Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 23 Dec 2024 14:55:04 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 2 chứng bệnh trẻ hay mắc phải trong mùa đông https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/ https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/#respond Thu, 06 Nov 2014 01:00:54 +0000 https://meyeucon.org/?p=35173 Mùa thu và mùa đông mang đến nhiều các bệnh nhiễm trùng. Hầu hết những bệnh này có thể tự khỏi và chỉ cần điều trị triệu chứng, nhưng một số có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Hai trong số các bệnh do virus mùa đông phổ biến nhất ở trẻ em là nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) và rotavirus viêm dạ dày ruột.

Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông
Nhiễm trùng hô hấp là căn bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông

RSV gây ra bệnh nhiễm trùng như viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Viêm tiểu phế quản là một dạng nhiễm trùng của các túi khí. RSV xảy ra hàng năm và thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 với cao điểm của mùa thường là tháng 2 và tháng 3. Các triệu chứng có thể bao gồm xổ mũi, ho khan, sốt, thở khò khè và khó thở. Chứng nhiễm trùng tai thường có thể đi cùng với nhiễm trùng phổi. Trẻ em và trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ mắc chứng bệnh này hơn bởi vì chúng có đường hô hấp nhỏ hơn và do đó có thể dẫn đến thở khò khè và suy hô hấp. Bệnh thường kéo dài khoảng 10 đến 14 ngày, trong đó, các ngày thứ tư, thứ năm và thứ sáu là tồi tệ nhất. Bởi vì đây là một bệnh nhiễm trùng do virus, không có loại thuốc cụ thể nào có thể chữa bệnh này. Chúng ta cần điều trị triệu chứng, và tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có thể bao gồm nhỏ nước muối vào mũi và hút mũi để thông các đường hô hấp trên, thuốc giãn khí quản (uống hoặc hít) để giúp thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp để đường thở mở ra và làm giảm hiện tượng khó thở, liệu pháp oxy. Ngoài ra, trong một số trường hợp, steroid đường uống để làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp.

Rất nhiều trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới sáu tháng tuổi, phải nhập viện trong vài ngày nếu nhiễm trùng của bé là đủ nghiêm trọng để làm giảm ăn hoặc oxy hóa. Tiếp xúc với khói thuốc lá làm cho các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn đáng kể. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu trẻ bị khó thở hoặc bỏ ăn. Trẻ sinh non có nhiều khả năng phát triển các bệnh nặng từ RSV vì phổi chưa trưởng thành của chúng. Một số trẻ sinh non có thể được hưởng lợi từ một loại thuốc gọi phòng ngừa – Synagis. Đây là một kháng thể để chống lại virus hợp bào hô hấp, và nó được sử dụng mỗi tháng một lần từ tháng 11 cho đến hết tháng 4. Bác sĩ nhi khoa của bạn có thể thảo luận về các tiêu chí cụ thể để trẻ có thể được trợ giúp bởi thuốc này. Nghiên cứu trên sẽ là tiền đề để cho ra đời một loại vắc xin có thể ngăn ngừa lây nhiễm RSV trong tương lai. Vi rút này được lây truyền qua các dịch bị văng ra khi ho hoặc hắt hơi. Hiện tại, cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của RSV là tránh tiếp xúc với các cá nhân bị bệnh và quan trọng nhất là rửa tay kỹ và thường xuyên.

Rotovirus gây ra nhiễm trùng ở dạ dày và đường ruột, và các triệu chứng chính là nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Ói mửa thường là quan trọng nhất trong 48 giờ đầu tiên của bệnh. Tiêu chảy thường bắt đầu vào ngày thứ hai của bệnh và kéo dài trong sáu đến tám ngày. Sự nguy hiểm của bệnh này là mất nước, nó phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

Một lần nữa, bởi vì đây là một bệnh nhiễm virus nên không có thuốc cụ thể để trị được virus. Điều trị triệu chứng là cần thiết trong khi chúng ta chờ đợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Điều trị này bao gồm thay đổi chế độ ăn uống của trẻ em một cách tạm thời để dạ dày có thể nghỉ ngơi. Điều này được thực hiện bằng cách cho chất lỏng và các loại thực phẩm giàu tinh bột loãng giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn và chỉ cho trẻ dùng một lượng nhỏ một cách thường xuyên. Đôi khi bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cha mẹ, một đứa trẻ sẽ phải nhập viện để truyền nước trong nhiều ngày cho đến khi chúng có thể tiêu hóa được những chất lỏng trong đường tiêu hóa. Xin vui lòng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu con bạn không uống đủ nước để đi tiểu bốn lần mỗi ngày, nếu chúng có nhiều hơn sáu đến tám lần nôn mửa trong một ngày, hoặc bị hôn mê. Rotavirus lây truyền qua nước bọt và phân. Để tránh sự lây lan của nhiễm trùng này không chia sẻ thức ăn hoặc uống với những người khác, và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn.

]]>
https://meyeucon.org/35173/2-chung-benh-tre-hay-mac-phai-trong-mua-dong/feed/ 0
Những điều cần biết về điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé https://meyeucon.org/34728/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-tren-cho/ https://meyeucon.org/34728/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-tren-cho/#respond Wed, 07 May 2014 00:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=34728 Điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé có phải lúc nào cũng cần dùng kháng sinh và những tác dụng phụ của thuốc sẽ ảnh hưởng tới bé như thế nào?

