Mẹ Yêu Con ORG https://meyeucon.org Mẹ tròn - Con vuông Mon, 01 Jul 2024 02:18:03 +0700 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.1.1 Cách phòng ngừa nhược thị ở trẻ https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/ https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/#respond Fri, 07 Dec 2012 04:00:14 +0000 https://meyeucon.org/?p=25720 Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác. Việc phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường về thị lực, nhất là chỉ bị một bên mắt. Vậy biểu hiện và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

Điều trị muộn, khó phục hồi

Chị Lê Thị Hạ (Q.8, TP.HCM) có con bị lé hai mắt từ nhỏ. Nghĩ rằng bị lé là do bẩm sinh nên chị chủ quan bỏ qua. Đến khi học lớp 1, biết con không nhìn thấy chữ trên bảng, chị mới đưa con đi khám và phát hiện bé bị nhược thị do lé với thị lực chỉ 2/10.

Nhược thị có hai loại: nhược thị chức năng (có thể phục hồi, không kèm các bệnh lý thực thể ở mắt) và nhược thị thực thể (không thể phục hồi, có kèm theo các bệnh lý về mắt). Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt, nhưng đôi khi có thể giảm thị lực ở cả hai mắt, dẫn đến thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh độ kính. Có ba mức độ nhược thị: nhẹ từ 6 – 8/10, trung bình từ 3 – 5/10 và nặng ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 2/10.

Nguyên nhân thường gặp nhất là do trẻ bị lé ở một mắt, hai mắt hoặc lé luân phiên. Ở Việt Nam có tới 2 – 4% trẻ em bị lé và 50% trong số đó bị nhược thị do cha mẹ thiếu thông tin và không đưa đi khám, điều trị kịp thời.

Nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của thị giác.

Ngoài ra, trẻ bị nhược thị còn do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực. Hoặc môi trường trong suốt của mắt bệnh nhân bị che khuất do bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hay sẹo giác mạc, đục pha lê thể, bệnh tồn tại ống động mạch…

ThS-BS Nguyễn Thanh Thoại – BV Mắt TP.HCM cho biết: “Nếu trẻ bị tật khúc xạ và các bệnh khác mà không đeo kính, điều trị kịp thời thì hình ảnh tại võng mạc sẽ không rõ nét, lâu ngày dẫn tới nhược thị. Có khoảng 36% trẻ bị tật khúc xạ học đường cần điều chỉnh kính, trong đó đa số các em đều mắc bệnh nhược thị. Nếu không điều trị sớm, mắt có thể bị suy nhược, thậm chí mù”.

Cách phòng ngừa

Việc phát hiện bệnh này không dễ, vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường về thị lực, nhất là chỉ bị một bên mắt. Dù có nhìn kém, trẻ cũng dễ dàng thích nghi với tình trạng thị lực đó và chẳng than phiền gì.

Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi trẻ nhức đầu, nhức mắt hoặc tình cờ phát hiện mờ một hoặc hai mắt do tự che mắt. Nhưng nhiều khi bệnh không được phát hiện do không có biểu hiện khác thường nào. Vì vậy, gia đình nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Để phòng ngừa các tật khúc xạ – yếu tố nguy cơ hay gặp nhất đối với trẻ, cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; phòng đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút. Không nên cho trẻ đọc sách, xem ti vi, chơi điện tử quá hai giờ liên tục. Ngoài ra, không nên cho trẻ đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Chế độ ăn uống điều độ, nhiều chất xơ và vitamin cũng góp phần đảm bảo thị lực cho trẻ.

“Trẻ được điều trị càng sớm thì thị lực phục hồi càng nhanh và có nhiều khả năng thị lực trở về bình thường. Quá trình phục hồi nhược thị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí; việc can thiệp có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường nếu trẻ quá 10 tuổi. Các yếu tố quyết định thành công là sự hiểu biết và phối hợp của các bậc phụ huynh, tuổi của trẻ, mức độ nhược thị cũng như các bệnh mắt kèm theo. Sau khi thị lực đạt được tối đa, trẻ vẫn cần được theo dõi cho đến 9 – 10 tuổi theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng nhược thị tái phát” – ThS.BS. Thanh Thoại cho biết thêm.

