ tử cung mới, gần 2.500 ca ung thư cổ tử cung tử vong, tần suất mắc trong dân số là 11,4/ 100.000 dân. Đây được coi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với bình quân 10 ca tử vong mỗi ngày do căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra, trong khi tỷ lệ nhiễm virus HPV ở phụ nữ nước ta rất cao. Cụ thể, phụ nữ từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HPV lên đến 43%, phụ nữ nhóm 30-39 tuổi có tỷ lệ nhiễm là 24%, nhóm 18-29 tuổi cũng có tỷ lệ nhiễm là 11%. Điều khó khăn nhất là virus này khi xâm nhập vào tế bào cơ thể rất khó phát hiện, cơ thể cũng không tự sinh ra được kháng thể đáp ứng chuyên biệt để chống chọi nên khó cứu chữa.

Ung thư cổ tử cung có liên quan mật thiết với độ tuổi, mức độ quan hệ tình dục.

Ông Hiển nhấn mạnh, hiện đang có một số cách hiểu chưa đúng về HPV, khiến dư luận, nhất là giới phụ nữ hoang mang. Rất nhiều người nghĩ rằng cứ nhiễm HPV sẽ mắc ung thư cổ tử cung hay đã được tầm soát, xét nghiệp PAP ở bệnh viện cho thấy nhiễm HPV là đã mắc bệnh. Thực tế, độ chính xác của biện pháp tầm soát bằng xét nghiệm nhanh PAP không cao, chỉ khoảng 50-60% cho nên người đã được xét nghiệm dương tính với virus này cũng chưa thể khẳng định ngay được.

Tình dục càng nhiều càng dễ mắc

Một nghiên cứu thú vị là ung thư cổ tử cungcó liên quan mật thiết với độ tuổi, mức độ quan hệ tình dục. Thực tế khoảng 80% người trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) có nguy cơ nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó. Nguyên nhân là do virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, thâm nhập qua các vết trầy xước, vết loét dù rất nhỏ. Ngoài ra, HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con hoặc lây qua các vật truyền như đồ lót, găng phẫu thuật… nhưng tỷ lệ ít hơn. Ths.BS Lê Thị Kiều Dung, ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao đến đâu còn phụ thuộc vào số lượng bạn tình, tần số giao hợp, vệ sinh bộ phận sinh dục, số con… của người phụ nữ. Do đó, quan hệ tình dục càng sớm, càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung càng cao.

TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, đường lây chính của ung thư cổ tử cung là nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo chứ không qua đường máu hoặc qua các dịch khác của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…). Nam cũng như nữ đều có khả năng bị HPV tấn công. Riêng ở nữ giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục và nhiều trường hợp nhiễm dai dẳng ở cổ tử cung tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thể phòng tránh được và biện pháp phòng chống hữu hiệu nhất là vaccine. Ở nước ta, vaccine ngừa ung thư cổ tử cung đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2008 với chỉ định ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. Vaccine này chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi phụ nữ chưa có quan hệ tình dục. Cũng như các loại vaccine khác, việc tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm HPV không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Trong khi đó, các biện pháp tầm soát ung thư vẫn được duy trì nhưng hiệu quả chưa cao do các phòng xét nghiệm chưa đồng bộ. Còn biện pháp phòng bệnh thụ động nhất là… không quan hệ tình dục thì khó khả thi.

]]>
https://meyeucon.org/23325/hoat-dong-tinh-duc-can-nguyen-chu-yeu-cua-benh-ung-thu-co-tu-cung/feed/ 0
Có thể mang thai sau khi điều trị ung thư vú? https://meyeucon.org/21822/co-the-mang-thai-sau-khi-dieu-tri-ung-thu-vu/ https://meyeucon.org/21822/co-the-mang-thai-sau-khi-dieu-tri-ung-thu-vu/#respond Sun, 25 Mar 2012 01:44:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=21822 Thời gian trước đây, các chị em sau điều trị ung thư vú thường được khuyến cáo không nên có thai vì những lo ngại căn bệnh tái phát. Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Hội nghị lần thứ 8 về ung thư vú châu Âu tại Vienna, Áo, hôm 21/3 khẳng định rằng việc mang thai không ảnh hưởng tới sức khỏe của họ.

Theo Abcnews, nghiên cứu được thực hiện với 333 phụ nữ trong nhóm tuổi 21-48 đã có thai sau khi được chẩn đoán ung thư vú và 874 phụ nữ cũng mắc bệnh này nhưng không có thai. Sau 5 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu thấy rằng có 30% trong tất cả số phụ nữ trên là tái phát ung thư, và không có sự khác biệt về tỷ lệ tái phát giữa những phụ nữ mang thai hay không.

Trước đây, một số phụ nữ có thai sau khi điều trị ung thư thường được khuyên nên bỏ thai bởi có nguy cơ tái phát bệnh, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng lời khuyên này là không cần thiết trong hầu hết các trường hợp.