Với đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta, nhiều người bị viêm đường hô hấp, đặc biệt là trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa.

Có bà mẹ phàn nàn, từ khi 3 tháng tuổi đến khi đã vào lớp 1, bé thường xuyên bị viêm mũi họng (viêm đường hô hấp trên). Tháng nào cũng phải ghé bác sĩ và thường xuyên phải uống kháng sinh. Trung bình cứ một tháng bé uống kháng sinh một lần.

Các bà mẹ lo lắng con mình uống nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé như tiêu chảy hoặc bị táo bón. Họ cũng lo rằng khi sử dụng nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc về sau khó điều trị hơn.

kb

Bác sĩ Nguyễn Văn Tú (Phó Trưởng Khoa Cấp Cứu BV Nhi TW) cho biết, bé dưới 1 tuổi thường bị viêm đường hô hấp trên (được tính từ thanh quản, hầu họng, mũi và tai ). Còn theo một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra, bé dưới 1 tuổi thường mắc viêm đường hô hấp trên 8 – 10 đợt một năm.

Nguyên nhân hầu hết là do các loại virut gây ra như virut cúm, virut hợp bào hô hấp… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hay gặp như Hemophilus Influenza. Loại này ngoài gây viêm đường hô hấp còn có thể gây nên viêm màng não mủ.

Để điều trị đúng triệu chứng, không lạm dụng thuốc kháng sinh các bà mẹ cần biết:

Điều trị triệu chứng: Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cách xử lý chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, cho bé sử dụng các loại thuốc long đờm, giãn phế quản. Nếu bé bị phế quản bị co thắt, vỗ rung cho bé để giúp dẫn lưu đờm.

Vệ sinh mũi họng, răng miệng: Đây chính là cửa ngõ để nguồn bệnh lây lan. Các bà mẹ cần lưu ý rửa sạch tay chân cho bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày sẽ hỗ trợ được quá trình điều trị bệnh.

Cho bé uống nhiều nước và hạ sốt cho bé: Thường xuyên theo dõi thân nhiệt cho bé, nếu nhiệt độ cơ thể bé trên 38,5oC. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 5 – 7 ngày.

Cho bé đi khám bác sĩ khi sốt trên ba ngày: Điều này giúp xác định nguyên nhân chính xác. Phụ huynh không nên tự cho bé uống kháng sinh, nhất là các bà mẹ có thói quen dùng đơn cũ để kê bệnh mới, sẽ điều trị không đúng nguyên nhân, dễ gây kháng thuốc và có những tác dụng không có lợi cho bé.

Chỉ dùng kháng sinh khi bé bị nhiễm vi khuẩn: Kháng sinh nếu được chỉ định đúng thì có lợi cho bé nhiều hơn là những tác dụng phụ. Một số loại kháng sinh có thể gây đi ngoài lỏng nhưng không nặng, bé tự khỏi khi ngừng dùng thuốc. Do đó, chỉ cho bé uống kháng sinh khi có bằng chứng bé bị nhiễm vi khuẩn và được bác sĩ chỉ định.

Uống vitamin C để tăng sức đề kháng: Khi bé bị ốm, nên cho bé uống vitamin C, có tác dụng làm tăng sức đề kháng và giải nhiệt cho cơ thể. Hiện có loại vitamin C giọt, các bà mẹ có thể bổ sung cho bé theo đợt 7-10 ngày. Hoặc trong nước cam tỷ lệ vitamin C rất cao nên có thể cho uống nước cam khi bé ốm nhưng không quá 120ml/ngày cho bé 1 tuổi.

]]>
https://meyeucon.org/34728/nhung-dieu-can-biet-ve-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-tren-cho/feed/ 0
Thận trọng với bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em https://meyeucon.org/34383/trong-voi-benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-em/ https://meyeucon.org/34383/trong-voi-benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-em/#respond Sun, 20 Apr 2014 05:00:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=34383 Theo thống kê của Hiệp hội Y khoa Mỹ, người lớn có thể bị nhiễm khuẩn đường hô hấp 2 – 4 lần mỗi năm. Trong khi đó, nguy cơ trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cao hơn người lớn gấp 10 lần.

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị bệnh đường hô hấp do tiếp xúc với các dịch tiết ra có chứa virus hoặc vi khuẩn từ người bệnh hắt hơi, ho. Trẻ sinh non hoặc suy dinh dưỡng, không được bú sữa mẹ, suy giảm miễn dịch hoặc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nếu trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, đông đúc, chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém.

Dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Tùy thuộc vào yếu tố gây bệnh, độ tuổi, thể chất của trẻ mà bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

 Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn người lớn nhiều lần.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn người lớn nhiều lần.

Viêm mũi, họng cấp tính: Bệnh gây ra bởi virus, 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh, trẻ em bắt đầu có các triệu chứng như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, hắt hơi, nghẹt mũi, nôn, tiêu chảy và các triệu chứng tương tự trong 7 ngày.