]]>
https://meyeucon.org/25720/cach-phong-ngua-nhuoc-thi-o-tre/feed/ 0
Ngăn ngừa cận thị cho trẻ: ở ngoài trời https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/ https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/#respond Sat, 04 Aug 2012 23:00:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=24274 Kết quả là, các bé thường xuyên chơi ở ngoài trời vào tuổi lên 8 hoặc 9 thì khi được 15 tuổi, tỷ lệ bị cận thị chỉ bằng một nửa so với các em ít ở ngoài trời.

Các công trình khoa học trước kia đã tìm thấy rằng dành thời gian ở ngoài trời thì tốt cho mắt, nhưng người ta chưa chứng minh được đó là do luyện tập hay là do tiếp xúc với ánh sáng.

Tiến sĩ Cathy Williams, từ Đại học Bristol (Anh), cho biết công trình nghiên cứu mới đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên về lợi ích của ánh sáng tự nhiên đối với mắt người.

Ở ngoài trời nhiều sẽ tốt cho mắt của bé

Nó cho thấy có mối liên hệ mạnh mẽ giữa thời gian ở ngoài trời và thị lực tốt, bất kể tiểu sử gia đình, thời gian trẻ đọc sách hay việc trẻ có chạy nhảy hay không.

Nhóm đã tìm hiểu kết quả kiểm tra mắt của 7.000 trẻ em ở tây nam nước Anh, vào các độ tuổi khi trẻ lên 7, 10, 11, 12 và 15. Họ cũng theo dõi việc trẻ vận động trong hơn một tuần.

Kết quả là, các bé thường xuyên chơi ở ngoài trời vào tuổi lên 8 hoặc 9 thì khi được 15 tuổi, tỷ lệ bị cận thị chỉ bằng một nửa so với các em ít ở ngoài trời.

“Chúng tôi vẫn không chắc chắn tại sao việc ở ngoài trời lại tốt cho mắt trẻ, nhưng trước các lợi ích này, chúng ta nên khuyến khích trẻ dành thời gian ở bên ngoài nhiều hơn, tất nhiên vẫn nên tránh để tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều”, tiến sĩ William nói trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science.

Từ 1/4 đến 1/2 số người trẻ tuổi ở phương Tây và tới 80% người trẻ tuổi ở đông nam Á bị ảnh hưởng bởi tật cận thị. Hơn 1/3 số người trưởng thành mắt tật này phải đeo kính để nhìn rõ vật ở xa – con số này đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua.

Năm ngoái, một công trình nghiên cứu của Anh cũng khẳng định tác dụng của ánh sáng mặt trời trong việc giảm cận thị cho bé.

]]>
https://meyeucon.org/24274/ngan-ngua-can-thi-cho-tre-o-ngoai-troi/feed/ 0
Bảo vệ đôi mắt cho trẻ trong “mùa bơi lội” https://meyeucon.org/23729/bao-ve-doi-mat-cho-tre-trong-mua-boi-loi/ https://meyeucon.org/23729/bao-ve-doi-mat-cho-tre-trong-mua-boi-loi/#respond Tue, 26 Jun 2012 23:00:35 +0000 https://meyeucon.org/?p=23729 Trong kỳ nghỉ hè sẽ có nhiều bậc phụ huynh thường xuyên đưa con đi bơi để giúp trẻ rèn luyện thể lực, thư giãn và tránh nóng… Có thể nhiều người lo ngại rằng chính những làn nước xanh mát ở bể bơi là tác nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể, đặc biệt các bệnh về mắt nhưng họ không biết làm sao để thay đổi vấn đề này.

Những đôi mắt “hậu bể bơi”

“Tuần nào tôi cũng cho con trai tới bể bơi ít nhất ba lần, vào các buổi chiều trong tuần. Mấy tuần đầu, cháu khỏe mạnh, không sao, nhưng tuần vừa rồi, đi bơi được hai buổi về cháu bị đau mắt. Tôi sợ quá, phải cho cháu ở nhà để theo dõi, không tới bể bơi hay đi chơi đâu nữa”, chị Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.

Chị chia sẻ thêm, mắt con trai không chỉ đỏ lên mà còn thường xuyên có dỉ và bị chảy nước mắt rất khó chịu. Chưa kể, bé bị cận mấy năm nay, vì thế bây giờ nhìn mọi thứ khó hơn nhiều.

“Thỉnh thoảng, vì không nhìn rõ, cháu đưa tay lên dụi mắt theo phản xạ. Tôi phải ngăn ngay vì như thế càng làm tăng việc đau mắt. Nếu vài hôm nữa mắt cháu không khỏi, tôi sẽ đưa bé tới bác sĩ”, chị Lan Anh nói thêm.

