Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Sat, 27 Apr 2024 13:40:12 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Phát hiện sớm chứng vàng da ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/27614/phat-hien-som-chung-vang-da-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/27614/phat-hien-som-chung-vang-da-o-tre-so-sinh/#respond Sun, 12 May 2013 01:00:31 +0000 https://meyeucon.org/?p=27614 Trẻ sơ sinh vàng da cần được phát hiện sớm và đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám theo dõi, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời vàng da nặng, dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não.

Ths Phạm Diệp Thùy Dương, Giảng viên bộ môn Nhi, ĐH Y dược TP HCM cho biết, vàng da bệnh lý chỉ chiếm 2-5% trên các trẻ bị vàng da sơ sinh. Cũng vì tỷ lệ không cao, vàng da bệnh lý thường bị bỏ qua do tưởng nhầm là vàng da sinh lý.

Nếu phát hiện bệnh sớm, chiếu đèn là phương pháp chữa vàng da bệnh lý hữu hiệu.
Nếu phát hiện bệnh sớm, chiếu đèn là phương pháp chữa vàng da bệnh lý hữu hiệu.

Vàng da sinh lý thường xuất hiện ngày thứ 2-3 sau sinh, vàng nhạt và không kèm bất kỳ triệu chứng nào khác. Bệnh chỉ thoáng qua rồi tự khỏi (trong vòng một tuầnở trẻ đủ thángvà 2 tuần ở trẻ non tháng) thì vàng da bệnh lý lại có thể khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh hoặc tử vong.

Vàng da bệnh lý có thể do bất đồng nhóm máu mẹ và con, nhiễm trùng, bệnh lý di truyền… Những tình trạng này làm bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương không hồi phục. “Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trẻ có thể thể tử vong trong giai đoạn cấp tính hay sống sót với những di chứng hết sức nặng nề như điếc, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ”, bác sĩ Thùy Dương cho biết.

Để phát hiện con bị vàng da, phụ huynh cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời, trong bóng mát, ấn lướt tay trên da mặt của bé, nếu thấy da có màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh vàng da cần được đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa nhi để khám theo dõi, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời vàng da nặng, dự phòng biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não.

Sai lầm thường thấy là do da trẻ đỏ hồng sậm hoặc phụ huynh đặt con trong buồng tối nên không nhận biết trẻ bị vàng da. Ngoài ra, “Nhiều người thấy con bị vàng da lại nghĩ vàng da thông thường nên đưa bé ra phơi nắng, đến khi bé bỏ bú, bú kém mới đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn”, bác sĩ Thùy Dương nói.

Cũng theo bác sĩ, phơi nắng sớm cho trẻ hoàn toàn không có tác dụng điều trị vàng da: “Vàng da sinh lý sẽ tự hết; còn đối với vàng da bệnh lý thì biện pháp phơi nắng không đủ để điều trị khỏi bệnh”.

Hiện nay, nếu được phát hiện sớm, vàng da bệnh lý sẽ được chữa lành hoàn toàn. Chiếu đèn là biện pháp an toàn, hiệu quả, luôn được chọn lựa đầu tiên. Thay máu, xâm lấn hơn, chỉ được sử dụng khi trẻ đến quá muộn.

]]>
https://meyeucon.org/27614/phat-hien-som-chung-vang-da-o-tre-so-sinh/feed/ 0
Nguyên nhân gây ra chứng vàng da ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/21401/nguyen-nhan-gay-ra-chung-vang-da-o-tre-so-sinh/ Tue, 21 Feb 2012 16:08:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=21401 Chứng vàng da xuất hiện với tần số cao khi em bé được khoảng 3 ngày tuổi. Thông thường chứng vàng da của trẻ sẽ mất dần sau một khoảng thời gian tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Có bé chỉ khoảng một tuần là hết nhưng có bé sẽ mất khoảng nửa tháng, thậm chí nhiều bé mất đến 3 tuần mới hết. Tuy rất phổ biến nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nguyên nhân thực sự của chứng vàng da.

Để cha mẹ yên tâm, trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng vàng da của trẻ.