Mang thai sau khi điều trị ung thư vú không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh của chị em.

Bên cạnh đó, những chị em có bầu trong vòng 2 năm sau khi được chẩn đoán ung thư vú lại còn có khả năng sống không bệnh cao hơn là những người không mang thai. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng phát hiện này cần được xem xét nghiêm ngặt hơn nữa trước khi khẳng định.

“Phụ nữ ung thư vú thường vẫn được khuyên là không nên có thai vì lo ngại việc này sẽ kích thích tái bệnh bởi sự thay đổi nội tiết, và kết quả nghiên cứu này có thể giúp giảm tỉ lệ bỏ thai không cần thiết vì nguyên do này”, bác sĩ Hatem Azim, trưởng nhóm nghiên cứu, chuyên gia về ung thư tại Viện Jules Bordet Institute ở Brussels (Bỉ) nói.

Theo ông Azim, đây là nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của việc mang thai tới kết quả ung thư vú ở những bệnh nhân bị mắc bệnh này. Nó cũng đồng thời là nghiên cứu đầu tiên cung cấp các thông tin đáng tin cậy về vai trò của phá thai và những hiểu biết về thời gian mang thai sau khi chẩn đoán ung thư vú.

]]>
https://meyeucon.org/21822/co-the-mang-thai-sau-khi-dieu-tri-ung-thu-vu/feed/ 0
Bệnh ung thư và một số tín hiệu cảnh báo https://meyeucon.org/21385/benh-ung-thu-va-mot-so-tin-hieu-canh-bao/ Mon, 20 Feb 2012 03:16:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=21385 Ung thư là một loại bệnh khó chữa nếu phát hiện muộn. Vì vậy hãy chú ý những tín hiệu dự báo ung thư sau đây của cơ thể.

Chảy máu trực tràng

Dự báo: ung thư đường ruột

Chảy máu đường ruột có biểu hiện là đại tiện kèm theo máu, cần phân biệt đại tiện kèm theo máu và bệnh trĩ. Bệnh trĩ là sau khi đi ngoài kèm theo máu, còn u bướu hay chảy máu đường ruột là khi đi ngoài trộn lẫn với máu. Thực ra, triệu chứng rõ rệt nhất của u xơ trực tràng là khi đi ngoài phân rất mỏng bởi vì đã bị u bướu chặn lại.

Thiếu máu do thiếu sắt

Dự báo: ung thư kết tràng

Nếu là cô gái xuân thì, thời kỳ “đèn đỏ” hoặc nhịn ăn giảm béo cũng gây ra thiếu máu do thiếu sắt, khả năng bị ung thư kết tràng rất nhỏ. Nhưng nếu xuất hiện ở trên cơ thể người già và trung niên thì tốt nhất nên kiểm tra để xác định có phải ung thư kết tràng hay không.

U cục ở ngực

Dự báo: ung thư tuyến sữa

Phụ nữ sau khi qua thời dậy thì, thường ngày có thể tự kiểm tra ngực, nếu sờ thấy có cục ư cứng lập tức đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ khả năng bị tăng sinh tuyến sữa. Nếu xuất hiện dịch tràn ở đầu ngực hoặc da bị mẩn đỏ thì hãy cẩn thận vì đó có thể là ung thư tuyến sữa.

Tiểu tiện kèm máu

Dự báo: đường tiết niệu có liên quan đến ung thư

Ung thư đường tiết niệu chủ yếu là chỉ u bướu bàng quang, nếu trong nước tiểu kèm theo máu, cũng không cảm thấy đau thì cần phải cẩn thận.

Ho ra máu

Dự báo: ung thư phổi

Người trẻ tuổi ho ra máu đa phần là do phổi kết hạch. Người lớn tuổi bài trừ khả năng sau khi khí các mạch máu giãn ra, nếu trong đờm kèm máu hoặc ho khan ra máu thì cần phải đi chụp kiểm tra. Ho ra máu có thể là ung thư thời kỳ cuối rồi, vì vậy chuyên gia khuyến nghị người trên 40 tuổi và hút thuốc lâu năm thì cần phải định kỳ chụp kiểm tra phổi.

Ra máu sau khi mãn kinh

Dự báo: ung thư liên quan đến bệnh phụ khoa

Sau khi tắt kinh mà ra máu thì cần xem liệu có phải đang uống các loại thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe có chứa kích thích tố estrogen, progesterone hay không, đặc biệt là những sản phẩm “phòng rối loạn sinh lý”. Nếu không sử dụng thì cần phải kịp thời kiểm tra phụ khoa, không nên kéo dài thời gian.

Nuốt khó

Dự báo: ung thư thực quản

U bướu liên quan đến thực quản.

Nuốt vào khó khăn đa phần là biểu hiện của việc ăn đồ khô, nuốt không trôi, lúc này chỉ cần uống nước là giải quyết xong. Một số người khi nuốt thức ăn vào thấy đau đầu và nuốt khó, lúc này hãy đi kiểm tra thực quản.

]]>