Nói tới việc đưa con đi bể bơi, anh Bá Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) nhăn nhó: “Con gái tôi thích tới bể bơi lắm nhưng thời gian tới, tôi sẽ phải cân nhắc hơn trong việc cho bé tới bể nào. Đầu hè, mới bơi được vài buổi mà con tôi đã bị dị ứng, nổi mẩn trên da, nguy hiểm nhất là mắt cháu bị ngứa, lúc nào cũng kêu “có bụi trong mắt con”. Mấy ngày sau, mắt bé còn bị chảy mủ nữa. Nguyên nhân có lẽ do nước bể bơi bẩn quá”.

Không chỉ anh Bá Hưng và chị Lan Anh, rất nhiều phụ huynh khác từng phải “hết hồn” khi các “cục cưng” có vấn đề về mắt sau vài lần tới bể bơi.

Vì đâu nên nỗi?

Nước bể bơi dù thường xuyên được thay rửa, tiệt trùng nhưng vẫn rất bẩn bởi chính những người tới bơi mang theo vi khuẩn xuống bể. Chưa kể, một số người còn “hồn nhiên” khạc nhổ, xì mũi…

Để hạn chế tối đa việc làm bẩn bể, một số nơi đã đưa ra quy định “tắm trước khi xuống bể”, tuy nhiên, quy định này hầu hết được mọi người thực hiện một cách rất “đối phó”.

Hầu hết các bể bơi đều chứa chất làm sạch, chất tiệt trùng… Những chất này cùng với sự ô nhiễm của bể đã gây ra nhiều bệnh cho cơ thể như dị ứng, viêm nhiễm da, đi ngoài,… và các bệnh về mắt.

So với các bộ phận khác trên cơ thể, mắt nhạy cảm hơn rất nhiều, khi phải trực tiếp tiếp xúc với nước chứa hóa chất và vi khuẩn, mắt khó chống lại việc bị viêm nhiễm. Biểu hiện của việc này là mắt nhức nhối, khó chịu; cảm giác đau, rát, cộm như có vật gì trong mắt; vào giai đoạn cuối, mắt bị chảy mủ.

Bể bơi cũng là “nơi ở lý tưởng” của vi khuẩn Chlamydia Trachomatis – tác nhân gây bệnh Viêm kết mạc. Bệnh này nếu “ủ” lâu, không được chữa trị kịp thời dễ gây rối loại thị giác, dẫn đến mù lòa.

Bảo vệ đôi mắt cho trẻ trong “mùa bơi lội”

Biện pháp dễ dàng và đơn giản nhất các phụ huynh có thể làm nhằm bảo vệ đôi mắt cho “bé yêu” là trang bị cho con một chiếc kinh bơi đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc mắt bé bị tiếp xúc với vi khuẩn và hóa chất trong nước.

Sau khi bơi, bé cần được tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh đôi mắt cẩn thận để phòng tránh các bệnh do nước bể bơi bẩn gây ra.

Hơn nữa, phụ huynh cũng nên chuẩn bị sẵn hoa quả, sữa tươi, đồ ăn nhẹ để giúp bé lấy lại sức và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

]]>
https://meyeucon.org/23729/bao-ve-doi-mat-cho-tre-trong-mua-boi-loi/feed/ 0
Những điều cần biết về bệnh lý võng mạc ở trẻ đẻ non https://meyeucon.org/22695/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ly-vong-mac-o-tre-de-non/ https://meyeucon.org/22695/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ly-vong-mac-o-tre-de-non/#respond Wed, 02 May 2012 00:17:46 +0000 https://meyeucon.org/?p=22695 Một tình trạng bệnh lý của mắt, thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2.000g) chính là bệnh võng mạc trẻ đẻ non (viết tắt là ROP). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt của trẻ là rất rõ ràng.

Tại sao trẻ đẻ non dễ bị bệnh mắt?

Trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc (võng mạc là màng mỏng lót mặt trong thành nhãn cầu giúp ta nhìn thấy) xuất phát từ phần trung tâm phía sau rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc vào lúc cháu bé được đủ tháng. Ở trẻ đẻ non, quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi cháu bé được sinh ra, nếu các mạch máu tiếp tục quá trình phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh, nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường thì trẻ sẽ mắc bệnh.