Chứng vàng da xuất hiện là do sự phá hủy hồng huyết cầu sớm ngay sau sinh gây nên. Tiến trình phá hủy này tạo ra tình trạng dư thừa sắc tố bilirubin trong máu và chính sắc tố này đã khiến cho da em bé sơ sinh bị nhuốm màu vàng vàng. Chứng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ mất dần khi gan bé hoàn thiện, giúp bé có khả năng bài xuất bilirubin đủ nhanh để cân bằng thành phần này trong máu. Thời điểm gan hoàn thiện thường là sau khi bé được khoảng 1 tuần đến 10 ngày tuổi.

Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện xem hiện tượng vàng da của trẻ là sinh lý hay bệnh lý.

Thông thường ở đại đa số trẻ sơ sinh, chứng vàng da không cần thiết phải điều trị và tự nhiên chúng sẽ biến mất trong vòng một tuần sau khi xuất hiện. Tuy nhiên, khi cha mẹ nhận thấy việc bị vàng da ở trẻ không phải là hiện tượng thông thường mà mang màu sắc bệnh lý thì nên cho trẻ đi kiểm tra mức bilirubin bằng cách xét nghiệm máu. Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý thì phương pháp điều trị cũng rất đơn giản. Y học hiện nay áp dụng phương pháp phototherapy (tức là liệu pháp ánh sáng) để chữa vàng da bệnh lý ở trẻ. Phương pháp này chữa trị vàng da ở trẻ bằng cách chiếu ánh sáng cực tím trong vòng khoảng 12 tiếng.

Ngoài việc dư thừa sắc tố bilirubin ở trẻ dẫn đến vàng da sinh lý, một nguyên nhân nữa cũng gây vàng da cho trẻ, đó là nhóm máu không tương thích giữa mẹ và con. Y học còn gọi tình trạng này là nhóm máu Rhesus, tức là mẹ có máu Rhesus âm trong khi con lại là Rhesus dương. Nếu chứng vàng da của trẻ mà do nguyên nhân nhóm máu Rhesus này thì nó khá nghiêm trọng vì nó thường được chẩn đoán từ trước khi sinh và có sự can thiệp phù hợp.

Bên cạnh hai nguyên nhân trên, chứng vàng da ở trẻ cũng có thể do nguyên nhân khác như bệnh viêm gan và hẹp ống dẫn mật (tiếng anh là biliary atresia) – đây là bệnh hiếm gặp mà tình trạng cụ thể là ống dẫn mật phát triển lệch đi so với ống dẫn mật bình thường.

Nhìn chung, bệnh vàng da ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân. Yêu cầu đối với cha mẹ là cần quan sát kỹ để phát hiện xem hiện tượng vàng da của trẻ là sinh lý hay bệnh lý. Thông thường cha mẹ xác định chủ yếu dựa vào thời gian em bé bị vàng da. Nếu hiện tượng vàng da mất dần trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 tuần thì được coi là vàng da sinh lý. Tuy nhiên, khi thời gian kéo dài hơn thì được coi là vàng da bệnh lý. Vàng da bệnh lý không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ biến chứng vào não trẻ, gây ra hiện tượng vàng nhân não.Hiện tượng này nếu không có những cách thức chữa trị phù hợp thì rất dễ dẫn đến não trẻ bị dị tật suốt đời, thậm chí trẻ sẽ bị giảm khả năng nghe,bị điếc hoặc giảm khả năng nhìn.

Chính vì thế, các bậc cha mẹ phải rất chú ý theo dõi để có những đối phó phù hợp với hiện tượng vàng da rất phổ biến ở trẻ vừa sinh.

]]>
Bé bị vàng da dễ mắc chứng tâm thần vận động https://meyeucon.org/14190/be-bi-vang-da-de-mac-chung-tam-than-van-dong/ https://meyeucon.org/14190/be-bi-vang-da-de-mac-chung-tam-than-van-dong/#comments Sun, 28 Nov 2010 22:38:16 +0000 https://meyeucon.org/?p=14190 Trẻ bị vàng da sau khi sinh vài ngày là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng trong một số trường hợp nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ gây dị tật cho trẻ.

