Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Khô và ngạt mũi trong thai kỳ, bạn phải làm gì? https://meyeucon.org/16403/kho-va-ngat-mui-trong-thai-ky-ban-phai-lam-gi/ https://meyeucon.org/16403/kho-va-ngat-mui-trong-thai-ky-ban-phai-lam-gi/#respond Sun, 03 Apr 2011 16:11:58 +0000 https://meyeucon.org/?p=16403 Nếu bạn đang trong tuần 16-20 của thai kỳ và cảm thấy bị khô mũi, bạn đừng vội lo lắng. Dấu hiệu này chưa chắc đã do cúm, đơn giản nó chỉ là một khó chịu của thai kỳ. Sự gia tăng lưu lượng máu đến tất cả các phần của cơ thể ảnh hưởng đến màng nhầy trong mũi, có thể gây khô, nghẹt mũi.

Lợi ích của tỏi

Tỏi được ví như thực phẩm sạch với tính kháng viêm tốt nên giúp thông mũi tuyệt vời. Ngoài ra, tỏi cũng có lợi cho hệ thống máu. Trừ khi bạn thấy tỏi khiến mình buồn nôn khi mang thai, nếu không hãy ăn tỏi đều đặn và hợp lý.

Làm thoáng đường thở

Hãy thử hít hơi nước ấm với một loại thuốc thông mũi tự nhiên như tinh dầu cúc La Mã hay bạch đàn. Nhưng cần cẩn thận chọn tinh dầu thêm vào nước vì một số tinh dầu có thể nguy hiểm khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về loại tinh dầu an toàn.

Giảm sữa

Dù không muốn mất đi nguồn canxi dồi dào từ sữa nhưng dùng nhiều sữa, phômai và các sản phẩm từ sữa có thể làm trầm trọng thêm ngạt mũi. Có thể giảm sữa và tìm những thực phẩm giàu canxi hàng ngày của bạn.

Lời khuyên khác

Hãy chắc chắn bạn luôn uống đủ nước; đảm bảo phòng ngủ có không khí trong lành. Nếu dùng máy sưởi trong những ngày lạnh, bạn có thể bị khô mũi. Vì thế, hãy cố gắng đặt một bát nước gần nguồn nhiệt để hơi nước bay ra, giữ ẩm cho căn phòng.

]]>
https://meyeucon.org/16403/kho-va-ngat-mui-trong-thai-ky-ban-phai-lam-gi/feed/ 0
Đối mặt với trục trặc hô hấp ở bà bầu https://meyeucon.org/14814/doi-mat-voi-truc-trac-ho-hap-o-ba-bau/ https://meyeucon.org/14814/doi-mat-voi-truc-trac-ho-hap-o-ba-bau/#respond Thu, 16 Dec 2010 23:03:22 +0000 https://meyeucon.org/?p=14814 Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…


Nguyên nhân

Trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể. Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Điều này tương tự cảm giác sau khi bạn phải lao động nặng nhọc hoặc vừa chạy gắng sức.

Khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển mạnh, gây áp lực lên cơ hoành (cơ nằm phía dưới phổi) nên bạn có thể cảm thấy những nhịp thở khó khăn, ngắn như đang trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi bạn mang song thai hoặc đa thai.

Tuy nhiên, gần đến ngày sinh, bạn lại dễ thở hơn vì khi ấy bé đã “rơi” xuống khung xương chậu, chờ ngày chào đời.

Cách xử trí

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Thai phụ nên tăng cường nghỉ ngơi, di chuyển và làm việc với tốc độ chậm, tránh lao động nặng nhọc, quá sức. Nên hoạt động bằng cách đi lại nhẹ nhàng và làm những việc nhẹ trong nhà.

Nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy. Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn.
Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Dấu hiệu của bệnh

Khó thở, thở nhanh có thể là triệu chứng của hen suyễn hoặc viêm phổi – tình trạng nguy hiểm khi mang bầu. Ngoài ra, nó cũng có thể cảnh báo tình trạng máu vón cục (máu vón cục có khả năng gây nghẽn đường phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp). Chứng bệnh này khá hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.

Khó thở, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt… có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở bà bầu. Huyết áp thấp nếu không được khắc phục dễ dẫn tới tình trạng bị ngất.

Thai phụ nên đi khám nếu xuất hiện kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Hen suyễn trầm trọng.
  • Nhịp thở nhanh, kéo dài.
  • Đau ngực hoặc xuất hiện cảm giác bị đau ở những chỗ khác trên cơ thể khi thở.
  • Da vùng môi, đầu ngón tay, ngón chân có màu xanh nhẹ; thai phụ trông xanh xao, yếu ớt.
  • Nhịp tim đập nhanh, chóng mặt, choáng váng.
  • Cảm giác khó thở đến mức như bị thiếu oxy.
  • Bị ho liên tục, ho lâu ngày kèm theo sốt, ớn lạnh.