Những trẻ nào dễ bị mắc bệnh?

Không phải tất cả trẻ đẻ non đều mắc bệnh ở mắt, nhưng người ta nhận thấy rằng với những trẻ sinh càng non, càng nhẹ cân và càng ốm yếu thì nguy cơ mắc bệnh càng cao và bệnh càng nặng. Nhìn chung, với những trẻ đẻ non có cân nặng khi sinh dưới 2.000g là có nguy cơ bị bệnh, đặc biệt là những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1.500g.

Cho đến nay, người ta cũng chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này. Cân nặng và tuổi thai khi sinh thấp, thở oxy nồng độ cao và kéo dài, thiếu máu, truyền máu là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non.

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non khi đã biểu hiện ra bên ngoài là đã ở vào giai đoạn quá muộn. Nhưng khi bệnh ở giai đoạn sớm thì nhìn bằng mắt thường không thể phát hiện được bệnh (bề ngoài mắt có vẻ bình thường). Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ có dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt của trẻ và phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm.

Hầu hết các trẻ sinh non, nhẹ cân đều bị bệnh về võng mạc.

Các biện pháp điều trị

Bác sĩ khám cho con bạn sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. Có 2 phương pháp điều trị hay được dùng là laser và lạnh đông. Với những ưu thế vượt trội, ngày nay, laser đã thay thế dần lạnh đông trong điều trị và đã mang lại kết quả rất khả quan.

Hiệu quả của điều trị tốt hơn nếu bệnh được phát hiện sớm và cháu bé bị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, với hình thái nặng, kết quả điều trị kém hơn. Nhìn chung, tỷ lệ thành công khi điều trị bằng laser là vào khoảng 65% với hình thái nặng và khoảng 90 – 95% với hình thái nhẹ hoặc trung bình.

Khám sàng lọc để trẻ đẻ non không bị mù lòa

Cách phòng tốt nhất là quản lý thai nghén tốt để hạn chế bị đẻ non. Còn khi đã bị đẻ non mà cân nặng thấp thì cần phải tuân thủ chế độ khám mắt cho bé. Không chủ quan khi thấy mắt bé bề ngoài có vẻ bình thường. Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non nếu không được khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời thì một tỷ lệ đáng kể sẽ bị mù. Đây là bệnh gây mù nguy hiểm vì bệnh thường xảy ra cả hai mắt và khi đã bị mù thì rất khó có khả năng chữa trị sáng lại và suốt cuộc đời của trẻ sẽ chìm trong bóng tối. Trẻ trở thành người tàn phế và là gánh nặng cho gia đình và cả xã hội.

Ở Việt Nam, trước đây chưa có chương trình khám sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, trẻ thường chỉ được đưa đến khám khi đã bị mù cả 2 mắt và thầy thuốc cũng đành phải bó tay. Từ năm 2001, được sự giúp đỡ của Tổ chức ORBIS, chương trình khám sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non được bắt đầu triển khai tại BV Mắt TW và một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay, chương trình đã được mở rộng ra các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, sắp tới là Huế, Nghệ An. Nhưng chỉ mới 2 nơi có thể điều trị được bệnh võng mạc trẻ đẻ non là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhờ có chương trình này, mỗi năm có hàng trăm trẻ đã được phát hiện và điều trị, thoát khỏi nguy cơ mù lòa.

Khi nào thì trẻ cần được khám mắt để phát hiện bệnh?

Với những trẻ có nguy cơ cao bị bệnh, lần khám mắt đầu tiên cần được thực hiện khi trẻ được 3-4 tuần sau đẻ, ngay khi cháu còn nằm điều trị trong khoa sơ sinh và cả khi cháu đã được về nhà. Cần phải khám cho cháu bé bao nhiêu lần và khám đến bao giờ? Thông thường, nếu lần khám đầu tiên mà chưa thấy bệnh, hoặc bệnh còn nhẹ thì cháu bé sẽ được hẹn khám lại 2 tuần/lần cho tới khi cháu bé được 40 – 42 tuần tuổi (tính từ ngày thụ thai) hoặc tới khi các mạch máu ở võng mạc phát triển một cách đầy đủ.

Nếu khi khám mà thấy bệnh đã ở vào giai đoạn nặng hơn thì cháu bé có thể sẽ phải được khám lại sau 1 tuần, thậm chí sau 2-3 ngày, có khi cần phải điều trị ngay.