Trẻ sau khi sinh vài ngày có triệu chứng vàng da là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá huỷ để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Tuy nhiên, một số trường hợp vàng da do chất bilirubin tăng quá cao thấm vào não sẽ gây dị tật cho trẻ nếu không được phát hiện sớm.

Điều trị muộn, hậu quả nặng nề

Sản phụ Hà Phương, nhà ở phố Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội mới sinh con gái tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được 2 hôm. Khác với việc quấn tã thật kỹ cho em bé của các sản phụ cùng phòng, chị Hà Phương chốc chốc lại vạch áo, vén tã của con lên để kiểm tra xem da của con gái có bị vàng hay không.

Theo chị Hà Phương, cách đây 5 năm, chị sinh con gái đầu lòng. Do sinh thường, lại khoẻ mạnh nên chỉ sau 3 ngày, gia đình chị xin xuất viện về nhà để tiện chăm sóc. Tuy nhiên, qua một đêm ngủ ở nhà, sáng hôm sau chị phát hiện vùng da ở cổ, ngực của con ngả màu vàng, lòng trắng của mắt cũng hơi vàng.

Do chủ quan, chị không cho con đi khám. Đến khi da em bé ngả sang màu vàng ruộm, người mệt mỏi, bỏ bú, chị Phương mới đưa con đến Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám thì đã quá muộn. Lượng bilirubin tăng cao thấm vào não khiến con gái chị bị di chứng về tâm thần vận động, không biết lẫy, bò, đi đứng mà chỉ nằm một chỗ.

Cũng tại Khoa Sản dịch vụ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, sản phụ Bùi Thu Hiền (Long Biên, Hà Nội) nước mắt ròng ròng khi bác sĩ kết luận con gái chị bị vàng da nặng và phải thay máu. Trước đó, khoảng 3 ngày sau khi sinh, bác sĩ khám và phát hiện bé bị vàng da nên cho lên phòng chiếu đèn (ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và loại chất này khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, nước tiểu- PV). Tuy nhiên, sau 1 ngày đêm điều trị tích cực, chất bilirubin vẫn không đào thải hết khỏi cơ thể của bé buộc các bác sĩ phải lựa chọn phương pháp thay máu.
Theo BS Nguyễn Minh Nguyệt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, vàng da sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường do các hồng cầu thai nhi bị phá huỷ để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Thông thường, sau sinh từ 3- 5 ngày, trẻ sẽ có biểu hiện vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau từ 7- 10 ngày, do lượng bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao thấm vào não, khiến trẻ bị di chứng về tâm thần vận động hoặc tử vong nếu phát hiện muộn.

Ánh sáng của đèn neon sẽ biến chất bilirubin thành chất không độc và thải qua đường nước tiểu.

Bú mẹ nhiều, trẻ bớt vàng da

Một trong những nguyên nhân luôn được các bác sĩ sản phụ cảnh báo về việc phát hiện muộn vàng da ở trẻ sơ sinh là do tập quán các bà mẹ thích nằm phòng tối vì sợ em bé chói mắt. Với độ sáng lờ mờ, các bà mẹ khó có thể phát hiện vàng da sớm ở trẻ em. Theo BS Đức Trí, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, nhiều trường hợp nằm phòng tối nên không phát hiện sớm trẻ bị vàng da, khi phát hiện ra thì trẻ đã bị vàng da lan tới tận lòng bàn tay, bàn chân. Hậu quả là những em bé này sẽ phải chịu di chứng về tâm thần hoặc nặng hơn là tử vong.