Ngoài ra, nếu thai phụ bị thở ngắn liên tục, khó thở hoặc có biểu hiện nào khác, nên nhanh chóng đi khám. Nên trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe trong lần khám thai tiếp theo.

]]>
https://meyeucon.org/14814/doi-mat-voi-truc-trac-ho-hap-o-ba-bau/feed/ 0
Phụ nữ bị bệnh hen suyễn có nên mang thai? https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/ https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/#comments Thu, 16 Dec 2010 22:50:07 +0000 https://meyeucon.org/?p=14811 Các nhà khoa học, nhà chuyên môn đã đưa ra khuyến cáo: phụ nữ nếu bị mắc một số bị bệnh như: tim, lao phổi, tiểu đường, viêm gan…không nên mang thai. Vậy, nếu phụ nữ bị bệnh hen suyễn thì có nên có thai?


Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản). Viêm mãn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí là nguyên nhân các cơn suyễn tái đi tái lại. Triệu chứng của bệnh: khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thường xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi, tuỳ từng loại mà có thể hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Các loại hen suyễn

Hen suyễn gồm có một số loại sau:

Hen suyễn dị ứng: Xuất phát từ nguyên nhân dị ứng với một số loại như phấn hoa, hay vảy da của thú vật. Người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay gia đình bị bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô và những bệnh ngoài da như ngứa, nổi ban đỏ…

Hen suyễn do vận động thể lực: Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực, hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hai ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này.

Hen suyễn về đêm: Là loại hen suyễn thường chỉ xảy ra về đêm đặc biệt thời gian điển từ 2 – 4 giờ sáng.

Hen suyễn trong thai kỳ: Thai phụ bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, 1/3 sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, 1/3 vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn.

– Hen suyễn do nghề nghiệp: Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói bụi hay môi trường hoá chất độc hại…

Ảnh hưởng của bệnh hen suyễn tới thai nhi

– Thông thường, những người bị hen suyễn ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng quá nhiều đối với thai nhi. Còn những thai phụ bị bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn thì nguy cơ gây ra chứng thiếu ôxy trong thai nhi cao hơn. Vào những lúc lên cơn hen, do hô hấp khó khăn sẽ xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu ôxy, có thể dẫn đến không đủ oxy cung cấp và gây trở ngại cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt phụ nữ mắc bệnh hen suyễn mạn tính, chức năng phổi bị tổn hại nghiêm trọng, do vậy thai phụ sẽ rất khó khăn trong thời thai nghén và mang thai. Theo đó, số lượng thai chết khi vừa chào đời cũng nhiều hơn.

– Ngoài ra, hen suyễn còn là nguyên nhân gián tiếp của các bệnh khác như: chứng tổng hợp huyết áp cao, âm đạo chảy máu, nôn mửa…

– Nếu phụ nữ mang thai bị suyễn nặng và không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến sinh non, phải mổ lấy thai, tiền sản giật, thai kém phát triển, các biến chứng chu sinh… Nặng nề hơn có thể gây biến chứng cho mẹ, thậm chí là tử vong cả mẹ và con.

Hướng dẫn về kiểm soát hen suyễn ở phụ nữ mang thai

Trong y học hiện nay đã có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Các thuốc dự phòng như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm dân gian như:

Một số bài thuốc từ thực phẩm dùng trong hen suyễn:

– Dịch tỏi: dịch chiết xuất từ tỏi. Hòa 10 – 15 giọt dịch tỏi trong nước ấm và uống sẽ giúp làm giảm triệu chứng hen suyễn.

– Húng quế: Cho 30 – 40 lá húng quế vào 1 lít nước uống dần trong ngày.

– Hòa ¼ ly nước cốt củ hành tây, 1 muỗng cà phê mật ong và 1/8 muỗng cà phê tiêu đen.

– Trộn cam thảo và gừng với nhau. Dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp này với 1 ly nước. Không được sử dụng ở người bị tăng huyết áp.

– Pha 1 ly hỗn hợp gồm 2/3 nước ép cà rốt và 1/3 nước ép cải bó xôi (rau bina hay spinach). Ngày 3 lần, mỗi lần dùng 1 ly.

– Nghiền gừng, nghệ, tiêu đen rồi trộn với mật ong cho sền sệt. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê hỗn hợp này.

Đối với phụ nữ mang thai: Theo các ý kiến của Bác sĩ Mitchell P. Dombrowski, bác sĩ Michael Schatz và cộng sự thuộc Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (ACOG – The American College of Obstetricians and Gynecologists) thì hen suyễn có khả năng gây nguy hiểm trên 4 – 8% phụ nữ mang thai.