Viêm xoang cấp: Viêm xoang có triệu chứng tương tự như viêm mũi, họng nhưng có xu hướng nặng hơn trong những tuần sau đó. Trẻ sẽ bị nghẹt mũi và sổ mũi trong thời gian khá dài. Dịch mũi thường chuyển sang màu xanh lá cây, màu trắng hoặc vàng. Khi bị bệnh trẻ thường quấy khóc, có thể kèm thêm đau đầu, đau răng. Ngoài ra, còn có thêm các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt, nghẹt thở…có thể kéo dài hơn 10 ngày.

Viêm thanh khí phế quản cấp: Là bệnh chủ yếu do virus gây ra, bệnh có triệu chứng như sốt, ho, thở rít, suy hô hấp ngày càng rõ. Bệnh thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Viêm nắp thanh quản cấp tính: Trẻ em ở độ tuổi từ 2 – 6 có xu hướng viêm nắp thanh quản cao hơn đối tượng khác. Trẻ thường có các triệu chứng như sốt cao, nuốt đau, giọng nói thay đổi, mất giọng, ho, khó thở … Bệnh thường xảy ra nhanh chóng và nặng nề, có thể dẫn đến tử vong do suy hô hấp, nhiễm trùng, nhiễm độc nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm thanh quản: Độ tuổi mà trẻ có nguy cơ mắc bệnh này có là những trẻ khoảng 6 tháng tuổi – 6 tuổi; tập trung ở trẻ 2 tuổi. Sau một vài ngày bị nhiễm bệnh, trẻ em bắt đầu có triệu chứng của viêm mũi họng thông thường, chẳng hạn như khàn giọng, mất giọng, thở khò khè, nghẹt thở… Trẻ bị bệnh còn có thể bị khó thở, hơi thở mạnh, co rút cơ hô hấp, đổ mồ hôi…có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Chăm sóc và điều trị

Duy trì chế độ sinh hoạt bình thường của trẻ khi bị bệnh, tránh việc quá kiêng kỵ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bạn có thể cho con uống thuốc hạ sốt khi trẻ có biểu hiện sốt. Hoặc dùng nước ấm chườm cho trẻ hạ sốt.

Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ, lau sạch mũi…

Có thể cho trẻ dùng húng quế, mật ong, thảo dược…để giảm bớt ho.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc.

Đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng bệnh kéo dài hơn 5-7 ngày. Khi trẻ có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi trầm trọng, khó thở, tiêu chảy, nôn nhiều, mất ăn thì cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế.

Cách phòng bệnh

Cho trẻ bú một vài giờ sau khi sinh cho đến khi trẻ 2 tuổi. Sau đó, bắt đầu bổ sung thêm cho trẻ các loại thực phẩm khác.

Hãy cho con bạn tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Cha mẹ nên ngừng hút thuốc và giữ cho ngôi nhà thông thoáng và sạch sẽ.

Hạn chế đưa con đến những nơi đông người trong mùa dịch.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân.

]]>
https://meyeucon.org/34383/trong-voi-benh-nhiem-khuan-duong-ho-hap-o-tre-em/feed/ 0
Lưu ý khi sử dụng dụng cụ hút mũi cho con https://meyeucon.org/34155/luu-y-khi-su-dung-dung-cu-hut-mui-cho-con/ https://meyeucon.org/34155/luu-y-khi-su-dung-dung-cu-hut-mui-cho-con/#respond Mon, 14 Apr 2014 07:00:47 +0000 https://meyeucon.org/?p=34155 Việc sử dụng dụng cụ hút mũi cho con rất phổ biến trong quá trình chăm con của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý khi sử dụng dụng cụ này.

Mẹ không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi

Mấy tháng gần đây bé Bông nhà chị Phương thường xuyên bị ho và chảy nước mũi. Buổi tối bé hay quấy khóc vì dịch mũi tràn xuống họng làm bé khó ngủ. Chị Phương thường dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho con, rửa xong chị dùng dụng cụ hút mũi hình ống một đầu chị đặt vào mũi bé, một đầu chị đặt vào miệng hút, cứ thế ngày hút 3-4 lần. Tuy bé Bông dễ thở hơn nhưng bên trong mũi bé có dấu hiệu đỏ, mỗi lần đụng vào là bé khóc. Đưa con đi khám, bác sĩ kết luận cháu bị viêm niêm mạc mũi.

Chị Lan (Thạch Thất – Hà Nội) cho biết bé Thỏ nhà chị đã 5 tháng tuổi, từ khi sinh ra lúc ngủ cháu hay thở khò khè. Khi thay đổi thời tiết là cháu bị nghẹt mũi, chảy nước mũi rất nhiều. Hằng ngày chị vẫn thường nhỏ nước muối sinh lý đều đặn cho bé Thỏ nhưng cháu luôn có nước mũi chảy ra, có khi bít kín lỗ mũi khiến bé không thở được, phải thở bằng miệng. Có người bạn đến nhà chơi và đã giới thiệu cho chị dùng dụng cụ hút mũi bằng ống nhựa. Tuy nhiên chị băn khoăn không biết việc sử dụng dụng cụ hút mũi cho con như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé hay không?

hm

Cho dù mẹ sử dụng dụng cụ nào để hút mũi cho bé thì các mẹ cũng không nên lạm dụng và phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ này trước và sau khi hút mũi cho con.