Hàng ngày cần quan sát màu da trẻ dưới ánh sáng mặt trời để phát hiện vàng da. Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay, khi có một trong các dấu hiệu sau: Vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh; vàng da qua rốn, vàng da tới lòng bàn tay, bàn chân; vàng da kèm bú kém, bỏ bú, gồng người; vàng da kéo dài trên 15 ngày.
Cũng theo BS Đức Trí, với những trường hợp vàng da sớm trong 1 – 2 ngày đầu sau sinh hoặc vàng da nặng lan tới bàn tay, bàn chân cần được đưa đến cơ sở y tế kịp thời, vì đây không phải là vàng da sinh lý bình thường. Với những biểu hiện vàng da sớm này, thông thường sẽ không tự khỏi sau 1 tuần mà phải được điều trị tích cực bằng các biện pháp như chiếu đèn hoặc thay máu nếu trẻ bị vàng da quá nặng như: Vàng da đến lòng bàn tay, chân, bỏ bú, gồng mình. Trong trường hợp này, việc thay máu sẽ lấy nhanh chóng bilirubin ra khỏi cơ thể trẻ.

Để phát hiện sớm vàng da ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên quan sát màu da toàn thân của trẻ nơi có đủ ánh sáng. Trong trường hợp da trẻ màu hồng hoặc màu đen, khó nhận biết vàng da thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da vài giây, sau đó buông tay ra. Nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Nếu bị vàng da nhẹ ở mặt và thân, xuất hiện sau ngày thứ 3 sau sinh, trẻ vẫn bú tốt, sẽ tự khỏi sau từ 7- 10 ngày. Trong trường hợp này, cách điều trị tốt nhất là thường xuyên đặt trẻ gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời. Hoặc cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá. Và tiếp tục theo dõi diễn tiến vàng da ở trẻ hàng ngày ít nhất từ 7- 10 ngày sau sinh.

Nếu trẻ vàng da sớm trong từ 1- 2 ngày sau sinh, da vàng sậm lan xuống tay chân thì cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây vàng da ở bé

Vàng da sinh lý

Chứng bệnh này kéo dài vài ngày đến vài tuần là khỏi. Bé sẽ khỏe mạnh và không có biến chứng gì.Nguyên nhân vàng da sinh lý ở bé là vì chu kỳ thay thế hồng cầu ở bé sơ sinh thường ngắn hơn người lớn. Khi ấy, lượng hồng cầu tiêu hủy nhanh làm tăng lượng bilirubin trong máu. Hơn nữa, gan của bé còn chưa hoàn thiện, việc loại bỏ bilirubin trong máu là vô cùng khó khăn. Nếu sau vài tuần mà bé chưa đỡ chứng vàng da, có thể gan bé bị trục trặc.

Các nguyên nhân khác gây vàng da ở bé

  • Nhóm người mẹ mắc chứng tiểu đường cũng làm gia tăng tình trạng vàng da ở bé sơ sinh.
  • Một số trường hợp, bé có thể nuốt phải máu của người mẹ trong quá trình sinh nở. Kết quả, bé xuất hiện tình trạng máu vón cục, gây tăng bilirubin.
  • Do bé bị viêm đường dẫn mật: Tình trạng này kéo theo hiện tượng ứ mật hoặc tắc mật – gây nên vàng da.
  • Trong sữa mẹ có chất làm tan hồng cầu trong máu bé. Bình thường, cơ thể bé đều có khả năng thích ứng với sữa mẹ. Tuy nhiên, một số bé mẫn cảm, bé sẽ có phản ứng vàng da.

Bạn không cần cai sữa cho bé. Dần dần, hồng cầu của bé sẽ khỏe hơn; đi kèm với những chất gây vàng da bé giảm, bé sẽ khỏe mạnh bình thường. Nếu bé bú mẹ bị vàng da nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể ngưng cho bé bú tạm thời và chuyển cho bé sang sữa hộp công thức. Đến khi bé hết vàng da, bạn có thể cho bé bú mẹ như bình thường.

  • Một số trường hợp, vàng da ở bé là do thừa caroten. Nếu hấp thụ quá nhiều caroten, cơ thể bé sẽ không thể tiêu hóa hết. Kết quả, nguồn caroten thừa được dự trữ trong gan của bé. Sự ứ đọng caroten gây chứng vàng da (nhất là lòng bàn tay, bàn chân) của bé.

Cha mẹ nên sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm chứa caroten. Những loại thức ăn như carrot, bí đỏ… bạn chỉ nên thay phiên cho bé dùng 1-2 bữa/tuần. Mỗi lần ½ quả nhỏ (với carrot), một miếng nhỏ (với bí đỏ).