Để điều trị tối ưu hen suyễn trong lúc mang thai, các chuyên gia đã khuyến cáo cần phải: kiểm soát chức năng hô hấp, tránh hoặc kiểm soát các chất kích hoạt cơn suyễn (chẳng hạn khói thuốc lá), giáo dục bệnh nhân, điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Đặc biệt, việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát hen suyễn, với các khuyến cáo đặc biệt dựa trên mức độ trầm trọng của hen suyễn. Sau đây là một số mức độ và loại thuốc chuyên biệt:

– Đối với suyễn nhẹ, gián đoạn (lâu lâu có một cơn): dùng albuterol khi cần nhưng không cần dùng đều đặn hàng ngày.

– Đối với suyễn nhẹ, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng corticosteroid liều thấp. Các thuốc thay thế có thể là cromolyn, thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: thích hợp nhất là dùng liều thấp corticosteroid và salmeterol hoặc dùng corticosteroid liều trung bình hoặc corticosteroid liều trung bình và salmeterol nếu cần.

– Đối với suyễn trung bình, dai dẵng: phác đồ thay thế là corticosteroid liều thấp hay liều trung bình (nếu cần) cùng với thuốc đối kháng thụ thể leukotrien (montelukast chẳng hạn) hoặc theophylline.

– Đối với suyễn nặng, dai dẵng: thích hợp nhất là liều cao corticosteroid và salmeterol, cộng với uống corticosteroid nếu cần.

Trong suốt thai kỳ, corticosteroid hít thích hợp nhất là budesonide. Thuốc giãn phế quản dùng cắt cơn thích hợp nhất là hít albuterol. Tất cả các loại thuốc nêu trên đều phải do bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng một cách chặt chẽ, không tự ý mua về uống.

Ngoài ra, tại Hội Thảo Quốc Tế của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ 2007 các nhà nghiên cứu sau nhiều năm thí nghiệm và khảo sát đã có phát hiện thú vị về chế độ ăn của bà mẹ lúc mang thai và bệnh hen suyễn: trẻ được sinh ra từ những bà mẹ ăn nhiều táo và cá lúc mang thai dường như ít được chẩn đoán suyễn hoặc ít có triệu chứng suyễn.

Lời khuyên cho bạn

Khi phụ nữ mắc bệnh mà lại có thai sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn so với những người bình thường và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, bạn nên căn cứ vào mức độ bệnh của mình để biết có nên mang thai hay không. Nếu bị hen suyễn mãn tính thì tốt nhất không nên mang thai. Với những thai phụ bị hen suyễn khi mang thai không chỉ cần hạn chế khả năng bệnh phát tác một cách tích cực mà còn phải thường xuyên tới bệnh viện để kiểm tra tình hình thai nhi xem có phát sinh triệu trứng nào không. Một khi xuất hiện hiện tượng bất thường cần điều trị càng sớm càng tốt.

]]>
https://meyeucon.org/14811/phu-nu-bi-benh-hen-suyen-co-nen-mang-thai/feed/ 1
Dùng thuốc giảm ngạt mũi ở phụ nữ có thai https://meyeucon.org/13930/dung-thuoc-giam-ngat-mui-o-phu-nu-co-thai/ https://meyeucon.org/13930/dung-thuoc-giam-ngat-mui-o-phu-nu-co-thai/#comments Sun, 21 Nov 2010 16:44:00 +0000 https://meyeucon.org/?p=13930 Hỏi: Tôi mang thai tháng thứ 3, nhưng 1 tuần trở lại đây, tôi bị ngạt mũi. Vậy có thuốc chữa ngạt mũi không? Tôi có thể dùng thuốc như thế nào? Nếu uống có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng tôi không? Xin bác sĩ giải đáp giùm.

Trả lời: Ngạt mũi rất thường gặp ở phụ nữ có thai, nếu để kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả như mất ngủ, viêm phế quản do thở bằng miệng, viêm xoang, biến dạng mũi… và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi.

Một số thuốc với tác dụng co mạch sẽ làm giảm tình trạng phù nề của cuốn mũi và giúp thông thoáng đường thở. Các thuốc trong nhóm này có thể dùng đường uống hoặc nhỏ tại chỗ và đều tác dụng thông qua việc kích thích các receptor a giao cảm, gây co thắt các mạch máu nhỏ ở cuốn mũi.