]]>
https://meyeucon.org/22695/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-ly-vong-mac-o-tre-de-non/feed/ 0
Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý https://meyeucon.org/19720/ve-sinh-mat-cho-tre-so-sinh-va-nhung-luu-y/ https://meyeucon.org/19720/ve-sinh-mat-cho-tre-so-sinh-va-nhung-luu-y/#comments Mon, 31 Oct 2011 16:57:25 +0000 https://meyeucon.org/?p=19720 Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì những gỉ và ghèn mắt ở bé sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Tuy nhiên bạn nên yên tâm rằng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. Hãy lưu ý một số điểm về vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt. Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Lưu ý vệ sinh mắt cho bé

Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.

Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, mát xa vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút. Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

– Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.T

– Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.

]]>
https://meyeucon.org/19720/ve-sinh-mat-cho-tre-so-sinh-va-nhung-luu-y/feed/ 1
Đồng tử trắng- dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ https://meyeucon.org/17819/dong-tu-trang-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-nho/ https://meyeucon.org/17819/dong-tu-trang-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-nho/#respond Tue, 05 Jul 2011 21:29:51 +0000 https://meyeucon.org/?p=17819 Thông thường, người lớn chỉ chú ý đến các bệnh về hô hấp, tiêu hóa của trẻ nhỏ mà không để ý nhiều đến các bệnh về mắt mà bé có thể mắc phải. Khi quan sát mắt trẻ thấy xuất hiện một khối màu trắng hoặc sau đồng tử có ánh màu trắng, điều đó chứng tỏ trẻ đã bị một bệnh nặng như đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, nhiễm ký sinh trùng… Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị hỏng mắt.


Triệu chứng

Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt (không đau, không nhức, nhìn vào không thấy có gì đặc biệt…). Trẻ lại không diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám một bệnh khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con; nếu thấy đồng tử có màu trắng, cần nghĩ ngay đến các bệnh dưới đây và đưa trẻ đi khám ngay.

Các bệnh gây đồng tử trắng

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Có hai nguyên nhân chính là do di truyền (tỷ lệ khoảng 10% – 25%) hoặc bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ người mẹ thai nghén, đặc biệt là các bệnh do virus (rubeon, herpes, cúm, quai bị…). Khác với người lớn, đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác, thường dẫn đến nhược thị. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.

Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phát hiện sớm và phẫu thuật gấp để phục hồi thị lực. Mặc dù phẫu thuật đạt kết quả cao nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng như xuất huyết, nhiễm khuẩn, bong võng mạc và glôcôm.

Các bác sĩ khuyến cáo, chúng ta nên kiểm tra mắt cho trẻ bằng cách chiếu đèn, quan sát đồng tử. Nếu thấy trong đồng tử có ánh trắng thì bắt buộc phải đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Nên theo dõi phản xạ nhìn của bé, nếu đến 2 – 3 tháng tuổi mà bé vẫn chưa biết nhìn theo tay mẹ khi di chuyển đồ vật cũng là dấu hiệu bất thường về mắt.

Ung thư võng mạc

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ung thư võng mạc mắt là một trong những dạng bệnh phổ biến ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi, đa số trước 6 tuổi.Bệnh thường để lại di chứng nguy hiểm nếu phát hiện trễ như mù lòa, khối u di căn lên não theo dây thần kinh thị giác dễ dẫn đến tử vong…

Nếu chữa trị kịp thời, mắt của trẻ vẫn được giữ nguyên hoặc thị lực có giảm nhưng không đáng kể. Mức độ ung thư cả hai mắt chiếm 25% trong tổng số trẻ mắc chứng bệnh bướu nguyên bào võng mạc. Trong số những bệnh nhân này, lần đầu thường phát hiện được ở một bên mắt, bên còn lại xuất hiện sau đó từ vài tháng tới một năm.

Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất nguy hiểm, cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CT hay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩ sẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thai dưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có trọng lượng dưới 1,2 kg và tuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: phẫu thuật, lạnh đông hay quang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến 75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.

Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat)

Thường xảy ra ở trẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng trẻ, còn có thể bị lé. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoát ra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiến triển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điều trị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triển nặng thêm.

Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara)

Thường thấy ở trẻ lớn. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặc bị viêm pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu. Điều trị: cho uống thuốc chống sán và cortisone.