  • Ngoài ra, nguyên nhân gây vàng da ở bé còn do bé bị nhiễm trùng máu; bé bị viêm gan…

Lưu ý: Nếu tình trạng vàng da ở bé không phải do sinh lý, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

]]>
https://meyeucon.org/14190/be-bi-vang-da-de-mac-chung-tam-than-van-dong/feed/ 1
Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/ https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/#comments Sun, 21 Nov 2010 14:59:21 +0000 https://meyeucon.org/?p=13920 Một em bé trong bụng mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào bà mẹ về thức ăn và oxy qua dây rốn. Việc phân phối oxy qua cơ thể trẻ là sự trợ giúp của các tế bào máu đỏ có nhiều trong máu của em bé. Sau khi sinh, em bé bắt đầu thở bằng phổi của mình và do đó, không cần các tế bào máu đỏ bổ sung. Cơ thể trẻ lúc này sẽ bắt đầu xử lý ra các tế bào thêm, ngay sau khi sinh. Những tế bào hồng cầu bị phá hủy ở lách. Một sản phẩm được sản xuất là bilirubin. Gan loại bỏ bilirubin trong máu và chuyển nó vào ruột của em bé.

Gan của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên không thể quản lý sự gia tăng đột ngột của bilirubin, trong vài ngày sau sinh. Kết quả là, có một lượng lớn hỗn hợp bilirubin trong máu, do đó, làm cho làn da của em bé xuất hiện màu vàng, là một triệu chứng của bệnh vàng da.

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Cho con bú: Cho con bú là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé. Cần cho bé bú sữa mẹ em bé 2 giờ/lần. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da.

Tắm nắng: Tắm nắng cũng là một phương thuốc hiệu quả để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Hãy cởi bớt quần áo của bé cho bé tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi được xuống toàn bộ cơ thể bé. Thời gian tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm, 07:00-08:00 sáng.

Đèn chiếu: Trong trường hợp mức độ bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh cao, bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu để điều trị. Trong thời gian điều trị, bé sẽ được theo dõi ‘đèn đặc biệt’ trong bệnh viện, trong 24 giờ hoặc 2 ngày. Các đèn chiếu sáng đặc biệt này sẽ loại trừ vàng da bằng cách giảm mức bilirubin.

Cho trẻ uống sữa công thức: Một cách khác để điều trị vàng da sơ sinh là cho trẻ ăn thêm sữa công thức. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.

]]>
https://meyeucon.org/13920/dieu-tri-vang-da-o-tre-so-sinh/feed/ 2
Dấu hiệu của vàng da bệnh lý? https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/ https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/#comments Tue, 26 Oct 2010 16:34:23 +0000 https://meyeucon.org/?p=13343 Hỏi: Em gái tôi vừa sinh con được 2 ngày tuổi. Quan sát kỹ bé tôi thấy có nhiều nốt sần sùi trên mặt và da có màu hơi ngả vàng. Tôi nghe nói nếu bị vàng da nặng em bé có thể bị tổn thương não không phục hồi… Tuy nhiên, những người lớn tuổi khẳng định, em bé nào sinh ra cũng vậy, chỉ vài ngày là khỏi. Vậy xin hỏi, có dấu hiệu sớm nào để phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý để chúng tôi có thể kịp thời đưa bé đi khám?

Nếu được xác định vàng da bệnh lý, em bé sẽ được điều trị bằng phương pháp chiếu đèn và tình trạng vàng da sẽ lui hoàn toàn, không để lại di chứng gì cho sức khỏe bé.

Trả lời: Đúng là ở trẻ sơ sinh, hiện tượng vàng da rất phổ biến. Hầu hết trẻ sơ sinh sau sinh từ 2 – 3 ngày là bị vàng da, sau đó mức độ tăng dần cho đến ngày thứ 7 – 10 rồi hết. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong máu bị vỡ quá nhanh, chuyển hoá thành Bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng. Bilirubin càng nhiều trong máu, mức độ vàng da càng nặng hơn.