Một số nghiên cứu ở động vật cho thấy nguy cơ gây quái thai của các amine co mạch, nhưng các nghiên cứu ở người không nhận thấy nguy cơ này. Tuy nhiên, việc lạm dụng một số thuốc co mạch như naphtazolline (thường bán không cần đơn) có thể dẫn đến nguy cơ giảm tưới máu cho tử cung do các mạch máu ở tử cung thường giãn tối đa và chứa nhiều receptor a giao cảm, hậu quả là thai nhi không được cung cấp đầy đủ ôxy. Ngoài ra, hầu hết các thuốc co mạch nếu sử dụng quá liều đều có nguy cơ gây tăng huyết áp ở bà mẹ do gây co mạch toàn thân.

Theo một số nghiên cứu gần đây, pseudoephedrine, một thuốc co mạch đường uống thường phối hợp trong các viên trị cảm cúm, khi dùng đúng liều ở phụ nữ có thai không gây tăng huyết áp ở bà mẹ, nhưng nếu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng dạ dày ở những đứa con. Do đó, thuốc này không nên sử dụng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu. Ephedrine nhỏ tại chỗ cũng đã được thử nghiệm ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối, kết quả cho thấy, thuốc không gây tăng huyết áp hoặc giảm tưới máu tử cung và tuần hoàn thai nhi. Oxymetazoline, một thuốc chẹn chọn lọc a2 giao cảm với tác dụng co mạch kéo dài cũng có thể được sử dụng an toàn ở phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối mà không gây tăng huyết áp hoặc giảm tưới máu tử cung.

Chị nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc cụ thể hơn.

BS. Nguyễn Hữu

]]>
https://meyeucon.org/13930/dung-thuoc-giam-ngat-mui-o-phu-nu-co-thai/feed/ 8
Xử trí viêm xoang mũi khi mang thai https://meyeucon.org/11105/xu-tri-viem-xoang-mui-khi-mang-thai/ https://meyeucon.org/11105/xu-tri-viem-xoang-mui-khi-mang-thai/#respond Tue, 10 Aug 2010 01:53:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=11105 Hỏi: Cháu bị viêm xoang khoảng 3 năm nay, cứ khi thời tiết thay đổi là mũi lại bị nghẹt, chảy tiết dịch đặc rất khó chịu, đặc biệt khi ngồi và đi ngủ. Giờ cháu đang có bầu hơn 3 tháng, mũi cháu lại tái diễn, cháu đã đi khám và điều trị rửa, xông thuốc kèm theo uống kháng sinh nhẹ. Tuy nhiên bệnh chỉ đỡ chứ không khỏi. Mong bác sĩ tư vấn?

Trả lời: Trước tiên, cần lưu ý khi mang bầu trong ba tháng đầu, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc uống và thuốc tiêm chích, nếu không thực sự cần thiết, vì lúc này bào thai đang hình thành dễ có những bất thường, dị hình cho trẻ. Riêng trường hợp của bạn, viêm mũi xoang do dị ứng thời tiết, kháng sinh thường không giải quyết được mà ngược lại một số kháng sinh còn có hại cho thai nhi. Tốt nhất là nên dùng các thuốc tại chỗ để nhỏ, bơm, hoặc xịt vào mũi. Sự lựa chọn trước tiên là dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu đã xử lý để bơm rửa mũi hoặc xịt vào mũi. Điều quan trọng là phải thực hiện nhiều lần trong ngày.

]]>
https://meyeucon.org/11105/xu-tri-viem-xoang-mui-khi-mang-thai/feed/ 0
Ăn uống giúp giảm viêm nhiễm đường hô hấp trên ở thai phụ https://meyeucon.org/10954/an-uong-giup-giam-viem-nhiem-duong-ho-hap-tren-o-thai-phu/ https://meyeucon.org/10954/an-uong-giup-giam-viem-nhiem-duong-ho-hap-tren-o-thai-phu/#respond Fri, 06 Aug 2010 04:56:30 +0000 https://meyeucon.org/?p=10954 Ăn thực phẩm nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là trái cây và rau củ, có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên ở thai phụ.

Để rút ra được kết luận trên, theo báo The Times of India, các nhà khoa học thuộc Đại học Boston (Mỹ) đã khảo sát hơn 1.000 thai phụ. Cụ thể, những thai phụ ăn ít nhất 7 khẩu phần trái cây và rau củ mỗi ngày giảm được 26% nguy cơ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên so với thai phụ ăn ít trái cây và rau củ nhất (khoảng 5 khẩu phần/ngày). Viêm nhiễm đường hô hấp trên thường là cảm lạnh và viêm xoang, vốn có thể dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp dưới, như bệnh hen hoặc viêm phổi.

]]>
https://meyeucon.org/10954/an-uong-giup-giam-viem-nhiem-duong-ho-hap-tren-o-thai-phu/feed/ 0