Theo bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bé. Tình trạng nghẹt mũi nếu không được giải quyết có thể làm cho trẻ khó chịu, ngủ không yên giấc, cơ thể không được phục hồi sức khỏe, thức dậy sẽ uể oải. Với trẻ đã đi học thì ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập. Với trẻ vài tháng tuổi thì nghẹt mũi ảnh hưởng nhiều hơn do tuổi này các bé thở chủ yếu bằng bụng, mũi lại rất nhỏ nên đôi khi chỉ vì nghẹt mũi đơn giản cũng có thể khiến trẻ khó thở, khò khè, bỏ bú, quấy khóc… Nếu càng kích thích (hút mũi) thì niêm mạc sẽ càng phù nề và hiện tượng khụt khịt sẽ càng nặng thêm, dần dần dẫn đến ngạt hoàn toàn kèm chảy dịch mũi gây nên viên niêm mạc mũi.

Những lưu ý khi sử dụng dụng cụ hút mũi cho con

Bác sĩ Huệ chia sẻ, việc sử dụng ống hút mũi là một sản phẩm hữu hiệu giúp các bé hay bị sổ mũi nghẹt mũi được thông mũi và thở thoải mái hơn. Nhưng mẹ hãy sử dụng ống hút mũi một cách thông minh. Đầu tiên, các mẹ hãy nhỏ (hoặc xịt) nước muối sinh lý vào mũi con để làm ẩm và lỏng các chất nhầy trước khi hút chúng ra.

Dụng cụ hút mũi thường có 2 loại. Một loại ống bóp cao su. Một loại nữa là ống hút mũi, 1 đầu cắm vào lỗ mũi em bé, một đầu đặt ở miệng mẹ. Những loại này cần nắm vững cách sử dụng trước khi dùng.

Mẹ để con nằm trên gối cao, hoặc để bé nằm nghiêng cho bé đỡ khó chịu, sau đó dùng chai nhỏ giọt hoặc bình xịt, xịt trực tiếp dung dịch vào mũi bé sau đó hút; lấy giấy/ khăn lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên còn lại. Sau khi thao tác xong, bạn giữ con nằm nguyên tư thế đó khoảng 10 giây. Dòng nước muối sẽ sục đi tất cả đàm nhớt trong mũi, sau đó sẽ chảy xuống họng và gây phản xạ nhợn ói một chút. Những lần đầu bạn cứ để bé ói ra hết dịch mũi, những lần sau bé sẽ quen và không ói nữa. Mẹ nên hút mũi cho bé khi đói để hạn chế việc bé nôn ói.

Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không hút mũi cho bé nhiều hơn 3 hoặc 4 lần/ ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi của bé. Và không sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, vì theo thời gian, chúng có thể làm khô bên trong mũi và làm cho tình trạng viêm mũi tồi tệ hơn.

Trong quá trình sử dụng, các mẹ luôn luôn phải chú ý không được hút mũi cho bé quá mạnh mà phải hút nhẹ nhàng vì khi hút mạnh, mô mũi có thể bị viêm, có thể khiến tình trạng viêm mũi trở nên nặng hơn.

Việc vệ sinh dùng cụ hút mũi cho bé lại là điều vô cùng quan trọng, nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ, khi cho bé sử dụng mẹ sẽ làm mũi bé tiếp xúc với vô số vi khuẩn, khiến bé khó khỏi bệnh. Trước và sau khi sử dụng dụng cụ hút mũi, các mẹ đều phải vệ sinh một cách cẩn thận bằng cách dùng xà phòng và nước ấm, bạn cho 1 ít nước có xà phòng vào trong ống hút, lắc, bóp, xả ra, sau đó làm đi làm lại nhiều lần, khi rửa xong thì đặt chúng ở nơi khô thoáng. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.

]]>
https://meyeucon.org/34155/luu-y-khi-su-dung-dung-cu-hut-mui-cho-con/feed/ 0
Hiệu quả bất ngờ từ bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ https://meyeucon.org/33870/hieu-qua-bat-ngo-tu-bai-thuoc-dan-gian-tri-ho-cho-tre/ https://meyeucon.org/33870/hieu-qua-bat-ngo-tu-bai-thuoc-dan-gian-tri-ho-cho-tre/#respond Fri, 28 Mar 2014 11:00:50 +0000 https://meyeucon.org/?p=33870 Ho, đau họng ở trẻ em là các triệu chứng thường đến cùng với dấu hiệu của bệnh cảm cúm, sốt. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, đường hô hấp của trẻ dễ bị tấn công. Dưới đây là bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ.

Phật thủ chưng mạch nha

Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài, thái lát mỏng rồi đổ mạch nha vào với tỷ lệ đều nhau. Đem hấp hoặc cách thủy khoảng 30 đến 45 phút. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống.

Gừng và mật ong

55

Lấy khoảng 20gram gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát mỏng, sau đó trộn đều với 20ml mật ong. Bạn có thể cho bé ngậm hỗn hợp trong cổ khoảng 1 – 2 phút. Thực hiện như vậy 2 – lẫn mỗi ngày.

Rau diếp cá đun sôi cùng nước gạo

Rau diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào đun sôi cùng nước gạo khoảng20 – 30 phút, Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần tới khi bé có khỏi bệnh. Uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Nếu bé khó uống, có thể cho thêm chút đường. Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát, đó là do cơ thể bé thải ra một số chất đờm.