Với vàng da sinh lý, chất Bilirubin ở giới hạn thấp nên không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ. Còn với vàng da bệnh lý, chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, bilirubin có nguy cơ thấm vào não (vàng da nhân) gây tổn thương não không hồi phục được. Vì thế, nếu xác định vàng da bệnh lý phải điều trị trước 7 ngày sau sinh để phòng nguy cơ tổn thương não.

Việc phân biệt được vàng da sinh lý và bệnh lý có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng ranh giới giữa bệnh lý và sinh lý rất mong manh. Vậy nên, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ với các dấu hiệu sau:

– Hầu hết trẻ sơ sinh sau 2 – 3 ngày là bị vàng da sinh lý, còn nếu bị vàng da trong 1- 2 ngày sau sinh thì gần như 80 – 90% là vàng da bệnh lý. Còn trẻ sơ sinh sau ngày thứ 3 mới bị vàng da thì ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn phải luôn quan sát để ý. Đặc biệt phải quan tâm đến vàng da ở trẻ sinh non vì não của những trẻ này chưa hoàn thiện nên dù lượng bilirubin dù thấp hơn ngưỡng cho phép thì đã phải chiếu đèn điều trị.

– Trẻ sẽ bị vàng da toàn thân, nhưng quan sát bằng mắt thường thì vàng da biểu hiện ở phần đầu nhiều nhất. Nếu chỉ vàng da ở trên đầu, nói chung là mức độ nhẹ. Nhưng nếu thấy vàng da ở bụng, rồi xuống tới chân thì mức độ bệnh đã rất nặng, cần phải đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám, xác định. Tốt nhất, thấy da vàng rõ ràng đến phần ngực, bụng thì cần đưa bé tới viện ngay.

Để phát hiện vàng da sớm, nên cho trẻ nằm ở phòng đủ ánh sáng tự nhiên, thường xuyên bế trẻ ra chỗ sáng để kiểm tra da toàn thân. Cũng có thể kiểm tra độ vàng da khi tắm cho trẻ, nhưng cần lưu ý kiểm tra trước khi cho bé xuống nước. Với trẻ sơ sinh, do da trẻ đỏ hồng hoặc đen khó nhận biết nên có thể dùng mẹo, lấy một ngón tay đè xuống vùng da của bé để làm giãn các mạch máu. Sau khi bỏ tay lên, vùng da đó trắng thì không sao, còn nếu thấy hơi có màu vàng thì cần theo dõi….

– Nếu trẻ vàng da chỉ ở phần đầu, nhưng là trẻ sinh non, hoặc vàng da phần đầu, ngực nhưng lại có các triệu chứng nôn trớ, bú khó khăn, bú kém, hay quấy, khóc, ngủ li bì hay có bất cứ những dấu hiệu nghi ngờ khác thì hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức. Mức độ nặng hơn trẻ có thể bị co giật, li bì, hôn mê, bỏ bú nhưng thường ít số. Đây là những biểu hiện sớm cho thấy vàng da đã có thể ảnh hưởng đến não.

Các bà mẹ luôn cần ghi nhớ, giữa ngưỡng vàng da sinh lý đến bệnh lý rất mong manh. Hơn nữa, có những bé dù không có triệu chứng của vàng da, không nôn, vẫn chơi bình thường nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não. Vì thế, có điều kiện, tốt nhất cho con tới viện khám để được lấy máu kiểm tra. Nếu bilirubin đến ngưỡng quy định bé sẽ được chiếu đèn điều trị. Được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết vàng da và không để lại bất cứ di chứng gì cho sức khoẻ của trẻ sau này.