Cách phòng bệnh tốt nhất là cha mẹ nên quan tâm đến con cái, thường xuyên quan sát tròng đen mắt của trẻ và đưa đi khám ngay lập tức khi có những dấu hiệu khác thường.

]]>
https://meyeucon.org/17819/dong-tu-trang-dau-hieu-nguy-hiem-o-tre-nho/feed/ 0
Lẹo mắt ở trẻ https://meyeucon.org/17801/leo-mat-o-tre/ https://meyeucon.org/17801/leo-mat-o-tre/#respond Mon, 04 Jul 2011 20:54:33 +0000 https://meyeucon.org/?p=17801 Lẹo mắt là một thể bệnh đơn giản, dễ chữa tuy nhiên lại dễ gây khó chịu.

Nhận biết

Ở chân của mỗi sợi lông mi có một nang lông có nhiệm vụ tiết ra chất nhờn. Khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm sẽ khiến nang sưng to, chất bã nhờn ứ đọng lại tạo thành kén mà dân gian thường gọi là lẹo mắt.

Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ.

Nếu lẹo mọc ở phía trong mi, thường là do viêm tuyến sụn mi, nhìn phía ngoài thấy có một cục đỏ, đau, lật mi ra thấy có một khối mủ, bọc trong một bao xơ.

Nếu lẹo mọc ở góc trong gần vùng lệ đạo, viêm tấy, có nhiều mủ thì phải cảnh giác vì vùng này gần tĩnh mạch xoang hang có thể gây nhiễm khuẩn máu.

Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Nguyên nhân gây lẹo

Theo các chuyên gia y tế, lẹo mắt có thể do phong nhiệt bên ngoài thâm nhập vào cơ thể, hoặc do ăn quá nhiều các thứ cay nóng, khiến cho hỏa độc uất kết ở tỳ vị gây nên.

Nguyên nhân nữa là do viêm, áp xe mủ tuyến Zeis hoặc do nhiệt độc ở vị bốc lên.

Lẹo biến chứng khiến viêm tấy nhanh, gây đau nhức. Vỡ mủ ra thì xẹp đi nhưng có thể tái phát hết chỗ này đến chỗ khác.

Chăm sóc và điều trị

Nếu không chữa dứt điểm, lẹo có thể hết rồi lại xuất hiện hoặc lây lan qua nang lông kế cận hoặc gây viêm.

Khi lẹo còn nhỏ hoàn toàn có thể dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ hoặc dung dịch thuốc nhỏ mắt, bôi vào vùng mí mắt có lẹo mỗi ngày kết hợp với giữ vệ sinh mắt, mi mắt và vùng da quanh mắt.

Ngoài ra, bạn có thể chườm lẹo với khăm tẩm nước ấm ít nhất 4 lần/ngày, khoảng 5 phút mỗi lần.

Bạn cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ tay chân cho con vì trẻ nhỏ hay dùng tay bẩn đưa nên mắt dẫn đến viêm nhiễm. Nếu tái diễn nhiều lần rất có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh mắt gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Hàng ngày bạn nên nhỏ nhiều lần bằng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt và tránh viêm nhiễm cho trẻ.

Lời khuyên

Nên để lẹo tự lành chứ không dùng tay nặn mủ để tránh bệnh trầm trọng hơn.

Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách.

Cần đi khám bác sĩ nếu lẹo tiếp tục sưng to sau vài ngày nhỏ, bôi thuốc, chảy máu, mắt không chịu đựng được với ánh sáng.

]]>
https://meyeucon.org/17801/leo-mat-o-tre/feed/ 0
Hơn 1/3 trẻ Hà Nội mắc tật khúc xạ học đường https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/ https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/#respond Tue, 26 Apr 2011 19:32:45 +0000 https://meyeucon.org/?p=16850 Hơn 1/3 trẻ em được khám mắc tật khúc xạ học đường. Đây là kết quả các bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội công bố sau khi khám cho hơn 39.000 trẻ em ở 15 quận, huyện của Hà Nội năm 2010-2011. Đa phần trẻ em bị tật do chủ quan và tuỳ tiện của người lớn.

Dự án “Phòng chống mù lòa cho trẻ em TP. Hà Nội” được triển khai trong 3 năm, từ tháng 1.2010 đến tháng 12.2012 với tổng kinh phí hơn 500.000 USD do Bệnh viện Mắt Hà Nội phối hợp với Quỹ Fred Hollows VN tiến hành. Bệnh viện Mắt Hà Nội đã khám cho hơn 39.000 trẻ từ 1-14 tuổi và phát hiện ra 13.558 trẻ mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, chiếm 35,5%.