Lá húng chanh hấp quất xanh

Cho khoảng 15 – 16 lá húng chanh và 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch sau đó say xuyễn, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy 20 phút. Bạn nên cho bé uống 1 – 2 lần/ngày tới khi bé hết ho.­­­

Mật ong hấp quất xanh

Dùng 3 – 4 quả quất rửa sạch, để cả vỏ thái lát mỏng, trộn lẫn với mật ong cho đều. Sau đó đem hấp hoặc đun sôi cách thủy khoảng 10 – 15 phút đến khi nhuyễn thành dịch sánh. Một ngày nên cho bé uống 2 -3 lần, mỗi lần 1 -2 thìa cafe. Bạn có thể cho thêm một vài hạt muối để tăng tính diệt khuẩn, kháng viêm, hiệu quả sẽ cao hơn.

Mật ong hấp lá hẹ

Dùng 3 – 5 lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ, trộn đều với mật ong, sau đó cũng hấp hoặc đun sôi cách thủy và sử dụng như mật ong hấp quất.

Mật ong hấp tỏi

Lấy 4 -5 nhánh tỏi đập dập, trộn đều với mật ong, đem hấp hoặc đun sôi cách thủy cho tới khi không thấy mùi tỏi hăng nữa. Cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cafe

Bạn cũng có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa, lá xương sông… Hiệu quả cũng rất bất ngờ.

]]>
https://meyeucon.org/33870/hieu-qua-bat-ngo-tu-bai-thuoc-dan-gian-tri-ho-cho-tre/feed/ 0
Làm thế nào để bé hết đờm ở họng? https://meyeucon.org/32996/lam-the-nao-de-be-het-dom-o-hong/ https://meyeucon.org/32996/lam-the-nao-de-be-het-dom-o-hong/#respond Tue, 25 Feb 2014 03:00:26 +0000 https://meyeucon.org/?p=32996 Hỏi:

Em bé nhà tôi mới sinh được 20 ngày. Mấy hôm nay, mũi và họng cháu có đờm, cháu rất khó chịu, ngủ không yên, không bú được mấy. Tôi đã rửa mũi cho con theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng trong họng vẫn còn đờm. Tôi cũng đã nhỏ nước muối sinh lý vào mồm cho con nhưng đờm vẫn không long ra, nghe lọc xọc trong họng rất khó chịu. Nhiều lúc thấy con ho khù khù mà tôi không biết phải làm gì giúp cho đờm long ra. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Nguyễn Minh Hà)

Trả lời:

Chào bạn,

ngu2

Mũi của chúng ta có 2 chức năng chính, đó là làm ấm, và làm ẩm không khí. Hiện nay thời tiết rất khô và lạnh, vì thế các cuống mũi thường căng nề và có dịch để làm ấm và ẩm không khí. Chính điều đó làm cho trẻ ngạt mũi và ho.

Bạn nên vệ sinh mũi theo hướng dẫn, nhưng trước khi vệ sinh mũi bạn nên làm ấm nước muối. Sau khi vệ sinh bạn nên hút sạch đờm dãi cho bé bằng dụng cụ hút mũi.

Bạn không nên nhỏ nước muối sinh lý vào mồm trẻ, vì nó không có tác dụng làm loãng đờm, mà lại còn làm cho bé khó chịu và dễ nôn trớ.

Nếu vệ sinh mũi cho bé mà vẫn không khỏi bạn cần cho bé đi khám tại cơ sở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Chúc bé luôn khỏe.

]]>
https://meyeucon.org/32996/lam-the-nao-de-be-het-dom-o-hong/feed/ 0
Để phòng bị còi xương ở trẻ https://meyeucon.org/32377/de-phong-bi-coi-xuong-o-tre/ https://meyeucon.org/32377/de-phong-bi-coi-xuong-o-tre/#respond Mon, 20 Jan 2014 05:00:02 +0000 https://meyeucon.org/?p=32377 Còi xương là loạn dưỡng xương do cơ thể thiếu hụt vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ chính là do thiếu ánh sáng mặt trời, trẻ sinh thiếu cân, sinh non, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng…

Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng… Trường hợp nặng, trẻ bị biến đổi ở xương gây thóp rộng, có các bướu trán, lồng ngực biến dạng, có chuỗi hạt sườn, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, chân vòng kiềng, chữ bát,… Sau đây xin giới thiệu một số món ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị còi xương để các bà mẹ có thể chế biến cho con.

Trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng cường canxi để phòng bệnh còi xương.

Bột chân cua: chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g. Chọn lấy chân của những con cua khỏe, rửa sạch sấy khô tán thành một mịn. Hạt sen, đậu xanh đều tán thành bột. Các thứ trên trộn đều với nhau. Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột chân cua hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối để ăn cho vừa miệng. Ngày ăn 2 lần, cần ăn liền 15 – 20 ngày.

chao3

Cháo lòng đỏ trứng gà: lòng đỏ trứng gà 2 cái, gạo ngon 50g, bột gia vị vừa đủ. Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột. Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày.