]]>
https://meyeucon.org/13343/dau-hieu-cua-vang-da-benh-ly/feed/ 11
Trẻ sơ sinh bị vàng da dễ phát triển bệnh tự kỷ https://meyeucon.org/13119/tre-so-sinh-bi-vang-da-de-phat-trien-benh-tu-ky/ https://meyeucon.org/13119/tre-so-sinh-bi-vang-da-de-phat-trien-benh-tu-ky/#respond Tue, 12 Oct 2010 13:51:22 +0000 https://meyeucon.org/13119/tre-so-sinh-bi-vang-da-de-phat-trien-benh-tu-ky/ Nghiên cứu cho biết có tới 60% trẻ em chào đời mắc bệnh vàng da và tình trạng này sẽ tự biến mất trong tuần đầu tiên, nhưng nếu biểu hiện vàng da kéo dài hơn cộng thêm lượng sắc tố vàng tăng cao có thể gây ra những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển về sau.

Một nghiên cứu công bố trên tập san Nhi khoa của Mỹ xuất bản ngày 11/10 cho biết trẻ sơ sinh bị vàng da có nhiều nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ.

Nghiên cứu này đã phát hiện 67% trẻ sinh đủ tháng ở Đan Mạch từ năm 1994 đến 2004 bị vàng da có khả năng phát triển bệnh tự kỷ.

Thông thường, các hồng cầu thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích vào máu một lượng lớn chất có sắc tố vàng, tên gọi là Bilirubin làm cho trẻ bị vàng da.

Nghiên cứu cho biết có tới 60% trẻ em chào đời mắc bệnh vàng da và tình trạng này sẽ tự biến mất trong tuần đầu tiên, nhưng nếu biểu hiện vàng da kéo dài hơn cộng thêm lượng sắc tố vàng tăng cao có thể gây ra những vấn đề liên quan đến quá trình phát triển về sau.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ cao hơn nếu chúng không phải là con so, hoặc chúng được sinh ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng Ba trong năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự khác nhau về mùa có thể là nguyên nhân dẫn đến các mức độ ánh nắng ban ngày khác nhau, yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh vàng da, hoặc do bị nhiễm trùng.

Sự khác biệt về nguy cơ mắc chứng bệnh trên ở những trẻ đầu lòng và con dạ có thể là do mức độ các kháng thể khác nhau ở người mẹ trong qua trình mang thai, hoặc có thể phản ánh mức độ chăm sóc trẻ khác nhau trong những ngày đầu sau sinh.

Ở Đan Mạch, phụ nữ sau khi sinh con đầu lòng sẽ lưu lại bệnh viện từ 3-4 ngày để các bác sỹ chẩn đoán bệnh vàng da cho em bé.

]]>
https://meyeucon.org/13119/tre-so-sinh-bi-vang-da-de-phat-trien-benh-tu-ky/feed/ 0
Nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh do thiếu men G6PD https://meyeucon.org/11512/nguy-co-vang-da-o-tre-so-sinh-do-thieu-men-g6pd/ https://meyeucon.org/11512/nguy-co-vang-da-o-tre-so-sinh-do-thieu-men-g6pd/#comments Thu, 19 Aug 2010 08:59:09 +0000 https://meyeucon.org/?p=11512 Hỏi: Xin kính chào các bác sỹ! Tôi xin được hỏi và kính mong các bác sỹ tư vấn: cháu gái đầu lòng của tôi (sinh năm 2004) khi mới sinh bị vàng da, được các bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khám, xét nghiệm và kết luận cháu bị thiếu enzym G6PD. Xin hỏi là liệu cháu thứ hai sẽ có nguy cơ bị thiếu enzym đó không ạ? Nếu có thì bé trai có nguy cơ bị cao hơn hay thấp hơn với các bé gái? Bệnh này có nguy hiểm không, và do vậy có nhất thiết phải lựa chọn giới tính để giảm nguy cơ bị bệnh hơn không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sỹ. Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ.

Trả lời: Thiếu men G6PD là bệnh thường gặp ở người, trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh, vùng Nam Á là vùng có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao chiếm từ 3-5%. Thiếu men G6PD là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ. Mẹ mang gen bệnh có thể truyền cho con trai, con gái chỉ có thể bị bệnh khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.
Đây là bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ, tuy nhiên cần làm sàng lọc để chuẩn đoán khi trẻ đẻ ra được 48 giờ. Nếu trẻ bị thiếu men G6PD thì hay có biểu hiện vàng da sau đẻ và những đợt vàng da tan máu do sử dụng một số thuốc thực phẩm hóa chất làm tăng nguy cơ vỡ hồng cầu gây hiện tượng huyết tán từng đợt.

Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách phòng tránh sử dụng một số thuốc kháng sinh Sunfonamide, Chloramphenicol…, thuốc sốt rét như primaquine, chloroquine, quinacrine… và một số thuốc khác. Tránh sử dụng một số thực phẩm như hành, rượu vang đỏ, các sản phẩm của đậu và nước uống có pha vị quinin

]]>
https://meyeucon.org/11512/nguy-co-vang-da-o-tre-so-sinh-do-thieu-men-g6pd/feed/ 1
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu https://meyeucon.org/11444/benh-vang-da-o-tre-so-sinh-do-bat-dong-nhom-mau/ https://meyeucon.org/11444/benh-vang-da-o-tre-so-sinh-do-bat-dong-nhom-mau/#respond Wed, 18 Aug 2010 03:45:40 +0000 https://meyeucon.org/?p=11444 Hỏi: Con trai tôi bị vàng da sơ sinh phải thay máu, hiện tại tôi đang mang thai đứa thứ hai, liệu cháu có bị vàng da nữa không và biện pháp phòng tránh như thế nào?

Trả lời: Vàng da sơ sinh thường liên quan đến nguyên nhân bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, nên cháu bé thứ hai cũng có khả năng bị vàng da sau khi sinh. Có hai hệ nhóm máu: Rh và ABO. Để biết được có khả năng bất đồng nhóm máu hay không hai vợ chồng bạn cần:

  • Biết được nhóm máu của mình.
  • Khám bác sỹ chuyên ngành sản khoa để có thể được tư vấn cần thiết trong lần mang thai thứ hai này.
  • Bạn nên trao đổi kĩ với bác sỹ theo dõi, quản lý thai nghén cho bạn để chuẩn bị cho cháu bé sắp ra đời.

Nếu như do bất đồng về nhóm máu, bạn có thể dự phòng được.

]]>
https://meyeucon.org/11444/benh-vang-da-o-tre-so-sinh-do-bat-dong-nhom-mau/feed/ 0
Làm gì khi trẻ bị vàng da? https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/ https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/#comments Tue, 10 Aug 2010 11:10:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=11152 Hỏi: Em gái tôi mới sinh cháu đầu lòng được 2 ngày, nhưng bị sinh thiếu tháng. Tôi nghe nói, trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh vàng da. Xin hỏi quý báo cách nhận biết trẻ bị vàng da và cách điều trị như thế nào?

Trả lời: Vàng da sơ sinh gặp tương đối nhiều ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sinh non tháng, trẻ có bướu máu dưới da đầu, trẻ và mẹ không cùng nhóm máu hoặc trong quá trình sinh phải can thiệp. Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ là do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Nhận biết trẻ bị vàng da không khó, chỉ cần quan sát kỹ trẻ ở nơi đủ ánh sáng sẽ nhận thấy da trẻ có bị vàng hay không. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì có thể lấy ngón tay ấn vào phần da phía trong đùi hoặc trên trán, mũi trẻ rồi bỏ tay ra, dấu hiệu vàng da sẽ hiện rõ trên phần ngón tay ấn. Ngoài ra, cũng cần quan sát thêm một số hiện tượng khác của trẻ như trẻ có bú tốt không, đi tiểu mấy lần/ngày, nước tiểu có màu vàng không, nếu câu trả lời là có thì không cần lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường, lượng bilirubin trong máu đang được đào thải tốt qua đường tự nhiên của bé. Nhưng khi trẻ có những dấu hiệu khác thường như bú yếu, ngủ nhiều, nước tiểu trong thì chị nên báo lại với bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm, tránh biến chứng. Hiện nay, biện pháp điều trị chủ yếu là sử dụng đèn chiếu, ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất không độc và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và nước tiểu.

BS. Trịnh Văn Tùng

]]>
https://meyeucon.org/11152/lam-gi-khi-tre-bi-vang-da/feed/ 3