Bệnh của xã hội hiện đại

Tật khúc xạ không phải bệnh của mắt mà chỉ là thị lực giảm, khả năng nhận biết mọi vật xung quanh yếu. Các loại tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là: Cận thị, viễn thị, loạn thị và chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt (lệch khúc xạ).

Quá trình khám cho thấy, hơn 30% các em bị cận, 32% bị lệch khúc xạ và các loại tật khác. Chỉ có khoảng 20% các em bị tật khúc xạ do yếu tố di truyền, còn hơn 80% là do lối sống tuỳ tiện, khiến mắt làm việc quá tải như: Chơi game, xem ti vi nhiều và không đúng cự ly, học tập nhiều, hiệu số bàn ghế và ánh sáng không chuẩn…

Cuộc sống càng hiện đại, càng nhiều áp lực thì trẻ càng dễ bị tật khúc xạ. Trẻ em ở thành phố cũng có tỷ lệ tật khúc xạ cao hơn các địa phương khác, học sinh trường điểm bị cận, loạn nhiều hơn trường bình thường.

Theo nghiên cứu năm 2006 của tôi tại Trường THCS Amsterdam, có tới 78% học sinh bị tật khúc xạ và đa phần các em đều không được đeo kính để điều chỉnh. Các em học càng nhiều càng dễ bị cận.

Không thể xem thường

Tuy tật khúc xạ khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nhìn chung các thầy cô, cha mẹ đều không coi trọng vì cho rằng đó không phải bệnh “chết người”. Tuy nhiên, nếu tật bị nặng, nhìn không rõ, sức học của trẻ sẽ giảm sút rõ rệt.

Để nặng hơn sẽ khiến trẻ bị nhược thị, mắt kém hẳn không thể chữa hoặc gây lác mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của trẻ. Khi mắt kém, trẻ em thường có biểu hiện nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi nhức đầu, nhức mắt.

Trên lớp học, do không nhìn rõ bảng nên trẻ thường chép bài sai, không đọc rõ chữ. Khi xem ti vi, trẻ phải nhìn gần, mắt nheo nhiều thì chính xác con bị tật khúc xạ. Vì thế, cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện “kém mắt” của trẻ để kịp thời đi khám hoặc đưa con đi khám định kỳ 3 tháng một lần. Tật khúc xạ rất dễ mắc nên có thể tháng trước trẻ chưa bị nhưng tháng sau mắt đã kém.

Nếu được phát hiện sớm, việc chỉnh kính để đưa mắt về “chính thị” không khó. Các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt cũng có những bài tập tương ứng đối với từng loại tật của mắt. Ngoài ra, các nhà trường phải có bàn ghế đúng hiệu số, ánh sáng đảm bảo, uốn nắn học sinh ngồi đúng tư thế, chế độ vui chơi và dinh dưỡng hợp lý.

Ở nhà, bố mẹ nên hướng dẫn các con ngồi học, đọc truyện đúng tư thế, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, không cho con chơi game quá 30 phút, không học quá 45 phút. Khi học lâu cần nhắc con đứng dậy chạy ra môi trường có ánh sáng, nhìn ra xa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi trong ít phút.

]]>
https://meyeucon.org/16850/hon-13-tre-ha-noi-mac-tat-khuc-xa-hoc-duong/feed/ 0
Điều trị sớm cho trẻ nhược thị https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/ https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/#respond Wed, 20 Apr 2011 11:00:52 +0000 https://meyeucon.org/?p=16743 Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, số trẻ mắc bệnh nhược thị thời gian gần đây đang có xu hướng ngày càng tăng. Trung bình một ngày, Phòng phục hồi chức năng, khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận khoảng 70 lượt trẻ trong độ tuổi từ 5 – 13 tới tập luyện mắt để nâng cao thị lực. Ước tính, tại Việt Nam tỷ lệ nhược thị ở trẻ em có lác cơ năng là 50 – 60%, ở trẻ có tật khúc xạ là 30%. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ rất khó hồi phục thị lực.