Cháo tôm: tôm 150g, gạo 50g, bột gia vị vừa đủ. Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng. Thịt tôm giã thật nhỏ. Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn. Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

Cháo sụn lợn: xương sụn lợn 100g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Xương sụn lợn rửa sạch, xay nhỏ như bột, ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Xương sụn lợn cho vào nồi thêm 150ml nước đun trên lửa nhỏ, khi sụn nhừ cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp tới khi cháo chín cho bột ngọt. Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 – 20 ngày.

Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày. Ăn cách ngày.

Cách phòng ngừa còi xương cho trẻ

Để phòng bị còi xương ở trẻ, trong thời gian mang thai, người mẹ nên ăn các thực phẩm giàu canxi. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Hằng ngày cho trẻ tắm nắng khoảng 10 – 15 phút vào buổi sáng. Tăng cường cho trẻ ăn các món giàu canxi, phốt pho như trứng, cá, tôm, cua, ngao, sò, ốc và sữa, pho mát. Nếu cần, nên bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ. Nhà ở của trẻ phải có đủ ánh sáng. Nếu trẻ bị mắc các bệnh ở đường tiêu hóa, hô hấp… cần được chữa trị sớm.

]]>
https://meyeucon.org/32377/de-phong-bi-coi-xuong-o-tre/feed/ 0
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc ho cho trẻ https://meyeucon.org/32165/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-cho-tre/ https://meyeucon.org/32165/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-cho-tre/#respond Wed, 08 Jan 2014 00:00:38 +0000 https://meyeucon.org/?p=32165 Có nhiều nguyên nhân làm trẻ ho như cảm lạnh, nhiễm vi khuẩn, virut, dị ứng với các vật lạ… Thuốc ho chỉ làm giảm ho tạm thời mà không thể chữa khỏi ho. Chỉ khi trẻ được dùng thuốc điều trị đúng các nguyên nhân gây ho thì mới hết ho. Vì vậy phải khám tìm nguyên nhân để dùng thuốc chữa bệnh đặc hiệu mà không kéo dài việc dùng thuốc ho.

Thuốc ho có thể dùng cho trẻ em

Dextromethorphan: Thuốc thường pha dưới dạng sirô dùng rất tiện cho trẻ em nhỏ tuổi, cũng có viên hàm lượng thấp dùng cho trẻ lớn hơn. Không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi (vì sợ gây suy giảm hô hấp).

Thuốc này ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, ít độc nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương, gây suy hô hấp hay có hành vi kỳ quặc, có thể gặp hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng, nổi mày đay.Thận trọng sử dụng thuốc ho cho trẻ

Không dùng thuốc ho kéo dài và phải theo dõi chặt chẽ biểu hiện của trẻ sau khi dùng thuốc.
Không dùng thuốc ho kéo dài và phải theo dõi chặt chẽ biểu hiện của trẻ sau khi dùng thuốc.

Codein: Đây là thuốc có thể dùng nhưng cần phải hạn chế. Dùng khi bị ho khan gây mất ngủ nhẹ hoặc vừa, không có khả năng giảm ho với dạng ho nặng. Về giảm ho, không dùng thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi (vì sợ gây suy hô hấp). Tránh dùng trong trường hợp trẻ bị ho nhưng có nhiều đờm và có biểu hiện khó thở.

Codein có làm suy giảm hô hấp. Biểu hiện suy giảm hô hấp là giảm nhịp thở, có nhịp hô hấp kiểu Cheyne stockes, xanh tím, lơ mơ, dẫn đến tình trạng đờ đẫn hay hôn mê, mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp, trường hợp nặng có thể trụy mạch, ngừng tim, ngừng thở dẫn đến tử vong. Khi dùng mà thấy có các biểu hiện này thì ngừng dùng ngay và khẩn trương đưa trẻ đến nơi cấp cứu.

Thuốc cảm OTC: Đây là những thuốc có thể dùng nhưng cần phải cân nhắc. Trên thị trường có loại thuốc phối hợp thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho và các thuốc chống dị ứng với thuốc làm giãn cơ, chống co thắt phế quản, chống sổ mũi, nghẹt mũi… bào chế ra dạng thuốc kép gọi là thuốc cảm OTC (thuốc cảm bán không cần đơn). Khi dùng những thuốc này thì sẽ giảm các triệu chứng trên nên người bệnh ưa thích. Tuy nhiên, phải cân nhắc thật kỹ khi dùng cho trẻ em vì hai lý do: Thứ nhất, các thuốc kết hợp này gây độc: pseudoephedrin, phenylephrin làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, propylpropanolamin ngoài việc gây độc còn có thể gây xuất huyết não màng não (nhiều nước đã cấm dùng). Thứ hai, ngoài loại dùng cho trẻ em còn có dạng cho người lớn trong đó hàm lượng các chất có tính độc cao, nếu dùng nhầm sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy dù là thuốc thuộc diện OTC nhưng khi thật cần thiết mới dùng và nên hỏi kỹ thầy thuốc trước khi dùng.

Thuốc cấm dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

Dẫn chất phenothiazin thường chế thành biệt dược đơn (siro phenergan, siro alimimerazin) dùng để chữa ho do dị ứng. Dẫn chất phenothiazin có tác dụng phụ rất nguy hiểm là làm suy hô hấp, ngừng thở, tử vong đột ngột cho trẻ em lúc ngủ nên không được dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ trên 2 tuổi khi cần thiết có thể dùng nhưng chỉ dùng liều thấp nhất có hiệu lực trong thời gian ngắn.

]]>
https://meyeucon.org/32165/nhung-dieu-can-luu-y-khi-dung-thuoc-ho-cho-tre/feed/ 0
Làm gì để bé mau khỏi ho? https://meyeucon.org/31753/lam-gi-de-be-mau-khoi-ho/ https://meyeucon.org/31753/lam-gi-de-be-mau-khoi-ho/#respond Tue, 24 Dec 2013 11:00:41 +0000 https://meyeucon.org/?p=31753 Theo bác sĩ Lê Thị Hải: “Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé”.

Lo lắng không yên vì con ho mãi không khỏi

Bé Bon (8 tháng tuổi) rất hay bị ho, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao con ho, tuy ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương con, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.

Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở, mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng mà Cún vẫn ói. Cuối cùng, mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là lại “phun” ra hết. Những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo con vì lo lắng.

Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc là rất phổ biến hiện nay.

thuc-don-dinh-duong-giup-be-bi-ho-mau-khoi-benh

Dinh dưỡng cho bé bị ho

Thời gian này bé thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.

Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.

Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Cách cho bé ăn

Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.

Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.

Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.

]]>
https://meyeucon.org/31753/lam-gi-de-be-mau-khoi-ho/feed/ 0
Cho con nằm ăn có khiến bé bị viêm tai giữa? https://meyeucon.org/31421/cho-con-nam-an-co-khien-be-bi-viem-tai-giua/ https://meyeucon.org/31421/cho-con-nam-an-co-khien-be-bi-viem-tai-giua/#respond Tue, 19 Nov 2013 02:00:48 +0000 https://meyeucon.org/?p=31421 Theo BS Lê Đình Hưng (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV E), trẻ mới bị viêm tai giữa chưa đến mức thủng màng nhĩ​.

Một độc giả chia sẻ những lo lắng của mình về việc cho con nằm ăn có khiến bé bị viêm tai giữa: “Có một hôm, vì quá mệt mỏi với việc ăn uống lung tung của con mà em đâm ra bực mình. Em cứ để con nằm nguyên trên giường rồi đút bình vào miệng. Kỳ là thay là con lại bú rất ngon lành. Hôm đấy, lần đầu tiên sau gần 1 tháng trời bỏ ăn, con lại ăn hết veo 150ml sữa mẹ. Em mừng quýnh! Vậy là từ đấy, cứ mỗi lần cho ăn em lại để con nằm ngửa ra giường rồi dốc bình vào miệng cho bé bú. Ăn như vậy tuy có rớt sữa nhiều hơn một chút nhưng con ăn ngoan và nhanh hơn hẳn”.

Tuy nhiên, một người bạn của độc giả này cho hay: “Cô ấy nói rằng con cô ấy (hơn Chum nhà em 2 tháng) dù có lười ăn, ăn ít cũng không bao giờ cô ấy cho con ăn kiểu như của em. “Dùng mấy trò đấy để ép con ăn có ngày ân hận. Trẻ ăn nằm rất dễ vị sữa tràn vào tai gây viêm tai giữa, hỏng chức năng nghe” – cô bạn phân tích. Nghe cô bạn nói mà em vừa cho con ăn vừa run. Một mặt cũng cảm thấy xấu hổ vì cô ấy nói như thể em là người mẹ bất chấp mọi giá để nhồi nhét con ăn sữa. Vậy nhưng nếu cứ bế Chum thì con lại dứt khoát không ăn khiến em bối rối quá”

Trao đổi với chúng tôi, thạc sĩ, bác sĩ Lê Đình Hưng (Trưởng khoa Tai- Mũi – Họng, Bệnh viện E, Hà Nội) cho biết, cách ăn của trẻ có thể ảnh hưởng một chút đến vấn đề viêm nhiễm đường hô hấp trên, trong đó có viêm tai. Không phải tất cả các trẻ khi ăn đều bị sặc, nếu không bị sặc thì không ảnh hưởng và không gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi xảy ra tình huống bất ngờ bị sặc, thức ăn có thể lên mũi hoặc theo đường thông từ mũi lên tai sẽ gây viêm nhiễm.

“Khi trẻ bị viêm tai giữa giai đoạn đầu thì không đến mức thủng màng nhĩ, bởi chỉ là viêm xung huyết. Tuy nhiên, nếu điều trị không đến nơi đến chốn, giai đoạn 2-3 sẽ có nguy cơ thủng màng nhĩ”, bác sĩ Hưng nhấn mạnh.

Về nguyên tắc cho trẻ ăn, theo bác sĩ Hưng, phụ huynh không được đặt bé nằm ngả rồi cho bú bình hay cho ăn cơm, cháo… Chú ý có thể tham khảo việc bế trẻ sao cho đầu bé ở một độ nghiêng nhất định, giúp tránh sặc thức ăn. “Khi bế trẻ nằm nghiêng ở một độ nghiêng nhất định sẽ đảm bảo thức ăn theo đường ăn xuống dạ dày, mặt khác giúp mẹ gần gũi con. Khi bế con như vậy cũng sẽ kiểm soát việc ăn của trẻ, bé không đùa nghịch lúc ăn”, bác sĩ Lê Đình Hưng nói thêm.