Các chuyên gia cảnh báo: Nhược thị là tình trạng giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt, đã được chỉnh kính tối ưu nhưng thị lực vẫn chỉ đạt dưới 8/10 hoặc có sự khác biệt trên hai dòng thị lực giữa hai mắt và không phát hiện tổn thương thực thể nào. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhược thị của trẻ như: mắt lác, bị tật khúc xạ, đục thủy tinh thể, sụp mi bẩm sinh, sẹo giác mạc…Việc khám mắt định kỳ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện sớm trẻ bị nhược thị. Điều trị nhược thị phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Còn đối với những trường hợp trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị nhược thị thì thời gian tập luyện sẽ kéo dài và cơ hội chữa khỏi bệnh khó khăn hơn nhiều.

Đối với trẻ bị nhược thị sau từ 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống… Tuy nhiên, nhược thị có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ và tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định, đánh giá của bác sỹ nhãn khoa. Khi thấy trẻ có các biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, nhức mắt khi nhìn… các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt có uy tín để phát hiện và kịp thời áp dụng các biện pháp tập nhược thị cho trẻ.

Dự án “Phòng chống mù lòa cho trẻ em thành phố Hà Nội” qua khám, sàng lọc, các bác sỹ phát hiện 13.558 cháu mắc mới các tật khúc xạ cần được chỉnh kính (chiếm 35,5% trên tổng số ca được các bác sỹ Bệnh viện Mắt Hà Nội khám trực tiếp). Sau gần một năm chuẩn bị, vào trung tuần tháng 4, với sự hỗ trợ của Quỹ Fred Hollows Việt Nam, Chương trình SiB (Seeing is Belieing) của ngân hàng Standard Chartered tài trợ, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã hoàn tất trang thiết bị, đội ngũ y bác sỹ phòng tập nhược thị đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng điều trị của trẻ em khu vực Hà Nội ngày một hiệu quả hơn.

]]>
https://meyeucon.org/16743/dieu-tri-som-cho-tre-nhuoc-thi/feed/ 0
Trẻ bị chấm đục nhỏ trong lòng đen mắt https://meyeucon.org/16721/tre-bi-cham-duc-nho-trong-long-den-mat/ https://meyeucon.org/16721/tre-bi-cham-duc-nho-trong-long-den-mat/#comments Thu, 14 Apr 2011 12:46:03 +0000 https://meyeucon.org/?p=16721 Hỏi: Xin chào bác sĩ. Khi quan sát kỹ, tôi phát hiện con tôi (hiện 3 tháng tuổi) có một chấm đục nhỏ trong lòng đen mắt. Tôi muốn cho bé đi khám vì lo cháu bị đục thuỷ tinh thể nhưng mẹ chồng tôi gạt đi, nói chỉ người già mới bị vậy. Hơn nữa gia đình tôi tới nay chưa ai bị căn bệnh này. Xin bác sĩ cho biết, liệu con tôi có phải bị đục thuỷ tinh thể không? Nếu bị thì phải xử lý như thế nào? Liệu bé có bị mù không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Trước hết cần khẳng định với chị, trẻ em cũng hoàn toàn có thể bị đục thủy tinh thể và thường là bẩm sinh, liên quan chặt đến thời kỳ thai nghén (mẹ bị nhiễm vi-rút như vi-rút gây bệnh rubella)…, không phụ thuộc vào việc gia đình có người mắc bệnh hay chưa.

Chị nên đưa con tới ngay bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám, xác định và điều trị sớm cho bé. Việc phẫu thuật sớm sẽ giúp đảm bảo thị lực của trẻ không bị ảnh hưởng.

Đây là căn bệnh rất nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu không phát hiện, điều trị sớm. Vì không phải vừa sinh ra là trẻ đã biết nhìn mà phải thông qua quá trình tập nhìn. Khi bị đục thủy tinh thể trong 1 thời gian dài gây ảnh hưởng đến thị lực, trẻ không được tập nhìn, lâu dần mất phản xạ nhìn sau này. Cũng có những trường hợp, do phát hiện điều trị muộn nên tế bào thị giác không được hoạt động sẽ teo nhỏ, khiến thị lực của trẻ giảm dần.

Hiện BV Mắt TƯ hoàn toàn có thể mổ đục thủy tinh thể cho trẻ sơ sinh nhờ các thiết bị hiện đại, giúp trẻ thị lực của trẻ ở mức tốt nhất. Chất lượng của thủy tinh thể nhân tạo có thể kéo dài đến vài chục năm mới phải thay thế.

]]>
https://meyeucon.org/16721/tre-bi-cham-duc-nho-trong-long-den-mat/feed/ 3