Về nguyên tắc, khi xảy ra tình huống bất ngờ bị sặc, thức ăn có thể lên mũi hoặc theo đường thông từ mũi lên tai sẽ gây viêm nhiễm
Về nguyên tắc, khi xảy ra tình huống bất ngờ bị sặc, thức ăn có thể lên mũi hoặc theo đường thông từ mũi lên tai sẽ gây viêm nhiễm

Về cấu trúc của tai, theo bác sĩ Hưng, tai của bất kỳ người lớn hay trẻ con gồm 3 phần tai ngoài, tai giữa, tai trong. Trong đó, tai ngoài tính từ vành tai qua lỗ tai đến ống tai ngoài tới màng nhĩ. Tai giữa là khoảng không nằm từ màng nhĩ đến thành trong của tai giữa gọi là hòm tai. Tai trong là tính từ thành trong hòm tai vào bên trong, bao gồm tiền đình ốc tai.

“Bệnh viêm tai giữa tức là xảy ra ở bộ phận hòm tai. Với tai giữa, có đường thông với mũi qua vòi nhĩ (Eustachian Tube). Khi trẻ viêm mũi, họng rất dễ dẫn đến viêm tai giữa”, bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Nguyên nhân viêm tai giữa thường do viêm nhiễm ở đường mũi, họng, vi khuẩn thâm nhập theo đường vòi nhĩ lên tai gây viêm. Viêm tai giữa ở trẻ em có nhiều mức độ, thông thường là viêm tai dạng ứ dịch. Một dạng khác là viêm tai giữa cấp dạng xung huyết, ứ mủ, hoặc vỡ mũ, thủng mãng nhỉ, mũ chảy ra ngoài.

Về triệu chứng ban đầu để chẩn đoán là trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ Lê Đình Hưng chỉ rõ: “Với trẻ chưa biết nói, triệu chứng khi bị viêm tai giữa là xuất hiện viêm mũi, hong. Ngoài ra, trẻ có thể lắc đầu, ngủ không yên, lấy tay ngoáy tai. Còn với trẻ đã biết nói, có thể trẻ sẽ kêu là đau tai, cảm giác có con gì trong tai, phản xạ âm thanh chậm hơn, nghe không rõ. Khi có các triệu chứng đó thì cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra tai, mũi, họng, đặc biệt nội soi tai để phát hiện viêm tai giữa kịp thời”.

Về biến chứng vi khuẩn gây viêm tai giữa có thể thâm nhập lên não. bác sĩ Hưng cho hay: “Với trẻ nhỏ có thể gặp vấn đề này nhưng ít. Viêm tai giữa biến chứng lên não thường là viêm tai giữa mãn tính, dẫn đến viêm xương chũm mãn tính. Điều này gây bào mòn xương tính từ tai lên não. thành xương mỏng dần nên vi khuẩn có thể thâm nhập lên não có thể gây ra biến chứng lên não”.

Viêm tai giữa lắm hậu quả

Điều trị viêm tai giữa không kịp thời, dứt điểm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ, sức nghe giảm đi, gây ra sự khó chịu khi nước tai chảy ra, nặng hơn có thể biến chứng lên não gây áp xe não, gây viêm màng não…vi khuẩn ăn mòn xương xung quanh tai gây liệt mặt, méo miệng, thậm chí vi khuẩn từ tai giữa vào tai trong gây rối loạn tiền đình…

Theo bác sĩ Hưng, với biểu hiện của viêm tai giữa giai đoạn đầu sẽ điều trị theo hướng chữa viêm mũi họng, kiểm soát vấn đề này tốt thì tai cũng sẽ tốt hơn. Nếu mũi, họng đã ổn nhưng tai chưa khỏi thì tùy theo giai đoạn sẽ phải điều trị như làm thuốc tai, hút rửa tai và nhỏ tai.

Với tai bị viêm ứ dịch, điều trị viêm mũi họng tích cực mà tai không đỡ thì phải chích màng nhĩ để dịch thoát ra, cũng có thể kèm theo là đặt ống thông khí vào tai. Viêm tai giữa nếu chảy mũ bị tái lại nhiều lần, nếu bị thủng màng nhĩ có thể phải phẫu thuật. Ngoài ra, khi bị tái đi tái lại sẽ cần chú ý nạo VA nếu cần thiết.

“Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý, khi con bị viêm tai giữa tuyệt đối không được mua thuốc về tự điều trị, mà cần phải đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi, có loại thuốc nhỏ tai chỉ dành cho tai giữa, có loại chỉ dành cho tai trong. Nếu phụ huynh nhầm lẫn giữa các loại thuốc cũng để lại những di chứng cho tai như sức nghe kém”, bác sĩ Hưng lưu ý.

Để phòng bênh viêm tai giữa, cần giữ vệ sinh tai, mũi, họng. Khi tắm hoặc đi bơi lội tránh để nước vào tai, lấy ráy tai tránh tổn thưởng màng nhĩ.

]]>
https://meyeucon.org/31421/cho-con-nam-an-co-khien-be-bi-viem-tai-giua/feed/ 0